Một
nghệ thuật
One
Art
Elizabeth
Bishop
(1911
–1979)
Nghệ
thuật chịu mất mát không phải là khó thành tài giỏi;
Rất
nhiều điều xem dường sẵn đầy mục đích
để
bị mất, nhưng mất mát của chúng không là thảm họa.
Mất
một cái gì đó mỗi ngày. Chấp nhận sự bối rối
mất
những chìa khóa cửa, mất thì giờ tiêu phí.
Nghệ
thuật chịu mất mát không phải là khó thành tài giỏi.
Sau
đó luyện tập mất mát xa hơn, mất mát nhanh hơn:
Những
chốn, và những tên, và nơi bạn vừa có ý định đến
thăm
viếng. Không điều nào trong số chúng sẽ mang lại thảm họa.
Tôi
bị mất đồng hồ di vật của mẹ. Và nhìn! Cái cuối cùng, hoặc
cái
kế cái cuối cùng, của ba căn nhà yêu thương tôi đã mất.
Nghệ
thuật chịu mất mát không phải là khó thành tài giỏi.
Tôi
đã mất hai thành phố, những phố xá yêu kiều. Và, bao la hơn,
dăm
khung trời mà tôi đã có, mất hai con sông, cả một lục địa.
Tôi
nhớ chúng, nhưng đó đã không phải là một thảm họa.
-
Ngay cả nếu như mất em (cái giọng nói đùa, cái dáng
tôi
yêu), tôi sẽ không phải nói dối. Nó hiển nhiên rằng
nghệ
thuật chịu mất mát không phải là quá khó để thành tài giỏi
mặc
dù nó có thể trông giống tựa (Viết nó lên !) như thảm họa.
Lê Dọn Bàn tạm dịch
(những
ngày Noel – Dec/2011)
(One Art
Elizabeth Bishop
(1911 –1979)
The art of losing isn't hard to master;
so many things seem filled with the
intent
to be lost that their loss is no
disaster.
Lose something every day. Accept the
fluster
of lost door keys, the hour badly spent.
The art of losing isn't hard to master.
Then practice losing farther, losing
faster:
places, and names, and where it was you
meant
to travel. None of these will bring disaster.
I lost my mother's watch. And look! my
last, or
next-to-last, of three loved houses
went.
The art of losing isn't hard to master.
I lost two cities, lovely ones. And,
vaster,
some realms I owned, two rivers, a
continent.
I miss them, but it wasn't a disaster.
-- Even losing you (the joking voice, a
gesture
I love) I shan't have lied. It's evident
the art of losing's not too hard to
master
though it may look like (Write it!) like
disaster.)
1.
Elizabeth Bishop, sinh năm 1911 tại
Worcester, Massachusetts, U.S. Chưa đầy một tuổi, cha qua đời, khoảng 6 tuổi,
mẹ phải vào bệnh viện tâm thần, bà được gửi về sống với ông bà ngoại ở Nova
Scotia, Canada.
Hình ảnh trong thơ bà chính xác và
chân thực với cuộc sống, chúng phản ảnh trí khôn ngoan sắc bén và ý thức đạo
đức của người viết. Bà du lịch và sống ở nước ngoài nhiều. Có thời gian sống
rất lâu ở Brazil, chỉ liên lạc với bạn bè tại Bắc Mỹ bằng thư tín. Bà viết
chậm, xuất bản ít (tập Collected Poems
chỉ khoảng trăm bài), nhưng kỹ thuật tuyệt vời và sự đa dạng trong thơ bà được
những người trong giới chú ý và kính trọng theo dõi.
Tập Poems: North & South/A Cold Spring đem lại cho bà giải
Pulitzer, năm 1956. Tập Complete Poems đem lại giải National Book
Award, năm 1970. Bà dạy tại Harvard University, trong nhiều năm. Ngoài thơ, bà
cũng viết truyện ngắn. Năm 1964 bà đươc
bầu vào Academy of American Poets và là viện trưởng của viện này từ 1966 đến
1979.
2.
Nhà thơ, nhà phê bình, giáo sư văn chương Mỹ Jay Parini,
mới đây viết trên The Guardian (U.K.) “bài thơ này để nhớ thuộc lòng và đọc
nhẩm trong những đêm về sáng không ngủ, những giờ trằn trọc” – và ông chọn One
Art là một trong 10 bài thơ hay nhất nước Mỹ (2011).
Bài thơ trên là một villanelle nổi tiếng của
Elizabeth Bishop về mất mát và thương yêu,
vì dĩ nhiên chỉ thương yêu mới bị mất mát.
Elizabeth không nói “dễ”, nhưng lập đi lập lại “không khó”, rồi
cuối cùng “không quá khó”, và chúng ta hiểu là “khó”.
Bà kiên nhẫn thuyết phục chính mình, nhưng có lẽ không thuyết
phục được nhiều người đọc.
Chúng ta biết mất mát dù có thể không là thảm họa cho đời sống,
những đều ít nhiều chất chứa buồn đau.
Có ai điềm tĩnh và bình thản, đếm nhìn những mất mát trong đời
ra đi. Những mát mát to lớn như - mất những giòng sông, mất những bầu trời, mất
những thành phố, và một mai – sẽ mất cả em, người tôi yêu, đó là những thảm họa đấy chứ - Dù Elizabeth lập đi lập lại rằng không! Có thể như thế được
không? Hay chẳng qua chúng ta cam chịu, đã được, hay bị - đời rèn luyện, ngoài
ý muốn – nên dần thành tinh thông với “nghệ thuật” đối ứng trước những mất mát.
Mất
mát nào chẳng kéo đến khổ đau, tự thân sự sống là sự mất mát, và khổ đau, đó đây và rải rác.
Mất
mát bắt đầu từ lúc sinh ta, và chỉ chấm dứt khi ra đi, khi chúng ta từ bỏ trần gian; mất cái gốc của tất cả mất mát - là chính sự sống, chính
cuộc đời.
Nếu
chúng ta không học được lẽ vô thường, dù gọi dưới tên gọi nào; chúng ta sẽ ngã quị trước khi đi hết con đường tục lụy này, vì những khổ đau
chồng chất dọc đường.
Đau
đớn lúc nào cũng vẫn kéo chúng ta xuống, nhưng hiểu biết là chỗ tựa như thế, vực chúng ta đứng dậy [1].
Tôi
nghĩ Elizabeth
hiểu được điều đó.
Sau giọng xem dường mỉa mai, thực sự là chua xót ẩn dấu, nhưng với nín lặng, gạt lệ, chấp nhận, tự nhủ lòng “không là thảm họa..” Hãy tự hỏi bao nhiêu lần trong đời chúng ta đã cũng như Elizabeth, lập lại câu mantra đó của kiếp sống.
Làm
sao khác hơn được?
Trong
đời này?
3.
Và đọc bài thơ này – chúng ta có thể bỏ qua những chi tiết về
đời tư của tác giả (bà là một người đồng tính luyến ái nữ) hay những câu hỏi về
- “ba căn nhà” – “hai thành phố”, “dăm khung trời”, “hai con sông”, “một
lục địa”. và cả “mất em”. Hay thay vì hỏi - nhà, thành phố, con sông,... nào của Elizabeth? Chúng ta có thể hỏi chính mình, thành phố nào chúng ta đã mất, con sông nào chúng ta đã bỏ lại, người yêu nào đã ra đi,..?
Ai trong đời không một lần mất những
điều kể đó?
Đừng “tra tấn” bài thơ và tác giả với những chi
tiết đó.
Chúng ta hiểu và cảm bài thơ bằng
kinh nghiệm sống của chính chúng ta.
Trong trường hợp ở đây, những gì Elizabeth Bishop nói
trong bài là đủ [2].
Lê Dọn Bàn tạm dịch
(Dec/2011)
[1] Một nhà thơ Mỹ khác - bà Marilyn Hacker (1942 -
), cũng là viện trưởng của Academy of American Poets – đã viết một bài
thơ khác, From Orient Point, như trả lời bài One Art của
Elizabeth Bishop như sau – trích từ tập thơ Going Back to the River, xuất
bản năm 1990 của bà:
From Orient Point
The art of living isn’t
hard to muster:
Enjoy the hour, not what it
might portend.
When someone makes you
promises, don’t trust her
unless they’re in the here
and now, and just her
willing largesse
free-handed to a friend.
The art of living isn’t
hard to muster:
groom the old dog, her coat
gets back its luster;
take brisk walks so you’re
hungry at the end.
When someone makes you
promises, don’t trust her
to know she can afford what
they will cost her
to keep until they’re kept.
Till then, pretend
the art of living isn’t
hard to muster.
Cooking, eating and
drinking are a cluster
of pleasures. Next time,
don’t go round the bend
when someone makes you
promises. Don’t trust her
past where you’d trust
yourself, and don’t adjust her
words to mean more to you
than she’d intend.
The art of living isn’t
hard to muster.
You never had her, so you
haven’t lost her
like spare house keys.
Whatever she opens,
when someone makes you
promises, don’t. Trust your
art; go on living: that’s
not hard to muster.
[2]
Một bài thơ khác, của một nhà thơ hiện đại Mỹ - nói về cách đọc thơ:
Dẫn nhập vào Thơ
Tôi bảo họ lấy một bài thơ
và đưa nó lên ánh sáng
như một slide màu
hoặc ép một tai vào tổ của nó.
Tôi bảo thả một con chuột vào bài thơ
và xem nó dò lối ra của nó,
hoặc đi bên trong phòng của bài thơ
và sờ những bức tường, tìm một công tắc đèn.
Tôi muốn họ trượt nước
trên bề mặt của một bài thơ
vẫy tay với tên tác giả trên bờ.
Nhưng tất cả họ muốn làm
là trói bài thơ vào một cái ghế với dây thừng
và tra tấn nó để lấy một thú tội.
Bắt đầu, họ đánh nó với một vòi cao su
để tìm ra những gì nó thực sự có nghĩa.
(Introduction to Poetry
I ask them to take a poem
and hold it up to the light
like a color slide
or press an ear against its
hive.
I say drop a mouse into a
poem
and watch him probe his way
out,
or walk inside the poem's
room
and feel the walls for a
light switch.
I want them to waterski
across the surface of a
poem
waving at the author's name
on the shore.
But all they want to do
is tie the poem to a chair
with rope
and torture a confession
out of it.
They begin beating it with
a hose
to find out what it really
means.
Billy
Collins (1941 -))