Monday, February 20, 2012

Sigmund Freud - Ego và Id (3)

Cái Ta và cái Đó
Sigmund Freud (1856-1939)

The Ego and the Id
Das Ich und das Es (1923)






Chương II
Cái Ta và cái Đó
(the Ego and the  Id)

Khảo cứu bệnh lý đã hướng chú tâm của chúng ta quá thiên biệt về cái bị-trấn áp. Giờ đây, chúng ta nên học hỏi thêm hơn về Ego, chúng ta biết rằng cả nó nữa, cũng có thể là vô thức trong ý nghĩa đúng đắn của từ ngữ. Cho đến nay, hướng dẫn duy nhất chúng ta đã có trong những điều tra của chúng ta đã là dấu hiệu phân biệt về tư cách có ý thức hoặc vô thức; cuối cùng chúng ta đi đến xem thấy điều này có thể hàm hồ không rõ ràng ra sao.

Bây giờ, tất cả kiến ​​thức của chúng ta lúc nào cũng không đổi, bị buộc với hữu thức. Ngay cả Ucs. chúng ta có thể đi đến nhận biết chỉ bằng cách làm nó là ý thức được. Nhưng hãy dừng lại, điều đó có thể có được ra sao? Khi chúng ta nói “làm một-gì-đó là có ý thức” có nghĩa gì? Điều đó có thể xảy ra thế nào?

Chúng ta đã biết rồi điểm nào từ đó chúng ta phải bắt đầu trong sự kết nối này. Chúng ta đã nói rằng hữu thức là bề mặt của bộ máy tâm thần; có nghĩa là, chúng ta đã qui gán cho nó như một chức năng với một hệ thống, vốn về không gian là cái trước nhất chạm biết đến được từ thế giới bên ngoài - và về không gian không chỉ trong ý nghĩa chức năng, nhưng trong trường hợp này, cũng trong ý nghĩa của giải phẫu cơ thể [1]. Những điều tra của chúng ta, cũng vậy, phải lấy bề mặt nhận thức này như là một điểm-bắt-đầu.

Tất cả những nhận thức tiếp nhận được từ bên ngoài (những nhận thức giác quan) và từ bên trong - những gì chúng ta gọi là những cảm giác và những cảm xúc - chúng là Cs. (hữu thức) từ bắt đầu. Nhưng thế còn những tiến trình nội tâm đó vốn chúng ta có thể - áng chừng đại khái và không chính xác – gói ghém chung dưới tên gọi là những tiến trình-suy nghĩ thì sao? Chúng tiêu biểu cho những chuyển đổi vị trí của năng lực tinh thần vốn gây hiệu quả ở chỗ nào đó trong bên trong của bộ máy, khi năng lực này tiến hành trên đường nó hướng về hành động. Chúng có tiến lên trên bề mặt hay không, vốn là nguyên nhân khiến  hữu thức được phát sinh? Hoặc có phải tính hữu thức mở lối của nó đến chúng? Đây rõ ràng là một trong những khó khăn nổi lên khi người ta bắt đầu nhận lấy ý tưởng về không gian hoặc về “đo vẽ địa hình” của đời sống tinh thần một cách nghiêm trọng. Cả hai khả năng này là đều không thể tưởng tượng được như nhau -; nên phải có một chọn lựa khác thứ ba [2].


Ở một chỗ khác, [3] tôi đã gợi ý rằng sự khác biệt thực sự giữa một ý tưởng (suy nghĩ) là Ucs. và là Psc. gồm trong điều này: cái kể trước (vô thức) thì được thể hiện trên một vài chất liệu vốn vẫn còn chưa được biết, trong khi đó cái kể sau (Pcs. – tiền ý thức) thì có thêm là được đưa vào trong kết nối với những biểu-hiện-ngôn từ. Đây là cố gắng thứ nhất để chỉ định những dấu hiệu phân biệt hai hệ thống, của Pcs. và của Ucs., khác hơn là sự quan hệ của chúng với hữu thức. Câu hỏi, “Làm thế nào để một điều trở nên được ý thức?”, do đó sẽ được phát biểu thuận lợi hơn là: “Làm thế nào để một điều trở nên được tiền-ý-thức?”.  Và trả lời sẽ là: “Qua việc trở nên được kết nối với những biểu-hiện-ngôn từ tương ứng với nó”.

Những những biểu-hiện-ngôn từ này là những tàn dư của ký ức; chúng đã từng một lần là những nhận thức, và giống như tất cả những tàn dư của trí nhớ, chúng có thể lại trở thành ý thức lần nữa [4]. Trước khi chúng ta tự bận tâm thêm nữa với bản chất của chúng, nó rạng sáng với chúng ta giống một khám phá mới rằng chỉ một-gì-đó vốn một lần đã từng là một nhận thức hữu thức có thể trở thành hữu thức, và rằng bất cứ điều gì nổi lên từ bên trong (ngoài những cảm xúc) vốn tìm để trở thành có ý thức phải cố gắng tự chuyển biến nó vào trong những nhận thức đến từ bên ngoài: điều này trở thành có thể được bằng những phương tiện của những dấu-khắc-ký ức [5].

Chúng ta nghĩ về những tàn dư gợi trí nhớ, như được chứa đựng trong hệ thống vốn chúng trực tiếp bên cạnh hệ thống Nhận thức–Ý thức (Pcpt.-Cs.), như thế khiến những kết tập năng lực [6] của những tàn dư này có thể sẵn sàng mở rộng từ bên trong đến những yếu tố của hệ thống sau này [7]. Ở đây, chúng ta lập tức nghĩ đến những ảo giác [8], và đến sự kiện rằng ký ức sống động nhất thì luôn luôn phân biệt được với một ảo giác và với một nhận thức bên ngoài [9]; nhưng nó cũng sẽ xảy ra với chúng ta ngay lập tức rằng khi một ký ức được hồi sinh, năng lực tinh thẩn vẫn còn lại trong hệ thống trí nhớ, trong khi một ảo giác, vốn nó không phân biệt được với một nhận thức, có thể nổi lên khi năng lực tinh thẩn không chỉ thuần đơn giản là lan rộng từ dấu-khắc-ký ức vào tới yếu tố nhận thức, nhưng truyền toàn bộ sang qua nó.

Những tàn dư có tính ngôn từ có nguồn gốc chính yếu từ những nhận thức thính giác [10], như thế khiến hệ thống Pcs. như nó đã có, có một nguồn cảm giác đặc biệt. Những thành phần thị giác của những biểu-hiện-ngôn từ là thứ yếu, đã thu tập qua mắt đọc, và có thể bắt đầu với bị bỏ qua một bên; như vậy những hình ảnh động cơ của từ ngữ, trừ trường hợp câm-điếc, có thể đóng vai của những chỉ định phụ thuộc. Trong yếu tính, sau cùng tất cả, một từ ngữ, là tàn dư có tính gợi nhớ của một từ ngữ đã từng được nghe.

Chúng ta phải đừng bị dẫn, có lẽ vì lợi ích của sự đơn giản hóa, đến quên đi sự quan trọng của những tàn dư gợi trí nhớ thị giác, khi chúng là của những sự vật, hoặc đến phủ nhận rằng những tiến trình suy nghĩ thì có thể được trở thành ý thức qua một sự trở ngược về những tàn dư thị giác, và rằng trong nhiều người, điều này có vẻ là phương pháp được ưa thích. Nghiên cứu về những giấc mơ và về những huyễn tưởng [11] tiền ý thức như được cho thấy trong những quan sát của Varendonck [12] có thể cho chúng ta một ý tưởng về tính cách đặc biệt của sự suy nghĩ (trên) thị giác này. Chúng ta học được rằng những gì trở thành có ý thức trong nó, thì như một quy tắc - chỉ (có) nội dung-chủ đề (trong suy nghĩ) cụ thể của tư tưởng, và rằng những liên hệ giữa những yếu tố khác nhau của nội dung-chủ đề này, vốn là những gì đặc trưng đặc biệt cho những suy nghĩ, không thể được đem cho biểu hiện thị giác. Suy nghĩ trong những hình ảnh, do đó, chỉ là một hình thức rất không đầy đủ của sự trở thành có ý thức. Trong một vài lối, cũng vậy, nó đứng gần với những tiến trình vô thức hơn là với suy nghĩ bằng những từ ngữ, và không nghi ngờ gì nó thì xưa cũ hơn lối sau này trong cả hai phát triển cá thể và phát triển chủng loại [13].

Quay về với lập luận của chúng ta: do đó, nếu như đây là lối vốn trong đó một-gì-đó tự thân nó là vô thức trở thành tiền ý thức, câu hỏi - chúng ta làm một-gì-đó vốn nó bị dồn ép trở thành (tiền) ý thức như thế nào - sẽ được trả lời như sau đây. Nó được thực hiện bằng cung cấp cho Pcs. những liên kết trung gian qua công việc của sự phân tích (tâm lý) [14]. Hữu thức vẫn còn nguyên tại chỗ nào nó là, nhưng thế nên; về mặt khác, Vô thức (Ucs.) không dâng vào trong hữu thức (Cs.).

Trong khi sự liên hệ của những nhận thức từ bên ngoài với Ego là hoàn toàn rõ ràng dể hiểu, liên hệ của những nhận thức từ bên trong với Ego đòi hỏi điều tra đặc biệt. Một lần nữa, nó đem cho một nghi ngờ nổi lên - không biết chúng ta có thực sự là đúng hay không trong khi tham chiếu toàn bộ hữu thức về một hệ thống Nhận thức–Ý thức (Pcpt.-Cs.) ngoài mặt duy nhất.

Những nhận thức từ bên trong mang lại những cảm xúc của những tiến trình dâng lên trong những tầng lớp đa dạng nhất và chắc chắn cũng sâu thẳm nhất của bộ máy tâm thần. Được biết rất ít về những cảm giác và những cảm xúc này; những gì đó thuộc về những chuỗi thích-thú / không-thích-thú vẫn có thể được coi là những thí dụ tốt nhất về chúng. Chúng là nguyên thủy hơn, sơ khai hơn, hơn những nhận thức phát sinh từ bên ngoài và chúng có thể xảy ra ngay cả khi hữu thức bị che tối. Ở chỗ khác [15] tôi đã bày tỏ quan điểm của tôi về tầm quan trọng kinh tế lớn lao hơn của chúng, và những lý do về lý thuyết tâm sinh lý cho điều này. Những cảm giác này là có tính nhiều-ngăn-tầng [16], giống như những nhận thức từ bên ngoài; chúng có thể đến từ nhiều chỗ khác nhau cùng một lúc, và do đó có thể có những phẩm chất hoặc khác nhau, hoặc thậm chí đối nghịch nhau.

Những cảm giác thuộc một bản chất thích thú không có bất cứ gì có tính di truyền bắt buộc về chúng, trong khi những cảm giác thuộc bản chất không thích thú có nó ở mức độ cao nhất. Những cảm giác sau bắt buộc hướng tới thay đổi, hướng tới phóng thải, và đó là lý do tại sao chúng ta giải thích không-thích thú như hàm ngụ một sự căng thẳng dâng cao, và thích thú như một sự giảm thấp của sự kết tập năng lực. Chúng ta hãy cùng gọi những gì trở thành ý thức khi thích thú và không thích thú như một “một-gì-đó” định tính và định lượng trong tiến trình của những biến cố tinh thần; sau đó câu hỏi là – không biệt liệu “một-gì-đó” có thể trở thành ý thức tại chỗ nó là hay không, hoặc không biết liệu nó trước tiên phải được chuyển đến hệ thống nhận thức (Pcpt.) hay không.

Kinh nghiệm từ thực tế bệnh viện [17] quyết định cho điều kể sau. Nó cho chúng ta thấy rằng “một-gì-đó” này cư xử như một xung lực bị dồn nén kềm chế. Nó có thể hành xử sức mạnh thúc đẩy mà không có Ego nhận biết sự thúc bách. Không cho đến khi có sự đề kháng với sự thúc bách, một ngăn chặn làm nghẽn trong phản ứng-phóng thải, làm “một-gì-đó”, liền lập tức trở thành có ý thức như sự không thích thú, khó chịu. Trong cùng một lối (như thế), khiến những căng thẳng phát sinh từ nhu cầu thể chất có thể vẫn còn vô thức, đau đớn cũng có thể như thế - một điều-gì trung gian giữa nhận thức bên ngoài và bên trong, vốn nó cư xử giống như một nhận thức bên trong, ngay cả khi nguồn của nó là trong thế giới bên ngoài. Thế nên, cũng vẫn còn đúng, rằng những cảm giác và những cảm xúc, cũng vậy, chỉ trở thành ý thức qua sự đạt đến hệ thống nhận thức (Pcpt.); nếu lối đi tới trước bị ngăn cấm, chúng không đi vào với tư cách là những cảm giác, mặc dù “một-gì-đó” trong tiến trình kích thích, vốn tương ứng với chúng, thì cũng là cùng như thế, nếu như chúng đã làm. Sau đó chúng ta đi đến, trong một cách thức cô đọng và không hoàn toàn chính xác, nói về “những cảm xúc vô thức”, khi giữ một tương tự với những ý tưởng vô thức, vốn không phải là hoàn toàn có thể biện minh được. Trên thực tế sự khác biệt là, trong khi với những ý tưởng vô thức, những kết nối liên kết phải được tạo ra trước khi chúng có thể được đưa vào trong hữu thức, còn với những cảm xúc, vốn tự chúng được truyền đi trực tiếp, điều này không xảy ra. Nói một cách khác: sự phân biệt giữa ý thức tiền ý thức, không có ý nghĩa ở chỗ có liên quan đến những cảm xúc, tiền ý thức ở đây bị biến mất, và những cảm xúc là hoặc có ý thức, hoặc vô thức. Ngay cả khi chúng được gắn với những biểu-hiện-ngôn từ, sự trở thành có ý thức của chúng không do từ hoàn cảnh đó, nhưng chúng trở thành như thế một cách trực tiếp [18].

Phần đóng vai của những biểu-hiện-ngôn từ bây giờ đã trở nên hoàn toàn rõ ràng. Do vị trí-trung gian của chúng, những tiến trình suy tưởng bên trong được thực hiện vào trong những nhận thức. Nó giống như một chứng minh của định lý rằng tất cả những kiến ​​thức có nguồn gốc của nó trong nhận thức đến từ bên ngoài. Khi một sự tập trung quá độ năng lực [19] của tiến trình suy nghĩ diễn ra, những suy nghĩ thực sự được cảm nhận - như thể chúng đã đến từ bên ngoài, - và do đó được cho là đúng thực.

Sau sự làm sáng rõ này về những liên hệ giữa nhận thức bên ngoài và bên trong với hệ thống Pcpt.-Cs.  ngoài bề mặt, chúng ta có thể tiếp tục khai mở ý tưởng của chúng ta về Ego. Nó bắt đầu, như chúng ta thấy, từ hệ thống Pcpt; vốn đó là hạt nhân của nó, và bắt đầu bằng ôm lấy Pcs., vốn nối cạnh với những tàn dư gợi trí nhớ. Nhưng, như chúng ta đã học được, Ego thì cũng là vô thức.

Bây giờ tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ thu được rất nhiều bằng đi theo gợi ý của một nhà văn, là người với những động cơ cá nhân, tự phụ khẳng định rằng ông không có dính dáng gì với sự chặt chẽ của khoa học thuần túy. Tôi đang nói về Georg Groddeck [20], người không bao giờ mệt mỏi nhấn mạnh rằng những gì chúng ta gọi là Ego của chúng ta, chủ yếu là cư xử một cách thụ động trong đời sống, và như ông đã diễn tả, rằng chúng ta thì “bị sống” bởi những sức mạnh không biết được, và không thể kiểm soát được [21]. Chúng ta đã tất cả đều có những ấn tượng thuộc cùng loại, mặc dù chúng có thể đã không tràn ngập chúng ta đến mức loại trừ tất cả những gì khác, và chúng ta phải cảm thấy không do dự trong việc tìm một chỗ cho khám phá của Groddeck trong cấu trúc của khoa học. Tôi đề nghị lưu tâm coi trọng khám phá ấy, bằng cách gọi thực thể vốn nó khởi đầu từ hệ thống Pcpt. và bắt đầu bằng tư cách là Pcs. là “Ego”, và bằng đi theo Groddeck khi gọi phần khác của não thức - vào trong phần đó toàn bộ thực thể này mở rộng, và nó cư xử như thể nó đã là Ucs. -  là “Id” [22].

Chúng ta sẽ sớm xem liệu chúng ta có thể lấy được bất cứ lợi điểm nào từ quan điểm này cho những mục đích, hoặc là thuộc về mô tả hoặc là thuộc về hiểu biết. Bây giờ, chúng ta sẽ nhìn một cá nhân như là một Id tâm lý, không biết rõ và vô thức, có Ego nằm trên bề mặt của nó, có hệ thống Pcpt. phát triển từ nhân của nó. Nếu chúng ta thực hiện một cố gắng để trình bày điều này bằng hình ảnh, chúng ta có thể thêm rằng Ego không hoàn toàn bao bọc lấy Id, nhưng chỉ làm như vậy tới mức độ mà trong đó hệ thống Pcpt.  hình thành bề mặt của nó (của ego), nhiều hoặc ít hơn như đĩa mầm nằm dựa trên trứng. Ego thì không tách biệt sắc rõ với Id, phần dưới của nó (ego) hòa lẫn vào trong Id.

Hình 1 - Ý thức, Tiền-Ý-thức, Ego, Id
Nhưng, cái-bị-dồn nén cũng hòa lẫn vào Id, và đơn thuần chỉ là một phần của nó. Cái-bị-dồn nén chỉ bị cắt tách khỏi Ego bởi những đề kháng của sự đè nén đàn áp, nó có thể thông tin với Ego qua Id. Chúng ta tức thì nhận ra rằng hầu như tất cả những đường phân giới cắm mốc, chúng ta đã rút từ những xúi dục của bệnh lý học liên hệ chỉ với tầng lớp bề mặt của bộ máy tâm thần – cái duy nhất chúng ta biết đến được. Tình trạng của những sự vật mà chúng ta đã đương mô tả có thể được miêu tả bằng giản đồ (Hình 1), mặc dù phải được ghi nhận rằng hình thức đã chọn không có những dự tính nào với bất kỳ một khả năng ứng dụng đặc biệt nào, nhưng chỉ đơn thuần để nhằm phục vụ cho những mục đích của sự trình bày.

Chúng ta có thể thêm, có lẽ, Ego đeo một “cái mũ để nghe” [23]- chỉ ở một bên thôi, như chúng ta đã học được từ giải phẫu não bộ. Cũng có thể nói là nó đội mũ này nghiêng lệch.

Dễ dàng để thấy rằng Ego là phần đó của Id vốn đã được sửa đổi bởi ảnh hưởng trực tiếp của thế giới bên ngoài qua những phương tiện môi giới của Pcpt.-Cs., trong một ý hướng nó là một kéo dài của sự phân biệt-bề mặt. Hơn nữa, Ego xem dường mang những ảnh hưởng của thế giới bên ngoài đến gây tác động trên Id và những khuynh hướng của nó, và cố gắng để thay thế nguyên tắc thực tế với nguyên tắc lạc thú, vốn nguyên tắc lạc thú ngự trị không bị câu thúc trong Id. Đối với Ego, nhận thức đóng vai trò của phần vốn trong Id rơi vào bản năng [24]. Ego đại diện cho những gì có thể được gọi là lý trí và ý thức thông thường nói chung, đối nghịch với Id, vốn chứa những đam  mê. Tất cả điều này rơi vào phù hợp với những phân biệt phổ biến vốn chúng ta đều quen thuộc tất cả với chúng; tuy nhiên, đồng thời nó chỉ được xem như chủ trì cái tốt trên mức trung bình, hoặc “một cách lý tưởng”.

Sự quan trọng chức năng của Ego được thể hiện trong sự kiện vốn bình thường kiểm soát những tiếp cận với tính chất di động được trao cho nó. Thế nên, trong quan hệ của nó với Id là giống như một người trên lưng ngựa, người ấy phải nắm lấy kiểm soát sức mạnh vượt trội của con ngựa; nhưng với sự khác biệt này, rằng người cỡi cố gắng làm thế với sức mạnh của mình, trong khi Ego dùng những sức mạnh vay mượn. Sự tương tự có thể được kéo xa thêm một chút nữa. Thường thường một người cỡi ngựa, nếu ông không rời bỏ con ngựa của mình, thì buộc có bổn phận phải hướng dẫn nó, đến nơi nó muốn đi [25]; trong cùng một cách như thế, Ego là trong thói quen của biến đổi ý chí của của Id  vào trong hành động như thể nó là của riêng Ego.

Bên cạnh ảnh hưởng của hệ thống Pcpt., một yếu tố khác dường như đã đóng vai một phần trong gây ra sự  hình thành của Ego và sự khác biệt của nó với Id. Cơ thể riêng của một người, và trên tất cả bề mặt ngoài của nó, là một chốn mà từ đó cả hai, những nhận thức bên ngoài và bên trong, có thể bùng dậy. Nó được nhìn thấy giống như bất kỳ đối tượng nào khác, nhưng với sự sờ chạm, nó mang lại hai loại cảm giác, một trong chúng có thể là tương đương với một nhận thức bên trong. Tâm-Sinh lý học đã thảo luận đầy đủ về cách thức trong đó cơ thể riêng của một người đạt được vị trí đặc biệt của nó giữa những đối tượng khác trong thế giới của nhận thức. Đau đớn, cũng vậy, dường như đóng vai một phần trong tiến trình, và cách trong đó chúng ta đạt được kiến ​​thức mới về những cơ quan thân thể của chúng ta trong bệnh tật đau đớn có lẽ là một mô hình về cách vốn qua nó nói chung, chúng ta đạt đến ý tưởng về cơ thể của chúng ta.

Ego đầu tiên và trước hết - là một Ego thân xác [26], nó không phải chỉ đơn thuần là một thực thể bề mặt, nhưng chính tự nó là sự phóng chiếu của một bề mặt [27]. Nếu chúng ta muốn tìm một tương tự theo cơ thể giải phẫu cho nó, chúng ta có thể đồng hóa nó hay nhất với hình dáng con người méo mó như nhận trên lớp vỏ não [28] của những nhà cơ thể học, trên vỏ não nó đứng ngược đầu, dương gót chân chìa ra, mặt quay về phía sau và, như chúng ta biết, có khu vực-tiếng nói của nó ở phía bên phía tay trái.

Thủ bút của Freud
Liên hệ của Ego với hữu thức đã được đưa vào bàn luận lập lại nhiều lần, thế nhưng có một số sự kiện quan trọng trong liên hệ này vẫn còn lại để được mô tả ở đây. Đã thành thói quen khi chúng ta đem những bậc thang giá trị đạo đức hay xã hội của chúng ta theo với chúng ta đến bất cứ chỗ nào chúng ta đi đến, chúng ta không cảm thấy ngạc nhiên khi nghe rằng chỗ xảy ra những hoạt động của những đam mê thấp hơn là ở trong vô thức; hơn nữa, chúng ta trông đợi rằng bất kỳ chức năng tinh thần nào xếp hạng càng cao hơn trên mức thang giá trị của chúng ta, nó sẽ càng dễ dàng tìm thấy tiếp cận vào hữu thức được bảo đảm cho nó. Tuy nhiên, ở chỗ này, kinh nghiệm phân tích tâm lý làm chúng ta thất vọng. Một mặt, chúng ta có bằng chứng rằng ngay cả những hoạt động trí tuệ tinh tế và khó khăn vốn bình thường đòi hỏi phản ánh vất vả có thể cùng một cách được thực hiện một cách tiền ý thức, và không đi vào trong hữu thức. Những trường hợp thuộc về số này là hầu như không thể chối cãi được, lấy thí dụ, chúng có thể xảy ra trong tình trạng giấc ngủ, như được cho thấy khi một ai đó tìm thấy, ngay lập tức sau khi thức dậy, rằng ông ta biết giải pháp cho một vấn đề toán học, hoặc khó khăn nào khác mà ông đã vật lộn vô vọng (với nó) ngày hôm trước. [29]

Có một hiện tượng khác, tuy nhiên, nó lại còn xa lạ hơn nhiều. Trong những phân tích của chúng ta, chúng ta khám phá ra rằng có những người vốn ở trong họ, những khả năng của tự phê bình và lương tâm - những hoạt động tinh thần, đó là, vốn xếp hạng là những sự việc trên tột cao hết sức - là vô thức; và tạo ra một cách vô thức những hiệu quả thuộc về tầm quan trọng lớn lao nhất, thí dụ về sức đề kháng còn nằm lại trong vô thức trong phân tích tâm lý là do đó không có cách nào là đơn dộc duy nhất. Nhưng khám phá mới này, chúng buộc chúng ta, bất kể phán xét phê bình tốt hơn của chúng ta, để nói về một “cảm xúc vô thức của tội lỗi” [30], làm chúng ta hoang mang rất nhiều hơn so với điều khác, và đặt ra trước chúng ta những vấn đề mới tinh, đặc biệt khi chúng ta dần dần đi đến thấy rằng trong một số lớn những chứng nhiễu loạn thần kinh, một cảm xúc vô thức về tội lỗi thuộc loại này đóng một vai trò kinh tế quyết định, và đặt những chướng ngại mạnh mẽ nhất trên đường hồi phục [31]. Nếu chúng ta một lần nữa quay trở lại với bực thang những giá trị của chúng ta, chúng ta sẽ phải nói rằng không chỉ những gì là thấp nhất, nhưng cũng là những gì là cao nhất trong Ego có thể là vô thức. Thế nên, nó là như thể chúng ta đã cung cấp một bằng chứng cho những gì chúng ta đã vừa khẳng định về Ego hữu thức, rằng nó là đầu tiên và trước hết là một Ego thân xác.

Lê Dọn Bàn tạm dịch - bản nháp thứ nhất

(Feb/2012)


http://chuyendaudau.blogspot.com/

http://chuyendaudau.wordpress.com



[1] [Beyond the Pleasure Principle. Standard Ed., 18, 26; I.P.L., 4, 20 ]
[2] [Điều này đã được bàn luận rất dài trong phần thứ hai của “The Unconscious” (19153), Standard Ed., 18,  173-6.]
[3]  [‘The Unconscious’. Ibid., 201 ff.]
[4]  Cảm giác (Sensation): phần kết quả của tiến trình cảm nhận từ mội trường quanh ta qua những giác quan: sờ, nếm, nhìn, nghe và ngửi. Dữ kiện giác quan này được chuyển vào não bộ, trong dạng thức nguyên thô – và nhận thức là tiến trình tiếp theo để xếp đạt và phân giải, diễn dịch những dữ kiện giác quan thô sống này – chúng có ý nghĩa gì với ego - ở đây.
Dĩ nhiên – cảm giác cũng hết sức chủ quan – chúng ta chỉ thu nhập một số những dữ kiện bên ngoài nào đó – hay giác quan chỉ có khả năng hoạt động với một số dữ kiện nào đó; thí dụ chúng ta nhận nhưng không “biết” có  tia-x, những luồng sóng điện, hay ngay cả những vi trùng bò đầy trên da chúng ta. Nghĩa là có một khối rất lớn những dữ kiện giác quan quanh chúng ta, nhưng không bao giờ được phân giải, nhận biết. Chúng ta hầu như “mù tịt” về thế giới quanh ta. Chỉ những gì liên hệ với như với sống còn trước mắt là được tiếp nhận và phân tích tức thời – như nhiệt độ trong phòng, độ sáng, tiếng ai nói, còi tàu nghe từ xa, hay mùi thức ăn thơm hay rác hôi thối.
Khi tưởng tượng một con chó săn, hay một con diều hâu, một con chim bói cá với chúng ta; sẽ thấy ngay sự khác biệt, chủ quan trong cảm giác con người. Trước cùng cảnh vật, đối tượng, chúng ta không nhìn, nghe, ngửi, thấy như chúng, và ngay cả giữa chúng ta, chúng ta cũng rất khác biệt từ người này qua người kia.
Nhận thức (Perception): tạm hiểu là cách thức chúng ta diễn giải những cảm giác này, tìm, nhận, hay gán ý nghĩa với những gì chúng ta có cảm giác quanh ta, cả hành trình là cảm nhận. Cảm từ giác quan, rồi lên não bộ, nhận ý nghĩa của chúng đối với ta, ở đó.
[5] Engram hay memory-traces
[6] Cathexis: nói chung – nguyên nghĩa là sự tập trung năng lực, nghị lực, kết tập năng lực (tinh thần )vào một đối tượng hay một ý tưởng (từ Greek - kathexis) do James Strachey dùng để dịch từ “Besetzung” trong tiếng Đức.
Cathexis: Trong Freud, từ cathexis dùng để chỉ một sự đầu tư năng lực tình dục (libodo) vào một đối tượng hay một ý tưởng. Cảm xúc gắn bó với lưu niệm, gia truyền của gia đình, hoặc một bức ảnh sẽ là một ví dụ của cathexis. Lòng yêu nước và những đồng hóa nhân cách say mê khác với những nhóm và những hệ thống tín ngưỡng cũng hình thức của cathexis. Từ này có nguồn gốc từ động từ Hy Lạp “chiếm lĩnh” và là từ dịch của Besetzung - tiếng Đức, “chiếm đóng”. Hình ảnh này cho thấy rằng ham muốn tình dục được gửi ra để “nắm bắt” những đối tượng bên ngoài, như là một đội quân vây nắm và chiếm đóng một thành phố.
Freud dùng Besetzung để chỉ sự kết nạp năng lực libido. Freud thường dùng những thuật ngữ cơ khí để mô tả sự vận hành của năng lực sinh lý tâm lý, có lẽ từ ảnh hưởng hình ảnh của động cơ hơi nước thống trị vào cuối thế kỷ XIX. Ông thường mô tả ham muốn tình dục – libido – như là chỗ dồn chứa rồi đẩy ra những năng lực, nếu bị ngăn chặn, sẽ đòi thoát theo những đường khác. Nếu một cá nhân cảm thấy bị thất vọng trong những ước muốn của mình, Freud thường trình bày sự thất vọng đó như là một sự dồn nén, tắc nghẽn năng lực vì nó không mất đi, nhưng ứ đọng, dâng cao dần: giống như một động cơ hơi nước, năng lực ham muốn tình dục luôn đòi thoát xả.
[7] [Cf. Chương VII (B) của The Interpretation ò Dreams (1900a), Standard Ed., 5, 538. ]
[8] Hallucination.
[9] [Quan điểm này đã được Breuer bày tỏ trong đóng góp lý thuyết của ông với Studies on Hysteria (1895d), Standard Ed., 2, 188.]
[10] [Freud đã đi đến kết luận này trong tài liệu chuyên khảo của ông về aphasia (1891b) dựa trên những tìm kiếm được về bệnh lý (ibid. 92- 4). Vấn đề được trình bày lại trong giản đồ sao  từ công trình đó trong Phụ Đính C của bản văn khảo cứu về “The Unconcious”, Standard Ed., 14, 214.]
[11] phantasies
[12] [Cf. Varendonck (1921), một quyển sách Freud có đóng góp bài giới thiệu.]
[13] Theo Freud – chúng ta suy nghĩ bằng hình ảnh có phần vô thức hơn – so với suy nghĩ bằng ngôn từ. và có lẽ suy nghĩ bằng ngon từ đến sau suy nghĩ bằng hình ảnh trong lịch sư tiến hóa chung của loài người và trong phát triển tâm lý riêng nơi mỗi con người – giai đoạn trẻ thơ suy nghĩ bằng hình ảnh có trước giai đoạn suy nghĩ, lý luận bằng ngôn từ, suy nghĩ khái niệm gắn với từ ngữ đại điện cho những khái niệm.
[14] Một trong những công việc chính yếu của nhà phân tâm học – là đưa những  gì vốn đã bị đè nén, hay bị “áp bức”, hay bị dồn ép – chúng đương “chìm” trong vô thức, khuấy đông, móc nối đưa chúng lên tiền-ý-thức; sau đó từ tiền-ý thức lên hữu thức. Vô thức không vào hữu thức được, phải qua trung gian tiền-ý-thức.
[15] [Beyond the Pleasure Principle. Standard Ed., 18, 29; I.P.L., 4, 23. ]
[16] multilocular
[17] Clinical – thường dịch là lâm sàng, chỉ có nghĩa đơn giản là - trực tiếp từ thực tế bệnh viện, nghĩa là trong thực tế khi chữa trị, quan sát người bệnh, theo dõi căn bệnh.
[18] [Cf.  Phần III của “the Unconscious” (1915e), Standard Ed., 14, 177-8.]
[19] Hypercathexis: sự tập trung quá độ năng lực do sự mong muốn quá mức với một đối tượng cụ thể nào đó. Freud dùng từ này để chỉ một sự dồn đổ thêm năng lực tinh thần (có tính bản năng tâm lý) và một yéu tố tâm lý đã được đem cho năng lực rồi. Từ được ứng dụng trong sự mô tả sự thêm nhiều bớt ít , hay thăng giảm (kinh tế) của hữu thức, nưng cũng dùng khi bàn về sự liên hệ với những qui luật của dòng chảy sinh lực tâm lý và sự tạo thành của lĩnh vực tiền ý thức.
[20] Georg Groddeck (1866 –1934)- ông là một nhà văn, nhưng cũng là một y sĩ, được xem như tiên phong của ngành y khoa chuyên về tâm lý thần kinh căng thẳng (psychosomatic medicine).
[21] [Groddeck (1923).]
[22] [Về phần tự Groddeck, chắc chắn ông đã theo thí dụ của Nietzsche, người đã có thói quen dùng thuật ngữ này để chỉ bất cứ gì trong bản chất chúng ta là không có tính cá nhân, nói như thế,  và nó là đối tượng của luật tự nhiên.]
Id: (das Es, nghĩa đen trong Anh ngữ là “the it” - “Nó”): có thể gọi là cái Đó, hay cái Nó - , nhưng “” thì không phải là “Ta”, nên tạm dịch là “cái Đó”, vì trong cái Đó, như Freud định nghĩa ở trên, có Cái Ta, hay đúng hơn phần của cái Ta kéo dài và nằm trong cái-Đó và trong trạng thái vô thức, gọi là cái-Đó vì chúng ta không biết về nó ra sao. Cái-Đó có đấy, biết có nó vì những liên hệ của nó với cái-Tacái-Ta-Lý tưởng, nhưng nó là phần tối mịt, vô thức, không rõ. Theo dõi Freud, một cách tổng quát, có thể xem cái-Đó (bản năng sơ khai nguyên thủy) chưa biết mình là ai, chưa phân biệt trong ngoài – có trước nhất, sau đó mới thành hình cái-Ta (phân biệt trong/ngoài), và cái-Ta-lý tưởng (thành hình từ những tác động từ bên ngoài).

Ba từ: Das Ich - das Es - das Über-Ich – đã được dịch sang tiếng Anh là: ego, it, và super-ego. Sang tiếng Pháp là:  le Moi - le Ça - Le Surmoi (l'idéal du moi). Hai bản dịch tiếng Anh và Pháp đều được Freud duyệt, nên là những văn bản tin cậy.
Người Tàu đã dịch là – bản ngã, tự ngã và siêu ngã – tôi nghĩ những từ này – trừ trường hợp có thêm giải thích dài dòng – nếu hiểu theo nội dung phổ thông bình thường – chúng sai lạc, không nhiều thì ít, không đúng sát với nội dung của Freud, sau khi chúng ta đọc những định nghĩa của chính ông. Nên tôi đề nghị dịch khác đi.
Trong chương sau – Freud giải thích một đối tượng thứ ba là das Über-Ich - hay “super-ego”, hay là “ego-ideal” (Ichideal) – vậy chúng ta nếu muốn dịch sang tiếng Việt – nên dịch là: cái Ta, cái-Đó cái Ta-Lý-tưởng, trong trường hợp không muốn dùng những từ của ông vốn đã phổ quát trong Anh ngữ - ego, id và super-ego – vốn chúng có một nội dung tâm lý rất “Freud”.

Về phần những từ: ngã, ta hay tôi, nhất là những từ ghép với “ngã”, như tự-ngã, bản-ngã, chân-ngã, thực-ngã, chúng đều không trọn nghĩa, và lúng túng -  vì lấy một từ cũ, đằng sau nó có rất nhiều gia tài ý nghĩa, để chỉ một khía niệm mới, và phải thêm thắt, ghép từ để cố chỉ khái niệm mới này; chi bằng chúng ta mượn quách từ gốc – chúng đã có những ý nghĩa phổ thông chung từ trước, không hoàn toàn sát với ý nghĩa những khái niệm tâm lý của Freud, mặc dù chúng ta đã nhấn mạnh qua cách gán thêm từ “cái” (cái-Ta). Đặc biệt, từ “ngã” trong ngôn ngữ Việt phổ thông có một nội dung hết sức Phật học, đậm màu Thiền -  không thể và không nên lẫn lộn với Freud..

Ngay cả “thức” trong “ý thức, tiền-ý-thức, vô thức” cũng có nguy hiểm nếu lẫn lộn với “thức” trong Phật học (“Thức” trong Ngũ uẩn – sắc, thọ,  tưởng, hành, thức – và năm thức cùng ba thức đặc biệt (Ý-thức - Mạt-na-thức - A-lại-da-thức) trong Duy thức học).

Thế nên, sau cùng và tránh những nhầm lẫn khái niệm, và cũng gọn ghẽ nhất là – như Jacobson – hãy vay mượn – và hãy vay thẳng từ gốc – khi chúng ta nói “Ego của anh chàng này lớn quá” – chúng ta hiểu ngay là muốn nói về cái-Ta của ai đó hiểu theo nội dung của Freud (bản năng, dục vọng, vô thức, dồn nén,..), khác với nếu như chúng ta nói “bản ngã của anh chàng này lớn quá”, và ngay cả nếu có nói “cái-Ta của anh chàng này lớn quá” – cũng không hẳn đã tương đương với “Ego của anh chàng này lớn quá” - dĩ nhiên, cũng còn tùy ngữ cảnh.

Trở lại với giải thích dẫn trên của Freud, ông đã mượn từ này của Georg Groddeck's (1923). Trong The Book of the It, Groddeck định nghĩa nó như sau: “Tôi giữ quan điểm rằng con người thì bị làm cho sinh hoạt, được sống động bởi cái-Không-biết, rằng có ở trong hắn một “Es”, một “It”, ‘cái-Đó”, dăm sức mạnh kỳ diệu, chúng điều khiển cả những gì tự hắn làm, và những gì xảy ra với hắn. Câu xác định “tôi sống” chỉ đúng với điều kiện nào đó, nó diễn tả chỉ một phần nhỏ và bề mặt nông cạn của nguyên lý nền tảng, “Con người thì sống bởi cái-Đó” – ‘Man is lived by the It’.” (Groddeck, 1923/1961, p. 11).

Khái niệm rằng chúng ta có kinh nghiệm sống như một ai đó khác sống, hơn là chính mình sống, những xung lực xâu xa nhất về tình dục và gây hấn hung hãn của chúng ta – và liên kết của chúng với những hình ảnh ký ức, với dòng chảy của lời nói và hành động, và với sắc màu nhịp điệu tổng quát của nhân cách chúng ta – lafddungs ở trung tâm của tâm lý học của Freud. Thỏa luận hay nhất của chính ông tìm thấy trong New Introductory lectures on Psychoanalysis (1933) – qua đó ông tóm lược mục đích của phép chữa bệnh tâm lý – và thực sự của tất cả phát triển nhân cách lành mạnh – với cách nói dí dỏm nhưng gợi suy nghĩ – “Chỗ nào đã có id, chỗ đó sẽ có ego”- “Where id was, there shall ego be” (Wo Es war, soll Ich werden, literally “Where it was, I shall come to be”).

Câu nổi tiếng này “Chỗ nào đã có id, chỗ đó sẽ có ego” – đã được nhắc nhở nhiều, và nhiều khi vượt ra ngoài khỏi Freud. Theo hướng dó, nếu chúng ta gắn nó với một nội dung Phật học – và hiểu theo chính Freud – id như  chủ yếu là hồ chứa những  bản năng vô thức – như libido, bản năng sống – có thể xem là tương đồng với những chấp, vọng của con người, hay đơn giản là dục vọng  - câu phát biểu dó có thể diễn dịch là “chỗ nào xuất hiện dục vọng, chỗ đó có sinh linh”– và cũng hiểu là có những tự-ngã luân hồi mãi mãi.

[23] [So sánh với giản đồ hơi khác một chút ở gần cuối Bài giảng 21 của tập New Introductory Lectures (1933a). Một giản đồ hoàn toàn khác trong The Interpretion of Dreams (1900a), Standard Ed., 5, 541, và tiền thân của nó trong một lá thư gửi cho Fliess – Dec/6/1896 (Freud, 1950a, Letter 52) vốn quan tâm với chức năng cũng như cấu trúc.]
[24] Instinct: Như những sinh vật sống, con người có những nhu cầu sinh học (muốn ăn, muốn tái tạo bản thân mình). Những bản năng là những xung lực ở bên trong, phát ra như - cơn đói đòi ăn, như thúc dục sinh lý muốn  làm tình, và chúng đưa con người bằng mọi cách đi đến thực hiện thỏa mãn những nhu cầu này. Đối với Freud, những xung lực đầy năng lực sinh học này là những động lực cơ bản của đời sống tâm lý.
Libido được ông đưa ra rất sớm trong những lý thuyết nổi tiếng về tâm sinh lý của ông, bản năng chết chỉ được đưa ra về sau (1920) – thế nên, tên tuổi của ông thường gắn liền và có phần nào bị ngộ nhận với libido.
[25] Hình ảnh tương tự xuất hiện như một kết nối với một trong những giấc mơ của Freud trong The Interpretion of Dreams (1900a), Standard Ed., 4, 231.]
[26] A bodily ego – ego vật chất và xương thịt.
[27] [Có nghĩa là ego – sau rốt là được rút kết từ những cảm giác từ cơ thể; chủ yếu là những gì phát sinh từ mặt ngoài của cơ thể. Thế nên, nó có thể được xem như một phóng chiếu trong não thức của bề mặt của thân thể, bên cạnh đó, như chúng ta đã thấy ở trên, được mô tả như những mặt ngoài của bộ máy não thức – chú thích này đầu tiên xuất hiện trong bản dịch tiếng Anh, năm1927, trong đó được mô tả là đã được Freud cho duyệt xét cho phép. Nhưng không có trong những bản tiếng Đức.]
[28] Cortinal homunculus: một hình dạng tưởng tượng hết sức nhỏ bé và méo mó của con người – với tay, môi, miệng, bàn chân dị dạng, qua khổ - như nằm trên lớp vỏ não – qua trung tâm cảm nhận giác quan.
[29] [Gần đây, một thể hiện của điều này được nói với tôi, trên thực tế, đưa ra như một phản đối chống lại mô tả của tôi về “sự làm việc của giấc mơ”.]
[30] [Câu này đã xuất hiện rồi trong văn bản nghiên cứu của Freud về “Obsessive Actions and Religious Practices” (1907b)]
[31] [Điều này sẽ được bàn luận thêm ở chương V.]