Thursday, September 19, 2013

Richard Dawkins - Huyễn Tưởng Gót (06)


Huyễn Tưởng Gót
Richard Dawkins
(The God Delusion)








Chương 3
Những luận chứng cho hiện hữu của Gót


Một ghế giáo sư dạy môn học về Gót không nên có chỗ trong cơ chế của chúng ta. 
THOMAS JEFFERSON 


Những biện luận chứng minh cho hiện hữu của Gót đã được những người chuyên học về gót – những nhà gót học – ghi thành hệ thống điển luật từ hàng thế kỷ, và được những người khác chuyền thêm vào, gồm cả những hiểu sai lầm là từ “nhận thức phổ thông” đem lại.


Những “bằng chứng” của Thomas Aquinas

Năm “bằng chứng” Thomas Aquinas [1] đã xác quyết ở thế kỷ mười ba không chứng minh được bất cứ gì, và dễ dàng – dù tôi do dự để nói thế, trước danh tiếng của ông – bóc trần để phơi bày chúng rỗng tuếch. Ba luận chứng đầu chỉ là những cách nói khác nhau về cùng một điều, và chúng có thể gộp chung lại để cùng xem xét với nhau. Tất cả bao gồm một chuỗi thoái lùi vô tận (infinite regress) – trả lời một câu hỏi này lại đưa lên một câu hỏi khác, trước khi đến câu hỏi đó, và cứ như thế tiếp tục mãi mãi không dứt [2].

1. Khởi động Bất động. Không gì chuyển động mà không có một khởi động đằng sau nó. Điều này dẫn chúng ta đến một thoái lùi, từ đó độc nhất thoát ra là Gót. Một gì đó đã phải làm chuyển động đầu tiên, và một-gì-đó như thế chúng ta gọi là Gót.

2. Nguyên nhân không có nguyên nhân. Không gì thì gây ra bởi tự nó. Tất cả mỗi hiệu quả đều có một nguyên nhân trước đó, và một lần nữa chúng ta bị đẩy trở lại vào sự thoái lui. Điều này phải được chấm dứt bằng một nguyên nhân đầu tiên, mà chúng ta gọi là Gót.

3. Luận chứng Vũ trụ. Đã phải có một thời gian khi ấy chưa có những sự-vật vật chất. Nhưng bây giờ, có những sự-vật vật chất, nên phải có một gì đó không-vật chất để mang chúng vào thành có, và một-gì-đó như thế chúng ta gọi là Gót. [3]

Tất cả ba lập luận này dựa trên ý niệm về một thoái lùi, và gọi đến Gót để chấm dứt nó. Chúng làm sự giả định hoàn toàn không có bảo đảm rằng bản thân Gót thì được miễn nhiễm với sự thoái lùi. Ngay cả nếu chúng ta cho phép có sự hiếm hoi đáng ngờ của sự tự ý tùy tiện hô hoán phù thủy gọi lên một kẻ kết liễu một chuỗi chạy lùi vô tận, và cho nó một tên gọi, chỉ đơn giản vì chúng ta cần một chấm dứt, tuyệt đối không có lý do nào để phú cho kẻ kết liễu đó một bất kỳ nào của những thuộc tính thường lệ vẫn gán cho Gót: toàn năng, toàn trí, toàn thiện, sáng tạo trong xếp đặt trù liệu,... đó là chưa nói gì đến những thuộc tính của con người như: nghe cầu nguyện, tha tội lỗi và đọc những suy nghĩ riêng tư sâu tối nhất bên trong. Nhân đây nói thêm, nó đã không thoát khỏi sự ghi nhận của những nhà lôgích rằng sự toàn trí và sự toàn năng không thể có đồng thời, chúng xung khắc nhau. Nếu Gót là toàn trí, ông đã phải xong xuôi biết trước là ông sẽ can thiệp thế nào để thay đổi giòng chảy lịch sử, dùng sự toàn năng của ông ta. Nhưng điều đó có nghĩa là ông không thể đổi ý định của mình về sự can thiệp của mình, có nghĩa là ông thì không toàn năng [4]. Karen Owens đã tóm bắt nghịch lý nhỏ tinh tế này trong vần điệu dí dỏm:

Có thể nào Gót toàn trí, là kẻ
Biết trọn tương lai, tìm thấy
Kẻ toàn năng, để
Thay đổi tâm trí tương lai của ông?

Quay về với sự thối lui vô hạn, và sự kêu gọi tào lao vô hiệu đến Gót để kết liễu nó, có một điều hà tiện, dựng trò ảo thuật thì ít tốn kém hơn nhiều, như nói, có một “vụ nổ lớn độc nhất khác thường”, hoặc một vài khái niệm vật lý khác vẫn còn chưa được biết rõ. Gọi nó là Gót thì có khéo nhất chỉ đến không giúp được gì, và tệ nhất thì đưa đến hiểu lầm tai hại. Công thức vô nghĩa làm món thịt cốt lết vụn của Edward Lear mời chúng ta hãy “Mua một vài miếng thịt bò dài, và sau khi đã cắt chúng thành những miếng nhỏ nhất có thể cắt được, tiến hành cắt chúng lại vẫn còn nhỏ hơn nữa, tám hoặc có lẽ chín lần” [5]. Một vài thối lui quả có lùi dần đến một chấm dứt tự nhiên. Trước đây, những nhà khoa học đã vẫn tự hỏi điều gì sẽ xảy ra nếu bạn có thể cắt, như hãy nói thí dụ, vàng vào thành những mảnh nhỏ nhất có thể được. Tại sao bạn không cắt làm đôi một trong những mảnh đó và tạo ra mẩu vàng lại còn nhỏ hơn nữa? Sự thối lùi trong trường hợp này thì dứt khoát sẽ dừng lại ở atom. Mảnh nhỏ nhất của vàng là một nucleus gồm chính xác 79 proton, và một số neutron nhiều hơn một chút, với sự tham dự của một bầy 79 electron. Nếu bạn “cắt” vàng thêm nữa, sau mức của một atom, bất cứ gì khác mà bạn có được, nó thì không còn là vàng. Atom đem lại một chấm dứt tự nhiên với thối lui thuộc loại giống như thịt cốt lết cắt vụn. Chắc chắn không có cách thức nào rõ ràng rằng Gót đem lại một chấm dứt tự nhiên cho những thối lui của Aquinas. Đó là nói thế cho nhẹ nhàng, như chúng ta sẽ thấy sau này. Chúng ta hãy cùng tiếp, xuống danh sách của Aquinas.

4. Luận chứng từ Mức độ. Chúng ta ghi nhận rằng những sư-vật-việc trong thế giới khác biệt nhau. Có những mức độ, hãy tạm nói, về sự tốt lành hay sự toàn hảo. Nhưng chúng ta phán đoán những mức độ này chỉ bằng cách so sánh với một cực đại tuyệt đối. Con người có thể có cả tốt và xấu, vì vậy sự tốt lành cực đại tuyệt đối không thể nằm trong chúng ta. Do đó phải có một vài cực đại tuyệt đối khác để lấy làm tiêu chuẩn cho sự toàn hảo, và chúng ta gọi cực đại tuyệt đối đó là Gót.

Đó mà là một biện luận với dẫn chứng? Bạn cũng có thể nói tương tự, người ta khác nhau trong sự khẳm mùi hôi thối, nhưng chúng ta chỉ có thể so sánh bằng cách tham chiếu về một toàn hảo cực đại tuyệt đối khẳm mùi hôi thối có thể mường tượng ra được. Do đó phải hiện hữu một kẻ lẫy lừng quán thế có một không hai khẳm mùi hôi thối sẵn có trước, và chúng ta gọi kẻ này là Gót. Hoặc thay thế bất kỳ kích thước của so sánh nào mà bạn thích, và như thế, rút ra được một kết luận tương đương cũng ngốc ngếch ngu xuẩn như vậy.

5. Luận chứng cứu cánh, hay Luận chứng thiết kế. Những sự vật trong thế giới, đặc biệt là những sinh vật, nhìn như thể chúng được thiết kế [6]. Không gì mà chúng ta biết, nhìn như được thiết kế, trừ khi nó được thiết kế. Do đó, phải từng có một nhà thiết kế, và chúng ta gọi ông này là Gót [7]. Nguyên Aquinas đã dùng loại suy với thí dụ một mũi tên bay về hướng một mục tiêu, nhưng một tên lửa hiện đại, loại tìm-nhiệt chống máy bay, đã có thể vừa vặn hơn với chủ đích của ông.

Luận chứng dựa trên sự thiết kế là luận chứng duy nhất ngày nay vẫn còn dùng thường xuyên, và đối với nhiều người, nó vẫn còn nghe lọt tai như cú đánh cuối cùng để hạ đối thủ đo ván. Darwin lúc trẻ đã cảm nhận nó như có giá trị, khi theo học chương trình cử nhân ở Cambridge, ông đọc nó trong quyển Gót học Tự nhiên của William Paley [8]. Nhưng không may cho Paley, Darwin trưởng thành đã tiêu hủy nó tan tành. Có lẽ đã chưa bao giờ từng có một sự tàn phá vào tin tưởng phổ thông, đánh nó tan tành bằng lý luận thông minh, nhiều hơn so với sự hủy diệt của Charles Darwin đem lại với luận chứng thiết kế. Nó đã là quá bất ngờ. Nhờ Darwin, thôi không còn đúng nữa khi nói rằng không gì mà chúng ta biết, nhìn có vẻ đã thiết kế, trừ khi nó đã được thiết kế. Sự tiến hóa bởi sự chọn lọc tự nhiên đem cho một hình ảnh thay thế tuyệt vời của sự thiết kế, dựng lên những chiều cao phi thường của phức tạp và thanh lịch sang trọng. Và trong số những lẫy lừng này của giống-như-có-thiết kế là hệ thống thần kinh – trong những thành tích nhiều khiêm tốn nhất của chúng – biểu hiện hành vi săn tìm mục tiêu, ngay cả trong một loài côn trùng tí hon, nó giống như một tên lửa tìm-nhiệt phức tạp tinh xảo hiện đại, nhiều hơn là một mũi tên đơn giản nhắm tới mục tiêu. Tôi sẽ trở lại luận chứng thiết kế trong Chương 4.

Luận chứng bản thể và những Luận chứng tiên nghiệm khác

Những luận chứng về Gót hiện hữu rơi vào trong hai loại chính, loại tiên nghiệm và loại hậu nghiệm. Năm luận chứng của Thomas Aquinas là những luận chứng hậu nghiệm, dựa trên sự xem xét thế giới. Nổi tiếng nhất trong những lập luận tiên nghiệm, những luận chứng thuần túy chỉ dựa trên sự suy luận lúc chống tay vắt trán ngồi trong ghế bành, là luận chứng bản thể, được thánh chiên Anselm của Canterbury đưa ra năm 1078, và từ đó đã được nhiều triết gia phát biểu lại dưới những hình thức khác nhau. Một khía cạnh kỳ lạ của luận chứng của Anselm là nguyên thủy nó đã không phải để nói với con người, nhưng với chính Gót, dưới hình thức một lời cầu nguyện (bạn sẽ nghĩ rằng bất kỳ thực thể nào có khả năng lắng nghe một lời cầu nguyện sẽ không cần đến sự thuyết phục về sự hiện hữu của chính mình). [9]

Điều có thể hình thành trong đầu được, Anselm nói, về một hữu thể mà so với nó không gì lớn hơn có thể hình thành trong óc được. Ngay cả một người không-tin-có-gót có thể hình thành trong đầu được một hữu thể tột bực như vậy, mặc dù người này sẽ phủ nhận sự hiện hữu của nó trong thế giới thực tại. Tuy nhiên, luận chứng tiếp tục, một hữu thể mà không hiện hữu trong thế giới thực tại, bởi chính sự kiện đó, thì kém toàn hảo hơn. Do đó, chúng ta có một sự mâu thuẫn, và đây “úm ba la” thế là, Gót hiện hữu!

Hãy để tôi chuyển luận chứng trẻ con này vào ngôn ngữ thích hợp, đó là ngôn ngữ trong sân chơi của trẻ con:
“Cá với đằng ấy là tớ có thể chứng minh được Gót hiện hữu.”
“Cá đấy, đằng ấy không thể làm được đâu.”
“Vậy đây này, hãy tưởng tượng cái điều hoàn hảo hoàn hảo hoàn hảo nhất mà có thể tưởng tượng được”
“Được rồi, bây giờ gì nữa? “
“Bây giờ, có phải cái điều hoàn hảo hoàn hảo toàn hảo là có thực? nó có hiện hữu không? “
“Không, nó chỉ trong đầu tớ. “
“Nhưng nếu như nó có thực thì nó sẽ lại còn càng hoàn hảo hơn, vì một điều thực sự… thực sự… hoàn hảo sẽ phải là tốt hơn một điều tưởng tượng vừa ngớ ngẩn vừa cũ mèm. Như thế, tớ đã chứng minh rằng Gót hiện hữu. Na Nà Ná Na Nà !!!. Tất cả những kẻ không-tin-có-gót là những tên ngu dại.”

Trong lối của tự-cho-là-mình-biết-tất-cả kiểu trẻ con, tôi đã thận trọng chọn từ “ngu dại” của tôi. Chính Anselm đã trích câu thơ đầu tiên của Psalm 14, “Kẻ ngu dại đã nói trong lòng nó, không có Gót” [10], và ông đã có sự khiếm nhã dùng “kẻ ngu dại” (Latin: insipiens) [11] để chỉ người không-tin-có-gót giả tưởng của ông:

Do đó, ngay cả kẻ ngu dại thì cũng thuyết phục được rằng một gì đó hiện hữu trong sự hiểu biết, ít nhất, rằng cái mà không có gì lớn hơn có thể mường tượng trong đầu được. Bởi vì, khi hắn nghe nói điều này, hắn hiểu nó. Và bất cứ điều gì mà hiểu được, thì hiện hữu trong sự hiểu biết. Và bảo đảm rằng, với cái mà không gì lớn hơn có thể mường tượng trong đầu được, thì nó không thể hiện hữu một mình chỉ trong sự hiểu biết. Bởi vì, giả định rằng nó hiện hữu chỉ trong sự hiểu biết mà thôi: sau đó, nó có thể mường tượng trong đầu được là hiện hữu trong thực tại, vốn nó-đó thì lớn hơn.

Ngay chính cái ý tưởng rằng những kết luận lớn lao có thể theo đến từ trò bịp bợm của kẻ cãi chữ bẻ nghĩa loại giống như thế đó làm chướng tai gai mắt tôi về mặt thẩm mỹ, vì vậy tôi phải cẩn thận đừng có truyền loan đi những từ như “ngu dại”. Bertrand Russell (không “ngu dại”) đã nói một cách lý thú, “Cảm thấy thuyết phục rằng [Luận chứng bản thể] phải là ngụy biện là điều dễ dàng hơn tìm xem ngụy biện nằm chính xác ở chỗ nào”. Chính Russell, khi là một người trẻ tuổi, đã ngắn ngủi bị nó thuyết phục:

Tôi nhớ thời điểm chính xác, một ngày vào năm 1894, lúc tôi đương đi bộ dọc theo đường Trinity, khi tôi thấy trong một nháy mắt (hoặc đã nghĩ tôi đã thấy) rằng luận chứng bản thể là hợp lệ. Tôi đã đi ra ngoài để mua một hộp thuốc lá, trên đường trở về, đột nhiên tôi tung nó lên không, và kêu lên khi tôi chụp lấy nó: “Chết chửa kìa! luận chứng bản thể thì hợp lệ và hợp lý”.

Tại sao, tôi tự hỏi, ông đã không nói một điều gì đó, loại như: “Chết chửa kìa! luận chứng bản thể thì có vẻ như là hợp lý. Nhưng không phải hay sao là điều đó thì quá thể tốt để mà có thể là đúng cho được, rằng một sự thật lớn lao về vũ trụ lại sẽ chỉ đến từ một trò chơi chữ mà thôi hay sao? Tốt hơn là tôi nên bắt đầu làm việc để giải quyết những gì có lẽ là một nghịch lý như những nghịch lý của Zeno”. Người Hylạp đã có một thời khó khăn không hiểu được qua những bằng chứng của Zeno, rằng Achilles sẽ không bao giờ đuổi kịp con rùa [12]. Nhưng họ đã có cảm thức để không vội kết luận rằng, do thế Achilles thực sự sẽ không bắt kịp con rùa. Thay vào đó, họ đã gọi nó là một nghịch lý, và đã chờ đợi những thế hệ những nhà toán học sau này sẽ giải thích nó (và quả vậy, như là nó đã thành ra, lý thuyết chuỗi vô hạn hội tụ về một giá trị giới hạn). Bản thân Russell, dĩ nhiên, đã là đầy đủ khả năng như bất cứ ai để hiểu tại sao không nên tung hộp thuốc lá lên không để đón mừng sự thất bại của Achilles không đuổi kịp con rùa. Tại sao ông không thực hiện cùng một thận trọng đó với Anselm? Tôi ngờ rằng ông là một người không-tin-có-gót có đầu óc hết sức công bình đến quá đáng, ông quá mong muốn để được vỡ mộng, nếu như lôgích xem dường như đòi hỏi điều đó [13]. Hoặc có lẽ là câu trả lời nằm ở một vài điều gì đó chính Russell đã viết vào năm 1946, rất lâu sau khi ông đã “kêu la” với luận chứng bản thể:

“Câu hỏi thực là: Liệu có bất cứ gì chúng ta có thể nghĩ về nó, bởi sự kiện chỉ đơn thuần rằng chúng ta có thể nghĩ về nó, thì được cho thấy hiện hữu bên ngoài suy nghĩ của chúng ta hay không? Tất cả mọi triết gia sẽ thích nói là , vì công việc của một triết gia là tìm ra những điều về thế giới bằng cách suy nghĩ hơn là bằng quan sát. Nếu ‘có’ là câu trả lời đúng, có một cây cầu bắc từ suy nghĩ thuần khiết đến những điều đó. Nếu không, không có”.

Cảm giác của riêng tôi, về mặt ngược lại, sẽ là một nghi ngờ tự động sâu xa trước bất kỳ một dòng nào của lý luận mà đạt đến một kết luận trọng đại loại như vậy, nhưng lại không đưa vào một mảnh dù độc nhất nào của dữ liệu từ thế giới thực tại. Có lẽ điều đó trỏ ra không gì hơn rằng tôi là một nhà khoa học chứ không phải là một triết gia. Những triết gia trong những thế kỷ tiếp theo, đã thực sự đã tiếp nhận lập luận bản thể và xem xét nó nghiêm túc, với cả hai phía chống và thuận. Triết gia không-tin-có-gót J. L. Mackie đưa ra một thảo luận đặc biệt rõ ràng trong Phép lạ của thuyết Tin-có-gót. Tôi có ý muốn nói như một lời khen khi tôi nói rằng bạn gần như có thể định nghĩa một triết gia như một người sẽ không nhận ý thức thông thường để làm một câu trả lời.

Những phản bác dứt khoát nhất với luận chứng bản thể được thường quy về những triết gia David Hume (1711-1776) và Immanuel Kant (1724-1804). Kant đã xác định được trò gian, dấu quân bài sâu trong ống tay áo của Anselm, trong sự giả định trơn tuột của ông này rằng “hiện hữu” thì “hoàn hảo” hơn là không-hiện hữu. Triết gia người Mỹ Norman Malcolm giải thích nó như thế này: “Lý luận rằng hiện hữu là một sự hoàn hảo là dị hợm đáng nói. Nó có ý nghĩa và là đúng thật để nói rằng cái nhà tương lai của tôi sẽ là một cái nhà tốt hơn, nếu nó có tường cách nhiệt, hơn là nếu nó không có tường cách nhiệt; nhưng có thể có nghĩa lý gì để nói rằng nó sẽ là một cái nhà tốt hơn, nếu nó hiện hữu hơn là nếu nó không-hiện hữu” [14]. Một triết gia khác, người Australia, Douglas Gasking, nói đúng ngay trọng tâm vấn đề, với “bằng chứng Gót không hiện hữu” mỉa mai của ông (triết gia đồng thời với Anselm là Gaunilo đã đề nghị một chứng minh bằng giả định phi lý có phần tương tự). [15]

  1. Sự sáng tạo thế giới là thành quả tuyệt vời nhất có thể tưởng tượng được.
  2. Đáng khen trong thành quả là sản phẩm của (a) phẩm chất nội tại của nó, và (b) khả năng của người sáng tạo ra nó.
  3. Sự khuyết tật (hoặc tàn tật) càng lớn của người sáng tạo, thành quả càng gây cảm kích mạnh mẽ hơn.
  4. Một người sáng tạo với khuyết tật kinh khủng nhất sẽ không hiện hữu.
  5. Vì vậy, nếu chúng ta giả sử rằng vũ trụ là sản phẩm của một người sáng tạo có hiện hữu, chúng ta có thể mường tượng trong đầu một hữu thể lớn hơn– cụ thể là, một người đã tạo ra tất cả mọi thứ trong khi người ấy không hiện hữu.
  6. Một Gót hiện hữu do đó sẽ không là một hữu thể lớn hơn cái mà một gì lớn hơn không thể mường tượng trong đầu được, vì ngay cả một kẻ sáng tạo ghê gớm hơn và không thể tin được hơn sẽ là một Gót mà không hiện hữu.
Do đó:
  1. Gót không hiện hữu.

Chẳng phải nói, Gasking đã không thực sự chứng minh rằng Gót không hiện hữu. Bởi những lý do tương tự, Anselm đã không chứng minh được rằng Gót có hiện hữu. Sự khác biệt duy nhất là Gasking đã bỡn cợt có chủ đích. Vì như ông đã nhận thấy, hiện hữu hay không hiện hữu của Gót là một câu hỏi quá lớn để được quyết định bởi “trò ảo thuật biện chứng”. Và tôi không nghĩ rằng sự xử dung không bám vào đâu, trơn trượt lấy hiện hữu như một chỉ số của sự hoàn hảo đã là điều tồi tệ nhất trong số những lúng túng khó khăn của luận chứng. Tôi đã quên những chi tiết, nhưng tôi một lần làm tức giận một hội họp của những nhà gót học và triết học bằng cách phỏng theo luận chứng bản thể để chứng minh rằng những con lợn có thể bay. Họ đã cảm thấy cần thiết dùng đến Lôgích Modal [16] để chứng minh rằng tôi đã sai.

Luận chứng bản thể, giống như tất cả những luận chứng tiên nghiệm cho sự hiện hữu của Gót, làm tôi nhớ đến ông già trong Point Counter Point của Aldous Huxley, người đã khám phá ra một bằng chứng toán học về sự hiện hữu của Gót:

Bạn biết công thức, m trên số không (m/0) bằng vô cực (∞), m là một số dương bất kỳ? Vâng, tại sao không đơn giản phương trình bằng cách nhân cả hai bên với số không. Trong trường hợp này bạn có m bằng vô cực nhân số không (m = ∞ x 0). Đó là để nói rằng một số dương là số nhân thành của số không và vô cực. Không phải rằng điều đó chứng minh sự sáng tạo của vũ trụ bằng một quyền lực vô hạn lấy ra từ không-gì? Phải không?

Hoặc có cuộc tranh luận xấu tiếng trong thế kỷ mười tám về sự hiện hữu của Gót, khởi lên từ nữ hoàng Catherine giữa Euler, nhà toán học Swiss, và Diderot, nhà học giả bách khoa của thời Ánh Sáng. Sùng đạo Euler dẫn đầu vượt qua không-tin-có-gót Diderot, và đưa ra thách thức: “Thưa ông, (a + b lũy thừa n) / n = x, do đó Gót hiện hữu. Hãy trả lời đi!”. Diderot đã nhút nhát rút lui, và trong một chuyện kể, ông đã rút lui tuốt về tận nước Pháp của ông.

Euler đã dùng những gì có thể được gọi là Lập luận từ lấy Khoa học làm mù mắt (trong trường hợp này là toán học). David Mills, trong Vũ trụ của người Không-tin-có-gót, ghi lại một cuộc phỏng vấn trên radio của ông bằng với một người phát ngôn mộ đạo, những người đã dùng Luật Bảo tồn về năng lượng-vật chất [17] trong một nỗ lực kỳ quặc không hiệu quả, cố đem khoa học ra để làm mù người ta: “Vì chúng ta tất cả được tạo dựng bởi vật chất và năng lượng, không phải là nguyên lý khoa học đó đem lại sự tín nhiệm vào một tin tưởng tin vào sự sống vĩnh cửu?” Mills đã trả lời với nhiều kiên nhẫn và lịch sự hơn là tôi nếu như trong trường hợp đó, vì những gì người phỏng vấn đã nói, dịch sang tiếng Anh, chẳng gì hơn là: “Khi chúng ta chết, không có atom nào trong cơ thể của chúng ta (và không có năng lượng nào) bị mất. Vì vậy, chúng ta thì bất tử !”.

Ngay cả tôi, với kinh nghiệm lâu dài của tôi, tôi chưa bao giờ gặp phải suy nghĩ mơ tưởng không-thực cho thành thực đến ngớ ngẩn như vậy. Tuy nhiên, tôi đã gặp rất nhiều những “chứng minh” tuyệt vời, thu tập ở http://www.godlessgeeks.com/LINKS/ GótProof.htm, một danh sách khôi hài giàu có của “Hơn ba trăm chứng minh về “Sự hiện hữu của Gót”. Dưới đây là một nửa tá-vui nhộn, bắt đầu với chứng minh số 36.

36. Luận chứng từ sự tàn phá không trọn vẹn: Một chiếc máy bay bị rơi giết chết 143 hành khách và đoàn phi hành. Nhưng một đứa trẻ sống sót chỉ bị độ bỏng thứ ba. Vì thế Gót hiện hữu.

37. Luận chứng từ những thế giới có thể có: Nếu mọi thứ đã là khác biệt, sau đó mọi thứ sẽ khác biệt. Như thế thì sẽ là xấu. Vì thế Gót hiện hữu.

38. Luận chứng từ Ý chí mạnh mẽ mà thôi: Tôi thực tin vào Gót! Tôi quả thực tin vào Gót! Tôi tin, tôi tin. Tôi thực tin vào Gót! Vì thế Gót hiện hữu.

39. Luận chứng từ Sự-không-tin-tưởng: Phần lớn dân chúng thế giới là những người không tin theo đạo Kitô. Đây đúng là những gì quỉ Satan đã dự định. Vì thế Gót hiện hữu.

40. Luận chứng từ Kinh nghiệm sau khi chết: X đã chết như một người không-tin-có-gót. Ông bây giờ nhận ra sai lầm của mình. Vì thế Gót hiện hữu.

41. Luận chứng từ tống tiền bằng tình cảm: Gót yêu thương bạn. Làm thế nào bạn có thể nhẫn lòng vô tâm như vậy là không tin vào ông ta? Vì thế Gót hiện hữu.[18]


Luận chứng từ cái Đẹp

Một nhân vật khác trong tiểu thuyết của Aldous Huxley vừa mới nói đến, đã chứng minh sự hiện hữu của Gót bằng cách mở máy hát quay đĩa, cho chơi bản tứ tấu khúc đàn dây của Beethoven, số 15 cung La thứ (“heiliger Dankgesang”). Chỉ nghe chuyện thôi cũng biết như thế sẽ không thuyết phục được chút nào, nhưng nó thực đại diện cho một giòng luận chứng phổ biến. Tôi đã từ bỏ, thôi không đếm số lần tôi nhận được những thách thức, nhiều hoặc ít hung dữ hơn: “Vậy, ông giải thích về Shakespeare thế nào? “ (Thay thế với những tên tuổi như Schubert, Michelangelo, vv... tùy ý thích), luận chứng như vậy sẽ là quá quen thuộc, tôi không cần ghi giữ nó làm tài liệu thêm nữa. Nhưng lôgích đằng sau nó thì không bao giờ nói rõ ra, và bạn càng nghĩ về nó bạn càng nhận ra nó là trống rỗng đến đâu. Rõ ràng những tứ tấu khúc viết cuối đời của Beethoven là cao siêu. Những bài sonnet của Shakespeare cũng thế. Chúng đều là tuyệt diệu nếu Gót thì có đấy, và chúng là tuyệt diệu nếu ông ấy không có đấy. Chúng không chứng minh sự hiện hữu của Gót, chúng chứng minh sự hiện hữu của Beethoven và của Shakespeare. Một nhạc trưởng lớn được khen là đã nói: “Nếu bạn đã có Mozart để nghe, tại sao bạn còn cần Gót?”.

Một lần, tôi đã từng là khách mời trong tuần của một chương trình radio ở Anh gọi là Đĩa nhạc cho đảo hoang [19]. Bạn phải chọn tám đĩa nhạc bạn sẽ mang theo với bạn, nếu bị bỏ lại trên một đảo hoang. Trong số lựa chọn của tôi là “Mache dich mein Herze rein” trong St Matthew Passion của Bach. Người phỏng vấn không thể hiểu làm sao tôi có thể chọn âm nhạc tôn giáo mà không là người sùng đạo. Bạn có thể cũng nói, làm sao bạn có thể thưởng thức Đỉnh gió hú [20] khi bạn biết hoàn toàn rõ ràng là Cathy và Heathcliff thực sự không bao giờ hiện hữu?

Nhưng có thêm một điểm mà tôi đã có thể muốn nêu lên, và cần phải được nêu lên thành vấn đề, bất cứ khi nào tôn giáo được đem ra ca ngợi, gán công trạng cho nó, hãy tạm nói, vì nhà nguyện Sistine hoặc bức họa Annuciation của Raphael. Ngay cả những họa sĩ lớn có tiếng tăm cũng phải kiếm sống, và họ sẽ nhận những đặt hàng vẽ tranh ở nơi nào là thấy biết có chúng. Tôi không có lý do để nghi ngờ về việc Raphael và Michelangelo là những người Kitô – Đã là quá đúng, vì đó là lựa chọn độc nhất trong thời của họ – nhưng sự kiện là gần như xảy ra cùng với một sự kiện khác. Tài sản khuếch xù của Hội nhà thờ đã làm nó đóng vai kẻ bảo trợ quan trọng, uy quyền và chi phối mỹ thuật. Nếu lịch sử đã xảy ra trong một cách khác, và Michelangelo đã được đặt vẽ tranh để sơn trần nhà cho một bảo tàng khổng lồ về Khoa học, không phải ông đã có thể tạo ra một gì đó ít nhất cũng gây cảm hứng như của Nhà nguyện Sistine? Buồn biết bao nếu chúng ta không bao giờ được nghe Mesozoic Synphony của Beethoven, hoặc opera The Expanding Universe của Mozart. Và thật là một hổ thẹn rằng chúng ta đã bị tước mất Evolution Ora torio của Haydn [21] – nhưng điều đó không ngăn chúng ta đừng vui hưởng bài Creation của ông. Để đi đến những luận chứng từ phía đối nghịch bên kia, như vợ tôi ớn lạnh nêu lên ý tưởng cho tôi thấy, những gì đã xảy ra nếu như Shakespeare đã bó buộc phải làm theo đơn đặt hàng của Hội nhà thờ? Chúng ta chắc chắn đã bị mất Hamlet, King LearMacbeth. Và chúng ta sẽ có được những gì trong bù trừ lại? Những thứ loại giống như những mơ tưởng đã tạo nên?? Có mà cứ mơ tiếp đi.

Nếu có một lập luận hợp lý liên kết hiện hữu của nghệ thuật lớn với hiện hữu của Gót, nó đã không được những người ủng hộ nó nói rõ ràng ra cho minh bạch. Nó chỉ đơn giản được giả định là tự hiển nhiên, vốn điều chắc chắn nhất là nó là không thế. Có thể sẽ còn để chờ để xem dị bản khác của luận chứng thiết kế: bộ óc âm nhạc của Schubert là một kỳ quan của điều không chắc sẽ có thể xảy ra; ngay cả còn nhiều hơn thế khi nói về con mắt của loài vật có xương sống. Hoặc, thấp kém hèn mọn hơn nhiều, có lẽ nó là một loại xử sự ghen tuông với những thiên tài. Làm sao một con người nào khác “dám” viết âm nhạc / thơ ca / nghệ thuật tuyệt vời như vậy, trong khi tôi không thể làm được? Nhất định phải là Gót đã làm ra nó.

Luận chứng từ kinh nghiệm cá nhân

Một trong những bạn thông minh và trưởng thành hơn của tôi, cùng thời học chương trình cử nhân, là người mộ đạo rất sâu xa, đi cắm trại trong vùng đảo thuộc Scotland. Vào giữa nửa đêm, trong lều của mình, ông và người bạn gái đã bị tiếng nói của ma quỷ – chính Satan – đánh thức; không thể nào có thể còn nghi ngờ: tiếng nói đã là trong mọi ý nghĩa đầy quỉ quái. Bạn tôi không bao giờ quên kinh nghiệm kinh hoàng này, và nó đã là một trong những yếu tố mà về sau đã đưa ông vào nhận chức thày chăn chiên. Tôi thời tuổi trẻ đã cảm kích sâu đậm bởi câu chuyện của anh ta, và trong một tụ tập thoải mái của những nhà động vật học ở Nhà trọ Rose and Crown, Oxford. Xảy ra là hai người trong số họ lại là những nhà kinh nghiệm chuyên môn nghiên cứu loài chim, và họ cười rống lên. “Manx Shearwater!” họ khoái trá cùng thốt lên thành điệp khúc. Một trong số họ nói thêm rằng những tiếng thét rú quỉ quái và quác quác của loài chim này đã thu lấy cho nó, trong những phần khác biệt của thế giới, và trong nhiều ngôn ngữ, những tên gọi như biệt hiệu ở mỗi địa phương là “Chim Ma quỉ”.[22]

Nhiều người tin vào Gót vì họ tin rằng họ đã nhìn thấy một hình ảnh của ông trong đầu mình – hay của một thiên thần, hay một trinh nữ trong màu xanh – với mắt riêng của họ. Hoặc Gót nói với họ trong đầu của họ. Luận chứng từ kinh nghiệm cá nhân này là một luận chứng thuyết phục nhất với những người tuyên bố đã có một. Nhưng nó là ít thuyết phục nhất với bất cứ ai nào khác, và bất cứ ai am hiểu tâm lý học.

Bạn nói rằng bạn đã trực tiếp có kinh nghiệm về Gót? Vâng, một vài người đã có kinh nghiệm về một con voi màu hồng, nhưng điều đó có lẽ không ghi khắc được gì sâu xa với bạn. Peter Sutcliffe, vẫn được biết đặc biệt dưới tên gọi là Kẻ xé xác người vùng Yorkshire, đã nghe rõ ràng tiếng Jesus nói với hắn để giết những phụ nữ, và hắn đã bị nhốt tù chung thân. George W. Bush nói rằng Gót đã bảo ông ta xâm lăng Iraq (một Gót vẫn nói là có đầy lòng xót thương nhưng đã không thèm hạ cố ban cho ông ta một vén-lên-cho-thấy rằng không có vũ khí hủy diệt hàng loạt). Có những cá nhân trong những nhà thương điên nghĩ rằng họ là vua thực Napoleon, hay là vua hề Charlie Chaplin, hoặc toàn thể thế giới thì đương âm mưu chống lại họ, hoặc họ có thể phát sóng những suy nghĩ của họ vào đầu những người khác. Chúng ta có thể khôi hài về họ, nhưng không nghiêm trọng tiếp nhận những tin tưởng bên trong của họ đã thổ lộ ra, phần lớn là vì không có nhiều người có cùng những kinh nghiệm đó. Kinh nghiệm tôn giáo có khác biệt chỉ ở chỗ số người tuyên xưng có chúng là rất đông đảo. Sam Harris đã không là quá cay độc khi ông viết, trong Đường cùng của Lòng tin tôn giáo [23]:

Chúng ta có những tên gọi cho những người là có nhiều tin tưởng mà chúng không có lý lẽ biện minh hợp lý trí. Khi những tin tưởng của họ được phổ biến hết sức, chúng ta gọi chúng là “tôn giáo”, nếu không thế, chúng có thể được gọi là “điên”, “loạn tâm thần” hay “huyễn tưởng”.. . Rõ ràng có sự tỉnh táo trong những con số đếm. Và tuy thế, nó đơn thuần chỉ là một tai nạn của lịch sử mà nó được coi là bình thường trong xã hội chúng ta để tin rằng đấng Tạo Hóa của vũ trụ có thể nghe được những suy nghĩ của bạn, trong khi là điều trưng bày cho thấy có chứng bệnh tâm thần nếu tin rằng ông ta đang thông tin với bạn bằng cách cho nước mưa gõ theo tín-hiệu-có-nghĩa-ngầm Morse vào cửa sổ phòng ngủ của bạn. Và như thế, trong khi những người sùng đạo, có người tôn giáo, thông thường không điên, nhưng những tin tưởng cốt lõi của họ tuyệt đối là điên hoàn toàn.

Tôi sẽ trở lại với chủ đề của những ảo tưởng trong Chương 10.

Bộ óc con người chạy một phần mềm tạo sự mô phỏng thượng hạng. Mắt của chúng ta không trình bày với bộ óc của chúng ta một ảnh chụp trung thành của những gì ở ngoài kia, hoặc một bộ phim chính xác về những gì đang diễn ra qua thời gian. Bộ óc của chúng ta xây dựng một mô hình liên tục được cập nhật: được bổ xuyết bằng những nhịp đập mang những tín-hiệu-có-nghĩa-ngầm trò chuyện chạy dọc theo những thần kinh thị giác, nhưng có tính xây dựng dù sao đi nữa. Những ảo ảnh thị giác là những nhắc nhở sinh động về điều này [24]. Một lớp chính của những huyễn tưởng, trong đó hình khối lập phương Necker là một thí dụ, phát sinh vì dữ liệu giác quan mà bộ óc nhận được là tương hợp với cả hai mô hình có thể thay thế lẫn nhau của thực tại. [25] Bộ óc, không có cơ sở cho sự lựa chọn một nào trong hai, nên hoán đổi liên tục xảy ra, và chúng ta kinh nghiệm một loạt những bật nhảy từ một mô hình bên trong này sang mô hình bên trong kia. Hình ảnh chúng ta đang nhìn, xuất hiện, như theo nghĩa đen của từ xuất hiện, bật qua và trở thành một-gì khác.

Phần mềm mô phỏng trong bộ óc thì đặc biệt khéo trong việc xây dựng những khuôn mặt và những giọng nói. Tôi có trên thành cửa sổ của tôi một mặt nạ Einstein bằng nhựa. Khi nhìn từ đằng trước, nó trông giống như một mặt rắn đặc, không có gì đáng ngạc nhiên. Điều đáng ngạc nhiên là, khi nhìn từ đằng sau – phía mặt rỗng – nó cũng giống như một mặt rắn đặc, và tri giác của chúng ta về nó quả thực là rất lạ lẫm. Khi người xem di chuyển quanh, khuôn mặt có vẻ đi theo – và không phải trong ý nghĩa yếu, không thuyết phục, rằng đôi mắt của Mona Lisa được cho là dõi theo bạn. Mặt nạ rỗng thực sự thực sự trông như thể nó đang chuyển động. Những ai là người trước đây chưa từng nhìn thấy ảo giác há hốc miệng thở vào với sửng sốt ngạc nhiên. Ngay cả còn lạ lùng hơn, nếu mặt nạ được đặt trên một bàn xoay từ từ quay, nó xuất hiện quay theo trong hướng đúng khi bạn đang nhìn vào bên mặt rắn đặc, nhưng trong hướng ngược lại khi bên rỗng đi vào tầm nhìn. Kết quả là, khi bạn xem sự chuyển đổi từ mặt này sang mặt kia, mặt sắp tới xuất hiện như “ăn” mặt ra đi. Nó là một ảo ảnh ngạc nhiên tuyệt đẹp, đáng bõ công vượt vài khó khăn để xem. Đôi khi bạn có thể gần mặt rỗng đến ngạc nhiên, và vẫn còn không “thấy” rằng nó là “thực sự” rỗng. Khi bạn thực nhìn thấy nó, một lần nữa có một bật qua bất ngờ, vốn có thể là đảo ngược được.

Tại sao nó xảy ra? Không có mánh khóe nằm trong sự xây dựng mặt nạ. Bất kỳ mặt nạ rỗng nào cũng sẽ làm điều đó. Mánh khóe lừa dối này thì tất cả ở trong bộ óc của những người xem. Phần mềm mô phỏng ở bên trong nhận dữ liệu chỉ định sự có mặt của một khuôn mặt, có lẽ không gì hơn ngoài hai con mắt, một mũi và một miệng trong khoảng những vị trí xấp xỉ gần đúng. Sau khi nhận được những manh mối sơ sài này, bộ óc làm phần còn lại. Phần mềm mô phỏng khuôn mặt bật vào hành động và nó dựng một mô hình đầy đủ của khuôn mặt rắn đặc, mặc dù thực tại đã trình bày cho hai mắt là một mặt nạ rỗng. Ảo giác của chuyển động quay sai hướng xảy ra (nó khá khó, nhưng nếu bạn nghĩ nó xuyên suốt cẩn thận, bạn sẽ xác nhận nó) vì quay ngược hướng là cách duy nhất để có nghĩa lý với những dữ liệu quang học khi một mặt nạ rỗng quay trong khi được xem nhận như là một mặt nạ rắn đặc [26]. Nó giống như ảo ảnh của một đĩa radar quay mà đôi khi bạn thấy tại những sân bay. Cho đến khi bộ óc não bật qua mô hình chính xác của những đĩa radar, một mô hình không chính xác được nhìn thấy xoay theo hướng sai, nhưng trong một cách như bị lé-mắt nhìn.

Tôi nói tất cả những điều này chỉ để chứng tỏ cho rõ khả năng ghê gớm của phần mềm chuyên giữ chức năng mô phỏng của bộ óc. Nó cũng có khả năng để dựng những “thị kiến” và những “thăm viếng” của thiên thần như “đúng thực” tột ̣bực nhất. Để mô phỏng một hồn ma, hay một thiên thần, hay một Trinh Nữ Maria sẽ là trò chơi trẻ con với phần mềm tinh tế phức tạp này. Và cùng một điều tương tự hoạt động trong thính giác. Khi chúng ta nghe một âm thanh, nó không phải đã được vận chuyển trung thành lên thần kinh thính giác, và truyền tiếp đến bộ óc như thể, bởi một máy nghe nhạc có độ âm thanh trung thực cao như của hiệu Bang và Olufsen. Cũng như với thị giác, bộ óc xây dựng một mô hình âm thanh, dựa trên dữ liệu thần kinh thính giác cập nhật liên tục. Đó là lý do tại sao chúng ta nghe thấy một kèn trumpet thổi bắn ra như là một nốt duy nhất, thay vì như là tổng hợp của những giai điệu thanh âm thuần túy đem cho nó tiếng càu nhàu âm đồng thau của nó. Một kèn clarinet chơi cùng một nốt nghe có âm “gỗ”, và kèn oboe cho một âm thanh “cao mảnh khảnh như cỏ ống”, vì những cân bằng khác nhau của những hòa âm. Nếu bạn cẩn thận vày vò với một máy tổng hợp âm thanh để mang lại những hợp âm riêng biệt của từng âm một, bộ óc nghe chúng như là một sự kết hợp của những thanh âm tinh khiết trong một thời gian ngắn, cho đến khi phần mềm mô phỏng của bộ óc “bắt nhận được nó”, và từ đó về sau chúng ta được kinh nghiệm là chỉ là một nốt nhạc duy nhất của kèn clarinet, hay oboe hay dẫu bất kỳ là kèn loại nào. Những nguyên âm và phụ âm của tiếng nói được dựng trong óc theo cùng một loại cách thế, và như thế, ở một mức độ khác, là những âm vị có bậc cao hơn và những từ.

Một lần, như một đứa trẻ, tôi nghe tiếng một bóng ma: một giọng nam thì thầm, như thể đọc kinh hay cầu nguyện. Tôi đã hầu như có thể, nhưng không hoàn toàn, đoán ra những lời nói, vốn chúng đã xem dường như có một âm sắc, nghiêm trọng trang nghiêm. Tôi đã được kể nghe chuyện có những hầm ẩn náu của thày chăn chiên trong những nhà cổ, và tôi đã khiếp sợ một tí. Nhưng tôi đã ra khỏi giường và bò dần lên đến nguồn của âm thanh. Khi tôi đã đến gần hơn, nó lớn tiếng hơn, và sau đó đột nhiên nó “lật qua” trong đầu tôi. Bây giờ tôi đã đủ gần để phân biệt những gì nó thực sự đã là. Gió, vi vút mạnh qua lỗ khóa, đã tạo ra những âm thanh mà phần mềm mô phỏng trong não của tôi đã dùng để dựng một mô hình của bài nói chuyện có giọng đàn ông, trầm bổng long trọng. Nếu tôi đã là một đứa trẻ có thể có ấn tượng hơn, có thể là tôi đã có thể “nghe” không chỉ lời nói không hiểu được, nhưng cả những từ cụ thể và thậm chí cả những câu nói. Và nếu tôi đã là cả hai, vừa dễ có ấn tượng và vửa được nuôi dạy lớn lên trong một tôn giáo, tôi tự hỏi cơn gió đã có thể đã nói những điều gì.

Một dịp khác, khi tôi khoảng cùng tuổi đó, tôi đã thấy một khuôn mặt tròn khổng lồ đăm đăm nhìn, với vẻ ác độc không kể xiết, bên ngoài qua cửa sổ của một căn nhà, về mọi mặt khác là bình thường, trong một làng vùng biển. Trong lo lắng, tôi đã đến gần, khi tôi đã đủ gần để xem thực sự nó đã là gì: chỉ là một mẫu thức có dạng mơ hồ giống như khuôn mặt, tấm màn buông xụp xuống đột nhiên đã tạo ra. Còn chính khuôn mặt và vẻ ác độc của nó, đã được dựng trong bộ óc trẻ con sợ hãi của tôi. Vào ngày 11 tháng 9 Năm 2001, những người sùng đạo đã nghĩ họ đã nhìn thấy khuôn mặt của Satan trong khói bốc lên từ hai tòa nhà cao ở Manhattan: một mê tín dị đoan đã được một tấm ảnh hỗ trợ, tấm ảnh đó đã được công bố trên Internet và đã lưu hành rộng rãi.

Xây dựng những mô hình là một gì đó bộ óc con người làm rất hay. Khi chúng ta đang ngủ, nó được gọi là mơ mộng; khi chúng ta tỉnh thức chúng ta gọi nó là sự tưởng tượng, hay khi nó hết sức sống động khác thường, là ảo tưởng. Như Chương 10 sẽ cho thấy, trẻ em có những đứa có “những bạn bè tưởng tượng” nhiều khi chúng thấy những bạn bè này rõ ràng, chính xác như chúng là thực. Nếu chúng ta là cả tin, chúng ta không nhận ra với những gì nó thực là ảo tưởng hoặc mơ mộng sáng tỏ, và chúng ta tuyên bố là đã nhìn thấy, hoặc nghe thấy một hồn ma, hay một thiên thần, hay Gót; hay – đặc biệt là trường hợp xảy ra nếu chúng ta là một người trẻ, phụ nữ và Catô – Trinh Nữ Maria. Những thị kiến và những biểu hiện như thế thì chắc chắn không là những cơ sở tốt để có tin tưởng rằng những hồn ma, hay những thiên thần, hay những vị gót, hay những trinh nữ, là có thực sự.

Trên mặt nổi của bề ngoài những thị kiến đại chúng, chẳng hạn như kể lại rằng bảy mươi ngàn khách hành hương tại Fatima ở Portugal vào năm 1917 đã thấy mặt trời “tự nó xé toạc khỏi vòm trời và rơi đâm xầm xuống trên đám đông” [27], xóa bỏ thì khó khăn hơn. Thật không dễ để giải thích làm thế nào bảy mươi nghìn người có thể có chung cùng một ảo giác. Nhưng thậm chí còn khó khăn hơn để chấp nhận rằng nó thực sự xảy ra mà phần còn lại của thế giới, bên ngoài Fatima, cũng đều không nhìn thấy nó – và không chỉ không nhìn thấy nó, nhưng không cảm thấy nó vì sự hủy diệt thảm khốc của hệ mặt trời, bao gồm cả những lực có gia tốc đủ để ném tất cả mọi người vào trong không gian. Thử nghiệm súc tích với một phép lạ của David Hume thì nhớ lại khó cưỡng: “Không lời chứng nào thì đủ để thiết lập một phép lạ, trừ khi lời chứng thuộc vào một loại, mà sự lừa dối của nó sẽ là kỳ diệu còn nhiều hơn so với sự kiện mà nó gắng sức để thiết lập”.

Điều có thể xem như không thể nào xảy ra rằng bảy mươi nghìn người lại có thể đồng thời bị lừa dối, hoặc đồng thời có thể thông đồng trong một nói dối tập thể đông đảo đến thế. Hoặc lịch sử đó thì bị nhầm lẫn trong việc ghi lại rằng bảy mươi ngàn người đã tuyên bố nhìn thấy mặt trời nhảy múa tung tóe. Hoặc là họ tất cả đồng thời nhìn thấy một ảo ảnh (họ đã được thuyết phục để nhìn chằm chằm vào mặt trời, vốn không thể làm được gì nhiều cho thị lực của họ). Nhưng bất kỳ những không-thể-xảy-ra rõ ràng bề ngoài này thì lại có cơ xảy ra nhiều hơn điều có thể chọn để thay thế này: rằng Trái Đất bất ngờ bị kéo mạnh dao động lệch quỹ đạo của nó, và hệ mặt trời bị phá hủy, với không một ai ngoài làng Fatima nhận thấy. Tôi muốn nói là, Portugal thì không phải là cô lập đến như thế [28].

Đó là thực sự tất cả những gì cần phải nói về những “kinh nghiệm” cá nhân của những vị gót, hay những hiện tượng tôn giáo khác. Nếu bạn đã có một kinh nghiệm loại giống như vậy, bạn cũng rất có thể thấy chính bạn tin tưởng vững chắc rằng nó là sự thật. Nhưng đừng mong đợi phần còn lại của mọi người khác tin vào những lời của bạn nói về nó, đặc biệt là nếu chúng ta có quen thuộc dù một chỉ hơi một chút với bộ óc và những hoạt động mạnh mẽ của nó.

Luận chứng từ kinh Thánh

Vẫn còn có một số người là những người bị bằng chứng đưa ra từ kinh Thánh làm họ tin vào Gót. Một luận chứng phổ thông, được những người khác gán cho C. S. Lewis (người đáng lẽ phải biết hơn thế), phát biểu rằng, vì Jesus tuyên bố mình là Con Gót, ông phải đã là: hoặc đúng, hoặc không thì là kẻ điên, hay một kẻ nói dối: “Điên, Điêu-ngoa, hoặc Cứu thế”. Hay, mộc mạc với điệp âm đầu (trong tiếng Anh - Lunatic, Liar or Lord), “Điên dại, Láo Khoét hay Chúa [29]

Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất 
(Jul/2013)



[1] Aquinas, St Thomas (1224/5–74) Nhà gót học, học giả kinh viện lớn nhất thời Trung cố, người Ý. Sinh quán ở Roccasecca, Italy. Bắt đầu học triết học Aristotle tại đại học Naples, sau đó ông theo học đại học Paris và Cologne, rồi dạy tại đại học Paris. Là một thày chăn chiên dòng Dominican, ông được phong thánh chiên năm 1323; và được xem là một trong hai nhà gót học Kitô lỗi lạc nhất. Hai công trình đồ sộ của ông, là: Summa contra GentilesSumma Theologiae. Riêng Summa Theologiae, mặc dầu viết chưa xong, nhưng cô đọng đầy đủ nội dung nền tảng lý thuyết cho môn học chuyên về Gót Kitô, được dùng làm tài liệu kinh điển giảng dạy, học tập, và huấn luyện cho những nhà chăn chiên. Trong đó, nội dung quan trọng nhất là lý thuyết về Gót. Lý thuyết của ông được gọi là Thomism. Aquinas diễn giải và tìm cách hòa hợp gót học Kitô với tư tưởng Aristotle. Khác với Augustine, trước ông và nổi tiếng ngang ông, một nhà gót học nhận ảnh hưởng học thuyết Plato-Mới (qua giảng dạy của Plotinus). Năm1879, vua chiên Leo XIII tuyên bố tư tưởng của Aquinas là triết học Catô chính thức.
Ông biện luận rằng lòng tin tôn giáo (Kitô) và lý trí không thể mâu thẫn nhau. Ông tranh luận rằng nếu lý trí thực hành đúng cách sẽ không bao giờ đưa tới những phản nghịch với lòng tin tôn giáo. Aquinas biện hộ cho đạo Kitô, và ông không đồng ý với luận chứng bản thể của Anselm, một nhà gót học khác – rằng Gót có thể chứng minh chỉ bằng vào sự suy tưởng trên khái niệm Gót. Ông chủ trương rằng sự hiện hữu của Gót có thể thiết lập được trên những tiền đề liên quan đến bản chất và hiện hữu của thế giới – và ông dưa ra năm luận chứng hậu nghiệm, năm “chứng minh” nổi tiếng đã nói ở trên, chúng đều dựa trên quan sát, xét nghiệm một thế giới đã có sẵn, như Dawkins đã phân tích ở trên.
nhiên ông muốn dấu áo gót học, khoác áo triết gia, nhưng thất bại (theo Russell, Aquinas không có tinh thần triết học) – lý do như Dawkins nói ở sau – những người có “một khuynh hướng gót học thường kinh niên không có khả năng để phân biệt được những gì là đúng thực với những gì họ có thích là đúng thực”. Nghĩa là ông chỉ “tìm được” những gì tôn giáo của chính ông đã muốn ông nhìn thấy, những gì tìm được là từ lòng tin chân thành của ông đi ra; dù ông vẫn tin và tưởng là chúng đã đến qua lôgích và bằng lý trí, trước thế giới khách quan!, nhưng chúng đều là hậu nghiệm chủ quan! từ trong ra, không từ ngoài vào.

[2] Vắt tắt, dòng suy luận chạy như đơn giản như sau:

Xét X nào đó, tại sao X? ¬ vì x(1)
Xét x(1), tại sao x(1)? ¬ vì x(2)
.....
Vậy chúng ta có chuỗi vô tận:
X ¬ x(1) ¬ x(2) ¬ x(3) ¬ x (n) ¬ x(n+1) ¬ x(n+2) ........... ¬ x(n+ » ∞)...... ¬ [Gót].

Aristotle (c. 384–322 TCN), trong Metaphysics, nêu lên khái niệm “nguyên nhân đầu tiên”, thường được gọi là “Động lực Căn nguyên”(Prime Mover) hay “Khởi động Bất động”(Unmoved Mover) [“πρῶτον κινοῦν ἀκίνητον” hay “primus motor”]. Triết gia Batư, Avicenna (c. 980–1037 CN), Abū ʿAlī al-Ḥusayn ibn ʿAbd Allāh ibn Sīnā, hay Ibn Sina cũng đưa ra một dạng tương tự của luận chứng này.
Luận chứng của Aquinas là cố gắng đưa lôgích trên vào gót học Kitô, nên có những khiếm khuyết của lôgích hình thức cổ điển Aristotle.
Nếu chúng ta quan sát kỹ trong thế giới nhân văn phức tạp, không có nguyên nhân duy nhất hay chính yếu – nhưng luôn luôn có nhiều nguyên nhân và chồng chất, ràng buộc lẫn nhau (trùng trùng duyên khởi). Sau nữa, quan hệ nhân quả xếp thành chuỗi nhưng chạy vòng, không có đầu và không có cuối, bất tận, có thể lập lại mãi mãi. Còn khái niệm cứu cánh chỉ là chủ quan của con người –Voltaire đã chế diễu khái niệm này, là “mũi để đeo kính”! hay như chúng ta nói “trời sinh voi, sinh cỏ” – tất nhiên không phải cỏ “để cho” chỉ loài voi ăn!

Một chuỗi thoái lùi vô tận (an infinite regress) xảy ra khi chúng ta hỏi – đâu là những biện chứng cho chính những lý do vừa được dùng để giải thích, trả lời câu hỏi. Nếu những lý do này được xem như kiến thức, tự chúng, đến phiên, lại phải có những lý do để biện minh cho chúng, và cứ như thế, giải thích một lý do bằng một kiến thức lấy làm lý docho nó, nhưng chính kiến thức vừa đem tới để lấy làm lý do đó, lại cần được giải thích, và dẫn tới một lý do giải thích khác dựa trên kiến thức khác phải mang vào, hay dẫn tới, ... cứ như thế kéo dài vô tận, thành một chuỗi thoái lùi vô tận.

Một chuỗi thoái lùi vô tận, như thế, khi giải đáp một mệnh đề lại đưa thêm vào những mệnh đề khác thuộc cùng vấn đề đang bàn với mệnh đề ban đầu. Có thể dùng hình ảnh – có hai tấm gương đối diện nhau, và một đối tượng đặt giữa chúng, khi chúng ta nhìn vào một bên gương, sẽ thấy vô vàn những hình ảnh của cùng đối tượng đó trong gương, chúng chạy lùi dần vào xa mãi đằng sau, nhỏ dần, nhưng không dứt.

Một thí dụ điển hình của chuỗi thoái lùi vô tận – là khi hỏi câu hỏi – Vũ trụ từ đâu đến? – nếu trả lời với câu hỏi bằng -“một gót đã sáng tạo ra vũ trụ” – câu hỏi phải đến ngay là – “ai/cái gì đã sáng tạo ra gót?” – và “ai/cái gì đã sáng tạo cái-gọi-là-gì-gì-đó đã tạo ra gót?” ... bất tận (ad infinitum.). Một chuỗi hỏi-đáp như thế chuyển thành một chuỗi số gồm vô tận những thành số, không có thành số nào bắt đầu chuỗi số vô tận này. Quen thuộc trong algebra là “a series of indefinite number of terms”.

Những người tin-có-gót đã vẫn biện luận từ lâu, từ xa xưa khi trình độ kiến thức của con người còn rất thấp kém, rằng những vị gót của họ là những “nguyên nhân không cần/có ngyên nhân” hay “tự-làm nguyên nhân”. Họ dùng trả lời này, nhiều phần chơi chữ hơn có thể gọi là ngụy biện, hơn là có được nội dung tư tưởng thực sự nào – cốt chỉ để làm ngơ trước những câu hỏi bất tận – và chạy trốn chuỗi thoái lùi vô tận.

Trước tiên, bắt đầu với “Động lực căn nguyên” hay “Nhân không-nhân” ('Prime Mover' or 'Uncaused Cause') của Aristotle. Lý luận này thất bại ngay khi nó mới đưa ra như một giả thuyết trong triết học Hylạp, nó không được dùng vào việc xây dựng một hệ thống tư tưởng nào ngoài của tác giả Aristotle, vì nó không dựa trên một bằng chứng thuyết phục nào. Toàn thể là một lối suy luận, toàn bộ là một dòng tư tưởng, tất cả đơn giản chỉ là một giả thuyết, là một suy đoán, tạm thời và chủ quan của một tác giả, về những hiện hữu vốn chưa bao giờ từng có bất kỳ một mảy may bằng chứng nào để kiểm nghiệm dẫu chỉ sự hiện hữu giả tưởng của chúng. Làm sao chúng ta có thể xem luận chứng dựa trên lý luận lối này, nếu như tất cả đều đã bắt rễ sâu xa từ sự tưởng tượng hoang dại nhất của những người theo thuyết tin-có-gót?

Kiến thức của chúng ta về nguồn gốc của vũ trụ, mỗi năm mỗi tháng, luôn luôn tăng lên càng nhiều, và với tất cả mỗi khám phá có được, chúng trỏ chúng ta hướng tới ý tưởng rằng không-gì đã sáng tạo vũ trụ. Nhưng dù là chúng ta đã vẫn không gần hơn với giải được vấn đề so với 20 năm trước, vẫn không có lý do nào để đặt gỉa định rằng có một gót sáng tạo, đặt giả thuyết Gót.

Giả thuyết Gót thì nhạt nhẽo, ỉu sìu, héo hon, ôi độc; không có bằng chứng nào đã khám phá được để ủng hộ giả thuyết “Động lực căn nguyên” hay “Nhân không-nhân” kể từ khi luận chứng Aquinas, dựa trên chúng thành hình hài, vốn ngược tận về thời Aristotle. Hai nghìn năm đã trôi qua, đã quá thừa thãi thời gian, nay là lúc chúng ta nên buông bỏ một lần cho xong; những tưởng tượng kỳ quặc lỗi thời của con người.

“Trong nhiều văn hóa, là thói quen thông thường để trả lời rằng Gót đã tạo ra vũ trụ từ hư không. Nhưng điều này đơn thuần chỉ là tạm thời, cho qua. Nhưng nếu chúng ta muốn can đảm theo đuổi câu hỏi, chúng ta phải, dĩ nhiên hỏi tiếp, thế vậy Gót từ đâu đến? Và nếu chúng ta quyết định điều này không thể trả lời được, tại sao chúng ta không bỏ được một bước, cắt ngắn, và kết luận rằng vũ trụ vẫn từng hiện hữu mãi mãi?” – (Carl Sagan, Cosmos, trang 257)

[3] Luận chứng Vũ trụ: như trình bày trên, là một trong những biện luận tiêu biểu nhằm chứng minh Gót có thực, hay vẫn nói theo thuật ngữ triết học là “chứng minh sự hiện hữu của Gót” dựa trên sự hiện hữu của vũ trụ. Luận chứng này là thành tựu của một nỗ lực tổng hợp và liên tục của học thuật kinh viện (Scholasticism), một hệ thống giảng dạy của hội nhà thờ thời trung cổ, trong đó pha trộn những lý thuyết của những nhà gót học tiên phong và tư tưởng triết học Aristotle, để lý luận hóa môn gót học, khoác cho nó tấm áo ngoài lôgích, phủ bên ngoài một nội dung vốn thực chất là một tin tưởng làm nền tảng cho gót học Kitô. Trước dư luận rằng có thể chỉ bằng suy luận mà thôi, lý trí con người sẽ chứng minh được là Gót không hiện hữu, những nhà gót học đã phản ứng bằng cách đưa ra những luận chứng như luận chứng này – để bào chữa rằng những tin tưởng của họ cũng không phải là không có cơ sở lý trí suy luận. Những nhà học giả kinh viện đã vay mượn từ lý thuyết ngoài Kitô, trong trường hợp Aquinas là từ Aristotle. Kết quả là những nhà chuyên học về Gót đã thành lập được những giáo điều qua dạng luận chứng, phát biểu chúng dưới hình thức của những mệnh đề lôgích.

Theo Russell: “Dĩ nhiên, như quí vị biết, nhà thờ Catô đã đưa ra thành một giáo điều, rằng sự thực có của Gót có thể dùng lý trí chứng minh, không phải dựa thêm vào gì khác. Cái đó là một giáo điều đến lạ lùng, nhưng là một trong các giáo điều của họ. Giáo hội phải đưa ra như thế, lý do là đã một thời có những nhà tự do tư tưởng đồng thuận một tập quán – nói rằng đã có luận chứng như thế này, đã có luận chứng như thế kia, nếu chỉ bằng vào lý trí thôi, là có thể đẩy đến việc phải phủ nhận sự hiện hữu của Gót, nhưng dĩ nhiên họ hiểu Gót “đã có” hiện hữu đấy chẳng qua chỉ vì lòng tin trong thực tế của con người. Các luận chứng và các lý lẽ thật công trình rất dài hơi, và nhà thờ Catô thấy rằng phải chặn đứng ngay lại. Do đó họ đặt để rằng sự hiện hữu của Gót có thể chứng minh bằng lý trí không thôi và họ đã phải dựng lên những luận chứng mà họ cho là làm được điều này.” (Bertrand Russell. Tại Sao Tôi Không là người Kitô? – bản dịch của LDB)
Luận chứng nguyên nhân đầu tiên là một dạng quen thuộc của luận chứng vũ trụ, nói rằng vũ trụ như chúng ta thấy có thực, phải có một nguyên nhân, và nguyên nhân đó là Gót; nội dung giản dị như sau:
(a)    Tất cả mỗi sự-vật-viêc đòi hỏi có một nguyên nhân
(b)    Và Gót phải hiện hữu là nguyên nhân đầu tiên
Trong luận chứng này nguyên nhân đầu tiên không tất yếu là nguyên nhân xảy ra trước nhìn theo dòng thời gian (Aristotle đã nghĩ vũ trụ là vĩnh cửu, nó mãi mãi vẫn có đó), nhưng như một nguyên nhân tán trợ (sustaining cause). Aristotle cho thí dụ một cây gậy đóng vai đòn bẩy khi dời chuyển một tảng đá, nhưng chính nó lại do một người vận sức vào. Trong một dạng của luận chứng này, Aquinas đã đưa ra vũ trụ hiện hữu chỉ như ngẫu nhiên, bất ngờ, ý chính là nó có thể có và cũng có thể không (contingent), thế nên nó có, phải tùy thuộc vào một-gì đó, tất yếu phải hiện hữu, và Aquinas gọi là Gót, theo nghĩa của gót học Kitô, tác nhân tạo dựng vũ trụ.

Một trong những chỉ trích nghiêm trọng nhất và sớm nhất đến từ Kant. Ông nói thiếu sót cơ bản của lập luận này là nó đã nhảy từ bằng chứng thực nghiệm (quan sát của chúng ta về quan hệ nhân quả) để đi đến đề nghị phi-thực nghiệm (rằng có một Gót). Vì kết luận là nằm ngoài những ranh giới của những gì chúng ta biết và quan sát được, chúng ta không thể biết nếu giả định của chúng ta từ bằng chứng thực nghiệm có thể mở rộng ra ngoài những ranh giới này, vì vậy chúng không thể hỗ trợ kết luận, do đó phải là sai lầm. Lập luận này đưa lên sự phân biệt giữa bằng chứng thực nghiệm và phi thực nghiệm. Vì nó có vẻ hợp lý vững chắc để giả định rằng hai lĩnh vực không thể kết hợp được một cách hợp lý, do đó điều này là một sự phản đối có sức thuyết phục mạnh mẽ với luận chứng của Aquinas.

Trong triết học tôn giáo – chúng ta không dựa trên những thông tin đến từ hiện tượng thị kiến cá nhân gọi là vén-lên-cho-thấy (revelation), chúng ta muốn thăm dò khách quan về sự hiện hữu, bản chất, những thuộc tính và những khả năng của Gót, và những liên hệ của Gót với thế giới. Các tôn giáo dĩ nhiên là có những giáo lý khác nhau, thường những triết gia về tôn giáo chuyên chú vào những tin tưởng của một tôn giáo nào đó, hay một truyền thống tôn giáo nào đó, và trong thực tế, thường là những tin tưởng trong truyền thống Juda-Kitô của triết học phương Tây. Các triết gia tôn giáo khâc với những nhà gót học Kitô ở điểm cơ bản, họ không tiến hành nghiên cứu phân tích của họ trên giả định rằng những tin tưởng tôn giáo là đúng thực, mặc dù họ có thể là tín đồ của tôn giáo đó.

Trở về với câu hỏi ban đầu – trước khi biện luận Gót hiện hữu hay không hiện hữu, chúng ta có một câu hỏi nền tảng, vốn thường không đặt ra thẳng thắn để trả lời rõ rệt. Thế nào là một gót, và đặc biệt những tính chất gì được kể là một gót, như gót trong ba tôn giáo tin-chỉ-một-gót Abraham.

Từ đó đưa đến những câu hỏi như – Quyền năng của ông có giới hạn không? Ông có thể thực hiện những bất khả về lôgích, như đặt cho chính ông những bài toán mà ông không thể giải (nghich lý về toàn năng) Ông có thể toàn trí tương hợp với con người, hay không – nếu đưa ra giải thích con người có ý chí tự do (nghịch lý về toàn trí); Có thể nào ông vừa toàn năng và toàn thiện, nếu thế tại sao thế giới lại như chúng ta đang trải nghiệm với nhiều khổ đau hơn sung sướng (vấn nạn khổ ác). Về bản chất của Gót, người ta cũng có thể hỏi – sự hiện hữu của ông có là tất yếu không? yếu tính của ông liên hệ với hiện hữu của ông ra sao? Và chúng ta hay nói Gót thế này hay thế kia – những thế này, thế kia là những thuộc từ chỉ thuộc tính thường ứng dụng với con người, nhưng chúng có ứng hợp với ông không theo cùng chiều hướng hay không? hay có tương tự với ông, nhưng tương tự đến đâu? Những câu hỏi này quan trọng, vì khi chúng ta lấy X làm giải thích, thí dụ nguyên nhân cho y hay giải thích cho z, mà chúng ta không biết ít nhất những gì tối thiểu về X cho rõ ràng, sao chúng ta có thể gọi đến X mỗi khi chúng ta cần một nguyên nhân, chưa nói đến xa xôi như nguyên nhân đầu tiên hay nền tảng cuối cùng!

Một câu hỏi quan trọng là không biết Gót có hiện hữu trong thời gian không? Nếu có, không phải là ông cũng phải tiến hóa, phát triển theo một cách nào đó hay sao? Và sự hiện hữu của ông nhìn theo thuyết tương đối sẽ ra sao? Nếu gạt bỏ tất cả, với lập trường rằng ông là phi-thời gian, vậy trong ý hướng nào, nếu ờ ngoài thời gian, ông có thể hành động? Và sự toàn trí của ông có thể bao gồm những sự kiện liên hệ với những token-reflexive hay không? Những token-reflexive hay indexical expressions (thuật ngữ của Hans Reichenbach), là những diễn thuật có nhắc đến những gì có trước, tự phản về chủ đề, về chủ thể, cụ thể là nói về người nói, lúc nào, ở đâu hay nói gì, thí dụ khi nói “A thì đã qua”, có nghĩa là nói A thì có trước, đã xảy ra trước lúc này đang nói,. ... và những mệnh đề đó có giá trị, có sự thật hay không, tùy thuộc vào những trường hợp phát biểu – ai nói, lúc nào, ở đâu, với ai, khi nói dáng điệu ra sao,....

Về Gót và thế giới – người ta có thể hỏi: Có phải ông đã tạo ra thê giới hay không, và nếu có, theo ý nghĩa nào? “tạo ra”, “sáng tạo” là những từ rất hàm hồ vì có thể có nhiều diễn giải. Có phải có nghĩa là ông ấn định những luật lệ của thiên nhiên, hay của lô gích, hay của luân lý? Có phải ông can thiệp vào thế giới qua những phép lạ? và một sự kiện như thế nào được xem nhận là một phép lạ?

Sang thế kỷ này, những tiến bộ trong lôgích và ngữ nghĩa học đã tác động vào những câu hỏi tôn giáo. Những thuật ngữ tôn giáo và những diễn ngôn của nó (điển hình trong kinh Thánh) có thể có ý nghĩa gì? Những phát biểu của nó có nội dung xem dường hoặc ngô nghê, hoặc phản khoa học, hoặc phản đạo đức, phản con người, nên hiểu thế nào, theo nghĩa bóng, hay nghĩa đen; nếu theo nghĩa bóng, nên giải thích những ẩn dụ, ngụ ngôn theo chiều hướng nào? .... những vấn đề này nay lại được những nhà gót học hay trí thức Kitô tận tình bào chữa chủ quan, tùy tiện, dù dùng những kiến thức mới nhưng chọn lựa chỉ những thuận lợi, hay đẹp từ những lý thuyết mới trong khoa học nhân văn.

Lĩnh vực nghiên cứu về những kinh nghiệm tôn giáo cũng nêu những câu hỏi về lý thuyết thần bí, sự kinh hoàng pha trộn thất thần sợ hãi và ngưỡng phục trước những gì bất thường siêu nhiên, những gì vẫn xem là thiêng liêng bí ẩn, và lòng tin tôn giáo. Đặc biệt lòng tin tôn giáo được đề cao như “đức tin” – “đức tin” là gì? Nó liên hệ ra sao, một bên với bằng chứng duy lý, một bên kia với mê tín dị đoan, và có thể biện minh cho nó như thế nào. Trong đạoKitô người ta vẫn nói đến “bổn phận phải tin tưởng”; hiểu là bổn phận với Gót, vậy có thể có bổn phận tin tưởng hay không,khi chính Gót vẫn là một câu hỏi chưa có lời đáp ngã ngũ, ngày càng nhiều phần không hơn có? Và sau cùng, không kém quan trọng với tôn giáo (đặc biệt đạo Kitô) là hứa hẹn về sự bất tử của linh hồn. Những câu hỏi về sự bất tử và linh hồn nay được các ngành triết học tâm lý và khoa học về não thức (cognitive science, philosophy of mind), đặt lại, xem xét dưới ánh sáng mới.
Những vấn đề khác nhưng hoàn toàn đặc thù của Kitô, rất quan trọng trong văn hóa Kitô-Juda, phát sinh trên các khái niệm như Gót Ba Ngôi, Nhập Thể, biến đổi bản thể, sự cứu rỗi, ân sủng và cầu nguyện, và những nền tảng của chúng đặt trên vấn đề thực thể, quan hệ nhân quả, ý chí tự do và trách nhiệm.

[4] Không thể vừa biết-tất-cả và vừa làm-được-tất-cả – nếu biết tất cả thì sẽ thay đổi lịch sử, – nghĩa là biết tất cả, sau đó có đổi được tương lai hay không? – Câu hỏi là Gót có biết ông sẽ làm gì ngày mai không? Nếu ông biết sẽ là x, ông có thể làm khác đi là y hay không? Nếu ông biết hết tất cả, trong đó có chuyện biết sự việc x ngày mai, nhưng ngày mai sẽ không xảy ra như thế (do ông thay đổi thành y) – có nghĩa là lúc này ông không biết chỉ x hay y! Nếu nói rằng ông biết chính ông sẽ đổi x thành y, sẽ là ngụy biện, vì nếu x không xảy ra, không thể bảo là x đã thành y, vì cũng có thể bảo z đã thành y! Như thế ông không đổi được gì, vẫn hoặc biết tất cả hoặc làm-được-tất-cả, nhưng không cả hai.

Then chốt của lý luận như trên nằm ở chỗ – một trong hai – nếu toàn năng và có thể thay đổi tương lai, thì không toàn trí vì không biết trước được hành động của chính mình ngày mai; hoặc có toàn trí – biết đích xác hành động của mình sẽ làm ngày mai, những gì định sẽ xảy ra là sẽ xảy ra, không đổi thay được, như vậy quyền năng của Gót có giới hạn, không thể gọi là toàn năng. Gót phải chịu lúng túng, bó tay thất thế và đáng thương như thế không phải lỗi tại ông! Nhưng vì cha đẻ ra ông, kẻ sáng tạo ra ông là con người khi nghĩ về ông, họ đã tham lam, do ông không thực, thành hình dần dần theo tưởng tượng con người; nên lúc nghĩ thế này, lúc nghĩ thế khác, thấy gì hay đẹp thì vơ vào – cuối cùng đưa đến những nghịch lý, và qua đó, những nghịch lý chứng minh gián tiếp cho thấy Gót không có thực. Như ở trên, có những vấn đề chỉ trong xem xét những thuộc tính vẫn gán cho Gót – thông thường gót được gán cho là một thực thể toàn trí, toàn năng, có mặt đồng thời và khắp nơi (omniscient, omnipotent, omnipresent), sau thêm toàn thiện.

Nghịch lý về toàn năng, nhắc ở đây, vì tính chất khôi hài lý thú của nó. Nó thuộc vào một gia đình của những nghịch lý về ngữ nghĩa (semantic paradoxes), Nó đưa ra hai vấn đề: (a) có thể có được một thực thể là “ toàn năng” hay không, và (b) “toàn năng” có nghĩa là gì? – Dựa trên nghĩa của từ ngữ, nghịch lý nói – nếu một hữu thể có thể thực hiện bất kỳ hành động nào, vậy sau đó ông có thể tạo một hành động mà chính hữu thể này không thể thực hiện được hay không? Nếu đươc, thực thể này không toàn năng, mặt khác, nếu thực thể này không thể tạo ra một hành động mà chính ông không thực hiện đươc, vậy vẫn có một-gì-đó mà không không thể làm được, nghĩa là không toàn năng!

Một dạng quen thuộc của nghịch lý toàn năng là ngịch lý về tảng đá: “Có thể nào Gót tạo ra một tảng đá mà không ai có thể nâng nổi, kể cả chính ông?” Bart Simpson đưa bé trái chứng khôi hài trong một chương trình tivi nổi tiếng và lâu dài nhất ở Mỹ đặt câu hỏi, theo lối trẻ con: “Nếu Gót có thể làm bất cứ gì, có thể nào ông ‘sáng tạo’ ra một bánh mì kẹp xúc xích (hot-dog) lớn đễn nỗi ngay cả ông cũng không tọng vào cổ ăn cho hết được?” Một bản của web – gọi là ‘Omnipotence Paradox 2.0’ như sau: “có thể nào một hữu thể toàn năng viết được một phần mềm độc địa (malware) hết sức tàn phá khiến nó phá vỡ tất cả những trang web trên thế giới đến mức không thể hồi phục được, nhưng sau đó hữu thể này có thể hồi phục lại được tất cả những trang web đã bị phá?” – dĩ nhiên hoặc một trong hai, không thể cả hai. Nghịch lý nằm trong ngữ nghĩa.

Tôi nghĩ vì tránh dilemma này nên Gót toàn năng trong đạo Hinduism được xem là có ba dạng; sáng tạo, bảo bọc và hủy hoại. (Brahma, the creator; Vishnu, the preserver and Shiva, the destroyer) – Một thần linh siêu nhiên nếu muốn được con người nhận là hợp lý, cũng phải tuân theo lôgích. Dĩ nhiên, người Kitô khăng khăng cho Gót phi lý của họ đứng trên lôgích, hay ít nhất ngoài lô gích của con người – Như thế, tránh được dilemma, nhưng bằng cách trốn vấn đề, không bằng cách giải quyết vấn đề, và chúng ta có thể kết luận là “theo lý trí, lôgích con người” những định nghĩa về Gót thì phi lý, mâu thuẫn. Tham lam, như một đứa trẻ dành hết mọi thứ tuyệt dối vào mình, những trong những tuyệt đối đó có những điều mâu thuẫn, không thể ôm, gộp vào cùng.Như một kẻ nghèo, đói ăn – mơ ước không bao giờ bị đói, và ăn chỉ thức ăn ngon – nhưng thiếu kiến thức tâm lý – nếu không đói (dù hơi đói, hay ít nhất không no) thì không thực sự bao giờ đạt đến ăn ngon. Muốn lúc nào cũng no, và cũng không bao giờ cảm thấy bị đói – là một phi lý buồn cười!

Một nghịch lý nổi tiếng dựa trên định nghĩa Gót là toàn thiện – Nếu Gót yêu thương loài người, và cũng toàn năng, toàn trí, chúng ta đã không phải gánh chịu những bệnh tật, đau khổ; trên mặt đất đã không xảy ra những thiên tai, lụt, hạn hán, động đất, bão tố, sóng thần. Thế nên, tất cả những định nghĩa về Gót của Kitô đều vi phạm những luật của lôgích. Không có cách nào chối bỏ hay chữa chạy được. Đã đưa ra vô tận những bàn cãi, biện hộ, chống trả, nhưng tất cả đều cúng phi lý. Ngày nay, nhận thức rằng không thể nào làm cho khái niệm Gót hữu lý, hầu hết những nhà gót học Kitô đi đến chấp nhận rằng Gót thì ngoài lý trí, vượt trên lý luận, ở bên kia những giới hạn, lĩnh vực tri thức con người – dĩ nhiên đó là chạy trốn vấn đề, không giải quyết vấn đề!

[5] Edward Lear (1812 – 1888) tác giả người Anh, vẽ tranh, viết thơ, ông nổi tiếng vì những bài thơ “ấm ớ, vô nghĩa, ngớ ngẩn” – một loại có thể gọi là “thơ con cóc” – và đặc biệt thể thơ hài ước limericks, nhờ ông nên thành phổ thông (năm câu – ba dài, hai ngắn).
[6] một kế hoạch, một sự sắp xếp, một ý định đã nghĩ ra hay đã toan tính để tạo bản mẫu, bản vẽ, chương trình, với những sắp xếp, xem có vẻ như ở sau mỗi đối tượng vật chất, hành động, sự kiện thực tại., nhất là khi chúng xuất hiện phức tạp, khó hiểu.
[7] [* Tôi không thể nào không nhắc đến tam đoạn luận bất tử đã được lén lút đem vào một chứng minh hình học Euclide từ một người bạn học, khi chúng tôi đã cùng học môn hình học với nhau::
“Tam giác ABC xem ra có vẻ là tam giác cân. Do vậy.. . .”]
[8] William Paley (1743–1805): theo học rồi giảng dạy tại Đại học Cambridge, trước khi trở thành một thày chăn chiên Anh giáo. Natural Theology (Gót học tự nhiên – 1802) là tác phẩm nổi tiếng nhất của ông, trong đó ông đưa ra phiên bản của ông về luận chứng thiết kế, lập luận rằng thế giới phức tạp và đa dạng xung quanh chúng ta được giải thích hay nhất như là kết quả của sự sáng tạo của Gót.
Luận chứng Cứu cánh về hiện hữu của Gót (teleologichal argument) cũng còn gọi là luận chứng thiết kế (argument from design), cố gắng biện luận cho sự hiên hữu của Gót, không đơn giản chỉ trên sự hiện hữu ngẫu nhiên của vũ trụ, nhưng trên cấu trúc phức tạp và rắc rối của nó. Luận chứng này đã có từ thời những triết gia Hylạp phái Stoics. Nhưng hình thức phổ thông của nó ngày nay, là của William Paley đưa ra dựa trên sự so sánh tương tự trong câu chuyện sau.
Paley nói rằng khi chúng ta gặp một tảng đá trong một sa mạc, chúng ta không giả định là nó có một người thiết kế. Nhưng nếu chúng ta gặp một khí cụ máy móc tinh xảo, như một chiếc đồng hồ chẳng hạn, thì sao? Chúng ta sẽ giả định là nó có một người làm ra nó, và giả định này xem ra có thể biện bạch được. Sau đó, xem xét những bộ phận của chiếc đồng hồ, chúng ta có thể thấy rằng chúng đã phải được thiết kế và xếp đặt vào khung, theo một trật tự, với một mục đích. Thế nên, chúng ta có thể khá thuận lý để kết luận rằng “chiếc đồng hồ phải có một người chế tạo, đã phải có ở một chỗ nào đó, một người hay nhiều người thợ thủ công, là người làm ra nó với mục đích, là người đã thấu hiểu cấu trúc xây dựng và đã thiết kế sự hữu dụng của nó”.
Paley sau đó lập luận rằng chúng ta có thể lý luận một cách tương tự từ vũ trụ chúng ta thấy quanh chúng ta, đặc biệt là từ những sản phẩm sinh học phức tạp, chẳng hạn như những đóa hoa, trái tim và con mắt, đến sự hiện hữu của một nhà thiết kế của vũ trụ: Gót. Nếu chúng ta là hợp lý khi đi từ sự hiện hữu của chiếc đồng hồ đến sự hiện hữu của một người thợ đồng hồ, sau đó chúng ta cũng phải là hợp lý ngang như thế khi đi từ sự hiện hữu của những cấu trúc sinh học phức tạp đên sự hiện hữu của một đấng sáng tạo Hơn nữa, vẻ đẹp và sự đối xứng của cấu trúc như vậy trỏ hướng tới bản chất nhân từ của người sáng tạo ra chúng.

Richard Dawkins đã trực tiếp trả lời câu hỏi này trong tác phẩm nổi tiếng The Blind Watchmaker (1986), và cũng như tác phẩm khác, nổi tiếng trước đó, của ông, The Selfish Gene (1976), đã trình bày thuyết tiến hóa sinh vật của Darwin, như phản chứng khoa học thực nghiệm hùng hồn nhất với luận chứng thiết kế. Ông viết:

“Sự chọn lựa đào thải trong thế giới tự nhiên, tiến trình mù lòa, vô thức, tự động mà Darwin đã khám phá, và như chúng ta được biết hiện nay, là giải thích cho sự hiện hữu và sự xem dường như có cứu cánh của tất cả mọi dạng của sự sống, nó không có cứu cánh nào cả trong “não thức” hay đầu óc của nó. Nó không có não thức ý định, và không có mắt nhìn cho đầu óc. Nó không tính toán, xếp đặt, dự liệu gì cho tương lai. Nó không có viễn kiến, không có tiên kiến, không có thị kiến gì hết tất cả. Nếu như có thể nói nó đóng vai của người thợ làm đồng hồ trong thiên nhiên, nó là người thợ làm đồng hồ mù lòa.” (The Blind Watchmaker)


[9] Một đặc tính chung của những biện luận chứng minh rằng có Gót hiện hữu, là tất cả đều đến sau khi đã có niềm tin nào đó về một Gót, về sự có thực, sự hiện hữu của Gót, một Gót có tính người, cụ thể, một Gót không trong thế giới, với không gian, thời gian này, nhưng có liên hệ, tác động mật thiết với thế giới này, bắt đầu từ niềm tin một Gót đã tạo ra thế giới, trong đó gồm con người, và cho mỗi tất cả một cứu cánh.
Đã có lòng tin rồi, nên những luận chứng nói là chứng minh cho sự hiện hữu của Gót; thực chất chỉ là biện hộ cho đối tượng tin tưởng của mình, giải thích, biện chính cho lòng tin của mình, chứ không chứng minh được gì cả. Không phải người ta đã khởi đi từ chưa có tin tưởng, chỉ sau khi nghe những biện luận này, bị thuyết phục, rồi thành đi đến có tin tưởng, tất cả không phải đã là thế – nhưng những luận chứng là những biện luận trước một sự đã rồi, những người đã sẵn tin có Gót, có những luận chứng này, có thể thêm, nhưng không làm giảm hay mất lòng tin vào Gót. Nói khác đi, với những tín đồ, Gót đã có, trước khi phải “chứng minh” là có. Nên những “chứng minh” này trống rỗng, với những người không, hay chưa tin; như Dawkins nhận xét về những luận chứng “nổi tiếng” của Thomas Aquinas.
[10] “Kẻ ngu dại nói trong lòng rằng: chẳng có Đức Chúa Trời.” (Vietnam Bible 1934).
[11] insipiens: ngu dại, xuẩn ngốc
[12] [Nghịch lý Zeno thì quá nổi tiếng, quen thuộc để không phải đề cao nó, bằng cách đưa ra những chi tiết, trong một chú thích. Achilles có thể chạy nhanh hơn rùa gấp 10 lần, do đó, ông chấp nó, cho con vật này, hãy tạm nói, chạy trước một quãng đường100 yards. Achilles chạy đuổi đến mức 100 yards, và rùa bây giờ vẫn còn 10 yards về phía trước. Achilles chạy tiếp 10 yards và bây giờ con rùa còn 1 rùa phía trước. Achilles chạy 1 yard, và con rùa này vẫn còn 1/10 của một yard phía trước.. . và như vậy đến vô cùng tận, Achilles không bao giờ bắt kịp con rùa.]
[13] [Chúng ta có thể nhìn thấy một vài điều gì đó tương tự ngày nay, trong dư luận quá rùm beng về sự bỏ đạo rồi lại trở lại đạo của nhà triết học Antony Flew, người đã công bố khi về già rằng ông đã chuyển đổi niềm tin vào một vài loại gót (gây ra một của sự sôi nổi của sự khao khát lặp lại xung quanh tất cả trên Internet). Mặt khác, Russell đã là một nhà triết học vĩ đại. Russell đã đoạt giải Nobel. Có thể sự đổi đạo gán cho Flew, sẽ được thưởng với giải Templeton. Một bước đầu tiên theo chiều hướng đó là quyết định ô nhục của ông, trong năm 2006, để chấp nhận “Giải thưởng Phillip E. Johnson cho Tự do và Sự thật”. Người đầu tiên nhận giải thưởng Phillip E. Johnson, là Phillip E. Johnson, người luật sư được ghi danh là đã sáng lập chiến lược chêm đỡ “Thiết kế thông minh”. Flew sẽ là người thứ hai nhận giải này. Trường đại học trao giải thưởng này là BIOLA, Học viện kinh Thánh của Los Angeles. Người ta không thể nào không tự hỏi không biết liệu Flew có biết là ông bị lợi dụng hay không?
Xem Victor Stenger, “Khoa học bất oàn của Flew, Free Inquiry 25: 2, năm 2005, 17-18;
www.secularhumanism.org/index.php?section=library&page=stenger_25_2.]
[14] [http://www.iep.utm.edu/o/ont-arg.htm. Chứng minh của Gasking trong:
http://www.uq.edu.au/~pdwgrey/pubs/gasking.html.]
[15] Luận chứng bản thể của Anselm
1.
Anselm (1033–1109): sinh quán ở Aosta, Italy, sang Pháp và nhập dòng tu Benedictine ở Normandy, đến 1903 đươc giao tước vị thày chăn chiên cao cấp vùng Canterbury, nước Anh, đứng đầu trong hàng lãnh đạo Anh giáo (Archbishop of Canterbury). Ngày nay, Anselmvẫn đươc nhắc nhở vì luận chứng bản thể. Sau khi chết, ông được phong thánh chiên (1494) và tuyên dương là bác học của hội nhà thờ (1720).
Tin tưởng của Anselm vào Gót không dựa trên chứng minh của ông, ông chỉ đơn giản muốn hiển dương sự hiện hữu của Gót và bản chất của Gót. Ông đã nói: “Tôi không đi tìm hiểu ngõ hầu để biết rằng tôi có thể tin tưởng, nhưng tôi tin tưởng ngõ hầu để tôi có thể hiểu”. Có nhiều đón nhận khác nhau với luận chứng của ông: Aquinas và Kant đã phản bác và gạt bỏ nó; Duns Scotus và Descartes cố vớt vát, khoác cho nó những dạng mới. Dù ngày nay rất ít người còn tin theo nó, nhưng không ai đồng ý với nhau rằng nó đã sai lầm ở chỗ nào, như Russell nói ở trên. Khi đọc cả hai bên chống và thuận, sẽ thấy đơn giản là vì nó có quá nhiều sai lầm, và những sai lầm này có thể chứng minh được với những thí dụ từ nhiều lãnh vực, dựa trên nhiều lý thuyết hay kiến thức khác biệt.

2.
Luận chứng bản thể là một trong những lập luận lâu đời nhất trong gót học Kitô. Nó cũng là một trong những luận chứng khó hiểu nhất, theo tôi vì hai lý do: (a) tác giả nó đã dọ dẫm thiết lập nó như một thứ chứng minh tiên nghiệm về hiện hữu của Gót, nghĩa là khởi đi từ những tiền đề không đòi hỏi biện minh qua kinh nghiệm, và cố tiến hành với thuần túy lôgích, và (b) lý luận chủ quan khiếm khuyết của nó được trình bày rối rắm, đã làm mờ mắt nhiều thế hệ người đọc, nhất là những tín đồ Kitô, vì họ không thể tin một “thánh” Anselm lại đưa ra một lý luận èo ọt yếu ớt như thế, rất hiển nhiên nhưng đòi hỏi một phân tích khách quan vốn là những gì không thể có trong giới Kitô.

Luận chứng bản thể vốn là một Proslogion (Latinh – Proslogium – giảng về sự hiện hữu của Gót), Anselm viết khoảng năm 1077-1078, như một lời cầu nguyện, hay suy tưởng, để chiêm nghiệm trên các thuộc tính của Gót và nỗ lực để giải thích như thế nào Gót có thể có phẩm chất mà thường có vẻ mâu thuẫn.

Mục đích của Anselm là để bẻ lại một kẻ “xuẩn ngốc” nào đó, người trong lòng nói rằng không có Gót (từ ngữ trịch thượng khinh miệt, đầy khiếm nhã vô lễ này không phải của thày tu Anselm, nhưng đã sẵn có trong một câu kinh Thánh – Psalms 14:1). Kẻ “xuẩn ngốc” này có hai đặc điểm:

(a)    Kẻ ấy hiểu rằng người ta nói Gót hiện hữu có nghĩa là gì
(b)    Nhưng, kẻ ấy không tin rằng Gót hiện hữu

Mục đích của Anselm là để cho thấy kết hợp (a) và (b) này không vững chắc. Bất kỳ ai hiểu khi nói – Gót hiện hữu là gì, – người ấy có thể dẫn đến thấy rằng – Gót hiện hữu. Phát biểu của Anselm thu tóm như sau:

(a)    Chúng ta có một khái niệm về một Hữu thể Toàn hảo:
(b)    Một Hữu thể Toàn hảo như thế nhất thiết phải hiện hữu.
(c)    Tại sao? Nếu ông đã không hiện hữu, vậy sau đó ông sẽ không là toàn hảo.

Chưa đủ tối tăm vì phi lý nông cạn, ông còn làm cho rối rắm hơn, giải thích thêm:

“Điều chắc chắn rằng, cái mà không có gì to lớn hơn có thể mường tượng được, nó không thể hiện hữu chỉ trong sự hiểu biết mà thôi. Bởi vì, giả sử rằng nó chỉ hiện hữu trong sự hiểu biết mà thôi: sau đó nó (cũng) có thể mường tượng được là hiện hữu trong thực tại, (mà nếu có trong thực tại, so với có trong đầu) vốn lại càng to lớn hơn. Do đó, nếu như mà, cái mà không có gì to lớn hơn có thể mường tượng, hình dung được, lại chỉ hiện hữu trong sự hiểu biết mà thôi, chính hữu thể đó, mà không gì to lớn hơn nó lại có thể mường tượng được, lại là cái mà một gì lớn hơn nó có thể hình dung được. Nhưng rõ ràng điều này là không thể. Do đó không nghi ngờ gì rằng có hiện hữu một hữu thể, mà không gì to lớn hơn có thể mường tượng được, và nó hiện hữu cả trong sự hiểu biết và trong thực tại.”

Theo sát giải thích của ông – chúng ta có thể diễn dịch nôm na như sau:
(a)    Người ta có thể tưởng tượng một hữu thể mà không gì lớn hơn có thể hình dung được.
(b)    Chúng ta biết rằng hiện hữu trong thực tại lớn hơn hiện hữu chỉ có trong tâm trí.
(c)    Nếu hữu thể mà chúng ta tưởng tượng chỉ tồn tại trong tâm trí của chúng ta, sau đó nó không phải là một “hữu thể mà không gì lớn hơn có thể hình dung được”
(d)    Một hữu thể mà không gì lớn hơn có thể hình dung được cũng phải tồn tại trong thực tại.
(e)    Nếu không tồn tại trong thực tại sẽ thất bại không còn là hữu thể mà không gì lớn hơn có thể hình dung được.
(f)     Vì vậy, hữu thể mà không gì lớn hơn có thể hình dung được phải tồn tại, và chúng ta gọi hữu thể này là Gót.

Chúng ta thấy tác giả xử dụng lối chứng minh có dạng dẫn đến hệ quả phi lý của một điều để cho thấy điều đó sai (reductio ad absurdum). Chôn vùi trong tất cả những lối nói nước đôi nghe có vẻ triết lý này, chỉ đơn giản là một biện luận rằng để cho một hữu thể có hội đủ điều kiện là “vĩ đại nhất” (tức là, không gì “lớn hơn” nó có thể quan niệm được), nó phải có phẩm chất của “sự hiện hữu”. Như thế, sai lầm nằm ẩn trong tiền đề, và chôn ngầm bên dưới những mệnh đề của luận chứng, nên nếu chúng ta vội đi vào từng mệnh đề để tìm sai xót, chúng ta sẽ gặp khó khăn, nếu muốn trình bày ngụy biện trong luận chứng này, vì nếu lý luận như Anselm rằng hữu thể “vĩ đại nhất” này đã chỉ đơn giản là một ý tưởng trong đầu óc con người, sau đó nó sẽ không có hiện hữu riêng của nó, và do đó, sẽ không thực sự đủ điều kiện là “vĩ đại nhất” nữa. Muốn được xem là vĩ đại nhất, nó phải có thực, không thể chỉ có trong đầu người suy ngẫm.

Điều vô nghĩa có thể thấy ngay – là sự kết nối giữa “to lớn, vĩ đại nhất’ với “hiện hữu, có thật”, cốt lõi của quanh co của Anselm là một gì to lớn nghĩ đến được trong đầu, nó phải có thật, Gót là một gì to lớn, vĩ đại trong đầu, hãy nghĩ, hay tưởng tượng xem, Gót phải có thật – sự kết nối “to lớn” và “có thật” này là chỗ sai lầm và những người đã tin vào Gót rồi, như Anselm, hay những người vội vàng, sẽ không thể nào, hay khó khăn để nhìn thấy sự vô nghĩa trong nó được. Thuộc tính to lớn và thuộc tính hiện hữu không kết nối lôgích với nhau, cũng không bao giờ là hiển nhiên – đi từ to lớn sang hiện hữu (một gì to lớn nhất phải hiện hữu) là bước nhảy vọt rất liều lĩnh của niềm tin mù quáng, không bao giờ có cầu nào, dù chỉ một nhịp đầu, của lý trí con người bình thường!

Nếu chúng ta thấy là vô nghĩa, không phải vì chúng ta không-tin-có-gót. Thậm chí một trong những người đương thời của Anselm, một thày chăn chiên tên là Gaunilo of Marmoutiers. Trong On Behalf of the Fool, Gaunilo đã phải nhái lại luận chứng của Anselm để châm biếm:
(a)    Chúng ta có một khái niệm về một Hòn đảo Toàn hảo:
(b)    Một Hòn đảo Toàn hảo như thế nhất thiết phải hiện hữu.
(c)    Tại sao? Nếu nó đã không hiện hữu, vậy sau đó nó sẽ không là toàn hảo.

Về cơ bản, phản bác ở đây cho thấy nếu lập luận bản thể học là hợp lệ, sau đó tuyệt đối tất cả mọi điều hoàn hảo, chúng ta có thể nghĩ đến cũng phải đồng thời hiện hữu trong thực tại – nhưng chúng ta biết rằng đó là không đúng sự thật. Vì vậy, phải có một vài lỗ hổng trong chính lập luận của Anselm.

Anselm và những người chấp nhận lập luận của ông, dĩ nhiên không đồng ý với sự phê phán này. Trước tiên, họ lập luận rằng một “Hòn đảo Toàn hảo” là không thực sự là một khái niệm nhưng chỉ đơn thuần là một ý tưởng tưởng tượng – nhưng điều này chỉ lại đặt ra câu hỏi – tại sao họ không nhận rằng “Gót” của họ cũng chỉ là một ý tưởng thuần tưởng tượng, không hơn không kém.

Thứ hai, họ lập luận rằng ý tưởng về một “Hữu thể Toàn hảo” có giá trị hơn bởi vì nó là phổ quát giữa thế giới con người. Thật không may, đó là khẳng định quá nhiều hơn thực chất. Không có bằng chứng nào cho nó (rằng nhiều hơn thì đúng hơn) nhưng bằng chứng ngược lại chắc chắn không khó kiếm. Nhưng tất nhiên, ngay cả khi nó là sự thật rằng ý tưởng về một “Hữu thể Toàn hảo” là hợp lý phổ quát, làm thế nào để chứng minh rằng khái niệm có giá trị hơn ? Đây là ngụy biện rằng bất cứ điều gì mà là phổ biến, bắt gặp xảy ra nhiều hơn, là có nhiều khả năng có thực hơn ???

Và thêm nữa, không có ý định làm cho buồn cười hơn trước luận chứng lố bịch này, chúng ta biết có những ý tưởng khác mà có nhiều hay gần như là nhiều phổ quát hơn ý tưởng về một “Hữu thể Toàn hảo”; thí dụ như khái niệm “Bữa ăn Toàn hảo” hoặc “Người vợ/chồng Toàn hảo”?

Ngày nay luận chứng bản thể vẫn còn được nhắc lại vì tính chất lịch sử của nó, cũng có những dạng khác của nó, dựa trên toán học, lôgích và những khoa học khác (Kurt Gödel, Plantinga); lý luận trong những trường hợp này phát biểu rằng sự hiện diện của những liên hệ toàn hảo nào đó trong những lĩnh vực đó trỏ về sự hiện hữu của một hữu thể toàn hảo.

Điều này không thực sự đưa đến gì nhiều mới lạ, tuy nhiên, vì mối quan hệ toàn hảo không thực sự hiện hữu trong cách thức của con người và của đất đá thực tại. Thay vào đó, chúng vẫn chỉ là những khái niệm trong não thức của chúng ta – nếu thực sự sự tương tự được sử dụng, sau đó sẽ được chấp nhận rằng một Gót toàn hảo cũng chỉ là một khái niệm trong tâm thức của chúng ta. Đây là một kết luận hiển nhiên ngày càng có rất nhiều người đồng ý.

Một thí dụ cuối cùng về Luận chứng bản thể là của Descartes, cho rằng tất cả chúng ta đều có trong chúng ta ý tưởng về một hữu thể toàn hảo, vô hạn. Nhưng vì chính chúng ta không phải là toàn hảo và cũng không vô hạn, sau đó ý tưởng này đã không thể đến từ bên trong chúng ta. Thay vào đó, nó phải đến từ bên ngoài chúng ta – từ một hữu thể toàn hảo, vô hạn thực sự. Ông nói một cách ngây thơ và tôi thấy hết sức mê tín, ngớ ngẩn:

“Đối với ý tưởng về thực chất có trong não thức của tôi có được là do thế này, rằng bản thân tôi là một thực chất, tuy nhiên, tôi không nên có ý tưởng (nó là) một thực chất vô hạn, vì khi nhìn thấy tôi là một là hữu thể hữu hạn, trừ khi một thực chất nào đó trong vô hạn thực tại đã đem nó lại cho tôi.”

Dĩ nhiên chúng ta đã nói ở trên, người ta chỉ có thể đưa ra nhận xét là tất cả mọi người đều có một ý tưởng nào đó bên trong về một hữu thể toàn hảo tuyệt đối. Chấm hết, những không thể kéo sang đến khảng định rằng toàn hảo tuyệt đối đó là Gót. Và lại càng xa vời đến hiển nhiên phi lý khi nói rằng những gì có thể nghĩ, tưởng trong đầu được lại có thực ngoài đời!

Mặc dù nó có thể chỉ ra rằng một số loại tín ngưỡng dường như đã hiện hữu trong tất cả các văn hóa, nhưng không đúng là có thể đánh đồng tín ngưỡng với tôn giáo, lại càng ít hơn với tôn giáo tin có gót, nhất là tôn giáo theo kiểu Kitô tin chỉ một gót. Có những hình thức đa sạng của tín ngưỡng, tôn giáo là một sự kiện, có tôn giáo tin chỉ một gót như những tôn giáo thê ít Abraham là một chuyện khác – một sự kiện này có thể xảy ra mà không có sự kiện kia. Tuy nhiên, nhiều nhóm tôn giáo và những nhà gót học vẫn tiếp tục chấp nhận giả định thiếu sót này, do đó giữ những luận chứng về hiện hữu của Gót trên giường bệnh, chằng chịt những dây điện, ống thuốc, ống khí, trợ giúp nhân tạo, cố kéo dài sự sống cây cỏ vô nghĩa của chúng trên giường bệnh viện, hàng trăm năm quá lâu sau khi những mối nhợ, ống dẫn đó đáng lẽ đã phải cắt, tắt, kéo bỏ, ban cho chúng ân huệ cuối cùng, làm ơn cho chúng chết, an nghỉ vĩnh viễn!

[16] Lôgích Mốt đan: Một “mốt” là trạng thái bất định, trong một mệnh đề, có diễn tả trạng thái này dùng những thật ngữ như “tất yếu” hay “khả dĩ có thể” để nói về một vài tính chất của chủ ngữ, một phẩm tính mang tính cách phán đoán đúng hay sai. (vẫn dịch là Luận lý Hình thái, hay Luận lý Mô thái – tôi đề nghị dùng phiên âm – Lôgích Mốt đan).
Đó là lôgích trong mệnh đề, trong đó có dạng một thuật ngữ dùng để xác định một vài phẩm tính của chủ ngữ, hay nó có liên hệ với sự xác định về: sự có thể, sự không có thể, sự tất yếu hay sự ngẫu nhiên có thể (possibility, impossibility, necessity, or contingency). Nói vắn tắt, Lôgích Mốt nghiên cứu sự lý luận trong đó xử dụng những diễn tả “tất yếu” và “khả dĩ, có thể”.
Hai ký hiệu trong Lôgích Modal: : Điều tất yếu là ..., : Điều khả hữu, điều có thể là …    
[17] Law of Conversation of Mass-Energy
[18] Đây là một lý luận nghe ngờ ngệch, nếu không muốn nói là phi lý đến cùng cực, nhưng tôi vẫn không thể hiểu tại sao vẫn có rất nhiều đông đảo người nghe và tin theo! – Tất cả, chỉ là như vầy – Một X nào đó, rất “thương yêu” bạn, nên bạn phải tin vào X, và vân vân một chuỗi sau đó những phải thế này, nên thế kia, hãy thế nọ,… – Không nói chi đến thân thế mù mở của X, tại sao người ta lại có thẻ tin một X “cha căng chú kiết” nào đó – không biết mình là ai, lại rất đỗi thương yêu mình! Đừng nói vội đến giúp đỡ, lắng nghe, tha thứ cho mình!
Con người cô đơn, lẻ loi, tuyệt vọng và mù quáng đến như vậy sao – Nietzsche đã phải nói đây là thứ luân lý, thứ đạo đức sản sinh từ đám nô lệ đáng thương sống mê muội đau khổ, hai nghìn năm trước ở Trung Đông.
[19] Desert Island Discs: chương trình phát thanh hàng tuần nổi tiếng của radio BBC, có từ 1942 đến nay.
[20] Wuthering Heights.
[21] Symphony Kỷ (địa chất) Đại trung Sinh, Opera Vũ trụ mở rộng, Diễn xướng Tiến hóa, ... nhan đề những tác phẩm âm nhạc giả tưởng tác giả tạm nghĩ ra làm thí dụ, đặt giả thử xảy ra trường hợp nếu những tài danh như Beethoven, Mozart, hay Haydn, đã sống trong những thời đại có Khoa học Kỹ thuật đứng ra bảo trợ nghệ thuật, thay vì những thời đại quá khứ ở châu Âu, chỉ duy nhà thờ Kitô có được, không chỉ khả năng tài chính, nhưng còn uy thế văn hóa, chính trị, xã hội để đứng ra công khai bảo trợ những nghệ sĩ.
[22] “devil bird “– Loài chim Manx Shearwater – loài chim biển, sống rất lâu
[23] The End of Faith (2004).
[24] [Toàn bộ chủ đề ảo tưởng được Richard Gregory bàn luận trong một tùng thư, gồm Gregory, R. L. 1997 Mirrors in mind. Oxford: Spektrurn/New York: W. H. Freeman.]
[25] do nhà nghiên cứu thủy tinh, pha lê người Swiss là Louis Albert Necker đưa ra năm 1832. Khi chúng ta nhìn hình vẽ một khối lập phương trong mặt phẳng hai chiều, bộ óc chúng ta tự nhiên hình dung nó trong thành một khối lập phương trong không gian ba chiều. Nhưng hình vẽ này không cho đủ thông tin cho hệ thống thị giác chúng ta để biết đích xác mặt nào là mặt trước của khối vuông. Do đó, chúng ta khi thì thấy như từ trên xuống (mắt trước bên trái), khi thì như dưới lên (mặt trước bên phải). Nhưng chúng ta không thấy cả hai cùng lúc, vì não thức chúng ta phải quyết định và chọn lấy một hướng nhìn mà thôi.
[26] [Cố gắng riêng của tôi để đưa ra giải thích, trong Dawkins. Unweaving the Rainbow (1998), pp. 268-9.]
[27] [http://www.sofc.org/Spirituality/s-of-fatima.htm.]
[28] [* Mặc dù phải thú nhận là cha mẹ vợ tôi một lần ở lại trong một khách sạn ở Paris, gọi là Khách sạn của Vũ trụ và của Portugal.]
[29] Lunatic, Liar or Lord .