Saturday, May 5, 2012

Nietzsche - Về Lai lịch của Đạo đức (03)

Về Lai lịch của Đạo đức
(On the Genealogy of Morality
Zur Genealogie der Moral)
Friedrich Nietzsche
(tiếp theo)




Luận văn thứ nhất: ‘Lành và Dữ’, ‘Tốt và Xấu’


1  

- Những nhà tâm lý học lối Anh [1] này, phải cảm ơn họ vì là những người duy nhất cho đến nay đã làm những nỗ lực để viết một lịch sử về sự xuất hiện của đạo đức [2], - cung cấp cho chúng ta một câu đố nhỏ dưới hình thức là chính bản thân họ; trong thực tế, tôi thú nhận rằng, như những câu đố sống, họ có một lợi thế ý nghĩa hơn những quyển sách của họ - họ thì thật sự thú vị đáng chú ý! Những nhà tâm lý người Anh này – đúng là họ muốn gì?  Bạn luôn luôn tìm thấy họ, dù họ muốn thế hay không, trong cùng một công việc đẩy cái phần đáng xấu hổ [3] của thế giới bên trong chúng ta ra mặt trước, và tìm kiếm những gì thực sự hiệu quả, hướng dẫn và quyết định cho sự phát triển của chúng ta ở chỗ vốn sự tự hào trí thức của con người sẽ ít muốn tìm thấy nó nhất (lấy thí dụ, trong sức kéo trì trệ  [4] của thói quen, hay trong sự quên lãng, hay trong một ghép hợp mù lòa và ngẫu nhiên, và cơ chế máy móc của những ý tưởng, hoặc trong một-gì đó thuần túy thụ động, tự động, phản xạ, đơn lẻ cục bộ và ngu ngốc suốt từ đầu đến cuối) – điều thực sự thúc đẩy những nhà tâm lý này lúc nào cũng theo đúng hướng này là gì đây? Có phải nó là một bản năng bí mật, độc hại, tồi tàn để giảm giá trị loài người đi, vốn nó chắc có lẽ không thú nhận với chính nó? Hoặc có lẽ một sự nghi ngờ bi quan, sự mất tin cậy của những người theo thuyết duy ý  [5] đã vỡ mộng, cáu kỉnh, là những người đã quay sang thành có nọc độc, và xanh chát thiếu chín chắn? Hoặc là một ác cảm và hận thù [6] ngấm ngầm nhất định nào đó hướng về đạo Kitô (và Plato), vốn có lẽ ngay cả đã còn chưa vượt qua ngưỡng cửa của ý thức? Hoặc thậm chí là một khẩu vị không biết xấu hổ với cái lạ, với nghịch lý đau đớn, với sự đáng ngờ và vô nghĩa trong đời sống? Hoặc cuối cùng - một chút của tất cả mọi thứ, một chút của hèn hạ bần tiện, một chút của âu sầu ảm đạm, một chút của chống-đạo-Kitô, một chút của một phập phồng hồi hộp và cần đến tiêu cay? . . . Nhưng người ta bảo tôi rằng họ chỉ là những con ếch già, lạnh, nhàm chán, bò quanh đám người và nhảy chỗm vào trong những người này như thể họ đã ở trong môi trường quen thuộc của họ, cụ thể là một đầm lầy. Tôi cự lại với nghe điều này, và thực vậy, tôi không tin nó, và nếu như được cho phép để mong ước ở chỗ vốn không thể nào có thể biết, tôi thành thực hy vọng rằng điều ngược lại là đúng, - rằng những nhà phân tích này soi một kính hiển vi vào linh hồn [7] là những động vật thực sự tự hào, hào sảng, và dũng cảm, những người biết làm thế nào để kiểm soát thú vui và đau đớn của họ, và đã được dạy để biết hy sinh sự thèm muốn cho sự thật, tất cả mọi sự thật, thậm chí một sự thật phi-đạo đức, phi-đạo-kitô, thô lỗ, xấu xí, đắng cay, xuông đuột sống sượng,. . . Bởi vì có những sự thật loại như vậy. –


2.
Thế nên, bạn phải kính trọng tinh thần vô tư vốn điều khiển những người viết sử này của đạo đức! Nhưng một sự kiện đáng tiếc là chính tinh thần lịch sử lại thiếu trong họ, tất cả tinh thần vô tư của chính lịch sử đã bỏ họ lại trong chao đảo khó khăn! Vì bây giờ như thực hành triết học đã thiết lập, họ tất cả đều suy nghĩ theo một lối vốn trong yếu tính phi lịch sử; điều này không thể ngờ vực gì . Sự ngu xuẩn của lý lịch của đạo đức của họ đã lộ cho thấy ở khởi đầu, khi nó là một câu hỏi về sự truyền đạt nguồn gốc của khái niệm và phán đoán về “tốt”. “Nguyên ủy”- họ công bố - “những hành vi không-vị-kỉ đã được tán dương và được những người tiếp nhận chúng gọi là tốt, nói cách khác, bởi những người mà chúng là hữu ích với họ; về sau, mọi người đã quên nguồn gốc của sự tán dương, và vì những hành vi giống vậy đã từng luôn luôn quen thói được tán dương như là tốt, người ta cũng đã bắt đầu trải nghiệm chúng như là tốt - như thể nếu chúng đã là một-gì-đó tốt giống vậy”. Chúng ta có thể thấy ngay lập tức: diễn dịch đầu tiên này chứa đựng tất cả những nét điển hình của phong cách diễn đạt đặc biệt của những nhà tâm lý người Anh, - chúng ta có ‘sự hữu ích’, ‘lãng quên’, ‘thói quen’ và cuối cùng là ‘sai lầm’, tất cả như cơ bản của một kính trọng với những giá trị vốn con người trên nấc thang cao hơn [8] đã từ trước đến giờ tự hào về chúng, làm như thể nó đã là một loại thuộc về đặc quyền tổng quát của loài người. Tự hào này phải là khiêm tốn, sự đánh giá này đã giảm giá: đã đạt được điều đó chưa? . . .  Giờ đây với tôi, điều hiển nhiên là mảnh đất thụ sinh thực sự của khái niệm “tốt” đã được lý thuyết này tìm và định vị trí sai, không đúng chỗ: sự phán đoán (một gì-đó là) “tốt” không bắt nguồn từ những ai là những người được cho thấy, được nhận sự tốt lành! Thay vào đó, nó đã là “cái tốt” chính chúng, có nghĩa là người quí tộc, lớn lao, từ chốn-cao (hiếm quí) và có đầu-óc-cao, người đã nhìn và đã phán đoán về chính họ và về những hành động của họ như là tốt, tôi muốn nói nghĩa là hàng đầu, thượng hạng, trong hướng trái ngược với tất-cả-gì hèn kém, đầu óc thấp, phổ thông và đám đông bình dân. Đã là từ pathos về cách biệt  [9] này mà họ đã tuyên xưng trước tiên có quyền tạo ra những giá trị, và cho những giá trị này những tên gọi: sự hữu dụng tuyệt không hề là quan tâm của họ! Nhìn theo hướng có hữu dụng hay không thì cũng xa lạ và không thích hợp như nó có thể nếu là với một vụ phun trào nóng nảy của những phán đoán giá trị xếp-hạng và định-hạng cao nhất: đây là điểm mà xúc cảm đạt đến sự đối ngược với những nhiệt độ (nóng nảy) thấp, vốn cần thiết cho bất kỳ tính toán nào của sự thận trọng hay suy xét về sự hữu ích, - và không phải chỉ cho một lần, cho một khoảnh khắc ngoại lệ, nhưng cho vĩnh viễn. Tính chất xúc động mủi lòng của quí tộc và sự cách biệt, như tôi đã nói, tình cảm liên tục và chủ đạo về sự ưu việt hoàn toàn và nền tảng của một loại thuộc giới cầm quyền cao hơn trong liên hệ với một loại thấp hơn, với những kẻ ‘ở dưới’ - đó là nguồn gốc của phản đề - đối nghịch trực tiếp ‘tốt’ và ‘xấu’ (sự đặc quyền của lãnh chúa trong sự đặt tên, thậm chí cho phép chúng ta hình dung trong óc về nguồn gốc của ngôn ngữ chính nó như một sự biểu hiện về quyền lực của những người cai trị: họ nói ‘cái này vậy và thế đó’, với một âm thanh họ đặt dấu ấn của họ trên tất cả mọi-thứ, và trên mọi-việc xảy ra, và bằng cách ấy, nắm quyền sở hữu của nó, như nó đã là của họ). Đó là vì nguồn gốc này nên từ khởi đầu, từ ngữ “tốt” tuyệt đối không nhất thiết phải gắn với những hành động ‘không-vị-kỉ’: như sự mê tín dị đoan của những nhà nghiên cứu lai lịch đạo đức này đã tưởng có nó. Ngược lại, nó là chỉ với một suy tàn của những phán đoán giá trị quí tộc khiến toàn bộ đối nghịch trực tiếp này giữa ‘ích kỷ’ và ‘không ích kỷ’ đẩy chính nó mạnh hơn và nhiều hơn vào lương tâm con người, - để dùng ngôn ngữ của tôi, nó là bản năng bầy đàn, với thế đó, vốn nó cuối cùng đã thành lời-chỉ (tên gọi) của nó (và làm những từ ngữ). Và dẫu ngay cả như thế, sau đó phải mất thời gian đủ dài để bản năng này trở thành có ảnh hưởng át trội, có ưu thế thỏa đáng cho sự đánh giá những giá trị đạo đức để trở thành chằng chịt như lưới, và thể nhập vào trong phản đề - trong đối nghịch trực tiếp (như là trường hợp châu Âu hiện nay, lấy thí dụ: định kiến ​​trong đó lấy “đạo đức”, ‘không ích kỉ’ và ‘không màng đến’ [10] như là những thuật ngữ tương đương, đã cai trị rồi với sức mạnh của một “ý tưởng định sẵn” và bệnh trí não).


3.
Nhưng thứ nhì, hoàn toàn tách biệt với sự kiện rằng giả thuyết đó về nguồn gốc của phán đoán giá trị “tốt” thì không đứng vững về lịch sử, nó cũng bị tổn hại từ một mâu thuẫn tâm lý nội tại. Tính hữu dụng của thái độ ứng xử không-vị-kỉ được giả định là nguồn gốc của sự ngưỡng phục, trong đó nó được giữ, và nguồn gốc này được giả định bị lãng quên: - nhưng lãng quên như thế, làm sao lại có thể có được? Có phải sự hữu dụng của thái độ ứng xử loại như vậy - ở một thời điểm nào đó - đã đột nhiên ngừng,  không còn nữa hay không? Trường hợp ngược lại mới đúng: nó là sự hữu dụng này vẫn từng là một một phần thường trực của kinh nghiệm hàng ngày của chúng ta, một gì đó, sau đó, đã luôn luôn không ngừng được nhấn mạnh thành lại mới, hệ quả là thay vì phai nhạt dần khỏi ý thức, thay vì trở thành bị quên lãng, nó phải chính nó đã gây ấn tượng trên ý thức với sự rõ ràng hơn bao giờ hết. Lý thuyết ngược lại thì dễ nhận nhiều hơn biết bao nhiêu (nhưng không làm nó đúng bất kỳ nào hơn), vốn đã được chủ trương, lấy thí dụ, như  của Herbert Spencer [11]: ông phán đoán khái niệm “tốt” trong bản chất cũng giống như ‘hữu ích’, ‘thực tế’, do đó trong những phán đoán ‘tốt’ và ‘xấu’ của họ, người ta thu tóm và chuẩn nhận những kinh nghiệm đã không quên, đã không thể quên của họ về những gì là hữu ích-thực tiễn, độc hại-không thực tiễn. Theo như lý thuyết này, tốt là những gì đã luôn luôn tự nó thể hiện là hữu ích; như thế nó có thể tuyên xưng giá trị hợp lệ như “có giá trị ở mức độ cao nhất”, như “có giá trị cao dường thế”. Con đường này hướng về một giải thích thì sai lầm, như tôi đã nói, nhưng ít nhất sự giải thích trong tự thân nó thì hợp lý, và về tâm lý thì có thể đứng vững được. [12]


4.
- Câu hỏi đã cho tôi một kim chỉ về hướng đúng - câu hỏi về phần những thuật ngữ nào đã dùng trong những ngôn ngữ khác nhau để chỉ điều “tốt”, ý nghĩa theo điểm nhìn từ nguyên,: sau đó, tôi đã tìm thấy rằng chúng tất cả dẫn tôi ngược về cùng một sự chuyển hóa khái niệm, - đó là khắp mọi nơi, ‘quí phái’, ‘quí tộc' trong những thuật ngữ xã hội [13] là khái niệm cơ bản mà từ đó, ‘tốt’ trong ý nghĩa của ‘tinh thần cao thượng’, ‘quí phái’, của ‘đầu óc cao cả về tinh thần’, ‘đặc quyền về tinh thần’ nhất thiết phải đã phát triển: một sự phát triển luôn luôn chạy song song với một phát triển khác, vốn nó cuối cùng chuyển hóa ‘phổ biến’, ‘bình dân’, ‘thấp’ vào trong khái niệm ‘xấu’. Thí dụ tốt nhất cho điểm vừa kể sau là từ ngữ trong tiếng Đức - ‘schlecht (xấu) chính nó: vốn cũng giống là một với ‘schlicht’ (mộc mạc, đơn giản) - so sánh ‘schlechtweg (giản dị không úp mở), ‘schlechterdings’ (đơn giản) – và nguyên ban đầu đã chỉ về một người đơn giản phổ thông, không có ẩn ý dè bỉu xúc phạm, nhưng chỉ đơn thần là đối ngược với tính quý phái.  Vào khoảng thời gian có cuộc Chiến tranh Ba mươi năm [14], muộn nhất, là đủ để sau đó ý nghĩa này chuyển sang lối sử dụng như hiện tại của nó. - Với tôi, điều này có vẻ như là một cái nhìn xuyên thấu cơ bản cốt yếu vào trong lý lịch của đạo đức; rằng nó đã được khám phá muộn như vậy vì lý do của ảnh hưởng ngăn trở vốn thiên kiến về dân chủ trong thế giới hiện đại đã thực hành trên tất cả những vấn đề về nguồn gốc. Và đây là trường hợp trong những lĩnh vực rõ ràng khách quan nhất, khoa học về tự nhiên và sinh lý học, như tôi sẽ chỉ đề cập ở đây. Định kiến ​​này có thể tàn phá, một khi nó không bị kiềm chế cho đến mức của hận thù, đặc biệt là với đạo đức học và lịch sử, có thể được nhìn thấy trong trường hợp nổi tiếng của Buckle [15], chủ nghĩa bình dân của tinh thần hiện đại, vốn bắt đầu ở nước Anh, đã vỡ nổ ra một lần nữa trên đất sinh ra nó, dữ dội như một núi lửa phun bùn, và với tính ba hoa nói nhiều mặn chát, lớn giọng, thô tục, vốn với chúng, tất cả những núi lửa đã lên tiếng cho đến tận giờ đây. -


5.
Về phần vấn đề của chúng ta, vốn có thể chính đáng được gọi là một vấn đề trầm lặng và kén chọn, chỉ tự gửi đến một ít tai nghe, nó là quan tâm đáng kể để khám phá, trong những từ và những từ-gốc này vốn có nghĩa chỉ rõ là “tốt”, rằng chúng ta có thể thường dò nhận ra sắc thái tế nhị chính vốn làm giới quí tộc cảm thấy họ đã là những người thuộc hàng cao hơn. Đúng vậy, trong hầu hết trường hợp, họ có thể tự cho họ những tên gọi vốn chỉ đơn giản cho thấy sự vượt trội về sức mạnh (giống như “to lớn phi thường”,  “những ông chủ”, “những người chỉ huy”), hoặc dấu hiệu dễ thấy nhất của tính ưu việt này, thí dụ như “người giàu”,  “người chủ đất” (đó là ý nghĩa của từ arya; và từ tương đương trong tiếng Iran và Slav) [16]. Nhưng những tên gọi cũng cho thấy một nét cá tính điển hình: và điều này là những gì khiến chúng ta quan tâm ở đây. Lấy thí dụ, họ tự gọi mình là ‘kẻ trung thực’: tầng lớp quí tộc Hylạp đã dẫn đầu, phát ngôn của họ là nhà thơ Theognis người xứ Megara [17]. Từ ngữ đặc biệt đã dùng cho mục đích này, σϑλος [18] theo như gốc của nó, có nghĩa là một ai, người ấy , người có trong thực tại, người thực sự hiện hữu, và là thực; sau đó, với một sự chuyển biến chủ quan, nó trở thành khẩu hiệu và cụm-từ-dành-riêng của tầng lớp quí tộc, và bị đồng hóa hoàn toàn với ý nghĩa của ‘tính quí tộc’, như trái ngược với con người thông thường dối trá lừa lọc, như Theognis đã đem dùng và cho thấy, - cho đến khi, cuối cùng, với sự suy tàn của tầng lớp quí tộc, từ ngữ còn giữ lại như một thuật ngữ chỉ tinh thần quí phái [19], và, như nó đã là, ý nghĩa của một gì đó của trưởng thành và già dặn. Sự hèn nhát được nhấn mạnh trong từ κακός [20] như trong δειλός [21] (người dân giả trái ngược với người γαϑός): có lẽ điều này cho một đầu mối về phần chúng ta nên tìm nguồn gốc từ nguyên của thuật ngữ (có nghĩa) mơ hồ γαϑός [22] ở chỗ nào. Trong từ Latin malus [23] (mà tôi đặt nó ngay cạnh μέλας [24]) người thường dân có thể được đặc trưng như kẻ có da sẫm màu, và đặc biệt là kẻ có tóc đen (‘hic niger est – ’) [25], như người tiền-Aryan cư ngụ trên đất Ý, người có thể được phân biệt dễ dàng nhất với chủng tộc tóc vàng vốn đã trở thành đông đảo vượt trội, cụ thể là chủng tộc Aryan chinh phục, bởi màu sắc của nó; dù ở mức độ nào, tôi đã tìm thấy cũng chính xác như thế với sắc dân Gaelic, từ ‘fin’ (lấy thí dụ, trong “Fin-Gal”), từ (lúc đầu) chỉ định giới quí tộc, và cuối cùng (chỉ) cái tốt, cao quý, tinh khiết, - đã có gốc ban đầu chỉ một người tóc vàng theo cách tương phản với những cư dân bản địa có da xẫm màu, tóc xẫm đen. Nhân đây cũng nhắc, những người Celt là một sắc dân hoàn toàn tóc vàng, là sai lầm khi kết nối những dấu vết đó của một dân cư chủ yếu tóc đen, vốn có thể được thấy trên những bản đồ dân tộc học được sửa soạn cẩn thận ở nước Đức, với bất kỳ hậu duệ và dân pha trộn với gốc Celtic trong một kết nối loại như vậy, như Virchow đã làm [26]: đúng hơn nó là một trường hợp của dân cư tiền-Aryan ở nước Đức xuất hiện ở những thời điểm này. (Điều này cũng có thể áp dụng đúng với hầu như toàn bộ châu Âu: trong thực tại, chủng tộc lệ thuộc cuối cùng đã đi đến lấy lại ưu thế về màu da, độ trán ngắn, và có lẽ ngay cả trong trí tuệ và những bản năng xã hội: ai có thể đưa ra bất cứ bảo đảm nào rằng nền dân chủ hiện đại, ngay cả hiện đại hơn nữa như chủ nghĩa vô chính phủ, và quả thực rằng thị hiếu về nền “công xã”, hình thức sơ khai nhất của cơ cấu xã hội, vốn nó là phổ thông chung cho tất cả những người theo chủ nghĩa xã hội ở châu Âu, trong bản chất không phải là một ném-ngược-trở-lại lớn lao hay sao - và rằng chủng tộc chinh phục và làm chủ, là những người Aryan, không phải cũng bị đánh bại về mặt sinh học hay sao? . . ) Tôi nghĩ rằng tôi có thể diễn dịch từ Latin bonus [27] là ‘người “chiến binh”’: miễn là nếu tôi chính xác khi truy tầm ‘bonus’ ngược về một từ cổ hơn ‘duonus’ (so sánh bellum [28]  = duellum = duenlum, với tôi từ này xem dường có chứa từ duonus ở trong). Thế nên ‘bonus’ như là một người của chiến tranh, của tách đôi (‘duo’), như là chiến binh: một người có thể thấy những gì đã làm nên “sự tốt đẹp” của một người trong thời cổ Lamã. Lấy từ ngữ ‘gut[29] tiếng Đức của chúng ta: không phải là nó có nghĩa là ‘người giống như gót’ [30] hay sao, con người thuộc “giống người giống-như-gót” [31] hay sao? Và không phải là nó không đồng nhất với một tên gọi phổ thông (nguyên có nghĩa là quí phái), tên của dân Goths  [32] hay sao? Những lý do cho giả định này sẽ không (cần phải) đi vào thảo luận ở đây. –


6.
Nếu giai cấp cao nhất đồng thời là giai cấp thày tu, và do đó chọn một danh vị cho sự mô tả toàn bộ của nó, nhắc trí tưởng đến chức năng thày tu, điều này chưa tạo thành một ngoại lệ với quy luật rằng khái niệm của ưu việt về chính trị luôn luôn tự nó phân giải vào trong khái niệm của ưu việt về tâm lý (mặc dù điều này có thể là cơ hội gây nguyên nhân cho những ngoại lệ). Đây là một thí dụ về sự đặt xen cạnh nhau đầu tiên của ‘tinh khiết’ và ‘không tinh khiết’ như những dấu hiệu của những đẳng cấp khác nhau; và ‘tốt’ và ‘xấu’ về sau phát triển theo một hướng thôi không còn chỉ về địa vị xã hội. Ngoài ra, mọi người nên cẩn thận khi dùng những thuật ngữ ‘tinh khiết’ và ‘không tinh khiết’ này quá nghiêm ngặt, quá xa vời, hoặc thậm chí theo lối tượng trưng: tất cả những khái niệm của con người cổ đại, đã được hiểu lúc khởi đầu - ở một mức độ mà chúng ta hầu như khó có thể tưởng tượng - như sống sượng, thô lỗ, tách ra riêng rẽ, hẹp hòi, trực tiếp và đặc biệt là không-tượng-trưng. Ban đầu, ‘người tinh khiết’ chỉ đơn giản là một người tắm rửa sạch sẽ, kiêng tránh những thức ăn nào đó gây bệnh ngoài da, không ngủ với những phụ nữ bẩn thỉu của những đẳng cấp thấp hơn, và có một khiếp sợ với máu, - không hơn, không gì nhiều hơn! Và thế nhưng chính bản chất của một lớp quí phái chủ yếu thày tu cho thấy những định giá mâu thuẫn có thể trở thành chủ quan hóa một cách nguy hiểm và sắc bén như thế nào, đúng y như trong một tầng lớp quí tộc giống như thế ở giai đoạn sớm bắt đầu; và trong thực tế những khe nứt đã cuối cùng được đẩy tới giữa người và người, mà ngay cả một Achilles với đầu óc rộng rãi sẽ phải rùng mình mới băng qua. Từ rất sớm khi bắt đầu, đã có một gì đó không lành mạnh về những quí phái thày tu này và trong những tập tục chi phối ở đó, vốn chúng đã bị xoay xa khỏi hành động, và phần thì ấp ủ nung nấu và phần thì bùng nổ với những cảm xúc, kết quả hầu như không thể nào tránh khỏi là những bệnh đường tiêu hóa, và chứng neurasthenia - suy nhược thần kinh - vốn đã hoành hành trong giới thày tu mãi từ xưa đến giờ, nhưng về phần thuốc chữa chính họ đã tìm thấy cho bệnh tật của họ, chắc chắn người ta phải nói rằng những biến chứng hậu quả của nó đã cho thấy nó là gấp một trăm lần nguy hiểm hơn căn bệnh nó đã định chữa trị? Mọi người vẫn còn bị đau ốm từ biến chứng hậu quả của những chữa trị lối lang băm của giới thày tu! Lấy thí dụ, hãy nghĩ về những chế độ ăn uống nhất định nào đó (kiêng ăn thịt), về nhịn ăn, về kiêng tình dục, về chạy trốn ‘vào sa mạc’ (lối trị bệnh bằng nằm liệt giường của Weir-Mitchell [33], thú nhận với không ăn-quá-nhiều và lên cân theo sau, vốn tạo thành thuốc giải độc hiệu quả nhất cho tất cả chứng hysteria do lý tưởng khổ hạnh đã mang đến): cũng vậy, hãy suy nghĩ về toàn bộ siêu hình học của giới thày tu, vốn đối kháng với những giác quan, làm con người lười biếng và tinh tế, cũng vậy, hãy suy nghĩ về sự tự thôi miên kiểu giống-Fakir và giống-Brahmin của họ - đạo Brahminism như quả cầu pha lê đoán tương lai và ý tưởng cố định - và sự tỉnh mê, tan ảo tưởng tổng quát cuối cùng tất-cả cũng-có-thể-hiểu-được với liều thuốc chữa triệt để của nó, hư không [34] (hay Gót: - khát vọng về một  unio mystica [35] với Gót là khát vọng của người đạo Phật [36] với hư không, Nirvâna - và không-gì khác hơn!) [37]. Những thày tu làm tất cả mọi thứ thành nguy hiểm hơn, không chỉ những liều thuốc và những thuật chữa bệnh, nhưng cũng cả sự tự hào, báo thù, nhạy bén trí tuệ, quá độ nhục cảm, thương yêu, khát khao với quyền lực, đức hạnh, bệnh tật; - dù trường hợp nào đi nữa, với vài biện minh, người ta có thể thêm rằng trên nền tảng của hình thức có yếu tính là nguy hiểm này của sự hiện hữu con người: giới nhà tu – những thày chăn chiên; lần đầu tiên con người đã trở thành một con vật thú vị đáng chú ý, và rằng linh hồn con người đã trở thành sâu thẳm trong nghĩa cao vời hơn, và đã quay sang tà ác lần đầu tiên - và dĩ nhiên, đây là hai hình thức cơ bản của sự ưu việt của con người, vượt trên những động vật khác, cho đến giờ! . . .


7.
Bạn sẽ đoán xong rồi – phương pháp xác định giá trị của giới thày tu tách ra khỏi phương pháp của giới thượng võ-quí tộc đã dễ dàng như thế nào, và sau đó phát triển xa hơn về hướng đối nghịch với phương pháp sau, điều này nhận được một sức đẩy đặc biệt khi giai cấp thày tu và giai cấp chiến sĩ đối đầu với nhau trong ganh tị (không thắng bại) và không thể đồng ý về phần thưởng của chiến tranh. Những phán đoán giá trị của giới thượng võ-quí tộc dựa trên một thể lực mạnh mẽ, một sức khỏe tốt, nở rộ, phong phú, thậm chí sôi sục, vốn gồm những thứ cần thiết để duy trì nó, là chiến tranh, phiêu lưu, săn bắn, nhảy múa, cưỡi ngựa đấu thương, và tất cả mọi thứ nào khác mà có chứa đựng hành động hùng mạnh, tự do, vui sướng. Phương pháp xác định giá trị của giới thày tu-quí phái - như chúng ta đã thấy - có những tiêu chuẩn khác biệt: tai họa giáng xuống nó khi nó đi đến chiến tranh! Như chúng ta đã biết, những thày tu làm những kẻ thù xấu ác nhất - nhưng tại sao? Bởi vì họ là những kẻ bất lực nhất. Thoát ra từ sự bất lực này, thù ghét của họ sưng phồng thành một-gì đó khổng lồ và kỳ lạ tới một mức độ tinh thần nhất và độc hại nhất. Những kẻ căm ghét vĩ đại nhất trong lịch sử thế giới, và những kẻ tinh thần nhất [die geistreichsten Hasser], đã từng luôn luôn là những thày tu - những thày chăn chiên: - không có tinh thần [Geist] của một ai nào khác mà mong có cơ hội đứng đương đầu được với tinh thần [Geist] của sự báo thù của giới thày tu [38]. Lịch sử của loài người sẽ là một sự-việc hết sức quá đỗi ngu ngốc nếu như nó đã không có tinh thần [Geist] của sự bất lực tiêm vào trong nó: - chúng ta hãy cùng lấy một thí dụ tốt nhất, ngay lập tức. Không có gì đã từng được thực hiện trên mặt đất chống lại ‘kẻ cao quý’, ‘kẻ hùng mạnh’, ‘những chủ nhân’, và ‘những người cai trị’, mà bõ công đáng nhắc đến nếu như so với những gì người Dothái đã thực hiện chống lại họ: những người Dothái, cái dân tộc thày tu đó [39], vốn trong phương sách cuối cùng đã có khả năng giành được sự thỏa mãn từ những kẻ thù và những kẻ chinh phục nó, chỉ qua một sự đánh-giá-lại tận gốc rễ những giá trị của họ, đó là, qua một hành động của sự báo thù chủ tâm có tính toán nhất [durch einen Akt der geistigsten Rache]. Chỉ duy có điều này đã mới xứng vừa với một dân tộc thày tu, với sự báo thù kiểu thày tu, với hố sâu hào vững kiên cố nhất. Đã là dân Dothái, khi ném bỏ phương trình giá trị quí tộc (tốt = cao quý = mạnh mẽ = đẹp = hạnh phúc = phúc lành) họ đã mạo hiểm, với trước sau như một tuyệt vời hết sức đáng thán phục, để thực hiện một sự đảo chiều, và cắn giữ nó trong kẽ răng của thù hận không đáy sâu thẳm nhất (sự thù hận của sự bất lực), khi nói: “chỉ những ai là người chịu đau khổ mới là tốt, chỉ có người nghèo, người bất lực, người hèn mọn là tốt; kẻ bị đau khổ, bị thiếu thốn, bị tước đoạt, bị bệnh, kẻ xấu xí, mới duy nhất là những người ngoan đạo kính tín, là những người duy nhất được cứu rỗi, sự cứu chuộc là cho chỉ một mình họ, trong khi (nếu) bạn giàu có, cao quý và mạnh mẽ, bạn là xấu xa vĩnh viễn, độc ác, dâm đãng, thèm khát không nguôi, không thần vô thánh, bạn cũng sẽ  bị khốn khổ mãi mãi, bị nguyền rủa và bị đọa đày hỏa ngục mãi mãi!”. Chúng ta biết ai [40] đã trở thành người thừa kế của sự đánh-giá-lại Dothái này. . . Về phần thảm họa lớn lao và khôn lường vốn những người Dothái khởi thủy đã tiếp nhận với sự tuyên chiến cơ bản nhất này của tất cả những sự tuyên chiến, tôi nhớ lại những lời tôi đã viết trong một dịp khác (Beyond Good and Evil,  tiết đoạn 195) [41] - cụ thể là, rằng cuộc nổi dậy của những nô lệ về đạo đức bắt đầu với người Dothái: một cuộc nổi dậy có 2000 năm lịch sử đằng sau nó, và nó đã không được chú ý đến, đã thôi không còn được nhận thấy nữa  - chỉ vì nó đã chiến thắng. . .

Lê Dọn Bàn tạm dịch - bản nháp thứ nhất 
(Apr/2012)




[1] Nietzsche không chỉ quốc gia hay ngôn ngữ - ông muốn nói “lối Anh” – và tiếp sau, qua giải thích chúng ta hiểu là ông muốn nói “tâm lý thực dụng” của chủ nghĩa thực dụng trong triết học Anh.
[2] Một ghi chú - tôi nghĩ cần thiết ngay từ đầu – để dễ theo dõi bản văn – “Morals”- (Zur Genealogie der Moral) – N muốn nói đến luân lý – nghĩa là một thứ đạo đức phổ thông, cá nhân, thực hành trong xã hội, chúng thể hiện trong tin tưởng, tập quán, văn hóa và chúng chuyển biến thay đổi (nên mới có lịch sử, phả hệ, lý lịch) - “đạo đức” N đang bàn trong OM không viết hoa – không phải “Đạo đức” như một hệ thống phổ quát – thực ra nếu dịch như hiểu, là luân lý thì đúng cách hơn, nhưng nhan đề tập sách OM của ông trong nguyên bản tiếng Đức, và trong những bản dịch tiếng Anh - đã là như vậy, và chúng ta vẫn thường lẫn lộn, hay đúng hơn không cần thiết lúc nào cũng phải phân biệt chặt chẽ – đạo đức và luân lý.
Như chúng ta đều biết, Đạo đức học như một ngành triết học (Moral philosophy) thông thường được phân làm hai: metaethicsnormative ethics; phần nghiêng về lý thuyết và phần nghiêng về thực tiễn ứng dụng. Normative ethics bận tâm với những câu hỏi mang ý nghĩa cơ bản của đạo đức thực tiễn, đi đến đặt định những qui luật đạo đức - thí dụ “Điều gì/nào có giá trị tốt/xấu”? – “Đâu là những bổn phận đạo đức của chúng ta?” Metaethics, mặt khác, hỏi những câu hỏi triết lý về bản thể đạo đức, hơn là những câu hỏi về qui luật đạo đức – thí dụ , “giá trị là gì? - tốt/xấu là gì?”, “Những gì khiến chúng ta phải làm một gì đó mang tính đạo đức?, “Điều gì đẩy chúng ta trong đời sống đến quyết định phải chọn lựa dựa trên những giá trị đạo đức?”.
Tác phẩm mở đầu của Đạo đức học là Aristotle, Nicomachean Ethics và OM của Nietzsche là tác phẩm rất quan trọng của metaethics hiện đại, cùng với Jeremy Bentham, Immanuel Kant và John Stuart Mill.
[3] tiếng Pháp trong nguyên văn “partie honteuse”
[4] tiếng Pháp trong nguyên văn “vis inertiae”
[5] idealist
[6] tiếng Pháp trong nguyên văn “rancune”
[7] ở đây hiểu là tâm lý
[8] höhere Mensch : chưa và không phải là người-trên-người - Übermensch
[9] Pathos of Distance: tính chất gợi nên cảm xúc về cách biệt, xa cách - ở đây là của giới quí tộc đối với những người khác ngoài giới, thấp kém hơn mình.
[10] Tiếng Pháp trong nguyên văn “désintéressé
[11] Herbert Spencer (1820–1903): triết gia, nhà sinh vật học, xã hội học, và nhà tư tưởng chính trị người Anh, Cố gắng tổng hợp khoa học tự nhiên và sinh lý học bằng cách tổng quát hóa khái niệm triết học của thuyết tiến hóa sinh vật của Darwin. Ông là tác giả của phát biểu nổi tiếng thường dùng để tóm thu ý nghĩa của thuyết tiến hóa – “thích nghi nhất thì sống” – “survival of the fittest”. Ông cũng nổi tiếng như một người đề xướng “thuyết Tiến hóa Xã hội” -  Social Darwinism – lý thuyết của ông là sự phóng chiếu thuyết tiến hóa sinh học trên bình diện xã hội. nhấn mạnh tầm quan trọng tương tự hữu cơ, tức là tương đồng giữa cơ cấu hữu cơ sinh vật và cơ cấu Nhà nước. Ông nhấn mạnh bốn khái niệm chính: Tăng trưởng, Tách biệt, Tích hợp và Thích ứng, những ý tưởng thường hiện diện trong phát triển sinh học, và có thể dễ dàng được đưa vào bối cảnh của một xã hội phát triển, tăng trưởng.
[12] Herbert Spencer: Morals And Moral Sentiments (1871)  “Morality, properly so called—the science of right conduct—has for its object to determine how and why certain modes of conduct are detrimental, and certain other modes beneficial. These good and bad results cannot be accidental, but must be necessary consequences of the constitution of things; and I conceive it to be the business of Moral Science to deduce, from the laws of life and the conditions of existence, what kinds of action necessarily tend to produce happiness, and what kinds to produce unhappiness. Having done this, its deductions are to be recognized as laws of conduct, and are to be conformed to irrespective of a direct estimation of happiness or misery.”
[13] Ở đây, Nietzsche đã dùng một từ chuyển gốc (derivative) của từ “Stand’ (‘estate’) - nguyên văn toàn câu trên “đó là khắp nơi, ‘cao quý’, … phát triển:” -   “dass überall, ‘vornehm’, ‘edel’ im ständischen Sinne der Grundbegriff ist, aus dem sich, ‘gut’ im Sinne von ‘seelisch-vornehm’, ‘edel’, von , ‘seelisch-hochgeartet’, ‘seelisch-privilegirt’  mit Nothwendigkeit heraus entwickelt:”
[14] Chiến tranh Ba mươi năm (1618–1648):  đã bắt đầu như là một cuộc xung đột giữa những người Tin Lành và những người Catô ở nước Đức, rồi mở rộng bao gồm gần hết châu Âu còn lại. Chiến tranh gây tàn phá lớn ở nước Đức, và có thể đã giảm dân số của khu vực này xuống còn chỉ một nửa. Đây là một trong những xung đột dài nhất và tàn hoại nhất trong lịch sử châu Âu. Chiến tranh kéo dài, không ngừng, trong 30 năm, làm nó thành một cuộc chiến dài nhất trong lịch sử hiện đại. (Tương đương với chiến tranh Việt nam (1945-1975)).
[15] Buckle, Henry Thomas (1821–1862), Nhà viết sử văn minh người Anh, thời Victoria - The History of Civilization in England - quan điểm về lịch sử của ông cho rằng - những nguyên nhân của sự phát triển xã hội, và những hình thức khác nhau của các tổ chức xã hội vốn là đặc trưng của những lịch sử văn hóa khác nhau, là những yếu tố “vật chất” (các yếu tố như khí hậu, đất, thực phẩm, v.v.) – không phải chủng tộc. Đặc biệt là cố gắng của Buckle khi giải thích các biến cố lịch sử ,xem chúng như những kết quả tất yếu của một số luật nào đó, cũng chính xác như trong toán học – đã tạo chú ý, và gây dư luận.
[16] ārya: trong Sanskrit có nghĩa là “cao quí”, “dòng dõi quí tộc”
Những bộ lạc du mục thuộc các sắc dân sống ở vùng đất nay thuộc bắc India, Iran, Afghanistan – khoảng 2000 năm trước CN, dùng ārya trong những từ để tự xưng mình, thí dụ từ Aryan – và trong tên gọi xứ Iran có từ gốc ārya – từ Persia “ēr” và s nhiu “ērān” đưa đến “Ērān-šahr” hiểu là “đất” của người dân Iran. Nay cho từ “Iran”.
Sự liên hệ ārya rồi Aryan với dân bắc Âu , cụ thể là với dân “tóc vàng mắt xanh” nay xem là lẫm lẫn.
Nhưng gốc từ ārya - về từ nguyên - có nghĩa liên hệ đến “đất”, “chủ đất” trong các ngôn ngữ cổ Trung Đông và bắc Ấn, như N nói trên.
[17] Theogonis: nhà thơ Hylạp, người vùng Megara, thể kỷ 6 TCN.  Cf. esp. 1. 53–68 (ed. Diehl).
[18] esthlos [tốt đẹp cao quý] – Từ này xem dường gốc có nghĩa là “chân thực, có thực”, sau đó nó trở thành một trong những từ được dùng phổ thông nhất để chỉ ‘quí phái, cao quí’.
[19] Tiếng Pháp trong nguyên văn ‘noblesse’ – cũng là quí tộc vì có gốc từ Latin “nobilis” là quí tộc, dòng dõi quyền quí.
[20] (Greek) - kakos - ‘yếu đuối, xấu, hèn nhát, vô giá trị’.
[21] (Greek) - deilos - ‘tính chất hèn nhát (và như thế ti tiện, hèn hạ, đáng khinh)’.
[22] (Greek) - agathos  - ‘có khả năng, hữu dụng, tốt.
[23] ‘xấu, ác’.
[24] (Greek) - melas  - ‘đen tối, màu đen)
[25] ‘Kẻ đó là một nhân vật nguy hiểm’, nghĩa đen ‘Hắn thì đen’ (Horace, Satires I. 85).
[26] Rudolf Virchow (1821-1902): Y sĩ nổi danh người Đức, nhà bệnh lý học, nhân chủng học và chính trị gia
[27] ‘tốt’
[28] Cả hai từ bellum  duellum đều có nghĩa ‘chiến tranh’ – trong Latin
[29] ‘tốt’
[30] “den Göttlichen”
[31] “göttlichen Geschlechts”
[32] Goths: giống dân Teutonic cổ đại, khoảng những thế kỷ 3 - 6 CN, là một lực lượng quan trọng trong thế giới Lamã. Theo Jordanes (sử gia Gothic - thế kỷ thứ 6) – Những người Goths đến từ Sweden, qua biển Baltic tới lưu vực sông (Vistula) Wisa. Vào thế kỷ thứ 3, họ đã di cư về hướng nam, như vùng hạ lưu Danube, và quanh Biển Đen. Trong thời gian những thế kỷ đó, quân đội và hạm đội Gothic đã tàn phá Thrace, Dacia, và các thành phố ở Tiểu Á và dọc theo bờ biển Aegean (Hylạp). Họ chiếm đóng và cướp bóc Athens trong những năm 267 đến 268, và đe dọa Italy. Trong những thế kỷ này, chiến tranh giữa các hoàng đế La Mã và những thủ lãnh bộ tộc Gothic tàn phá lãnh thổ vùng Balkan và khu vực phía đông bắc vùng biển Mediterranean Các bộ tộc khác đã tham gia với dân Goths, và dưới sự lãnh dạo của Ermanaric, vị vua vĩ đại trong thế kỷ thứ 4, một vương quốc của dân Goths được thành lập, trải rộng từ biển Baltic tới Biển Đen.
Khoảng năm 370, dân Goths phân thành hai nhóm riêng biệt. Ostrogoths (Latin: Ostrogothae - Goths phương Đông – Đông Goths) chiếm ngụ một vương quốc rộng lớn phía đông của sông Dniester trên bờ Biển Đen (một phần ngày nay thuộc Ukraine và Belarus). Visigoth (Latin: Visigothi, “ Goths tốt “ hoặc “Goths cao quý”) là những dân Goths phương Tây, dân Tây-Goths này chiếm vùng lãnh thổ từ sông Dniester mở rộng đến sông Danube.
Như thế, những người Goths – (hay người Teutonic, hay người Gothic – gọi trong văn bản cổ) là sắc dân Indo-European, gốc bắc Âu - Ngôn ngữ của họ là Gothic, một ngôn ngữ Germanic nay không còn nữa – nằm trong họ ngôn ngữ Ấn-Âu (Indo-European language) - vì họ nói thứ tiếng Germanic, nên cũng còn gọi họ là những bộ tộc Germanic – Dưới mắt người Hylạp và Lamã – là những dân tộc nam Âu,  họ là những “dân man rợ”-  nhưng chính dân “man rợ” này – những người Visigoth - là sắc dân “man rợ” đầu tiên đã chinh phục thành Rome.  
[33] Silas Weir-Mitchell (1829-1914), y sĩ người Mỹ, cũng là một nhà văn, nổi tiếng với phương pháp chữa trị chứng bệnh thần kinh bằng phương pháp buộc người bệnh phải nằm yên trên giường từ hai đến sáu tuần (rest cure).
[34] Nothingness: Như Nietzsche và phần đông giới trí thức châu Âu thời ông – hiểu Nothingness là ngược lại của có-một-gì, là không-gì, là sự hay tính không-có, là một khẳng định về sự phủ nhận tuyệt đối. Hậu quả dẫn đến ngộ nhận đạo Phật là triết học phủ nhận thực tại, và phán đoán Phật học là một lý thuyết nếu không Hư vô (Nihilism) thì cũng Hoài nghi (Scepticism) – nhận đinh này do ảnh hưởng của những khái niệm trong các tôn giáo Abraham.

Khái niệm Nothingness – trong Phật học có hai từ - “Sūnyatā” (Skt.) và  Anatta hay anatman (Pali);  ngày nay đã được các tác giả Anh ngữ dịch là “emptiness”, và “egolessness”, cũng thường kèm một giải thích ngắn gọn, cho người đọc phổ thông - thí dụ, một tiêu biểu – như “without Self entity/Empty (Anatta/Sunyata)” – để nhấn mạnh vào khái niệm không ở đây là – “không-có tự-Ngã”, hay “tự thể trống rỗng” - và như vậy, ngày nay tại phương Tây – đã quen thuộc với Phật học hơn nhiều, nên khái niệm Emptiness trong Phật học không còn chỉ là “nothingness”, nhưng xem thấy đã giải thích phổ biến - “Emptiness means All and Everything being co-dependent, co-arising” – theo ngôn từ chúng ta quen thuộc “Tánh Không có nghĩa là Tất cả và Tất cả mọi sự vật đều tương sinh, tương khởi”. Chúng ta có thể xem đây là tánh-Không trong bản thể học (Ontological Emptiness), khi nhấn mạnh về tự tính trống rỗng của sự vật trong vũ trụ (các Pháp), nhưng nếu nhấn mạnh về từng cá thể - có một dạng phát biểu khác là khái niệm vô-Ngã – là tánh-Không trong tâm lý học (Psychologial Emptiness), nếu đặt chúng vào ngôn từ triết học phương Tây.

Không nhìn theo hướng đưa đến câu hỏi có/không về thực tại, nhưng theo hướng dõi tìm một bản thế thường hằng – để dẫn đến cái thấy tất cả (Pháp) vì đều tựa vào nhau, tương sinh khởi – cái này có thì cái kia có – hiểu như thế, nội tại sự vật không có tự thân hiện hữu – đó là nói về sự trống rỗng, không của tất cả – Cũng như vậy, nhìn theo từng cá thể, như mỗi chúng ta - về tâm lý học, đều không có một chủ thể thường hằng, vô-Ngã. Ba khái niệm cơ bản nền tảng của Phật học: sunyata (tánh Không) nhìn như anatta (vô Ngã), dẫn về anicca (vô thường) và đưa đến chỗ khởi hành của nhận thức giải thoát là dukkha (khổ).
[35] Hợp nhất huyền bí – trong nguyên bản
[36] Buddhist không phải Buddhism – trong nguyên văn “Buddhisten” – “(oder Gott: — das Verlangen nach einer unio mystica mit Gott ist das Verlangen des Buddhisten in’s Nichts, Nirvâna — und nicht mehr!)”. Người theo đạo Phật, không hẳn đồng nghĩa với đạo Phật, hay Phật học.
[37] Một quan điểm thông thường, điển hình như chúng ta thấy ở đây của Nietzsche – dĩ nhiên là sai lầm – nhưng cũng có thể nói là lỗi thời. Tôi giải thích vắn tắt:

Nietzsche sai lầm như tất cả những ai vội vàng đem so sánh A và B rồi quả quyết A = B. Muốn so sánh A và B, trong mọi trường hợp,  chúng ta phải biết tất cả những thể và tính của A, và của B, sau đó mới có thể xem chúng có thể so sánh được không, nếu được, mới thực hiện sự so sánh – định lượng và định tính – rồi đi đến quyết định. Không ai có thể nói mình có những kiến thức như thế về cả hai đối tượng loại như như Gót và Nirvana.

Tại sao? Vì hai con đường khác nhau từ những câu hỏi nền tảng khác nhau đã đưa những người thành công – chỉ một ít, những người thành công mà thôi - trên đường của mình hoặc đến được gần Gót, hoặc đến được gần Nirvana, và không một ai có thể đi cả hai con đường này, chúng loại trừ nhau, hơn nữa mỗi chúng ta vẫn chỉ có một chọn lựa trong đời, và thường là chúng ta không hề có chọn lựa nào cả (hầu hết chúng ta ngẫu nhiên theo tôn giáo sẵn có trong môi trường địa lý, văn hóa đã sinh trưởng)  – một người nào đó - tạm nói đơn giản, chấp nhận – cũng thường là thụ động - một tập hợp những tin tưởng (tội lỗi, cứu chuộc, ân sủng,..) và để được cứu chuộc, người ấy có thể “tin” vào một Gót nào đó của ba tôn giáo Abraham Trung Đông; nhưng để đạt đến Nirvana, chúng ta chọn một hành trình hoàn toàn khác, với những hành lý - cả tin tưởng lẫn trí thức hoàn toàn khác biệt – chúng ta tìm giải thoát bằng “tu tập” – nghĩa là học hỏi và thực hành, chứng nghiệm nhưng không chỉ thuần bằng tin tưởng (trong trường hợp Tây phương cực lạc, cũng chỉ là trạm chuyển tiếp, nơi xem dường là một không gian lý tưởng, với thời gian kéo dài vô hạn, để cá nhân có thể tu tập trong những điều kiện thuận lợi nhất).

Những tôn giáo lớn như đạo Kitô và đạo Phật – có thể được xem là những hiện tượng xã hội, chúng được tạo dựng và xây đắp qua những truyền thống văn hóa có lịch sử lâu dài, với mỗi cá nhân, với những tín đồ đích thực, những con người có nhu cầu tôn giáo – với họ, chúng là những kinh nghiệm sâu xa của nhân loại được giáo dục, được thấm chảy, truyền nối không ngừng, qua những thế hệ liên tục.

Theo tôi hiểu, cả hai truyền thống này, dựa trên những kinh nghiệm khác nhau và khác loại. Và sự tồn tại của chúng có nhiều nguyên nhân phức tạp, nhưng hiển nhiên những nguyên nhân này phải đến từ con người, và dễ thấy nhất là chúng đáp ứng những nhu cầu nào đó của con người, mang lại lời đáp cho những câu hỏi sâu thẳm và dai dẳng nào đó của con người. Và như nói trên, đạo Phật trả lời những câu hỏi khác biệt với đạo Kitô, vì vậy chỉ đi đến sai lầm, ngộ nhận nếu tiếp tục đem chúng đặt bên nhau để so sánh, liên hệ chúng trực tiếp với nhau, rồi phát biểu loại như – hoặc A “là” B, hoặc A “khác” B – hay thậm chí ngu xuẩn hơn “A > B”, hoặc “B > A”. May ra, trong tôn giáo đối chiếu, chúng ta có thể tìm hiểu và phân tích những câu hỏi của riêng chúng, trong những nội dung đặc thù của chúng; nhưng vì những câu hỏi này có thể một vài trong số chúng có ít nhiều liên quan, vì ít nhất đều liên hệ với những kinh nghiệm sống của con người - sau đó xem những câu hỏi này và lời đáp của chúng đã giải quyết vấn đề xa gần liên hệ như thế nào, và có thể có một vài nhận xét phán đoán, những so sánh từ đây là để tìm hiểu, không phải để định giá hơn thua. Như tôi nói trên, cái nhìn đích thực về tôn giáo là xem chúng như những kinh nghiệm tâm linh của con người, đạo Phật và đạo Kitô, theo như tôi, chúng là những kinh nghiệm hoàn toàn khác nhau, không có ý nghĩa hơn kém - và theo chủ quan của tôi – có thể là hoàn toàn đối lập, loại trừ nhau, hiển nhiên là chúng đã được thiết lập, nuôi dưỡng trong những môi trường văn hóa khác nhau. Ngay cả trong cùng một tôn giáo – chúng ta đã thấy khác biệt giữa Catô và Tinlành. Trong những giáo phái Tinlành lại có những khác biệt quan trọng nền tảng không chỉ hình thức. Tương tự, chúng ta có thể nói đạo Phật là một “tập hợp tôn giáo” gồm những tôn giáo khác nhau trong những khu vực địa lý khác nhau ở châu Á.

Thế nên, đạo Phật và đạo Kitô không nói về cùng một thực thể tối hậu – Nirvana, Niết bàn, Chân như  không phải là một tên gọi trong đạo Phật cho những gì những tín đồ Kitô đi tìm, cảm nhận, và gọi là Gót, nhưng Niết bàn, Chân như là những khái niệm đề cập đến những kinh nghiệm đặc thù trong đạo Phật, và Gót là một khái niệm đề cập đến một tập hợp của những kinh nghiệm tôn giáo đặc thù trong đạo Kitô, và đây không phải là những kinh nghiệm tương tự, nhưng những kinh nghiệm khác nhau hoàn toàn trong những truyền thống văn hóa và tâm linh cũng khác nhau hoàn toàn, chỉ có cùng một thực tại là thế giới vật lý của chúng ta.”

Những tín đồ đạo Phật và những tín đồ đạo Kitô – nhìn từ xa và rất tổng quát – đa thấy họ đi trên những con đường hoàn toàn khác nhau và hướng đến những mục đích hoàn toàn khác nhau, nên hai thực thể xem như tối hậu siêu nghiệm của họ – ở hai hướng khác nhau, xây trên những kinh nghiệm khác nhau – chúng không bao giờ có thể so sánh được, huống chi đánh đồng như Nietzsche làm ở đây, Nietzsche sai lầm dĩ nhiên, ông biết một nhưng không biết trọn cả hai, và cũng đã 150 năm qua rồi; nhưng những người giờ đây vẫn bắt chước Nietzsche là lầm lạc, hay có dụng ý ngoài-triết học, khi nói đến chuyện loại như -  những “anh em” “nắm tay nhau” cùng “về nhà”!

Kẻ chọn đi nghỉ hè miền núi, kẻ thích xuống vùng biển, hành lý khác nhau, gặp nhau may ra chỉ ở nhà ga, nếu có sống cùng một thành phố không lớn lắm, và sau đó hai chuyến tàu đi về những hướng khác nhau, những hành trình hoàn toàn khác nhau, cảnh trí dọc đường khác nhau hiện qua cửa sổ toa tàu – ga cuối cùng họ đến đều “rất xa”, và không chỉ vì một mơ hồ là - chúng đều “rất xa” với họ- mà  có thể loay hoay toan tính làm những so sánh.

Quay trở lại với Nietzsche của chúng ta – Nietzsche là tư tưởng, là văn hóa phương Tây và là một trong những người tiêu biểu cho sự thấu hiểu sâu xa nhất về tôn giáo của nó là đạo Kitô. Những phê phán của ông khiến chúng ta buộc phải xem xét lại sự tiếp nhận tôn giáo đó - đạo Kitô – vào văn hóa, đạo đức, đời sống tâm linh của chúng ta. Những con người ưu tú trên quê hương của nó, như Nietzsche, (Russell, Freud,…) đã thất vọng, buông bỏ, và phải lớn tiếng lên án nó – còn chúng ta, những kẻ bị xâm lăng, bị nô lệ, bị lừa đảo, những kẻ vốn đã không có chọn lựa đúng nghĩa, đã bị lừa đảo rồi ép buộc, đã trả một giá lịch sử rất đắt với mất nước, thực dân, lai căng, chia rẽ, vọng ngoại – chúng ta nên lắng nghe những lời cảnh cáo sáng xuốt và chân thành này, nên nhìn lại và thay đổi. 

[38] Từ ngữ tiếng Đức Geist – có nhiều nghĩa “tinh thần” hay cũng có thể hiểu là tri  “thông minh” hay “não thức”. Tôi  hiểu theo bản tiếng Pháp và dịch là “tinh thần” (spirituels và l’esprit)
[39] Một cách tổng quát – dân tộc Dothái đã bị mất lĩnh thổ của mình rất sớm, ngay từ thời cổ, phải làm nô lệ với dân Aicập và Persian; sau công nguyên, trong hàng nghìn năm, sau đó đã bị phân tán và sinh sống trong những quốc gia khác nhau, nhưng dân tộc đó không mất vì họ giữ được văn hóa đặc biệt của mình, và cốt lõi của văn hóa đó là một tôn giáo, hầu như chỉ riêng của họ – đạo Dothái – Judaism. Một người Dothái thường đồng nghĩa với một người theo đạo Dothái. Đó cũng là ý nghĩa khi Nietzsche gọi dân tộc này là “dân tộc  thày tu”.
[40] Những người Kitô.
[41] Xem Phụ lục