Sunday, September 15, 2024

Chomsky – Ngôn ngữ và Não thức (03)

Ngôn ngữ và Não Thức

(Language and Mind)

( ← ... tiếp theo )

Noam Chomsky

 

 

 


Chương 2


Những đóng góp của ngữ học cho việc nghiên cứu não thức: Hiện tại

 

Một khó khăn trong những khoa học tâm lý nằm trong sự quen thuộc của những hiện tượng chúng giải quyết. Cần phải có một cố gắng trí thức nhất định để xem – những hiện tượng như vậy có thể gây ra những vấn đề nghịêm trọng hay đòi hỏi những lý thuyết giải thích phức tạp – như thế nào. Người ta có khuynh hướng không suy nghĩ chấp nhận chúng như bình thường, hay một cách nào đó như “tự nhiên”.

 

Những tác động của sự quen thuộc này với những hiện tượng đã thường từng được thảo luận. Thí dụ, Wolfgang Köhler đã nêu lên rằng những nhà tâm lý học không mở ra “những khu vực hoàn toàn mới” trong phương cách của khoa học tự nhiên, “đơn giản vì con người đã quen thuộc với hầu hết tất cả những khu vực của đời sống tâm lý, một thời gian dài trước sự thành lập của khoa học tâm lý . . bởi vì ở ngay khởi đầu công việc của họ, đã không có những sự kiện tâm lý còn lại nào hoàn toàn chưa được biết để họ có thể khám phá”.[1] Những khám phá cơ bản nhất của vật lý cổ điển có một giá trị chấn động nhất định – con người không có trực giác về quỹ đạo hình elip, hay hằng số của lực hấp dẫn. Nhưng “những sự thật tâm lý” thuộc loại ngay cả sâu xa hơn nhiều cũng không thể được nhà tâm lý học “khám phá”, bởi chúng là một vấn đề của sự quen thuộc về trực giác, và một khi được cho thấy, đều hiển nhiên, do đó có vẻ như không cần khám phá mới.

Sunday, September 1, 2024

Chomsky – Ngôn ngữ và Não thức (02)

Ngôn ngữ và Não Thức

(Language and Mind)

( ← ... tiếp theo  )

Noam Chomsky

 

 

 


Chương 1

 

Những đóng góp của ngữ học cho việc nghiên cứu não thức: Quá khứ

 

Trong những bài giảng này, tôi muốn tập trung chú ý vào câu hỏi, Việc nghiên cứu ngôn ngữ có thể đóng góp gì cho sự hiểu biết của chúng ta về bản chất con người? Trong biểu hiện này hay biểu hiện khác, câu hỏi này len lỏi xuyên qua tư tưởng phương Tây. Trong một thời đại con người ít hướng nội hơn và ít tập trung vào việc phân chia kiến ​​thức thành những lĩnh vực riêng lẻ, tách biệt hơn thời đại chúng ta, bản chất của ngôn ngữ, những phương diện trong đó ngôn ngữ phản ảnh những tiến trình tâm lý của con người hay định hình dòng chảy và tính chất của suy nghĩ – đây đã là những đề tài để nghiên cứu và giả thuyết của những học giả và những tài năng ngoài giới chuyên môn với một loạt rộng lớn về những sở thích, quan điểm và nền tảng trí thức khác nhau. Và trong thế kỷ 19 và 20, khi ngữ học, triết học và tâm lý học đã cố gắng, dù không dễ dàng, để tự khẳng định là những ngành riêng biệt, những vấn đề cổ điển về ngôn ngữ và não thức đã liên tục xuất hiện trở lại. Những vấn đề dai dẳng này không chỉ kết nối những lĩnh vực khác biệt này nhưng còn cung cấp cho chúng trọng tâm và ý nghĩa trong những nỗ lực đang diễn ra của chúng. Đã có những dấu hiệu trong mười năm vừa qua rằng sự phân biệt có phần giả tạo giữa những ngành học có thể đi đến một chấm dứt. Không còn coi là vinh dự nữa cho việc mỗi ngành học chứng minh sự độc lập tuyệt đối của nó với những ngành khác, và những quan tâm mới đã xuất hiện, đã làm cho những vấn đề cổ điển được trình bày trong những cách mới lạ và đôi khi những ý tưởng sáng tạo – chẳng hạn như qua lăng kính của khoa học điều khiển học [1] và khoa học truyền thông, và trên nền tảng của những phát triển trong tâm lý học so sánh và tâm-sinh lý học [2] vốn thách thức những xác quyết lâu đời và giải phóng trí tưởng tượng khoa học khỏi những xiềng xích nhất định, đã trở thành quá quen thuộc như một phần của môi trường trí thức của chúng ta đến mức gần như vượt khỏi nhận biết. Tất cả điều này là rất đáng khích lệ. Tôi tin rằng có một ý hướng  hoạt động và đổi mới lớn hơn và sôi động hơn trong tâm lý học nhận thức ngày nay  đặc biệt là trong lĩnh vực chuyên môn của ngữ học so với những gì chúng ta đã thấy trong nhiều năm. Một trong những diễn biến hứa hẹn nhất của sự phát triển này là sự hiện diện của một sự hoài nghi lành mạnh đối với những giáo điều chính thống được thiết lập trong quá khứ gần đây. Sự hoài nghi này đi kèm với nhận thức sắc bén về những rủi ro từ việc rơi quá nhanh vào những hệ thống tư tưởng khô cứng mới hay những chắc chắn mới đã chấp nhận vội vã. Nếu nhận thức này có thể duy trì, nó có thể ngăn chặn sự xuất hiện của những giáo điều ngột ngạt mới, cản trở sự tiến bộ trí thức.