Về Lai lịch của Đạo đức
(On the Genealogy of Morality
Zur Genealogie der Moral)
Friedrich Nietzsche
Luận văn Thứ Ba
Những lý tưởng khổ hạnh có nghĩa là gì?
24.
– Và bây giờ,
xem xét những trường hợp hiếm hơn mà tôi đã nói, những nhà duy-ý cuối cùng mà chúng
ta có ngày nay giữa những triết gia và học giả: chúng ta có hay không, có lẽ
trong số họ, những đối thủ được-tìm-kiếm chống lại những lý tưởng khổ hạnh, những nhà đối kháng-duy-ý của những lý
tưởng vừa kể? Trong thực tế, những “người không tin tưởng” này, (vì đó là những
gì họ tất cả đều là) họ tin tưởng
chính họ; điều đó xem dường là tàn dư cuối cùng của đức tin của họ, là những đối
thủ của lý tưởng này, họ là quá nghiêm trọng trên thực trạng công việc này, mỗi
lời nói và từng cử chỉ của họ là quá đam mê: – có phải những gì họ tin tưởng do
đó cần phải là sự thật? . . .
Chúng ta “những người hiểu biết” thì tích cực ngờ vực những
người tin tưởng thuộc bất kỳ loại nào; ngờ vực của chúng ta dần đã huấn luyện
chúng ta đi đến kết luận ngược lại với những gì trước đây đã là kết luận: cụ thể
là, để giả định trước, bất cứ nơi nào sức mạnh của một niềm tin trở nên nổi bật,
(cũng có) một sự yếu kém nhất định nào đó, ngay gồm cả sự không chắc sẽ xảy ra bằng chứng. Dẫu cho chúng ta không gạt đi chuyện
đức tin “mang lại cứu rỗi”: [1]
chính xác vì lý do đó chúng ta gạt đi
chuyện đức tin chứng minh được bất cứ
điều gì, – một đức tin mạnh mẽ nói rằng nó mang lại cứu rỗi là nền đứng vững
vàng để nghi ngờ về đối tượng của đức tin của nó, nó không thiết lập sự thật,
nó thiết lập một xác suất nhất định nào đó – của sự lừa dối. [2]
Giờ đây, vị trí lập trường trong trường hợp này là gì? –
Khi quân Thập tự chinh Kitô trạm chán ở phương Đông với đội
ngũ không-thể-bị-đánh-bại của những Người-Ám-sát,
[3]
đội ngũ của những tinh thần tự do vào
hàng tuyệt hảo bậc nhất, những người đẳng cấp thấp nhất trong số họ, sống một
cuộc đời của tuân phục, không từng một dòng tu tự viện nào đã đạt đến được gì
loại giống như thế, bằng cách này hoặc cách kia họ nhận được một gợi ý xa xôi của biểu tượng và khẩu hiệu
đó vốn đã được dành riêng chỉ cho đẳng cấp cao nhất như dấu triện bí mật [4]
của họ: “không có gì là đúng, tất cả mọi thứ được cho phép” . . . Chắc chắn đó đã là sự tự do của não thức [des Geistes], với điều đó sự chấm dứt của
tin tưởng vào chân lý đã được loan báo
…
Có một người châu Âu hoặc một người Kitô có tư tưởng-tự do
[Freigeist] đã bao giờ đi lạc vào trong
sự việc đề nghị này và mê cung của những hậu quả của nó? Ông ta có biết con
quái vật Minotaur [5] của hang động
này từ kinh nghiệm hay không? . . .
Tôi ngờ điều đó, thực sự, tôi biết khác đi: – không có gì là xa lạ hơn với những
người này, là người là tuyệt đối trong một điều, những cái gọi là ‘tinh thần tự
do’ này, hơn là tự do và buông thả trong ý nghĩa đó, không trong chiều hướng
nào mà họ ràng buộc vững chắc nhiều hơn; chính xác là trong niềm tin của họ
trong sự thật mà họ là cứng nhắc hơn và tuyệt đối hơn bất cứ ai khác. Có lẽ tôi
quá quen thuộc với tất cả những điều này: sự chay tịnh, tiết dục đó của nhà triết
học đáng kính đã được kê đơn bằng một lòng tin giống như của một người có đức
tin, sự kham nhẫn khắc kỷ [6]
đó của nhà trí thức, trong phương sách cuối cùng, vốn phủ nhận chính nó điều “Không”
cũng đúng nghiêm nhặt y như điều “Có”, ý
chí đó vẫn trơ trơ đứng yên trước gì-thực-xảy-ra, factum brutum [7],
như thuyết định mệnh của những sự kiện nhỏ nhặt đó: “petits faits” (ce petit
faitalisme, như tôi gọi nó [8])
trong đó học giới Pháp giờ đây tìm kiếm một loại ưu thế đạo đức vượt trên giới
học thuật Đức, sự từ bỏ đó về bất cứ giải thích nào (của sự ép buộc, điều chỉnh,
rút ngắn, bỏ qua, làm đầy chỗ trống, phát minh, ngụy tạo và mọi thứ khác thiết yếu cho sự giải thích) – trên toàn
bộ, điều này thể hiện chủ nghĩa khổ hạnh về đức hạnh cũng y như bất kỳ từ chối nào
về dục cảm (cơ bản nó chỉ là một modus
của sự từ chối này). Tuy nhiên, sự thúc đẩy
không cưỡng được hướng về nó, ý
chí vô điều kiện đó tới sự thật, chính nó
là niềm tin vào lý tưởng khổ hạnh, ngay cả khi, như là một mệnh lệnh vô thức,
đừng để bị lầm lẫn về nó, – nó là niềm tin vào một giá trị siêu hình, một giá trị như một
sự thật loại như thế đã được nêu lên làm chứng và được xác nhận chỉ bằng một
mình lý tưởng đó mà thôi (nó tăng và giảm, đứng lên hay ngã xuống vì lý tưởng
đó).
Nghiêm nhặt mà nói, không có kiến thức nào không dựa trên
những tiền-giả-định, suy tưởng về một điều thuộc loại như thế thì không-thể-nghĩ-tưởng
được, ngoài-lôgích: một triết lý, một “niềm tin vững chãi”, luôn luôn phải có
đó trước tiên, để kiến thức giành lấy từ nó một chiều hướng, một ý nghĩa, một
giới hạn, một phương pháp, một quyền
để hiện hữu. (Bất cứ ai hiểu nó vòng vèo theo cách khác, lấy thí dụ, và cố gắng
đặt triết lý trên “một nền tảng khoa học nghiêm nhặt”, phải đứng ngược trên đầu của nó trước tiên, không
chỉ triết lý, nhưng chính cả sự thật cũng phải thế nữa: sự xúc phạm gây mất
lòng tồi tệ nhất chống lại sự đoan trang đứng dắn có thể xảy ra được trong liên
hệ đến hai phụ nữ, hai bậc nữ lưu, đáng kính dường vậy!) Đúng, không phải có
nghi ngờ gì – và ở đây tôi để bộ Gay
Science [9]
của tôi có một lời, hãy xem quyển thứ năm (phần 344) –
“Con người trung thực, trong ý hướng gan dạ và tận cùng đó,
vốn niềm tin vào khoa học lấy làm giả định trước, thế nên khẳng định một thế giới
khác từ thế giới của sự sống, thiên nhiên, và lịch sử, và đến chừng mức khi
người ấy khẳng định “thế giới khác” này, không phải hay sao là người ấy do đó phủ nhận đối lập của nó, thế giới
này, thế giới của chúng ta, khi làm
như vậy? . . . Niềm tin của chúng ta trong khoa học thì vẫn còn dựa trên một niềm tin siêu hình, – thậm chí chúng ta những
người-hiểu-biết của ngày nay, chúng ta vô thần, vô gót, chống-những nhà siêu hình học, (chúng
ta) vẫn còn lấy lửa của chúng ta từ
ngọn lửa đốt cháy bởi một đức tin cũ hàng ngàn năm, đức tin đó của những tín đồ
Kitô, vốn cũng là đức tin của Plato, rằng Gót là sự thật, rằng sự thật là thần linh ... Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu chính điều này ngày càng trở
nên không thể tin được, khi thôi không còn gì nữa quay ra là thần linh, chỉ trừ
mù lòa, sai lầm và những dối trá – và điều gì sẽ xảy ra nếu Gót chính ông ta quay sang thành dối
trá lâu đời nhất của chúng ta” –
Tại điểm này chúng ta cần phải dừng lại và dành thời giờ để
ngẫm nghĩ. Bản thân khoa học bây giờ cần
một sự biện minh (vốn không phải tất cả để nói rằng có một biện minh cho nó). Về
câu hỏi này, quay sang những triết lý cổ xưa nhất và hiện đại nhất: tất cả
trong số chúng đều thiếu ý thức về mức độ mà trong đó ý chí vươn tới sự thật chính
nó cần có một biện minh, đây là một khoảng cách nứt vỡ trong mỗi triết lý – điều
này đã xảy ra như thế nào? Vì lý tưởng khổ hạnh cho đến nay đã là ông chủ trên tất cả triết học, vì sự thật
đã được đặt như một hữu thể, như Gót, như thẩm quyền cao nhất chính nó, vì sự
thật đã không được cho phép là một vấn
đề. Bạn có hiểu điều “được cho phép để là” này không? – Từ ngay chính giây phút
rằng niềm tin vào Gót của lý tưởng khổ hạnh bị phủ nhận, cũng có một vấn đề mới
nữa: đó là (vấn đề) giá trị của sự thật.
–
Ý chí vươn tới sự thật cần một phê bình – Chúng ta hãy cùng
xác định nhiệm vụ riêng của chúng ta với điều này -, giá trị của sự thật thì dự
kiến toan tính được gọi vào trong câu hỏi.
. .
(Bất cứ ai tìm thấy điều này đưa ra quá tóm tắt ngắn ngủi,
nên đọc mà phần trong Gay Science với
nhan đề “cho đến mức độ nào, ngay cả chúng ta vẫn còn là đạo hạnh kính tín” (phần
344) [10],
lại còn tốt hơn thế, đọc toàn bộ quyển
5 của tác phẩm đó, tương tự như thế, đọc cả lời nói đầu của Daybreak.)
25.
Không! Hãy đừng mang khoa học đến với tôi, khi tôi đang tìm
con người tự nhiên đối kháng với lý tưởng khổ hạnh, khi tôi hỏi: “Ở chỗ nào là ý
chí chống đối trong đó lý tưởng đối lập của nó bày tỏ cho thấy chính nó?” Khoa
học thì gần như không độc lập đủ cho điều đó; trong tấ cả mọi phương diện, trước
tiên nó cần một giá trị-lý tưởng, một giá trị-sáng tạo quyền lực, trong dịch vụ nó có, nó có thể tin tưởng vào bản thân nó, – bản thân khoa học không bao giờ
tạo ra những giá trị. Quan hệ của nó với lý tưởng khổ hạnh thì chắc chắn vẫn
chưa mang trong mình tính đối kháng; thực sự, trường hợp là đúng hơn, nói tổng
quát, nó vẫn đại diện cho sức mạnh thúc đẩy trong sự tiến hóa bên trong của lý
tưởng đó. Sự xung khắc của nó và sự hay gây gỗ của nó, khi xem xét kỹ lưỡng
hơn, đã không hướng đến chính bản thân lý tưởng, nhưng hướng đến những việc phụ
bên ngoài của nó, che phủ ngoại diện và ngụy trang của nó, hướng đến cách lý tưởng
tạm thời thành cứng rắn nhẫn tâm, vững chắc đông đặc, trở nên giáo điều – khoa
học giải phóng những gì là sự sống trong nó bằng cách phủ nhận những gì công
khai phổ biến trong lý tưởng này. Cả hai chúng, khoa học và lý tưởng khổ hạnh,
vẫn còn trên cùng một nền tảng – tôi đã giải thích rồi –; đó là nói rằng, cả
hai đánh-giá-cao-quá-lố sự thật (chính xác hơn: chúng chia sẻ cùng một niềm tin
rằng sự thật không thể được thẩm định
hay bị phê bình), và điều này làm cho cả hai nhất thiết thành những đồng minh, – do như thế, nếu phải chiến đấu
chống chúng, chúng chỉ có thể đem ra chống lại và đặt thành vấn đề cùng với
nhau. Một suy giảm giá trị của lý tưởng khổ hạnh chắc chắn mang lại một suy giảm
giá trị của khoa học: người ta phải giữ mắt mở và tai vểnh lên đúng lúc cho điều
này!
(Nghệ Thuật, hãy để tôi nói ngay từ đầu, vì rồi
một ngày tôi sẽ dài dòng bàn luận chuyện này nhiều lời, – nghệ thuật, trong đó nói dối tự phong thánh cho nó, và ý chí đến sự lừa dối có lương tâm tốt lành
đứng về phía nó, về cơ bản thì rát đối nghịch với lý tưởng khổ hạnh nhiều hơn
so với khoa học: điều này đã được cảm nhận bằng bản năng bởi Plato, kẻ thù lớn
nhất của nghệ thuật mà châu Âu từng đã sản xuất. Plato chống với Homer [11]:
đó là sự đối kháng toàn vẹn, không bắt chước ai – một bên, là người chủ trương
bào chữa “thế giới bên kia” chân thành nhất, kẻ phỉ báng vĩ đại nói xấu đời sống,
bên kia, là người người sùng bái nhưng không chủ tâm của nó, bản chất hoàng kim quí giá. Sự tùng phục nghệ sĩ
trong sự phục vụ của lý tưởng khổ hạnh thì như vậy là hình thức đặc thù của sự băng hoại hư hỏng nghệ thuật, đáng tiếc
là một trong những phổ biến nhất: vì không có gì là băng hoại hư hỏng hơn một
nghệ sĩ)
Và khi chúng ta nhìn nó một cách tâm sinh lý, cũng vậy nữa,
khoa học dựa trên cùng một cơ sở như lý tưởng khổ hạnh: điều kiện tiên quyết của
cả hai, cái này và cái kia, đều là một sự
kiệt quệ nghèo nàn của đời sống nhất định nào đó, – những xúc cảm đã lạnh lẽo,
nhịp độ đã đình trệ, lý luận biện chứng thế chỗ của bản năng, trang nghiêm đóng dấu trên những khuôn mặt
và những cử chỉ (trang trọng, dấu hiệu không thể nhầm lẫn nhất đó của sự chuyển
hóa dưỡng chất chậm chạp hơn và của một cuộc sống phải vật lộn cực nhọc vất vả
hơn). Nhìn vào những kỷ nguyên trong đời sống của một dân tộc nơi đó những học
giả chiếm ưu thế: chúng là những thời kỳ của sự kiệt sức, thường là của tranh tối
tranh sáng, của suy tàn, – đã qua mất rồi là năng lượng tuôn chảy, sự chắc chắn
của đời sống, sự chắc chắn về phần tương
lai. Ưu thắng của đám quan liêu công chức không bao giờ là dấu hiệu của bất
cứ một điều gì tốt đẹp; sự nổi lên của chế độ dân chủ cũng thế chẳng gì hơn, những
tòa án quốc tế làm trọng tài thay vì chiến tranh, bình đẳng nữ quyền, tôn giáo
của lòng thương hại trắc ẩn và tất cả mọi thứ khác vốn là một triệu chứng của đời
sống trong suy hoại. (Khoa học được mường tượng như một vấn đề: khoa học có
nghĩa gì? – So sánh với lời tựa của The
Birth of Tragedy [12]
về điều này).
Không! – bạn hãy mở mắt mà xem! – “Khoa học hiện đại” này [13],
trong tạm thời gian này đây, là đồng minh tốt
nhất cho lý tưởng khổ hạnh, với lý do đơn giản rằng nó là vô thức, không tự
nguyện, bí mật và ẩn chìm ở bên dưới nhất! Kẻ “nghèo nàn trong tinh thần” [14]
và những đối thủ (trong giới) khoa học của lý tưởng này đã có cho đến tận bây
giờ để chơi cùng một trò chơi (nhân tiện đây, hãy cẩn thận nếu suy nghĩ rằng họ
là đối nghịch của nó, tức là, kẻ giàu có
về tinh thần: họ không phải là thế,
tôi gọi họ là những dậm dựt cuồng nhiệt của tinh thần). Những chiến thắng nổi tiếng của cái sau này:
chắc chắn chúng là những chiến thắng. Nhưng chiến thắng trên cái gì? Lý tưởng
khổ hạnh dứt khoát đã không bị chinh phục, trái lại, nó đã làm mạnh mẽ hơn, tôi
muốn nói có nghĩa là khó nắm bắt hơn, tinh thần nhiều hơn, xảo quyệt hơn bởi thực
tế là khoa học liên tục và không chừa ra, đã tách vỡ và phá đổ một bức tường hoặc
công trình bên ngoài vốn đã gắn kèm chính nó vào nó, và làm thô kệch đi dạng ngoài xuất hiện của nó.
Bạn có thực sự nghĩ rằng, lấy thí dụ, đánh bại thiên văn học của thần học có
nghĩa là một sự đánh bại của lý tưởng đó? . . .
Có phải con người có lẽ đã trở nên ít cần hơn một giải pháp siêu việt cho những câu đố bí hiểm về sự hiện
sinh của mình, vì sự hiện sinh này đã từ đó đi đến nhìn thấy vẫn còn ngẫu nhiên
tùy tiện hơn, tựa-kẻ-lang-thang hơn, và không cần thiết hơn trong trật tự của những
sự-vật hữu hình? Không phải là sự tự-phản
đối của con người, ý chí đến tự-phản kháng của hắn, đã không ghể chặn đứng được
trên đà tăng trưởng kể từ Copernicus [15]
hay sao? Đã đi mất rồi, than ôi, là niềm tin của hắn vào tính độc đáo, phẩm giá
của hắn, sự không thể thay thế trong trật tự, đẳng cấp của muôn loài sinh vật,
– hắn đã trở thành động vật, theo
nghĩa đen, một con vật thiếu tư cách không đâu vào đâu và chẳng được chọn lựa
dành riêng, con người là kẻ trong những tín ngưỡng buổi đầu trước đó của hắn là
gần như Gót (“con của Gót”, “người của Gót”). . .
Kể từ Copernicus, con người dường như đã trên một con đường
đi xuống, – bây giờ anh ta có vẻ đang lăn nhanh hơn và càng tuột nhanh hơn xa
khỏi trung tâm – để đến đâu? vào trong hư vô? vào trong “cảm giác xuyên thấu của hư vô của hắn”? – Vâng! đó
sẽ là con đường thẳng tuột – đến
lý tưởng cũ, phải không? . . .
Tất cả khoa học (và không chỉ một mình thiên văn học mà thôi, những
tác động hổ thẹn và hạ phẩm giá vốn đã được Kant tách riêng chúng trong một lời
thú nhận đáng chú ý đó là “nó phá hủy sự quan trọng của tôi” [16]
… ), Tất cả khoa học, tự nhiên cũng như không-tự-nhiên
– đây là tên tôi sẽ đem cho sự tự phê phán của tri thức ngày– thì ngày nay đương tìm kiếm để thuyết phục
con người bỏ đi lòng tự trọng cũ trước đây của mình, vì dường như điều này chẳng
là gì cả, ngoài một mảnh quái lạ của tự ngã mạn, của tự cao tự đại; bạn gần như
có thể nói đó là tự hào riêng của nó, là dạng khắc khổ riêng của nó về khắc kỷ
kiên cường, không động tâm, bao gồm trong việc duy trì sự tự
khinh miệt đã gian khổ dành thắng được này của con người như tuyên bố cuối
cùng, nghiêm trọng nhất của hắn về tự trọng (Trong thực tế, đúng như vậy: vì cá
nhân là người cảm thấy khinh bỉ thì luôn luôn là một ai đó là người “đã không
quên tôn trọng là thế nào” . . ). Có phải điều này thực sự làm việc chống lại lý tưởng khổ hạnh hay không? Có phải người ta trong
tất cả mức độ nghiêm trọng vẫn thực sự tin (như những nhà thần học đã tưởng tượng
được một thời gian), hãy nói, rằng chiến thắng của Kant trên chủ nghĩa
giáo điều khái niệm thần học (‘Gót’, ‘linh hồn’, ‘tự do’, ‘bất tử’) đã làm hư hỏng
lý tưởng đó? – Chúng ta sẽ không, tạm thời lúc này, để bận tâm chúng ta với
không biết liệu chính bản thân Kant đã có bất cứ điều gì như thế trong tầm nhìn
hay không. Những gì là chắc chắn thì rằng tất cả mỗi loại nhà siêu nghiệm kể từ
Kant đã có một bàn tay chiến thắng, họ đã được giải thoát khỏi những nhà thần học:
Thật may mắn làm sao! – Ông đã chỉ cho họ con đường bí mật, từ bây giờ, trên
con đường đó, độc lập, và với đúng mực trang nghiêm của khoa học, họ có thể
theo đuổi “những mong muốn của trái tim họ”.
Cũng giống vậy: ai là người sẽ chê trách đổ lỗi cho những người
theo thuyết ngộ đạo [17], như những
kẻ thờ phượng cái-không-biết và cái bí mật, nếu như họ tôn thờ chính cái dấu chấm hỏi như là Gót [18].
(Xaver Doudan [19], hơn một lần,
có nói về sự tàn phá gây ra bởi “thói quen của ngưỡng mộ sự không biết không hiểu
được thay vào chỗ hãy đơn giản để yên trong sự không biết”; ông nghĩ rằng người
xưa đã tránh được điều này [20].)
Giả sử rằng tất cả mọi sự vật việc mà con người ‘biết’ đều không thỏa mãn những
khao khát mong ước của hắn, nhưng thay vì mâu thuẫn, nói ngược lại chúng, và gợi
lên sự kinh hoàng, vậy một bào chữa thần thánh nào đây là được phép để đem đặt
tội lỗi cho điều này nằm ở ngưỡng cửa của sự “hiểu biết” hơn là sự “ước muốn”!
. . .
“Không có sự hiểu biết: dẫn
đến hệ quả – có một Gót”: một thói
quen chuyển cái không-biết vào thành cái ngưỡng mộ mới, thay vì cứ để
nguyên là không-biết [21]
Thật là một chiến thắng lớn chừng nào cho lý tưởng khổ hạnh! –
26.
Hay có phải toàn bộ của ngành học-chép-sử [22]
hiện đại đã chiếm một vị trí tự tin hơn, nhìn theo hướng đời sống và những lý
tưởng? Tuyên xưng cao thượng nhất của nó ngày nay rằng nó là một tấm gương, nó từ chối tất cả những cứu
cánh luận, nó không muốn “chứng minh” bất cứ điều gì hơn thêm nữa; nó coi khinh
vai trò quan tòa, và cho thấy thẩm khiếu tốt ở đấy, – nó xác nhận cũng thật ít như
nó phủ nhận, nó khẳng định và ‘mô tả’. . . Tất cả điều này là khổ hạnh đến một
mức độ cao; nhưng đến một mức độ cao hơn nó là hư vô, đừng có lầm lẫn về nó! Bạn nhìn thấy một cái nhìn buồn bã, cứng
cỏi nhưng quả quyết, – một con mắt nhìn chằm chằm, như một nhà thám hiểm đơn độc ở Bắc Cực (có lẽ vậy vì
không nhìn vào? hay nhìn ngoái lại? …). Nơi đây có tuyết, nơi đây đời sống thì im
lặng, tiếng quạ kêu lần cuối ở nơi đây nghe như là “để làm gì?”, “vô vọng”,
“không gì” [23]
– ở đây không có gì khởi sắc, hay lớn dậy gì nữa, ngoại trừ, có lẽ, cho siêu-chính
trị [24]
thành St Petersburg và lòng “trắc ẩn thương người” của Tolstoi.
Nhìn theo chiều hướng của loại khác đó của nhà sử học, có lẽ
lại càng hơn “hiện đại”, tìm kiếm-lạc thú, loại ưa nhục dục là người tán tỉnh với
đời sống cũng nhiều như với lý tưởng khổ hạnh, người sử dụng từ “nghệ sĩ” như một
chiếc bao tay và trưng dụng cho chính mình lời khen ngợi của trầm tưởng suy
nghiệm: Ô, thật là biết chừng nào những trí khôn lanh ngọt sớt mùi mẫn này làm
cho tôi khát ngay cả đến những khổ
hạnh và những cảnh sắc mùa đông! Không! Hãy để những con người “trầm tưởng suy
nghiệm” giống như thế đến với ma quỷ đi! Tôi sẽ thích vô cùng hơn nhiều thà đi
lang thang qua những sương mù ảm đạm, tối xám, lạnh lẽo nhất, với những kẻ theo
chủ nghĩa hư vô lịch sử! đó – Thực sự, nếu tôi đã phải lựa chọn, tôi thậm chí
có thể nghe một người khá phi-lịch sử, chống-lịch sử (chẳng hạn như Dühring, có
giọng nói làm mê mẩn một chủng loại cho đến nay khó thấy và không được công nhận
của “những linh hồn đẹp” trong nước Đức ngày nay, chủng loài phi-chính-phủ [25]
trong giai cấp vô sản có giáo dục).
“Những người trầm tưởng” là hàng trăm lần tồi tệ hơn: –
Tôi không biết có gì cũng làm buồn nôn như loại này của học
giả tài tử “khách quan” và người ham nhục dục thơm nước hoa hướng tới lịch sử,
một nửa thày chăn chiên, một nửa loại nửa-người-nửa-dê-ham-truy-hoan [26],
có mùi Renan [27], là người
tiết lộ cho thấy, chỉ đơn giản qua cái giọng đàn ông the thé của sự chấp thuận
của ông, tất cả những gì ông thiếu, chỗ
nào ông không có nó, chỗ nào số
phận trong trường hợp của ông từng là, than ôi! Thà là quá sức mổ xẻ với những
cây kéo độc ác của họ! Tôi không có thẩm vị cũng chẳng có kiên nhẫn cho điều
này: cá nhân với không có gì để mất bằng cách làm như thế, có thể giữ kiên nhẫn
khi nhìn những cảnh tượng loại như vậy, – tôi trở nên giận dữ với họ, những ‘khán giả’ loại như vậy
làm tôi cay đắng với ‘”vở kịch” hơn là vở kịch chính nó làm cho tôi (Lịch sử
chính nó, bạn hiểu đấy), tâm trạng ngất ngây tình và rượu bất ngờ chiếm giữ tôi
[28].
Thiên nhiên, vốn đã cho con bò sừng của nó, và cho sư tử “kẽ răng hở khoe lúc
ngáp” của nó [29], đã cho tôi
một bàn chân – để làm gì đây? . .
. Để đá, trời đất thánh thần Anacreon ơi! không chỉ để chạy đi: để đá tan thành
những mảnh vụn những cái ghế bành mục thối, sự trầm tưởng hèn nhát này, lối
quan hoạn [30]
vô sỉ dâm ô này hướng tới lịch sử, sự tán tỉnh với những lý tưởng khổ hạnh, cái
lối giả nhân giả nghĩa với công bằng này mà chẳng qua là những kết quả từ sự bất
lực sinh lý!
Tôi có tất cả mọi sự tôn trọng với lý tưởng khổ hạnh trong miễn là đến chừng nào nó thì trung thực!
miễn là đến chừng nào nó tin tưởng vào chính bản thân nó, và đừng có đem kể với
chúng ta những chuyện cười đùa bỡn cợt! Nhưng tôi không thích tất cả những những
loài rệp đỏm đáng này, với tham vọng vô độ của chúng để đánh hơi ngửi cho ra được
sự vô cùng, cho đến khi cuối cùng, sự vô cùng có đầy mùi rệp, tôi không thích
những ngôi mộ quét vôi trắng vốn chúng miêu tả cuộc đời, tôi không thích cái mệt
mỏi và mệt lử kiệt sức là người thu tóm mình như vào tổ kén trong khôn ngoan và
cái nhìn “khách quan”; Tôi không thích những kẻ khuấy động khoác quần áo đóng bộ
như những anh hùng, là người đội một chiếc mũ kỳ diệu của những lý tưởng bao
quanh cái đầu đầy rơm của họ, tôi không thích những nghệ sĩ đầy tham vọng, là những
người muốn được xem nhận như những nhà tu khổ hạnh và những thày chăn chiên, và về cơ bản chỉ là những tên hề thảm hại
thống thiết, tôi cũng không thích những kẻ đầu cơ mới nhất trong chủ nghĩa ý tưởng,
những kẻ bài-Dothái, những kẻ ngày nay mở tròn mắt Kitô-Aryan-Philistine [31]
của họ, và cố gắng khuấy động lên những yếu tố trâu bò trong dân chúng thông
qua một sự lạm dụng, vốn làm cạn kiệt hết tất cả kiên nhẫn, của những phương tiện
rẻ tiền nhất của sự kích động, cái thái độ đạo đức (– thực tế là tất cả những
loại lừa bịp kiểu lang băm [32]
ngày nay ở nước Đức được khen thưởng với thành công thì liên quan đến sự tan hoang đã rõ ràng rồi, đã sờ được,
thực tế không thể phủ nhận, của tinh thần Đức [des deutschen Geistes], nguyên nhân của nó mà tôi tìm kiếm trong những
gần như chỉ độc riêng trong chế độ ăn uống của những tờ báo, chính trị, rượu
bia và âm nhạc theo Wagner, thêm nữa, những điều kiện tiên quyết cho chế độ
này: cụ thể là tính chất hẹp hòi quốc gia và kiêu căng tự đại, nguyên lý mạnh mẽ
nhưng hẹp hòi của Deutschland Deutschland
über Alles [33],
cũng như những kẻ run rẩy tê liệt [34]
của những “lý tưởng hiện đại”).
Châu Âu thì phong phú và sáng tạo ngày nay, đặc biệt là
trong những phương pháp của kích thích, không có gì có vẻ quan trọng hơn là những
kích thích [35]
và
rượu mạnh: điều này giải thích sự đạo đức giả khổng lồ trong những lý tưởng,
rượu thơm loại mạnh nhất, và do đó, cũng giải thích, không khí giả-rượu-uống,
làm ra vẻ có-rượu, ghê tởm, dậy mùi thối khắm, gian dối, ở khắp mọi nơi.
Tôi muốn biết có bao nhiêu chuyến tàu chất đầy ý tưởng chủ nghĩa giả
mạo, bao nhiêu những bộ vó trang phục anh hùng, và huyên thuyên liếng
tháu loảng xoảng như tiếng trống thiếc những từ ngữ tuyệt vời, bao nhiêu tấn
của sự cảm thông,có trộn đường, pha rượu,
(nhà chưng cất: tôn giáo của sự đau khổ [36]),
bao nhiêu cột đứng chống của “sự phẫn nộ cao thượng” để giúp cho tinh thần nhất
quyết cứng rắn, bao nhiêu những diễn viên
hài kịch của lý tưởng đạo đức Kitô mà châu Âu sẽ phải xuất cảng (bớt
đi) cho không khí của nó ngửi có mùi
sạch hơn. . .
Rõ ràng, một loại giao
thương mới thì có khả năng được mở ra nhìn theo hướng sản xuất dư thừa này,
rõ ràng, ‘kinh doanh’ có thể được thực hiện từ những lý tưởng-sùng bái thần tượng
nhỏ bé, và những “người theo chủ nghĩa ý tưởng” có liên quan: đừng có để lỡ mất cơ hội, dừng có để nó
vuột qua! – Ai có đủ can đảm cho nó? – Nó là nằm trong tay chúng ta, dù cho chúng ta có “ý tưởng hóa” toàn bộ trái đất hay
không! . . . [37]
Nhưng tại sao tôi lại nói về sự can đảm: chỉ một điều là cần
thiết duy nhất ở đây, một bàn tay, một không bị ngăn cấm, bàn tay rất đích thực
không bị ngăn cấm. . . [38]
27.
– Đủ rồi! Đủ rồi!
Chúng ta hãy cùng rời khỏi những lạ lẫm bất thường này và những phức tạp của
tinh thần hiện đại nhất, vốn nó có nhiều những phương diện lố bịch buồn cười
cũng như châm chọc ngứa ngáy: vấn đề
của chúng ta, thực sự, có thể làm mà không có chúng, vấn đề của ý nghĩa của lý tưởng khổ hạnh, – vấn đề
này có liên quan gì với ngày qua và ngày nay! Những điều này sẽ được tôi giải
quyết đầy đủ và nghiêm trang hơn trong một kết nối khác (dưới nhan đề “Về lịch
sử của Chủ nghĩa hư vô châu Âu”; mà tôi giới thiệu với bạn một công trình tôi
đang viết, Ý dục Quyền lực. Nỗ lực về một Đánh giá lại tất cả những Giá
trị)[39]
. Lý do duy nhất tôi đã nhắc chỉ đến điều này là lý tưởng khổ hạnh, trong hiện
tại, ngay cả trong lĩnh vực tâm linh nhất, có chỉ một loại kẻ thù thực sự và kẻ
gây thương: đây là những diễn viên hài kịch của lý tưởng này, – vì họ khơi
dậy sự thiếu tin tưởng. Ở khắp mọi nơi khác, nơi tinh thần thì làm việc trong một
cách nghiêm ngặt, mạnh mẽ và trung thực, nó bây giờ hoàn toàn thiếu một lý tưởng
– biểu hiện phổ thông cho sự thiếu vắng này là “chủ nghĩa không-gót” [40]
–: ngoại trừ ý chí đến sự thật của nó.
Nhưng ý chí này, tàn dư này của một
lý tưởng, nếu bạn tin tôi, là lý tưởng đó chính nó trong dạng thức hình thành
tinh thần nhất, chặt chẽ nhất, hoàn toàn bí truyền, hoàn toàn bị tước hết những
gì bên ngoài nhất của nó; và như thế, không quá nhiều tàn dư của nó như là lõi nhân[41]
của nó. Chủ nghĩa không-gót vô điều kiện, trung thực (một mình không khí của nó
là những gì chúng ta hít thở, chúng ta con người tinh thần hơn cả của thời đại!)
thì do đó không trái ngược với lý tưởng
khổ hạnh như nó xem ra có vẻ xuất hiện là, thay vào đó, nó là chỉ một trong những
giai đoạn phát triển cuối cùng của lý tưởng, một trong những hình thức cuối
cùng của nó và thừa hưởng những kết luận lôgích, nó là thảm họa gây kinh hoàng của hai ngàn năm kỷ luật trong nói-kể-sự thật,
nó cuối cùng cấm chính nó sự nói dối đã là
di sản kế thừa trong niềm tin vào Gót.
(Cùng một tiến trình phát triển ở India, hoàn toàn độc lập,
do đó nó chứng minh một gì đó, cùng một lý tưởng buộc đến cùng kết luận, đạt đến
được điểm quyết định đã từ năm thế kỷ trước khi công nguyên Châu Âu bắt đầu, với
Đức Phật, hay chính xác hơn: đã có với triết học Sankhya [42],
sau đó được Đức Phật phổ biến rộng rãi và thực hiện vào trong một tôn giáo)
Điều gì, nói cho chặt chẽ, đã thực sự chinh phục Gót của tín đồ Kitô? Câu trả lời là trong Gay Science của tôi (mục 357): “đạo đức
Kitô chính nó, khái niệm về tính trung thực vốn được tiếp nhận nghiêm trang hơn
và nhiều hơn nữa, tính câu nệ chú ý đến chi tiết tỉ mỉ, hình thức vụn vặt trong
xưng tội của lương tâm đạo Kitô, đã chuyển dịch và thăng hoa vào trong lương
tâm khoa học, vào trong trí thức chặt chẽ dẫu với bất cứ giá nào. Nhìn thiên
nhiên như thể đó là một bằng chứng của sự tốt lành và sự bảo bọc phòng xa của
Gót khi diễn dịch lịch sử trong trong ý hướng tôn vinh của lý tính thần linh,
như là một chứng thực bất biến cho một trật tự thế giới đạo đức và một kết quả
đạo đức sau cùng; giải thích tất cả những kinh nghiệm riêng tư của một người
theo đường lối dân gian kính tín đã làm trong thời gian quá đủ dài, như thể tất
cả đã là sự bảo bọc phòng xa của Gót, một dấu hiệu, đã được dự định, và được gửi
cho sự cứu rỗi của linh hồn: bây giờ tất cả điều đó là đã hết rồi, nó có lương tâm chống
lại nó, tất cả lương tâm nhạy cảm nhìn thấy nó như không chân chính, không thành
thực, như là một gói của những lời gian dối, chủ trương nữ quyền [43],
sự yếu đuối, sự hèn nhát, – nghiêm trọng này làm chúng ta thành những người châu Âu tốt, nếu như có bất
cứ điều gì làm thế, và làm chúng ta thành những thừa kế của sự tự-vượt-thắng dài
đằng đẵng nhất và can đảm nhất của châu Âu!” ...
Tất cả những điều lớn lao gây đẩy đến sự sụp đổ của chúng
qua một hành vi của sự tự-thăng-hoa: đó là quy luật của cuộc sống, là luật của sự
tự-vượt-thắng cần thiết trong yếu tính của sự sống, – tự thân những kẻ ban luật thì luôn
luôn là cuối cùng bị phơi mở ra vơi tiếng kêu: “hãy đặt mình dưới luật chính bạn
đã tự làm” [44].
Trong cách này, đạo Kitô như một giáo điều
đã bị phá hủy bởi chính đạo đức riêng của nó, trong cùng một cách đạo Kitô như một
nền luân lý phải cũng bị phá hủy, – chúng ta đứng trên ngưỡng cửa của sự
xảy ra này. Sau khi sự trung thực Kitô đã rút ra kết luận này đến kết luận
khác, cuối cùng nó sẽ rút ra kết luận mạnh
nhất, đó là chống lại chính nó,
tuy nhiên, điều này sẽ xảy ra khi nó hỏi chính bản thân nó, “Tất cả ý dục đến sự thật có nghĩa là gì?
” ...
Và ở đây tôi lại chạm vào vấn đề của tôi lần nữa, vấn đề của
chúng ta, những người bạn còn-chưa-biết
của tôi (– vì tôi
không biết bất kỳ một bạn nào đã như thế cả): hiện sinh của chúng ta có nghĩa
là gì, nếu nó đã không phải là điều mà ý dục đến sự thật đã trở thành ý thức của
chính nó như là một vấn đề trong
chúng ta? . . .
Không nghi ngờ gì nữa, từ giờ trở đi, đạo đức sẽ bị hủy diệt
bởi ý dục đến sự trở-thành-ý-thức-của-chính-nó của sự thật: vở kịch vĩ đại đó
trong hàng trăm hồi được dành riêng cho châu Âu trong hai thế kỷ kế tiếp, vở kịch
khủng khiếp nhất, đáng đặt câu hỏi nhất, nhưng có lẽ cũng là một vở kịch giàu có nhất trong hy vọng.
...
28.
Ngoại trừ lý tưởng khổ hạnh: con người, con người động vật,
đã không có ý nghĩa gì cho đến nay. Sự hiện sinh của nó trên trái đất không có
mục đích nào, “con người là để làm gì, thực sự?” – đã là một câu hỏi mà không
có một trả lời, không có ý chí cho
con người và trái đất, đằng sau mỗi số phận con người lớn lao đã vang dội điệp
khúc càng lớn hơn nữa “trong vô ích”. Đây
là những gì lý tưởng khổ hạnh có nghĩa: một-gì đó đã thiếu vắng thất lạc, đã có một khoảng
trống bao la quanh con người, bản thân nó không thể nghĩ ra được sự biện
minh, hoặc sự giải thích, hoặc sự khẳng định nào, nó bị đau khổ vì vấn đề – hắn có nghĩa là gì. Có những thứ khác cũng làm hắn
đau khổ nữa, trong chính yếu hắn là một con thú ốm đau; nhưng chính đau khổ đã không phải là vấn đề của hắn, thay vào
đó, sự kiện rằng không có trả lời cho câu hỏi hắn kêu gào, “Đau khổ cho cái gì?”[45]
Con người, con vật dũng cảm nhất và dễ bị đau khổ nhất, lại
không phủ nhận sụ đau khổ như vậy: con người lại có ý chí muốn có nó, thậm chí hắn còn tìm kiếm nó, miễn là hắn được cho
thấy một ý nghĩa cho nó, một mục đích của sự đau khổ. Sự không-có-ý-nghĩa của đau khổ, không phải
sự đau khổ, đã là lời nguyền-độc, cho đến nay nó đã bôi đen loài người, – và lý tưởng khổ hạnh đã cung cấp cho con người một ý nghĩa! Cho đến
nay, nó đã là ý nghĩa duy nhất, nhưng có bất kỳ dù ý nghĩa nào vẫn là tốt hơn
so với không có ý nghĩa nào tất cả; lý tưởng khổ hạnh, trong mọi phương diện, đã
là cái sau cùng “vì thiếu, không có gì
hơn” thượng hảo hạng [46].
Bên trong nó, đau khổ đã được giải thích, sự trống không khổng lồ dường như được
lấp đầy; cửa đã được đóng trên tất cả những chủ nghĩa hư vô tự vẫn. Sự diễn giải
– không phải nghi ngờ gì – đã mang lại đau khổ mới với nó, sâu xa hơn, nội bộ
hơn, độc hại đau đớn hơn, đau khổ mà cắn gặm nhổ mạnh mẽ hơn vào sự sống: nó mang
tất cả đau khổ vào bên trong quan điểm lớn rộng, cái nhìn theo viễn cảnh của phạm tội. . . [47]
Nhưng dù tất cả như thế – con người đã được cứu, hắn đã có một ý nghĩa, từ bây giờ trở đi, hắn không còn giống như một chiếc lá
trong gió, như đồ chơi của sự phi lý, của “vô-nghĩa-lý”; từ giờ trở đi, hắn có
thể ý chí một gì đó, – bất kể nội
dung là gì, tại sao và như thế nào hắn đã làm nó lúc đầu, ý chí tự nó đã được cứu.
Nó là tuyệt đối không thể nào cho chúng ta che giấu những
gì đã thực sự thể hiện rằng toàn bộ ý dục mong muốn đó, có nguồn gốc phương hướng
của nó từ lý tưởng khổ hạnh: sự hận thù này của con người, và thậm chí hơn nữa
của thú tính, thậm chí hơn nữa của vật chất, sự kinh hoàng này về những giác
quan, về lý trí chính nó, sự sợ hãi này với hạnh phúc và với cái đẹp, sự khao
khát này để chạy cho xa khỏi những dạng ngoài, vô thường, sự sinh trưởng, cái
chết, ước mong, xa khỏi mong đợi chính nó – tất cả đó có nghĩa là, chúng ta hãy
cùng mạnh bạo nắm bắt lấy nó, một ý chí đến
hư vô, một ác cảm với đời sống, một cuộc nổi loạn chống lại những điều kiện
tiên quyết cơ bản nhất của sự sống, nhưng nó là, và vẫn còn là môt ý chí! . . . Và, để kết luận bằng nói lại
những gì tôi đã nói ở khởi đầu: con người vẫn thà thích ý chí đến sự hư vô, hơn là không
ý chí . . [48]
Friedrich Nietzsche
Sils-Maria, Oberengadin, im Juli 1887.
Lê
Dọn Bàn đọc và tạm dịch – bản nháp thứ nhất
(Feb/2013)
[1]
[ Luke 1.45; John 20.29]
[2] Nếu
những gì đang nói, đang kêu gọi, đang tin
tưởng là chân thực, là chân lý – đã không cần phải kêu gọi đến
tin tưởng quá nhiều như thế – và dĩ nhiên đã không phải đề cao, nâng lên đến
mức thành một đức hạnh – chúng ta biết, tin tưởng trong đạo Kitô được coi rất
trọng – được xem là một đức hạnh cao quí – đáng tôn kính, nên
vẫn gọi tin tưởng này với tên-gọi là “đức tin”.
Ở
đây, thực sự Nietzsche lý luận rất bình thường – ông phát biểu thành một mệnh
đề tổng quát, tôi diễn dịch lại cho rõ hơn: “bất cứ nơi nào (có) sức mạnh của
một niềm tin (nếu chúng ta thấy nó) trở nên nổi bật, (nơi ấy hẳn cũng phải có)
một nhược điểm nhất định nào đó”, và có khi nhược điểm này nằm ngay trong sự
kiện quan trọng nhất – cụ thể là bằng chứng cho chính niềm tin – Tin bao
giờ cũng là tin về một đối tượng nào đó – và chính vì đối
tượng của niềm tin này không bao giờ có thể xảy ra là có được
bằng chứng, nghĩa là chúng ta có quyền nghi ngờ đối tượng niềm tin này có
thể đã/sẽ không có; nên chúng ta thấy người ta phải kêu lớn giọng, gào to
tiếng, thường có khi đi đến cuồng nhiệt trong mỗi lời nói và từng cử chỉ, –
Chính càng kêu to bao nhiêu, càng nghi lễ điệu bộ bao nhiêu, càng nghiêm trọng
bao nhiêu – càng dễ làm những người ấy có chỗ đáng ngờ – giống một người đang
trốn nhưng kêu van “lạy ông tôi ở bụi này!”, thế nên chúng ta càng nghi ngờ là
“đức tin” này sẽ có yếu điểm đâu đó – và quả là đã ở ngay ở chính đối tượng của
tin tưởng này là “không chắc sẽ xảy ra, đối tượng của chính tin tưởng
đang kêu gọi phải, nên tin tưởng này vẫn không có gì làm bằng chứng cho nó”!
Có
thể nói, với “chúng ta là những người hiểu biết” nhưng có “hoài nghi tích cực”
– thấy rõ được sự kiện của một hiện tượng tôn giáo: càng kêu gọi tin vào X (cứu
rỗi, Gót), càng cho thấy X có-gì đó dường như không đứng vững, và trong
trường hợp này – thậm chí đối tượng (Z nào đó) của đức tin X đó của
nó là không thực – thế nên X là một lừa dối thê thảm, trắng trợn, trâng
tráo, mê sảng đến lợm giọng, buồn nôn, vừa đáng thương vừa đáng khinh, vừa đáng
tởm. Điều này cũng tương tự như hiện tượng quanh chúng ta; khi nghe có người ta
bàn luận, đề nghi, tranh cãi về dân chủ, đâu đó chỗ đó không có hay còn thiếu
dân chủ, tương tự, nơi nào kêu gọi, giảng dạy, bàn bạc về đạo đức là nơi đó
thiếu hay không có đạo đức, kêu gọi thương yêu là nơi đó còn thiếu thương yêu!
Sigmund Freud, sẽ khai triển những gì Nietzsche viết vắn tắt, và tôi mở
rộng ở trên – xem thêm Tương lai của
một Ảo tưởng, – bản dịch tôi đã phổ biến trên blog này. Và mới
đây, chúng ta lại sẽ gặp lại lý luận xuất hiện trở lại, trong những
nhà vô thần mới – điển hình và tiêu biểu là Richard
Dawkins, The God Delusion – khi có cơ hội tôi cũng sẽ dịch và
giới thiệu tác phẩm này.
[3] Assassins: tác
giả chỉ một tổ chức kín (secret
order) của những người Muslim, đặc biệt trong thời gian có những những đoàn
quân viễn chinh Kitô, đánh phá cướp bóc, chiếm cứ vùng Trung Đông, ở các xứ Persia và Syria,
trong khoảng 1090 đến 1272. Mục
đích chính của những người trong những tổ chức, đội ngũ này là ám sát những
người trong những đoàn quân thập tự chinh (Crusaders) của hội nhà thờ Kitô châu
Âu.
[4]
secretum
[5]
Minotaur: (Minotauros) – quái vật mình người nhưng
đầu trâu có sừng dài, là kết quả của nữ thần Pasiphaë và một con trâu gỗ do
Daedalus làm thành – Sau đó, Minotauros bị giam trong một hang đá có lối đi cực
kỳ rối rắm, ai vào sẽ không ra được, do Daedalus xây trên đảo Crete, theo lệnh
vua Minos, chồng Pasiphaë,
(Daedalus cũng bj giam chung) –
cuối cùng Minotauros bị Theseus giết chết.
[6]
stoicism: ở đây là thuật từ – chỉ có tính
chất hay sự chịu đựng đau đớn hay khổ nhọc nhưng không bày tổ hay than
trách.
[7] factum brutum: tạm hiểu ở đây, là gì-thực-xảy-ra (factum – gọi là thực tại hay thực tế) thô
bạo, phũ phàng (brutum) – một thực tại phũ phàng: có thể được định nghĩa
như khi tiếp nhận một thực trạng, công việc, tự sự nào đó mà không có một lý do
nào và không có một giải thích hay diễn dịch nào đi kèm với nó tất cả.
Nietzsche xem triết học dựa trên thực tại của chủ nghĩa thực chứng (positivism) là một hình thức của chủ
nghĩa định mệnh (fatalism) một loại
mặc nhận trong sự liên tục của những hiện trạng (status quo). Đặc biệt
là câu hỏi – tại sao nó có? Tôi nghĩ những gì Nietzsche bàn trên
đây có liên hệ với một nguyên lý trong triết học, vẫn hiểu là do Leibniz phát biểu, gọi là Nguyên lý về Đầy đủ Lý do (Principle of Sufficient Reason – theo Leibniz – Nguyên
lý về Đầy đủ Lý do là một nguyên lý đề ra trong triết học, rất mạnh
mẽ và vẫn gây nhiều tranh luận chưa ngã ngũ, nó táo bạo đặt ước định, hay đưa
ra như điều khoản rằng tất cả mọi sự-vật-việc đều phải có một lý do hay
nguyên nhân – (everything must have a reason or cause), nếu nguyên lý này đứng vững và hoàn toàn được chấp nhận
thì dĩ nhiên không có “thực tại phũ phàng” vẫn đập vào chúng ta, và thiếu lý do
giải thích thỏa đáng, khiến chúng ta không hiểu nổi – đưa đến factum
brutum Nietzsche nói trên.
Nguyên lý về Đầy đủ Lý do chúng
ta nhắc trên, dĩ nhiên còn tranh cãi. Tranh cãi tôi
tạm tóm tắt như sau:
Trả lời câu hỏi – “Tại sao lại có
dẫu gì-gì tất cả?” (Why Is There Anything At All? – đó cũng là câu hỏi nổi
tiếng Heidegger phát biểu – mở đầu bài giảng về siêu hình nổi tiếng của ông
– “Why is there something rather than
nothing?” – Tại sao lại Có-gì hơn là/thay vì không-Có-gì?) – tôi tạm dẫn ba
cách trả lời chính yếu nhưng rất khái quát hiện nay – để cốt tạm đưa vào để
hiểu phê bình trên đây của Nietzsche:
(a) Giải thích bằng thực tại phũ phàng: Theo cách đặt và nhìn vấn đề này: Không có giải
thích nào tất cả về phần tại sao bất cứ gì hiện hữu. Như Russell đã nói
trong lần tranh luận nổi tiếng của ông, với một học giả duy thần, tin-Gót, trên
đài BBC, không phải nguyên văn như đã phát biểu, nhưng nội dung tôi hiểu như
sau: “Vũ trụ thì đơn giản là có đó, và tất cả chỉ là thế”. (The universe
is just there, and that is all.)
(b) Giải thích bằng tin tưởng vào siêu nhiên – (thần linh,
hay Gót của thần học). Theo
cách đặt và nhìn vấn đề này: Có một hữu thế tất yếu siêu hình và như thế hữu
thế đó tự-giải thích, gọi là Gót. Hiện hữu và hoạt động của Gót giải thích sự
hiện hữu của tất cả mọi sự-vật-việc, giải thích tất cả, dĩ nhiên ngoại trừ
chính Gót (vì Gót tự giải thích, Gót biện minh chính mình). Dĩ nhiên hữu thế tất
yếu siêu hình và tự-giải thích đó như Voltaire nói “ Nếu như Gót không có,
thì phải tạo ra ông” cốt để những ai muốn giải thích theo siêu nhiên lối
này có thể dựa nhắm mắt, an tâm (“Si Dieu n'existait pas, il faudrait
l'inventer”)
(c) Giải thích bằng Gạt bỏ chính câu hỏi. Câu hỏi bị
gạt bỏ trước khi trả lời vì khi xem xét lại chính cách đặt và nhìn vấn đề này,
tự thân câu hỏi đưa ra đã là vô nghĩa, vì câu hỏi đã thành lập một cách tập
tễnh, tật nguyền, không có căn cứ vững chắc. Hãy so sánh với câu hỏi: “Thời
gian trôi nhanh như thế nào?” – đây là một câu hỏi giả tạo, tật nguyền; vì nó
dựa trên một tiền-giả-định sai lầm, đó là, thời gian là một tiến trình và có
thể đo lường được bên trong chính thời gian (đo thời gian nhưng vẫn đứng trong
thời gian – cũng như một người đứng trên toa tàu đang chạy, nhưng hỏi – con tàu
chạy nhanh như thế nào); dẫu thời gian là gì đi nữa, nó không là một tiến trình
trong thời gian. Nếu nó có “trôi”, nó không trôi giống như một giòng sông với
một tốc độ có thể đo lường được.
Người ta không trả lời một câu hỏi-giả tưởng (pseudo-question); người ta
gạt bỏ nó. Câu hỏi này – “Tại
sao lại có dẫu gì-gì tất cả?” – bị gạt bỏ
– không phải trả lời – tương tự như câu hỏi, lấy thí dụ, “Anh bỏ thuốc lá từ
bao giờ vậy?” – vì câu hỏi này có giả định là anh đã có hút
thuốc lá, nghiện thuốc lá – nhưng nếu anh không bao giờ hút thuốc lá cả – câu
hỏi này là một câu hỏi vô nghĩa, tự nó không đứng vững (ill-formed,
as senseless) không thể đặt ra với anh – và chúng ta, những người không hút
thuốc lá bao giờ – không phải trả lời.
Tương tự như vậy, khi một ai cố ý hay vô tình, đánh lừa chúng ta, hỏi:
“Anh có tin Gót không?” – câu hỏi này là một câu hỏi tật nguyền, câu
hỏi giả, hỏi tin hay không về một-gì-đó chưa biết có hay không, hay không
biết có-hay-không, hay ít nhất 50% hoàn toàn không có. Nếu chúng ta trả lời –
có, hay không; chúng ta đều mặc nhiên chấp nhận như Gót đã có rồi – chỉ có
chuyện là tin hay không thôi, như thế khi nói dù “không tin” – chúng ta đã
vướng vào ý hướng – có thể có, hay có một Gót đấy, nhưng tôi không
tin như người hỏi là có. Trong khi thực ra, nên tảng của câu hỏi đã ẩn
ý có một Gót (nhưng dù rộng rãi nhất cũng chỉ mới có đến
một nửa, còn một nửa kia vẫn ngờ – 50% – chính vì nghi ngờ nên mới phải hỏi
có tin không). Nên câu hỏi thiếu nền tảng (hỏi về một-gì còn
chưa biết có hay không) và như thế không thể đặt thành câu hỏi được (có tin về
một gì vẫn còn ngờ, và chưa biết có hay không), đặt trên nền tảng khập khễnh
như thế nên nó là một câu hỏi vô nghĩa – không thể có câu trả lời, vì câu trả
lời nào cũng vô nghĩa với một câu hỏi vô nghĩa!
Để giải quyết
vấn đề – loại người ta vẫn thường nói về một gì-đó, trong ngôn
ngữ, và trí tưởng (như chuyện lông rùa, sừng thỏ, Gót); nhưng một gì-đó nói
đến, nhắc về; không có trong thực tại, không hiện hữu, hay chính hiện hữu của
nó còn là một câu hỏi; Nietzsche đã tinh tế nhận biết làm lẫn này ở những gì
ông dài dòng nói với chúng ta trong đoạn văn trên (về nơi nào có niềm
tin nơi đó chúng ta nên nghi ngờ có một gì đó không thực, có sự lừa dối;
về những nhà đối kháng-duy-ý), Nietzsche và những nhà triết học lục địa
(Pháp-Đức) vẫn phải chịu đựng factum brutum, thực tại phũ phàng;
nhưng tất cả phải chờ đến đầu thế kỷ XX với triết học phân tích của Russell mới
đưa ra lý thuyết để trình bày sai lầm cơ bản này dưới ánh sáng lôgích và đánh
đổ nó hoàn toàn. Bertrand Russell trình bày giải đáp cho vấn đề này trong luận
thuyết nổi tiếng “On Denoting” của ông; bài luận văn hết sức quan trọng
và đến nay vẫn được nhìn nhận là có ảnh hưởng nhất của thế kỷ XX, dĩ nhiên tôi
không thể tóm tắt cho xứng đáng ở đây, nhưng sẽ giới thiệu một dịp khác.
[8]
chơi chữ giữa các từ “fatalisn” và “faitalisme”
trong tiếng Đức, và ít nhiều trong tiếng Anh – small facts (the small
factalism)
[9]
Die fröhliche Wissenschaft, 1882 – Gay
Science – “La gaya scienza”: Tài khéo Phấn khởi Học
thuật Tươi vui (the Joyful, Cheerful Science) – tạm dịch dài dòng dù chỉ
một nhan đề, hiểu theo như Kaufmann, hiện giờ tôi nghiêng sang tạm dịch là Học thuật Tươi vui
[10]
[Xem phần Phụ Lục.]
[12] The Birth of Tragedy – Sự Ra
đời của Bi kịch Hylạp (1872) – Die
Geburt der Tragödie – tác phẩm xuất bản đầu tay của Nietzsche.
[13]
Wissenschaft đúng hơn nên hiểu là học thuật, xem chú thích đoạn trước
[14]
Tân ước – Matthew 5.3 “Phước cho kẻ nghèo trong tinh thần; vì tinh thần của họ
là vương quốc thiên đàng”
[15] Nicolaus Copernicus (1473–1543) nhà thiên văn và toán học
người Poland; Khoảng năm
1508, Copernicus đã khai triển một mô hình thiên văn lấy mặt trời làm trung tâm
thay vì trái đất như của Ptolemy vẫn từng trước đây. Khoảng 1514, ông trinh bày
mô hình của mình trong Commentariolus. Quyển sách thứ hai của ông, On the Revolutions of the Heavenly Bodies (De revolutionibus orbium coelestium) đã bị hội nhà thờ cấm – nhưng khi ấy ông đã
chết nên không bị rắc rối với Vatican như Galileo Galilei. Copernicus được xem như người khai mở cuộc
cách mạng khoa học.
[16]
Critique of Pure Reason A 289.
Kanr ghi
chú “Hai điều làm đầy trí tưởng, mới mãi, tăng mãi, và với kinh sợ, khi càng
thường xuyên và càng bền vững suy tưởng về nó – bầu trời đêm
đầy sao trên cao và qui luật đạo đức bên trong”
[17]
agnostic
[18]
Gót là một dấu chẩm hỏi (?)
[19]
Xavier Doudan – Ximénès Doudan (1800-82) – nhà văn và chính trị gia người Pháp.
[20]
Nguyên văn tiếng Pháp – “l’habitude d’admirer l’inintelligible au lieu de rester tout simplement dans
l’inconnu” – đúng hơn nên hiểu rộng là – thói quen của sự chuyển đổi những gì
mình không biết vào thành một đối tượng của ngưỡng phục tôn thờ, thay vì đáng lẽ
cứ chỉ đơn giản giữ yên, ở yên trong sự không biết.
[21]
elegantia
syllogismi
[22]
historiography
[23]
Nguyên văn “nada”
[24] Metapolitics: siêu-chính trị: siêu ở đây hiểu như siêu-X có nghĩa là vượt
trên, bao gồm X (như metaphysics – siêu hình học): Metapolitics is the politics of
politics. Metapolitics is the
systems that constrain and define politics. Metapolitics can refer to the
relationship of politics to the larger society: culture, economics, demographics
and so forth; the bigger picture. Metapolitics can also refer to an analysis of
how politics actually works, including the effects of terminology, mass
psychology, dynamics, techniques, etc.
[25]
Anarchistica – the anarchists
[26]
satyr: thần thoại Hylạp: sinh vật sông trong rừng nửa người nủa
dê, có tai nhọn, sừng ngắn và thích tiệc tùng chè chén, buông thả náo động ồn
ào.
[27] Ernest Renan (1823 –
1892), triết gia tôn giáo, sử gia người Pháp, nổi tiếng với tập sách viết
về đời Jesus (Life of Jesus).
[28]
Thi sĩ trữ tình Hylạp Anacreon (?572-?488 TCN), noted for his short songs
celebrating love and wine
[29]
“yawning gap of teeth”
[30]
eunuchism
[31]
Christian-Aryan-Philistine – Philistine
có nghĩa bóng là những kẻ phàm phu tục tử, tầm thường, đáng khinh.
[32]
charlatanism
[33]
Tiếng Đức trong nguyên văn: “Nước Đức, nước Đức trên tất cả”: câu mở đầu quốc ca Đức – Haydn
viết năm 1841, thành quốc ca năm 1922.
[34]
“shaking palsy” Parkinson
díease.
[35]
Latin trong nguyên văn: stimulantia
[36]
Tiếng Pháp trong nguyên văn: La religion de la souffrance
[37]
Nguyên văn: “Wer hat Muth genug dazu? — wir haben es in der Hand, die ganze
Erde zu „idealisiren“!… “Who has courage enough to do so? – We have it in hand,
"idealize" the whole earth ...! – Ai có đủ can đảm để làm thế? –
Chúng ta có nó trong tay, “ý tưởng hóa” toàn bộ quả đất ....!
Tôi
theo bản Cambridge của Carol Diethe
như trên, Kaufmann có hơi khác: “Ai có can đảm cho điều đó? – Chúng ta có trong
tay chúng ta những phương tiện để “ý tưởng hóa” toàn bộ quả đất!
Nhưng ý của Nietzsche hiển nhiên – ông phẫn nộ cùng
toàn bộ idealism ở nước Đức quanh ông
(Kant, Hegel) – khởi từ Plato, và sau đó Augustine of Hippo vay mượn làm lý
thuyết cho thần học Kitô.
[38]
Nguyên văn: “Aber was rede ich von Muth: hier thut Eins nur Noth, eben die
Hand, eine unbefangne, eine sehr unbefangne Hand…” – “unbefangne” cũng còn có nghĩa là không thiên vị, khách quan, tự
nhiên, không ngần ngại.
[39]
Nietzsche đã không hoàn thành công trình này, dù chỉ một phần của nó. Nhưng sau
khi ông mất, những ghi chú, bản thảo của ông đã được bà em gái cho xuất bản,
(lần đầu 1901, và lần thứ hai với nhiều bổ túc 1906) – và có nhan đề như trên: Ý
dục Quyền lực. Nỗ lực về một Đánh giá lại
tất cả những Giá trị.
Chương thứ hai của Ý dục Qyuền lực là “Về lịch sử của Chủ nghĩa hư vô châu Âu”.
[40]
Atheism: chủ nghĩa không-gót; vẫn dịch không rõ nghĩa lắm là “chủ nghĩa
vô thần”. Để xác định nội dung chúng ta phải trở về văn hóa, và tín ngưỡng tôn
giáo phương Tây – bắt nguồn từ Hylạp: “ἄθεος” – atheos như một thuộc từ
là “tính chất không-có-gót, phủ nhận hiện hữu của gót (godless,
denying the gods – god does not exist – “atheistic”). Như một
danh từ “atheotēs” – chỉ chủ nghĩa, lý thuyết, tư tưởng, chủ trương có nội dung
là không-gót (“atheism”). Không ở đây là phản với có; không-gót là không-có-gót; (nhấn
mạnh để không nhầm lẫn với một nghĩa vô thần khác, cụ thể là trong triết học
đạo Phật – ở đây, vô thần có một nghĩa khác – “vô” không nói đến hiện hữu,
nhưng nói về tính chất tác động – không nói đến nguyên nhâ, nhưng nhấn
mạnh vào hậu quả, nên vô thần trong đạo Phật có nghĩa là không nhận có những
tác động từ thần lực, từ những sức mạnh, hay tác nhân siêu nhiên, dù vĩ
đại, quyền năng đến đâu, đều không thể tác động đến con người, thế giới con
người; hay theo như mong ước, cầu khẩn của con người. Nói rõ hơn, có thể có
(hay không-có – không thành vấn đề) những thực thể và những sức mạnh siêu
nhiên (như nói trong thần thoại, kể trong Vedas), nhưng những gì liên quan đến
sinh mệnh, sự sống con người, đến từ chính chúng ta, không gì đến từ những gì
siêu nhiên, vô hình ngoài thế giới hữu hình, tự nhiên của chúng ta.
[41]
kernel
[42]
Sāṃkhya: một trường phái lâu
đời nhất trong sáu trường phái cổ điển đặt nền tảng trên kinh Vedas của truyền thống
Ấnđộ. Sāṃkhya nổi tiếng trong triết học Ấnđộ với chủ nghĩa vô thần, mô hình vũ
trụ nhị nguyên gồm: puruṣa và prakṛti, và Satkaryavada là
lý thuyết chủ trương rằng hiệu ứng đã tồn tại-trước trong nguyên nhân của
chúng, nghĩa là quả đã tiềm ẩn, đã nằm trong nhân, đã “có” trước tác động nhân
quả. Sāṃkhya có ảnh hưởng rất quan trọng đến những trường phái triết học
Ấnđộ khác, gồm Yoga, Vedānta, Kashmir Shaivism, và tư tưởng đạo Phật.
Sāṃkhya chủ trương không-gì
sinh ra từ một-gì trước đó không có; satkaryavada – “karya” hay
hiệu quả thì đã “sat”, hay hiện hữu, ngay cả trước khi có tác động
nhân-quả đưa đến hiệu quả tương ứng. Dầu mè đã có trong hột mè, tượng đá đã có
trong đá, đậu phụ đã có trong sữa đậu nành. Tác động nhân quả (karakaiyapara)
chỉ đem lại sự biểu hiện (avirbhuta), phơi hay khai mở những gì vốn
trước đó nằm trong trạng thái không-biểu hiện (tirohita). Nói theo
câu hỏi thông thường – gà và trứng gà, cái nào có trước? Theo Satkaryavada,
không cái nào có trước cái nào – con gà đã có trong quả trứng gà.
Tôi đi xa hơn cần
thiết – chỉ cốt để minh họa rõ ý của Nietzsche về trường phái Sāṃkhya,
cho thấy Satkaryavada hiển nhiên là lý thuyết không-gót; vô thần –
vì trong cơ bản triết lý của nó – hoàn toàn phủ nhận một nguyên nhân duy
nhất, cuối cùng.
[43]
Ở đây, Nietzsche mỉa mai phong trào đòi bình đẳng nữ quyền – đây là một câu
hỏi, tại sao một người nhân bản như Nietzsche, sống giữa những phụ nữ thương
yêu, đã thiết tha theo đuổi một phụ nữ trí thức, thông minh; sao ông gay gắt
với phong trào đòi nữ quyền lúc ấy ở châu Âu?
Tôi
tạm giải thích – (a) ông nhìn sự đòi hỏi này là trái với tự nhiên và (b) có
liên hệ với Freud .
(a)
– phụ nữ có cơ thể khác biệt (tử cung để mang thai – ngực cho sữa) – như thế
thuận theo tự nhiên hẳn phải có gì đó trong những biểu hiện sự sống khác biệt
với phái nam – đòi cho phụ nữ như phái
nam, theo ông có gì phản tự nhiên, làm phụ nữ mất phụ nữ. Dĩ nhiên chúng ta
phải đi sâu hơn vào “đòi cho phụ nữ như
phái nam” có ngĩa gì, có phải chỉ về phương diện chính trị xã hội mà thôi
hay không (bỏ phiều, tranh cử,...)
(b)
Đòi nữ quyền bình đảng có thể giải thích theo lý thuyết của Freud bằng mặc cảm
“thiếu dương vật” của phụ nữ. Nếu nhìn theo hướng này – đòi nữ quyền bình đẳng
là một trong những phản ứng của mặc cảm trẻ thơ này. Tôi cũng hồ nghi giá trị
của lý thuyết này – và dĩ nhiên Freud đến sau Nietzsche – nhưng tôi nghĩ cách
giải thích của Freud có thể dùng để giải thích Nietzsche – dĩ nhiên để trả lời
câu hỏi tại sao, và sự biễn chuyển tư tưởng – không có ý biện minh, và dĩ nhiên
không bàn về giá trị – tôi không khẳng định chuyện đúng sai ở đây.
[44]
Latin trong nguyên văn – patere legem, quam ipse tulisti
[45]
Kaufmann dịch khác đi – “Tại sao tôi đau khổ?” – nguyên văn: “für den Schrei
der Frage „wozu leiden?”: Cho
tiếng kêu cảu câu hỏi “Tại sao chịu đau khổ”
[46]
tiếng Pháp trong nguyên văn: “‘faute de
mieux’ par excellence”.
[47]
Nguyên văn: “Die Auslegung — es ist kein Zweifel — brachte neues Leiden mit
sich, tieferes, innerlicheres, giftigeres, am Leben nagenderes: sie brachte alles
Leiden unter die Perspektive der Schuld…”.
Perspektive
der Schuld: the perspective of the guilt
– tôi dịch hơi dài dòng để giữ ý mặc dù ông viết cô đặc như suy nghĩ của ông và
vần điệu, đẹp như một câu thơ – “quan điểm lớn rộng, cái nhìn nhiều mặt theo viễn cảnh của sự
phạm tội”.
Và
câu sau: “Aber trotzalledem — der Mensch war damit gerettet, er hatte einen
Sinn, er war fürderhin nicht mehr wie ein Blatt im Winde, ein Spielball des
Unsinns, des „Ohne-Sinns“, er konnte nunmehr Etwas wollen, – gleichgültig
zunächst, wohin, wozu, womit er wollte: der Wille selbst war gerettet.”
– “Nhưng dù tất cả như thế – con người đã được cứu, hắn đã có một ý nghĩa, từ bây giờ trở đi, hắn không còn giống như một chiếc lá
trong gió, như đồ chơi của sự phi lý, của “vô-nghĩa-lý”; từ giờ trở đi, hắn có
thể ý chí một gì đó, – bất kể nội
dung là gì, tại sao và như thế nào hắn đã làm nó lúc đầu, ý chí tự nó đã được cứu.”
[48]
Đây là nguyên văn câu cuối – kết luận bất hủ, nhắc lại ý trong mở đầu luận văn
thứ ba này của ông:
“Und, um es
noch zum Schluss zu sagen, was ich Anfangs sagte: lieber will noch der Mensch
das Nichts wollen, als nicht wollen…”