Một Cái Nhìn Từ Kinh Điển
Tỷ kheo Bodhi
Mục đích của bài viết này là để xác định ý nghĩa và chức năng của thiền
định chính niệm, dùng như nguồn tài liệu để thăm dò là tạng kinh Pāli, bộ sưu
tập hoàn chỉnh lâu đời nhất gồm những bản văn đạo Phật còn tồn tại nguyên
vẹn. Chính niệm là thành tố chính trong sự thực hành của satipaṭṭhāna, [1] hệ thống thiền định đạo
Phật được biết nhiều nhất. Trong những mô tả về satipaṭṭhāna, hai thuật
ngữ không ngừng lập lại: chính niệm (sati) và hiểu rõ ràng (sampajañña). Một
hiểu biết về những thuật ngữ này dựa trên những bản kinh thì quan trọng không
chỉ từ một góc độ triết học nhưng vì hiểu biết loại như vậy có những
liên quan chính yếu trên sự thực hành thật sự của thiền định. Từ
sati ban đầu có nghĩa là ‘trí nhớ’, nhưng đức Phật đã gán cho thuật ngữ cổ này
một ý nghĩa mới, đã xác định bởi những mục đích của giảng dạy của ngài. Ý
nghĩa này, tác giả chủ trương, tốt nhất có thể mô tả đặc điểm là ‘sự nhận thức
trong sáng’. Tác giả đặt câu hỏi về giải thích phổ thông về chính niệm như sự
‘chú-ý trơn’ – sự chú ý đơn giản với
không gì gắn kèm,, chỉ ra những vấn
đề lẩn quất sau cả hai từ trong diễn đạt này, tác giả là một học giả và tu sĩ
đạo Phật, cũng thảo luận vắn tắt về
vai trò của sự thấu hiểu rõ ràng (sampajañña) và cho thấy rằng nó phục vụ như
một cầu nối giữa chức năng quan sát của chính niệm và sự phát triển của cái
nhìn sâu xa. Cuối cùng ông bắt đầu câu hỏi liệu chính niệm có thể là hợp
thức hay không khi lấy ra khỏi bối cảnh truyền thống của nó và dùng vào những
mục đích thế tục. Ông chủ trương rằng những ứng dụng không-truyền
thống như thế của chính niệm đều được chấp nhận, và ngay cả đáng khâm
phục, trên nền tảng rằng chúng giúp vào việc làm giảm bớt đau khổ của con
người, nhưng tỷ kheo cũng thận
trọng chống lại một sự hiểu biết theo lối thu giảm, hạn hẹp về chính
niệm, và thúc giục những người nghiên cứu tôn trọng truyền thống tôn giáo trong
đó nó bắt gốc rễ. [2]