(The Natural History of Religion)
David Hume
Tiết XIV.
Ảnh
hưởng xấu của những tôn giáo phổ biến trên đạo đức.
N 14.1, Bea 81
Ở đây tôi không thể
không nói đến việc quan sát một sự kiện,
vốn nó có thể đáng chú ý với những người lấy bản
chất con người làm đối tượng của
nghiên cứu của họ. Điều chắc chắn là trong mọi tôn giáo, dù định nghĩa bằng lời nói về tính thần thánh của nó có cao siêu
đến đâu đi nữa, nhiều người trong số những người theo tôn giáo, có lẽ là số đông
nhất, vẫn sẽ tìm kiếm ân huệ thiêng liêng, không phải bằng đức hạnh và đạo đức
tốt, điều vốn chỉ có thể có được một hữu
thể toàn hảo
chấp nhận, nhưng hoặc bằng những tuân giữ phù phiếm, bằng nhiệt thành quá mức, bằng say mê
cuồng nhiệt, hay bằng tin tưởng vào những quan điểm bí ẩn và phi lý.
Phần nhỏ nhất của Sadder, cũng như của Pentateuch, gồm những giới luật về đạo đức; và chúng ta
cũng có thể chắc chắn rằng
phần đó luôn luôn ít được tuân giữ và chú ý nhất. [1] Khi người Rôma thời cổ bị một bệnh dịch tấn công, họ
không bao giờ gán những khổ nạn
của họ cho những tật xấu
của họ, hay mơ đến sự ăn năn và hối cải. Họ không bao giờ
nghĩ rằng họ là những tên cướp phổ biến của thế giới, những người có tham vọng và hám
lợi đã khiến trái đất trở nên hoang tàn, khiến những quốc gia giàu có trở nên
thiếu thốn và ăn xin. Họ chỉ tạo ra một nhà độc tài [89] , để đóng một cái đinh vào cửa; và bằng cách đó, họ nghĩ rằng họ đã xoa
dịu đủ vị thần đang thịnh nộ của họ.[2]