Phaedo
(Về Hồn-người)
(Φαίδων, Phaidōn)
Plato (Πλάτων, Plátōn, 428/427– 348/347
TCN)
(63a)
Simmias nói: “Socrates, nhưng bản
thân tôi thực sự nghĩ rằng rằng bây giờ Cebes có một luận điểm. Tại sao con
người thực sự khôn ngoan sẽ muốn tránh những dịch vụ của những bậc thầy tốt hơn
bản thân họ, và dễ dàng rời bỏ họ. Và tôi nghĩ Cebes đang nhắm lập luận của
mình vào ông, vì ông đang cho thấy rời bỏ chúng tôi rất nhẹ nhõm, và rời bỏ
những bậc thầy tốt đó, như chính ông nói, những vị gót”.
Cả hai bạn đều có lý, trong những gì
các bạn nói, và tôi nghĩ bạn muốn nói rằng với điều này tôi phải làm một biện
hộ, như thể tôi trong tòa án.
Ông chắc chắn phải thế, Simmias nói.
Vậy sau đó, ông nói, hãy để tôi gắng
làm bài biện hộ của tôi với các bạn được thuyết phục hơn, không như đã với đoàn
bồi thẩm tòa án. Bởi vì, Simmias và Cebes, tôi tất sẽ sai lầm để không oán hận
khi chết, nếu như tôi đã không tin rằng trước tiên tôi nên đi đến những gót
khôn ngoan và tốt khác, sau đó đến những người đã chết và tốt hơn những người ở
đây. Hãy yên tâm, vì đó là điều, rằng tôi trông chờ để gia nhập đoàn thể của
những người tốt. Tôi sẽ không hoàn toàn nhấn mạnh vào điều kể sau này, nhưng
nếu tôi có nhấn mạnh vào bất cứ điều nào tất cả trong những vấn đề này, đó là
điều rằng tôi sẽ đến với những vị gót, họ là những chủ nhân rất tốt. Đó là lý
do tại sao tôi đã không oán giận như thế, vì tôi có nhiều hy vọng rằng một
tương lai nào đó đang chờ đợi người ta sau cái chết, như chúng ta đã được bảo
thế hàng bao nhiêu năm, một tương lai nhiều tốt đẹp cho kẻ tốt hơn cho kẻ ác.
Vâng thế bây giờ, Socrates, Simmias
nói, ông có ý định giữ tin tưởng này cho bản thân mình, khi rời bỏ chúng tôi,
hay có phải ông sẽ chia sẻ nó với chúng tôi? Tôi chắc chắn nghĩ nó cũng sẽ là
một điều phúc lợi cho chúng tôi nữa, và đồng thời nó sẽ là biện hộ của ông nếu
ông thuyết phục chúng tôi về những gì ông nói.
Tôi sẽ cố gắng, ông nói, nhưng trước
tiên, tôi nghĩ, chúng ta hãy xem Crito ở đây muốn nói những gì đã một đỗi khá
lâu rồi.
Còn gì khác nữa, Socrates, Crito nói,
ngoài những gì người sẽ đem cho ông thuốc độc đã từng nói với tôi đã khá lâu,
rằng tôi nên báo trước với ông hãy nói chuyện càng ít càng tốt. Người ta bị
nóng lên khi họ nói chuyện, ông ta nói, và một người không nên bị nóng lên khi
uống thuốc độc, vì những người đó đôi khi phải uống hai hoặc ba lần.
Socrates trả lời: “Đừng có chú ý tới
ông ta; chỉ để mặc ông ta sửa soạn cho uống hai lần, hoặc nếu cần thiết, ba
lần.”
Tôi đã khá chắc bụng rằng ông sẽ nói
thế, Crito nói, nhưng ông ta đã làm phiền tôi tôi đã khá lâu.
Hãy để mặc ông ta, ông nói. Tôi muốn
đưa biện luận của tôi ra trước các bạn, những người phán đoán của tôi, về phần
tại sao tôi nghĩ rằng một người là người thực sự dành trọn đời mình trong triết
học, thì có lẽ nhiều phần đúng để là một người vui vẻ lạc quan khi đối mặt với
cái chết, và có rất nhiều hy vọng rằng sau cái chết, ông sẽ đạt được những
phước lành lớn nhất ở đằng xa kia. Tôi sẽ gắng để nói cho các bạn biết, Simmias
và Cebes, như thế nào điều này có thể được là thế. Tôi sợ rằng những người khác
không nhận ra rằng một mục đích của những người đó, là những người thực hành
triết lý, theo cách thức chính đáng là thực tập cho sự phải-chết và cái chết.
Bây giờ nếu điều này là đúng, nó sẽ là kỳ lạ, quả thực, nếu họ đã háo hức thực
sự với điều này trong suốt đời họ và sau đó lại oán giận với nó, khi những gì
họ đã muốn và đã thực tập trong một thời gian dài, giờ đến với họ.
Simmias cười và nói: “Zeus ơi,
Socrates, ông làm tôi cười, mặc dù đúng lúc này, tôi không có lòng dạ nào để
cười. Tôi nghĩ rằng phần lớn người ta, khi nghe điều này, sẽ nghĩ rằng nó mô tả
những triết gia rất khéo, và những người chúng tôi trong thành Thebes sẽ trước
sau đồng ý rằng những triết gia là đều gần chết, và rằng đa số người ta thì đều
nhận biết rõ rằng rằng họ xứng đáng để là thế.
Và họ sẽ là nói sự thật, Simmias,
ngoại trừ tư cách nhận biết của họ. Họ không nhận biết về lối mà những triết
gia thực thì gần chết, cũng không phải về lối mà họ đáng được là, cũng không
phải về loại cái chết mà họ đáng được có. Nhưng đừng bận tâm đến họ, ông nói,
chúng ta hãy nói giữa những bản thân chúng ta. Có phải chúng ta tin rằng có một
điều gì đó như thể cái chết không?
Chắc chắn rồi, Simmias nói.
Có phải nó là bất cứ gì khác hơn sự
tách biệt của hồn người khỏi thể xác? Có phải chúng ta tin rằng cái chết là thế
này, nói cụ thể, rằng thân xác đi đến bị tách biệt bởi chính nó ra khỏi hồn
người, và hồn người đi đến bị tách biệt bởi chính nó ra khỏi thân xác? Có phải
cái chết là bất cứ gì nào khác hơn thế?
Không, đó là những gì nó là, ông nói.
Vậy sau đó, thưa quí ngài khả kính
của tôi, hãy xem xét liệu các bạn có chia sẻ ý kiến của tôi, vì điều này sẽ
dẫn chúng ta đến một hiểu biết tốt hơn về những gì chúng ta đang thăm dò. Các
bạn có nghĩ rằng đó là phần của một triết gia để bị bận tâm với những thứ được
gọi là những thú vui như thể của những thức ăn và thức uống?
Tuyệt đối không.
Còn những thú vui của tình dục thì
sao?
Hoàn toàn không tất cả.
Còn những thú vui khác liên quan với
việc phục dịch cho thân xác? Các bạn có nghĩ rằng một người như thế lại tán dương
chúng thật nhiều, việc mua quần áo và giày dép cho nổi bật, và những đồ trang
sức thân xác khác? Các bạn có nghĩ rằng ông ta coi những điều này có giá trị,
hay khinh thường chúng, ngoại trừ cho đến mức độ một người không thể không có
chúng?
Tôi nghĩ triết gia chân thực thì
khinh thường chúng.
Bạn không nghĩ, ông nói, rằng nói
chung sự quan tâm của một con người như thế, thì không phải với thân xác, đến
mức như ông có thể, nhưng rằng ông ta quay ra xa khỏi xác, hướng tới hồn?
Tôi nghĩ thế.
Thế nên, trước tiên, những điều như
thế đó cho thấy rõ ràng rằng triết gia, nhiều hơn những người khác, trả tự do
cho hồn người khỏi sự kết hợp với thân xác nhiều đến mức có thể được?
Rõ ràng là thế.
Một người là kẻ tìm thấy không có lạc
thú trong những sự việc loại như vậy, và không dự phần trong chúng, thì được
phần lớn người ta nghĩ là không xứng đáng để sống và là gần với cái chết, con
người, đó là, ai mà không quan tâm đến những thú vui của thể xác.
Những gì ông nói thì chắc chắn đúng.
Sau đó, thế còn sự thu thập thực sự
về hiểu biết thì sao? Có phải thân xác là một gì đứng cản trở khi người ấy liên
kết với nó trong sự tìm kiếm hiểu biết? Ý tôi là, lấy thí dụ, người ta có tìm
thấy được bất kỳ sự thật nào trong sự nhìn hoặc nghe hay không, hay có phải
ngay cả những nhà thơ cũng vẫn nói mãi với chúng ta rằng chúng ta không nhìn
thấy hoặc nghe thấy chính xác được bất cứ điều gì, và chắc chắn nếu hai giác
quan thể chất đó là không rõ ràng hoặc chính xác, những giác quan khác của
chúng ta khó có thể là chính xác, vì chúng tất cả đều kém hơn hai giác quan
này. Bạn không nghĩ thế sao?
Tôi chắc chắn nghĩ thế, ông nói.
Vậy sau đó, ông hỏi, hồn người có nắm
bắt được sự thật không? Vì bất cứ khi nào nó cố gắng để xem xét bất cứ điều gì
cùng với thân xác, thì bị nó lừa dối rõ ràng.
Đúng.
Không phải là trong lý trí suy luận
hay sao, nếu như có bất cứ chỗ nào mà bất kỳ thực tại nào trở nên rõ ràng với
hồn người?
Phải
Và quả thực là hồn người suy luận hay
nhất khi không một nào của những giác quan này làm phiền nhiễu nó, không thính
giác cũng không thị giác, chẳng đau đớn cũng không khoái lạc, nhưng khi nó thì
hoàn toàn chỉ bởi bản thân nó, sau khi rời bỏ thân xác, và càng xa càng tốt,
không tiếp xúc hay liên kết với thân xác, trong sự tìm kiếm của nó về thực tại.
Đó là như vậy.
Và đó là khi mà hồn người của triết
gia khinh miệt thân xác nhất, trốn chạy khỏi nó, và tìm để là chỉ bởi bản thân
nó?
Điều xem dường là vậy.
Thế còn những gì tiếp sau đây,
Simmias? Chúng ta có nói rằng có một điều gì đó loại như thể bản thân Công lý,
hay không?
Chúng ta có nói như vậy, Zeus ơi.
Và cái Đẹp, và cái Tốt? [1]
Dĩ nhiên.
Và có bao giờ bạn nhìn thấy bất kỳ
những điều này bằng mắt bạn?
Không có cách nào, ông nói.
Hoặc có bao giờ bạn từng nắm giữ
chúng với bất kỳ giác quan thân xác nào của bạn? Tôi đang nói về tất cả những
điều loại giống như sự To lớn, Sức khoẻ, Sức mạnh, và trong một từ, thực tại
của tất cả những sự vật việc
khác, mà trong mỗi chúng điều đó là yếu tính. Có phải những gì là đúng thật
nhất trong chúng được nhìn đi xem lại qua cách suy niệm của thân xác [2],
hay có phải đây mới là tư thế: bất cứ ai trong chúng ta sửa soạn cho mình tốt
nhất và chính xác nhất để nắm giữ được bản thân của điều đó, vốn người ấy đang
điều tra nó, là người sẽ đi gần nhất đến hiểu biết về nó?
Là rõ ràng.
Vậy sau đó, người sẽ làm điều này một
cách hoàn hảo nhất là người tiếp cận đối tượng với chỉ đơn độc suy nghĩ, không
kết hợp bất kỳ thị giác nào với suy nghĩ của mình, hoặc kéo vào bất kỳ cảm thức
nào với lý luận của ông ta, nhưng là người sử dụng đơn độc chỉ suy nghĩ thuần
túy, cố gắng để lần dấu theo xuống từng thực tại tinh khiết và tự thân, khi
tháo gỡ mình, thật xa đến mức có thể, khỏi mắt và tai, và trong một từ, khỏi
toàn bộ thân xác, vì thân xác làm hồn người bị lẫn lộn, và không để cho nó thu
nhận được sự thật và khôn ngoan, bất cứ khi nào nó bị liên kết với thân xác.
Không phải là con người đó sẽ đạt tới thực tại, Simmias, nếu như có một ai (làm
được thế) hay không?
Những gì ông nói, Simmias nói, thì
quả thực là sự thật.
Tất cả những điều này sẽ tất yếu làm
những triết gia chân thực đều tin tưởng và nói với nhau một gì đó tựa thế này:
“Chắc là có một gì đó loại giống như một lối đi để hướng dẫn chúng ta ra khỏi
sự nhầm lẫn của chúng ta, vì chừng nào chúng ta có một thể xác và hồn người của
chúng ta bị trộn làm một, với một tai ác loại như thế, chúng ta sẽ không bao
giờ thoả đáng đạt được những gì chúng ta ao ước, vốn chúng ta khẳng định là sự
thật. Thân xác giữ chúng ta bận rộn trong hàng nghìn cách vì nhu cầu của nó về
dinh dưỡng. Hơn nữa, nếu một số bệnh tật nào đó xảy đến với nó, chúng cản trở
sự tìm kiếm sự thật của chúng ta. Nó làm đầy chúng ta với những ham muốn, ao
ước, sợ hãi, tất cả những loại ảo tưởng và nhiều những vô nghĩa, do đó, như đã
được nói, trong sự thực và thực sự không có tư tưởng thuộc bất kỳ loại nào đã
từng bao giờ đến với chúng ta từ thân xác. Chỉ thân xác và những ao ước của nó
gây nên chiến tranh, bất hòa dân sự và những trận đánh, vì tất cả những chiến
tranh là do sự thèm muốn để lấy được giàu có, và đó là thân xác và sự chăm sóc
cho nó, vốn chúng ta thành nô lệ cho chúng, vốn ép buộc chúng ta để thu góp của
cải làm giàu, và tất cả điều này làm chúng ta quá bận rộn, không thực hành
triết học.
Tệ nhất tất cả, nếu chúng ta có lấy
được một vài nghỉ ngơi khỏi nó, và quay sang một vài thăm dò nghiên cứu, đó đây
khắp nơi trong những nghiên cứu của chúng ta, thân xác thì có mặt và gây nên
bối rối và sợ hãi, nó ngăn cản chúng ta khỏi sự nhìn thấy sự thật như thế đó.
“Điều đã thực sự được cho chúng ta
thấy, nếu chúng ta từng bao giờ có tri thức tinh khiết, rằng chúng ta phải
thoát khỏi thân xác và quan sát những sự vật trong bản thân chúng, với chỉ bởi
bản thân hồn người. Dường như chắc có lẽ rằng chúng ta, chỉ sau đó, khi chúng
ta đã chết, sẽ đạt được điều chúng ta mong ước và được điều mà chúng ta tuyên
bố là những người yêu của nó, cụ thể là, sự khôn ngoan, như lập luận của chúng
ta cho thấy, không phải là đương khi chúng ta sống, vì nếu điều là không thể
đạt được bất kỳ hiểu biết tinh khiết nào với thân xác, vậy sau đó một trong hai
điều là đúng: hoặc là chúng ta không bao giờ có thể đạt được hiểu biết, hoặc là
chúng ta có thể làm như vậy sau cái chết. Khi đó, chứ không phải trước đó, hồn
người thì bởi chỉ bản thân nó, tách rời khỏi thân xác. Trong khi chúng ta sống,
chúng ta sẽ là gần nhất với hiểu biết nếu chúng ta kiềm chế nhiều đến mức có
thể được khỏi sự kết hợp với thân xác, và không nối nhập với nó nhiều hơn mức
chúng ta buộc phải, nếu chúng ta không bị vấy nhiễm với bản chất của nó, nhưng
tẩy lọc bản thân chúng ta khỏi nó, cho đến khi chính gót tháo gỡ chúng ta.
Trong cách này chúng ta sẽ thoát khỏi sự ô nhiễm của sự điên rồ của thân xác;
chúng ta sẽ có lẽ chắc là nhập vào đoàn thể của những người thuộc cùng loại, và
bởi những nỗ lực của riêng chúng ta, chúng ta sẽ biết tất cả những gì là tinh
khiết, vốn giả định có lẽ là sự thật, vì cái không-tinh khiết không được cho
phép đạt đến cái tinh khiết.”
Đó là những điều loại giống như vậy,
Simmias, rằng tất cả những ai là người yêu thích học tập theo cách thức chính
đáng phải nói với nhau và tin tưởng. Hay bạn không nghĩ như vậy?
Tôi chắc chắn nghĩ thế, Socrates.
Và nếu điều này là thật, bạn tôi ơi,
Socrates nói, có hy vọng tốt đẹp rằng khi đến nơi mà tôi sắp đi tới, nếu bất cứ
nơi nào đi nữa, tôi sẽ có được những gì đã từng là sự bận tâm chính của chúng
ta trong đời đã qua của chúng ta, do đó, hành trình bây giờ mà đã ra lệnh cho
tôi thì đầy hy vọng tốt đẹp, như nó cũng là thế cho bất kỳ ai nào khác, là
người tin rằng não thức của mình đã từng được chuẩn bị, và như nó đã, được gột
rửa trong sạch.
Đó là chắc chắn, Simmias nói.
Và có phải sự gột rửa trong sạch
không quay ra là những gì chúng ta đã đề cập trong lập luận của chúng ta một
đỗi trước đây, cụ thể là, để tách biệt hồn người càng xa càng tốt khỏi thân xác,
và làm nó quen với kết thập bản thân nó, và thu nhặt bản thân nó ra khỏi mọi
phần của thân xác, và để ngụ cư bởi chính nó xa đến mức nó có thể, cả bây giờ
và trong tương lai, được tự do, như nó đã, khỏi những trói buộc của thân xác?
Chắc chắn, ông nói.
Và tự do và sự phân tách của hồn
người khỏi thân xác đó thì được gọi là cái chết?
Đó là cả thảy chung như vậy.
Điều là chỉ những ai thực hành triết
lý theo con đường đúng, chúng ta nói, là người luôn luôn muốn nhất để cho hồn
người được tự do, và cho đi thoát và tách biệt này của hồn người khỏi thân xác
là sự bận tâm của những triết gia?
Nó xem dường như thế.
Thế nên, như tôi đã nói ở lúc đầu, nó
sẽ là lố bịch để cho một người huấn luyện bản thân mình trong đời để sống trong
một trạng thái càng gần với cái chết càng tốt, và sau đó phẫn uất với nó khi nó
đến?
Lố bịch, dĩ nhiên.
Thực
sự, Simmias, những ai là người thực
hành triết học theo đúng đường lối, là trong sự huấn luyện cho sự chết-đi, và
trong tất cả mọi người họ sợ cái chết ít nhất. Xem xét nó từ
điểm nhìn này: nếu họ đã cả thảy giẻ lạnh với thân xác và mong ước có hồn của
họ chỉ bởi bản thân nó, sẽ không phải là hoàn toàn phi lý để họ bị sợ hãi và
phẫn uất khi điều này xảy đến? Nếu họ đã không hân hoan bắt đầu hành trình về
một nơi, ở đó, khi đến, họ có thể có hy vọng đạt được điều mà họ đã khao khát
trong suốt đời họ, đó là, sự khôn ngoan, và nơi họ sẽ khử sạch được sự hiện
diện của cái mà họ đã xa lìa giẻ lạnh với nó?
Nhiều người, trước cái chết của những
người thương yêu của họ, vợ, hay con trai, đã sẵn sàng để đi tới thế giới bên
dưới [3], thúc đẩy bởi hy vọng nhìn thấy ở đó những người mà tập thể của những
người này, họ ao ước được nhập đoàn, và ở cùng bên những người này. Vậy sau đó,
có phải một người yêu thực sự của sự khôn ngoan, người có một hy vọng tương tự
và biết rằng mình sẽ không bao giờ tìm thấy nó dẫu bất kỳ mức độ nào, ngoại trừ
trong cõi của Hades, sẽ lại phẫn uất với phải-chết, và không hân hoan sẵn sàng
chấp nhận cuộc hành trình đến chốn đó? Một người chắc chắn phải nghĩ như vậy,
bạn của tôi ơi, nếu ông ta là một triết gia thực, vì ông đã tin chắc rằng ông
sẽ không tìm thấy tri thức thuần túy ở bất cứ nơi nào, ngoại trừ ở đó. Và nếu
điều này là thế, sau đó, như tôi vừa mới nói đây, sẽ không phải là rất không
hợp lý cho lắm, nếu một người giống như thế lại sợ hãi cái chết?
Chắc chắn sẽ thế, Zeus ơi, ông nói.
Sau đó, bạn có đầy đủ sự chỉ định,
ông nói, rằng bất kỳ người nào mà bạn nhìn thấy oán hận cái chết đã không là
một người yêu của trí tuệ khôn ngoan, nhưng chỉ là một người yêu của thể xác,
và cũng là một người yêu của giàu có, hay của tiếng tăm vinh dự, một trong hai
hoặc cả hai.
Điều đó thì chắc chắn như ông nói.
Và, Simmias, ông nói, không phải
những gì được gọi là can đảm thuộc về những người đặc biệt của tính khí này?
Hầu như chắc chắn.
Và phẩm chất của sự ôn hoà điều độ
vốn ngay cả đa số gọi bằng tên đó, đó là, không để bị cuốn đi dẫu chỉ một bàn
chân của một người bởi những đam mê của một người, nhưng để đối xử với chúng
với thái độ khinh thị và sự nền nếp trật tự, không phải là điều này chỉ phù hợp
với những ai là người hầu hết tất cả đều khinh miệt thân xác và sống đời sống
của triết học?
Nhất thiết phải như vậy, ông nói.
Nếu bạn sẵn sàng để suy tưởng sâu xa
về sự can đảm và sự điều độ của những người khác, bạn sẽ tìm thấy chúng là lạ
lùng.
Trong cách nào, Socrates?
Bạn có biết rằng tất cả họ đều xem
cái chết như một điều tai ác lớn?
Chắc chắn, ông nói.
Và kẻ dũng cảm trong số họ đối mặt
với cái chết, khi họ làm thế, vì sợ những điều ác hại lớn hơn?
Đó là như vậy.
Thế nên, đó là sợ hãi và khiếp đảm mà
làm tất cả những con người thành dũng cảm, trừ những triết gia. Tuy nhiên, nó
là thiếu-lôgích để là dũng cảm đến qua cửa của sự sợ hãi và hèn nhát.
Đó chắc chắn là thế.
Thế còn sự ôn hoà điều độ trong đám
họ? Có phải kinh nghiệm của họ không là tương tự? Có phải thuộc một thứ phóng
đãng theo ý mình nó làm họ thành ôn hoà điều độ? Chúng ta nói điều này thì
không thể có được, thế nhưng kinh nghiệm của họ về sự ôn hoà điều độ không phức
tạp này quay ra là tương tự: họ sợ bị tước mất những thú vui khác vốn họ mong
ước, vì vậy họ tránh xa một số thú vui vì họ bị những thú vui khác chinh phục.
Bây giờ là đươc những thú vui làm chủ là những gì mà họ gọi là phóng đãng theo
ý mình, nhưng những gì xảy ra cho họ là họ làm chủ những thú vui nào đó vì họ
bị những thú vui khác làm chủ. Điều này cũng giống như những gì chúng ta vừa đề
cập chỉ mới đây, rằng trong một cách nào đó nó là một thứ phóng đãng theo ý
mình làm họ thành ôn hoà điều độ.
Điều đó xem dường giống thế.
Bạn Simmias tốt lành của tôi ơi, tôi
sợ đây không phải là sự trao đổi đúng để đạt đến đức hạnh, trao những thú vui
để đổi lấy những thú vui, những đau đớn lấy những đau đớn, và những sợ hãi lấy
những sợ hãi, đổi cái lớn hơn lấy cái nhỏ hơn, như (đổi chác) những đồng tiền,
nhưng tiền tệ hợp lệ duy nhất cho tất cả những điều này sẽ nên được trao đổi là
sự khôn ngoan trí tuệ. Với điều này chúng ta có sự can đảm thực sự và ôn hoà
điều độ và công lý, và trong ngắn gọn, đức hạnh chân thực, với sự khôn ngoan,
cho dù những thú vui và những sợ hãi và tất cả những điều loại như thế là có
mặt hoặc vắng mặt. Trao đổi được điều này với điều kia mà không có sự khôn
ngoan, đức hạnh như vậy chỉ là ảo tưởng hiện ra đánh lừa bên ngoài của phẩm
hạnh đạo đức, thực sự nó vừa vặn cho những kẻ nô lệ, thiếu tính hợp lý hay sự
thật, trong khi đó, trong sự thật, sự điều độ và dũng cảm và công bằng là một
sự tẩy lọc đi tất cả những điều giống như thế đó, và trí tuệ khôn ngoan chính
nó là một loại của sự tẩy rửa hoặc sự làm tinh sạch. Có thể rằng những người là
người đã thiết lập những nghi lễ thần bí cho chúng ta đã không phải là những
người kém cỏi, nhưng đã nói trong những câu bí hiểm như câu đố rất xưa trước
đây, khi họ nói rằng bất cứ ai đi đến tới thế giới bên dưới mà không được dẫn
dắt và không thanh tẩy sẽ trầm mình trong bùn, trong khi ai là người đến đó đã
tinh khiết và được dẫn dắt sẽ ở cùng những vị gót. Có thực sự, như những người
quan tâm với những lời bí ẩn nói, nhiều người mang gậy thyrsus [4] nhưng những tín đồ chân thực của Bacchus thì ít. Những người nói sau,
theo ý kiến của tôi, không ai khác hơn là những người đã thực hành triết lý
theo con đường đúng. Trong đời tôi, tôi đã để lại không gì mà còn chưa làm,
nhiều đến mức có thể được, ngõ hầu để có thể được đếm kể vào trong số những
người này, vì tôi đã mong muốn được nhập vào bằng mọi cách. Không biết sự thiết
tha của tôi đã là đúng và chúng ta có hoàn thành được bất cứ gì hay không, tôi
nghĩ rằng, chúng ta sẽ biết chắc chắn trong một thời gian ngắn nữa, gót sẵn
sàng, khi đến tới đằng xa kia.
Ba Luận chứng về sự Bất tử
của Hồn người (69e-84b)
Đây là bào chữa của tôi, Simmias và
Cebes, rằng tôi chắc có nhiều phần là đúng để rời bỏ bạn hữu và những chủ nhân
của tôi ở đây mà không oán giận, hay phàn nàn, sau khi tin rằng ở đó, như ở
đây, tôi sẽ tìm thấy những người chủ tốt và những người bạn tốt. Nếu bào chữa
của tôi thì thuyết phục với bạn hơn với ban bồi thẩm Athens, sẽ là điều tốt
lành.
Khi Socrates nói xong, Cebes chen
vào, ông nói: Socrates, tất cả mọi điều khác ông đã nói thì tuyệt vời, tôi
nghĩ, nhưng nhiều người thấy rất khó để tin vào những gì ông nói về hồn người.
Họ nghĩ rằng sau khi nó đã rời khỏi thân thể nó không còn tồn tại ở bất cứ nơi
nào, nhưng rằng nó bị tiêu diệt và phân huỷ trong ngày người ta chết, ngay sau
khi nó rời khỏi thân xác, và rằng, khi rời khỏi thân xác, nó thì phân tán như
hơi thở hoặc hơi khói, đã bay đi xa, và đi mất, và thôi không còn là bất cứ gì
ở bất cứ nơi nào. Nếu quả thực nó thu tập bản thân nó với nhau, và đã tồn tại
bởi bản thân nó, và đã thoát khỏi những tai ác mà ông vừa mới liệt kê, sau đó
sẽ có được nhiều hy vọng tốt đẹp, Socrates, rằng những gì ông nói là đúng,
nhưng để tin vào điều này đòi hỏi rất nhiều lòng tin và luận cứ thuyết phục, để
tin rằng hồn người vẫn còn tồn tại sau khi một người đã chết, và nó vẫn còn sở hữu
một vài khả năng và sự thông minh.
Những gì bạn nói thì đúng, Cebes,
Socrates nói, nhưng chúng ta sẽ làm gì đây? Bạn muốn bàn luận xem không biết
liệu đây có thể là thực hay không, phải không?
Phần tôi, Cebes nói, tôi thích sẽ
được nghe ý kiến của ông về đề tài này.
Luận chứng thứ nhất
(70c-72e)
Tôi không nghĩ, Socrates nói, rằng bất cứ ai là người nghe
tôi bây giờ, ngay cả một nhà thơ trào phúng, không có thể nói rằng tôi đương
lắp bắp và bàn luận về những sự việc mà chúng không làm bận tâm tôi, vì vậy
chúng ta phải xem xét câu hỏi trước sau cho kỹ lưỡng, nếu bạn nghĩ rằng chúng
ta nên làm như vậy. Chúng ta hãy xem xét nó trong một số cách thức như thế này:
Không biết liệu những hồn của những người đã chết có tồn tại trong thế giới bên
dưới hay không. Chúng ta nhớ lại một lý thuyết thời cổ rằng những hồn người đến
nơi đó từ nơi đây, và sau đó lại nữa rằng chúng đến nơi đây và được sinh ra ở
đây từ người chết. Nếu đó là sự thật, rằng người sống trở lại từ người chết,
khi đó chắc chắn những hồn chúng ta phải tồn tại ở đó, vì chúng đã không thể
trở lại nếu như chúng đã không tồn tại, và đây là một bằng chứng đầy đủ rằng
những điều này là như vậy, nếu nó thực sự hiện ra rằng người sống không bao giờ
đến từ bất cứ nguồn nào khác hơn từ người chết, nếu đây không phải là trường
hợp xảy ra, chúng ta sẽ cần một luận chứng khác.[5]
Hoàn toàn như vậy, Cebes nói.
(70e)
Đừng có, ông nói, tự giới hạn mình vào loài người,....
Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ
nhất
(Nov/2013)
[1] Bản Fowler – “công chính
tuyệt đối”, cái đẹp tuyệt đối, tốt lành tuyệt đối,... Trong bản tiếng
Pháp Cousin: “juste en soi”, (và tương tự: de beau, de bon, .... les
choses de ce genre, comme la grandeur, la santé, la force, en un mot de l’essence
de toutes les autres choses).
Cũng như câu trước đó, các khái niệm trừu tượng, gọi
là những ý tưởng (εἶδος /eidos=idea): Hồn, Công lý, Đẹp, Tốt,...
ở đây bắt đầu được Plato giới thiệu như những ý tưởng tuyệt đối (Theory of
Ideas), thuần túy trừu tượng, gần như phi vật chất (sự To lớn, Sức khoẻ, Sức
mạnh,...). Khi nhấn mạnh vào tính chất vĩnh cửu, bất biến, và được Plato cho là
“thực” hơn (“trong mỗi chúng điều đó là yếu tính”), đối nghịch với những sao
chép bất toàn của chúng trong thế giới giác quan, trong thế giới chúng ta chỉ
thấy những dạng của chúng, như những hình ảnh chập chờn, trên tường đá của
những người bị trói trong Dụ ngôn Cái hang, chúng ta gọi
là thế giới hiện tượng – thành Theory of Forms – tôi tạm gọi là Thuyết
về những Thể dạng.
Ở đây, tôi dịch “the
Just itself” là “bản thân công lý” – tạm hiểu “chỉ công lý”
mà thôi, không gì khác ngoài nó, tương ứng với khái niệm thanh lọc cho tinh túy
của Plato đang nói; nhưng không muốn dịch bằng khái niệm tự-thân, vì
khái niệm này giờ đây đã quá phổ biến – itself – thường được hiểu với nội
dung như những gì Kant đã giảng giải về nó. Tuy nhiên, “bản thân” công lý
là gì, khác với công lý nói chung như thế nào? – những gì khác với không-nó là
gì,... là những tranh luận phiền nhiễu và dài dòng, vì Plato – bắt đầu ở đây –
khi ông đưa ra những khái niệm trừu tượng này, với chúng ta ngày nay, xem ra
không còn triệt để, rõ ràng. Sự không-rõ ràng này sẽ đưa tới một tranh luận
quan trọng – có phải ngay cả “hồn” – cũng chỉ là một ý tưởng tuyệt
đối, hay một thể có tính vĩnh cửu bất biến, mà hồn-người trong mỗi
cá nhân là một dạng, một bản sao bất toàn của nó, hiểu như chính thuyết
Thể dạng của Plato, bắt đầu ở đoạn trên, trong Phaedo này.
[2] Bản tiếng Anh chỉ là “contemplated through the body” hay bản tiếng Pháp “Est-ce
au moyen du corps que l’on observe ce qu’il y a de plus vrai en elles ?”; “suy
nghiệm qua thân xác”, hay “quan sát bằng phương tiện của thân xác”; bản tiếng
Pháp khi dịch sang tiếng Việt có vẻ cho chúng ta ý nghĩa rõ ràng hơn. Nhưng có
thể bản tiếng Anh “suy tưởng qua thân thân xác” (?) không rõ ràng để cố ý cho
chúng ta thấy sự thiếu xót của Plato, điển hình ở đây, nếu chúng ta đặt câu hỏi
– thế nào là suy niệm/suy tưởng dùng thân xác? – chúng ta có thể suy nghĩ nếu
với không thân xác được không? – nghĩa là vấn đề lớn hơn (dualism) phân biệt
thân xác và tâm lý/ tinh thần (hồn người) đã dựa trên rất nhiều giả định, và
những giả định này không tất cả đứng vững hoàn toàn, và với thời gian đã lần
lượt bị xem xét lại. Thí dụ: từ Plato đến thế kỷ qua, vẫn có quan niệm (giả
định) mặc nhận rằng những gì có vẻ xảy ra trong não bộ chúng ta, mà chúng ta
gọi chung là suy nghĩ, không “thuộc” về thân xác, hay ít nhất có thể gạn lọc/có
thể tách khỏi thân xác (như Plato ở đây), nghĩa là những dòng điện/động
lực/năng lượng dẫn/chạy trong các nơrôn thần kinh không phải là thân xác?
Tôi chỉ có
thể dịch như trên, theo bản tiếng Anh, để giữ ý, có lẽ của Grube.
[3] Thế giới bên dưới (underworld):
nơi trú ngụ bí ẩn của những người chết. Cõi của gót Hades (Pluto). Ngày nay chúng ta gọi là “thế giới bên kía”, nhưng với người cổ Greek
(Plato), khi họ nói về thế giới sau thế giới hiện tại này của chúng ta, là” thế
giới bên dưới” (underworld), họ hoàn toàn nói với nghĩa đen, hiểu là một thế
giới hữu hình, nơi nào đó ở ngay dưới đất ngầm, trong lòng đất, mà người ta có
thể dùng xẻng đào, xới, và mở đường đi xuống.
Ngày nay, và
ở đây; có hai khái niệm khác nhau – thế giới chúng ta đang sống (thế giới này),
và đời của chúng ta hiện có trong thế giới biết được này (đời này) – chúng liên
hệ với nhau và có hai tương ứng: Thế giới
bên dưới /bên kia (Underworld) và Đời
sau (Afterlife), hai tương ứng này – cùng có tính chất là không biết chắc,
phỏng đoán.
“Who knows if to live is to be dead,
and to be dead, to live? And we really, it may be, are dead; in fact I once
heard sages say that we are now dead, and the body is our tomb …”
“Ai biết chắc được, nếu có phải để
sống là để bị chết, và để bị chết là để sống? Và chúng ta, có thể thật sự, là
đã chết; Quả thực, tôi có lần nghe những nhà hiền triết nói rằng – chúng ta giờ
đây là đã chết, và thân xác là nhà mồ của chúng ta.” (Plato, Gorgias, đoạn 492e).
[4] Thyrsus: (cổ Greece) cây gậy hay cây giáo, đầu có gắn trang trí một
quả thông khô, đôi khi cũng quấn với dây lá ivy hay dây lá nho. Dionysus
(Bacchus) và những tín đồ của ông thường cầm trên tay.
[5] Transmigration of souls hay metempsychosis
[Latin từ Greek metempsukhōsis, gồm: meta – (chỉ sự chuyển dịch,
đổi chỗ) + en (trong/của) + psukhē (hồn) = chuyển dịch hồn], tôi
tạm dịch là sự chuyển sinh của hồn: một tin tưởng phổ thông gặp trong
nhiều dân tộc/văn hoá, theo đó hồn người chuyển từ một thân xác này qua một
thân xác khác, hoặc của người, hay của thú vật, cây cỏ, hay cả những vật vô tri
giác.
Được biết, người Egypt tin vào thuyết hồn chuyển sinh. Họ nghĩ rằng hồn
được chuyển dịch từ thân xác này sang thân xác khác, và đây là lý do họ có tục
ướp thân xác để gìn giữ nó trong trạng thái lúc vừa chết, để nó có thể du hành
cùng với Ka, một năng lực làm thân xác sinh động, vốn vẫn được cho là đối
tác của thân xác, Ka sẽ cùng thân xác đi sang thế giới kế tiếp hoặc đời
sau. Ka có thể được coi là tương đương với thuật ngữ hồn. Điều
này thiết lập niên đại của khái niệm về sự tái sinh ngược về tôn giáo cổ của Egypt,
nhưng nhiều người nghĩ rằng nó còn xưa hơn nữa, có từ lâu trước thời cổ đại.
Tin tưởng này được cho là một tất yếu giữa các dân tộc nguyên thủy. Chắc
chắn rất lâu trước khi người Egypt cổ đại tin vào sự chuyển sinh của hồn người.
Nếu những dân tộc nguyên thủy không đủ tinh vi để hiểu khái niệm về hồn-người,
vậy sau đó họ có thể chỉ đơn giản gọi nó là sự sống. Một cá nhân hoặc một
đối tượng, có chuyển động, có đi lại, là có sự sống, và một ai không thế, là
không có sự sống. Tính chất/dấu hiệu đầu tiên của sự chết là sự bất động. Điều
này tương tự như tin tưởng của thuyết vạn vật có hồn (animism – vật
linh).
Dần dần khái niệm về một hồn-người phát triển với sự nhận thức thêm rằng
– hồn người rời khỏi thân xác khi chết và nhập vào thân xác khi sinh. Có lẽ
không lâu sau đó, được cho thêm là hồn rời khỏi xác sẽ tìm thân xác khác để nhập
vào, hoặc nhập vào một con vật của một dạng sống thấp hơn. Nó cũng được cho là
hồn có thể rời thân xác trong khi ngủ. Hồn hiểu như thế đã được hình dung tựa
như hơi, hay hơi thở, đến và đi khỏi xác qua mũi và miệng. Sau này lớn dần
ý tưởng, hồn chuyển sinh vào một trẻ sơ sinh, là từ một trong những thân nhân
đã chết của trẻ đó. Điều này nhằm giải thích về những giống nhau và tương đồng
thấy giữ những người đồng tộc/gia đình.
Theo truyền thuyết Greece – Sau cái chết không có sự hủy diệt. Người chết
gọi là chết vì họ sống một cuộc sống nhạt nhẽo chán ngắt và không hạnh phúc
trong thế giới bên dưới. Những người, cho các mục đích thực tiễn, chúng ta gọi
là đã chết, nhưng thực sự họ vẫn hiện hữu và sống tất cả trong hạnh
phúc, ở trong quần đảo của Blest hay Elysium, được gọi là những
người bất tử (Immortals). Vì vậy, sống và chết là những phẩm chất của sự
hiện hữu, không phải là có hay thiếu sự hiện hữu. Styx đôi khi được coi
là dòng sông những hồn người chết phải băng qua để vào cõi của người chết, mặc
dù tại những thời khác, có vẻ là hồn có thể vượt qua sông Acheron (sông
Khốn), hoặc xuống thuyền ở sông này, theo dòng của nó, đến Hồ Acherusian.
Một số người nói rằng đó là trong hồ này là người lái đò Charon nhận hai
obols như giá đi đò. Tartarus là vực thẳm thấp nhất bên dưới trái
đất, gốc của tất cả các nguồn nước; tất cả các con sông chảy vào vực thẳm của
Tartarus và cũng lại từ đó chảy ra. Tartarus là, họ nói, một nơi ảm đạm, cách
xa trái đất như trái đất cách xa bầu trời. Tartarus và Thế giới bên dưới là
lĩnh vực của Erebus, là đêm tối vĩnh viễn. Tartarus cũng là một nơi dành
cho sự trừng phạt.
Số phận của Hồn-người
Về định nghĩa đầu tiên có thể có được của sự chuyển sinh của hồn người (transmigration)
đến từ Pythagoras, nhà triết học toán học Greece, ông dạy rằng hồn thì bất tử
và chỉ cư trú trong thân xác; do đó, nó vẫn tồn tại sau cái chết, vì theo ông
chết chỉ là cái chết của thân xác chúng ta thấy bị tan rã. Lý thuyết của ông
cũng còn nói thêm – sau khi (xác) chết, hồn người còn đi qua một chuỗi những
tái sinh. Giữa cái chết và sự tái sinh, hồn nghỉ ngơi và được tinh lọc trong Thế
giới bên dưới. Sau khi hồn đã hoàn thành một chuỗi gồm những tái sinh này, nó
trở nên hoàn toàn tinh khiết, khi đó, nó có thể rời khỏi chu kỳ chuyển sinh.
Từ các mảnh văn bản hiếm hoi còn lại, đã gắn tên tuổi Pythagoras, và những
người theo ông, với thuyết hồn chuyển sinh (metempsychosis) này, trong
đó hồn của người chết tái sinh vào một thân thể khác. Pythagoras tin vào sự
chuyển sinh của hồn người, và xem việc ăn thịt như là một điều ghê tởm, nói rằng
hồn của tất cả các sinh vật sống, sau cái chết đều di cư, hay chuyển sang ở những
sinh vật sống khác. Và về phần chính mình, ông đã tuyên bố rằng ông “nhớ” mình
đã là Euphorbus, con trai của Panthus, người đã bị Menelaus giết, trong thời xảy
ra cuộc chiến thành Troy.
Một mảnh nổi tiếng của Xenophanes, đồng thời với Pythagoras, cho một vài
thông tin cụ thể hơn về những gì xảy ra cho hồn sau cái chết. Theo Xenophanes kể
lại “một lần, khi ông [Pythagoras] đương có mặt khi người ta đánh một con chó
con, ông thương hại nó và nói ‘dừng lại, đừng có đánh nó mãi như thế, vì nó là
hồn của một người thân thiết với tôi, mà tôi nhận ra được, khi tôi nghe nó kêu
đau”.
Đó là thuyết của những người theo học phái Pythagoras, Socrates tóm tắt
và thuật lại trong đoạn văn trên đây – khi nói rằng những người sống được thành
hình từ những kẻ Chết, (hay, đến cõi Sống từ cõi Chết). Plato duyệt qua những
gì đã có, phân tích, phê bình, trước khi đưa ra thuyết của chính ông về hồn-người.