Friday, June 7, 2019

Lange – Lịch Sử Triết Học Duy Vật (05)


LỊCH SỬ TRIẾT HỌC DUY VẬT
Và Phê Bình về Sự Quan Trọng Hiện nay Của Nó

Friedrich Albert Lange
(1829 1875)







CHƯƠNG V.

Bài thơ giảng dạy về Thiên nhiên của Lucretius


Giữa tất cả những dân tộc của thời cổ, không dân tộc nào, bởi bản chất, có lẽ đã khác biệt với những quan điểm duy vật hơn những người Rome. Tôn giáo của họ đã có những gốc của nó sâu trong mê tín; toàn bộ đời sống chính trị của họ bị những hình thái dị đoan bao quanh giới hạn. Họ đã bám chặt vào những cảm hứng họ đã thừa hưởng với sự bền bỉ khác thường; mỹ thuật và khoa học có rất ít quyến rũ với họ, và họ vẫn kém có khuynh hướng để vùi mình trong suy tưởng sâu xa về thiên nhiên. Một khuynh hướng thực tiễn, hơn bất kỳ dân tộc nào khác, đã chi phối cuộc sống của họ, và tuy điều này đã hoàn toàn không là vật chất, nhưng đã trước sau là tinh thần. Họ đề cao sự thống trị hơn sự giàu có, sự vinh quang thay vì sự sung túc, và thành công thắng lợi hơn tất cả mọi sự việc. Những đức tính của họ đã không là của hòa bình, của doanh thương kỹ nghệ, của chính nghĩa, nhưng là của can đảm, của kiên cường, của tiết độ. Những tật xấu của Rome, ít nhất trong lúc đầu, đã không là của xa xỉ và hoang đàng, nhưng là của cứng rắn, tàn ác và không-tín ngưỡng. Sức mạnh trong tổ chức của họ, trong sự kết nối với tính chất hiếu chiến của họ, đã làm quốc gia thành vĩ đại, và về điều này, họ đã có ý thức tự hào. Hàng thế kỷ, sau lần đầu tiên tiếp xúc với Greece, đã vẫn tiếp tục có ác cảm đó vốn nảy sinh từ sự khác biệt trong những tính chất của họ. Chỉ sau khi đánh bại Hannibal, khiến mỹ thuật và văn học Greece dần dần đã tiến đường vào Rome. Đồng thời với sự xa xỉ và hoang đàng, với sự cuồng tín và vô đạo đức của những dân Asia [1] và Africa. Những quốc gia bị chinh phục chen chúc tới kinh đô mới của họ, và gây nên một hỗn độn về tất cả những yếu tố của đời sống Rome cũ, trong khi giới giàu có ngày càng có được một thẩm vị về văn hóa và nhục cảm tinh tế; những tướng lĩnh và thống đốc đã chiếm đoạt những tác phẩm nghệ thuật Greece; những trường phái triết học và hùng biện của Greece đã được mở, và thường thường lại bị cấm đoán: người ta đã sợ yếu tố hòa tan trong văn hóa Hellas, nhưng ngày càng ít có khả năng chống lại sự quyến rũ của nó. Ngay cả bản thân Cato-cao tuổi [2] cũng học tiếng Greece; và một khi ngôn ngữ và văn học đã phổ biến, ảnh hưởng của triết học đã không thể giữ bất động.