Sunday, February 21, 2021

Ronkin - Siêu Hình Học Đạo Phật Ban Đầu (02)

SIÊU HÌNH HỌC ĐẠO PHẬT BAN ĐẦU

Sự Hình Thành Một Truyền Thống Triết Học

Noa Ronkin

(←...tiếptheo)

  


1

GIẢNG DẠY THÊM CAO HƠN

Nội Dung Tư Tưởng Abhidhamma

 

1.1

NGUỒN GỐC CỦA NHỮNG TRƯỜNG PHÁI ĐẠO PHẬT THỜI CỔ

VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA ABHIDHAMMA

 

Lịch sử ban đầu của đạo Phật ở India và của trường phái bây giờ gọi là Theravāda đã ghi nhận là ít được biết, và cố gắng để lập một năm tháng ra đời nhất quán của lịch sử đó vẫn là bận rộn miệt mài của những học giả ngày nay. Tuy nhiên, có một truyền thống được chấp nhận rộng rãi rằng trong tiến trình thế kỷ thứ hai và thứ ba sau thời Đức Phật qua đời, tập thể Sangha đã chia thành một số những dòng truyền thừa (ācariyakula), những học thuyết (vada; ācariyavada) và những hội hữu (nikāya) [1], và đã là đối tượng của nhiều thay đổi, cải tiến và chuyển hướng về học thuyết, vốn đã là phần của sự hệ thống hóa dần dần đạo Phật và sự phát triển của nó từ một giảng dạy truyền khẩu sang một truyền thống có thể chế (śāsana) .[2] Để hiểu tiến trình đang bàn, điều cần thiết đầu tiên là để phân biệt sự hình thành của những giáo phái và dòng truyền thừa khác nhau quanh những vấn đề học thuyết với khái niệm về sự phân chia chính thức trong Saṅgha (saṅgha-bheda).[3] 

 

Không gì nhưng chỉ tự nhiên rằng song song với sự lan rộng của Saṅgha [4] trên miền Bắc, và sau đó trên khắp tiểu lục địa India, nhiều nhóm khác nhau của những nhà sư đã hội họp quanh những vị thầy có uy tín thu hút và đã đi đến chứng thực những lập trường khác nhau về những điểm nhất định của giảng dạy. Tuy nhiên, trong việc giải quyết vấn đề phức tạp của nguồn gốc của những trường phái đạo Phật India thời cổ, chúng ta phải đừng quên rằng chúng ta đang giải quyết với vấn đề thực hành theo truyền thống hơn là học thuyết theo truyền thống [5]: sự phân rẽ Saṅgha thì chính xác là một vấn đề kỹ thuật và luôn luôn được đo lường chỉ trong những điều kiện của vinaya mà thôi, như thế khiến việc chủ trương một quan điểm cụ thể về bất kỳ vấn đề học thuyết nào không thể là những nền tảng cho một sự ly khai bên trong Saṅgha hay sự trục xuất khỏi Saṅgha. Những hành động nền tảng của Saṅgha ghi nhận là tương phản trong sự giản dị của chúng với sự khai triển nghi thức gồm trong những nghi lễ tôn giáo cộng đồng của công chúng cư sĩ đạo Phật. Hai hành sự cộng đồng loại như thế là cấu thành của Saṅgha và tạo thành đề tài của hai chương đầu tiên của Khandhaka vốn là phần của Vinaya-piṭaka: chương thứ nhất là sự thọ giới cao hơn (Upasampadā, trái ngược với Pabbajjā, ‘thọ giới thấp hơn’ của một người mới học) [6]; thứ hai, vốn Đức Phật đã coi nó như trọng tâm của đời sống tu viện, là buổi tụng đọc hai tuần một lần của pātimokkha, còn được gọi là lễ uposatha. Vì số tối thiểu để tổ chức pātimokkha là bốn người, nên một Saṅgha chỉ có thể phân chia khi có ít nhất bốn phiếu ở mỗi bên, và điều này xảy ra khi một cộng đồng những nhà sư (và những nhà sư nữ) có một bất đồng khiến hai nhóm của nhiều hơn ba nhà sư tổ chức những lễ uposatha riêng biệt (và những lễ khác nữa, nhưng những buổi tụng đọc pātimokkha là thường xảy ra xuyên nhất và quan trọng nhất). Sự bất đồng có nhiều phần xảy ra về một điểm vinaya, nhưng cho dù gốc của bất đồng này là gì, kết quả đo được qua việc tổ chức những lễ pātimokkha riêng biệt. Sau đó, lòng trung thành của một nhà sư nam hay nữ, với một quy luật pātimokkha nào đó nhất định, sẽ quyết định sự kết đoàn của họ. Khi một khối những nhà sư nam hay nữ, có cùng quy luật pātimokkha phát triển như một thực thể riêng biệt bằng việc tổ chức nghi lễ thọ giới cao hơn của riêng họ, nó trở thành một giáo phái hay hội hữu (nikāya), và đây là những gì khởi nên sự hình thành của những dòng truyền thừa khác nhau trong Saṅgha .[7] Vì vậy trong khi sự phân chia thành Sthaviras / Theriyas và Mahāsāṃghikas, chúng ta sẽ nói đến với chi tiết hơn về chúng một chút sau đây, trình bày một phân tách chính thức của Saṅgha thành hai hội đoàn, dưới mỗi nhóm này, xuất hiện nhiều trường phái không chính thức về tư tưởng và dòng truyền thừa theo những người thày. 

 

Theo lưu truyền, vào thời những học thuyết Mahāyāna nổi lên, khoảng thế kỷ thứ nhất TCN, đã có mười tám giáo phái-phụ hay những trường phái của Sthaviras, truyền thống có trước và truyền xuống Theravāda, mặc dù những nguồn Phật học khác nhau giữ những danh sách khác nhau của những trường phái, vốn cộng lại hơn mười tám. Con số mười tám thì có tính tượng trưng và rõ ràng đã thành quy ước trong lịch sử đạo Phật.[8] Thực sự, như LS Cousins ​​ghi chú, con số này thì vừa quá nhỏ lẫn quá lớn: một mặt, những bản văn dường như phải khó khăn để xác định mười tám trường phái chính khác nhau, mặt khác, trong khi điều có thể xảy ra là Saṅgha buổi đầu đã chỉ tổ chức lỏng lẻo và đã phải có một số lượng lớn gồm những nhóm nhà sư và tu viện địa phương độc lập.[9] ‘Mười tám trường phái’ thực sự gắn liền với những quan điểm học thuyết riêng biệt – thường là tranh luận về những điểm trong Abhidhamma – nhưng quan điểm về học thuyết không chắc đã gây ra sự chia rẽ của họ. Cho đến chừng nào những nhóm nhà sư khác nhau tuân thủ giống nhau về yếu tính và công nhận sự hợp thức của dòng truyền thừa của nhau, sự di chuyển giữa những nhóm không đem đến vấn đề gì, và không là nền tảng cho một sự phân rẽ chính thức bên trong Saṅgha. Hơn nữa, không phải mỗi trường phái đều có bản văn truyền thống đặc biệt của riêng nó: Thực sự, truyền thống vinaya cho thấy rằng có khoảng sáu truyền thống kinh điển riêng biệt thêm với truyền thống Pali. Đó là Mahāsāṃghika, Vātsīputrīya-Sammatīya, Sarvāstivāda, Kāśyapīya, Dharmaguptaka và Mahimsāsaka.[10]

 

Một tường thuật về hai lần tụng đọc cộng đồng đạo Phật hay Hội đồng (saṅgīti) đầu tiên, được thấy trong tất cả những phiên bản sửa đổi còn tồn tại của Vinaya-piṭaka, và theo tất cả những phiên bản này, những quyết định đưa ra trong lần tụng đọc cộng đồng thứ hai, gọi là Hội đồng Vaiśāli (khoảng 70–80 TCN), đã được tất cả những phe phái chấp nhận.[11] Tuy nhiên, những nguồn sau này gợi ý rằng ở một thời điểm nào đó theo sau Hội đồng Vesali, Saṅgha nguyên thủy đã chính thức phân thành hai phái, phái của những Sthavira và phái của những Mahāsāṃghika,[12] và từ đó về sau mỗi phái giữ truyền thống thọ giới riêng của họ. Những tường thuật lưu truyền về biến cố này đều có rất muộn hơn sau này, và do đó đã là những sản phẩm của sự phân chia giáo phái đang bàn luận, vốn có những hệ lý tưởng nền tảng riêng của chúng. Có hai tường thuật không nhất quán về sự xuất hiện của sự phân chia đầu tiên này của Saṅgha. Thuật kể thứ nhất, nguồn gốc từ trường phái Sarvāstivāda, dựa trên Mahāvibhāṣa (thế kỷ thứ ba CN) và trên Samayabhedoparacanacakra (T 49) – một luận thuyết phương Bắc được gán cho một *Vasumitra (thế kỷ thứ ba hay thứ tư sau CN) [13], hiện có trong ba bản dịch tiếng Tàu và một bản dịch tiếng Tibet. – cũng như trên nhiều nguồn chép theo chúng sau này. Theo cách suy nghĩ này, sự phân chia của Saṅgha đã khởi động bởi sự tranh chấp về ‘Năm điểm’, đã do một nhà sư tên là Mahādeva [14] đưa ra, liên quan đến phẩm hạnh của một arahat, và không biết vị này có thể được những người khác cung cấp những sự việc vật chất hay thông tin trần tục, do sự không chắc chắn và thiếu hiểu biết của vị này, và không biết vị này có thể nói và nghe những âm thanh trong một trạng thái nhập định không.[15]

 

Tường thuật thứ hai, về nguồn gốc của Theravāda và Mahāsāṃghika, gán sự phân chia với một bất đồng trên một số những vấn đề nhất định của vinayaDīpavaṃsa (V 30ff.) (đầu thế kỷ thứ tư CN) [16] như thế truy gốc của Mahāsāṃghika như bắt nguồn từ phái đã thua tại Hội đồng Vesali, và điều này được chép theo trong những sử biên niên Sri Lanka sau này. Thế nhưng, như Cousins ​​nhận xét, truyền thống bình luận của Mahāvihāra đã không chắc chắn là đã gìn giữ một giải thích về nguồn gốc của ‘mười tám trường phái’, vì Samantapāsādikā [17] thì không giải thích vấn đề này, trong khi bình luận với Kathāvatthu thì có, liên quan trong nội dung này với những tường thuật của DīpavaṃsaMahāvaṃsa.[18] Nguồn vốn chứng thực cho phiên bản Mahāsāṃghika về sự phận chia thứ nhất của Saṅgha là Śāriputra paripṛcchā (T 1465: 900b) [19]– một bản văn dựa trên nhiều nguồn của một băn văn gốc Magadha còn sống sót trong tiếng Tàu và có năm tháng khoảng thế kỷ III CN. Không giống truyền thống Ceylon, luận văn này coi Mahāsāṃghika không là phái thua tại Vesali, nhưng là phái bảo thủ đã giữ lại vinaya gốc, đã không thay đổi trước những cố gắng cải cách của Sthaviras, nhằm tạo ra một phiên bản có tổ chức lại và chặt chẽ hơn.[20] Tuy nhiên, xét theo quan điểm chủ quan của nguồn này, điều có nhiều phẩn đã xảy ra là những Mahāsāṃghika đã không gì khác một phái lớn hơn, chống lại một thay đổi của những người cải cách kỷ luật, hơn là những người ôm giữ vinaya ‘nguyên bản’.[21]

 

Bức tranh hiện lên như được học giới gần đây minh họa là sự phân chia sớm nhất của Saṅgha đã chủ yếu là một vấn đề của kỷ luật tu viện, dù phái Mahāsāṃghika không thể tìm được gốc tích trực tiếp qua phái đã thất bại ở Hội đồng Vesali.[22] Trong cái nhìn của học giới ngày càng tăng đồng thuận rằng năm qua đời của Đức Phật là vào cuối thế kỷ thứ năm TCN, [23] sự phân rẽ nền tảng này vào thành những Sthavira và những Mahāsāṃghika đã xảy ra trước sau khoảng đầu thế kỷ thứ ba TCN. Xuyên qua khoảng hai thế kỷ tiếp sau, những bất đồng học thuyết nổi lên giữa hai phái này, kết quả trong việc hình thành những trường phái phụ. Thêm nữa, những nguồn còn có cho chúng ta về lịch sử của những trường phái này đều khá muộn: ngoài những tham dẫn về những Hội đồng đạo Phật có trong những sưu tập vinaya của những giáo phái khác nhau, những nguồn này gồm một số bia khắc chữ Kharoṣṭhī hay chữ Brahmi từ thời đế quốc Kushan vốn cho thấy sự hiện diện của một số trường phái nhất định ở nhiều nơi khác nhau, những danh sách những vị thầy, những hồ sơ ghi chép của những dịch giả người Tàu, và du ký của những người Tàu hành hương, những mảnh văn của Abhidharma Sarvāstivāda, và những tác phẩm lưu truyền ghi lại những tranh luận giữa những trường phái, chẳng hạn như strata sau này của tập Kathāvatthu, luận thuyết nói trên được gán cho *Vasumitra, và tập NikāyabhedaVibhaṅgavyākhyāna của Bhavya (thế kỷ thứ tư).[24]

 

Tuy nhiên là hợp thức để giả định rằng những trường phái đạo Phật ban đầu phải đã từng có một thời kỳ thân hữu lâu dài, dựa trên chỉ những khác biệt nhỏ về vinaya, và cũng có thể xảy ra rằng ít nhất một số những trường phái này đại diện cho những phân chia thực sự. Do đó, thay vì mô tả cộng đồng đạo Phật trong thời kỳ đầu hình thành như một giáo đoàn đồng nhất, trong đó một phân rẽ ban đầu dẫn đến sự phân tán sau đó, có thể là hay hơn để áp dụng một mô hình của một cộng đồng rải rác phân tán ngẫu nhiên, trong đó biến đổi tự nhiên trong học thuyết và những quy tắc kỷ luật đã được truyền thống sau này giải thích như là nền tảng của những trường phái tư tưởng và những giáo phái tiếp theo. Ở đây, chúng ta không giải quyết những phân rẽ trong truyền thống, nhưng với những bất đồng về học thuyết; không với những giáo phái khác nhau, nhưng với những nhánh trí thức không chính thức vốn đã phát triển tự nhiên do sự mở rộng của cộng đồng về địa lý trên toàn tiểu lục địa India, và tùy thuộc vào những vấn đề cụ thể mỗi Saṅgha phải đối ứng. Thực sự, những khác biệt trong giới luật pātimokkha có thể không phát sinh quá nhiều từ những bất đồng về những vấn đề vinaya, nhưng từ sự cô lập về địa lý của những nhóm nhà sư khác nhau. Mỗi cộng đồng nhà sư có khuynh hướng chuyên về một ngành học cụ thể, có những tập quán và những quan hệ thực tại riêng với giới cư sĩ, và chịu ảnh hưởng bởi những vùng lãnh thổ cụ thể, kinh tế, cách dùng ngôn ngữ và phương ngữ, những loại quần áo và thực phẩm phổ biến trong môi trường của nó. Thật vậy, những tên của ‘mười tám trường phái’ cho thấy nguồn gốc của chúng tương ứng với những học thuyết đặc trưng, ​​những vị trí địa lý, hay di sản của những người thầy và người sáng lập cụ thể: chẳng hạn, Sautrāntikas, Haimavatas, hay Vātsīputrīyas.[25]

 

Ứng thuận với truyền thống Sammatīya được Bhavya trích dẫn và với ’năm tháng ra đời dài’ của Sri Lanka, vốn đặt Aśoka lên ngôi trong năm 218 TCN, tất cả ‘mười tám trường phái’ đã có rồi vào năm 200 TCN, trước khi Aśoka lên ngôi. Thế nhưng, theo như cả hai: ‘năm tháng ra đời ngắn’ do những tác phẩm Sanskrit có nguồn Sarvāstivāda cung cấp và luận thuyết của *Vasumitra vốn đặt năm Aśoka lên ngôi là năm 100 TCN (một con số ‘tròn trịa’ đáng ngờ, đúng ra nên coi như lý tưởng và tượng trưng), những phân chia giữa những Sthaviras không bắt đầu cho đến tận thế kỷ thứ ba TCN, một thế kỷ sau khi Aśoka lên ngôi. [26] Thật vậy *Vasumitra trình bày những trường Sthavira ban đầu như mười tám, nhưng như Cousins ​​giải thích trong nghiên cứu của ông về những trường phái ban đầu tiền thân của Theravāda, ông cố ý phóng đại mức độ của những khác biệt giữa những trường phái khác nhau và có lẽ cả số lượng của chúng, do đó theo đuổi dụng ý của ông là mô tả đạo Phật giòng chính thống như bất đồng và giáo điều, tương phản với Mahāyāna ban đầu, vốn được coi là một phong trào không-tông phái.[27] Điều cũng nên ghi chú rằng những gì đã được trình bày như những danh sách những trường phái phân rẽ đã dựa trên những nguồn thêm vào, gồm cả phiên bản Pali như đã tìm thấy trong sử biên niên Sri Lanka và trong Kathāvatthu-aṭṭhakathā, trong thực tế đều là những biến thể có nguồn từ danh sách của *Vasumitra. Nguồn bản văn duy nhất có được vốn độc lập với *Vasumitra thì chứa trong *Tarkajvālā. Được lưu giữ trong văn học Tibet, luận thuyết này được gán cho *Bhavya hay *Bha(va)viveka, và đặt năm tháng vào một thời kỳ, khoảng thế kỷ thứ bảy đến thế kỷ thứ mười, mặc dù thông tin nó lưu giữ thì tương đối sớm hơn.[28] 

 

Truyền thống Theravāda Sri Lanka truy dõi kế thừa của nó qua phái Vibhajjavādin [29]. Bằng chứng bia khắc từ những stūpa ở Nāgārjunikoṇḍa và di tích Amarāvathī xác nhận rằng phái Vibhajjavādin đã là phần của truyền thống Theriya / Sthavira, và liên kết họ với trường phái Mahāvihāravāsin [30] ở Anuradhapura cũng như với phái ‘Tambapajjakas’ – một cái tên có thể được dùng để chỉ những nhà sư sống ở đảo Taprobane và trong những thế kỷ đầu tiên CN được những học trò của họ nhận làm tên, cho đến khi nó không còn được dùng trong số những trường phái không-Mahāsāṃghika còn sót lại, và được Theriya và Theravāda hay Mahāvihāravāsin thay thế.[31] Cousins đã cho thấy rằng bằng chứng nổi lên từ một loạt những nguồn gốc – những bia khắc đã nói đến trên, những bản văn Pali khác nhau (bắt đầu với Cullavagga, qua DīpavaṃsaVisuddhimagga, chú giải Abhidhamma, và cho đến những nguồn sau này từ thế kỷ thứ mười ba), và tài liệu bình luận dùng trong *Tarkajvālā – kết hợp để trình bày một bức tranh của nhiều nhánh liên hệ với Vibhajjavāda, trong đó bốn nhánh chính là Dharmaguptakas, Mahīśāsakas, Kāśyapīyas và Tambapannas, với ba nhánh trước đặc biệt mạnh ở Tây Bắc và nhánh cuối chiếm ưu thế xa hơn về phía nam.[32] Khoảng vào thế kỷ thứ nhất CN, cùng với sự sụp đổ của những trường Vibhajjavādin khác ở hầu hết những vùng của India, truyền thống Vibhajjavādin Sri Lanka đã có hả năng để lan rộng ở miền cực Nam India và những phần Đông Nam Asia . Đó là thế giới quan của trường phái Vibhajjavādin này đã lưu giữ trong kinh điển Pali Abhidhamma.

 

Những người Sarvāstivāda nổi lên như một trường phái độc lập từ trong Theriyas vào khoảng thế kỷ thứ hai hay thứ nhất TCN, mặc dù điều này không loại trừ việc có thể xảy ra là một nhóm nào đó có những khuynh hướng Những người Sarvāstivāda đã tồn tại trong Theriyas từ một thời kỳ sớm hơn trước đó. Lý do truyền thống đưa ra cho sự nhìn nhận Sarvāstivādin như một giáo phái riêng biệt là học thuyết ‘tất cả-tồn tại’ của họ, có nghĩa là những dhamma vốn chúng tạo thành mọi sự vật việc kinh nghiệm sống tiếp cận được đều tồn tại trong ba giai đoạn thời gian. [33] Theo những nguồn Pali, những người Vibhajjavāda hay ‘Những người theo thuyết phân biệt’ là phái được ủng hộ trong một tranh chấp về vấn đề Abhidharma này: họ chủ trương rằng những dhamma tồn tại trong hiện tại, nhưng phủ nhận sự tồn tại của chúng trong tương lai, trong khi về phần quá khứ đã làm một phân biệt giữa những dhamma đã tạo quả kamma và do đó không còn tồn tại nữa, và những dhamma quá khứ đó vốn chưa tạo nhũng quả kamma và có thể thể nói là tồn tại. Tranh chấp học thuyết về vấn đề Abhidhamma này có liên quan với một tụng đọc cộng đồng thứ ba diễn ra tại tu viện Aśokarama (còn được gọi là Kukkutarama) ở Pāṭaliputra. Hội đồng này do Moggaliputtatissa chủ trì và kéo dài chín tháng, trong thời gian đó ông đã soạn Kathāvatthu tóm lược thế giới quan của Vibhajjavādin và bác bỏ lập trường của những phe tranh chấp .[34] Ngày tháng của Hội đồng thứ ba thường được cho là năm 236 TCN, tức là, mười tám năm vào trong triều đại của Aśoka (hay, theo Mahāvaṃsa, mười bảy năm), nhưng trong Atthasālinī, Buddhaghosa chọn năm 218 TCN[35], trong khi học giới gần đây đồng ý về năm tháng lên ngôi của Aśoka giữa 136 và 145 TCN (277–268 TCN), một lịch đại vốn theo đó xác định tụng đọc cộng đồng thứ ba trong khoảng thời gian từ 154 đến 165 TCN (259–250 TCN) .[36] Dù trong bất kỳ mức độ nào, những Theravāda không thể trực tiếp xem là một với những người Vibhajjavāda trong tranh chấp cổ xưa này, vì quan điểm truyền thống của Theravāda về sự tồn tại của những dhamma trong ba thời gian như trình bày trong Kathāvatthu là chỉ một mình những dhamma hiện tại thì tồn tại. [37]

 

Thực sự, lý do của tranh chấp ngấm ngầm bên dưới Hội Đồng Thứ Ba như đã đưa ra trong những nguồn Pali dường như có liên quan chặt chẽ hơn đến một vấn đề vinaya. Theo sau sự đổi sang đạo Phật của Aśoka, sự bảo trợ hào phóng của nhà nước và lợi tức ngày càng tăng của Saṅgha đã thu hút những người không-đạo Phật, những người giả dạng như những nhà sư đạo Phật và giảng dạy học thuyết của đạo Phật, mà không xuất gia đúng cách hay tuân theo đúng mực những quy luật của vinaya. Đã được nhìn nhận rằng người ta đã gia nhập cộng đồng tu viện chỉ đơn giản là để được phúc lợi từ sự an toàn của nó và sự hỗ trợ tinh thần và vật chất nó được hưởng đã làm hư hỏng Saṅgha, và nhu cầu trục xuất những người này đã làm thay đổi quan hệ của Saṅgha ban đầu với xã hội. Trong khám phá tâm lý xã hội của ông về nguồn gốc của đạo Phật ban đầu, Torkel Brekke chỉ định nó là ‘một thay đổi từ một chủ nghĩa đối thoại có đầu óc hướng ngoại đến chủ nghĩa thoái lui và tách biệt – sang chủ nghĩa hướng nội’.[38] Sự thay đổi thái độ này bao gồm bốn phương diện quan trọng của chủ nghĩa tu viện đạo Phật ban đầu: sự phát triển dần dần về những thủ tục nhập đạo nghiêm ngặt, sự nhấn mạnh vào sự thống nhất, sự phân biệt về tinh thần theo hình dáng bên ngoài và sự phân biệt về thể chất bởi những nơi ở riêng biệt.[39] Đó là trong sự tương quan với bối cảnh xã hội này, tường thuật Theravāda về Hội đồng thứ ba nên được đọc

 

Theo tường thuật này, sự bất hòa đã diễn ra trong khoảng bảy năm giữa những người sinh hoạt ở tu viện Aśokarama [40], và vì những nhà sư từ chối để hợp tác với những người không-đạo Phật, nên lễ uposatha đã được những hội đồng không hoàn chỉnh cử hành.[41] Sau một bạo động, cố gắng để chấn chỉnh tình trạng này đã thất bại, những người ngoài đã được xác định và bị đuổi khỏi tu viện dưới che chở của Aśoka. Tiếp đó, những nhà sư khác (có lẽ từ những tu viện liên kết với cùng một nikāya) đã được triệu tập và đã tuyên bố rằng Đức Phật đã là một ‘Vibhajjavādin’. Sau khi xác nhận điều này, Moggaliputtatissa đã tổ chức cuộc tụng đọc cộng đồng thứ ba, trong đó ông đã soạn Kathāvatthu.[42] Trong Pali Tika (phụ chú giải) , từ vibhajjavādin vừa biểu thị một biệt danh cho Đức Phật, vừa là một tên gọi của trường phái có những thành viên tự coi là giữ lại học thuyết không bị biến dạng của người sáng lập [43]. Cousins nhận thấy rằng tường thuật về tụng đọc cộng đồng thứ ba đạt được hữu hiệu của nó từ nghĩa đôi của từ ‘Vibhajjavādin’ và chỉ có thể được soạn thảo vào một thời điểm khi từ này đã được biết như tên gọi của trường phái đó.[44] Thật vậy, như Richard Gombrich nhận xét, tường thuật này không nói gì về học thuyết đạo Phật hay sự hình thành giáo phái đạo Phật, vì những nhà sư giả, những người đã phải nhận sự trục xuất, đã chưa bao giờ từng là những người đạo Phật.[45] 

 

Câu chuyện về Hội đồng thứ ba thì đặc biệt với truyền thống Theravāda và đã từng được những học giả đáp ứng với hoài nghi vì trong nó có nhiều những đặc tính khác nhau khó tin [46]. Mặc dù những gì gọi là Sắc lệnh Phân ly [47] của Aśoka làm vững mạnh sự kiện rằng một vài loại tranh chấp đã xảy ra ở Pāṭaliputra trong thời Aśoka trị vì, nhưng nó có thể là trường hợp, như K.R. Norman đưa ra, rằng tường thuật về sự tụng đọc cộng đồng thứ ba như được nêu trong những nguồn Pali đúc kết hai vấn đề khác nhau: sự khai triển của Kathāvatthu và một tranh chấp về một vấn đề vinaya.[48] Một số nguồn dựa trên Vibhāsā từ thế kỷ thứ sáu CN, chẳng hạn như của Bình luận về Vasumitra (T 2300) của Paramārtha và San lun hsüan (T 1852) của học trò ông, cũng gợi ý về một tranh chấp tại Pāṭaliputra dưới thời Aśoka trị vì, nhưng cũng cho thấy rằng nó được đánh dấu bởi những bất đồng kéo dài công khai khởi lên từ ‘Năm Điểm’ của Mahādeva.[49]

 

Những bất đồng che phủ sự xuất hiện của phái Sarvāstivāda như một giáo phái riêng biệt, tuy nhiên những di tích khảo cổ và bia khắc còn lại cho thấy rằng vào thời đế quốc Kusaja (nửa đầu thế kỷ thứ nhất CN), phái của những Sarvāstivāda đã được thành lập vững chắc, và tồn tại đã lâu. ở cả Mathura và Kafmira. Nhiều nhánh của những Sarvāstivāda khác nhau đã được phát triển, trong số đó là Vātsīputrīyas-Sammatīyas và Sautrāntikas.[50] Sự phân chia thêm nữa giữa những nhánh này đã xảy ra với thời gian được ghi chép văn học của những tranh luận của những nhóm những người Sarvāstivāda xác nhận, nhưng không biết những nhóm khác nhau này có phải là những giáo phái độc lập nhìn về tiêu chuẩn của vinaya độc lập và dòng truyền thừa hay không, hay đúng hơn những trường phái được phân biệt qua việc giải thích học thuyết không thể được xác định với chắc chắn. Một nhánh khác đáng chú ý là của những người Mulasarvāstivāda: liên hệ lịch sử và bản văn giữa trường phái này và những người Sarvāstivāda thì hoàn toàn không rõ ràng, nhưng chúng ta biết rằng mặc dù có liên kết giữa những kinh điển của họ, hai nhóm này đã lưu truyền những Pratimokṣas, VinayasSutras (Giới, Luật Tạng và Kinh) khác nhau.[51] 

 

Vè phần những Mahāsāṃghika, theo như truyền thống Sammatīya được Bhavya gìn giữ, những Mahāsāṃghikas đã phân thành hai trường phái tiếp sau sự hình thành của Pudgalavāda. Cùng hai trường phái này – Kaukkuṭika và Ekavyāvahārika – được nhắc đến trong Dīpavaṃsa và trong những nguồn Pali khác với dẫn chứng về phân chia đầu tiên của những Mahāsāṃghika. Một số nguồn Tây-Bắc khác kể tên một nhánh thứ ba, những Lokottaravāda, trong khi với *Vasumitra đã có tám nhánh Mahāsāṃghika vào cuối thế kỷ thứ hai TCN.[52]

 

Những bản văn Abhidharma / Abhidhamma trong tổng quát đều là những sáng tác lớn cùng thời với thời kỳ hình thành này trong lịch sử của những trường phái ban đầu, cung cấp những phương tiện qua đó một nhóm có thể tự xác định và bảo vệ lập trường của nó phản lại những giải thích và phê phán khác nhau của những phái khác. Mặc dù phần lớn suy tưởng Abhidhamma và một gì đó của phương pháp của nó quay trở lại lớp tầng sớm nhất của tư tưởng đạo Phật cùng với Nikāya, phần cấu trúc chính của tài liệu này chứa đựng những diễn giải về tài liệu kinh văn vốn đặc biệt với những trường phái tư tưởng cụ thể , và những khai triển triết học của những vấn đề học thuyết nhấn mạnh chọn lọc để được những thế hệ nhà sư tiếp theo hoàn thiện, những người đã góp phần vào sự kiện toàn những trường phái. 

 

Theo Cousins, một phân tích của Kathāvatthu chứng tỏ ba giai đoạn chính yếu trong sự phát triển của sự thảo luận Abhidhamma.[53] Giai đoạn đầu tiên là sự phát triển của một thể loại văn học gồm những dilemmas được xây dựng, trong đó một số nội dung được lấy từ những nguồn cũ hơn, mặc dù công thức hình thành của chúng thì chỉ định kiểu thức Abhidhamma. Pudgalavāda và những phần giải quyết với Sarvāstivāda chứng thực cho giai đoạn thứ hai và giai đoạn ưu thế, được đánh dấu bằng sự trao đổi ba chiều giữa Pudgalavāda, Sarvāstivāda và Vibhajjavada – ba trường phái mà chúng ta có bằng chứng văn bản của một cấu trúc học thuyết mạch lạc, nổi lên từ thời kỳ sớm hơn (nhưng liên hệ với những Mahāsāṃghika thì không rõ ràng). Giai đoạn thứ ba là sự định hình lại sau đó của sự thảo luận Abhidhamma trong đáp ứng với những tiếp xúc ngày càng tăng với những trường phái Mahāsāṃghika. Truyền thống Sammatīya được Bhavya trích dẫn xác định vị trí của giai đoạn đầu tiên trước thời kỳ Maurya, trong khi, gần giống với Bhavya, những nguồn Pali cho rằng giai đoạn thứ hai tương ứng với thời kỳ trị vì của Aśoka. Tuy nhiên, điều này không thể làm thuận hợp được với ‘năm tháng ra đời ngắn’ đã được những nguồn Sarvāstivāda đưa ra.

 

Tuy nhiên, sự phát triển của Abhidhamma không chỉ được thúc đẩy bởi những tranh luận trong tu viện liên quan với học thuyết (abhidhamma-kathā) giữa những thừa kế của Theravāda và những cạnh tranh đạo Phật của họ, nhưng cũng bởi những thách thức trí thức do những darśana đạo Brahma đương thời nêu lên. Do đó, đã xảy ra rằng những bản văn Abhidhamma đã trở thành một phương tiện qua đó những bậc thầy đạo Phật đã phát triển những lập trường của họ qua tranh luận kích động với những đối lập ngoài đạo Phật. Những sự việc này, với những truyền thống tiến hóa của họ về chú giải Vedas, logic và tri thức học, đã thúc đẩy những những học giả Abhidhamma áp dụng những phương pháp phân tích và thảo luận triết học, để vững mạnh hợp nhất những gảng dạy phân tán của Đức Phật và để đặt chúng vào trong một khuôn khổ học thuyết trật tự. Một trường phái tư tưởng Bhrama đáng chú ý về mặt này, trong đó có những tương quan với Abhidharma được thảo luận trong Chương 2 và 4, là trường phái triết học Vaiśeṣika.

 

 

1. 2

VĂN PHONG VÀ VĂN LOẠI ABHIDHAMMA

 

Từ abhidhamma có nhiều nghĩa và có khả năng đưa đến những diễn dịch khác loại. Ý kiến ​​học giới đã thường phân chia luân phiên giữa hai giải thích, cả hai chúng xoay quanh nghĩa ký hiệu của tiếp đầu ngữ abhi. Đầu tiên, lấy abhi trong nghĩa của ‘với liên quan đến’, abhidhamma thì hiểu như một ngành học chuyên môn có chủ đề vấn đề của nó là Dhamma, hay Giảng dạy [54] . Thứ hai, dùng abhi trong nghĩa của sự ưu việt và sự xuất sắc khác biệt, abhidhamma cũng đã được coi là một giảng dạy khác biệt và cao hơn, là Học thuyết cao hơn hay yếu tính của nó; vốn nó vượt quá những gì những bài giảng của Đức Phật đã đem cho, trong một ý hướng nào đó phần nào gợi ý đến từ ngữ ‘siêu hình học’.[55] Một cách qua đó truyền thống chú giải mô tả sự khác biệt giữa những phương pháp của việc hướng dẫn học thuyết Sutta và Abhidhamma là về phần một tương phản giữa một gì đó đòi hỏi sự giải thích thêm cho rõ ràng hơn, bởi vì nó chỉ đơn thuần là ‘một cách nói những sự vật việc’ (pariyayadesana) [56] , và một gì đó không cần giải thích thêm, bởi vì nó được diễn đạt với những từ ngữ đã chọn lựa cẩn thận, dùng những thuật ngữ không nói bóng gió, nhưng xác quyết chắc chắn (nippariyāya-desanā) .[57] Một sự khác biệt tương tự khác về luận giải là những sutta giải thích những nguyên lý cơ bản của tư tưởng đạo Phật – cụ thể là ngũ uẩn, bốn sự thật cao quí, tương sinh khởi, những lĩnh vực tri giác, những yếu tố của nhận thức, v.v. – chỉ trong từng phần (ekadesen ‘eva), trong khi Abhidhamma giải thích chúng đầy đủ, đào sâu chi tiết, không giới hạn sự khai triển của nó chỉ với một phương diện duy nhất (nippadesena), trong khi áp dụng những phương pháp của khai triển giải thích Kinh Tạng, Abhidhamma khai triển giải thích và vấn đáp học thuyết hay tra hỏi (pañhapucchaka). [58] Mặc dù văn học Abhidhamma kinh điển không làm những phân biệt rõ ràng như vậy giữa học thuyết trong đề tài ứng dụng trong những hoàn cảnh khác nhau so với học thuyết cao hơn, sau cùng, nhưng nó chắc chắn tương phản với những phương pháp Kinh tạng và Abhidhamma, như những cấu trúc của Vibhaṅga hay của Kathāvatthu tiêu biểu [59]

 

Những tường thuật phổ biến của nguồn gốc và phát triển lịch sử của văn học Abhidhamma đã khởi đi từ hai khuynh hướng giải thích dựa trên hai đặc tính nổi bật của thể loại. Theo như dòng suy nghĩ thứ nhất, có một quan hệ chặt chẽ giữa sự phát triển của những bình luận Abhidharma và một đặc điểm được thiết lập mà chúng biểu lộ, đó là sự sắp xếp của những phần chính của tài liệu xung quanh những danh sách của những loại khác nhau. Thực sự, cấu trúc bản văn giống như vậy có từ thời đầu của văn học đạo Phật: văn học đạo Phật sớm nhất là một truyền thống bản văn truyền khẩu và đã xây dựng xung quanh những danh sách học thuộc lòng. Do đó, Nikāya chứa nhiều những danh sách phân loại, hay nói chữ nghĩa hơn, là những ‘danh sách mẹ’ (mātikā / māt) [60] của những chủ đề học thuyết, vốn đem cho những tóm tắt hay những giải thích ngắn gọn cô đọng về Dhamma của Đức Phật. Trong số những danh sách này, chúng ta tìm thấy bốn sự thật cao quý, bốn trạng thái nhập định (jhāna), năm uẩn (khandha), năm triền cái (nivarana), sáu giác quan (salāyatana) cùng với chúng. sáu trường đối tượng tương ứng hay dữ liệu giác quan tạo nên mười hai lĩnh vực giác quan (còn gọi là āyatana), sáu loại tri thức cao hơn (abhiñña), bảy nhân tố tỉnh thức (bojjhaṅga), con đường cao quí tám nhánh, thuyết tương sinh khởi (Paṭiccasamuppāda) hay mười tám yếu tố của nhận thức (dhātu, cụ thể là, mười hai āyatana cộng với sáu loại nhận thức tương ứng của chúng). Ngoài ra còn có những ‘siêu-danh sách’ tổng hợp vốn hiện ra như đã tiến hóa từ một phân tích của những danh sách hiện còn lại và sự phân loại của những đề mục kết quả vào thành những danh sách thêm khác. Đó là những phân tích được thể hiện trong sattatiṃsa bodhipakkhiyā dhammā, tức là danh sách hậu kinh điển của ba mươi bảy những dhamma vốn góp phần vào sự tỉnh thức, hay khandhāyatanadhātu sơ đồ ba lớp bao trùm năm uẩn, mười hai giác quan và mười tám yếu tố của nhận thức. Những danh sách Nikāya được sắp xếp theo tiêu chuẩn hoặc đề tài hay số lượng. Về mặt đề tài, những mục được liệt kê được chia thành nhiều loại khác nhau dựa trên một số nguyên tắc học thuyết. Danh sách loại này có rất nhiều trong Saṃyutta Nikāya. Theo số lượng, danh sách liệt kê những nhóm danh mục có số lượng danh mục giống nhau hay nhóm danh mục tăng tuần tự về số lượng của chúng, bắt đầu với một hay hai danh mục và tiếp tục lên số lượng cao hơn. Phương pháp này được dùng, chẳng hạn, trong SaṅgītiDasuttara-sutta, cũng như trong Aṅguttara Nikāya.[61]

 

Sau đó, thuật ngữ mātikā được dùng để biểu thị bất kỳ bảng mục có thứ tự nào, tóm tắt giảng dạy của Đức Phật và duy trì sự giải thích thêm về những đề tài học thuyết nền tảng. Cách dùng này đã hợp nhất trong những bình luận, trong đó mātikā có nghĩa là ‘một bảng tóm tắt’. Tuy nhiên, thuật ngữ mātikā ban đầu có nghĩa hẹp hơn và có thể biểu thị một tập hợp những từ khóa, tương tự như udāna [62]. Trong bốn bộ Nikāya chính (nhiều nhất trong tập Anguttara) và trong Vinaya-piṭaka, thuật ngữ mātikā có tính chất là từ đầu của từ ghép mātikā-dhara, chính nó là phần của sự mô tả dự trữ dành sẵn cho nhà sư lớn tuổi thành tựu, uyên bác: ‘một người đã nghe nhiều, người mà truyền thống đã được lưu truyền, người thấu hiểu giảng dạy, giới luật và mātikā’.[63] Điều này ngụ ý rằng những nhà sư là người theo đuổi việc nghiên cứu giảng dạy của Đức Phật và đã tham dự vào việc hai triển học thuyết trên những từ then chốt trong những bài giảng của ngài, được gọi là mātikā-dharā. Những chú giải giải thích mātikā trong từ ghép mātikā-dharā khi nói đến đến hai pātimokkhas, danh sách trơn của những quy luật dành cho những tỳ kheo nam và nữ đã thọ giới hoàn toàn được trích từ SuttaVibhaṅga của Vinaya .[64] Thế nhưng có vẻ rằng giải thích này quá hạn chế và trình tự dhamma vinaya mātikā phải tương ứng với trình tự của ba bộ sư tập kinh điển, cụ thể là sutta vinaya abhidhamma tương ứng. Phỏng đoán này được hỗ trợ bởi những tác phẩm kinh điển Abhidhamma còn tồn tại.

 

Vào cuối thời kỳ Nikāya, khoảng thế kỷ thứ ba TCN, một phong trào mới trong tư tưởng và văn học đạo Phật đã xuất hiện, những luận thuyết Abhidhamma đã chứng thực cho nó. Như phần của sự phát triển tự nhiên của śāsana đạo Phật, truyền thống trước đó vốn Theravāda kế thừa, đã trải qua những thay đổi học thuyết khác nhau, và tiến trình phát triển tự nhiên này được tăng cường bởi những tranh luận nảy sinh với những đối thủ đạo Brahma và cả với những giới đạo Phật khác. Do đó, đòi hỏi những những học giả Abhidhamma phải làm rõ những khái niệm học thuyết của họ và định nghĩa chúng bằng những thuật ngữ lý thuyết rõ ràng, để phân tích từng mục trong học thuyết của Đức Phật và sau đó xây dựng tổng hợp những quan hệ của nó với tất cả những mục khác, như thế mở ra cho thấy vị trí thích hợp của nó trong Dhamma như một toàn bộ. Hơn nữa, truyền thống ban đầu hẳn đã thấy thiếu xếp đặt thứ tự của những chủ đề học thuyết hiện có và đã ủng hộ một chuyển hướng sang một thực hành hợp thức hơn của việc phân tích những dhamma riêng lẻ. Điều này đã dọn đường cho nhiều phân nhóm và xếp loại dhamma có thể thực hiện được; do đó tiến trình của việc dựng vẽ những danh sách dhamma trở nên gần như vô hạn – một thực hành lên cao nhất trong việc lập những bảng liệt kê của những mātikā chi tết và phức tạp hơn nhiều.[65] Vì những mātikā thuộc dạng này hay dạng khác là cơ sở hầu hết mọi tác phẩm Abhidhamma của Theravāda , người ta đã biện luận rằng mātikā phải từng là tên gọi ban đầu tương đương với Abhidhamma-pitaka và rằng những bản văn Abhidhamma đã phát triển từ những kinh văn mātikā.

 

Sự sắp xếp cấu trúc những bản văn Abhidhamma hiện có hỗ trợ tuyên bố này, vì nó bắt nguồn từ sự sắp xếp theo số lượng và đề mục của những mātikā khác nhau đã tìm thấy trong những suttaAbhidhamma-pitaka gồm bảy luận thuyết: Dhammasaṅganī, Vibhaṅga, Dhātukathā, Puggalapaññatti, Kathāvatthu, Yamaka Paṭṭhāna. Sự phân chia này đã đưa ra lần đầu tiên trong phần giới thiệu về Milindapañha và được mô tả chi tiết trong bình luận Dhammasaṅgaṇī.[66] Chương 2 và 4 quan tâm với sự phát triển của lý thuyết dhamma và với xây dựng triết học của nó dựa trên DhammasaṅgaṇīVibhaṅga, trong khi Chương 5 tập trung vào lý thuyết của của Paṭṭhāna về những quan hệ của điều kiện nhân quả. Do đó, những câu hỏi liên quan với cấu trúc, tính năng và năm tháng ra đời của ba tác phẩm kinh điển này được giải quyết trong suốt nghiên cứu tiếp sau. Mô-típ trung tâm của Dhātukatha là sự điều tra về những tương quan của những dhamma khác nhau, hay những khái niệm học thuyết – một phần danh sách của chúng gồm năm uẩn, mười hai lĩnh vực giác quan, xúc giác (phassa), chín gốc (hetu), cảm giác (vedana) và thức (citta) – đến dhātu thứ mười tám. Lược đồ phân loại của Puggalapaññatti dựa trên sáu paññatti, cụ thể là, những khái niệm hay những chỉ định, thứ sáu trong số đó, puggala hay cá nhân, thì độc nhất cho bản văn này, nó liệt kê và phân loại những loại cá nhân khác nhau theo những hướng dẫn khác nhau (thí dụ, theo cách một người phấn đấu cho sự giải thoát, cách một người hoàn thành ước nguyện này, hay mức độ tinh thần mà một người đạt được). Yamaka, ‘những cặp đôi’, tên của nó lấy từ phương pháp nó áp dụng trong việc thảo luận những khái niệm học thuyết khác nhau: nó đối chiếu những cặp dhamma trong nhiều những kết hợp và liên kết, cho từng cặp nêu lên vô tận những câu hỏi và những đảo ngược của chúng, chẳng hạn, liệu khi nào một những dhamma xuất hiện. và cái kia cũng biến mất, rồi có phải khi cái này không sinh thì cái kia cũng không sinh, hay khi cái này được nhận thức thì cái kia cũng như vậy, v.v ... 

 

Không giống sáu bản văn đã nói đến ở trên, Kathāvatthu không phân tích những dhamma, nưng đúng hơn nhằm đến sự phản bác những quan điểm không-Theravāda, minh họa đặc điểm thứ hai của tư tưởng Abhidhamma và thể loại văn học của nó, được thảo luận dưới đây.[67] Ngoại trừ Kathāvatthu, những tác phẩm Abhidhamma kinh điển dựa trên ba bộ mātikā: hai bộ đầu tiên bao gồm hai mươi hai câu ghép ba (tika) và một trăm câu ghép (duka) đặt ra những phân loại cơ bản của phân tích dhamma như được ghi lại ở phần đầu của Dhammasaṅgaṇī. Danh sách then chốt này được những học giả gọi là abhidhamma-mātikā. Danh sách bổ sung thứ ba là bốn mươi hai câu ghép kinh văn, phần lớn trong số đó có trong kinh Saṅgīti-sutta. Tuy nhiên, người ta phải ghi nhớ rằng thuận hợp giữa những chuyên luận Abhidhamma và danh sách phân loại của những bài kinh ban đầu cũng có thể phản ảnh ảnh hưởng của Abhidhamma đối với bản thân những bài kinh, vì những hoạt động giống như Abhidhamma có thể đã tồn tại trước sự hoàn thành của Sutta-pitaka, và bên soạn cuối cùng của vừa nói sau trùng lập với sự soạn thảo của những tác phẩm Abhidhamma.[68] Hai bộ mātikā cặp-ba cũng xuất hiện trong ba tác phẩm kinh điển Abhidhamma khác: Vibhaṅga, DhātukathaPaṭṭhānaPuggalapaññatti mở đầu bằng một mātikā rõ ràng, sắp xếp theo con số tăng trưởng. KathāvatthuYamaka không có mātikā rõ ràng, mặc dù truyền thống mô tả những điểm và chương thảo luận cơ bản của chúng như một mātikā.[69]

 

Tôi không phủ nhận tương quan giữa những mātikā và sự tiến hóa của Abhidharma, nhưng thấy một sự giản lược quá mức khi xem cả hai là tương đương, hay trong việc tìm để chỉ định điều cơ bản hơn trong số những mātikās và trên cơ sở đó để thiết lập một thứ tự năm tháng của những bản văn. Dựa trên một so sánh phân tích dhamma của những tác phẩm được soạn thảo giữa những trường phái đạo Phật phương Bắc (India), chẳng hạn như Abhidharmakośa của Vasubandhu và Abhidharmasamuccaya của Asaṅga, Rupert Gethin đã cho thấy rằng một cố gắng loại như thế để giải quyết thứ tự năm tháng của những bản văn dẫn đến một hiểu lầm về ‘nguyên tắc cơ bản vốn xác định cách thức trong đó Abhidharma phát triển từ việc dùng những mātikās’. Điều này là do những mātikās khác loại là nền tảng với nhiều những bản văn và phương pháp Abhidharma gồm trong sự tác động lẫn nhau của những mātikās khác loại đó. Do đó, trong nhiều trường hợp, những phân loại của một danh sách này được phân tích bởi những phân loại của danh sách khác, điều này gián tiếp nói rằng những mātikās đại diện cho chỉ một phương diện của sự phát triển bao trùm của phong trào Abhidhamma và văn học của nó.[70] Như Cousins ​​giải thích, phương pháp này sẽ phục vụ hai mục đích khác nhau: nó sẽ vừa mài dũa thêm sự thấu hiểu và cái nhìn vào sâu xa của một người, đồng thời bảo đảm vững chắc hơn sự liên tục lịch sử của truyền thống.[71] Chúng ta sẽ thảo luận về chức năng theo hướng giải thoát của những lược đồ phân nhóm và những phân loại Abhidhamma trong Chương 4. Bây giờ là đủ để nhắc quan sát của Gethin rằng những mātikā thì thuận lợi cho sự quán tưởng đạo Phật: những người biên soạn những mātikā đã tìm cách phân biệt những trạng thái tinh thần và thể chất, và những sự kiện trong kinh nghiệm thực tại, và như thế nhắc nhở người ta sự phong phú và tinh tế của kinh nghiệm, vốn sau đó, thúc đẩy nhận thức và cung cấp một manh mối cho quan hệ giữa ký ức và nhận thức như được thể hiện trong khái niệm đạo Phật về sati / smrti.[72] Liên quan với yếu tố thứ hai, tính liên tục lịch sử của truyền thống, ở đây nảy sinh sự tự nhận thức của Abhidhamma về những vấn đề liên quan với việc duy trì và tiếp tục truyền thống truyền khẩu của chính nó. Việc dùng thường xuyên những sổ ghi nhớ tiêu chuẩn của những từ rõ ràng đồng nghĩa để xác định những xuất hiện cụ thể về tinh thần hay vật chất, đòi hỏi một mức độ hợp thức hóa cao hơn so với những danh sách theo số kể và theo đề tài dựa trên những bản kinh, và việc hợp thức hóa như vậy chỉ có thể thành công nếu hiểu rõ tài liệu và không chứa đựng mâu thuẫn hay những yếu tố không đầy đủ. Khi đó, việc Abhidhamma xây dựng công phu những mātikās còn giữ lại được đến nay là một cố gắng ý thức để sửa chữa di sản đạo Phật sớm nhất ban đầu và phản ảnh một chuyển đổi từ tiếp cận truyền khẩu sang tiếp cận văn học.[73]

 

Một giải thích khác về nguồn gốc của Abhidhamma lấy ra từ một đặc điểm có phần khác biệt của những luận thuyết, Abhidhamma. cụ thể là văn phong tra hỏi vấn đáp của chúng. Những học giả ủng hộ dòng giải thích này qui cho sự tiến hóa của phong trào Abhidhamma trước hết và quan trọng nhất là từ ảnh hưởng của môi trường trí thức đương thời . Phản ứng hỗ tương giữa đạo Phật và những trường phái tư tưởng Brahma đã thành lập, với những truyền thống đang phát triển của họ về chú giải học, lôgích học và tri thức học, hẳn không chỉ có lợi cho sự phát triển của Abhidharma mà còn cho sự lớn mạnh của nó với phương pháp diễn dịch bản kinh, qua việc giảng giải giáo thuyết. Hơn nữa, tiến trình của thể chế hóa được trải qua bởi tư tưởng đạo Phật và sự phát triển của Saṅgha đã gây ra sự gia tăng những tranh luận và thảo luận về học thuyết giữa Theravāda và những kình địch đạo Phật của họ. Những thảo luận loại như vậy đã được Mahā/ Cūḷavedalla Sutta và sự phân chia của Vibhaṅga-sutta của Majjhima-nikāya, trình bày rồi, vốn chúng đặc trưng bởi một văn phong tra hỏi vấn đáp, và được xây dựng như một trao đổi của những câu hỏi và trả lời.[74] Một văn phong tra hỏi vấn đáp tỉ mỉ trau chuốt là đặc trưng của Kathāvatthu, nhưng một hình thức biện chứng tương tự cũng xuất hiện trong một số bản văn Abhidhamma khác, chẳng hạn như PaṭisambhidāmaggaVibhaṅga. Cấu trúc của hai tác phẩm vừa kể dựa trên một chuôi gồm những phát biểu từ những sutta (uddesa) và giải thích khai triển phân tích của chúng (niddesa).[75]

 

Những tài liệu mà chúng ta đã xem xét cho đến nay kết hợp để trình bày một bức tranh của Abhidhamma ban đầu như một phong trào học thuyết và một thể loại khác biệt của chú giải học đã dần dần phát triển song song với những quan tâm lý thuyết cũng như thực tiễn, dẫn đến kết quả là một nhánh nghiên cứu và thể loại văn học độc lập. Những gì tôi muốn nhấn mạnh là hai đặc điểm văn phong của văn học Abhidhamma – những mātikā phong phú và hình thức vấn đáp học thuyết – có liên hệ với nhau, và sẽ là không chính xác nếu chỉ liên hệ nguồn gốc của Abhidhamma với một trong hai. Thay vào đó, rất có thể là trong thời kỳ Saṅgha đầu tiên đã nảy sinh hai cách tiếp cận để thảo luận về Dhamma: cách thứ nhất nhằm vào việc tóm tắt và danh sách hóa những điểm quan trọng của học thuyết, cách thứ hai nhằm vào phân tích và chi tiết hóa những học thuyết được giảng dạy bởi những phương tiện điển hình của tranh luận trong tụ viện. 

 

Chương 2 bắt đầu sự thăm dò của chúng ta về sự chuyển đổi học thuyết từ thế giới quan Sutta sang khung cấu trúc Abhidhamma bằng việc tập trung vào sự lý giải Abhidhamma về khái niệm dhamma và sự hình thành của lý thuyết dhamma. [76]



Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất

(Jan/2021)

(Còn tiếp... )

http://chuyendaudau.blogspot.com/

http://chuyendaudau.wordpress.com




[1] Nikāya, (Sanskrit và Pāli: “nhóm”, “lớp” hoặc “kết hợp”) từ trong Phật học, chỉ bất kỳ một nào gọi là “Mười tám trường phái” của đạo Phật India. Theo A.K. Warder, 18 trường phái ban đầu (theo thứ tự thời gian gần đúng) gồm: Sthaviravada, Mahasamghika, Vātsīputrīya, Ekavyavaharika, Gokulika (còn gọi là Kukkutika, v.v.), Sarvastivada, Lokottaravāda, Dharmottariya, Bhadrayaniya, Sammitiya, Sannagariya , Prajnaptivada, Mahimsāsaka, Haimavata (còn gọi là Kasyapiya), Dharmaguptaka, Caitika, và Apara và Uttara (Purva) Saila. Theo Warder đây là những trường phái đạo Phật đầu tiên, khoảng năm 50 TCN, cùng với thời những kinh điển Pali lần đầu được ghi chép.

ācariyakula = thày dạy + kula= một gia đình; gia tộc; giai cấp: gia tộc của thày dạy, gia đình hoặc nơi ở của một người thày. vada; ācariyavada; vāda(m.) học thuyết; phát ngôn,; tín điều tranh chấp. nikāya(m.) một nhóm, một giáo phái, một tập hợp

Dựa trên Samayabhedoparacanacakra (समयभेदोपरचनचक्र - Doctrines of the Different Schools, 異部宗輪論) tương truyền của Vasumitra, Hsüan-tsang dịch sang tiếng Tàu (khoảng 662). Bản gốc Sanskrit nay không còn, nhưng còn một bản dịchTibet. Những trường phái (chính và phụ) đã được Vasumitra phân chia như sau:

A. Mahāsamghika (大衆部)

Ekavyāvahārika (一説部)

Lokottaravāda (説出世部)

Kaukkutika (鶏胤部)

Bahushrutīya (多聞部)

Prajnāptivādin (説仮部)

Chaityavādin (制多山部)

Aparashaila (西山住部)

Uttarashaila (北山住部)                                                                              

B. Sthaviravāda (上座部)

Haimavata (雪山部)

Sarvāstivāda (説一切有部)            

Vātsīputrīya (犢子部)

Dharmottara (法上部)

Bhadrayānīya (賢冑部)

Sammatīya (正量部)

Shannāgarika (密林山部)

Mahīshāsaka (化他部)

Dharmagupta (法蔵部)

Kāshyapīya (飲光部)       

Sautrāntika (経量部)

[2] [Kv-a 2–5; Dip V 51–4; Mhv V 12–13. See Cousins 1991: 27–8; Frauwallner 1956: 5ff.and 130ff.; Lamotte 1988: 271ff.]

Śāsana (Sanskrit: शासन, śāsana; Pali: sāsana): một từ những người theo đạo Phật trong những nước theo Theravada, đạo Hindu thờ Shiva ở India, dùng chỉ triết lý và thực hành tôn giáo của họ (thay vì ‘đạo Phật như ở VN). Thế nên sāsana có thể dịch là giảng dạy, thực hành, giáo lý, và “lời dạy của Đức Phật”. Śāsana cũng có thể dung chỉ khoảng thời gian 5000 năm của một vị Phật cụ thể. Tức là chúng ta đang sống trong śāsana của Phật Śakyamuni. Trong từ điển Pali-Việt của HT Bửu Chơn – Sasanagiáo pháp của đức Phật

[3] bhēda: phân chia, tách biệt, cắt đứt, tách rời, chia xa

[4] Từ saṅgha có nghĩa là “tập hợp lại” thành một nhóm và là từ chung chỉ “cộng đồng” trong Pali và Sanskrit. Nó có thể dùng chỉ một bầy quạ hoặc một bầy nai, nhưng trong văn học Đạo Phật, chủ yếu dùng để chỉ cộng đồng của những người đạo Phật. Ngày nay từ sangha dùng để chỉ cộng đồng chính thức của những nhà sư nam nữ, và do đó nó thường viết hoa (Bhikkhu-Saṅgha). Những thành viên sangha ở India thời cổ họp hai lần mỗi tháng, cùng đọc những bài kinh đã thuộc lòng. Đặc biệt họ cũng thú nhận công khai những vi phạm giới luật, theo những quy định chi tiết trong Vinaya. (danh sách những giới (Pratimoka) n đnh nhng lut sinh hot tu viên gm: 227 với nhà sư nam, 331 với nhà sư nữ).

[5] orthopraxy & orthodoxy: hiểu trong nội dung đạo Phật

[6] Pabbajjā:(Skt. Pravrajyā): Nghĩa tổng quát trong những tôn giáo India là việc bỏ nhà để đi vào đời sống không nhà. Trong đạo Phật chỉ việc xuất gia: việc từ bỏ thế gian để nhận sống đời khổ hạnh của một nhà sư đạo Phật; Thế nên Pabbajjā cũng là lễ thọ giới cho người mới xuất gia, trong đạo Phật, thành một Sa-di/ Sa-di ni (sāmaṇera). Những sa-di chưa được tham dự lễ tụng đọc những qui luật tu viện (patimokkha). Đây là bước đầu sẽ dẫn đến upasampadā, lễ thọ giới cao hơn, qua đó một sa di (hay sa di ni) trở thành một Tỳ khưu/ Tỳ khưu ni, chính thức là thành viên của saṅgha. (thọ cụ túc giới của vị tỳ khưu.)

[7] [Cho một thảo luận về kỷ luật của Saṅgha, xem Gombrich 1988: Ch. 4, đặc biệt. trang 106–12 và những tài liệu tham khảo trong đó; Frauwallner 1956: Ch. 1; Wijayaratna 1990: 104–6.]

[8] [Xem Obeyesekere 1991: 152–82]

[9] [Cousins ​​2001: 147. Chúng ta cũng phải ghi nhận rằng tên của một trường phái A phân chia thường được giữ lại cùng với tên của những trường phái B và C liên kết với nó, trong khi tài liệu có khuynh hướng coi đây là ba trường phái, mặc dù chỉ hai trường phái sau vẫn tiếp tục tồn tại: sđd.147–8. Les Sectes bouddhiques du Petit Véhicule (1955) của André Bareau, đối chiếu những nguồn hiện có về những trường phái Sthavira.]

[10] [Frauwallner 1956: 7–10.]

Mahā-sāṅghika (s, p): Đại chúng bộ ; Vātsīputrīya (s): Độc Tử bộ ; Sarvāstivāda (s): Nhất Thiết Hữu bộ ; Kāśyapīya (s): Ẩm quang bộ ; Dharmaguptaka (s): Pháp Tạng bộ ; Mahīśāsaka (s): Hoá địa bộ

[11] [Vin II 294–307; Cousins 1991: 29–31 and the references therein.]

[12] sthaviravāda (s): Thượng tọa bộ

[13] Vasumitra: Thế Hữu ( )

[14] Mahādeva (摩訶 提婆 hay ): Một nhà sư India có thân thế lịch sử đáng ngờ, đã xuất hiện trong nhiều tường thuật về lịch sử Saṅgha ban đầu. Theo Abhidharma-mahāvibhāshā-shāstra (阿毘達磨大毘婆沙論) trước khi trở thành một người đạo Phật, Mahādeva, người thành Mathurā, sống sau đức Phật khoảng một trăm năm, đã phạm tội loạn luân với mẹ và giết cha. Ông cũng giết một arahat. Sau đó, biết mẹ có quan hệ với một người đàn ông khác, ông cũng đã giết bà. Tuy nhiên, ông vô cùng hối hận về những việc làm xấu xa của mình và đã gia nhập Saṅgha. Thông thạo ba tạng kinh điển và là một diễn giả hùng hồn, ông đã khiến nhiều người ở thành Pātaliputra theo đạo Phật.

Mahādeva được cho là người đưa ra “Năm Điểm” tai tiếng. đưa đến sự phân chia đầu tiên của Saṅgha. Năm điểm hay luận đề (pañcavastūni) này là (1) một vị arahat có thể bị quyến rũ bởi một vị khác (para-upahta – ngụ ý rằng có thể có mộng tinh trong giấc mơ gợi dục – do những vị thần mang hình dạng phái nữ gây nên ban đêm); (2) rằng vô trí (ajñāna) không hoàn toàn vắng mặt trong một arahat (sự sáng suốt tinh thần của ông không cung cấp cho ông kiến thức về những vấn đề phàm tục); (3) rằng một arahat có thể hoài nghi (kaṃkṣā); (4) rằng một arahat có thể bị người khác vượt qua (para-vitīrṇa – một thuật ngữ khó hiểu – có thể nhận kiến thức, thông báo từ người khác?, ý thức được mức giác ngộ của mình khi được một người khác chỉ cho?); và (5) một arahat có thể bước vào những giai đoạn cao hơn của con đường giác ngộ bằng cách thốt ra một cụm từ (vacibheda) chẳng hạn như "Ôi, đau khổ”, và tiếng kêu đó có thể được coi là một kỹ xảo nhằm tạo ra sự xuất hiện của con đường giải thoát.

Ý nghĩa những luận điểm này ngày nay khó có thể hiểu được rõ ràng. Ngay cả ý định tổng quát cũng không minh bạch; người ta có thể hỏi: có phải những luận điểm này có ý rằng môt arahat thì vẫn là ‘con người’ hơn, không như những gì những trường phái khác nghĩ, hay arahat thì yếu đuối hơn những gì người khác tin tưởng. Hay ngụ ý bodhisattva thì cao siêu hơn? Đặt năm luận điểm này về bối cảnh lịch sử đạo Phật, hiển nhiên buổi đầu rất khác với ngày nay. Có nhiều những Saṅgha lớn nhỏ, ở những địa phương khác nhau. Trong những thế kỷ đầu của đạo Phật, người ta lan truyền khá công khai rằng người như vậy và như vậy là môt arhat. Có rất nhiều arhat, hàng trăm vị, ở mọi thị trấn, và ngay cả ở mọi làng theo những nguồn nhất định. Như thế, giới xuất gia, hoặc giới cư sĩ, có rất nhiều cơ hội thấy và gặp những arhat, hoặc những người được cho là arhat. Rồi dần dần phát sinh tình trạng có nhiều những người được cho là một arhat dường như không phải là một arhat, ‘vàng thau lẫn lộn’ trong mắt của những người mới xuất gia, hay đã xuất gia nhưng còn ở mức thấp và đông đảo giới cư sĩ. Nhìn trong một hướng nào đó, có vẻ như lý thuyết liên quan đến arhat cần được điều chỉnh. Vào thời điểm đó, năm luận điểm này có thể đã được đưa ra, và rất có thể cũng còn những lý do khác nữa đằng sau chúng..

[15] [Cousins 1991: 31 và 34ff. Để có một giải thích khác về ‘Năm điểm’, xem Lamotte 1988: 274ff. Quan điểm của Theravāda về ‘Năm Điểm’ được đem cho ở Kv 163–203 (II 1–5). ’Năm điểm’ lần đầu tiên được La Vallée Poussin xác định: ‘‘Năm điểm” của Mahādeva và Kathavatthu’, Journal of the Royal Asiatic Society, 1910: 413–23. Bareau chấp nhận rằng đây là nguyên nhân của sự chia rẽ (e.g. ‘Trois traités sur les sectes bouddhiques attribués à Vasumitra, Bhavya et Vinitadeva’ (1954) and Les Premiers conciles bouddhiques (1955))]

[16] Dīpavaṃsa (‘Biên niên sử của Đảo’). Đây là ghi chép lịch sử lâu đời nhất của Sri Lanka. Mahāvaṃsa, (‘Đại Biên niên sử’), lịch sử theo niên đại của Ceylon (Sri Lanka), viết vào thế kỷ thứ 5 hoặc 6, có lẽ do vị sư Mahānām

[17] Samantapāsādikā: tên bộ sưu tập những bình luận tiếng Pali về Tipitaka Vinaya Theravada. Đó là bản dịch những bình luận, dịch từ tiếng Sinhala sang tiếng Pali của Buddhaghosa vào thế kỷ thứ 5.

[18] [Kv-a 2–5 như Cousins đã kể 1991: 32.]

[19] 舍利弗問經 

[20] [Lamotte 1988: 172; Nattier và Prebish 1976: 265–70.]

[21] [Cousins 1991: 48.]

[22] [Prebish 1974: 251–3.]

[23] [Dựa trên dữ liệu của Dīpavaṃsa về sự xuất gia của đức Phật, Gombrich (1992: 246 và 258–9) đã suy luận rằng cái chết của Đức Phật xảy ra trong vòng năm hay sáu năm của 404 TCN và Cộng Đồng Thứ Hai diễn ra khoảng 60 năm sau khi ngài qua đời, tức là, khoảng năm 345 TCN. Cousins (1991: 59) có năm tháng hơi khác một chút, đặt ngày Đức Phật qua đời vào năm 413 TCN và Cộng Đồng Thứ Hai 70 đến 80 năm sau đó, tức là giữa năm 343 và 333 TCN.]

[24] [Frauwallner 1956: 55; Lamotte 1988: 520ff. và 696; Cox 1995: 22 và những dẫn chứng sau đó].

The Kathāvatthu là một trong bảy tập sách của Abhidhamma Piṭaka tàng kinh Theravāda. Nó gồm bốn Paṇṇāsaka (nhóm 50 (điểm)) chia thành 20 vaggas (chương). Mỗi vagga gồm 8–12 câu hỏi và câu trả lời, trong đó những quan điểm sai lạc của những giáo phái khác nhau được chỉ rõ, thảo luận, phủ nhận và bác bỏ và thẩm quyền của Đức Phật được chấp nhận là cuối cùng.

Nikāyabhedavibhangavyākhyāna (Bình luận về sự Phân chia những giáo phái trong cộng đồng tu viện đạo Phật

[25] [Cox 1995: 29; Gethin 1998: 50–3; Lamotte 1988: 520–1.]

Sautrāntika = những người tin/dựa trên thẩm quyền của những kinh (sutras); không trên những bình luận của Abhidharma (sastras). Vātsīputrīyas = những người theo/học rò của Vātsīputra. Haimavata trong Sanskrit có nghĩa là những người sống ở vùng núi Himālayas

[26] [Cousins 1991: 27–8 and 54–5; Lamotte 1988: 531–2.]

[27] [Cousins 2001: 147]

[28] [Ibid.: 151 and 155–7. Những danh sách khác biệt thực sự dựa trên *Vasumitra được Lamotte 1988: 529ff.] tóm lược.]

[29] Vibhajjavāda: Phân biệt Thuyết bộ 分別說部.

[30] Mahāvihāravāsin

[31] [Cousins 2001: 140–5.]

[32] [Ibid.: 146ff.]

Dharmaguptakas: Pháp Tàng Bộ 法藏部; Mahīśāsakas: Hóa Địa bộ化地部; Kāśyapīyas: Ẩm Quang bộ 飲光部

[33] Sarvāstivādins (Sarvāstivāda: Nhất thiết hữu bộ ), có chủ trương (vāda) rằng tất cả mọi sự vật việc (sarvam) đều tồn tại/hiện hữu/là-có (asti) – tiền đề cơ bản của nó nói rằng mọi sự vật việc đều tồn tại đồng thời – trong ba thời : quá khứ, hiện tại và tương lai. “Trường phái tất cả-hiện hữu” này chắc chắn là một trong những trường phái Đạo Phật quan trọng nhất trong thời kỳ Đạo Phật Abhidharma. Kể từ khi được thành lập vào khoảng thế kỷ thứ 2 TCN, nó đã có tác động to lớn, trực tiếp hoặc gián tiếp, đối với sự phát triển tiếp theo của Đạo Phật India. Trường phái này sở hữu một bộ hoàn chỉnh gồm bảy bản văn Abhidharma kinh điển, gần như tất cả chúng hiện được lưu giữ trong bản dịch tiếng Tàu, và một bộ, kinh Prajñapti-śāstra (Bát Nhã Ba La Mật), được lưu giữ trong bản dịch hoàn chỉnh tiếng Tibet. Một bộ sưu tập lớn, Bình luận Abhidharma Lớn (Abhidharma-mahāvibhāṣā), sự biên soạn dần dần của nó phải kéo dài trong hơn nửa thế kỷ và được hoàn tất trọn vẹn khoảng 150 CN, bây giờ còn tồn tại duy nhất trong tiếng Tàu. Bản tóm tắt này, có phạm vi bách khoa, xác định vị trí những học thuyết của những Sarvāstivādin chính thống đã chủ yếu hoạt động ở Kaśmīra, sau đó được gọi là trường phái Vaibhāṣika.

Luận điểm trung tâm của trường phái này là sarvāstivāda hay sarvāstitā (/ sarvāstitva), trong đó tuyên bố rằng tất cả những “dharma” — những thực tại cơ bản hay thực thể tồn tại — duy trì những bản chất nội tại độc đáo của chúng trong suốt ba khoảng thời gian. Có nghĩa là, cho dù tương lai, quá khứ hay hiện tại, bản chất nội tại của một dharma vẫn giống nhau, mặc dù phương thức tồn tại của nó (bhāva) khác nhau. Luận án này đã bị những Vibhajyavādin (‘Những nhà Phân biệt’) thách thức kịch liệt; những người phái Vibhajyavāda phủ nhận thực tại của những dharma quá khứ và tương lai. Tiếng vang của tranh luận của “phái Sarvāstivāda chống phái Vibhajyavāda” này có thể được trông thấy đã tạo ra những tác động học thuyết dứt khoát đáng kể trong suốt lịch sử của tư tưởng Đạo Phật.

Trường phái Savāstivāda cũng còn gọi biết như trường phái Hetuvāda, một “trường phái giải thích chi tiết về quan hệ nhân quả.” Kātyāyanīputra (khoảng 150 TCN), thường được coi là “người sáng lập” hữu hiệu của trường phái Sarvāstivāda, được ghi nhận với sự đổi mới của một lý thuyết về sáu lớp nguyên nhân, trong đó quan hệ nhân quả cùng hiện hữu hoặc đồng thời hiện hữu, đã là di sản quan trọng nhất. Lần đầu tiên trong lịch sử loài người, ông đã trình bày rõ ràng một cách hệ thống một dạng thức của quan hệ nhân quả, trong đó nhân và quả của nó cùng tồn tại đồng thời. Lý thuyết này đã đóng góp quan trọng vào sự phát triển học thuyết Đạo Phật, đặc biệt là nhận thức luận của nó. Mahāyāna Yogācāra đã chấp nhận nó ngay từ khi mới thành lập, nhận thấy nó không thể thiếu cho sự thiết lập những học thuyết nền tảng của họ, gồm “kho lưu trữ ý thức” (ālaya-vijñāna) và “chỉ ý thức” (vijñaptimātratā).

 (theo K.L. Dhammajoti)]

[34] [Dip VII 34–7 và 44–59; Mhv V 267–82; Sp I 60–1. Truyền thống liên quan với Hội đồng Pataliputta thì liên quan chặt chẽ với trí tưởng của những người thu tâp nó với việc Moggaliputtatissa gửi những đoàn truyền giáo đi khắp India cũng như sang đảo Ceylon. Xem Lamotte 1988: 294–301. Bareau (e.g. trong Les Premiers conciles bouddhiques (1955)) đã kết luận rằng sự tranh chấp ở Pataliputta thực sự quan tâm với sự phân rẽ của giữa phái Vibhajjavāda và Sarvastivada của vấn đề Abhidhamma về sự tồn tại trong ba thời gian.]

[35] [Mhv V 280; Dhs-a 4.]

[36] [Cousins 1991: 59; Gombrich 1992: 244.]

[37] [Kv 116ff., esp. pp. 125ff.]

[38] [Brekke 2002: 26. Brekke chấp nhận những khái niệm này từ xã hội học về tôn giáo của Bryan Wilson như đã trình bày trong Religious Sects của ông.]

[39] [Ibid.: 34–43.’’]

[40] Hội đồng thứ ba, kéo dài 9 tháng, tổ chức tại tu viện Aśokarama, ở kinh đô Pāṭaliputra (nay là thành phố Patna, tiểu bang Bihar, India), khoảng năm 240 TCN.

[41] [Dip VII 34–8; Mhv V 228–30 and 234–5; Sp 53.]

[42] [Dip VII 50; Mhv V 280; Sp 61; Kv-a 7. See also Lamotte 1988: 251–2 and 272–3; Cousins 2001: 137–8.

[43] Trong bình luận của sử biên niên Mahavamsa, có giải thích rằng, vì đức Phật đá là một nhà phân tích, thí dụ về năm uẩn, nên ngài đã là một Vibhajjavādin (người dùng phương pháp phân phân tích, nhà phân tích)

[44] [Cousins 2001: 138.]

[45] [Gombrich 1988: 132.]

[46] [Ibid.: 133; Lamotte 1988: 273–4.]

[47] Trong những truyền thuyết giải thích của kinh điển đạo Phật nói về sự lớn mạnh và phát triển của Theravadā, Aśoka đóng một vai trò quan trọng. Để hỗ trợ những truyền thuyết này, những học giả hiện đại đã trích dẫn sự kiện gọi là Sắc lệnh Ly Giáo của chính Aśoka từ Allahabad (Kauśāmbī), Sanchi và Sarnath, trong đó hoàng đế tuyên bố sẽ phải hành động chống lại sự phân rẽ trong tăng đoàn đạo Phật. Tuy nhiên, cũng có học giả (Bechert) đã nêu lên rằng trong những sắc lệnh này, Aśoka không quan tâm với những phân rẽ trong tăng giới đạo Phật nhưng với chia rẽ bên trong những tăng đoàn địa phương đơn lẻ. Cần phải nói thêm rằng điều này không ngụ ý hạ thấp sự quan trọng của Aśoka với đạo Phật, nhưng chỉ đơn thuần đặt vai trò của ông cho phù hợp với thực tế đương thời. Vào thời điểm đó, mức độ tổ chức sangha đạo Phật không vượt quá mức độ của những sangha đơn lẻ ở những địa phương.

“.. nhà sư nam hay nữ nào gây chia rẽ trong Tăng đoàn, sẽ phải mặc y phục màu trắng và không được sống trong tu viện. Vì mong muốn của ta như thế để làm gì? Để Tăng đoàn có thể thống nhất và có thể trường tồn lâu dài…” (Trụ đá Ashoka ở Sanchi) (Y phục màu trắng của cư sĩ thay vì áo choàng màu vàng của tăng ni.)

[48] [Norman 1992: 191–218.

[49] [Lamotte 1988: 279–81.

[50] [Ibid.: 526ff.; Cox 1995: 23–4 và những dẫn chứng trong đó. Về những Sautrantika và những khác biệt của họ với những Darstantika xem pp. 37–41.]

[51] [Cox 1995: 25–6. Cox đề cập đến Lambert Schmithausen, người kết luận rằng cách giải thích đơn giản nhất cho những khác biệt và tương đồng có hệ thống trong văn học của Sarvastivada và Mulasarvastivada là giả định rằng họ đã tách biệt, ngay cả dù có tác động qua lại, những nhóm với những sửa đổi tiến bộ dần dần và ảnh hưởng lẫn nhau của họ (tr. 45, ghi chú 35–6 và 38).] 

[52] [Cousins 1991: 48–9 and 28; Lamotte 1988: 530–1.]

[53] [Cousins, 1991: 43–4 and 54–5.

[54] Giáo pháp – chúng ta dùng Giáo pháp/ Đạo Pháp cho Dhamma (viết hoa) và pháp (thí dụ, trong ‘vạn pháp vô thường’) cho dhamma (viết thường)

[55] [Thí dụ, Dhs-a 2–3: tattha ken’ atthena abhidhammo? dhammatirekadhammavisesatthena. atirekavisesatthadipako h’ ettha abhi saddo. ‘’Bây giờ ‘abhidhamma’ nghĩa là gì’? Đó là những gì vượt quá và là tách biệt với những Giảng dạy, vì tiếp đầu ngữ abhi ở đây minh họa sự siêu vượt và sự khác biệt.’ Về phạm vi của những ý nghĩa của thuật ngữ abhidhamma và lịch sử của nó trong Sutta Vinaya-pitakas xem Horner 1941; Muck 1980; von Hinüber 1994. Để biết giải thích của Sarvāstivādin về thuật ngữ này, xem Cox 1995: 3–6. Điều thú vị là, theo những nguồn Sarvastivada, abhidharma là một kỷ luật và một phương tiện đóng góp cho sự thành tựu tôn giáo, và có quan tâm với sự phân biệt của những dhamma (ở đây được hiểu theo nghĩa là ‘những yếu tố cá thể tối thượng’) theo như bản chất nội tại của chúng (svabhava).]

[56] pariyayadesana: bài giảng nói trực tiếp, nên thường lan man dài dòng; lập đi lập lại vòng quang.

[57] [Dhs-a 154: ayañ hi suttantikadesana nama pariyayadesana [. . .] ayaā pana nippariyayadesana. Sự khác biệt này đã có ở A IV 449–56. Nó trùng hợp với những khác biệt khác đôi khi được lấy ra trong những bản văn giữa những giảng dạy được diễn đạt bằng những thuật ngữ phải được xác định (neyyattha) và đối chiếu với những giảng dạy được diễn đạt bằng những thuật ngữ đã được xác định (nitattha) (thí dụ AI 60; Nett 21; Ps I 18) , và giữa những học thuyết được diễn đạt bằng thuật ngữ thông thường (sammuti) với những giảng dạy được diễn đạt bằng thuật ngữ tối thượng (paramattha) (thí dụ: Vibh 100–1; Mp I 94–7). Về sự khác biệt giữa neyyattha / nitattha và việc khai triển bình luận của nó thành hai trình độ của sự thật, xem Jayatilleke 1963: 361–8.]

[58] [Dhs-a 2: suttantañ hi patva pañcakkhandha ekadesen’ eva vibhatta, na nippadesena; abhidhammaā patva pana suttantabhajaniyabhidhammabhajaniyapañhapucchakanayanaā vasena nippadesato vibhatta. tatha dvadasayatanani, attharasa dhātuyo, cattari saccani, bavisatindriyani, dvadasapadiko paccayakaro.]

[59] Abhidhamma: trong tiếng Việt thường dùng từ Tàu phiên âm (A tì Đạt ma 阿毗達磨); abhi’=cao xa hơn (thâm viễn) + ‘dhamma’= pháp/sự thật/đạo pháp; nên có thể dịch là ‘giáo pháp/giảng dạy/học thuyết (về thực tại/sự thật) cao xa hơn’, nếu muốn dùng một từ thay thế cho ‘Abhidhamma’. Về ngữ nghĩa, có thể tạm dịch là ‘học thuyết về thực tại sau cùng’ và cũng phải hiểu ngầm là học thuyết của đạo Phật, hay triết học đạo Phật vốn chúng ta đang nói ở đây.

Abhidhamma đề cập đến những thực tại tồn tại sau cùng, cao nhất (paramattha dhamma). Có bốn thực tại sau cùng cao nhất (Ultimate Realities) theo Abhidhamma là: Rupa, Citta, CetasikaNibbana.

[60] Theo quan điểm chung cua những học giả, Abhidharma có nguồn gốc của nó trong một số những đặc điểm nhất định về hệ thống hóa, về phân tích và về chú giải; tìm thấy trong Sūtra, đặc biệt là những mātṛikā (danh sách tóm tắt), abhidharma-kathā (thảo luận về học thuyết), vibhaṅga (khai triển phân tích), và upadeśa (giảng giải tỉ mỉ kỹ lưỡng).

mātikā (s. mātṛkā): trong tiếng Việt có khi dịch là tiêu đề, đầu đề, và mẫu đề.

mātikā chủ yếu là những bảng liệt kê học thuyết đạo Phật ban đầu, ghi tên, bảng tóm tắt nội dung cô đọng. Ban đầu là một thuật ngữ Luật tạng, được sử dụng ở số ít (Pāli, mātikā), nó có nghĩa là một từ khóa. dùng ở số nhiều (cũng là mātikā), nó có nghĩa là những từ khóa cho một chủ đề và do đó là một danh sách. Như thế, mātikā có thể dịch tạm là ‘danh sách mẹ’ hay ‘danh sách cái’ [một trong những nghĩa của nó: mātika(adj.) connected with mother. || mātikā (f.), a water course; a table of contents; the code of Patimokkha] – từ đề mục trong danh sách này có thể khai triển – sản sinh thêm – chi tiết

[61] [Gethin 1992b: 153–7; Buswell and Jaini 1996: 83–9.]

[62] Udàna: Kinh Phật Tự Thuyết (Cảm Hứng Ngữ), trong Khuddaka Nikaya , Sutta Pitaka.

[63] [For example, D II 125; M I 221–3; A I 117, II 147 and 170, III 179–80; Vin I 119 and 337, II 98 and 229: bahussuto agatagamo dhammadharo vinayadharo matikadharo.]

Không lâu sau khi khi Đức Phật nhập diệt, hoặc có thể sớm hơn, một số nhà sư bắt đầu chuyên sâu về Kinh Tạng, hay Luật tạng, hoặc nghiên cứu và giải thích những học thuyết. Trong những Pāli sutta (và nói chung cũng trong những Agama tiếng Tàu tương ứng), sự chuyên môn hóa như thế phản ảnh trong những thuật ngữ như suttantika, vinaya-dhara, dhamma-dhara, dhamma-kathika và mātika-dhara. Tuy nhiên, đáng chú ý là chúng thường xuất hiện trong một mô tả lấy trong kho cụm từ có sẵn nói về những nhà sư uyên bác, và do đó có thể được đem vào sau này trong tiến trình dần dần biên soạn kinh điển. Ví dụ, Majjhima-nikàya dạy rằng một nhà sư sở hữu mười một phẩm chất thì có khả năng tăng trưởng trong Dhamma-vinaya. Một là ông thường xuyên lui tới và học hỏi từ những nhà sư uyên bác “là những ‘người chuyên môn về Dhamma’ (dhamma-dhara), là những ‘người chuyên môn về Luật tạng’ (vinaya-dhara), và những ‘người chuyên môn về ‘những tóm tắt-nội dung (mātikā-dhara). 18 Mặt khác, trong Luật tạng, chúng ta tìm thấy không chỉ tên gọi của những nhà sư chuyên môn này được cùng nhắc đến trong cùng một ngữ cảnh, nhưng cũng những mô tả về bản chất hoặc vai trò cụ thể của họ. Ví dụ, Mahavagga của Vinaya-pitaka ghi chép rằng trong một ngày Pavaraṇā vào cuối của khóa tu mùa mưa, họ tụ tập thành từng nhóm tương ứng của họ để tham dự những biện luận và thảo luận với nhau: những suttantika tập dượt những sutta với nhau; những vinaydhara xác quyết Vinaya với nhau; và những dhammakathika thảo luận với nhau về Dhamma (theo K. L. Dhammajoti)

[64] [Mp II 189 (on A I 117): suttantapitakadhara vinayapitakadhara dvematikadhara; Mp III 382 (on A III 361): matikadhara ti dvepatimokkhadhara; Sp VII 1339 and 1371: patimokkha ti dve matika. See Gethin 1992b: 158; von Hinüber 1994: 114–15.]

[65] [Cox 1995: 7–8; Frauwallner 1995: 3–6, 121–3 and 127; Warder 1967: 96; Watanabe 1983: 37–46 and 67; Willemen et al. 1998: 11–12. Cf. PED s.v. matika; BHSD s.v. matika.]

[66] [Mil 12; Dhs-a 3–10.

[67] [Cho một duyệt khảo tổng quát về những luận thuyết Abhidhamma, xem Frauwallner 1995: 43–87; von Hinüber 1997: 65–75; Norman 1983: 82ff.]

[68] [Bronkhorst 1985: 318–19: ‘Những mātṛkā, và ngay cả một hay nhiều tác phẩm Abhidharma, đã có mặt từ lâu trước sự hoàn thành của Sutrapitaka […] Có bằng chứng cho thấy rằng đã có những hoạt động giống như (phong trào) Abhidharma diễn ra tốt đẹp trước khi những Sutras của Sutrapitaka đạt được bất cứ thứ gì giống như hình dạng hiện tại của chúng […] Những nhận xét trên đây cho thấy không đáng tin cậy như thế nào khi lấy những Sutras để làm cơ sở cho những kết luận về đạo Phật thời sớm nhất, nếu chúng không được dùng với cẩn trọng nhất’.]

[69] [Gethin 1992b: 157–62.]

[70] [Ibid.: 162–4. Gethin dự trên khám phá của P.S. Jaini: xem p. 163, nn. 60–2. Cũng xem La Vallée Poussin 1988: xl (Introduction to the trans. of the Abhidharmakośabhāṣyam).]

[71] [Cousins 1983: 10.]

[72] [Gethin 1992b: 165.]

[73] [Cousins 1983: 6–9.]

[74] [M I 292–305; III 202–57.]

[75] [Cox 1995: 9–10; Frauwallner 1995: 5 and 126; Watanabe 1983: 37 and 71–87; Willemen et al. 1998: 13.]

[76] Phụ đính của người dich tiếng Việt:

(a) Những mốc năm tháng

-544 / -480

Parinibbana của Đức Phật, tại Kusinara (nay là Kusinagar, India).

Trong khóa tu mùa mưa sau khi Phật nhập Niết bàn, Hội đồng thứ nhất (sangayana) đã triệu tập tại Rajagaha , India, nói rằng trong đó gồm 500 vị tỳ khưu bậc arahat, do vị Tỳ khưu đứng đầu. Mahakassap, tập hợp để đọc tụng toàn bộ nội dung lời dạy của Đức Phật. Sự trì tụng Luật tạng của Tỳ khưu Upali được chấp nhận là Vinaya Pitaka (Luật tạng); sự trì tụng Giáo pháp của Tỳ khưu Ananda được thành lập như Sutta Pitaka (Kinh tang).

-444 / -380

100 năm sau Parinibbana của Đức Phật, Hội đồng thứ hai họp tại Vesali để thảo luận về những điểm gây tranh luận của Luật tạng. Sự ly khai đầu tiên của Tăng đoàn xảy ra, trong đó trường phái Mahāsāṃghika chia rẽ với những người theo chủ nghĩa truyền thống Sthāviravadins. Vấn đề là Mahāsāṃghika miễn cưỡng chấp nhận rằng chỉ Kinh và Luật tạng là thẩm quyền sau cùng về giáo lý của Đức Phật. Phân chia này đầu tiên đánh dấu khởi đầu của những gì sau này phát triển thành Mahāyāna ở Bắc Asia (Tibet, China, Korea, Japan).

294 -250

Hội đồng thứ ba do Asoka triệu tập tại Pataliputra (India). Tranh chấp về những quan điểm của học thuyết dẫn đến sự phân chia xa hơn, sinh ra những giáo phái Sarvāstivādin và Vibhajjavādin. Abhidhamma Pitaka được đọc tại Hội đồng, cùng với phần bổ sung của Khuddaka Nikaya. Pali Tipitaka hiện đại về cơ bản đã hoàn chỉnh, mặc dù một số học giả đã nêu ý kiến rằng ít nhất hai phần của kinh điển còn tồn tại - Parivara trong Luật tạng, và Apadana trong Kinh tạng có thể có năm tháng ra đời muộn hơn.

297-247

Asoka gửi con trai của ông, Tỳ khưu Mahinda (Mahendra Maurya), với sứ mệnh mang Đạo Phật đến đảo Sri Lanka; Vua Devanampiya Tissa của Sri Lanka theo đạo Phật. Asoka cũng gửi sứ giả đến nhữn vùng châu thổ Burma and Thailand.

304-240

Mahinda thành lập Mahavihara (ĐạiTu viện) ở kinh đô Anuradhapura, Sri Lanka. Cộng đồng Vibhajjavādin sống ở đó trở thành được biết như những Theravādin. Mahinda biên soạn phần đầu tiên trong số những bài chú giải Tam tạng, bằng ngôn ngữ Sinhala. Em gái của Mahinda, Tỳ khưu ni Saṅghamittā, đến Sri Lanka với một nhánh cắt từ cây Bồ đề gốc, trồng ở Anuradhapura và thành lập tăng-đoàn Tỳ khưu ni ở Sri Lanka.

444 -100

Nạn đói và những phân chia ở Sri Lanka cho thấy sự cần thiết phải có một bản ghi chép Tipitaka để bảo tồn Đạo Phật. Vua Vattagamani triệu tập một Hội đồng thứ tư, trong đó 500 người đọc thuộc lòng và người ghi chép từ Mahavihara, lần đầu tiên Pali Tipitaka được viết trên những lá bối.

(b) Sthavivra > Vibhajjavāda > Tāmraparṇīya > Theravāda

Mặc dù còn nhiều phần về lịch sử Đạo Phật ban đầu ngày nay vẫn chưa rõ ràng, sự chia rẽ phe phái có vẻ đã bắt đầu nảy sinh không lâu ngắn sau cái chết của Đức Phật. Những hội đồng Đạo Phật như kể trên, đã được triệu tập để thảo luận và giải quyết những bất đồng.

Tuy nhiên, bất chấp những nỗ lực này, vào khoảng một thế kỷ sau khi Đức Phật qua đời, hai bộ phái quan trọng đã xuất hiện. Sự chia rẽ này, xảy ra vào thế kỷ thứ 2 hoặc thứ 3 trước Công nguyên, đôi khi được gọi là Sự Ly giáo Lớn.

Hai phái chính này được gọi là Mahāsāṃghika (‘tăng đoàn lớn’) và Sthāvira (‘những trưởng lão’), đôi khi còn được gọi là Sthaviriya hoặc Sthāviravadin (‘giáo lý của những trưởng lão’).

Trong lịch sử phổ thông, cho là Mahāsāṃghika đã tách khỏi tăng đoàn chính, vốn Sthāvira là đại diện . Nhưng học thuật lịch sử hiện tại nói rằng có thể trường phái Sthāvira đã tách khỏi tăng đoàn chính do Mahāsāṃghika là đại diện , không phải ngược lại. Những lý do của phân chia này ngày nay không hoàn toàn rõ ràng. Theo truyền thuyết Đạo Phật, phân chia xảy ra khi một nhà sư là Mahadeva đưa ra “năm điểm” về phẩm hạnh của một arahat nhưng giáo đoàn Hội đồng Đạo Phật thứ hai (hoặc Hội đồng Đạo Phật thứ ba, theo một số nguồn khác) không đồng ý. Tuy nhiên, một số nhà sử học nghi ngờ lịch sử của câu chuyện và nhân vật Mahadeva. Một nguyên nhân nhiều phần xảy ra hơn là sự tranh chấp về quy luật tu viện trong Luật tạng. Những nhà sư Sthāvira dường như đã thêm những quy tắc mới vào Luật tạng; những nhà sư Mahāsāṃghika đã phản đối. Cũng còn có tranh luận về những vấn đề khác nữa là khá chắc chắn.

Theravādin ngày nay là hậu duệ không hoàn toàn trực tiếp của trường phái Sthāvira, và Mahāsāṃghika được coi là tiền thân của Mahāyāna, xuất hiện vào khoảng thế kỷ thứ 2 CN. Sthavivra sớm chia thành ít nhất ba trường phái phụ, một trong số đó là Vibhajjavāda, ‘học thuyết về phân tích’.Trường phái này nhấn mạnh vào phân tích và phê phán lý trí với kinh điển. Vibhajjavāda tiếp tục chia thành ít nhất hai trường phái nữa – và có thể nhiều hơn theo một số nguồn - một trong số đó là Theravāda. Sự bảo trợ của Ashoka đã giúp đưa Đạo Phật trở thành một trong những tôn giáo lớn của châu Á. Nhà sư Mahinda, được cho là con trai của Ashoka, đã đưa Vibhajjavāda vào Sri Lanka. Khoảng 246 TCN, nơi nó được những nhà sư của tu viện Mahavihara quảng bá. Nhánh Vibhajjavāda này được gọi là Tāmraparṇīya, (‘dòng dõi Sri Lanka’), những nhánh khác của Vibhajjavāda đã chết dần, nhưng Tāmraparṇīya vẫn sống sót và được gọi là Theravāda (‘giáo lý của những bậc trưởng lão’). Theravāda là trường phái Sthāvira duy nhất còn tồn tại cho đến ngày nay.

(c)

Thường ghi nhận rằng nhiều trường phái đạo Phật India thời cổ đều đã có những hệ thống Abhidhamma riêng của họ. Nhưng sau sự hủy diệt đao Phật, cuối cùng ở thể kỷ 12, chỉ còn hai bộ sưu tập kinh điển Abhidharma hoàn chỉnh còn được truyền giữ đến ngày nay: (a) Bộ sưu tập của những Sarvāstivādins và (b) Bộ sưu tập của những Theravādins. Hai truyền thống Abhidharma lớn nói trên dường như có một số nguồn gốc chung nhưng đã phát triển hoàn toàn khác nhau với sự tách biệt về địa lý. Những trường phái khác chỉ có rời rạc một vài bản văn sống sót, như Shariputra Abhidharma Sastra (Xá Lợi Phất A Tì Đàm Luận 舍利弗阿毘曇論), có lẽ của trường phái Dharmaguptaka (theo Bhikkhu Bodhi).

Bắc India – Trường phái Sarvāstivāda: Sarvāstivāda, nổi lên như một trường phái độc lập trong Sthaviras (Thượng tọa Bộ) vào khoảng thế kỷ thứ hai hoặc thứ nhất TCN, có ưu thế ở phía bắc, đặc biệt là tây bắc India, và lan sang Trung Asia. Bốn-Phần Kinh điển gồm: những Agama, Vinaya, Kṣudraka và Abhidharma

Abhidharma – piṭaka của Sarvāstivāda gồm:

1.      Saṅgītiparyāya (Nghị luận về bài tụng tập thể – Tập dị môn túc luận). (Sariputra, Maha Maudgalyayana) (T1536)

2.      Dharmaskandha (Toát yếu về những những dharma – Pháp uẩn túc luận); (Mahakausthila, Sariputra) (T1537)) (T1537)

3.      Prajñaptiśāstra (Cẩm nang về những khái niệm – Thi thiết túc luận); (Maha-Maudgalyayana, Mahakatyayana) (T1538)

4.      Vijñānakāya (Toát yếu về ý thức – Thức thân túc luận); (Devasraman) (T1539)

5.      Dhātukāya (Toát yếu về những yếu tố – Giới thân túc luận); (Purna, Vasumitra) (T1540)

6.      Prakaraṇapāda (Khai triển văn học – Phẩm loại túc luận); (Vasumitra) (T1541, T1542)

7.      Jñānaprasthāna (Nền tảng của kiến ​​thức – Phát trí luận). (Katyayaniputra) (T1543, T1544)

Những văn bản này chỉ còn lại đầy đủ trong những bản dịch cổ chữ Tàu (từ Sankrit). Đây là truyền thống Abhidharma tu tập trong đạo Phật Mahāyāna và Tibet. Jñānaprasthāna được Vaibhasikas coi như văn bản chính, “cơ thể/thân”, và sáu bản vănkhác như “chân” của nó (pada). Sarvāstivāda thường gán tác giả cho những văn bản của họ. Trong trường hợp có hai tác giả ghi trên: người đầu tiên là từ nguồn văn bản Sanskrit truyền thống & Tibet, người thứ hai từ nguồn văn bản Tàu)

 

Nam India & Sri Lanka – Theravāda Abhidhamma – piṭaka trong tiếng Pali, tồn tại nhờ đã đem sang Sri Lanka từ trước. Ba-Phần Kinh điển: Gồm 5 Nikaya (tuyển tập), Vinaya, và Abhidhamma

Theravāda Abhidhamma – piṭaka cũng gồm 7 chuyên luận, nhưng nội dung khác biệt với của Sarvāstivāda:

1.      Dhammasaṅgaṇi (Liệt kê những Dhammas hay Liệt Kê Những Hiện Tượng), là suối nguồn của toàn bộ hệ thống. Thực sự, tác phẩm đảm nhận việc biên soạn một danh mục đầy đủ về những yếu tố cấu thành cuối cùng của tồn tại. Mở đầu bằng mātikā, lịch trình của những hạng mục đóng vai trò là khuôn khổ cho toàn bộ Abhidhamma, bản văn được chia thành bốn chương. Chương đầu tiên, “Những trạng thái của ý thức”, chiếm khoảng một nửa cuốn sách và mở ra như một phân tích về bộ ba đầu tiên trong mātikā, đó là thiện, bất thiện và không xác định. Để cung cấp cho phân tích đó, văn bản liệt kê 121 loại ý thức được phân loại theo phẩm chất đạo đức của chúng.Mỗi loại ý thức lần lượt được mổ xẻ vào thành những yếu tố tinh thần, đồng thời mỗi chúng được định nghĩa đầy đủ. Chương thứ hai, “Về vật chất”, tiếp tục điều tra về sự bất định về đạo đức bằng cách liệt kê và phân loại những loại hiện tượng vật chất khác nhau. Chương thứ ba, được gọi là “Tóm tắt”, cung cấp những giải thích ngắn gọn về tất cả những thuật ngữ trong mội trường nội dung Abhidhamma và cả Suttanta. Cuối cùng, phần kết luận “Tóm tắt nội dung” cung cấp lời giải thích cô đọng hơn về mội trường nội dung Abhidhamma nhưng bỏ qua mội trường nội dung Suttanta.

2.      Vibhaṅga (Sách của Phân tích)

3.      Dhātukathā (Nghị luận về những yếu tố)

4.      Puggalapaññatti (Những Khái Niệm Về Những Cá Nhân)

5.      Kathāvatthu (Những Điểm Tranh Luận)

6.      Yamaka (Sách củaTừng Cặp)

7.      Paṭṭhāna (Sách của Những Quan Hệ Có Điều Kiện), có lẽ là tá phẩm quan trọng nhất của Abhidhamma Pitaka và do đó theo truyền thống được chỉ định là “Đại Luận” (Mahāpakarana). Đồ sộ về mức độ cũng như nội dung, bộ sách gồm năm tập với tổng cộng 2500 trang trong ấn bản Hội đồng thứ sáu bằng chữ Burma. Mục đích của Paṭṭhāna là áp dụng sơ đồ hai mươi bốn quan hệ điều kiện của nó cho tất cả những hiện tượng được kết hợp trong mội trường nội dung Abhidhamma. Mặc dù trong dạng những bảng liệt kê và khô khan của nó, ngay cả từ một quan điểm nhân văn “không tôn giáo”, Paṭṭhāna có thể dễ dàng đủ tiêu chuẩn là một trong những sản phẩm thực sự qui mô tráng lệ của trí óc con người, kinh ngạc về tầm nhìn rộng, tính nhất quán chặt chẽ và sự dày công chú ý chăm chỉ của nó với chi tiết. Đối với nền Theravāda chính thống, đó là bằng chứng hùng hồn nhất cho sự toàn giác của Đức Phật.

Trong số này, DhammasaṅgaṇiPaṭṭhāna được xem là quan trọng nhất. Theravāda cho rằng chính đức Phật đã dạy Abhidharma cho mẹ ngài là hoàng hậu Maya và những Devas khác trên Trời Tāvatiṁsa, và sau đó những lời dạy này được lập lại cho Shariputra). Lưu ý: Tạng Abhidharma của Sarvāstivāda và Theravāda đều gồm 7 văn bản, nhưng chúng hoàn toàn khác nhau. Frauwallner cũng ghi nhận một liên hệ tiềm tàng giữa chương 6 của kinh Prakaranapada và chương 3 & 4 của Dhamma– Sangani

 

Giai đoạn Sarvāstivāda hậu kinh điển:

Mahavibhasa hay Abhidharma-mahāvibhāṣā, – “Đại Bình Luận (Tì bà sa Luân)” (T 1545) (thế kỷ 2 CN) – tác giả gán cho Katyāyāniputra.

Abhidharmamrtarasa: 'The Taste of the Deathless' của Ghosaka (T1553)

Abhidharmahṛdaya: 'The Heart of Abhidharma' của Dharmasri (T1550) (thế kỷ 1 -2 CN)

Abhidharma – hrdaya -sastra: “Abhidharma Tâm Luận” của Upasanta (T1551)

Saṃyuktābhidharmahṛdaya: “Abhidharma Tâm Luận với những bổ sung khác” (tức là Abhidharmahrdayavyakhya) của Dharmatrata (thế kỷ 4 CN) (T1552)

[ba văn bản kể sau từ Gandhara – quê gốc của Vasubandhu]

Abhidharmakośa-bhasyam – “Kho tàng của Abhidharma (& Chú giải)” là bình luận Abhidharmakośakārikā của Vasubandhu (thế kỷ 5 CN) (những bản dịch khác nhau: T1558: Huyền Trang dịch; T1559: Paramartha dịch; T1560: chỉ nhhững luật trong vắn tắt (kārikā Huyền Trang dịch) (thế kỷ 5 CN)

Nyayanusara – “phù hợp với sự thật” bởi Samghabhadra (thế kỷ 5 CN) (một bình luận trên Kosa bảo vệ những lập trường Vaibhasika vốn Kosa bác bỏ) (T1562) (thế kỷ 5 CN)

Abhidharmavatara * – “Dẫn nhập vào Abhidharma” của Skandhila (T1554) (thế kỷ 5 CN)

Abhidharma-Dipa – “Đèn của Abhidharma” (vô danh) (một bình luận khác trên Kosa bảo vệ những lập trường Vaibhasika chính thống)

Tattvartha-tika – của Sthiramati (học trò của Vasubandhu) (thế kỷ 6 CN) (T1561)

Abhidharmakośa-vyakhya – “Bình luận trên Abhidharmakośa” của Yaśomitra (tức Sphuṭārthā Commentary) (những bài bình luận duy nhất còn giữ được trong Sanskrit) (thế kỷ 6 CN?)

Nhiều bình luận quan trọng được biên soạn thêm ở India, Tàu, Tibet và Japan

 

Giai đoạn Theravāda hậu kinh điển

 

Atthasālinī: “Khai Triển/Trình Bày” hay “Cung cấp Ý nghĩa”, bình luận trên Dhammasaṅgaṇi – được gán cho Buddhaghosa)

Vimuttimagga: “Giải thoát đạo luận” của Upatissa

Visuddhimagga: “Thạnh Tịnh đạo Luận” của Buddhaghosa (thế kỷ 5 CN.)

Abhidhammattha-saṅgaha: “Tóm tắt Ý nghĩa của Abhidhamma” (Thắng Pháp Tập Yếu Luận) của Anuruddha (khoảng thế kỷ 10t - 11 CN), một yếu lược, hay tiêu chuẩn, rất phổ biến, của của truyền thống văn học Abhidhamma Theravāda.

 

Những thế hệ sau này đã soạn thảo những bình luận về kinh điển Abhidharma và giới thiệu những hướng dẫn thực hành nhiều loại để giải thích những căn bản trọng yếu của những kinh điển Abhidharma. Những văn bản sau kinh điển này là công trình của chỉ một tác giả (luận sư) và trưng bày những lập trường tranh luận đã khai triển đầy đủ và thế giới quan của trường phái tương ứng của họ. Phần lớn hệ thống Theravāda Abhidhamma gồm trong Visuddhimagga (Thanh Tịnh Đạo Luận 清淨道論, thế kỷ V) của Buddhaghosa. Những hướng dẫn giới thiệu khác là Abhidhammāvatāra (Nhập A Bì Đạt Ma Luận 入阿毘達磨論) của Buddhaadatta (thế kỷ V) và Abhidhammatthasaṅgaha (Thắng Pháp Tập Yếu Luận 勝法集要論) của Anuruddha (thế kỷ XII).

Trong truyền thống Sarvāstivāda, những bản dịch tiếng Tàu, một bình luận Abhidharma được biết đến nhiều nhất là Mahāvibhāṣā (gốc Vaibhāṣika). Tuy nhiên, hướng dẫn Sarvāstivāda có ảnh hưởng lớn với đạo Phật Mahāyāna và Tibet sau này là Abhidharmakośakārikā (A Tì Đạt Ma Câu Xá Luận 毗達磨俱舍論 thế kỷ V) của Vasubandhu. Sau là Nyāyānusāra (A Tì Đạt Ma Thuận Chánh Lí Luận 阿毘達磨順正理論) của Saṅghabhadra, cùng thời với Vasubandhu. tái lập quan điểm Sarvāstivāda chính thống, một trong những tác phẩm cuối cùng còn sống sót của trường phái Sarvāstivāda.

Ở một mức độ nào đó, Abhidharmakośakārikā và những chú giải của nó chấm dứt vào cuối “thời kỳ Abhidharma”. Trong thế kỷ thứ 6, Đạo Phật India đã từ bỏ nhiều khuynh hướng tiếp cận Abhidharma của nó và hướng tới logic học và nhận thức học trong những công trình của của Dignaga và Dharmakirti. 

Ở nước Tàu, những nghiên cứu về Abhidharma đã hoạt động mạnh mẽ từ bản dịch đầu tiên của những văn bản Abhidharma của những Sarvāstivādins, khoảng 380-400 CN. Bản dịch Abhidharmakośakārikā của Xuanzang, hoàn thành vào năm 654, (thay thế bản dịch của Kosa của Paramartha đã thực hiện khoảng năm 564) đã làm mới lại nghiên cứu Abhidharma ở nước này, từ thời điểm đó trở đi, hoạt động bận rộn chủ yếu là với việc soạn những bình luận trên Kosa . Những nghiên cứu về Abhidharma đã giảm ở Tàu vào thế kỷ thứ 10 và 11. Hầu hết những hoạt động Abhidharma ở Tàu, Tibet và Japan bao gồm những bài bình luận về KosaKosa về cơ bản đã trở thành đồng nghĩa với Abhidharma cho những truyền thống Đạo Phật về sau.