Wednesday, November 15, 2017

Plato – Republic (08)

Plato
The Republic 
(Πλάτων  –  Πολιτεία)










QUYỂN 5


Tóm lược Quyển V [449a – 472a]

Sau khi xác định thành phố công chính và hồn người công chính. Bây giờ Socrates muốn xác định bốn thể tính cấu thành khác của thành phố và hồn người, tất cả chúng đều còn thiếu xót trong những mức độ khác nhau. Nhưng trước khi ông có thể đi đến được bất cứ đâu trong dự án này, Polemarchus và Adeimantus ngắt lời ông. Họ muốn ông quay trở lại với tuyên bố mà ông đã nói ngang qua về sự việc những giám hộ đều chung vợ chung chồng và chung con cái với lẫn nhau. Socrates lao vào một thảo luận dài về lối sống của những người giám hộ.

Trong tuyên bố đầu tiên của một số tuyên bố cực đoan vốn ông đưa ra trong phần này, Socrates tuyên bố rằng phái nữ sẽ được nuôi dạy và huấn luyện song song bên cạnh phái nam, nhận được cùng một giáo dục và có cùng những vai trò chính trị. Mặc dù ông thừa nhận rằng về nhiều phương diện, nam và nữ có những bản chất khác nhau, nhưng ông tin rằng về phương diện liên quan – sự phân chia giữa những con người có thèm khát vật chất, tinh thần và lý trí – phái nữ rơi vào cùng những đường phân chia tự nhiên như phái nam. Một số tự nhiên có thèm khát vật chất, một số tự nhiên có đầy tinh thần, và một số tự nhiên nghiêng sang lý trí. Thành phố lý tưởng sẽ đối xử và dùng những con người này theo như họ là vậy.

Socrates sau đó thảo luận về đòi hỏi phải giữ tất cả những vợ chồng và con cái sinh sống chung. Đối với những người giám hộ, quan hệ tình dục chỉ diễn ra trong một số thời gian nhất định hàng năm, được ấn định như những lễ hội. Nam và nữ sẽ thành vợ chồng trong những dịp lễ hội này, áng chừng kéo dài trong khoảng thời gian có giao hợp nam nữ. Những cặp ghép đôi sẽ được chỉ định bằng rút thăm. Một số trong những người này, những người được ngưỡng phục nhất và do đó chúng ta có nhiều mong muốn nhất cho họ sinh sản, có thể ăn mằm với đến bốn hoặc năm người khác phái khác nhau trong chỉ một dịp xảy ra của những lễ hội này. Tất cả những trẻ em được sinh ra từ những lễ hội sẽ được lấy ngay khỏi cha mẹ chúng và đem nuôi chung cùng với nhau, để không ai biết được con trẻ nào từ cha mẹ nào. Không có thời gian nào khác trong năm được cho phép có giao hợp nam nữ. Nếu những người giám hộ có quan hệ tình dục với nhau ngoài những thời gian chỉ định và có kết quả là một đứa trẻ, được hiểu là đứa trẻ này phải bị giết bỏ.

Để tránh loạn luân, dù không chủ tâm, có thể tràn lan, những người giám hộ phải xem tất cả những trẻ con sinh ra từ bảy đến mười tháng sau khi giao phối với nhau như những con cái của họ. Những trẻ này, lần lượt, phải xem như thuộc cùng một nhóm những người trưởng thành gồm cha mẹ của họ, và xem nhau như những anh chị em. Quan hệ tình dục giữa những nhóm này bị cấm ngặt.

Socrates giải thích rằng những quy luật này về sinh sản là cách duy nhất để bảo đảm chắc chắn một thành phố thống nhất. Trong hầu hết những thành phố, sự trung thành của những công dân đều bị phân chia. Họ quan tâm đến lợi ích của toàn bộ, nhưng họ quan tâm nhiều hơn về gia đình riêng họ. Ở thành phố công chính, mọi người đều được coi là cùng một gia đình và đều được đối xử như vậy. Không có lòng trung thành bị phân chia. Như Socrates nói, tất cả mọi người trong thành phố nói “của tôi” về cùng những sự vật việc. Thành phố thì thống nhất vì tất cả những công dân của nó cùng chia sẻ tất cả những mục tiêu và quan tâm của nó.

Câu hỏi cuối cùng được đặt ra là liệu đây có phải là một đòi hỏi khả dĩ chấp nhận được hay không – liệu bất kỳ một ai có thể đòi hỏi phải tuân theo lối sống này, không quan hệ gia đình, không tài sản, và không có những đào thoát tình cảm dù chỉ nhất thời. Nhưng trước khi trả lời câu hỏi này, Socrates đề cập đến một vài vấn đề khác liên quan đến lối sống của những người giám hộ, tất cả chúng đều liên quan đến chiến tranh. Ông nói rằng trẻ em được huấn luyện để trở thành những giám hộ nên được đưa ra chiến trường để họ có thể xem và học nghệ thuật như những người trẻ tuổi học nghề nào. Ông cũng đề nghị họ nên ngồi sẵn trên ngựa để họ có thể chạy thoát trong trường hợp thua trận. Ông cũng giải thích rằng bất cứ ai hành xử hèn nhát trong chiến tranh sẽ bị tước đoạt vai trò của họ như một người giám hộ. Ông kết thúc bằng thảo luận cách thức thích ứng để đối phó với kẻ địch bị đánh bại. Khi nói đến những kẻ địch của Hellas, ông ta ra lệnh rằng những người bị đánh bại sẽ không bị giữ làm nô lệ và đất đai của họ không bị phá hủy trong bất kỳ cách vĩnh viễn nào. Điều này là vì tất cả người Hellas thực sự là anh em, và cuối cùng sẽ lại có hòa bình giữa họ lần nữa. Khi nói đến phần những dân tộc “man rợ”, nghĩa là những kẻ địch không phải người Hellas, mọi cách thức đối xử đều được phép.

Phân tích: Quyển V [449a – 472a]

Plato ủng hộ giáo dục bình đẳng cho phái nữ trong Quyển V, nhưng sẽ không chuẩn xác khi nghĩ rằng Plato đã cũng tin vào khái niệm thời nay về bình đẳng giữa hai phái nam và nữ. Ông nói trong phần này rằng phái nữ thì thấp kém hơn phái nam về mọi mặt, kể cả trí tuệ. Ông hẳn đã không thể nghĩ rằng tất cả phái nữ đều thấp kém hơn tất cả phái nam, nếu không ông tất đã phân tất cả phái nữ vào thành ba tầng lớp, và như thế sẽ không có ý nghĩa gì cả. Thay vào đó, ông tin rằng trong mỗi tầng lớp, những người nữ thì kém hơn những người nam. Vì vậy, thí dụ, những người giám hộ nữ sẽ cao hơn những người nam trong hai tầng lớp kia, nhưng thấp hơn hầu hết những người nam trong cùng tầng lớp với họ.

Liên quan đến đề tài lớn hơn về đời sống gia đình, chúng ta có thể hỏi tại sao gia đình chung được giới hạn chỉ trong tầng lớp những giám hộ. Cho rằng sự sắp xếp này được cung cấp như một bảo đảm cho lòng yêu nước, một ‘ra tay trước’ để ngăn chặn sự chia rẽ của lòng trung thành, tại sao nó chỉ áp dụng với tầng lớp này của xã hội? Điều đầu tiên nói đến liên quan với đề tài này là những hạn chế về đời sống gia đình có thể áp dụng cho cả tầng lớp giám hộ lẫn tầng lớp trợ tá. Thêm nữa, hai tầng lớp này được nuôi dưỡng và giáo dục cùng với nhau cho đến tuổi vị thành niên, khi những người cai trị được tuyển chọn từ những người tốt nhất trong nhóm, vì vậy rất có thể là lối sống của họ do thế cũng giống nhau. Plato thường lỏng lẻo khi dùng từ ngữ “giám hộ”, đôi khi ông dùng nó để áp dụng chỉ với những người cai trị, và những khi khác cho cả hai, những người cầm quyền cai trị lẫn những chiến binh. Có nhiều phẩn xảy ra rằng sự hạn chế về tài sản cá nhân cũng áp dụng cho cả những người giám hộ trợ tá.

Tầng lớp duy nhất đứng ngoài đòi hỏi này là của những người sản xuất. Vì những người sản xuất rất ít liên hệ đến đời sống chính trị của thành phố – họ không phải đưa ra bất kỳ quyết định nào liên quan đến thành phố, hoặc chiến đấu nhân danh thành phố – lòng ‘yêu nước’ của họ không thành vấn đề. Giống như chúng ta thấy một nông dân can đảm không làm gì cả cho thành phố như một toàn thể, một người thợ hay một thày thuốc yêu thành phố đều không can dự gì với sự tốt lành của thành phố nhìn theo quan điểm toàn thể xã hội.

Tóm lược: Quyển V [ 471e – hết]

 

Socrates đã trì hoãn thời gian đủ lâu dài, và phải giải thích về những giám hộ có thể bị buộc phải sống theo cách ‘quái lạ’ này như thế nào. Đáp ứng của ông là một tuyên bố triệt để nhất trong lịch sử triết học. Ông nói, hệ thống tổ chức của chúng ta chỉ có thể có được, nếu những người cai trị là những triết gia. Như thế, ông giới thiệu khái niệm của nhà vua – triết gia, khái niệm này bao trùm phần còn lại của Republic.

Để chống đỡ cho tuyên bố ‘chấn động’ này, dĩ nhiên Socrates phải giải thích những gì ông muốn nói bẳng từ “triết gia”. Rõ ràng ông không thể dùng nó để chỉ về loại những ai là những người hiện đang được gọi là những “triết gia”, vì những người này xem dường không phù hợp với vai trò cai trị. Bước đầu tiên trong việc giới thiệu triết gia thực sự là phân biệt những người đặc biệt này với một nhãn hiệu của những những trí thức – giả mà Socrates nói về họ như “những người yêu của những gì nhìn thấy và nghe được”. Những người yêu những cảnh tượng và âm thanh là những nhà thẩm mỹ, những người làm nghệ thuật tài tử, những người xưng là chuyên môn trong chủ đề đặc biệt của cái Đẹp. Nghĩa là những người chỉ nhận biết được những sự vật việc đẹp, nhưng không nhận biết được Thể dạng của cái Đẹp hay cái Đẹp tự thân.

Trong sự phân biệt nhà triết học với người yêu những cảnh tượng và âm thanh, lý thuyết về những Thể dạng đầu tiên được đưa vào Republic. Qua Socrates, Plato không giải thích những Thể dạng là những gì nhưng giả định rằng người đọc ông đã quen thuộc với lý thuyết này. Những Thể dạng, chúng ta đã được biết trong những đàm thoại Plato khác, là những ý tưởng tuyệt đối vĩnh cửu, không thay đổi, phổ quát, chẳng hạn như sự Tốt, cái Đẹp, và sự Bình đẳng. Mặc dù những Thể dạng không thể nhìn thấy được – nhưng chỉ nắm bắt được bằng tri thức – chúng là tác nhân làm những sự vật việc chúng ta cảm nhận xung quanh chúng ta vào thành những loại của những sự vật việc mà chúng là. Bất cứ gì màu đỏ chúng ta thấy có màu đỏ, thí dụ, thì chỉ có màu đỏ vì nó ‘dự phần’ vào Thể dạng của màu Đỏ; Bất kỳ hình vuông nào thì chỉ vuông vì nó dự phần’ vào Thể dạng của Vuông; Bất cứ điều gì đẹp chỉ đẹp vì nó dự phần’ vào Thể dạng của cái Đẹp, và vân vân…

Những gì làm những triết gia khác với những người yêu những cảnh tượng và âm thanh là họ thấu hiểu những Thể dạng này. Những người yêu những cảnh tượng và âm thanh tuyên bố biết tất cả về những sự vật việc đẹp đẽ, nhưng không thể tuyên bố có được bất kỳ kiến ​​thức nào về Thể dạng của cái Đẹp – họ ngay cả còn không nhận ra rằng có một sự vật việc loại giống như vậy. Vì những người yêu những cảnh tượng và âm thanh không tiếp xử với những phổ quát là những Thể dạng, Socrates tuyên bố, nhưng chỉ với những cảm giác đặc thù – nghĩa là những sự vật việc cá biệt mà chúng ta cảm nhận thấy quanh chúng ta – họ có thể có những Ý kiến ​​nhưng không bao giờ có Kiến ​​thức. Chỉ có những nhà triết học mới có thể có kiến ​​thức, những Thể dạng là những đối tượng của nó.

Để chống đỡ tuyên bố triệt để thứ hai này – rằng chỉ những triết gia mới có thể có kiến ​​thức – Socrates vẽ một bức tranh hết sức lôi cuốn về siêu hình học và tri thức học. Ông phân chia tất cả hiện hữu thành ba lớp: những gì thì hoàn toàn, những gì thì không cách nào là hoàn toàn, và những gì thì cả hai: vừa là và không – là oàn toàn. Sự vật việc gì là hoàn toàn, ông nói với chúng ta, thì hoà có thể hiểu biết được hoàn toàn; Sự vật việc gì không cách nào là hoàn toàn là đối tượng của mù quáng, của thiếu hiểu biết; Sự vật việc gì vừa là vừa không – là là hoàn toàn là đối tượng của ý kiến ​​hay tin tưởng. Chỉ những sự vật việc là hoàn toàn là những Thể dạng. Chỉ có Thể dạng của cái Đẹp là hoàn toàn đẹp, chỉ có Thể dạng của cái Ngọt là hoàn toàn ngọt, và vân vân như vậy. Những cảm giác đặc thù là cả hai, vừa là là không – là. Ngay cả những quả táo ngọt nhất cũng trộn lẫn với một chút vị chua – hay không – ngọt. Ngay cả những người phái nữ đẹp nhất cũng vẫn có những đơn giản, bình thường – hay không – đẹp – khi phán đoán với những tiêu chuẩn nhất định nào đó. Vì vậy, chúng ta chỉ có thể biết về những Thể dạng, chứ không về những đặc thù đến từ cảm giác. Đó là lý do chỉ có những triết gia mới có thể có kiến ​​thức, vì chỉ có họ mới tìm đến được những Thể dạng.

Phân tích: Quyển V, 471e – hết

Trong phần này, Plato có một trong những tuyên bố quan trọng nhất của Quyển V: chỉ có triết gia có kiến ​​thức. Trên thực tế, nếu chúng ta đọc Republic như là một biện hộ cho hoạt động của triết học, như Allan Bloom gợi ý, thì đây có thể được xem như tuyên bố quan trọng nhất. Nó giải thích tại sao triết học lại rất quan trọng với đời sống của thành phố, thay vì một đe dọa cho xã hội.

Luận chứng cho tuyên bố này tiến hành đại lược như sau. Chỉ có “những gì thì hoàn toàn” là có thể hoàn toàn hiểu được. Chỉ những Thể dạng được xem là “một gì thì hoàn toàn”. Chỉ những triết gia mới có thể đến được những Thể dạng. Chỉ những nhà triết học mới có hiểu biết.

Rằng chỉ có những Thể dạng đủ tiêu chuẩn như “những gì thì hoàn toàn” là một ý tưởng cực đoan và gây tranh cãi. Có thể nào một người phái nữ đẹp thì đẹp hoàn toàn? Không phải hay sao rằng sự việc xảy ra là nàng thì chỉ Đẹp theo như một số tiêu chuẩn, và không đẹp theo như những tiêu chuẩn khác? Thí dụ, so với một gót nữ, nàng có thể trông tầm thường, dung dị, không gì xuất sắc. Vì vậy, người phái nữ xinh đẹp không phải là đẹp hoàn toàn. Không một đặc thù cảm giác nào có thể là bất kỳ một gì hoàn toàn – dựa trên một số tiêu chuẩn, hay được xem theo một cách nào đó, nó sẽ thiếu phẩm chất ‘hoàn toàn’ đó. Nó chắc chắn sẽ mất chất phẩm chất đó với thời gian. Không gì thì ngọt ngào mãi mãi; Quả ngọt nào cuối cùng cũng héo, khô, hay thối rũa. Không gì thì đẹp mãi mãi; Những vât thể cuối cùng bị mòn, bị già, hoặc bị tàn lụi, diệt vong. Thể dạng cúa cái Đẹp thì không gì khác hơn cái đẹp thuần khiết vốn nó như thế mãi mãi, không thay đổi. Trong khái niệm của Plato, tất cả những Thể dạng đều có những phẩm tính đặc biệt của chúng là hoàn toàn, vĩnh cửu, và không thay đổi.

Rằng chỉ “những gì thì hoàn toàn” là hoàn toàn có thể hiểu được là một ý tưởng khó khăn để chấp nhận, ngay cả khi chúng ta hiểu rằng Plato muốn chỉ định, bằng cách nói, về những Thể dạng. Hãy xem xét người phái nữ đẹp đẽ của chúng ta. Hãy nhớ rằng nàng thì cùng một lúc vừa đẹp và không – đẹp, và rằng cái đẹp của nàng thì chắc chắn sẽ phai tàn. Vậy làm sao chúng ta có thể biết rằng nàng thì đẹp, trong khi nàng không đẹp hoàn toàn hay vĩnh viễn? Để nghĩ rằng nàng thì đẹp không thể được xem là thực ‘hiểu biết’ nếu nó thì có một phần sai, không đúng thực. Nhưng tại sao chúng ta không thể nói rằng chúng ta biết chuẩn xác trong những cách nào cô ấy thì đẹp và cũng cả trong những cách nào thì cố ấy không đẹp, rằng chúng ta biết toàn bộ bức tranh? Lý do khiến điều này không thành là người phái nữ xinh đẹp của chúng ta là một thực thể thay đổi, cũng như tất cả những cá thể đặc thù của cảm giác. Vì bản thân cô ấy là một thực thể thay đổi, sự nắm bắt của chúng ta đối với cô ấy, nếu nó đúng, cũng phải thay đổi theo. Nhưng Plato kiên quyết rằng kiến ​​thức đích thực thì phải không thay đổi. Kiến thức đối với Plato, như với Aristotle và nhiều những nhà tư tưởng kể từ đó, gồm những sự thật vĩnh cửu, không thay đổi và tuyệt đối, loại kiến thức mà ông ta coi như là của khoa học. Vì kiến thức thì giới hạn với những sự thật vĩnh cửu, không thay đổi và tuyệt đối, nó không thể áp dụng cho những chi tiết luôn thay đổi của thế giới cảm giác. Nó chỉ có thể áp dụng cho những gì thì hoàn toàn – với những gì thì ổn định và vĩnh cửu, không đổi.

Plato, một số người có thể tuyên bố, đã phạm một lầm lẫn khi nhảy từ tuyên bố rằng ‘kiến ​​thức’ phải áp dụng cho những sự thật ổn định không đổi, đến tuyên bố rằng ‘kiến ​​thức’ chỉ áp dụng cho những Thể dạng. Aristotle, học trò của ông, tuy cũng tin tưởng rằng ‘kiến ​​thức’ phải giới hạn trong những sự thật vĩnh cửu và tuyệt đối, nhưng ông đã tìm được cách để ‘kiến ​​thức’ có thể áp dụng được vào thế giới chúng ta quan sát quanh chúng ta, bằng cách giới hạn kiến ​​thức vào những lớp hoặc những loại. Chúng ta có thể có kiến ​​thức, theo quan điểm của Aristotle, về con người, nhưng không phải về bất kỳ con người cụ thể nào. những lớp, ông nhận ra, thì ổn định và vĩnh cửu, ngay cả khi những thực thể cụ thể làm thành những lớp này thì không.

Trong phần này có những vang vọng rõ ràng đến từ những triết gia thời trước. Khi chia tất cả những gì là-có (tôi muốn dùng, như những chỗ khác, thay cho ‘hiện hữu’) vào thành ba lớp (những gì thì hoàn toàn, không hoàn toàn, và vừa hoàn toàn vừa không hoàn toàn) Plato dựa vào những yếu tố của những học thuyết trước-Socrates, và tổng hợp những yếu tố này vào thành một cái nhìn thống nhất về thế giới. Parmenides vang vọng trong những cực đoan: trong những gì là-có hoàn toàn và trong những gì không-là-có tất cả. Parmenides đã nói rất nhiều về “là-gì” và “không-là-gì”. Ông lập luận rằng tất cả những gì là là-có – “là-gì” – là một sự vật việc đơn nhất, không thay đổi, vĩnh cửu – một thực thể vốn trong nhiều cách thức giống với những Thể dạng (mặc dù nó khác với những Thể dạng, thí dụ, trong “là-gì” của Parmenides là một thực thể duy nhất, trong khi Plato để cho là nhiều những Thể dạng). Tất cả mọi sự vật việc nào khác, ông nói, thì tất cả là không-có. Trong khi Parmenides có thể thông cảm với hai cực đoan của Plato, ông sẽ kịch liệt phản đối sự có mặt của lĩnh vực ở giữa – của những gì vừa là-gìkhông-là-gì. Lĩnh vực này như thế tất đã vi phạm lôgích nghiêm trọng.

Tuy nhiên, lĩnh vực này có quan hệ chặt chẽ với một triết gia trước-Socrates, Heraclitus. Một trong những học thuyết chính của Heraclitus là một lý thuyết liên quan đến sự thống nhất của những đối lập: ý tưởng rằng bất cứ gì đẹp cũng xấu, bất cứ gì đi lên cũng đi xuống, vân vân…Ông tin rằng toàn thể thế giới được tạo hợp từ những thống nhất của những đối lập, và rằng chìa khóa để hiểu được thiên nhiên là hiểu được những đối lập này đã gắn kết với nhau như thế nào. Không ngạc nhiên khi thấy Plato lấy ý từ hai nhà tư tưởng này, vì ông đã tiếp xúc với những học trò của cả Parmenides và Heraclitus, trước khi ông thành lập Academy của mình.

Và cuối cùng, không thể không lập lại một tuyên bố nổi tiếng, từ đó vẫn vang vọng đến nay trong lịch sử triết học chính trị, chắc chắn đây là phát biểu được trích dẫn nhiều nhất trong Republic, nhưng có lẽ vẫn chưa được suy nghĩ nhiều nhất:

“Cho đến khi những triết gia cai trị như những nhà vua trong những thành phố của họ, hoặc những ai là người ngày nay được gọi là những nhà vua và những người lãnh đạo đã trở thành những triết gia chân thực và xứng đáng, như thế khiến quyền lực chính trị và triết học trở nên được hoàn toàn trộn vào nhau, trong khi nhiều những bản tính hiện nay chỉ theo đuổi chuyên biệt một bất kỳ đều bị mạnh mẽ ngăn trở để làm thế, những thành phố sẽ không được yên lành với những xấu ác, Glaucon thân yêu của tôi ơi, tôi nghĩ, cũng sẽ không với cả loài người.”



QUYỂN V



SOCRATES kể tiếp tục:


[449a]
SOCRATES: Như thế, khi đó, là loại thành phố và hiến pháp – và loại con người – tôi gọi là gọi tốt và đúng. Và nếu quả thực điều này thì chuẩn xác, tất cả những gì khác đều là xấu và sai lầm, cả hai như là những chính quyền thành phố và như những cách hình thành những hồn người của những cá nhân riêng tư. Những gì thiếu xót rơi vào thành bốn loại.
GLAUCON: Chúng là gì?

Tôi đã sắp sửa mô tả chúng theo thứ tự trong đó tôi nghĩ rằng chúng đã phát triển ra khỏi lẫn nhau. Nhưng Polemarchus, người đang ngồi không xa Adeimantus, đã giơ tay ra, nắm chặt áo choàng của Adeimantus chỗ trên vai, kéo Adeimantus về phía mình, và nghiêng về phía trước, nói một vài gì đó vào tai Adeimantus. Chúng tôi không nghe trộm được về những gì ông đã nói, ngoài thế này:

Có phải chúng ta sẽ buông bỏ đi, sau đó, hay làm gì?

ADEIMANTUS: (Bây giờ nói to.) Chắc chắn không!
SOCRATES: Chính xác là gì mà bạn sẽ không buông bỏ?
ADEIMANTUS: Ông!
SOCRATES: Đúng thực là tại sao?
ADEIMANTUS: Chúng tôi nghĩ rằng ông là một người lười biếng, rằng ông đang cướp đi của chúng tôi toàn bộ một phần quan trọng của luận chứng để tránh khỏi phải giải thích nó. Ông nghĩ rằng chúng tôi sẽ không nhận ra khi ông nói – như thể đó là một gì đó không quan trọng, – rằng, về phần liên quan đến phái nữ và trẻ em, bất cứ ai cũng đã có thể thấy rằng nó sẽ là một trường hợp của những bạn bè chia sẻ tất cả mọi sự vật việc như của chung. [1]
SOCRATES: Nhưng không phải thế đó thì đúng sao, Adeimantus?

ADEIMANTUS: Vâng, nó thì đúng. Nhưng nó thì giống đúng như tất cả những phần còn lại chúng ta đã thảo luận; sự đúng thực của nó đòi hỏi một sự giải thích về sự chia sẻ sẽ được dàn xếp như thế nào, vì có rất nhiều cách để làm nó xảy ra. Thế nên, xin đừng bỏ quên, không cho chúng tôi biết về một cụ thể mà ông có trong não thức. Chúng tôi tất cả đang đã chờ đợi một thời gian đã lâu với kỳ vọng rằng ông chắc chắn sẽ thảo luận về sự sinh sản sẽ được giải quyết thế nào, những trẻ em được sinh ra sẽ được nuôi dạy thế nào, và toàn bộ đề tài về những gì ông muốn nói bởi sự chia sẻ phái nữ và trẻ em. Ông thấy đấy, chúng tôi nghĩ rằng điều này tạo một khác biệt đáng kể – quả thực, tất cả khác biệt – cho dù một hiến pháp thì chuẩn xác hay không chuẩn xác. Thế nên bây giờ rằng ông đang bắt đầu để mô tả một hiến pháp khác nhưng không phân tích vấn đề này cho đầy đủ, chúng tôi đã giải quyết, như ông đã nghe qua, không để cho ông đi cho đến khi ông giải thích tất cả điều này đúng như ông đã làm với phần còn lại.
GLAUCON: Gồm cả tôi nữa, như có một phần chia trong phiếu bầu này.

Và Thrasymachus đã nói:
Trong thực tế, ông có thể hiểu nó như giải pháp của tất cả chúng tôi, Socrates.

SOCRATES: Thật là một việc các bạn đã làm, bằng thách thức tôi như thế! [2] Các bạn đã khởi lên một thảo luận quá lớn về hiến pháp, – nó sẽ giống như bắt đầu từ khởi đầu. Tôi đã vui mừng khi nghĩ rằng đến lúc này tôi đã hoàn thành sự mô tả của nó, và đã hài lòng để có những gì tôi đã nói trước đó được chấp nhận như nó là. Các bạn không nhận ra thật là một đông đảo của những luận chứng các bạn đang khuấy động, bằng cách làm đòi hỏi này. Đó là vì tôi có thể nhìn thấy nó khiến tôi bỏ đề tài qua một bên, để tránh tất cả những rắc rối nó sẽ gây ra cho chúng ta.
THRASYMACHUS: Tại sao điều đó lại được xem là quan trọng? Ông không nghĩ rằng những người này bây giờ đã đến đây để nghe những lập luận, không phải để tìm quặng vàng? [3]
SOCRATES: Có – trong chừng mực ôn hòa, ít nhất.
GLAUCON: Nhưng chắc chắn nó thì trong chừng mực ôn hòa, Socrates, cho những người có bất kỳ phải chăng nào để lắng nghe những lập luận loại như vậy là toàn bộ đời sống của họ. Vậy, đừng bao giờ bận tâm về chúng tôi. Đừng cảm thấy mệt mỏi để giải thích những quan điểm của ông về những gì chúng tôi hỏi: cụ thể là, sự chia sẻ những trẻ em và phái nữ sẽ quay sang thành là gì cho những người giám hộ của chúng ta, và những đứa trẻ sẽ được nuôi dạy thế nào trong khi chúng vẫn còn nhỏ. Trên hết, thời gian giữa lúc được sinh ra đến lúc chính thức bắt đầu của giáo dục dường như là thời gian khó khăn nhất của tất cả. Vì vậy, hãy cố gắng nói cho chúng tôi biết nó phải được giải quyết cách nào.

Những Giám hộ nữ và Con cái

SOCRATES: Để giải thích không phải là điều dễ dàng, những đồng bạn khéo chọn của tôi ơi. Nó tăng lên lại còn nhiều hơn nghi ngờ hơn so với những đề tài mà chúng ta đã thảo luận cho đến giờ. Người ta có thể, trên thực tế, nghi ngờ liệu những gì chúng ta đề nghị là có thể được, và, ngay cả nếu giả dụ là người ta đồng ý hoàn toàn như vậy, người ta vẫn có thể có những nghi ngờ về việc liệu nó sẽ được cho là hay nhất. Thế đó là lý do tôi đã phần nào do dự để nêu nó lên: Tôi đã sợ, những đồng chí thân yêu của tôi ơi, rằng lập luận của chúng ta có thể xem dường là không gì hơn sự mơ tưởng theo ước muốn.
GLAUCON: Đừng ngần ngại gì cả. Ông thấy đấy, những người nghe của ông sẽ không phải là không biết quan tâm ân cần, hay ngờ vực, hay chống đối.
SOCRATES: Bạn rất thân ái của tôi ơi, có phải bạn nói thế vì muốn khuyến khích tôi?
GLAUCON: Tôi muốn.
SOCRATES: Tốt, bạn có được chính xác tác dụng ngược lại. Nếu tôi tin chắc rằng tôi đã nói với kiến ​​thức, khuyến khích của bạn tất cả sẽ là rất tốt. Khi một người ở giữa những bạn bè yêu thích và có kiến ​​thức, và một người nói những gì người ấy biết là sự thật về những sự vật việc quan trọng nhất và yêu thích nhất, người ấy có thể cảm thấy vừa an toàn và tự tin. Tuy nhiên, để đặt ra những luận chứng khi một người thì chưa chắc chắn và còn đang tìm kiếm, như tôi đang làm, là một điều đáng sợ và làm người ta cảm thấy bất an. Tôi không sợ bị chế nhạo, – điều đó sẽ là trẻ con, thực vậy – , nhưng tôi sợ rằng nếu tôi thất bại, không bảo đảm được sự thật, đúng ở chỗ là quan trọng nhất để làm như vậy, tôi sẽ không chỉ tự mình bị ngã xuống, nhưng cũng kéo theo cả những bạn bè của tôi. Vì vậy, tôi cúi đầu trước Adrasteia [4], Glaucon, cho những gì tôi sắp nói. Bạn thấy đấy, tôi ngờ rằng giết người không cố ý là một tội ác còn nhẹ hơn tội gây hiểu nhầm cho người ta về cái đẹp, cái tốt, và những qui ước công chính. Đó là một liều lĩnh, tốt hơn để nó xảy ra giữa những thù địch hơn là giữa những bạn bè. Thế nên, bạn đã khéo léo và thực sự khuyến khích tôi.

Glaucon cười và nói:
Tốt, Socrates, nếu chúng tôi có chịu bất kỳ điêu đứng nào từ bất kỳ ghi nhận sai lầm nào ông đưa vào trong luận chứng, chúng tôi sẽ ‘phóng thích’ ông như chúng ta sẽ làm trong một vụ án giết người, như không có tội và không lừa dối chúng tôi. Vì vậy, ông có thể nói với tự tin.
SOCRATES: Tốt, đó là sự thật, một người là người được tuyên bố trắng án trong tình cảnh đó thì vô tội, pháp luật nói thế. Và nếu nó đúng ở đó, nó có lẽ cũng đúng ở đây nữa.
GLAUCON: Với những lý do này, vậy hãy nói cho chúng tôi nghe.

SOCRATES: Tôi sẽ phải quay trở lại một lần nữa, sau đó, và bây giờ nói những gì có lẽ tôi đã nên nói khi đó trong vị trí thích đáng. Nhưng có lẽ điều đó thì không sao, sau khi đã hoàn thành một vở tuồng phái nam, tiếp đó để trình diễn một vở tuồng phái nữ [5], – đặc biệt là khi bạn đòi hỏi nó theo cách này. Đối với những người sinh ra và được giáo dục như chúng ta đã mô tả, khi đó, tôi tin rằng, không có cách chuẩn xác nào để nhận và dùng những trẻ em và phái nữ, khác hơn ngoài đi theo con đường mà trên đó chúng ta đầu tiên đặt định họ. Chắc chắn, trong lập luận của chúng ta, chúng ta đã cố gắng để thiết lập những người nam như những con chó canh giữ bầy đàn của họ.
GLAUCON: Phải.
SOCRATES: Vậy, chúng ta hãy tiến hành bằng cách đưa ra những quy tắc tương ứng cho sinh sản và nuôi dưỡng, và xem liệu chúng có phù hợp với chúng ta hay không.
GLAUCON: Như thế nào?
SOCRATES: Như sau. Có phải chúng ta nghĩ rằng những con chó cái của đàn chó bảo vệ của chúng ta nên nhập bầy trong việc canh giữ đúng y như những gì con chó đực canh giữ, đi săn với chúng, và chia sẻ mọi sự vật việc với chúng? Hay chúng ta nghĩ rằng chúng nên ở trong nhà và trông nhà, [6] với lý do rằng chúng không có khả năng làm điều này vì chúng phải cưu mang và nuôi dạy bầy chó con, trong khi những con đực nên làm việc và chăm sóc toàn bộ cả bầy đàn?
GLAUCON: Chúng nên chia sẻ tất cả mọi sự vật việc, ngoại trừ việc chúng ta dùng những con cái chúng ta như chúng ta dùng những động vật yếu hơn, và những con đực như chúng ta sẽ dùng những con mạnh mẽ hơn.
SOCRATES: Có thể hay không, sau đó, để đem dùng một con vật cho cùng những nhiệm vụ tương tự như một con khác, nếu bạn không cho nó cùng một nuôi dạy và giáo dục?
GLAUCON: Không, điều đó không.
SOCRATES: Khi đó, nếu chúng ta dùng phái nữ trong cùng những nhiệm vụ như phái nam, họ cũng phải được dạy cùng những sự vật việc tương tự.
GLAUCON: Phải.
SOCRATES: Bây giờ, chúng ta đã cho những người kể sau sự huấn luyện về âm nhạc và thể dục.
GLAUCON: Phải.
SOCRATES: Vì vậy, chúng ta cũng phải cho những tài khéo chuyên môn này, cũng như huấn luyện quân sự, với phái nữ, và dùng họ theo cùng cách.
GLAUCON: Điều đó xem dường hợp lý, sau những gì ông nói.
SOCRATES: Nhưng có lẽ nhiều sự vật việc chúng ta bây giờ đang nói, vì chúng trái với phong tục, sẽ xem có vẻ như nực cười phi lý, nếu chúng được đem vào thực hành.
GLAUCON: Thật vậy, chúng sẽ.
SOCRATES: Bạn thấy những gì là khía cạnh nực cười phi lý nhất trong số chúng? Không phải rõ ràng nó là ý tưởng rằng những người nữ thực tập thể dục trần truồng trong những phòng palestras [7] cùng với những người nam? [8] Và không chỉ những người nữ trẻ, nhưng cũng cả những người lớn tuổi nữa – giống như những người già, chúng ta thấy trong những phòng tập thể dục, mặc dù cơ thể của họ đã nhăn nheo, nhìn không gọn mắt, nhưng vẫn yêu thích tập luyện thể dục.
GLAUCON: Phải, có Zeus chứng giám, thế tất sẽ trông thực sự nực cười phi lý, ít nhất trong những điều kiện hiện nay.
SOCRATES: Tuy nhiên, vì chúng ta đã bắt đầu thảo luận về vấn đề, chúng ta phải không sợ những câu nói đùa khác loại, rằng những trí óc lanh lợi sẽ làm thay đổi về cả hai loại này trong huấn luyện âm nhạc và thể dục, – và ngay cả còn nhiều hơn vậy – về sự thay đổi trong việc mang vũ khí và cỡi những ngựa của đoàn kỵ binh. [9]
GLAUCON: Ông thì đúng.
SOCRATES: Nhưng vì chúng ta đã bắt đầu, chúng ta phải chuyển vào phần khó khăn hơn của luật pháp, và yêu cầu những trí óc lanh lợi này đừng làm những công việc của riêng chúng, nhưng hãy là nghiêm trang. Và chúng ta sẽ nhắc nhở họ rằng không phải là lâu gì từ khi người Greece đã vẫn còn nghĩ là điều xấu hổ và phi lý (như nhiều dân man rợ vẫn nghĩ) để cho những người nam được thấy trần truồng, sau khi cởi sạch quần áo, và rằng khi những người đảo Crete đầu tiên và sau đó những người vùng Lacedaemon [10] bắt đầu những trường thực tập thể dục, trí óc lanh lợi của thời đó đã có cơ hội để tạo ra một hài kịch cho nó tất cả. Hay bạn không nghĩ thế?
GLAUCON: Tôi chắc chắn nghĩ thế.
SOCRATES: Nhưng khi nó đã trở nên rõ ràng, tôi hiểu nó, với những ai đó là người dùng những thực hành này, rằng điều là tốt hơn để cởi sạch hết thay vì che phủ tất cả những phần như vậy, những ánh mắt nhìn cười cợt đã nhạt đi vì những gì những luận chứng đã chứng minh để là tốt nhất. Và điều này đã cho thấy rằng đó là một kẻ ngu dại mới thấy bất cứ gì cũng là nực cười phi lý, trừ những gì là xấu, hoặc cố gắng cất một tiếng cười lớn trước cảnh tượng của bất cứ gì, trừ những gì là ngu ngốc hoặc xấu xa, hay – nói điều này theo cách khác ngược lại – ai là người xem là nghiêm trọng bất kỳ tiêu chuẩn nào của những gì là đẹp, ngoại trừ những gì là tốt.
GLAUCON: Chắc chắn rồi.
SOCRATES: Tốt, vậy sau đó, không phải chúng ta trước tiên nên đồng ý về việc liệu những đề nghị của chúng ta thì có thể thành tựu được hay không? Và không phải là chúng ta phải cho cho bất cứ ai muốn làm như vậy – cho dù đó là một ai là người yêu đùa cợt hay một ai đó nghiêm trang – cơ hội để tranh luận không biết con người phái nữ quả có khả năng tự nhiên để chia sẻ trong tất cả những nhiệm vụ của phái nam, hoặc không trong nhiệm vụ nào tất cả, hoặc trong một số này nhưng không trong những số kia, và đặc biệt, có phải điều này đúng trong trường hợp của chiến tranh? Bằng cách làm tốt nhất sự khởi đầu trong lối này, sẽ không phải người ta cũng có nhiều hứa hẹn đến được kết luận tốt nhất?
GLAUCON: Tất nhiên.
SOCRATES: Vậy, bạn có muốn chúng ta tranh luận với nhau, thay mặt cho họ, như thế phía luận chứng của họ sẽ không bị tấn công mà không có những người chông đỡ?
GLAUCON: Tại sao không?
SOCRATES: Khi đó, chúng ta hãy nói điều này thay mặt họ: “Socrates và Glaucon, các bạn không cần những người khác tranh luận với các bạn. Dẫu gì đi nữa, chính các bạn, khi các bạn đã bắt đầu thành lập thành phố của các bạn, đã đồng ý rằng mỗi người phải làm công việc mỗi người mà người ấy đã được phù hợp tự nhiên.”
GLAUCON: Chúng ta đã đồng ý với điều đó, tôi nghĩ. Tất nhiên chúng ta đã đồng ý.
SOCRATES: “Có thể là hay không, sau đó, rằng bởi bản chất một người nữ thì không khác biệt gì lắm với một người nam?”
GLAUCON: Tất nhiên người nữ thì khác biệt.
SOCRATES: “Vậy cũng không phải là thích hợp để chỉ định một công việc khác biệt cho mỗi người trong họ, công việc mà họ tự nhiên phù hợp với nó? “
GLAUCON: Chắc chắn.
SOCRATES: “Làm thế nào, sau đó, rằng bây giờ bạn không phạm một sai lầm và mâu thuẫn với chính bạn, khi bạn nói rằng những người nam và những người nữ phải làm những công việc giống nhau, sau khi nhìn thấy rằng họ có những bản chất vốn là khác biệt nhất? “Bạn có có bất kỳ bào chữa nào, đồng bạn tuyệt vời ơi, phản lại tấn công đó?
GLAUCON: Không phải là dễ dàng để nghĩ lấy được một trong thôi thúc của khoảnh khắc này. Ngược lại, tôi sẽ hỏi – thực vậy, tôi cũng đang – hỏi ông để giải thích lập luận về phía chúng ta nữa, dù nó là gì.
SOCRATES: Điều đó, Glaucon, và nhiều những vấn đề khác của cùng một loại, vốn tôi đã nhìn thấy trước từ lâu, là những gì tôi sợ khi tôi đã ngần ngại để giải quyết pháp luật liên quan đến việc sở hữu và giáo dục phái nữ và trẻ em.
GLAUCON: Không, có Zeus chứng giám, chắc chắn nó không có vẻ là một vấn đề đơn giản.
SOCRATES: Không, nó không phải là. Nhưng thực tế là rằng cho dù một người rơi vào một hồ bơi nhỏ, hay vào giữa biển lớn nhất, người ta đều phải bơi tất cả như nhau.
GLAUCON: Dĩ nhiên.
SOCRATES: Vậy nên chúng ta cũng phải bơi, và cố gắng để cứu lấy chúng ta, khỏi biển của những luận chứng, sau khi hy vọng một dolphin đến vớt chúng ta lên, hoặc một vài cứu vớt khó xảy ra nào đó. [11]
GLAUCON: Có vẻ thế.
SOCRATES: Thôi nào, vậy chúng ta hãy xem nếu chúng ta có thể tìm thấy một lối ra. Chúng ta đã đồng ý, tất nhiên, rằng những bản chất khác nhau phải có những theo đuổi nghề nghiệp khác nhau, và rằng những bản chất của một người nữ và một người nam là khác nhau. Nhưng bây giờ chúng ta nói rằng những bản chất khác nhau đó phải có cùng những theo đuổi nghề nghiệp giống nhau. Không phải đó là cáo buộc phản bác chúng ta?
GLAUCON: Vâng, đúng thế.
SOCRATES: Một quyền lực thật là cao quí chừng nào, Glaucon, vốn tài khéo chuyên môn của sự tranh luận có được!
[454a]
GLAUCON: Thế là sao?
SOCRATES: Vì nhiều người, dường như với tôi, rơi vào trong nó, ngay cả ngược với những ý định của họ, và nghĩ họ đang tham dự vào tranh luận, nhưng không vào tranh cãi nhằm giành thắng hơn tìm sự thực. Điều này xảy ra vì họ không có khả năng để xem xét những gì đã được nói bằng cách phân chia nhỏ nó vào trong những loại. Thay vào đó, nó là hoàn toàn ở trên tầng lời nói [12]vốn họ tìm sự mâu thuẫn trong những gì đã được nói, và dùng tranh luận lấy thắng, không dùng biện chứng, trên một (câu) này với một (lời) kia.
GLAUCON: Vâng, điều đó chắc chắn quả có xảy ra với nhiều người. Nhưng chắc chắn nó không can dự gì với vấn đề chúng ta đang có tại thời điểm này, phải không?
SOCRATES: Nó can dự là chuyện chắc chắn nhất! Dù mức nào đi nữa, chúng ta đang lâm vào nguy hiểm của việc giải quyết bằng tranh cãi nhằm giành thắng hơn tìm sự thực một cách vô thức.
GLAUCON: Như thế nào?
SOCRATES: Chúng ta đang cố gắng để thiết lập nguyên tắc rằng những bản chất khác nhau không nên được chỉ định cùng những theo đuổi nghề nghiệp giống nhau, trong một cách thức tự tin và tranh thắng, ở trên tầng lời nói. Nhưng chúng ta hoàn toàn đã không điều tra gì hết về loại nào của sự khác biệt tự nhiên hay giống nhau tự nhiên chúng ta đã có trong đầu, hay trong phương diện nào sự khác biệt đã đúng chỗ có liên quan, khi chúng ta đã chỉ định những theo đuổi nghề nghiệp khác nhau cho những bản chất khác nhau và những theo đuổi nghề nghiệp giống nhau cho những giống nhau.
GLAUCON: Không, chúng ta đã không điều tra việc đó.
SOCRATES: Và vì chúng ta đã không, nó thì mở ra cho chúng ta, rõ ràng, để hỏi chính chúng ta rằng không biết những bản chất của những người hói đầu và những người tóc dài là giống nhau hay đối nghịch. Và, một khi chúng ta đồng ý rằng họ thì đối nghịch, nó thì mở ra cho chúng ta để cấm những người tóc dài để là những người thợ giày, nếu đó là những gì dành cho những người hói đầu, hay tương tự ngược lại.
GLAUCON: Nhưng đó sẽ là nực cười phi lý.
SOCRATES: Và có phải nó thì nực cười phi lý vì bất kỳ lý do nào khác hơn rằng chúng ta đã không có trong não thức tất cả mọi loại của khác biệt và giống nhau trong bản chất, nhưng đã dán mắt chúng ta chỉ vào loại của sự khác biệt và giống nhau vốn thích hợp với bản thân những theo đuổi nghề nghiệp? Chúng ta muốn nói là, lấy thí dụ, rằng một người nam và nữ, có những hồn người của họ thích hợp với y khoa, có cùng bản chất. Hay bạn không nghĩ như vậy?
GLAUCON: Tôi nghĩ vậy.
SOCRATES: Tuy nhiên, một thày thuốc nam và một người thợ mộc nam có những (bản chất) khác nhau?
GLAUCON: Tất nhiên, hoàn toàn khác nhau.
SOCRATES: Trong trường hợp của cả hai phái nam và nữ, khi đó, nếu một trong họ được cho thấy là khác biệt với một khác, về phần liên quan đến một tài khéo thủ công hoặc theo đuổi nghề nghiệp, chúng ta sẽ nói rằng đó là một (nghề nghiêp), một người nên được chỉ định với nó. Nhưng nếu là điều rõ ràng rằng họ chỉ khác nhau trong một mình lĩnh vực này, rằng phái nữ mang bầu sinh con trong khi phái nam chỉ ‘gieo giống’ trong phái nữ, [13] chúng ta sẽ nói rằng nó đã không được chứng minh rằng một người nữ khác biệt với một người nam về phần liên quan đến những gì chúng ta đang bàn đến, và chúng ta sẽ tiếp tục tin tưởng những người giám hộ của chúng ta và người người nữ của họ nên có những cùng những theo đuổi nghề nghiệp như nhau.
GLAUCON: Và như vậy là đúng.
SOCRATES: Tiếp theo, không phải chúng ta sẽ thúc dục đối thủ của chúng ta hãy cho chúng ta biết đích xác tài khéo hay theo đuổi nghề nghiệp nào, liên quan đến tổ chức của thành phố, trong đó bản chất của một người nữ và bản chất của một người nam là không giống, nhưng khác nhau?
GLAUCON: Đó sẽ là một câu hỏi công bằng, ít nhất.
SOCRATES: Có lẽ, sau đó, người này có thể nói, cũng giống như bạn đã nói một lúc trước, rằng nó không phải là dễ dàng để đưa ra một câu trả lời đầy đủ trong thôi thúc của khoảnh khắc, nhưng rằng sau sự suy nghĩ nó sẽ không là khó khăn gì tất cả.
GLAUCON: Vâng, ông có thể nói thế.
SOCRATES: Bạn có muốn chúng ta hỏi một trong những người tranh luận những sự vật việc theo cách này, sau đó, để đi theo chúng ta để xem liệu chúng ta bằng cách nào đó có thể cho người ấy thấy rằng không có theo đuổi nghề nghiệp nào liên quan đến việc quản lý của thành phố mà là một đặc thù của phái nữ?
GLAUCON: Dĩ nhiên.
SOCRATES: Thôi nào, sau đó, chúng ta sẽ nói với người ấy, hãy cho chúng ta một trả lời: “Đây có phải là những gì bạn muốn nói là một người phù hợp tự nhiên với một gì đó và một gì đó khác không phù hợp: rằng một người học nó dễ dàng, người kia khó khăn; rằng một người, sau một chỉ dẫn nhỏ, có thể tìm ra trong đề tài đang nghiên cứu được rất nhiều cho chính người ấy, trong khi người kia, thậm chí được rất nhiều hướng dẫn và chú ý, không giữ được ngay cả những gì được giảng dạy; rằng những khả năng cơ thể của một người thì phục vụ đầy đủ cho não thức của người này, trong khi của người kia thì gây cản trở cho của người kia? Có bất kỳ yếu tố nào khác hơn những yếu tố này, bởi chúng bạn phân biệt ai là một người thì rất thích hợp một cách tự nhiên cho mỗi theo đuổi nghề nghiệp với một ai là người thì không?”
GLAUCON: Không ai sẽ có khả năng để đề cập đến bất kỳ những (yếu tố) khác.
SOCRATES: Bạn có biết bất cứ gì được loài người thực hiện, sau đó, ở đấy phái nam thì không vượt trội hơn phái nữ trong tất cả những cách đó? Hay có phải chúng ta phải tạo một câu chuyện dài về nó, bằng cách bàn luận việc dệt tơ sợi và việc chuẩn bị thức ăn được nấu chín và đun sôi [14] – chính những theo đuổi nghề nghiệp, trong đó phái nữ thì tưởng vượt trội, và trong đó sự thất bại của nó sẽ phơi bày nó với sự nhạo báng lớn nhất của tất cả?
GLAUCON: Điều là đúng rằng một phái tính cho thấy thành thạo hơn phái kia trong rất nhiều mọi lĩnh vực. Tuy nhiên, có nhiều những người nữ là người giỏi hơn nhiều những người nam ở nhiều sự việc. Nhưng trên toàn bộ, nó là như bạn nói.
SOCRATES: Sau đó, người bạn tôi ơi, không có sự theo đuổi nghề nghiệp nào liên quan đến quản lý của thành phố thuộc về một người nữ vì người ấy là một người phái nữ, hoặc về một người nam vì người ấy là một người phái nam, nhưng những khả năng tự nhiên nhiều loại khác nhau đã được phân phối trong cùng một cách tương tự giữa hai sinh vật, và phái nữ có thể chia sẻ bởi bản chất trong mọi theo đuổi nghề nghiệp, và phái nam trong mọi mỗi một, mặc dù cho những những mục đích của tất cả của chúng, phái nữ thì yếu hơn phái nam. [15]
GLAUCON: Dĩ nhiên.
SOCRATES: Như thế, có phải chúng ta sẽ gán tất cả chúng cho người nam và không gì cho người nữ cả?
GLAUCON: Sao chúng ta có thể làm thế ?
SOCRATES: Chúng ta không thể. Vì chúng ta sẽ nói, tôi tưởng tượng, rằng một người phái nữ thì thích hợp với nghề y khoa, và một người khác thì không, và người khác đó có bản chất thì tự nhiên thích hợp với âm nhạc, một người khác nữa thì không.
GLAUCON: Dĩ nhiên.
SOCRATES: Không phải là sẽ có một người thích hợp với huấn luyện thể dục hay chiến tranh, sau đó, trong khi một người khác thì không – ưa – chiến tranh và không phải là một người yêu của huấn luyện thể dục.
[456a]
GLAUCON: Tôi giả định vậy.
SOCRATES: Và một người là người yêu sự khôn ngoan, một người kia là người ghét sự khôn ngoan? Và một người thì có tinh thần cao, một người kia thì thiếu tinh thần? [16]
GLAUCON: Cả thế nữa.
SOCRATES: Vì vậy, cũng có một người nữ là người phù hợp để là một giám hộ, và một người thì không. Hay không phải đó là loại bản chất, chúng ta cũng đã chọn cho những giám hộ nam của chúng ta nữa?
GLAUCON: Nó chắc chắn đã là thế.
SOCRATES: Một người nữ và một người nam có thể có cùng bản chất, khi đó, liên quan đến sự bảo vệ thành phố – ngoại trừ trong mức độ rằng người nữ ấy thì yếu hơn và người nam thì mạnh hơn.
GLAUCON: Xem dường như thế.
SOCRATES: Những người nữ thuộc loại đó, sau đó, phải được lựa chọn để sống và canh giữ với những người nam thuộc cùng loại, vì họ có năng lực để làm vậy và tương tự như những người nam do bản chất.
GLAUCON: Dĩ nhiên.
SOCRATES: Và có phải chúng ta phải chỉ định cùng những theo đuổi nghề nghiệp với cùng những bản chất tương tự?
GLAUCON: Phải, những giống nhau tương tự.
SOCRATES: Chúng ta đã đi vòng quanh, sau đó, về những gì chúng ta đã nói trước đây, và chúng ta đã đồng ý rằng không phải là phản lại tự nhiên để chỉ định huấn luyện âm nhạc và thể dục cho những người giám hộ nữ.
GLAUCON: Chắc chắn rồi.
SOCRATES: Thế nên, chúng ta đang không ban hành luật về những điều không thể hay những đơn thuần tưởng tượng, dù bất cứ thế nào, vì luật pháp chúng ta đã đang đề xuất thì trong thuận hợp với bản chất tự nhiên. Thay vào đó, nó là những luật pháp ngược lại mà chúng ta có bây giờ vốn quay ra là nhiều trái ngược hơn với tự nhiên, điều có vẻ thế.
GLAUCON: Quả có vẻ là điều như vậy.
SOCRATES: Bây giờ, đã không phải sự thăm dò của chúng ta về liệu những đề nghị của chúng ta đã là có thể thành tựu được không và là tốt nhất?
GLAUCON: Vâng, nó là.
SOCRATES: Và rằng chúng trên thực tế thì có thể thành tựu được, phải không?
GLAUCON: Vâng.
SOCRATES: Vì vậy, chúng ta tiếp theo phải đi đến một thỏa thuận về việc liệu chúng có là tốt nhất hay không?
GLAUCON: Rõ ràng.
SOCRATES: Bây giờ, liên quan về phần đào tạo một người nữ là người được trang bị cho nhiệm vụ làm giám hộ, chúng ta sẽ không có một loại giáo dục vốn sẽ đào tạo những người giám hộ nam của chúng ta, và một loại khác cho những người giám hộ nữ của chúng ta, – đặc biệt không phải là khi nó sẽ có cùng bản chất tương tự để làm việc trong cả hai trường hợp?
GLAUCON: Không, chúng ta sẽ không.
SOCRATES: Vậy tin tưởng của bạn về điều này là gì, sau đó?
GLAUCON: Điều gì?
SOCRATES: Khái niệm cho rằng một người nam thì tốt hơn hoặc tệ hơn một người khác – hay bạn có nghĩ rằng họ đều tất cả giống nhau?
GLAUCON: Hoàn toàn không phải.
SOCRATES: Trong thành phố chúng ta đã tạo dựng, bạn nghĩ ai là người quay ra sẽ là những người nam tốt hơn: những người giám hộ của chúng ta, những người nhận được giáo dục chúng ta đã mô tả, hoặc những người thợ làm giày, những người được giáo dục trong tài khéo chuyên môn đóng giày?
GLAUCON: Thật là một câu hỏi phi lý buồn cười!
SOCRATES: Tôi nhận ra thế. Không phải những người giám hộ là tốt là những công dân giỏi nhất của chúng ta?
GLAUCON: Vượt xa.
SOCRATES: Và thế còn về những người giám hộ nữ ? Không phải họ sẽ là giỏi nhất trong số những người nữ ?
GLAUCON: Vâng, họ cũng là vượt trội nhất, nữa.
SOCRATES: Có bất cứ gì tốt hơn cho một thành phố, hơn là những người nam và nữ tốt nhất có thể có được đi đến có mặt trong nó?
GLAUCON: Không, không có.
SOCRATES: Và đó là những gì huấn luyện âm nhạc và thể dục, đã dùng như chúng ta đã mô tả, sẽ đạt được?
GLAUCON: Dĩ nhiên.
SOCRATES: Khi đó, pháp luật chúng ta đã đề nghị không chỉ có thể có được, nhưng cũng là tốt nhất cho một thành phố?
GLAUCON: Vâng.
SOCRATES: Khi đó, những người giám hộ nữ phải cởi sạch quần áo, khoác lên thân thể chính họ phẩm hạnh thay vì những áo choàng không tay. Họ phải chia sẻ trong chiến tranh, và bất cứ gì khác liên quan đến bảo vệ thành phố, và không làm gì khác. Tuy nhiên, trong những lĩnh vực này, những người nữ phải được giao những nhiệm vụ nhẹ hơn so với những người nam, vì sự yếu đuối trong phái tính của họ. Và ai là người nam cười khi nhìn thấy những người nữ cởi sạch quần áo để luyện tập thể dục, khi sự cởi bỏ của họ là cho những gì tốt đẹp nhất, là “vặt quả còn chưa chín của sự khôn ngoan trong tiếng cười”[17], và không biết gì, có vẻ như vậy, về những gì người ấy đang cười, hay những gì người ấy đang làm. Vì nó là, và luôn luôn sẽ là, câu nói hay nhất nói rằng những gì có lợi thì đẹp, những gì có hại thì xấu.
GLAUCON: Chắc chắn rồi.
SOCRATES: Có phải chúng ta có thể xác nhận, sau đó, rằng chúng ta đang tránh một đợt sóng, vì như nó đã là, trong thảo luận của chúng ta về pháp luật về phái nữ, như thế khiến chúng ta không hoàn toàn cùng bị cuốn đi khi chúng ta tuyên bố rằng những giám hộ nam và nữ của chúng ta chia sẻ tất cả những theo đuổi nghề nghiệp của họ, và rằng lập luận của chúng ta là một cách nào đó tự thuận hợp trước sau, khi nó phát biểu rằng điều này thì vừa có thể làm được vừa mang lại lợi ích?
GLAUCON: Ông đang tránh đó chắc chắn không phải là cuộn sóng nhỏ.
SOCRATES: Bạn sẽ không nghĩ rằng nó thì lớn thế, khi bạn trông thấy cuộn sóng tiếp theo.
GLAUCON: Tôi sẽ không trông thấy nó, trừ khi ông cho tôi biết về nó.
SOCRATES: Luật pháp vốn trước sau thuận hợp với một đó, và với những một khác vốn đã có trước nó, là điều này, tôi hiểu nó.
GLAUCON: Điều gì?
SOCRATES: Rằng tất những người nữ này nên được chia sẻ giữa tất cả những người nam, rằng không có người nữ cá nhân nào và người nam cá nhân nào sẽ cùng sống riêng với nhau, và rằng những trẻ em, cũng thế, sẽ được chia sẻ, không có cha mẹ nào biết những con cái riêng của mình, và không có đứa trẻ nào biết cha mẹ của nó.
GLAUCON: Cuộn sóng đó thì lớn hơn nhiều quá và nhiều nghi hoặc hơn cuộn sóng khác, cả về liên quan đến khả năng thành tựu của nó và lợi ích của nó.
SOCRATES: Cho đến mức độ quan tâm về lợi ích của nó, ít nhất, tôi không nghĩ rằng có bất cứ ai sẽ lập luận rằng sự chia sẻ phái nữ và trẻ em thì không phải là điều tốt lớn nhất, nếu quả thực nó thì có thể thành tựu được. Nhưng tôi tưởng tượng sẽ có rất nhiều tranh luận về việc không biết nó có thể thành tựu hay không.
GLAUCON: Không, cả hai đều rất có thể bị tranh luận.
SOCRATES: Bạn muốn nói là tôi sẽ phải đối diện với một sự liên kết của những luận chứng. Tôi nghĩ ít nhất tôi đã thoát được một trong chúng – cụ thể là, không biết bạn có nghĩ đề nghị đã là có lợi ích hay không – và rằng tất sẽ chỉ còn lại cho tôi luận chứng về việc không biết nó thì có thể thành tựu được hay không.
GLAUCON: Vâng, ông đã bỏ trốn mà không tránh được không – nhận biết. Vì vậy, ông sẽ phải đem lại một luận chứng cho cả hai.
SOCRATES: Tôi phải chịu phạt. Nhưng cho tôi đặc ân này: hãy để tôi có một chuyến nghỉ việc và hành động giống như những người lười biếng đó, những người làm một bữa tiệc cho chính họ gồm những suy nghĩ riêng của họ, khi họ đang đi bộ một mình. Những người như vậy, như bạn biết, không bận tâm để tìm hiểu bất kỳ đói ăn thèm uống nào của họ có thể thực sự được thỏa mãn như thế nào, thế nên để tránh những rắc rối của cân nhắc về những gì có thể và những gì không thể. Họ giả định rằng những gì họ muốn thì có sẵn, và sau đó tiến hành sắp xếp tất cả những phần còn lại, lấy làm thích thú trong việc duyệt qua tất cả mọi sự vật việc họ sẽ làm khi họ nhận được nó – như thế, làm cho hồn người của họ đã lười biếng lại còn lười biếng hơn. Vâng, tôi cũng đang sa vào sự yếu đuối này vào lúc này, và muốn trì hoãn việc xem xét khả năng thành tựu được hay không của đề nghị của chúng ta cho sau này muộn hơn. Tôi sẽ giả định bây giờ rằng chúng có khả năng thành tựu, nếu bạn cho phép tôi làm như vậy, và xem xét những người cai trị sẽ dàn xếp chúng thế nào khi chúng xảy ra. Và tôi sẽ cố gắng để cho thấy rằng, nếu chúng được đưa vào thực hành, chúng sẽ là những dàn xếp thỏa thuận lợi ích nhất của tất cả, cho cả thành phố và những người giám hộ của nó. Đây là những sự việc tôi sẽ cố gắng để xem xét với bạn đầu tiên, để lại những sự việc khác cho sau này muộn hơn, – nếu quả thực bạn sẽ cho phép điều này.
GLAUCON: Ông có tôi cho phép, vậy hãy tiến hành xem xét.
SOCRATES: Vâng, sau đó, tôi tưởng tượng rằng nếu những nhà cai trị của chúng ta, và cũng tương tự, những trợ tá của họ, quả thực xứng thực với tên tuổi của họ, những người sau sẽ sẵn sàng để thực hiện những mệnh lệnh, và những người trước ban hành những mệnh lệnh, tuân theo pháp luật của chúng ta trong một số trường hợp, và bắt chước chúng trong những trường hợp khác vốn chúng ta để cho họ được tùy ý.
GLAUCON: Có thể là như vậy.
SOCRATES: Bây giờ, bạn là người làm luật của họ, và đúng theo cách bạn đã chọn những người nam này, bạn sẽ lựa chọn những người nữ để giao cho họ những ai là người có những bản chất cũng tương tự như của họ có thể có được. Và vì họ đã chia sẻ có chung nhà ở và những bữa ăn, và không ai trong số họ có bất kỳ tài sản riêng nào của loại đó, họ sẽ sống chung với nhau và qua sự trộn lẫn với nhau trong những gymnasia và trong phần còn lại của đời sống hàng ngày của họ, họ sẽ bị thúc đẩy bởi bẩm sinh tất yếu, tôi hiểu điều đó, để có quan hệ tình dục với nhau. Hay bạn không nghĩ rằng tôi đang nói về những tất yếu ở đây?
GLAUCON: Không là những tất yếu hình học, chắc chắn, nhưng là những tất yếu nhục cảm [18], và họ có thể có một khả năng sắc bén hơn để thuyết phục và thu hút hầu hết mọi người.
SOCRATES: Họ có, thực vậy. Tuy nhiên, điểm tiếp theo, Glaucon, rằng đối với họ có quan hệ tình dục với nhau không bị kiểm soát, hoặc làm bất cứ gì khác thuộc loại đó, sẽ không là một điều đạo đức trong một thành phố của những người hạnh phúc, và những người cai trị sẽ không cho phép.
GLAUCON: Không, nó sẽ không là công chính.
SOCRATES: Rõ ràng, sau đó, chúng ta tiếp theo sẽ phải làm cho những hôn nhân cũng thiêng liêng nhất như có thể được. Và những hôn nhân thiêng liêng sẽ là những hôn nhân có lợi ích nhất.
GLAUCON: Chắc chắn rồi.
SOCRATES: Sau đó, những hôn nhân có lợi ích nhất xảy ra như thế nào? Cho tôi biết điều này, Glaucon. Tôi thấy bạn có những chó săn và khá đông một bầy những chim kiểng nuôi trong nhà. [19] Có Zeus chứng giám, bạn có nhận thấy bất cứ điều gì đặc biệt về họ “hôn nhân” và gây giống?
GLAUCON: Cũng giống như gì?
SOCRATES: Trước hết, mặc dù chúng tất cả là những động vật cao quý [20], không phải là có một số, hoặc quay ra thành, là những con tốt nhất không?
GLAUCON: Có.
SOCRATES: Có phải từ chúng bạn gây giống tất cả với cùng mức độ, sau đó, hay có phải bạn cố gắng hết sức để gây giống càng nhiều càng tốt từ những con tốt nhất?
GLAUCON: Từ những con tốt nhất.
SOCRATES: Và có phải bạn gây giống từ những con trẻ nhất, những con già nhất, hay cố gắng hết sức để gây giống càng nhiều càng tốt từ những con sung mãn nhất?
GLAUCON: Từ những con sung mãn nhất.
SOCRATES: Nếu chúng không được gầy giống theo cách này, bạn có nghĩ rằng những giống chim và chó của bạn sẽ thành tồi tệ nhiều hơn?
GLAUCON: Tôi nghĩ vậy.
SOCRATES: Và bạn nghĩ gì về loài ngựa và những loài động vật khác? Liệu hoàn cảnh có khác biệt với chúng không?
GLAUCON: Sẽ là điều lạ lùng nếu chúng khác biệt.
SOCRATES: Trời cao ơi, đồng chí thân yêu tôi ơi! Sau đó nhu cầu của chúng ta với những người cai trị lỗi lạc thì hết sức cấp bách, nếu quả thực điều tương tự cũng đúng với loài người.
GLAUCON: Tốt, nó đúng với loài người. Nhưng thế đã sao ?
SOCRATES: Nó dẫn đến rằng những người cai trị của chúng ta sau đó sẽ phải dùng một số rất nhiều loại thuốc. Bạn biết rằng khi mọi người không cần thuốc cho những cơ thể họ, và họ đang chuẩn bị để theo một chế độ ăn uống, chúng ta xem ngay cả một bác sĩ kém như là đủ. Nhưng khi những loại thuốc thì cần thiết, chúng ta biết rằng cần có một bác sĩ mạnh tay hơn.
GLAUCON: Đó là sự thật. Nhưng điểm ông nêu lên là gì?
SOCRATES: Điều này: có vẻ như thể những người cai trị của chúng ta sẽ phải dùng một số nhiều những dối trá và những lừa gạt để có kết quả lợi ích cho những người mà họ cai trị. Và bạn nhớ, tôi giả định, chúng ta đã nói tất cả những sự việc loại như vậy đã là có ích như là một loại thuốc. [21]
GLAUCON: Và chúng ta đã nói điều phải.
SOCRATES: Tốt, trong trường hợp của những hôn nhân và sinh sản, sự chuẩn xác của nó thì đặc biệt rõ ràng.
GLAUCON: Sao thể?
SOCRATES: Nó dẫn đến từ thỏa thuận trước đây của chúng ta rằng những người nam tốt nhất cần giao phối với những người nữ tốt nhất trong càng nhiều trường hợp càng tốt, trong khi điều ngược lại nên giữ cho những người nam và những người nữ tệ nhất, và rằng con cái của những người kể trước nên được nuôi dưỡng, nhưng không phải con cái của những người kể sau, nếu như bầy trẻ con của chúng ta sẽ là một bầy trẻ lỗi lạc. Và tất cả điều này phải xảy ra nhưng không bất cứ ai được biết, ngoại trừ những người cai trị, – nếu, một lần nữa, bầy đàn của những giám hộ chúng ta thì vẫn giữ được cho tránh khỏi nạn phe phái càng nhiều càng tốt.
GLAUCON: Đó thì hoàn toàn đúng.
SOCRATES: Vì vậy, sau đó, bằng pháp luật chúng ta sẽ phải thiết lập những lễ hội và những hiến sinh nào đó nhất định, ở đó chúng ta sẽ dẫn đến những nàng dâu cùng chàng rể với nhau, và những nhà thơ của chúng ta phải soạn những bài tụng ca thích hợp cho những hôn lễ đang diễn ra. Chúng ta sẽ để số lượng của những hôn nhân lại cho những người cai trị quyết định. Điều đó sẽ cho phép họ để giữ số lượng của những người nam càng ít thay đổi càng tốt, sau khi trù tính chiến tranh, bệnh tật, và tất cả mọi sự việc thuộc loại đó, như thế khiến thành phố, càng lâu càng tốt, sẽ trở nên không quá lớn cũng không quá nhỏ.
GLAUCON: Đúng vậy.
SOCRATES: Tôi tưởng tượng rằng một vài loại xổ số tinh vi phức tạp sẽ phải được tạo ra, sau đó, thế khiến một cá nhân thuộc loại thấp kém đó sẽ đổ lỗi cho may rủi thay vì cho những người cai trị, mỗi lần những người này được ghép đôi.
GLAUCON: Vâng, thực vậy..
SOCRATES: Và giả định trước, những ai là những người trẻ tuổi giỏi trong chiến trận, hoặc trong những sự việc khác – ngoài những khen tặng và giải thưởng khác – phải được đem cho một cơ hội lớn hơn để có quan hệ tình dục với những người nữ, ngõ hầu như thế một lý do che dấu cũng có thể được tạo ra cùng lúc để những người nam như vậy có thể làm cha của càng nhiều trẻ em càng tốt .
GLAUCON: Đúng vậy.
SOCRATES: Và sau đó, khi những đứa con được sinh ra, không phải là chúng sẽ được những viên chức được chỉ định cho mục đích này lấy đi, cho dù những ngườinày là nam, hay nữ, hay cả hai – vì chắc chắn những văn phòng của chúng ta cũng mở cho cả hai phái, nữ lẫn nam.
GLAUCON: Vâng.
SOCRATES: Và tôi giả định rằng họ sẽ đem những con trẻ của những cha mẹ tốt đến trại nuôi dạy trẻ và giao chúng cho những vú em đặc biệt là những người sống trong một vùng riêng biệt của thành phố. Tuy nhiên, những đứa trẻ của những cha mẹ yếu kém, hay bất cứ trẻ con dị hình nào của những người khác, chúng sẽ được đem dấu ở một nơi bí mật và không ai biết, như là sự điều chỉnh thích ứng. [22]
GLAUCON: Vâng, nếu giòng giống của những người giám hộ quả thực sẽ được giữ thuần khiết.
SOCRATES: Và không phải là những vú em này cũng sẽ chăm lo việc cho trẻ em bú sữa bằng cách đưa những bà mẹ đến trại nuôi trẻ khi vú họ căng sữa, trong khi nghĩ ra mọi mưu kế để bảo đảm rằng không người mẹ nào sẽ nhận ra được con ruột của mình? Và không phải họ sẽ cung cấp những phụ nữ khác như những vú em cho bú nếu bản thân những người mẹ không đủ sữa, – chăm lo, tuy nhiên, rằng những người mẹ cho trẻ con bú chỉ trong một khoảng thời gian vừa phải chừng mực, và chỉ định việc trực đêm không ngủ và những gánh nặng tương tự cho những người vú em và những người vú sữa?
GLAUCON: Ông đang làm việc nuôi con thành một công việc nhẹ nhàng cho những người giám hộ nữ.
SOCRATES: Vâng, đúng như vậy. Nhưng chúng ta hãy tiếp tục với sự việc kế tiếp chúng ta đã đề nghị. Chúng ta đã nói, như bạn biết, rằng những con cái cần được gây giống từ những cha mẹ là những ai đang trong thời sung mãn của họ.
GLAUCON: Đúng.
SOCRATES: Bạn có đồng ý rằng thời sung mãn của một người nữ kéo dài, tính trung bình, trong một giai đoạn khoảng hai mươi năm, và cho một người nam là ba mươi năm?
GLAUCON: Đó là những tuổi nào?
SOCRATES: Một người nữ nên sinh nở cho thành phố từ tuổi hai mươi đến bốn mươi, trong khi một người nam nên sinh con cho thành phố từ thời điểm mà người này vượt qua đỉnh cao của mình như một người chạy thi cho đến khi người này đến tuổi năm mươi lăm. [23]
GLAUCON: Mức nào chăng nữa đi nữa, đó là thời sung mãn về thể chất và tinh thần cho cả hai.
SOCRATES: Sau đó, nếu bất kỳ người nam nào trẻ tuổi hoặc lớn tuổi hơn tham dự vào việc sinh sản cho cộng đồng, chúng ta sẽ nói rằng vi phạm của người ấy thì không kính tín và cũng không công chính. Đối với đứa trẻ sinh ra cho thành phố có người ấy là cha, nếu nó không bị tìm ra được, nó sẽ được ra đời và làm đứa con không nhận được phước đức của những lễ hiến sinh, hoặc của những cầu nguyện vốn những nhà tu nam lẫn nữ, và toàn thể thành phố sẽ đem cho trong mọi lễ hội hôn nhân, cầu xin rằng từ những cha mẹ tốt lành và phước đức sẽ sinh sản càng nhiều những con cái tốt lành hơn và phước đức hơn bao giờ hết. Ngược lại, nó sẽ được sinh ra trong bóng tối, qua một hành động khủng khiếp của sự thiếu tự kiểm soát.
GLAUCON: Đúng vậy.
SOCRATES: Luật tương tự sẽ áp dụng nếu một người nam dù vẫn còn trong tuổi sinh sản có quan hệ tình dục với một người nữ trong tuổi sung mãn, khi những nhà cai trị đã không ghép đôi cho họ. Chúng ta sẽ nói rằng người này áp đặt vào thành phố một đứa trẻ bất hợp pháp, vô phép, và vô đạo xấu xa.
GLAUCON: Đó là hoàn toàn đúng.
SOCRATES: Nhưng khi những người nữ và những người nam đã quá tuổi sinh sản, tôi tưởng tượng chúng ta sẽ để mặc họ được tự do có quan hệ tình dục với bất cứ ai mà họ muốn, – ngoại trừ rằng một người nam không thể có quan hệ tình dục với mẹ ruột, con gái, những cháu ngoại, hoặc ông bà phái nữ của bên họ mẹ, hoặc một người nữ với con trai mình, và những con cháu của người con này, hay cha của mình, và ông bà bên họ cha của mình. Và chúng ta sẽ cho phép tất cả thế chỉ sau khi bảo họ phải rất cẩn thận đừng để ngay cả chỉ một thai nhi duy nhất được thấy ánh sáng mặt trời, nếu lỡ xảy ra một trẻ được thu thai, họ phải hủy bỏ nó với hiểu biết rằng không có sự nuôi nấng nào thì dành cho một đứa trẻ loại như vậy.
GLAUCON: Tất cả nghe có vẻ hợp lý. Nhưng làm thế nào họ sẽ nhận ra những cha, những con gái của lẫn nhau, và những người khác vốn ông đã đề cập đến?
SOCRATES: Họ sẽ không. Thay vào đó, kể từ ngày một người nam thành một người rể, người ấy sẽ gọi tất cả những con trẻ sinh ra trong tháng thứ mười sau đó (và thứ bảy, dĩ nhiên) là những con trai của mình [24], nếu họ là phái nam, và những con gái của mình, nếu họ là phái nữ, và họ sẽ gọi người ấy là cha. Tương tự như vậy, người ấy sẽ gọi con cái của họ là những cháu của mình, và những người này, lần lượt, sẽ gọi nhóm trong đó có người ấy là những ông nội và những bà ngoại. Và những ai là người được sinh ra cùng một lúc khi những người cha và những người mẹ đang sống cùng sinh sản là những anh em và chị em của họ. Vì vậy, chúng ta đã vừa nói chỉ mới đây, họ sẽ tránh những quan hệ tình dục với nhau. Tuy nhiên, pháp luật sẽ cho phép những anh chị em có quan hệ tình dục với nhau, nếu xổ số bắt thăm quay ra có kết quả như vậy, và được Pythia chấp thuận. [25]
GLAUCON: Ông thì hoàn toàn đúng.
SOCRATES: Điều đó, sau đó, Glaucon, hoặc một gì đó giống như nó, là sự chia sẻ của phái nữ và trẻ em của những người giám hộ của thành phố của bạn sẽ được giải quyết như thế nào. Điểm tiếp theo chúng ta cần là có sự xác nhận bằng luận chứng, khi đó, là sự sắp xếp này thì vừa phù hợp với phần còn lại của hiến pháp và tính đến giờ là tốt nhất. Không phải là thế sao?

[262a]
GLAUCON: Vâng, có Zeus chứng giám, nó là thế.
SOCRATES: Như một bước bắt đầu hướng về phía đi đến thỏa thuận, không phải chúng ta nên tự hỏi chính chúng ta, những gì chúng ta nghĩ là sự tốt lành lớn nhất cho việc tổ chức thành phố – một gì đó vốn những nhà lập pháp nên nhắm tới nó trong việc làm những luật lệ của thành phố – và những gì là sự xấu ác lớn nhất? Và sau đó xem xét liệu những gì chúng ta vừa được mô tả thì có trong hài hòa với những dấu vết trên đường đi của sự tốt lành chúng ta đã tìm thấy, và trong sự bất hòa với những gì của sự xấu ác?
GLAUCON: Chắc chắn.
SOCRATES: Bây giờ, có phải chúng ta biết bất kỳ một xấu ác nào cho một thành phố lớn hơn những gì xé nó thành manh mún, và làm nó thành nhiều thay vì một? Hay bất kỳ sự tốt lành nào lớn hơn những gì kết buộc nó vào nhau và làm nó là một?
GLAUCON: Không, chúng ta không.
SOCRATES: Tốt, không phải sự chia sẻ lạc thú và đau đớn buộc nó vào nhau – khi, có được càng nhiều càng tốt, tất cả những công dân cùng cảm thấy , ít hay nhiều, cùng một niềm vui hay đau đớn trong cùng những có thêm và mất đi ?
GLAUCON: Chắc chắn rồi.
SOCRATES: Mặt khác, không phải là sự chuyển đổi những điều này từ có chung công cộng sang riêng tư cá nhân làm tan rã thành phố – khi một số quá tràn ngập với đau buồn và những người khác lại quá vui mừng bởi cùng những sự vật việc đang xảy ra cho thành phố, hay cho một số những cư dân của nó?
GLAUCON: Dĩ nhiên.
SOCRATES: Và không phải đó là những gì xảy ra khi người ta không áp dụng những cụm từ như “của tôi” và “không phải của tôi” cùng một giọng với nhau trong thành phố? Và tương tự với cụm từ “của môt ai đó khác”?
GLAUCON: Đúng thế.
SOCRATES: Sau đó không phải thành phố được cai trị tốt nhất là thành phố trong đó phần rất lớn đa số dân chúng áp dụng “của tôi” và “không phải của tôi” với cùng những sự vật việc tương tự trên cơ sở của cùng nguyên tắc?
GLAUCON: Chắc chắn.
SOCRATES: Và không phải là thành phố có tình trạng của nó thì rất giống với của một cá nhân con người? Tôi muốn nói với nghĩa là, khi một người trong chúng ta, cách nào đó, bị đau ngón tay của mình, bạn biết toàn thể quan hệ liên kết – một vốn nối kết cơ thể và hồn người với nhau thành một hệ thống duy nhất dưới phần (đóng vai) cai trị bên trong nó – thì nhận thức được điều này, và tất cả của nó như một toàn thể cảm thấy đau trong đồng bộ với phần bị đang chịu đau. Đó là lý do chúng ta nói rằng người này bị đau ở ngón tay của người ấy. Và cùng nguyên tắc tương tự cũng được áp dụng, không phải sao, với bất kỳ phần nào khác của một người, cho dù đó là chịu đau hay được nhẹ nhõm vui thích?
GLAUCON: Vâng, cùng một như nhau. Và, để trả lời câu hỏi của ông, thành phố vốn quản lý để đi đến gần nhất với tình trạng này một thành phố được cai trị tốt nhất.
SOCRATES: Tôi tưởng tượng, khi đó, rằng bất cứ khi nào một trong những công dân của nó có một kinh nghiệm, dù tốt hay xấu, một thành phố như thế chắc chắn sẽ nói rằng kinh nghiệm là của riêng nó, và tất cả sẽ cùng nhau chia sẻ vui sướng hay đau đớn của người ấy.
GLAUCON: Phải là như thế, vì nó được cai trị giỏi.
SOCRATES: Đây là thời điểm cho chúng ta trở về thành phố của chúng ta, sau đó, để tìm ở đó những đặc tính chúng ta đã đồng ý và để xem liệu nó, hay đúng hơn là một số thành phố khác, có được chúng đến mức độ lớn nhất.
GLAUCON: Vâng, giờ là lúc.
SOCRATES: Tốt, bây giờ, Thế còn về những thành phố khác thì sao? Giả định trước rằng cũng có những người cai trị và những người dân trong chúng như trong của chúng ta?
GLAUCON: Có.
SOCRATES: Và sẽ không phải tất cả họ gọi nhau là những “công dân”?
GLAUCON: Dĩ nhiên.
SOCRATES: Tuy nhiên, bên cạnh những “công dân”, những người dân ở những thành phố khác gọi những người cai trị là gì?
GLAUCON: Trong hầu hết, họ gọi những người cai trị là những “người chủ”, nhưng ở những thành phố dân chủ họ chỉ gọi đúng như thế – những người “cai trị.” [26]
SOCRATES: Thế còn những người trong thành phố chúng ta? Bên cạnh những “công dân” họ gọi những người cai trị là gì?
GLAUCON: Những người “gìn giữ” và những người “trợ tá”.
SOCRATES: Và họ gọi mọi người là gì?
GLAUCON: “Những người chủ trả lương” và “những người cung cấp. ”
SOCRATES: những nhà cai trị ở những thành phố khác gọi mọi người là gì?
GLAUCON: Những “nô lệ.”
SOCRATES: Và những người cai trị gọi nhau là gì ?
GLAUCON: Những “đồng–lãnh đạo.”
SOCRATES: Và chúng ta?
GLAUCON: Những “đồng–giám hộ.”
SOCRATES: Bây giờ, bạn có thể cho tôi biết liệu có một người cai trị ở những thành phố khác có thể gọi một trong những người đồng-cai trị của người ấy như người thân tộc của người ấy và một người khác như một người ngoài?
GLAUCON: Nhiều người thế, bất kể mức nào.
SOCRATES: Và không phải người ấy đối xử và nói với người thân tộc của mình như thuộc về người ấy, trong khi người ấy đối xử với người coi như một người ngoài lại không làm như vậy?
GLAUCON: Vâng
. SOCRATES Thế còn những người giám hộ của bạn thì sao? Có thể nào bất kỳ một ái trong họ đối xử hay gọi một đồng-giám hộ như một người ngoài?
GLAUCON: Chắc chắn không. Người này sẽ coi tất cả mọi người người ấy gặp như một người anh em hay một người chị em gái, một người cha hay một người mẹ, một người con trai hay con gái, hay một số ông bà hoặc con cháu của những người nay.
SOCRATES: Nói rất khéo. Nhưng cũng nói cho tôi nghe điều này nữa: pháp luật của bạn có sẽ đòi hỏi họ đơn giản dùng những từ ngữ này của quan hệ họ hàng, hay có phải họ cũng phải làm tất cả những điều đi cùng với những tên gọi? Trong trường hợp những người cha, thí dụ, có phải họ phải cho những người này thấy sự tôn trọng, sự lo lắng, và sự vâng lời theo như phong tục với những cha mẹ? Họ có bị đối xử tệ hại trong tay của gót hay người, như những người có hành động của họ không kính tín cũng chẳng công chính, nếu như họ làm khác đi? Những người này có sẽ là như những châm ngôn vốn được tất cả những công dân tán tụng, và ngấm sâu trong tai của họ ngay từ thơ ấu sớm nhất của họ? Hay có phải họ sẽ nghe được một gì đó khác về những người cha của họ – hay những ai họ được bảo là xem như những người cha của họ – hay về những người họ hàng khác của họ?
GLAUCON: Họ sẽ nghe những điều đó. Nó sẽ là phi lý buồn cười nếu họ chỉ nói ngoài miệng về tình họ hàng, nhưng không có những hành động.
SOCRATES: Vì vậy, trong thành phố này nhiều hơn trong bất kỳ thành phố nào khác, khi một người nào đó làm tốt hoặc xấu, họ sẽ hoàn toàn trong hòa hợp những lời chúng ta đã nhắc đến một chút trước đây, và nói “của tôi như vậy và như vậy thì tốt” hay “của tôi như vậy và như vậy thì xấu”. 
GLAUCON: Đó là hoàn toàn đúng.
SOCRATES: Tốt, không phải chúng ta đã nói rằng sự xác quyết này và cách nói chuyện đi kèm theo bởi có những vui sướng và đau đớn chung? [27]
GLAUCON: Có, và chúng ta đã đúng để nói như vậy.
SOCRATES: Sau đó, không phải là những công dân của chúng ta sẽ chia sẻ đến trọn vẹn, và gọi là “của tôi,” cùng sự vật việc? Và vì họ có chung chia sẻ nó, sẽ không phải là họ có kinh nghiệm đến trọn vẹn sự chia sẻ những vui sướng và đau đớn?
GLAUCON: Dĩ nhiên.
SOCRATES: Và trong bối cảnh của phần còn lại của hệ thống chính trị – không phải là sự chia sẻ phái nữ và trẻ em của những giám hộ đã gây ra điều đó?
GLAUCON: Vâng, đó đáng mức là nguyên nhân quan trọng nhất.
SOCRATES: Nhưng xa hơn nữa, chúng ta cũng đồng ý rằng sự chia sẻ này là lợi ích lớn nhất cho một thành phố, khi chúng ta đã so sánh một thành phố được cai trị giỏi với cách một cơ thể con người liên hệ với đau đớn và vui sướng trong một của những phần của nó.
GLAUCON: Và chúng ta đã đúng để đồng ý.
SOCRATES: Sau đó, chúng ta đã chỉ ra rằng nguyên nhân của lợi ích lớn nhất cho thành phố của chúng ta là sự chia sẻ của những trợ tá phái về những người nữ và những trẻ em
GLAUCON: Có, chúng ta chắc chắn có.
SOCRATES: Và hơn thế nữa, nó thì phù hợp với những gì chúng ta đã nói trước đây. Vì chúng ta đã nói, như bạn biết, rằng nếu những người này sẽ là những người giám hộ thực sự, họ không nên có nhà ở, đất đai, hoặc sở hữu bất kỳ riêng tư nào khác, nhưng sẽ nhận được phí tổn bảo dưỡng của họ từ những công dân khác như là một tiền lương cho sự giám hộ của họ, và tất cả họ nên ăn tập thể.
GLAUCON: Đúng vậy.
SOCRATES: Vì vậy, như tôi nói, không phải rằng những gì đã nói trước đó, cũng như những gì đang nói bây giờ, làm cho họ ngay cả vào thành những giám hộ tốt hơn, và ngăn ngừa họ xé rách thành phố ra từng mảnh, bằng cách áp dụng thuật ngữ “của tôi” không với cùng sự vật việc như nhau, nhưng vứi những sự vật việc khác nhau, – với một người kéo vào nhà riêng của mình bất cứ gì, ngoài những người khác, người này có thể nhúng tay của mình vào, và một người kia vào một nhà khác đến một người vợ khác và những trẻ em, những người tạo ra những vui thú và đau đớn ở những gì là riêng tư? Thay vào đó, không phải là những giám hộ của chúng ta cùng chia sẻ một xác quyết duy nhất về những gì là của riêng họ, nhắm đến cùng một mục đích, và cảm thấy vui sướng và đau đớn trong đồng nhất, càng nhiều càng tốt, với nhau?
GLAUCON: Chắc chắn rồi.
SOCRATES: Thế còn về những kiện tụng, buộc tội thì sao? Không phải là chúng rất chắc chắn sẽ biến mất khỏi trong đám họ, vì họ không có tài sản riêng tư nào ngoài những cơ thể riêng của họ, và chia sẻ chung nhau tất cả phần còn lại? Kết quả là, không phải họ sẽ tránh khỏi phe phái – dù mức độ nào, khỏi loại phe phái vốn gây ra từ sự có tài sản, trẻ em, và gia đình riêng giữa đám đông dân chúng?
GLAUCON: Vâng, họ chắc chắn sẽ hoàn toàn tránh khỏi nó.
SOCRATES: Hơn nữa, những vụ kiện không do bạo động, cũng không phải do tấn công nên được biện minh là chính đáng khi xảy ra giữa đám họ. Vì chúng ta sẽ tuyên bố, chắc chắn, rằng để mọi người tự bảo vệ chính mình chống lại những người khác ở cùng độ tuổi là một việc tốt và công chính, vì nó sẽ buộc họ giữ trong hình dạng thể chất tốt.
GLAUCON: Đúng vậy.
[465a]
SOCRATES: Luật này cũng đúng vì một lý do khác: một người tinh thần sinh động nếu để tức giận của mình thoát ra theo cách này, người ấy sẽ ít có cơ hội chuyển sang những loại nghiêm trọng hơn của suewj chia rẽ bè phái.
GLAUCON: Người ấy chắc chắn sẽ.
SOCRATES: Còn về phần một người lớn tuổi, người ấy sẽ được ủy quyền để chỉ huy và trừng phạt tất cả những người trẻ.
GLAUCON: Rõ ràng.
SOCRATES: Và, trừ khi những người cai trị ra lệnh nó, khó có thể xảy ra rằng cá nhân một người trẻ tuổi sẽ từng bao giờ dùng bất kỳ loại bạo động nào với một người lớn tuổi hơn, hoặc đánh đập người ấy. Và tôi cũng sẽ không tưởng tượng được rằng người này sẽ không cho người kia thấy sự tôn kính trong những cách khác, vì hai sự canh giữ – sợ hãi và xấu hổ – là đủ để ngăn chặn nó. Xấu hổ sẽ ngăn chặn người này động một bàn tay vào những cha mẹ của người này, cũng như sự lo sợ rằng những người khác sẽ đến để giúp nạn nhân của người này, – một số vì họ là những con trai của nạn nhân, một số vì họ là những anh em của nạn nhân, và một số vì họ là những người cha của nạn nhân.
GLAUCON: Vâng, đó là những gì sẽ xảy ra.
SOCRATES: Sau đó sẽ không phải là pháp luật gây ra cho người ta sống trong hòa bình với lẫn nhau trong tất cả mọi phương diện?
GLAUCON: Rất nhiều phần như vậy.
SOCRATES: Và nếu không có phe nhóm giữa những người giám hộ, không có nguy hiểm khủng khiếp rằng phần còn lại của thành phố sẽ hình thành những phe phái, hoặc là chống lại họ, hoặc giữa chính họ.
GLAUCON: Không, không có.
SOCRATES: Về phần đê tiện nhất của những xấu ác, những người giám hộ sẽ tránh thoát, họ đều không có vẻ như thế, tôi ngần ngại ngay cả để nhắc đến chúng: sự tâng bốc người giàu của người nghèo, những khó khăn lúng túng và những khổ nhọc gồm trong việc nuôi dạy trẻ em; sự cần thiết để làm ra tiền phải có để nuôi gia đình – những vay mượn, những thiếu hụt, và tất cả những điều người ta phải làm để cung ứng một thu nhập hầu trao cho những người vợ và những nô lệ của họ để chi tiêu vào việc quản trị gia đình. Những khó khăn nhiều loại, những người chịu đựng trong những lĩnh vực này, Glaucon thân yêu của tôi ơi, đều hiển nhiên, hầu như hoàn toàn hạ thấp nhân phẩm, và không đáng để thảo luận.
GLAUCON: Chúng hiển nhiên ngay cả với người mù.
SOCRATES: Họ sẽ thoát khỏi tất cả những điều này, sau đó, và sống một đời sống nhiều may mắn sung sướng hơn người có nhiều may mắn sung sướng nhất – đó là của những người thắng giải trong những cuộc thi tài trên ở Olympia. [28]
GLAUCON: Thế là sao?
SOCRATES: Chắc chắn, những người thắng giải này được xem là sung sướng trên nguyên nhân chỉ bằng một phần nhỏ so với của những gì những người giám hộ có được, vì chiến thắng kể sau ngay cả còn đẹp hơn, và sự gìn giữ tài sản công cộng họ thì hoàn toàn hơn.[29] Sau cùng, chiến thắng họ đạt được là sự giải cứu của toàn thể thành phố, và vòng hoa chiến thắng họ và con cái họ có đội trên đầu là sự gìn giữ của họ và tất cả những nhu cầu cần thiết của đời sống. Họ nhận được những đặc quyền từ thành phố của họ, trong suốt cuộc đời của họ, và một chôn cất xứng đáng sau khi chết.
GLAUCON: Vâng, đó là những phần thưởng rất đẹp.
SOCRATES: Bây giờ, bạn có nhớ rằng trong thảo luận của chúng ta trước đây, chúng ta đã bị khiển trách bởi một luận chứng – tôi đã quên của ai – về tác dụng rằng chúng ta đã không làm những giám hộ của chúng ta được sung sướng, rằng mặc dù để cho họ có tất cả mọi sự vật việc vốn thuộc về những công dân đã là điều có thể được, nhưng họ thực sự không có gì cả? Chúng ta đã nói, không phải sao, rằng nếu điều này xảy ra lại hiện lên ở một điểm nào đó, chúng ta sẽ xem xét nó khi đó, nhưng quan tâm của chúng ta vào điểm đó là làm cho những người trong tầng lớp giám hộ của chúng ta là những giám hộ, và để làm cho thành phố được hạnh phúc nhất như có thể được, thay vì nhìn vào bất kỳ một nhóm nào trong nó và đúc nắn nó cho được hạnh phúc? [30]
GLAUCON: Tôi nhớ.
SOCRATES: Tốt, vậy nếu quả thực đời sống của những trợ tá của chúng ta đã được cho thấy là đẹp hơn nhiều và tốt hơn nhiều so với những người thắng giải Olympic, có còn bất kỳ cần thiết nào để so sánh nó với những đời sống của những thợ giày, hoặc bất kỳ những thợ thủ công nào khác, hoặc với những nông dân?
GLAUCON: Tôi không nghĩ rằng có.
SOCRATES: Dẫu vây, chắc chắn là đúng để lập lại ở đây những gì tôi dã nói trong dịp trước đây : nếu một giám hộ cố gắng để trở nên sung sướng theo một cách như vậy khiến người này hoàn toàn không còn là một giám hộ gì hết tất cả, và không hài lòng với một đời sống chừng mực ôn hòa, ổn định, và (chúng ta tuyên bố) tốt nhất, nhưng bị tin tưởng ngu dại, thiếu trưởng thành nắm giữ, xúi giục người này dùng quyền lực của mình để chiếm lấy tất cả mọi sự vật việc trong thành phố cho riêng mình, – người này sẽ đi đến nhận ra sự khôn ngoan chân thực trong câu nói của Hesiod, trong một ý nghĩa, rằng “một nửa thì có giá trị hơn toàn bộ” [31]
GLAUCON: Nếu người ấy nhận lời khuyên của tôi, người ấy sẽ giữ đời sống trước đây.

Chiến tranh

SOCRATES: Bạn có đồng ý, sau đó, rằng phái nữ nên chia sẻ với phái nam, trong cách chúng ta đã mô tả, trong những lĩnh vực của giáo dục, trẻ em, và bảo vệ những công dân khác; rằng cho dù họ ở lại trong thành phố hay đi ra chiến trường, họ phải cùng canh gác với nhau, và cùng đi săn với nhau, như những con chó săn làm thế, và chia sẻ mọi sự vật việc đến mức có thể được, và bằng ứng xử theo cách này, họ sẽ làm những gì là tốt nhất, không phải một gì đó trái với quan hệ tự nhiên giữa nam và nữ, và một gì họ đều vừa vặn tự nhiên nhất để cùng chia sẻ với nhau?
GLAUCON: Tôi đồng ý.
SOCRATES: Sau đó, không phải điều còn lại để cho chúng ta xác định xem liệu cũng có thể có giữa những con người, như giữa những loài vật khác, cho loại này của sự chia sẻ thành ra là gì, và nếu thế, như thế nào?
GLAUCON: Ông đã lấy những lời từ miệng tôi.
SOCRATES: Về phần liên quan đến chiến tranh, tôi nghĩ họ sẽ tham chiến thế nào là điều rõ ràng.
GLAUCON: Thế nào?
SOCRATES: Họ sẽ cùng phục vụ trong chiến tranh. Hơn thế nữa, họ sẽ đem theo cả những con em cùng với họ ra chiến trường, khi chúng đủ cứng cáp, như thế, giống như con em của những thợ thủ công ngành nghề chuyên môn khác, chúng có thể thấy những gì chúng sẽ phải làm trong ngành nghề của chúng khi chúng lớn lên. Tuy nhiên, ngoài quan sát, chúng nên giúp đỡ và hỗ trợ về mọi phương diện của chiến tranh, và chăm sóc những người mẹ và những người cha của chúng. Không phải bạn đã nhận thấy trong những nghề thủ công khác, con cái những thợ gốm, thí dụ, hỗ trợ và quan sát một thời gian dài như thế nào, trước khi chúng thực sự nhúng tay chúng vào đất sét?
GLAUCON: Tôi có thấy, quả thật vậy.
SOCRATES: Tốt, có phải những người này nên chăm sóc, về việc huấn luyện con cái của họ qua kinh nghiệm và quan sát thích hợp, nhiều hơn những người giám hộ?
GLAUCON: Dĩ nhiên là không. Đó sẽ là hoàn toàn phi lý nực cười.
SOCRATES: Bên cạnh đó, tất cả mọi động vật sẽ chiến đấu hăng hái hơn trước sự có mặt của bầy con em của nó.
GLAUCON: Đúng vậy. Nhưng có một nguy cơ, Socrates, và cũng không phải là nhỏ, đó là trong trường hợp thảm họa thuộc loại đó vốn nhiều cơ hội xảy ra trong một chiến tranh, họ sẽ mất cả mạng sống của họ lẫn những con em của họ, nó làm cho sự phục hồi phần còn lại của thành phố là điều không thể được.
SOCRATES: Đó là sự thật. Tuy nhiên, trước hết, bạn có nghĩ họ nên sắp xếp để tránh mọi rủi ro?
GLAUCON: Hoàn toàn chưa.
SOCRATES: Tốt, vậy sau đó, nếu chúng phải đối mặt với một số liều lĩnh, không phải đó đó là một trong những liều lĩnh vốn chúng sẽ làm cho tốt hơn bằng thành công?
GLAUCON: Rõ ràng.
SOCRATES: Nhưng bạn nghĩ rằng việc đó chỉ làm thành ít ỏi khác biệt, có phải không – và vì vậy không đáng để liều lĩnh – dù những người sắp là những chiến binh có đi xem chiến trận hay không, khi họ vẫn còn là những trẻ nhỏ?
GLAUCON: Không, nó không tạo nên một khác biệt nào với những gì ông đang nói đến.
SOCRATES: Bắt đầu từ giả định, sau đó, rằng chúng ta sẽ làm cho trẻ em là những người quan sát chiến trường, chúng ta tiếp tục phải đưa ra một số phương cách để giữ chúng an toàn. Sau đó tất cả mọi sự việc sẽ là tốt lành, không phải thế sao?
GLAUCON: Vâng.
SOCRATES: Tốt, trước tiên, những người cha của chúng sẽ không phải là ngu dốt, phải thế không, nhưng đúng hơn là cũng có kiến ​​thức như người ta có thể có được, về những chiến dịch nào thì nguy hiểm và không nguy hiểm?
GLAUCON: Giả định trước như vậy.
SOCRATES: Vì vậy, họ sẽ đem theo trẻ con trong những chiến dịch kể sau, nhưng là đề phòng cẩn thận khi đem chúng theo trong những chiến dịch kể trước.
GLAUCON: Đúng vậy.
SOCRATES: Và họ sẽ không đặt những người tồi tệ nhất để chịu trách nhiệm về chúng, tôi giả định, nhưng những người có kinh nghiệm và tuổi tác, khiến những người này đủ điều kiện để là những người lãnh đạo và và trợ giáo.
GLAUCON: Vâng, đó sẽ là thích đáng.
SOCRATES: Nhưng chúng ta sẽ nói rằng có sự bất ngờ vẫn xảy ra với nhiều người và trong nhiều dịp.
GLAUCON: Vâng, quả thực.
SOCRATES: Vì vậy, với điều đó trong đầu, bạn tôi ơi, chúng ta phải cung cấp cho những trẻ nhỏ những đôi cánh ngay từ bắt đầu, như thế nếu cần, để chúng có thể bay xa và chạy thoát.
GLAUCON: Ông muốn nói gì?
SOCRATES: Chúng ta phải đặt chúng trên yên những con ngựa khi chúng vẫn còn rất trẻ, và khi chúng đã được dạy để cỡi ngựa, chúng phải được đem đi quan sát chiến trường, không trên lưng những con ngựa phấn khích hay hung hăng, nhưng những con nhanh nhất và điều khiển dễ dàng nhất. Trong lối này, chúng sẽ có được cái nhìn tốt nhất về công việc tương lai của riêng chúng, và sẽ có khả năng để làm việc đào thoát an toàn nhất, nếu sự cần thiết nổi lên, bằng theo sau những người lãnh đạo lớn tuổi của họ.
GLAUCON: Tôi nghĩ rằng ông thì đúng.
SOCRATES: Thế còn về chiến tranh chính nó thì sao? Những người lính của bạn nên cư xử với nhau và với kẻ thù như thế nào? Những cái nhìn của tôi có đúng hay không?
GLAUCON: Cho tôi biết chúng là gì.
SOCRATES: Nếu một trong số họ bỏ vị trí canh gác của mình, ném khiên chắn của mình đi, hoặc bất cứ sự việc gì khác của loại đó, làm ra từ sự hèn nhát, không phải là người này nên bị giáng bực thành thợ thủ công hoặc nông dân?
GLAUCON: Chắc chắn.
SOCRATES: Nếu có một ai bị quân địch bắt sống, không phải là người ấy sẽ bị đem trình diện với những người bắt mình như là một ‘chiếm được’ để đem dùng tùy ý họ muốn dù cách nào?
GLAUCON: Chắc chắn rồi.                           
SOCRATES: Nhưng nếu một người nào đó tự nổi bật khác thường và dành được những vinh dự cao, bạn có nghĩ hay bạn không nghĩ, trong khi vẫn đang trong chiến dịch, rằng trước tiên người ấy nên được mỗi thanh thiếu niên và những trẻ em đang trong đội quân lần lượt đội cho vòng kết lá laurel [32]?
GLAUCON: Tôi có nghĩ.
SOCRATES: Thế còn việc bắt tay người ấy bằng tay phải?
GLAUCON: Cả điều đó nữa.
SOCRATES: Nhưng tôi không tưởng tượng bạn sẽ đi xa như thế này.
GLAUCON: Như thế nào?
SOCRATES: Đó là người ấy nên hôn và được mỗi người trong đám họ hôn.
GLAUCON: Bằng mọi cách. Và tôi sẽ thêm vào pháp luật rằng trong khi họ đang vẫn còn trong chiến dịch, không ai người ấy muốn hôn sẽ được phép để từ chối, như thế khiến nếu có ai nhiệt tình yêu lẫn nhau, dù là nam hay nữ, người ấy sẽ cố gắng nhiều hơn để thắng giải thưởng của sự dũng cảm.
 SOCRATES: Tuyệt vời! Vì chúng ta đã nhắc rằng nhiều những cơ hội hơn cho hôn nhân sẽ là sẵn sàng cho một người đàn ông tốt [33], và rằng những người như người ấy sẽ được lựa chọn thường xuyên hơn những người khác cho những sự việc như vậy, thế khiến có thể càng nhiều trẻ em được sinh ra từ ​​họ càng tốt.
GLAUCON: Có, chúng ta đã nhắc đến điều đó.
SOCRATES: Hơn nữa, cũng theo Homer, nó là công chính để vinh danh những người trẻ đó, vốn họ là giỏi giang trong những cách như vậy. Vì Homer nói rằng khi Ajax tự làm mình nổi bật trong trận chiến, ông “đã được tưởng thưởng với toàn bộ phần xương sống lưng (một con lợn rừng)[34], vì ông đã coi đó là một vinh dự thích hợp cho một người trẻ can đảm, vì nó vừa vinh danh người ấy, đồng thời vừa bồi bổ sức mạnh cho người ấy.
GLAUCON: Đó là hoàn toàn đúng.
SOCRATES: Sau đó, chúng ta sẽ theo Homer trong vấn đề này, dù mức nào chăng nữa. Tôi muốn nói rằng trong những lễ hiến sinh và tất cả những dịp khác, chúng ta cũng sẽ tôn vinh những người tốt – trong chừng mực như họ đã trưng bày sự tốt lành của họ, – không chỉ với những bài tụng ca và tất cả những thứ khác chúng ta đã nhắc đến, nhưng cũng với “ghế ngồi danh dự, những miếng thịt cắt ngon, và những cốc rượu nho đầy” [35] như thế khiến trong khi tôn vinh những người nam và nữ tốt của chúng ta, đồng thời chúng ta cũng có thể huấn luyện họ.
GLAUCON: Đó là một ý tưởng xuất sắc.
SOCRATES: Xong xuôi. Và nếu bất kỳ một người nào trong số những người đó chết trong chiến dịch, đã có một cái chết đặc biệt nổi bật, sẽ không phải chúng ta, trước tiên, tuyên bố rằng người này thuộc giòng giống của vàng?
GLAUCON: Chắc chắn rồi.
SOCRATES: Và không phải là chúng ta sẽ tin như Hesiod rằng, bất cứ khi nào có bất kỳ một ai của giòng giống đó chết, họ trở thành “những daimon không tì vết sống trên trái đất, những sinh vật cao quý, những bảo hộ chống lại xấu ác, những giám hộ của những con người vững chắc? ”[36]
GLAUCON: Chúng ta chắc chắn sẽ tin điều đó.
SOCRATES: Không phải chúng ta sẽ hỏi gót, [37] sau đó, để cho chúng ta biết những daimon này, những người giống như gót này, họ nên được chôn cất như thế nào và với những gì biệt đãi gì, và thực hiện chôn cất của họ trong bất cứ cách nào vị gót quy định?
GLAUCON: Dĩ nhiên.
SOCRATES: Và với phần thời gian còn lại, không phải chúng ta sẽ xem những phần mộ của họ như của những daimon, và chăm sóc chúng, và thờ phụng ở đấy? Và không phải chúng ta sẽ theo cùng những nghi thức này bất cứ khi nào có bất cứ ai là người đã được đánh giá tốt đẹp xuất sắc trong suốt cuộc đời của người ấy, đã chết già, hay trong một số cách nào khác?
GLAUCON: Là điều công chính để làm như vậy, dù mức nào.
SOCRATES: Bây giờ, thế còn về những kẻ địch thì sao? Những binh sĩ của chúng ta đối xử đối với họ thế nào?
GLAUCON: Về phương diện nào?
SOCRATES: Thứ nhất, về liên quan đến sự bắt giữ nô lệ, bạn có nghĩ là đó là công chính để cho những thành phố Greece bắt những dân Greece thành phố khác làm nô lệ, hay họ nên cố gắng đến cùng mức có thể được, để đừng cho phép ngay cả những thành phố khác làm như vậy, và tạo thành một tập quán để chừa chủng tộc Greece ra ngoài, như một phòng ngừa những dân man rợ bắt giữ dân Greece làm nô lệ ?
GLAUCON: Chừa họ ra ngoài là đường lối tốt nhất đến nay.
SOCRATES: Vì vậy, chính họ không nên bắt giữ bất kỳ người Greece nào làm nô lệ, và nên khuyên những người Greece khác cũng đừng làm như vậy?
GLAUCON: Bằng mọi cách. Trong lối đó, mức nào chăng nữa, có nhiều phần xảy ra hơn rằng họ sẽ quay sang chống lại những dân man rợ, và họ hoàn toàn tránh xa lẫn nhau.
SOCRATES: Thế còn sự tước đoạt người chết thì sao? Có phải là một điều tốt để tước sạch người chết bất cứ gì ngoài áo giáp của họ sau một chiến thắng? Không phải điều đó đem cho những kẻ hèn nhát một cái cớ để không phải đối mặt với kẻ thù, vì khi họ tham lam lúi cúi trên những xác chết, họ sẽ là thực hiện một nhiệm vụ quan trọng? Và không phải có nhiều đội quân đã thua trận vì sự cướp bóc như vậy?
GLAUCON: Vâng, quả thực.
SOCRATES: Bạn không nghĩ rằng đó là thô tục và tham của để lột sạch một xác chết? Và không phải là có đầu óc hẹp hòi và tính đàn bà để nhìn một xác chết như kẻ thù của bạn, trong khi bản thân kẻ thù đã ‘bavụt bay’ mất, [38] bỏ lại đằng sau chỉ khí cụ mà người ấy đã chiến đấu?[39] Bạn có nghĩ rằng những người làm thế này thì có bất kỳ khác biệt gì với những con chó trở nên giận dữ với những hòn đá ném chúng, nhưng để yên cho người ném chúng ?
GLAUCON: Không có gì khác.
SOCRATES: Vì vậy, họ không nên lột sạch xác chết, phải không, hay từ chối kẻ thù cho phép để nhặt lên xác người chết của họ? [40]
GLAUCON: Không, có Zeus chứng giám, chắc chắn họ không nên.
SOCRATES: Hơn nữa, chúng ta chắc chắn sẽ không đem những vũ khí đến những đền thờ như phẩm vật dâng cúng, và nếu chúng ta có quan tâm đến bất cứ gì về thiện chí với những người Greece khác, chúng ta đặc biệt là không làm điều này với những vũ khí của dân Greece. Ngược lại, ngay cả chúng ta sẽ sợ làm ‘uô uế’ những đền thờ, nếu chúng ta mang đến cho chúng những sự vật như vậy từ giòng giống riêng của chúng ta, trừ khi, dĩ nhiên, những gót ban lệnh khác đi.
GLAUCON: Đó thì hoàn toàn đúng.
SOCRATES: Thế còn về việc tàn phá đất Greece và đốt nhà dân Greece? Binh lính của bạn sẽ đối xử đối với kẻ thù của họ thế nào?
GLAUCON: Tôi muốn nghe những gì ông tin tưởng về việc đó.
SOCRATES: Tốt, tôi tin rằng họ không nên làm điều nào của những điều này, nhưng chỉ phá hủy vụ mùa thu hoạch trong năm. Bạn có muốn tôi nói cho bạn nghe lý do?
GLAUCON: Dĩ nhiên.
SOCRATES: Với tôi, xem dường rằng đúng như chúng ta có hai tên gọi “chiến tranh” và “phe phái”, do đó cũng có hai sự việc, và những tên gọi áp dụng vào những khác biệt giữa hai. Tôi muốn nói có hai, một mặt, là những gì giữa của riêng một người và thân tộc quen thuộc, và mặt khác, những gì là ‘người nước ngoài’ và xa lạ. “Phe phái” áp dụng vào sự thù địch với của riêng một người, và “ chiến tranh” vào thù địch đối với những ngoài, người lạ.
GLAUCON: Vâng, không có gì là sai trái với tuyên bố đó.
SOCRATES: Xem xét, sau đó, liệu điều này có đúng không. Tôi nói rằng chủng tộc Greece, có liên quan đến bản thân, là riêng nó và họ hàng của nó, nhưng, trong liên quan đến những dân man rợ, thì xa lạ và nước ngoài.
GLAUCON: Đúng vậy.
SOCRATES: Khi người Greece chiến đấu với những người man rợ, sau đó, hoặc những người man rợ với người Greece, chúng ta sẽ nói rằng đó là chiến tranh, rằng họ là những kẻ thù tự nhiên, và những sự thù địch như vậy nên được gọi là chiến tranh. Nhưng khi nhữn người Greece tham dự vào những sự vật việc như vậy với những người Greece, chúng ta sẽ nói rằng họ là những người bạn tự nhiên, và rằng đất nước Greece bị bệnh và chia thành những phe phái trong một tình trạng như vậy, và những thù địch như vậy được gọi là phe phái.
GLAUCON: Tôi, cứ cho là một, đồng ý với suy nghĩ theo cách đó.
SOCRATES: Bây giờ, để y rằng mỗi khi nào một gì đó của loại hiện đang được gọi là phe phái xảy ra và một thành phố bị phân chia, nếu mỗi bên tàn phá đất đai và đốt nhà của bên kia, sự phân chia phe phái được cho là đáng ghét và không bên nào được cho là thương yêu thành phố – nếu không họ sẽ không bao giờ có dám tàn phá mẹ nuôi tá và mẹ ruột của họ. Nhưng được cho là hợp lý cho những ai là người đã chứng minh mạnh hơn để hủy hoại mùa màng của những người yếu hơn, và để có thái độ của não thức của những ai là người một ngày sẽ tha thứ, chấp nhận và sẽ không phải luôn luôn có chiến tranh.
GLAUCON: Thái độ của não thức đó thì văn minh hơn nhiều so với thái độ kia.
SOCRATES: Thế còn về thành phố bạn đang thành lập? Không phải nó sẽ là Greece?
GLAUCON: Nó sẽ phải là.
SOCRATES: Như thế, không phải những công dân của nó là những con người tốt và văn minh?
GLAUCON: Quả thực, họ sẽ.
SOCRATES: Sau đó, không phải họ sẽ là những người yêu thương của những người Greece? không phải họ sẽ xem đất nước Greece như của họ riêng và cùng chia sẻ những lễ hội tôn giáo như những người Greece khác?
GLAUCON: Vâng, thực sự.
 SOCRATES: Sau đó, không phải họ sẽ xem những xung đột của họ với những người Greece – dân tộc của riêng họ – như là phe phái, và ngay cả không dùng tên “chiến tranh”?
GLAUCON: Không, họ sẽ không dùng nó.
SOCRATES: Và như vậy, họ sẽ cãi nhau với mục đích của của được hòa giải, không phải sao?
GLAUCON: Dĩ nhiên.
SOCRATES: Họ sẽ kỷ luật với những địch thủ của họ trong một tinh thần thân thiện, sau đó, và không trừng phạt họ với sự bắt giữ nô lệ và tàn phá, vì họ là những người thi hành kỷ luật, không phải là những kẻ thù.
GLAUCON: Đúng vậy.
SOCRATES: Như những người Greece, sau đó, họ sẽ không tàn phá đất đai Greece hoặc đốt nhà cửa của nó, họ cũng sẽ không đồng ý rằng tất cả những dân cư trong bất kỳ một thành phố nào – nam, nữ, và trẻ em – đều là những kẻ thù của họ, nhưng chỉ số ít những người đó chịu trách nhiệm cho sự xung đột. Vì tất cả những lý do này, họ sẽ không có ý định tàn phá đất nước của họ, vì phần lớn những dân cư là những người bạn của họ, và cũng không phá hủy những nhà cửa, và họ sẽ theo đuổi cuộc xung đột chỉ đến điểm ở đó những người chịu trách nhiệm buộc phải chịu hình phạt bởi những người vô tội là những người đang chịu thương đau.
GLAUCON: Tôi đồng ý rằng đây là những công dân của chúng ta nên đối xử với những kẻ thù của họ như thế nào, nhưng họ nên đối xử với những dân man rợ theo cách những người Greece hiện đang đối xử với nhau.
SOCRATES: Vậy chúng ta có sẽ thiết lập pháp luật này cho những giám hộ, rằng họ phải không tàn phá đất đai của người Greece, cũng không đốt nhà của những người Greece?
GLAUCON: Vâng, chúng ta hãy thiết lập nó. Và chúng ta hãy giả định rằng luật này và luật có trước nó đêu đúng. Tuy nhiên, Socrates, tôi nghĩ rằng nếu ông được tiếp tục để cho nói chuyện về những điều thuộc loại này, ông sẽ không bao giờ nhớ chủ đề vốn ông đã đặt sang một bên ngõ hầu nói tất cả điều này – cụ thể là, không biết liệu có thể được cho hiến pháp này đi vào thành hiện hữu hay không, và nó có thể từng bao giờ như vậy như thế nào. Tôi đồng ý rằng nếu nó ra đời, mọi sự vật việc sẽ là đáng yêu cho thành phố đã có nó. Tôi ngay cả sẽ thêm một số lợi thế mà ông đã không tính đến: họ sẽ chiến đấu xuất sắc chống lại những kẻ thù của họ vì họ sẽ là ít xảy ra nhất về việc bỏ mặc nhau. Sau tất cả, họ nhìn nhận nhau là những anh em, những người cha, và những đứa con, và gọi nhau bằng những tên gọi đó. Và nếu những người phái nữ, cũng tham gia trong những chiến dịch của họ, hoặc đóng trong cùng những đội quân, hoặc trong phía sau, hoặc để tấn công gây khủng bố cho đối phương, hoặc để cung cấp hỗ trợ nếu bao giờ có nhu cầu nổi lên, tôi biết rằng điều này sẽ làm cho họ hoàn toàn bất khả chiến bại. Và tôi cũng nhìn thấy tất cả những sự vật việc tốt đẹp họ sẽ có ở nhà mà ông đã không kể đến. Hãy nhận rằng tôi đồng ý tất cả những lợi ích này, cũng như vô số những lợi ích khác, sẽ đem lại kết quả, nếu hiến pháp này ra đời, và thồi không nói thêm về nó nữa. Thay vào đó, chúng ta hãy cố gắng thuyết phục chúng ta chỉ điều này: rằng có thể và có thể như thế nào, và chúng ta hãy bỏ phần còn lại sang một bên.

Kallipolis
[472a]
SOCRATES: Tất cả hoàn toàn đột nhiên, trong thực tiễn bạn đã tấn công lập luận của tôi và mất tất cả cảm thông với sự kềm giữ của tôi. Có lẽ bạn không nhận ra rằng đúng lúc tôi hầu như vừa thoát khỏi hai lớp sóng phản đối đầu tiên, bây giờ bạn đang mang tới lớp lớn nhất và khó khăn nhất trong ba lớp sóng đổ xuống tôi. Khi bạn thấy và nghe nó, bạn sẽ có sự cảm thông hoàn toàn và nhìn nhận rằng sau cùng tôi đã có lý do chính đáng vì do dự và sợ hãi để phát biểu và cố gắng để xem xét một luận chứng nghịch lý như thế.
GLAUCON: Ông nói như thế càng nhiều bao nhiêu, càng ít hơn bấy nhiêu chúng tôi sẽ không để ông bỏ đi mà không giải thích hiến pháp này có thể đi vào hiện hữu như thế nào. Thế nên, giải thích nó, và đừng trì hoãn thêm nữa.
SOCRATES: Điều đầu tiên để nhớ lại, sau đó, là rằng đó đã là sự thăm dò của chúng ta về bản chất của công chính và không công chính vốn đã đem chúng ta đến điểm này.
GLAUCON: Đúng. Nhưng nó có quan trọng gì?
SOCRATES: Ồ, không có gì. Tuy nhiên, nếu chúng ta khám phá ra bản chất của công chính, có phải chúng ta cũng nên mong đợi con người công chính không khác biệt với tự thân công chính trong bất kỳ cách nào, nhưng ngược lại, có hoàn toàn cùng một bản chất như nó có? Hay có phải chúng ta sẽ hài lòng nếu con người này gần giống, chặt chẽ như có thể giống được, với nó, và ‘dự phần’ trong nó rất nhiều hơn bất cứ ai khác?
GLAUCON: Vâng, chúng ta sẽ hài lòng với điều đó.
SOCRATES: Như thế, đó đã là để có một mô hình khiến chúng ta đã đang tìm hiểu bản chất của tự thân công chính và của con người hoàn toàn công chính, giả định người này có thể là-có, và người này sẽ là như thế nào, nếu người này đã là-có, và tương tự với sự không công chính và con người không công chính nhất. Chúng ta đã nghĩ rằng bằng cách nhìn thấy nó có vẻ như thế nào với chúng ta đứng sánh với hạnh phúc và đối nghịch của hạnh phúc, chúng ta sẽ cũng là bắt buộc để đồng ý về bản thân chúng ta nữa: rằng ai là người đã giống như họ nhất, sẽ có một số phận giống như của họ. Nhưng chúng ta không làm điều này ngõ hầu chứng minh rằng là điều có thể có được để những con người này là có.
GLAUCON: Điều đó thì đúng.
SOCRATES: Bạn có nghĩ rằng, sau đó, rằng một ai đó sẽ là một họa sĩ bớt giỏi đi bất kỳ chút nào, nếu người này đã vẽ một mô hình của những gì con người đẹp nhất sẽ giống như thế, và đem lại một cách toàn hảo cho tất cả mọi sự vật việc trong bức tranh, nhưng không thể chứng minh rằng một con người như thế đó thực sự có thể là-có?
GLAUCON: Không, có Zeus chứng giám, tôi không.
SOCRATES: Thế còn về trường hợp riêng của chúng ta, sau đó? Không phải là chúng ta đã đang cố gắng, như chúng ta nói thế, để tạo ra một mô hình trong thảo luận của chúng ta về một thành phố tốt?
GLAUCON: Chắc chắn.
SOCRATES: Như thế, bạn có nghĩ rằng thảo luận của chúng ta là bất kỳ chút nào sẽ ít hài lòng hơn nếu chúng ta không thể chứng minh rằng tìm thấy một thành phố giống như thành phố chúng ta đã mô tả trong phát biểu là là điều có thế ?
GLAUCON: Hoàn toàn không.
SOCRATES: Vậy, đó là sự thật của vấn đề. Nhưng nếu, để làm vui lòng bạn, chúng ta phải làm hết sức của chúng ta để chứng minh, thế nào và dưới điều kiện gì, điều này sẽ là có thể nhất, bạn sẽ lại phải, một lần nữa, ban cho tôi cùng những điểm tương tự vì những mục đích của chứng minh đó.
GLAUCON: Những điểm nào?

SOCRATES: Có phải là có thể để cho bất cứ gì được đem ra thực hiện đúng y như đã được mô tả trong phát biểu, hay có phải là tự nhiên cho thực hành để có ít nắm bắt sự thật hơn phát biểu có, ngay cả nếu một số người không nghĩ như vậy? Bạn có đồng ý với điều này hay không?
GLAUCON: Tôi đồng ý.
SOCRATES: Khi đó đừng buộc tôi để chứng minh nó như sẽ xảy ra trong thực hành đúng y như chúng ta đã mô tả trong phát biểu. Đúng hơn, nếu chúng ta có khả năng tìm ra như thế nào một thành phố vốn giống nhất, gần với những gì chúng ta đã mô tả, có thể thành lập được, bạn phải thừa nhận rằng chúng ta đã tìm ra như thế nào tất cả gì bạn đã quy định đã có thể thành xảy ra. Hay có phải bạn sẽ không hài lòng với điều đó? Tôi chắc chắn sẽ hài lòng.
GLAUCON: Cả tôi nữa, cũng thế.

 Những nhà vua-triết gia

SOCRATES: Sau đó tiếp theo, có vẻ như, chúng ta nên cố gắng tìm ra và cho thấy những gì được làm một cách tệ hại trong những thành phố hiện nay, vốn ngăn cản chúng để được quản lý theo cách của chúng ta, và gì là thay đổi nhỏ nhất sẽ là, khiến một thành phố có khả năng đi đến loại hiến pháp của chúng ta – một thay đổi thì thích hơn, nếu không, hai; nếu không, ít nhất về số lượng và ít rộng rãi nhất về tác dụng.

[473c]
GLAUCON: Chắc chắn rồi.
SOCRATES: Tốt, có một thay đổi, chúng ta có thể chỉ vào đó mà tôi nghĩ rằng sẽ hoàn thành được điều này. Nó chắc chắn không phải là nhỏ hoặc dễ dàng, nhưng nó thì có thể.
GLAUCON: Nó là gì?
SOCRATES: Bây giờ tôi sắp phải đối đầu với những gì chúng ta đã so sánh như làn sóng lớn nhất. Tuy nhiên, nó phải được nói ra, ngay cả nếu nó sẽ dìm tôi chết đuối trong một làn sóng của triệt để nhạo báng và khinh miệt, như nó là. Vì vậy, lắng nghe những gì tôi sắp nói.
GLAUCON: Nói đi.
SOCRATES: Cho đến khi những triết gia cai trị như những nhà vua trong những thành phố của họ, hoặc những ai là người ngày nay được gọi là những nhà vua và những người lãnh đạo đã trở thành những triết gia chân thực và xứng đáng, như thế khiến quyền lực chính trị và triết học trở nên được hoàn toàn trộn vào nhau, trong khi nhiều những bản tính hiện nay chỉ theo đuổi chuyên biệt một bất kỳ đều bị mạnh mẽ ngăn trở để làm thế, những thành phố sẽ không được yên lành với những xấu ác, Glaucon thân yêu của tôi ơi, tôi nghĩ, cũng sẽ không với cả loài người. Và cho đến khi điều đó xảy ra, cùng một hiến pháp chúng ta đã mô tả trong thảo luận của chúng ta sẽ không bao giờ được sinh ra trong qui mô mà nó có thể, hoặc được nhìn thấy ánh sáng mặt trời. Nó là tuyên bố này đã khiến tôi ngần ngại để nói ra trong quá lâu như thế. Tôi đã thấy nó sẽ nghe ra rất không thể nào tin nổi như thế nào, vì là điều khó khăn để chấp nhận rằng có thể không có hạnh phúc, hoặc công chúng hoặc tư nhân, trong bất kỳ thành phố nào khác.

GLAUCON: Socrates, thật là một phát biểu, quả thật là một luận chứng ông đã để cho vỡ tung! Nhưng bây giờ mà ông đã nói nó ra lời, ông phải chờ đợi rằng một số người rất nhiều – và cũng không phải là những người không lỗi lạc – hoặc sẽ ngay lập tức ném bỏ những áo choàng của họ, và lột sạch để hành động, chộp lấy bất kỳ vũ khí nào có sẵn, và hấp tấp lao đầu vào ông, quyết tâm làm những điều khủng khiếp với ông. Vì vậy, nếu ông không bảo vệ chính mình bằng lập luận và chạy thoát, ông thực sự sẽ gánh lấy hình phạt tai hại của sự chế nhạo toàn bộ.
SOCRATES: Nhưng không phải bạn chính là người chịu trách nhiệm vì để điều này xảy ra cho tôi?
GLAUCON: Và tôi đã đúng để làm điều ấy. Tuy nhiên, tôi sẽ không bỏ mặc ông. Ngược lại, tôi sẽ bào chữa cho ông trong bất kỳ cách nào tôi có thể. Và những gì tôi có thể làm là đem đến ý định tốt lành và sự khích lệ, và có lẽ cho ông những trả lời cẩn thận với những câu hỏi của ông hơn một người nào khác. Như thế, với sự hứa hẹn của loại trợ giúp này, hãy cố gắng để chứng minh cho những người không tin rằng những sự việc là như ông tuyên bố.
SOCRATES: Tôi sẽ phải làm thế, đặc biệt là khi bạn đồng ý để là một đồng minh tuyệt vời như vậy! Nếu chúng ta sẽ thoát khỏi những người mà bạn nhắc đến, tôi nghĩ rằng chúng ta cần phải xác định cho họ ai là những nhà triết học mà chúng ta dám nói rằng nên cai trị; như thế khiến một khi điều đó là rõ ràng, một người ta có thể biện hộ cho mình bằng cho thấy rằng một số người bởi bản chất thì ứng hợp để dấn mình trong triết học để nhận vai trò dẫn đầu trong một thành phố, trong khi có những người khác là những người không nên dấn mình vào trong nó, nhưng nên đi theo một người lãnh đạo.
GLAUCON: Đây sẽ là một thời điểm tốt để định nghĩa chúng.
SOCRATES: Thôi nào, sau đó, đi theo tôi trên lối tôi sắp đi, xem nếu bằng cách nào đó nó có dẫn đến một giải thích thỏa đáng không.
GLAUCON: Hãy đi trước đi.
SOCRATES: Tôi có phải nhắc bạn, hay bạn có nhớ lại, rằng khi chúng ta nói một ai đó yêu thích một gì đó, nếu sự mô tả là chính xác, nó phải rõ ràng không chỉ rằng người ấy yêu một vài phần của nó nhưng không phần khác, nhưng trái lại, người ấy yêu thích toàn bộ của nó?
GLAUCON: Ông sẽ phải nhắc tôi, có vẻ như. Tôi không nhớ gì điểm đó tất cả.
SOCRATES: Tôi đã không trông đợi bạn đem cho đáp ứng đó, Glaucon. Một con người nồng nàn không nên quên rằng tất cả những chàng trai trong tuổi thanh xuân, cách nào đó đều thành công để khêu gợi và đánh thức một người yêu nồng nhiệt những cậu bé trai, và dường như đáng hưởng sự chú ý và đam mê dâng hiến của người ấy. Không phải đó là cách những người bạn trẻ cư xử với những cậu bé trai đẹp đẽ? Một, vì có mũi hếch, bạn sẽ ngợi khen là “dễ thương” một khác có mũi khoằm, bạn sẽ nói là “vương giả”, trong khi một ở giữa bạn nói là “cân đối ”. Những mũi sậm màu trông rất “ nam tính ”, và những mũi nhợt nhạt là của những “con cái những vị gót”. Đối với “đậm màu mật ong”, bạn có nghĩ rằng chính thuật ngữ này không là gì ngoài một cách ghép chữ, nói trại đi của một người yêu, người đã thấy dễ dàng để chấp nhận một nước da tái xám, miễn là nó đi kèm với tuổi trẻ thời thanh xuân? Nói vắn tắt, những người các bạn tìm bất cứ lý do biện hộ nào, và dùng bất kỳ biểu hiện nào, để tránh sự chối bỏ bất cứ một ai là người đang trong tuổi thanh xuân nở rộ.
GLAUCON: Nếu ông nhấn mạnh vào việc lấy tôi làm thí dụ của ông về những gì những con người nồng nàn tình làm, tôi sẽ đồng ý đi theo ông. . . vì lợi ích của luận chứng!
SOCRATES: Thế còn những người yêu thích rượu nho? Bạn không quan sát họ ứng xử trong đúng cùng một cách? Không phải họ tìm thấy bất kỳ lý do nào để chiều theo đam mê dâng hiến của họ với rượu nho của bất kỳ loại nào?
GLAUCON: Họ có, quả thực.
SOCRATES: Và bạn cũng quan sát, tôi tưởng tượng, rằng nếu những người yêu vinh dự không thể trở thành những tướng lãnh, họ phục vụ như là những chỉ huy cấp tá, [41] và nếu họ không thể được những người quan trọng và những chức sắc vinh danh, họ hài lòng để được những người không quan trọng và thấp kém hơn vinh danh, vì nó là vinh dự như một tổng thể mà họ là những người thèm muốn nó.
GLAUCON: Đúng vậy.
SOCRATES: Sau đó, bạn có khẳng định điều này hay không? Khi chúng ta nói rằng ai đó có một đói ăn thèm uống với một gì đó, có phải chúng ta có thể nói rằng người ấy có đói ăn thèm uống với tất cả mọi sự vật việc của loại đó, hay chỉ với một phần của nó nhưng không một phần khác?
GLAUCON: Tất cả mọi sự vật việc.
SOCRATES: Sau đó, trong trường hợp của nhà triết học, cũng thế, không phải chúng ta sẽ nói rằng người này có một đói ăn thèm uống với sự khôn ngoan – không với một phần và không với phần khác, nhưng với tất cả của nó?
GLAUCON: Đúng.
SOCRATES: Như thế, nếu ai đó thì kén chọn về những gì người ấy học hỏi, đặc biệt là nếu người ấy còn trẻ và không có được một nắm vững lý trí về những gì là hữu ích và những gì là không, chúng ta sẽ không nói rằng người ấy là một người yêu của sự học tập, hay một triết gia – hơn với chúng ta sẽ nói rằng một ai là người kén chọn về thức ăn của mình thì bị đói khát, hay có một đói ăn thèm uống với thức ăn, hay là một người yêu thích thức ăn, chứ không phải là một người ăn uống cầu kỳ.
GLAUCON: Và chúng ta sẽ là đúng để không nói điều đó.
SOCRATES: Nhưng một ai đó là người sẵn sàng và đồng ý để nếm tất cả mọi loại của học tập, người vui sướng quay sang sự học tập, và tham lam, luôn không thỏa mãn với nó, người ấy là một người chúng ta sẽ chính đáng gọi là một triết gia. Không phải như vậy sao?
GLAUCON: Trong trường hợp đó, nhiều người lạ lùng sẽ lả những triết gia! Ý tôi là, tất cả những người yêu của sự nhìn thấy là những gì họ là, tôi tưởng tượng, vì họ lấy làm vui sướng trong học tập những sự vật việc. Và những người yêu của sự nghe thấy là những người rất kỳ lạ để bao gồm như những triết gia: họ sẽ không bao giờ sẵn sàng tham dự một thảo luận nghiêm trọng, hay dành thời gian của họ theo cách đó, thế nhưng, cũng giống đúng như những tai của họ đều đã giao ước để nghe mọi hợp xướng, họ chạy quanh đến tất cả những lễ hội Dionysus, cho dù ở những thành phố, hay những làng quê, và không bao giờ bỏ lỡ một lễ hội nào. Có phải chúng ta nói rằng những người này – và những người khác là những người nghiên cứu của những sự vật việc tương tự hay của những nghề chuyên môn tầm thường nhỏ mọn – là những triết gia?
SOCRATES: Hoàn toàn không, nhưng họ đều là giống như những triết gia.
GLAUCON: Vậy sau đó, ông nghĩ ai là những triết gia thật sự?
SOCRATES: Những người yêu của sự nhìn thấy sự thật.
GLAUCON: Điều đó, cũng vậy, thì đúng không nghi ngờ gì, [42] nhưng ông nói thế chính xác có nghĩa là gì?
SOCRATES: Sẽ không là dễ dàng để giải thích cho một người nào khác. Nhưng bạn, tôi tưởng tượng, sẽ đồng ý với điều sau đây.
GLAUCON: Điều gì?
SOCRATES: Rằng vì đẹp đẽ là ngược lại của xấu xí, chúng là hai sự vật việc.
GLAUCON: Dĩ nhiên.

[476a]
SOCRATES: Và vì chúng là hai sự vật việc, mỗi chúng thì cũng là một? [43]
GLAUCON: Điều đó thì cũng đúng nữa.
SOCRATES: Và cùng lập luận tương tự, sau đó, áp dụng với công chính và không công chính, tốt và xấu, và tất cả những thể dạng: tự thân mỗi chúng là một sự vật việc, nhưng vì chúng xuất hiện khắp tất cả mọi nơi trong sự liên hệ cộng tác với những hành động và những cơ thể, và với lẫn nhau, mỗi chúng xuất hiện thành là nhiều những sự vật việc.
GLAUCON: Điều đó đúng.
SOCRATES: Tốt, thế thì điều đó là cơ bản cho sự phân biệt tôi vẽ: về một bên là những người yêu của sự nhìn thấy, những người yêu của những tài khéo chuyên ngiệp, và những người thực dụng bạn đã nhắc đến một chút trước đây, về bên kia, những người mà chúng ta đang tranh luận về họ, những người duy nhất, thì chinh xác, để gọi là những triết gia.
GLAUCON: Ông muốn nói thế nào?
SOCRATES: Những người yêu của sự nghe được và nhìn thấy đều nhiệt tình dành hết cho những âm thanh, màu sắc, hình dạng đẹp đẽ, và tất cả mọi sự vật việc được kiểu cách ra của những sự vật việc loại giống như vậy. [44] Nhưng suy nghĩ của họ thì không có khả năng để nhìn thấy bản chất của cái đẹp tự thân hay để có nhiệt tình dành hết cho nó.
GLAUCON: Đó thì chắc chắn đúng.
SOCRATES: Về mặt khác, sẽ không phải những người đó, là người có khả năng để đến gần cái đẹp tự thân và nhìn thấy nó bởi chính nó, thì hiếm hoi? [45]
GLAUCON: Rất hiếm.
[476c]
SOCRATES: Thế còn về một ai đó, người tin vào những sự vật việc đẹp đẽ nhưng không tin vào cái đẹp tự thân, [46] và sẽ không có khả năng để đi theo bất cứ một ai là người đã cố gắng dẫn người ấy đến sự hiểu biết về nó? Có phải bạn nghĩ rằng người này đang sống trong một giấc mơ, hay người này thì tỉnh táo? Hãy chỉ xem xét. Không phải điều là đang mơ để nghĩ – cho dù ngủ hay thức – rằng một sự-giống-như thì không là một sự-giống-như, nhưng đúng hơn là tự thân sự vật việc vốn nó thì giống như?
GLAUCON: Tôi chắc chắn nghĩ rằng một người nào đó là người làm thế thì đang mơ.
SOCRATES: Nhưng thế còn về một người nào đó, để xem trường hợp đối nghịch, là người quả thực tin vào cái đẹp tự thân, có khả năng để quan sát được cả hai: nó và những sự vật việc vốn dự phần trong nó, và không nghĩ rằng những dự phần là nó, hay rằng nó là những dự phần, – bạn có nghĩ người này thì đang sống trong một giấc mơ hay thì đang tỉnh táo?
GLAUCON: Người này rất là tỉnh táo.
SOCRATES: Như thế, vì con người này biết những sự vật việc này, chúng ta sẽ là đúng để mô tả suy nghĩ của người này như kiến ​​thức, nhưng của những người khác chúng ta sẽ là đúng để mô tả như tin tưởng, vì người ấy tin tưởng những gì người ấy có tin tưởng? [47]
GLAUCON: Chắc chắn.
SOCRATES: Điều gì sẽ xảy ra nếu con người chúng ta mô tả như có tin tưởng nhưng không có hiểu biết thì tức giận với chúng ta và tranh luận về sự thật của những gì chúng ta nói? Liệu chúng ta sẽ có bất cứ cách dịu dàng và nhẹ nhàng nào để thuyết phục người ấy, trong khi dấu đi sự kiện rằng người ấy thì không trong một trạng thái lành mạnh của não thức?
GLAUCON: Chúng ta chắc chắn cần một cách, bất kỳ mức độ nào.
SOCRATES: Tiếp tục nào, sau đó, hãy xem xét những gì chúng ta sẽ nói với người ấy. Hay – một khi chúng ta đã nói với người ấy rằng không ai ganh tị với người ấy về bất kỳ kiến ​​thức nào người ấy có thể có, trái lại, rằng chúng ta sẽ rất mừng rỡ để tìm ra đươc rằng người ấy biết một gì đó – bạn có muốn chúng ta hỏi người ấy như sau? “Hãy cho chúng tôi biết điều này: có phải một ai là người biết (thì) biết một gì, hay không gì?” Bạn hãy trả lời cho người ấy.
GLAUCON: Tôi sẽ trả lời rằng người kia biết một gì.
SOCRATES: Một gì vốn hoặc một gì vốn không-là? [48]

[477a]
GLAUCON: Vốn là. Làm thế nào có thể biết được một gì vốn không-là?
SOCRATES: Chúng ta đã được đoan chắc một cách đầy đủ về điều này, sau đó, và vẫn sẽ như vậy, bất kể chúng ta đã xem xét nó bao nhiêu cách: rằng những gì hoàn toàn ‘là’, hoàn toàn là một đối tượng của kiến ​​thức, và những gì không có cách nào ‘là’, thì hoàn toàn tất cả không là một đối tượng của kiến thức?
GLAUCON: Một cách đầy đủ nhất.
SOCRATES: Tốt. Trong trường hợp đó, sau đó, nếu bất cứ gì thì giống như là có và cũng không là có, không phải là nó sẽ nằm ở giữa thuần túy là gì và trong không cách nào là-gì?
GLAUCON: Vâng, ở giữa chúng.
SOCRATES: Sau đó, vì kiến ​​thức giải quyết với những gì , không kiến thức [49] phải giải quyết với những gì không-là, trong khi chúng ta phải nhìn vào giữa kiến ​​thức và không kiến ​​thức để tìm những gì giải quyết với những gì nằm ở giữa, nếu bất cứ gì thuộc loại đó. [50]
GLAUCON: Vâng.
SOCRATES: Như thế, sau đó, có phải chúng ta nghĩ rằng có một sự vật việc loại như vậy là tin tưởng?
GLAUCON: Dĩ nhiên.
SOCRATES: Có phải nó là một năng lực khác biệt với kiến ​​thức, hay tương tự giống nhau?
GLAUCON: Một năng lực khác biệt.
SOCRATES: Như vậy, tin tưởng đã được chỉ định để giải quyết với một sự vật việc, khi đó, và kiến thức với một khác, tùy trên năng lực nào mỗi chúng có.
GLAUCON: Đúng.
SOCRATES: Bây giờ, không phải hay sao, một cách tự nhiên kiến ​​thức giải quyết với là gì, để biết là gì như thế nào? [51]Nhưng trước tiên tôi nghĩ chúng ta tốt hơn hãy xem xét kỹ lưỡng điều sau đây.
GLAUCON: Điều gì?
SOCRATES: Chúng ta nghĩ những năng lực là một loại của sự vật việc cho chúng ta khả năng, – hay bất cứ gì nào khác vốn có một khả năng – để làm bất cứ gì chúng ta có khả năng để làm. Khả năng thấy và khả năng nghe [52] là những thí dụ về những gì tôi muốn nói bởi những năng lực, nếu bạn hiểu loại sự vật việc tôi đang cố gắng để mô tả.
GLAUCON: Vâng, tôi hiểu.
SOCRATES: Vậy, hãy nghe những gì tôi nghĩ về chúng. Một năng lực không có màu sắc để cho tôi xem, cũng không có một hình dạng, cũng không có bất kỳ tính chất riêng biệt nào thuộc loại vốn nhiều những sự vật việc khác có, và rằng tôi có thể cân nhắc xem xét để phân biệt chúng cho chính tôi như khác biệt từ một này sang một khác. Trong trường hợp của năng lực, tôi có thể chỉ cân nhắc xem xét những gì nó giải quyết với, và những gì nó làm, và nó là trên cơ bản đó mà tôi đi đến để gọi mỗi năng lực nó là gì: những năng lực đó được gán cho giải quyết với cùng những sự vật việc tương tự và làm cùng sự vật việc, tôi gọi cùng tên, những năng lực đó vốn giải quyết với những sự vật việc khác biệt và làm những sự vật việc khác nhau, tôi gọi khác tên. Thế còn về bạn? Bạn làm gì?
GLAUCON: Cũng thế.
SOCRATES: Vậy quay trở lại, chỗ chúng ta đã rời bỏ, người đi cùng đường rất thân của tôi ơi: bạn có nghĩ rằng kiến ​​thức thì bản thân nó là một năng lực? Hay bạn sẽ gán cho nó vào nhóm nào?
GLAUCON: Với nhóm đó. Nó là năng lực hiệu quả nhất của tất cả.
SOCRATES: Thế còn về tin tưởng? Chúng ta có sẽ gồm cả nó như là một năng lực hay gán nó vào một loại khác?
GLAUCON: Hoàn toàn không phải. Tin tưởng thì không gì khác hơn là năng lực vốn cho chúng ta khả năng để tin tưởng.
SOCRATES: Nhưng một lúc trước, bạn đã đồng ý rằng kiến ​​thức và tin tưởng đều không cùng là một.
GLAUCON: Làm thế nào để có một bất cứ ai với bất kỳ tỉnh táo nào có thể nghĩ rằng một sự vật việc sai lầm thì cũng giống như một sự vật việc không sai lầm?
SOCRATES: Tốt. Sau đó, rõ ràng chúng ta đồng ý rằng tin tưởng thì khác biệt với kiến ​​thức.
GLAUCON: Vâng, nó thì khác biệt.
SOCRATES: Mỗi chúng, sau đó vì nó có một năng lực khác biệt, bởi tự nhiên giải quyết với một gì đó khác biệt?
GLAUCON: Nhất thiết.
SOCRATES: Chắc chắn kiến ​​thức giải quyết với là gì, để biết là gì như nó là?
GLAUCON: Vâng.
SOCRATES: Trong khi đó, tin tưởng, chúng ta nói, là có tin tưởng?
GLAUCON: Vâng.
SOCRATES: Có phải vào chính những gì vốn kiến ​​thức hiểu biết? Có phải đối tượng của kiến ​​thức và đối tượng của tin tưởng có thể cùng là một như nhau? Hay đó là điều không thể?
GLAUCON: Đó là điều không thể, theo như những gì chúng ta đã đồng ý. Nếu những năng lực khác nhau, bởi bản chất giải quyết với những sự vật việc khác nhau, và cả hai, ý kiến ​​và kiến ​​thức đều là những năng lực, nhưng như chúng ta tuyên bố, những năng lực khác nhau, theo đến từ những điều này rằng đối tượng của kiến thức và đối tượng của tin tưởng không thể cùng là một như nhau.
SOCRATES: Sau đó, nếu là gì là đối tượng của kiến ​​thức, không phải rằng đối tượng của tin tưởng phải là một gì đó khác hơn là gì?
GLAUCON: Vâng, nó phải là một gì đó khác biệt.
SOCRATES: Có phải tin tưởng, khi đó, tin vào không-là-gì? Hay có phải là điều không thể ngay cả để tin vào không-là-gì? Hãy xem xét điều này: không phải hay sao một người tin tưởng đem tin tưởng của người ấy giải quyết với một gì đó? Hoặc có phải là điều có thể để có tin tưởng, thế nhưng để tin vào không gì? [53]
GLAUCON: Không, là điều không thể.
SOCRATES: Trong thực tế, có một vài sự vật việc đơn độc vốn một người tin tưởng có tin tưởng?
GLAUCON: Vâng.
SOCRATES: Nhưng chắc chắn những gì không-là, thì được xác định đặc tính một cách chính xác nhất không như một sự vật việc đơn độc, nhưng như không-gì?
GLAUCON: Dĩ nhiên.
SOCRATES: Nhưng chúng ta đã phải gán không hiểu biết với không-là-gì, và kiến ​​thức với là gì?
GLAUCON: Đúng.
SOCRATES: Như thế, tin tưởng không tin tưởng vào là gì cũng không vào không-là-gì?
GLAUCON: Không, nó không.
SOCRATES: Như thế, tin tưởng không thể là không hiểu biết cũng không là kiến ​​thức?
GLAUCON: Rõ ràng không.
SOCRATES: Tốt, sau đó, có phải nó nằm ngoài hai này, vượt quá kiến ​​thức về sự trong sáng, hoặc không hiểu biết trong sự mờ đục?
GLAUCON: Không, nó đều không cả hai.
SOCRATES: Sau đó, tin tưởng dường như mờ đục hơn so với kiến ​​thức, nhưng rõ ràng hơn không hiểu biết?
GLAUCON: Rất nhiều như vậy.
SOCRATES: Nó nằm bên trong những ranh giới được chúng ấn định?
GLAUCON: Vâng.
SOCRATES: Vì vậy, tin tưởng sẽ nằm giữa hai?
GLAUCON: Chắc chắn.
SOCRATES: Bây giờ, không phải trước đây chúng ta đã nói rằng nếu một gì quay ra là cả hai, vửa là và không là, cùng một lúc, nó sẽ nằm ở giữa những gì thuần túy là và những gì không là trong mọi cách, và rằng không phải kiến ​​thức cũng không phải không hiểu biết sẽ giải quyết với nó, nhưng là bất cứ gì đã một lần nữa lại quay ra để nằm ở giữa sự không hiểu biết và kiến ​​thức?
GLAUCON: Đúng.
SOCRATES: Và bây giờ, những gì chúng ta đang gọi tin tưởng đã quay ra là nằm ở giữa chúng? GLAUCON: Nó đã là thế.
SOCRATES: Rõ ràng, sau đó, điều còn lại cho chúng ta để tìm thấy những gì dự phần trong cả hai: là-có và không-là-có, và không thể chính xác được gọi là một thuần túy, hay một khác, vì vậy nếu chúng ta tìm thấy nó, chúng ta có thể chính đáng gọi nó là đối tượng của tin tưởng, bằng cách đó gán những cực đoan với những cực đoan và những nằm-ở-giữa với những nằm-ở-giữa. Không phải như vậy sao?
GLAUCON: Là như vậy.
SOCRATES: Bây giờ tất cả đã được thiết lập, tôi muốn người ấy nói với tôi điều này – người bạn đồng hành xuất sắc, người tin rằng có không cái đẹp tự thân, không có thể dạng của cái Đẹp tự thân, vốn luôn luôn vẫn giữ là một như nhau trong tất cả những phương diện, nhưng người quả thực tin rằng có nhiều những sự vật việc đẹp đẽ – tôi muốn nói có nghĩa, người yêu của sự nhìn thấy đó, người không thể chịu được để nghe bất kỳ một ai nói rằng cái đẹp là một sự vật việc, hoặc công chính, hoặc bất kỳ nào còn lại – tôi muốn người ấy trả lời câu hỏi này: “Người bạn rất tốt của tôi ơi”, chúng ta sẽ nói, “trong tất cả nhiều những sự vật việc đẹp đẽ, có phải sẽ có một xem cũng có vẻ không xấu xí? Hoặc có một bất kỳ công chính sẽ không có vẻ không-công chính? Hoặc có bất kỳ một kính tín nào sẽ không có vẻ không-kính tín?”
GLAUCON: Không có. Ngược lại, điều không thể nào tránh khỏi rằng bằng cách nào đó chúng sẽ có vẻ vừa đẹp vừa xấu, và tương tự với những sự vật việc khác ông đã hỏi đến.
SOCRATES: Thế còn về nhiều những sự vật việc vốn là những gấp đôi? Có phải chúng có vẻ bất kỳ nào thì kém những một nửa hơn những gấp đôi?
GLAUCON: Không
SOCRATES: Và lại nữa, có phải những sự vật việc vốn chúng ta nói là lớn, nhỏ, nhẹ, hay nặng sẽ có bất kỳ nào hơn những gì chúng ta nói chúng là, so với chúng sẽ là sự đối nghịch?
GLAUCON: Không, mỗi trong chúng luôn luôn là cả hai.
SOCRATES: Khi đó có phải mỗi của nhiều những sự vật việc thì có bất kỳ hơn những gì một người nói nó là hơn nó không là những gì người ta nói nó là?
GLAUCON: Không, chúng giống như những câu đố hiểm hóc đó, người ta nghe ở những buổi tiệc, hay câu hỏi rắc rối của trẻ em về người quan hoạn, là người đã ném một gì đó vào một con dơi, – câu chuyện về cái gì người này đã ném vào nó và cái gì nó là ở trong. [54] Đối với những sự vật việc này, cũng thế, đều mơ hồ, và người ta không thể hiểu chúng như là-có không thay đổi, hay không là-có không thay đổi, hoặc như cả hai, hoặc không như một nào.
SOCRATES: Bạn có biết phải làm gì với chúng, sau đó, hay bất cứ chỗ nào để đặt chúng tốt hơn là ở giữa là-cókhông là-có? Chắc chắn chúng không thể mờ đục hơn so với không là gì, bởi không là-có nhiều hơn nó, cũng không rõ ràng hơn là-gì, bởi là-có nhiều hơn nó.
GLAUCON: Đó là hoàn toàn đúng.
SOCRATES: Vì vậy, chúng ta đã tìm ra được, có vẻ như, rằng phần lớn nhiều những quan điểm qui ước của nhiều người về cái đẹp và về những gì còn lại đều bằng cách nào đó lăn qua lăn lại giữa không là gì và những gì thuần túy là-gì. [55]
GLAUCON: Chúng ta đã.
SOCRATES: Và chúng ta đã đồng ý trước đó rằng nếu bất cứ điều gì quay ra là thuộc loại đó, nó sẽ phải được gọi là một đối tượng của tin tưởng, không phải là một đối tượng của tri thức, – một đối tượng lang thang, nằm ở-giữa được năng lực nằm-ở-giữa nắm bắt.
GLAUCON: Chúng ta đã làm.
SOCRATES: Về phần những người ấy, sau đó, người nhìn vào nhiều những sự vật việc đẹp đẽ nhưng không nhìn thấy tự thân cái đẹp, và không có khả năng để theo sau một người khác, người sẽ dẫn họ đến nó; hay nhiều những không tự thân công chính, và tương tự với tất cả phần còn lại – những người này, chúng ta sẽ nói, có tin tưởng về tất cả những những sự vật việc này, nhưng không có kiến ​​thức về những tin tưởng của họ là về những gì.
GLAUCON: Đó là những gì chúng ta sẽ phải nói.
SOCRATES: Mặt khác, thế còn về những người đó, người trong mỗi trường hợp xem xét chính những sự vật việc vốn luôn luôn giống nhau trong mọi phương diện? Không phải chúng ta sẽ nói rằng họ có kiến ​​thức, không chỉ đơn giản là tin tưởng?
GLAUCON: Một lần nữa, chúng ta sẽ phải.
SOCRATES: Chúng ta có sẽ nói, sau đó, rằng những người này nhiệt tình cống hiến cho và yêu những sự vật việc trong đó giải quyết với kiến ​​thức, như những người khác cống hiến và yêu những sự vật việc trong đó giải quyết với tin tưởng? Chúng ta đã không quên, có phải không, rằng người kể sau yêu và nhìn vào những âm thanh, màu sắc đẹp đẽ, và những thứ của loại đó, nhưng không thể ngay cả chịu được ý tưởng rằng cái đẹp chính nó là một sự vật việc vốn là-có?
GLAUCON: Không, chúng ta đã không.
SOCRATES: Có phải chúng ta sẽ va vào một ghi nhận sai lầm, [56] sau đó, nếu chúng ta gọi những người như vậy là những “người yêu ý kiến” chớ không phải là những “người yêu kiến thức”? Liệu họ sẽ rất tức giận với chúng ta nếu chúng ta gọi họ như thế?
GLAUCON: Không, nếu họ nhận lời khuyên của tôi. Là điều không thuận hợp với luật thần linh để tức giận với sự thật.
SOCRATES: Vì vậy, những ai là người trong mỗi trường hợp nhiệt tình dành cho tự thân sự vật việc đều là những người chúng ta phải gọi, không phải “những người yêu ý kiến,” nhưng là “những người yêu kiến thức”? [57]
GLAUCON: Chắc chắn rồi.

(Hết quyển V)







Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất
(Oct/2010 – đọc lại May/2018)





[1] [Công việc này sẽ được tiếp tục trong Quyển VIII.]
[2] Theo bản Shorey/Cambridge.
[3] Một phương ngôn – “to smelt ore.” = ‘to prospect for gold’, bản bản Shorey/Cambridge, chỉ những ai xao lãng công việc trong tay, cho một lợi lộc xa xôi nào đó không chắc chắn. Thrasymachus nhắc nhở Socrates những lời của chính ông, ở 336e4 – 9.
[4] Adrestia (Greek mythology): was a minor deity of revolt and equilibrium between good and evil. Bà là con giá của Ares và Aphrodite, chị em với Eros, Anteros, Phobos, Deimos và Harmonia. Bà thường được vẽ đi theo cha trong những chiến trận, hay bên cạnh Nemesis, goddess of divine retribution.
[5] 4 Điều này có thể là một ám chỉ đến những mimes (một loại tuồng đơn giản trình bày những cảnh đời nhìn theo con mắt chế diễu, để giải trí) của Sophron người thành Syracuse (c. 470 – 400 TCN), được chia thành mimes nam, trong đó phái nam được trình diễn, và mimes nữ, trong đó phái nữ được trình diễn.
[6] [Những phụ nữ được tôn kính, giàu có sống cuộc sống tách biệt trong hầu hết những thành phố Greece, hoạt động của họ giới hạn trong vòng gia đình (xem 579 b8) và làm những công việc trong nhà, và phần lớn đứng ngoài lĩnh vực công cộng của văn hóa, chính trị, và chiến tranh.]
[7] Palestras: Một trường đấu vật và sân tập.
Thành phố có nhiều những phòng tập thể dục, đấu vật công cộng. Người Hellas (và những dân tộc phương Tây sau đó,) đều đặt nặng sự huấn luyện thể dục cho dân chúng vì những môn thể dục, điền kinh, và thể thao thực sự đều là những huấn luyện quân sự.
[8] [Những người nữ sẽ được gumnozomenas, có thể có nghĩa là bỏ sạch quần áo, trần truồng, nhưng cũng thường có nghĩa là vẫn mặc một áo dài loại tunic, hay áo lót mình, nhưng không có áo choàng phủ ngoài (xem 457a6 – 7].
[9] [Một tham khảo, có lẽ, từ Aristophanes, Assembly Women, vốn chế diễu ý tưởng của phái nữ có quyền lực chính trị và làm những luật như thế này. Như trong tiếng England, hoplon (“vũ khí” hoặc “công cụ”) được dùng để chỉ bộ phận sinh dục nam, và ocheuein (“leo lên,” “cưỡi”) để chỉ quan hệ tình dục (như ở 454e1)]
[10] Sparta
[11] Câu chuyện Arion được cá dolphin cứu, kể lại trong Histories của Herodotus, lịch sử 1. 23 – 4.
[12] The verbal level: tầng lời nói, hiểu như tầng trên cùng, lớp bên ngoài, của truyền thông
[13] Nguyên văn bản Reeve: “the female bears the offspring while the male mounts the female”.
[14] [Người nam trách nhiệm về việc quay/nướng thịt, xem 404b10 – c4]
[15] [Epi pasi: Khẳng định không phải rằng không người nữ nào thì mạnh hơn hoặc giỏi hơn so với bất kỳ người nam nào trong bất kỳ theo đuổi nghề nghiệp nào loại như vậy (có thể mâu thuẫn với 455d4 – 5), nhưng trong tất cả chúng, sự yếu kém về thể chất của phái nữ là một yếu tố liên quan. Xem 451e1 – 2, 456a10]
[16] Philosopher (philos: yêu + Sophos: sự khôn ngoan) và misosopher (Greek: miso < misein: ghét + Sophos: sự khôn ngoan) )
[17] Plato theo một câu thơ của Pindar
[18] erotic
[19] Chó săn và chim kiểng là những con vật nuôi thông thường trong những gia đình Hellas giàu có
[20] Được tuyển chọn nuôi làm kiểng, bản Shorey: ‘they are a select breed’ : giống được chọn
[21] [382c6 – d3]
[22] Tục giết trẻ sơ sinh bằng cách vứt chúng vào những chỗ nguy hiểm thường được dùng ở Greece thời cổ, như một phương pháp hạn chế sinh đẻ, hay kiểm soát sinh sản.
[23] [Phái nữ Greece thường lây chồng trước tuổi hai mươi. Đặc tính khó hiểu về tuổi tối thiểu cho sự sinh sản của phái nam, có lẽ, được giải thích trong một đoạn văn Politics của Aristotle: “Về phần những đặc điểm cơ thể trong cha mẹ là có ích lợi nhất cho con cái được sinh ra. . . . Không phải điều kiện thể dục của những lực sĩ, cũng không phải của một ai là người quá phụ thuộc vào điều trị y tế và kém thích hợp với sự gắng sức, là có ích từ quan điểm y tế hoặc sinh sản, hay là điều kiện cần thiết trong một công dân tốt. Nhưng điều kiện nằm giữa (trung bình) cả hai thì rất có ích cho những mục đích này. Điều kiện thể chất thích hợp, do đó, là một vốn đạt được bằng gắng sức, nhưng không phải bằng bạo lực gắng sức, và điều đó thúc đẩy không chỉ một điều, như điều kiện thể dục thúc đẩy, nhưng những hành động của những con người tự do. Và những giá trị này nên được đem cho phái nữ và phái nam như nhau” (7 16 1335b2 – 12).]
[24] [Đây là những tháng âm lịch. Thời gian (từ lúc ăn nằm, có thể thụ thai) khoảng chừng từ 7 đến 9 tháng. Một thai nhi tồn tại chưa tới 7 tháng đã vẫn được xem là khó tựu]
[25] Pythia: vị nữ tu, nói những ‘sấm truyền’ (oracle) ở đên thờ Apollo tại Delphi.
[Pháp luật Greece đã thường không cho phép hôn nhân giữa anh chị em cùng huyết thống, những người sẽ được nhập vào tầng lớp giám hộ đang bàn ở đây (xem 427c3)]
[26] [Chế độ dân chủ Athens có 9 người cầm quyền cao nhất (archons) trong thời của Plato.]
[27] 462b4-c9
[28] Olympic games (những môn thể thao tổ chức tranh tài trên cánh đồng (điền) và đường đi (kinh)) ở khu đền thờ Zeus tại Olympia, vùng Elis, bán đảo Peloponnese.
[29] [Những người đoạt những giải trong các tranh tài Olympic thường được thành phố của họ nuôi ăn suốt đời. (Xem Apology 36d5-9]”
[30] 419a1-421c6
[31] [Works and Days 40]
[32] Laurel: the foliage of the bay tree woven into a wreath or crown and worn on the head as an emblem of victory or mark of honor in classical times. A laurel wreath is a symbol of victory and honor. It is a circular wreath made of interlocking branches and leaves of the bay laurel
Bay tree: small Mediterranean evergreen tree with small blackish berries and glossy aromatic leaves used for flavoring in cooking; also used by ancient Greeks to crown victors
[33] 460b1-5
[34] the whole backbone of a boar as the proper reward for his bravery
[35] Iliad 8.162
[36] Work and Days 122
[37] Apollo
[38] ἀποπταμένου: cả Homer lẫn Sappho đều nói như thế về hồn người, như ‘vụt bay mất’ (flitting away)
[39] The body is only the instrument of the soul. Cf. Socrates' answer to the question,“How shall we bury you?” Phaedo 115 C ff. and the elaboration of the idea in Alc. I. 129 E, whence it passed in to European literature.
[40] Plato as a boy may have heard of the Thebans' refusal to allow the Athenians to bury their dead after Delium. Cf. Thucydides iv. 97-101, and Euripides Supplices.
[41] Trittarchousi: chỉ huy những người lính trong một trittys. (Trittys” = 1/3); có 30 trittyes và 10 chi phái / bộ tộc trong vùng Attica (vùng bao gồm Athens).
[42] [Xem 449c6 – 8.]
[43] [Plato chỉ đơn giản trình bày lại lý thuyết về những Thể dạng, để sửa soạn cho sự phân biệt thực tiễn của ông giữa não thức có thể và não thức không thể thấu hiểu được những trừu tượng. Ở đây, ông không đi vào mặt siêu hình của đề tài. But he does distinctly show that he is “already” aware of the difficulties raised in the Parmenides, 131 B ff., and of the misapprehension disposed of in the Sophist 252 ff. that the metaphysical isolation of the Ideas precludes their combination and intermingling in human thought and speech.]
[44] [Một bài thơ hay vở kịch là ‘kiểu cách ra’ của những âm thanh, một bức tranh là của những màu sắc và hình dạng. Xem 600e4 – 601b4
[45] [“Le petit nombre des élus” is a common topic in Plato. Cf. on 494 A]
[46] Tin (believe): ở đây hiểu là ‘tin là-có’; câu trên hiểu là ‘người tin là-có những sự vật việc tốt đẹp nhưng không tin là-có một cái đẹp tự thân’.
[47] Bloom không dùng từ ‘tin tưởng’ (belief), nhưng ‘ý kiến’ (opinion); câu trên theo bản dịch của Bloom: ‘không phải chúng ta sẽ là đúng khi nói rằng suy nghĩ của người này, vì người này biết, là hiểu biết/kiến thức; trong khi của người kia là ý kiến/dư luận vì người ấy có ý kiến/quan điểm?’
[48] Ở đây, tôi hiểu theo số đông các học giả : là = là-có, không là = không là-có (≠ là không có); dù lối hiểu này bị phê bình là hạn hẹp (nhưng không sai). Tôi tránh sớm đưa vào vấn đề : một gì là = một gì là có, dẫn tới một gì là thực/có thực (thế nào là thực?), và một gì không là=một gì không là-có, không phỉa một gì là không (thế nào là không? Nếu nó không- sao có thể nói đến? nói đến được không?,….)
Một gì đó là = một gì đó thì có (Nó một gì đó, nên nó )
Có nhiều đoạn trong Republic mở rộng cho bàn luận, đây là một. Trong trường hợp này, tôi dừng lại ở lớp nghĩa ban đầu, đơn giản nhất, tùy người đọc, đọc thêm, để mở rộng sau, nhưng không sai lạc ý ban đầu. Chúng ta đều không rõ ràng nếu Plato đã chỉ bàn về hữu thể luận (có/không) hay cả bản thể luận (thực/không).
[thing that is (to on) Because of the ambiguity of the verb einai (“to be”), a thing that is could be: (1) a thing that exists (existential “is”); (2) a thing that is, for example, beautiful (predicative “is”); (3) a thing that is true or something that is (veridical “is”).]
[49] Ignorance: tôi không dùng ‘mù quáng’ hay ‘thiếu hiểu biết’, nhưng dùng nghĩa đen nguyên thủy là đối nghịch của hiểu biết = ‘không hiểu biết’, Plato thường dùng những cặp từ có ý nghĩa đối nghich.
Mù quáng = có nghĩa một gì đó đang biết, nhưng không biết hay cố tình không biết, thiếu hiểu biết=hiểu biết không trọn, chưa đủ. Những nghĩa đó không phải là nghĩa của ignorance trong Plato. Nếu muốn dịch nôm na: dốt nát hay vô học thưc thì đúng hơn; nhưng tôi nghĩ không kiến thức cũng đủ
[50] Hiểu ‘là’ (is/to be) = ‘là-có’, một gì ‘là’, có nghĩa là một gì hiện hữu, hay ‘có mặt’ trong thực tại, tôi dịch nôm na là ‘là-có’ – vậy câu trên hiểu như sau: vì kiến ​​thức/hiểu biết giải quyết/đối phó với những gì là, không-kiến thứ/không-hiểu biết phải giải quyết với những gì là không (hay là không-là), trong khi chúng ta phải nhìn vào giữa sự có kiến ​​thức và sự không có kiến ​​thức cho những gì đối phó với những gì nằm ở giữa, nếu bất cứ gì thuộc loại đó.
[51] ‘What is’ và ‘how what is it’
[52] Thị giác và thính giác
[53] What is = là gì; what is not = không là-gì ; nothing = không-gì (không-có/không là gì cả)
[54] [Câu đố hiểm hóc dường như là thế này: một người người ấy không là một người đã nhìn thấy và đã không nhìn thấy một chim vốn đã không là một con chim trên một cây (xulon) vốn không phải là một cây, người ấy đánh (ballein) và đã không đánh nó với một viên đá vốn không phải là một hòn đá. Câu trả lời là một người đã bị thiến với thị lực xấu đã nhìn thấy một con dơi trên một kèo nhà, đã ném một viên đá bọt vào nó, và bị trượt. Vì “ông nhìn thấy một chim” thì có nghĩa không rõ ràng giữa “ông nhìn thấy những gì thực sự đã được một con chim” và “ông ta nhìn thấy những gì ông đã nhận như một con chim”, xulon có cả hai nghĩa là “cây” hay “kèo” hay “đỉnh mái nhà”, và ballein có cả hai nghĩa là “ném” và “đánh”. Phần còn lại thì rõ ràng.
[55] [Xem 484c6 – D3, 493a6 – 494a4.]
[56] [Xem 451b3]
[57] Philodoser và philosopher: Chúng ta có thêm một định nghĩa cho ‘triết gia” – nhấn mạnh vào kiến thức:
Philodoser : philo- + doxa (δόξα): tin tưởng thông thường, ý kiến, dư luận phổ thông (đến từ phán đoán, quan điểm của những cá nhân)
Philosopher: philo- + sophiā (σοφία). Sophia có nghĩa là sự khôn ngoan (wisdom), nhưng cũng có nghĩa kiến thức (knowledge) như ở đây, và cũng gồm cả ý ‘học tập để biết làm’ (learning, skill).