Thursday, October 25, 2018

Seneca – Về sự ngắn ngủi của đời người


Về sự ngắn ngủi của đời người
De Brevitate Vitae
Lucius Annaeus Seneca (khoảng 4 – 65 TCN)







1.
Lucius Annaeus Seneca (4 TCN – 65), chính khách, triết gia, luật gia, học giả và tác giả, sinh quán ở Corduba (Spain) nhưng trưởng thành và được giáo dục – về tu từ học và triết học – ở Rome. Cha ông là Lucius, hay Marcus Annaeus Seneca (Seneca the Elder – Seneca Trưởng lão), học giả, nhà tu từ học nổi tiếng; anh ông là Lucius Junius Gallio Annaeanus, và cháu ông là nhà thơ Lucan. Seneca có một sự nghiệp chính trị rất thành công với nhiều t bi kịch hăng trầm. Ngay cả một liệt kê những biến cố (và dù không đầy đủ) trong đời ông cho thấy Seneca có nhiều cơ hội để suy ngẫm về những tình cảm cuồng nhiệt, những nguy cơ của tham vọng, và cách thức trong đó đời sống của chính trường khác với đời sống của theo đuổi triết học. Vốn là những chủ đề trong những tác phẩm của ông. Ông bị buộc tội ngoại tình với em gái của Hoàng đế Caligula, và do đó năm 41 bị đày tới đảo Corsica; đã từng là “gia sư” của Nero khi ông hoàng này còn là một thiếu niên. Seneca là một trong những cố vấn của Nero sau khi ông hoàng này lên ngôi hoàng đế Rome năm 54; mặc dù ông yêu cầu được cho về hưu nhung vẫn phải tiếp tục vai trò cố vấn này trong quãng thời gian ngày càng trở nên khó khăn cho bất cứ ai gần Nero; Seneca đã bị buộc tội đồng lõa trong âm mưu của Pison để giết Nero, và buộc phải tự tử năm 65. Gần giống như Socrates, Seneca đã tự cắt mạch máu, ở cổ tay, rồi ở chân sau đầu gối, trong bồn nước nóng để tự kết liễu đời mình.

2.
Seneca là một khuôn mặt triết học lớn của thời đế quốc Roma. Là một triết gia Stôic Latin, Seneca có những đóng góp lâu dài cho tư tưởng của trường phái triết học Stôic. Ông chiếm một vị trí trung tâm trong những văn liệu về trường phái Stôic vào thời đó, và định hình sự hiểu biết có được về tư tưởng Stôic cho những thế hệ sau. Những tác phẩm triết học của Seneca đóng một vai trò lớn trong sự hồi sinh những tư tưởng Stôic trong thời kỳ Phục hưng. Cho đến ngày nay, nhiều người đọc tiếp cận tư tưởng Stôic qua Seneca, hơn là qua những mảnh văn bản tản mác còn sót mà chúng ta có được về trường phái Stoics do Zeno người thành Citium sáng lập ở Hellas, thế kỷ 3 TCN. Seneca là một tác giả rất phong phú với nhiều tác phẩm đa dạng. Đặc biệt, Seneca phát triển và định hình một thể loại triết học, những lá thư có dạng gọi là “an ủi”.

De brevitate vitae ad Paulinum, như được biết trong tên gọi Latin, thực sự được gửi cho Paulinus, người cha vợ của ông. Nhân vật này rất có thể là Pompeius Paulinus, một hiệp sĩ thành Arelate, và những sử gia định năm tháng của bản văn này vào khoảng năm 49. Qua luận văn, chúng ta biết Paulinus là một praefectus annonae, viên chức triều đình trông coi việc tiếp tế thóc lúa mì cho kinh thành Rome. Chúng ta thấy Seneca khẩn khoản xin Paulinus hãy chuyển từ việc trông coi kho lương thực nhà vua sang trông coi chính cuộc đời của mình. Seneca thúc giục chúng ta xem xét những vấn đề đã khiến cuộc đời dường như trôi qua quá nhanh, chẳng hạn như tham vọng, thì giờ của chúng ta dành tất cả cho những người khác, và dấn mình vào trụy lạc. Ông lập luận rằng chúng ta đã thực sự sống chỉ một thời gian ngắn vì đời sống của chúng ta tràn ngập những công việc phải lo toan và cáng đáng đầy căng thẳng. Làm thế nào để chúng ta lấy lại thời gian cho mình? Đó là qua học hỏi triết học, làm việc hướng tới những mục đích có ý nghĩa, và đừng hoãn lại hay bỏ qua việc vui sống hưởng đời.

Về sự ngắn ngủi của đời người là một trong ba bức thư ngắn có nội dung an ủi (hai thư kia là Consolation to Helvia, On Tranquility of Mind) có thể là giới thiệu tư tưởng Seneca tốt nhất, vẫn được xem là tiêu biểu cho trường phái triết học Stôic của Hellas. Qua Seneca, Stôic – hay khắc kỷ – nay hiểu như đồng nghĩa với sự chịu đựng những đau khổ hay điêu đứng trong đời, nhưng không than vãn hay cho thấy những tình cảm tiêu cực. Tư tưởng Stôic của Seneca đến từ Attalus, vốn là một triết gia Stôic, người thày dạy ông thời nhỏ tuổi. Một trong những trích dẫn nổi tiếng nhất của Seneca đến từ bài viết này, thu tóm ý nghĩa của nó và đáng cho chúng ta suy ngẫm – Đời sống đem cho chúng ta thì không ngắn ngủi, nhưng chúng ta làm nó thành ngắn ngủi, và không phải chúng ta đã nhận nó với thiếu thốn, nhưng đã lãng phí nó:

Không phải chúng ta có một đời ngắn ngủi, nhưng chúng ta phí phạm phần lớn của nó.



Về sự ngắn ngủi của đời người [1]

Chương 1.
Phần lớn của loài có sống phải chết con người chúng ta, Paulinus [2], phàn nàn cay đắng về sự ác độc của Tự nhiên, vì chúng ta được sinh ra cho một khoảng đời sống ngắn ngủi, vì ngay cả khoảng này cấp cho chúng ta đã vội vã cuốn đi quá nhanh, và quá chóng đến nỗi tất cả chỉ còn lại một số ít mãi đến một cuối cùng mới thấy họ đúng là sắp sửa để sống. Cũng không phải chỉ đơn thuần là tâm lý bầy đàn thông thường và đám đông thiếu suy nghĩ vốn phàn nàn, như người ta phán đoán nó, một chứng bệnh không chừa ai này, là gì; nhưng cùng một tình cảm tương tự đã khơi dậy than phiền từ những người nổi tiếng. Đã là điều này làm người thày thuốc vĩ đại nhất phàn nàn rằng “đời người thì ngắn, nghệ thuật thì dài”, [3] đã là điều này vốn dẫn Aristotle, [4] trong khi phản đối Tự nhiên, đưa ra một cáo trạng khó thích hợp nhất với một người khôn ngoan – rằng về năm tháng, nàng đã tỏ ra ưu ái với những loài vật vốn kéo chúng dài ra đến năm hay mười kiếp, [5] nhưng rằng một giới hạn ngắn hơn nhiều thì cố định cho con người, mặc dù con người được sinh ra cho những thành tựu quá nhiều và quá lớn như vậy. Không phải là chúng ta có một cuộc đời ngắn ngủi, nhưng là chúng ta phí phạm phần lớn của nó. Đời người là đủ dài, và nó đã được đem cho trong độ lượng đủ hậu hĩ để cho phép hoàn thành những điều lớn nhất, nếu toàn bộ nó được tiêu dùng khéo. Nhưng khi nó bị lãng phí trong xa hoa và phóng túng, khi nó được dành cho mục đích không đâu, cuối cùng đã buộc bởi sự tất yếu sau cùng chúng ta nhận thấy rằng nó đã qua mất trước khi chúng ta biết rằng nó đã đi qua. Như thế, đó là – đời người chúng ta nhận được thì không ngắn, nhưng chúng ta làm nó ngắn, cũng không phải chúng ta thiếu thốn nó, nhưng chúng ta phí phạm nó. Cũng giống như giàu có nhiều và tài sản lớn như của ông hoàng thì tung tán trong một khoảnh khắc khi nó rơi vào tay của một người chủ xấu, trong khi giàu có dù hạn chế đến đâu, nếu được giao phó cho một người trông coi tốt, làm tăng lên qua sử dụng, vì vậy đời chúng ta thì dài dư dả cho ai là người thu xếp nó đúng mực.


Chương 2.
Tại sao chúng ta phàn nàn về Tự nhiên? Nàng đã cho thấy chính nàng tử tế; đời người, nếu bạn biết cách dùng nó, thì dài. Nhưng một người bị một tham lam vô độ chiếm hữu, một người khác bị một trung thành nhọc nhằn với những công việc vốn vô dụng; một người bị rượu bao vây, người khác bị lười biếng làm tê liệt; một người bị kiệt quệ bởi một tham vọng vốn luôn luôn treo trên sự quyết định của những người khác, một người khác, bị tham lam của giới đi buôn thúc đẩy, bị hy vọng của lời lãi đưa dẫn trên khắp những vùng đất và biển; một số người bị một đam mê với chiến tranh tra tấn dày vò và luôn luôn hoặc ngả sang gây nguy hiểm cho những người khác hoặc bận tâm lo lắng cho nguy hiểm riêng họ; có một số những người đã kiệt sức bởi tình nguyện phục vụ với lớn lao nhưng trong một góp mặt chẳng được biết ơn; nhiều người tiếp tục bận rộn, hoặc trong chạy theo sau cơ nghiệp của những người khác hoặc trong than phiền về của chính mình; nhiều người, không chạy theo mục tiêu cố định nào cả, chuyển dịch và không kiên trì và bất mãn, bị sự nhẹ dạ của họ chôn sâu vào những kế hoạch vốn luôn mới mẻ; một số không có nguyên tắc cố định qua đó chỉ hướng đi cho những bước tới của họ, nhưng Định mệnh đem họ đi không hay biết đương khi họ uể oải và ngáp dài – vì chắc chắn là điều xảy ra khiến tôi không thể hoài nghi sự thật của lời thốt lên đó, vốn người thi sĩ lớn nhất trong những thi sĩ, đã chuyển đến với tất cả nghe như một sấm truyền: “Phần đời chúng ta thực sự sống thì ngắn.” [6] Vì tất cả phần còn lại của hiện hữu thì không là đời sống, nhưng chỉ là trải qua thì giờ. Những thói hư tật xấu vây hãm chúng ta và bao quanh chúng ta mọi phía, và chúng không cho phép chúng ta trỗi dậy trở lại và ngẩng mắt chúng ta lên để nhận thức được sự thật, nhưng chúng dìm mãi chúng ta xuống một khi chúng đã trấn áp được chúng ta và xích chúng ta vào dục vọng. Những nạn nhân của chúng không bao giờ được để cho trở về với bản ngã chân thực của họ; nếu như họ bao giờ từng có cơ hội may mắn được phóng thích, giống như nước biển khơi vẫn tiếp tục dâng trào ngay cả sau khi cơn bão đã đi qua, họ bị ném tung tán, và không yên với những dục vọng chờ đợi của họ. Bạn nghĩ rằng tôi đang nói về những kẻ cùng quẫn đã có những xấu ác thú nhận của họ? Hãy nhìn những người đầy của cải có đám đông đổ xô dán mắt vào; họ bị những phúc đức của họ bóp ngạt. Giàu có là một gánh nặng cho bao nhiêu người! Hùng hồn và căng thẳng hàng ngày để phô trương quyền lực của bao người đã tự bòn rút máu của bao người! Những lạc thú bất tận đã khiến bao người nhợt nhạt! Bao nhiêu người bị đám dài những khách hàng xúm xít không để họ tự do! Vắn tắt, duyệt qua danh sách của tất cả những người này, từ thấp nhất đến cao nhất – con người này khao khát một người chứng [7] người này trả lời thách thức, người kia đang bị xét xử, người đó bào chữa cho người này, người kia đưa ra bản án; không ai khẳng định tuyên xưng của mình với chính mình, mọi người đều phí thì giờ vì lợi ích của một người khác. Hãy hỏi những người có tên tuổi được biết thuộc lòng, và bạn sẽ thấy rằng đây là những dấu hiệu khiến họ nổi bật: A trông mong ủng hộ từ B, và B trông mong ủng hộ từ C; không ai tự làm chủ chính mình. Và rồi một số người biểu lộ sự phẫn nộ vô nghĩa nhất – họ phàn nàn về sự xấc xược của những cấp trên của họ, vì những người này quá bận rộn không tiếp họ, khi họ mong có một tiếp kiến! Nhưng có thể có bất kỳ ai trơ tráo để than phiền về kiêu mạn của người khác khi chính người này không có thì giờ để chăm sóc chính mình? Xét cho cùng, bất kể bạn là ai, đôi khi con người lớn lao quả có nhìn về hướng bạn, ngay cả nếu nét mặt của người đó xấc xược, người đó đôi khi hạ mình để nghe những lời bạn nói, người đó cho phép bạn hiện diện bên cạnh người đó; nhưng bạn không bao giờ tự mình để mắt nhìn chính bạn, để tai nghe chính bạn. Do đó, không có lý do gì để tính kể bất cứ ai có mang nợ với những dịch vụ loại giống như vậy, sau khi thấy rằng, khi bạn thực hiện chúng, bạn đã không mong có một ai khác cùng bạn, nhưng vì bạn đã không thể kham nổi làm một mình.


Chương 3.
Mặc dù tất cả những trí tuệ lỗi lạc của những thời đại đã tập trung vào một chủ đề này, chưa bao giờ họ đã có thể diễn tả đến đủ được sự thán phục sững sờ của họ trước sự tối đen dày đặc này của não thức con người. Người ta không chịu để một ai đoạt lấy nhà cửa ruộng đất của họ, và họ gấp rút xông vào từ đá sỏi đến vũ khí nếu có tranh chấp ngay cả nhỏ nhất về địa giới của họ, thế nhưng họ để cho những người khác xông bừa vào cuộc đời của họ – không, thậm chí chính họ còn dẫn vào những người đó là người cuối cùng sẽ đoạt lấy nó. Không tìm thấy được ai là người sẵn lòng phát tán tiền bạc của mình, nhưng có bao nhiêu giữa mỗi người chúng ta tự phát tán chính cuộc đời mình! Trong việc bảo vệ tài sản của họ, người ta thường rít tay tiện tặn, nhưng, khi nói đến vấn đề phí phá thời gian, trong trường hợp của một sự việc vốn dè sẻn là điều đúng, họ cho thấy chính họ hoang đàng nhất. Và vì thế tôi tất muốn nắm lấy một người nào đó từ đám đông của những người già lão hơn, và nói: “Tôi thấy rằng bạn đã đi đến giới hạn tối đa của đời người, bạn đang gắng gỏi tiếp tục với tuổi thứ một trăm của bạn, hay thậm chí vượt ngoài nó; Hãy xem xét bao nhiêu thời gian của bạn đã bị lấy mất với một người cho vay tiền buôn lãi, bao nhiêu với một người tình, bao nhiêu với một người đỡ đầu, bao nhiêu với một khách hàng, bao nhiêu trong dằng co với vợ của bạn, bao nhiêu trong việc trừng phạt những kẻ ăn người ở của bạn, bao nhiêu trong việc vội vàng đó đây trong thành phố về những công vụ chính quyền, cộng thêm những bệnh tật vốn chúng ta đã gây nên do hành vi của chính chúng ta, thêm vào đó nữa, thời gian bỏ nằm yên và không sử dụng, bạn sẽ thấy rằng bạn có ít năm tháng để được cho là của bạn hơn là bạn tính. Nhìn lại quá khứ và xem xét khi nào bạn đã từng có một chương trình đâu ra đó, số ít ngày đã qua đi thế nào như bạn dự tính, khi nào bạn đã từng đặt chính bạn cho riêng mình sử dụng, khi nào nét mặt của bạn có được biểu hiện tự nhiên của nó, khi nào đầu óc bạn đã từng không bị xáo trộn, công việc nào bạn đã thành tựu được trong một đời dài như thế, bao nhiêu đã cướp đi của đời bạn đương khi bạn không nhận thức được những gì bạn bị mất, bao nhiêu đã chiếm lấy trong buồn bã không đâu, trong vui sướng ngu dại, trong thèm muốn tham lam, trong những quyến rũ của hội họp đình đám, ít ỏi đến bao nhiêu bạn đã dành lại cho chính mình; bạn mới sẽ hiểu rằng bạn đang sắp chết đúng trong ngày cùng tháng tận của mùa đời chính bạn!” [8] Vậy lý do của điều này là gì? Bạn sống như thể bạn đã dự định cứ sống thế mãi mãi, không bao giờ nghĩ ngợi về sự yếu đuối của bạn từng đi vào đầu bạn, bao nhiêu thời gian đã qua đi cạnh bạn nhưng bạn không chú ý, bạn phung phí thời gian như thể bạn đã rút ra từ một nguồn cung ứng đầy đủ và thừa thãi, mặc dù trong tất cả đương khi ngày đó bạn ban cho một vài người hoặc cho sự việc có lẽ là cuối cùng của bạn. Bạn có tất cả những sợ hãi của những người phải chết và tất cả những thèm khát của những người không bao giờ phải chết. Bạn sẽ nghe nhiều người nói: “Sau năm thứ năm mươi tuổi của tôi, tôi sẽ về hưu, năm thứ sáu mươi của tôi sẽ giải thoát tôi khỏi những nghĩa vụ xã hội” Nhưng những bảo đảm, cầu nguyện nào bạn có khiến đời bạn sẽ kéo dài hơn? Ai sẽ để cho ngày trôi tháng chảy của bạn thì đúng như bạn dự định nó? Có phải bạn không hổ thẹn để dành cho chính bạn chỉ phần đời còn thừa lại, và đặt riêng ra cho khôn ngoan chỉ thời gian đó vốn không thể dành cho bất kỳ công việc nào khác? Muộn đến đâu là bắt đầu để sống đúng khi chúng ta phải ngừng sống! Quên lãng dại dột đến đâu về sự chết để trì hoàn toàn bộ những chương trình cho năm thứ 50 và 60, và để định bắt đầu cuộc đời ở một điểm vốn ít người đã từng đến được tới đó!


Chương 4
Bạn sẽ thấy rằng hầu hết những người quyền lực nhất và chức vị cao nhất đã buông thả những nhận xét, trong đó họ mong mỏi sự thư nhàn, ca ngợi nó, và ưa chuộng nó hơn tất cả những ân huệ may mắn của họ. 



Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất
(Oct/2018)



[1] De Brevitate Vitae - On the Shortness of Life.
Theo bản dịch của John W. Basore. Thư viện cổ điển Loeb London: William Heinemann, 1932. 
Tham khảo thêm những bản dịch của:
M. Charpentier - F. Lemaistre, Les Oeuvres de Sénèque le Philosophe, t. II, Paris, Garnier, 1860.
Gareth D. Williams. The Complete Works of Lucius Annaeus Seneca University of Chicago Press, 2016

Những chú thich để trong [… ] lấy từ những bản dịch trên.

[2] [Chương 18 và 19 cho thấy rõ ràng rằng bài văn này viết (khoảng năm 49), Paulinus là một praefectus annonae, viên chức trông cọi tiếp liệu hạt và bột lúa mì cho thành Rome, và như thế là một nhân vật quan trọng. Paulinus, được tin rằng, là một người có họ hàng với Pompeia Paulina, vợ của Seneca, và cũng thường được nhận là cho của nhân vật có tên Pompeius Paulinus, người giữ một chức vụ cao dưới thời hoàng đế Nero (Pliny, Nat. Hist. xxxiii. 143; Tacitus, Annals, xiii. 53. 2; xv. 18. 4)]
[3] [‘Vita brevis, ars longa, occasio praeceps, experimentum periculosum, iudicium difficile. – đời ngắn ngủi, nghệ thuât/kỹ thuật/ hiểu biết thì cần thời gian lâu dài, cơ hội nhanh chóng như thoảng qua, kinh nghiệm nặng nề khổ nhọc và phán xét thì khó khăn’ – Cách ngôn nổi tiếng của Hippocrates người đảo Cos: ὁ βίος βραχύς, ἡ δὲ τέχνη μακρή.]
[4] [Một lầm lẫn của Theophrastus, như Cicero cho thấy, Tusc. Disp. iii. 69: “Theophrastus autem moriens accusasse naturam dicitur, quod cervis et cornicibus vitam diuturnam, quorum id nihil interesset, hominibus, quorum maxime interfuisset, tam exiguam vitam dedisset; quorum si aetas potuisset esse longinquior, futurum fuisse ut omnibus perfectis artibus omni doctrina hominum vita erudiretur.”]
[5] [i.e., của con người. Cf. Hesiod, Frag. 183 (Rzach):
‘Εννέα τοι ζώει γενεὰς λακέρυζα κορώνη
ἀνδρῶν γηράντω· ἔλαφος δέ τε τετρακόρωνος.]
Chín trong số chúng - sống hào phóng 14 năm trong một vòng hoa/giải ru băng đội đầu (?)
[6] [Câu văn không rõ của thi sĩ nào. Cf. Cassius Dio đã nhắc lại một câu văn bia, lxix. 19: Σίμιλις ἐνταῦθα κεῖται βιοὺς μὲν ἔτη τόσα, ζήσας δὲ ἔτη ἑπτά.]
[7] Không phải người nhận bào chữa thực sự, nhưng người có mặt và làm cố vấn trong tòa án.
[8] [Nghĩa đen ‘chưa chín’. At 100 he should "come to his grave in a full age, like as a shock of corn cometh in in his season" (Job v. 26); but he is still unripe.].]