Thursday, January 30, 2025

Hume – Lịch Sử Tự Nhiên Của Tôn Giáo (03)

Lịch Sử Tự Nhiên Của Tôn Giáo

(The Natural History of Religion)

David Hume

( ← ... tiếp theo )



 



Tiết. VIII.

Trào Lưu Thay Đổi Của Tin Nhiều Gót Và Tin Một Gót

 

N 8. 1, Bea 58

Điều đáng chú ý, rằng những nguyên lý của tôn giáo có một loại trào lưu của thay đổi lên xuống trong não thức con người, và rằng con người có một khuynh hướng tự nhiên từ tín ngưỡng sùng bái thờ linh tượng vươn lên những ý tưởng tin chỉ một Gót, rồi lại chìm xuống từ tin chỉ một Gót đến thờ linh tượng. Giới bình dân ít học, thực ra, nghĩa là tất cả loài người, ngoại trừ một số ít, ngu muội và không được hướng dẫn, không bao giờ nâng chiêm nghiệm của họ hướng lên vòm trời cao. Họ cũng không dự vào việc tìm hiểu sâu xa cấu trúc bí ẩn của thực vật hoặc động vật, trong phạm vi khiến họ có thể nhận ra sự là-có của một trí tuệ tối cao hoặc một quyền năng thần thánh, ban phát trật tự cho mọi phần của tự nhiên. Họ xem xét những công trình đáng ngưỡng phục này trong một cái nhìn hạn hẹp và cá nhân hơn; thấy rằng hạnh phúc và đau khổ của họ phụ thuộc vào ảnh hưởng bí mật, và sự đồng thuận không lường trước của những đối tượng bên ngoài, họ xem xét, với liên tục chú ý, những nguyên nhân chưa biết, chi phối tất cả những sự kiện tự nhiên này, và phân phối hạnh phúc và đau khổ, may mắn và bất hạnh, qua sự hoạt động mạnh mẽ nhưng thầm lặng của chúng. Những nguyên nhân chưa biết này vẫn được gọi đến để được giải thích hay hỗ trợ mỗi lần xuất hiện; và trong diện mạo tổng quát hay hình ảnh mờ mịt này, là những đối tượng vĩnh cửu của hy vọng và sợ hãi, của mong muốn và lo lắng của con người. Dần dần, trí tưởng tượng tích cực của con người, không thoải mái với khái niệm trừu tượng này về những đối tượng, vốn luôn được dùng liên tục, bắt đầu biến chúng thành cụ thể hơn và khoác lên chúng những hình dạng phù hợp hơn với khả năng hiểu biết tự nhiên của nó. Nó tượng trưng cho họ là những sinh vật hữu hình cảm giác được, thông minh, giống như loài người; được thương yêu và thù hận khởi động, và mềm dẻo thuyết phục bằng những tặng vật và những cầu khẩn, bởi những khấn nguyện và hiến tế hy sinh. Do đó có nguồn gốc của tôn giáo: Và thế đó, có nguồn gốc của thờ linh tượng hay tôn giáo tin nhiều gót.

 

Saturday, January 4, 2025

Hume – Lịch Sử Tự Nhiên Của Tôn Giáo (02)

 Lịch Sử Tự Nhiên Của Tôn Giáo

(The Natural History of Religion)

David Hume

( ← ... tiếp theo )

 


 


Tiết. IV.

Những vị thần không được coi như những sáng tạo hay những hình thành của thế giới

 

N 4. 1, Bea 44

Điểm duy nhất của gót học, [1] trong đó chúng ta sẽ tìm thấy một sự đồng thuận gần như phổ quát của loài người, đó là, có một quyền năng thông minh, vô hình trong thế giới: Nhưng cho dù quyền năng này là tối cao hay phụ thuộc, dù chỉ giới hạn trong một thực thể hay được phân phối giữa nhiều thực thể, những thuộc tính, phẩm chất, quan hệ hay nguyên lý hành động nào phải được gán cho những thực thể đó; liên quan đến tất cả những điểm này, có sự khác biệt lớn nhất trong những hệ thống gót học phổ biến. Tổ tiên của chúng ta ở Châu Âu, trước khi kiến ​​thức và học thuật cổ điển hồi sinh [2], cũng như chúng ta ngày nay, đã tin rằng có một Gót tối cao, tác giả của Tự Nhiên, vị có quyền năng, dù trong bản chất là vô hạn, không gì có thể thể kiểm soát được, nhưng vẫn thường được thực hiện qua can thiệp của những thiên thần và những sứ giả, những người thực hiện những mục đích thiêng liêng của ngài. Nhưng họ cũng tin rằng toàn bộ thiên nhiên đều chứa đầy những quyền năng vô hình khác; thần tiên, yêu tinh, elves, hồn tinh; những sinh vật mạnh mẽ [3] và quyền năng hơn loài người, nhưng vẫn kém hơn nhiều so với những thực thể siêu phàm sống trong cõi thần thánh quanh ngai cao của Gót. Bây giờ, giả sử rằng bất kỳ ai, trong những thời đại đó, đã phủ nhận sự là-có của Gót và những thiên thần của Ngài; chẳng lẽ sự bất kính của người này xứng đáng bị gọi là thuyết không tin có gót, mặc dù người này vẫn đồng ý, bằng một lý luận thất thường kỳ lạ nào đó, rằng những câu chuyện phổ biến về yêu tinh và thần tiên đều là chính đáng và có cơ sở vững chắc? Sự khác biệt, một mặt, giữa một người như vậy và một người chân thực tin có gót thì vô cùng lớn thế, hơn khác biệt giữa người này và người tuyệt đối loại bỏ mọi quyền năng thông minh vô hình. Và đây là một ngụy biện, đơn thuần từ sự giống nhau ngẫu nhiên của những tên gọi, với không có bất kỳ một tương đồng ý nghĩa nào, để xếp những ý kiến trái ngược nhau như vậy vào cùng một hàng ngũ tôn giáo. [4]

Wednesday, January 1, 2025

Hume – Lịch Sử Tự Nhiên Của Tôn Giáo (01)

Lịch Sử Tự Nhiên Của Tôn Giáo

The Natural History of Religion (1757-1777)

David Hume

(1711-1776)

 

 




Thay lời dẫn nhập

 

1.

Nhìn chung, Lịch Sử Tự Nhiên Của Tôn Giáo (1757) và Những Đàm Thoại Về Tôn Giáo Tự Nhiên (1779) của David Hume là những tấn công liên tục vào những khái niệm đương thời về Gót, vị thần linh tối cao trong đạo KiTô, và vị trí của tôn giáo trong lịch sử. Lịch Sử Tự Nhiên Của Tôn Giáo là một phân tích trực tiếp về những nguyên nhân của tôn giáo, những động lực tâm lý đằng sau một tin tưởng vào những thần linh, và sự tiến hóa tự nhiên tiếp theo của những tín ngưỡng, những tin tưởng tôn giáo. trong những kinh nghiệm sinh hoạt của con người theo thời gian. Xuất bản sau khi ông đã qua đời, The Natural History of Religion là một luận văn về tâm lý và lịch sử tôn giáo, sau đó Dialogues Concerning Natural Religion là một luận văn triết học về bản chất của tôn giáo.