Sunday, September 25, 2022

Chomsky – Chúng Ta Là Loài Sinh Vật Nào? (05)

Chúng Ta Là Loài Sinh Vật Nào?

(What Kind Of Creatures Are We?)

Noam Chomsky

(← ...  tiếp theo) 

 



4 | NHỮNG BÍ ẨN CỦA THIÊN NHIÊN: ĐƯỢC GIẤU KÍN SÂU XA NHƯ THẾ NÀO?

 

TÊN GỌI cho chương này lấy từ những nhận xét của Hume về Isaac Newton, người ông đã gọi là “thiên tài lớn nhất và hiếm nhất từng xuất hiện cho sự phong phú và giáo dục của chủng loại”.Trong phân đoán của Hume, thành tựu lớn nhất của Newton là trong khi ông “có vẻ đã vén tấm màn che lên khỏi một số những bí ẩn của Tự Nhiên, ông đồng thời đã cho thấy những bất toàn của triết học cơ học [1]; và do đó đã đặt trả những bí mật cuối cùng của [Tự nhiên] về lại với sự tối tăm khó hiểu đó, chúng đã từng ở trong đó và sẽ mãi mãi ở trong đó”. Trên những lập trường khác nhau, những người khác cũng đã đi đến những kết luận tương tự. Locke, lấy thí dụ, đã nhận xét rằng chuyển động có những tác động “vốn chúng ta không cách nào hình dung chuyển động có khả năng tạo ra” – như Newton thực sự đã chứng minh không lâu trước đó. chúng ta vẫn còn trong “sự thiếu hiểu biết không thể chữa khỏi của những gì chúng ta khao khát để biết” về vật chất và những tác động của nó, Locke đã kết luận, không có “khoa học của những vật thể nào [thì] trong tầm tay với của chúng ta”, và chúng ta chỉ có thể gọi đến “sự tất định tùy tiện của Tác Nhân Khôn Ngoan-Tất Cả đó, người đã làm chúng là chúng, và vận hành chúng như chúng vận hành, trong một cách hoàn toàn vượt trên những hiểu biết yếu kém của chúng ta để thai nghén mường tượng được”. [2]

 

Tôi nghĩ là đáng để chú trọng đến những kết luận loại như vậy, những lý do cho chúng, những xảy ra sau đó của chúng, và những gì vốn lịch sử nêu lên để suy nghĩ về những quan tâm hiện tại và những thăm dò tìm biết trong triết học của não thức.[3]

 

Triết học cơ học vốn Newton đã làm suy yếu nền móng của nó thì dựa trên sự hiểu biết thực tiễn thông thường của chúng ta về bản chất và những tác động lẫn nhau của những đối tượng, trong phần lớn đã xác định về di truyền, và có vẻ như tự phản đem lại những thuộc tính được tri giác, như sự bền bỉ dai dẳng của những đối tượng qua thời gian và không gian, và như một hệ luận, sự hình thành một tổng thể thống nhất và tính liên tục của chúng; [4] và tương quan nhân quả qua tiếp xúc, một tính chất đặc biệt nền tảng của vật lý trực giác [5], “vật thể (khối vật chất đặc) [6], đến mức như chúng ta có thể mường tượng, thì có khả năng để chỉ va đập và tác động vào vật thể, và sự chuyển động, theo như những ý tưởng đến cùng của chúng ta, thì có khả năng để tạo ra không gì khác hơn ngoài sự chuyển động”, như Locke đã hợp lý mô tả tính cách đặc biệt của sự hiểu biết thực tiễn thông thường về thế giới – những giới hạn của “những ý tưởngcủa chúng ta, trong ý nghĩa của ông [7]. Lý thuyết đối ứng đã là khái niệm duy vật về thế giới vốn gây sinh động cho cách mạng khoa học, thế kỷ XVII, khái niệm về thế giới như một bộ máy, đơn thuần là một hình thức lớn hơn của những bộ máy tự động [8] vốn kích động sự tưởng tượng của những nhà tư tưởng thời bấy giờ, rất giống cách thức những cômputơ được pro-gram-sẵn ngày nay: những đồng hồ đặc biệt đáng chú ý, những sản phẩm nhân tạo được những người thợ điêu luyện bậc thầy chế tạo, như Jacques de Vaucanson vốn đã bắt chước hành vi động vật và những chức năng nội quan như sự tiêu hóa, những bộ máy hoạt động bằng lực đẩy của hơi nước, vốn chơi những nhạc cụ và phát ra tiếng nói, khi có kích động từ người đi dạo ngang qua, trong vườn nhà vua. Triết học cơ học đã nhắm để gạt đi những hình thể bay vụt trong không gian, những thiện cảm và những ác cảm, và những ý tưởng thần bí siêu nhiên khác [9], và để giữ với những gì đã được đặt vững trong sự hiểu biết thực tiễn thông thường và có thể hiểu được với nó. Như đã biết nhiều, Descartes tuyên bố đã giải thích được những hiện tượng của thế giới vật chất về phương diện cơ học, trong khi cũng chứng minh rằng triết học cơ học thì không bao hàm-tất cả, không đạt đến lĩnh vực của não thức – một lần nữa, thuận hợp hầu hết với diễn giải nhị nguyên của hiểu biết thực tiễn thông thường về tự ngã và thế giới quanh chúng ta.

 

I. Bernard Cohen nhận xét rằng “có đầy rẫy chứng cớ trong PrincipiaOpticks của Newton cho thấy sự gắn bó tổng quát của ông với triết học cơ học của phái Descartes”. [10] Từ “tổng quát” thì quan trọng. Newton đã chịu ảnh hưởng nhiều của triết học Plato-mới và của truyền thống luyện giả kim [11], và cũng của những hệ quả rắc rối đáng lo ngại của những thăm của chính ông. Vì những lý do như vậy, đôi khi ông đã sửa chữa sự phân đôi chặt chẽ hơn giữa vật chất và tinh thần của Descartes, sau khi gồm cả trong phần thứ hai “những tác năng tự nhiên có trách nhiệm về những chuyển động ‘mãnh liệt’ của hoạt động hóa học và điện học, và có lẽ, ngay cả chuyển động với gia tốc trong tổng quát”, như Ernan McMullin cho thấy trong một phân tích cặn kẽ về sự tiến hóa của sự “vật lộn”của Newton với những nghịch lý và những câu hỏi nan giải, ông đã tìm giải quyết. Trong những lời của chính Newton, “tinh thần” có thể là nguyên nhân của tất cả chuyển động trong tự nhiên, gồm “năng lực của việc di chuyển cơ thể của chúng ta bằng những suy nghĩ của chúng ta” và “cùng một năng lực tương tự trong những sinh vật khác, [dù] việc này được thực hiện thế nào và bởi những luật , chúng ta không biết. Chúng ta không thể nói rằng tất cả tự nhiên thì không sống động”. [12]

 

Đi một bước xa hơn, Locke đã thêm rằng chúng ta không thể nói rằng thiên nhiên không suy nghĩ. Trong công thức vốn đã truyền xuống qua lịch sử, như “sự đề nghị của Locke”, ông viết rằng không biết có phải Vật chất có thể không do Gót làm ra để suy nghĩ hay không thì vượt quá sức người có thể biết. Vì tôi thấy không có mâu thuẫn trong đó, rằng Hữu Thể Suy Nghĩ Vĩnh Cửu Đầu Tiên, hay Tinh Thần Toàn Năng, nếu ông thích, sẽ đem cho những hệ thống của vật chất vô tri giác đã tạo nhất định nào đó, đặt chúng vào nhau như ông nghĩ là vừa vặn, một mức độ nào đó của cảm giác, tri giác và suy tưởng”. Thêm nữa, giống như Gót đã cộng thêm những tác động không thể nghĩ tưởng được vào chuyển động, thì “với sự thấu hiểu của chúng ta để mường tượng rằng Gót có thể chồng thêm vào vật chất một khả năng của suy nghĩ, thì cũng không nhiều xa vời hơn rằng Gót, nếu ông thích, sẽ chồng thêm vào một thực thể khác với một khả năng của suy nghĩ”. Khi đó, không có bảo đảm cho việc đưa lên một thực thể thứ hai có yếu tính của nó là tư tưởng. Và ở nơi nào khác, “không có mâu thuẫn [rằng Gót sẽ] đem cho một ‘gói bó’ nào đó của vật chất, được phân bối như ông nghĩ vừa vặn, một khả năng của suy nghĩ và chuyển động [vốn ] có lẽ thích hợp để gọi tinh thần, phân biệt đối lại với vật chất không suy nghĩ “, một cái nhìn vốn ông thấy “rất gớm ghiếc khó chịu với ý tưởng của vật chất vô tri giác” nhưng rằng chúng ta không thể bác bỏ, với sự thiếu hiểu biết không thể chữa được của chúng ta và những giới hạn của những ý tưởng của chúng ta (những khả năng nhận thức). Không có khái niệm có thể hiểu được của “vật chất” (vật thể, v.v.), chúng ta không thể loại bỏ sự có thể có của vật chất-suy tưởng hay vật chất có sự sống, đặc biệt sau khi Newton đã làm suy hoại nền móng của sự hiểu biết thực tiễn thông thường (của chúng ta về nó). [13]

 

Đề nghị của Locke được tiếp nhận trong suốt thế kỷ 18, lên cao nhất trong tác phẩm quan trọng của Joseph Priestley, vốn chúng ta sẽ quay lại. Hume, trong Treatise, đã đi đến kết luận rằng “chuyển động có thể, và thực sự là nguyên nhân của suy nghĩ và nhận thức”, sau khi bác bỏ những luận chứng quen thuộc về sự khác biệt tuyệt đối về loại và tính phân chia được, trên những nền tảng tổng quát rằng “chúng ta không bao giờ cảm nhận được bất kỳ liên kết nào xen kẽ giữa những nhân và những quả, và rằng ‘điều này chỉ bởi kinh nghiệm của chúng ta về sự kết hợp không đổi (xảy ra ở cùng một thời điểm hoặc không gian) của chúng, khiến chúng ta có thể đi đến được bất kỳ hiểu biết nào về liên hệ này”. Trong một hình thức này hay một hình thức khác, đã đi đến nhìn nhận rằng, vì “tư tưởng, vốn được tạo ra trong não, không thể là-có nếu cơ quan này không ”, và thôi không còn có một lý do nữa để hỏi về luận điểm của vật chất-suy tưởng, “là điều tất yếu để suy nghi về bộ óc như một cơ quan đặc biệt được thiết kế khác thường để tạo [suy nghĩ], như dạ dày và ruột được thiết kế để vận hành tiêu hóa, gan để lọc mật, và theo cùng một cách như thế qua những cơ quan cơ thể. Giống như thức ăn đi vào dạ dày và để lại trong nó những phẩm chất mới, [vì vậy] những ấn tượng đi đến não, qua những dây thần kinh; khi đó chúng đều cô lập và không mạch lạc. Cơ quan đi vào trong hoạt động; nó tác động chúng, và nhanh chóng nó gửi trả lại chúng, đã đổi vào thành những ý tưởng, vốn chúng được ngôn ngữ của nét mặt và cử chỉ, hay những dấu hiệu của lời nói và chữ viết, biểu hiện ra bên ngoài. Khi đó, chúng ta kết luận với cùng chắc chắn, rằng bộ óc tiêu hóa, như nó đã làm, những ấn tượng, tức là, về mặt hữu cơ, nó làm sự bài tiết của suy nghĩ. [14]

 

Như Darwin đã vắn tắt nói vấn đề, “Tại sao suy nghĩ, (với tính cách) là một sự bài tiết của bộ óc, kỳ diệu hơn trọng lực, là một thuộc tính của vật chất?” [15]

 

Đặt những thẩm định qua bên, trong tổng quát, Newton đã tuân theo triết học cơ học nhưng cũng đã cho thấy “những không toàn hảo” của nó, trong thực tế, ông đã phá đổ nó, dù cho đến cuối đời, ông đã tìm để mong thấy một cách thức nào đó để giải thích cho nguyên lý bí ẩn của tác động từ một không gian, vốn ông đã buộc phải gọi đến để giải thích cho những hiện tượng cơ bản nhất của tự nhiên. Có lẽ, ông nghĩ, có thể có “một tinh thần tế vi nhất vốn tràn ngập và giấu kín trong tất cả những vật thể rành rành hiển nhiên”, vốn cách nào đó sẽ đem lại một giải thích vật lý của lực hấp dẫn và sự hình thành tổng thể thống nhất và đem cho một vài hy vọng của việc cứu vãn một bức tranh có thể hiểu được của thế giới.[16]

 

Chúng ta không nên làm ngơ, xem nhẹ những quan tâm của “thiên tài lớn nhất và hiếm nhất từng xuất hiện cho sự phong phú và giáo dục của chủng loại”, hay của Galileo và Descartes, hay Locke và Hume. Hay của những nhà khoa học được tôn trọng nhất đồng thời Newton, những người đã “rõ ràng chê trách [Newton] vì đã dẫn khoa học trở ngược về trong những con đường sai lầm vốn nó dường như đã nhất quyết bỏ rơi”, E.J. Dijksterhuis viết trong nghiên cứu cổ điển của bức tranh thế giới cơ học và sự sụp đổ của nó như một học thuyết có thực chất. Christiaan Huygens đã mô tả nguyên lý lực hấp dẫn của Newton như một “sự phi lý”. Gottfried Leibniz đã biện luận rằng Newton đã giới thiệu trở lại những ý tưởng thần bí, tương tự như những thiện cảm và những ác cảm của khoa học kinh viện vốn đã bị chế giễu nhiều, và đã không đem cho những giải thích vật lý nào cho những hiện tượng của thế giới vật chất.[17]

 

Newton đã đồng ý phần lớn với giới khoa học đồng thời ông. Ông viết rằng ý niệm tác động từ một không gian thì “không thể nghĩ tưởng được”. Nó là “một sự Phi lý quá lớn đến mức tôi tin rằng không con người nào, người có một khả năng suy nghĩ thành thạo trong những vấn đề triết học. lại có thể rơi vào đó”. [18] Bằng sự viện dẫn nó, chúng ta thú nhận rằng chúng ta không hiểu những hiện tượng của thế giới vật chất. Như McMullin nhận xét, “Qua từ hiểu’ Newton vẫn có ý nói như những gì những phê bình ông muốn nói: hiểu theo như những thuật ngữ cơ học của tác động tiếp xúc’”. [19]

 

Lấy một tương đương trong thời nay, ý niệm phi lý của tác động từ một không gian thì cũng không thể nghĩ tưởng được, như ý tưởng rằng “những trạng thái tâm lý đều là những trạng thái của não”, [20] một nêu lên để thảo luận, rằng “chúng ta không thực sự hiểu [ vì] chúng ta vẫn không có khả năng để hình thành một khái niệm trừu tượng về ý thức nổi lên trong vật chất như thế nào, ngay cả nếu chúng ta chắc chắn rằng nó có nổi lên”. [21] Tương tự, Newton đã không có khả năng để hình thành một khái niệm về cách những hiện tượng đơn giản nhất của tự nhiên có thể nổi lên trong vật chất như thế nào – và (tin rằng) chúng đã không như vậy, trên khái niệm về vật chất của ông, lối giải thích lý thuyết tự nhiên của sự hiểu biết thực tiễn thông thường. Locke và những người khác đã đồng ý, và Hume đã mang sự thất bại đó của ‘không thể thai nghén mường tượng’ đi thêm một bước xa hơn, bằng kết luận rằng Newton đã đặt trả những bí mật cuối cùng của [Tự nhiên] về lại với sự tối tăm khó hiểu đó, chúng đã từng ở trong đó và sẽ mãi mãi ở trong đó” – một lập trường vốn chúng ta có thể giải thích, về mặt thuyết tự nhiên[22], như một phỏng đoán về những giới hạn của những khả năng nhận thức con người. Dưới ánh sáng của lịch sử, dường như có rất ít lý do để phải quan tâm về tính không thể nghĩ tưởng được của sự liên hệ não thức với bộ óc, hay về tính có thể tưởng tượng được hoàn toản, ít nhất trong sự tìm hiểu vào trong bản chất của thế giới. Cũng không có bất kỳ lý do nào cho những băn khoăn do dự về một “khoảng trống cần giải thích” [23] giữa vật chất và ý thức, vượt ngoài những quan tâm về sự thống nhất vốn nổi lên qua những cố gắng để hiểu thế giới. Và trừ khi vật chất được đem cho một vài ý nghĩa mới sau-Newton, lại còn có ít lý do hơn để băn khoăn do dự về một “khoảng trống cần giải thích” trong những trường hợp ở đó có một số ý nghĩa rõ ràng với sự thu giảm nền tảng đã giả định. Cực đoan nhất của những quan tâm như vậy, và có lẽ là có ý nghĩa quan trọng nhất cho sự phát triển kế tiếp của khoa học, là khoảng trống cần giải thích vốn Newton đã đem ra ánh sáng và bỏ lại chưa được giải đáp, có thể là một bí-ẩn-vĩnh-viễn-cho-con-người, như Hume đã phỏng đoán.[24]

 

Dĩ nhiên, khoa học đã không chấm dứt với sự sụp đổ của khái niệm của vật thể (vật chất, thể chất, v.v.). Thay vào đó, nó đã được xây dựng lại trong một đường lối mới triệt để, với những câu hỏi thai nghén mường tượng được hay không có thể hiểu được hay không, đã bị gạt bỏ vì không chứng minh được gì ngoại trừ về những khả năng nhận thức của con người, dù kết luận đó để trở thành được thiết lập vững chắc đã tốn mất một thời gian dài. Những giai đoạn sau của khoa học đã đem vào nhiều “những phi lý” hơn. Tính hợp thức của những bước đi thì được những tiêu chuẩn về chiều sâu trong giải thích và sự hỗ trợ thực nghiệm ấn định, nhưng không là tính thai nghén mường tượng được và tính có thể hiểu được của thế giới vốn được mô tả.

 

Thomas Kuhn nêu lên rằng “tôi không nghi là trình bày sai những ý định của Newton như một nhà khoa học để chủ trương rằng ông đã muốn viết một Principles of Philosophy giống như Descartes [tức là, khoa học thực] nhưng việc ông không thể giải thích được lực hấp dẫn đã buộc ông giới hạn đề tài của ông với Mathematical Principles of Natural Philosophy [vốn ] ngay cả không tuyên bố giải thích tại sao vũ trụ vận hành như nó vận hành”, bỏ lại câu hỏi trong khó hiểu không rõ. Vì những lý do như thế, “đã từ 40 năm trước, vật lý học Newton đã vững vàng thế chỗ vật lý học Descartes, ngay cả trong những trường đại học Britain”, và một số nhà vật lý học tài nămg nhất của thế kỷ mười tám, đã tiếp tục tìm một giải thích theo cơ học-vật thể nhỏ [25] cho lực hấp dẫn – nghĩa là những gì họ đã lấy để là một giải thích vật lý – như chính Newton đã làm. Trong những năm sau, những người theo thuyết thực chứng duy nghiệm đã chê trách cả hai phe tranh luận “vì sự ngu dại của họ trong việc khoác cho thuyết hình thức toán học [của lý thuyết vật lý] với áo ‘vải màu xám’ của một diễn giải vật lý”, một khái niệm vốn đã mất thực chất ý nghĩa.[26]

 

Câu nói nổi tiếng của Newton “Tôi không lập những giả thuyết” [27] xuất hiện trong nội dung này: sau khi nhìn nhận rằng ông đã không thể tìm ra được nguyên nhân vật lý của lực hấp dẫn, ông đã không đóng lại vấn đề nhưng để vẫn bỏ ngỏ. Ông nói thêm rằng “với chúng ta, lực hấp dẫn thực sự là-có – và hoạt động theo như những luật vốn chúng ta đã giải thích, và được dùng rất nhiều để giải thích cho tất cả những chuyển động của những thiên thể và của biển của chúng ta – là đủ”. Nhưng trong khi đồng ý rằng những đề nghị của ông đã quá phi lý khiến không một nhà khoa học nghiêm chỉnh nào có thể chấp nhận chúng, ông đã tự bào chữa việc kết tội rằng ông đã quay trở về thuyết bí ẩn của phái Aristotle. Ông đã biện luận, những nguyên lý của ông đã không là huyền bí: “chỉ những nguyên nhân của chúng là huyền bí”; hay ông đã hy vọng, đã vẫn chưa được tìm ra trong những thuật ngữ vật lý, nghĩa là những thuật ngữ cơ học. Để lấy ra những nguyên lý tổng quát về quy nạp từ những hiện tượng, ông tiếp tục, “và sau đó bảo cho chúng ta biết những thuộc tính của những tác động của tất cả những khối vật chất hữu hình vật chất theo đến từ những nguyên lý hiển hiện đó thế nào, sẽ là một bước tiến rất lớn trong triết học, dù những nguyên nhân của những nguyên lý này vẫn đã chưa được tìm thấy”. [28]

 

Để viết lại rõ hơn, theo hướng tương tự ngày nay tôi đã nhắc, nó “sẽ là một bước tiến rất lớn trong khoa học để giải thích cho những phương diện tinh thần của thế giới trong những thuật ngữ của những nguyên lý biểu hiện ngay cả nếu những nguyên nhân của những nguyên lý này đã vẫn còn chưa tìm thấy được” – hay để đặt vấn đề phù hợp hơn với hoàn cảnh, ngay cả nếu sự thống nhất với những phương diện khác của khoa học đã chưa từng đạt được. Để tìm hiểu thêm hơn về những phương diện tinh thần của thế giới – hay hóa học, hay điện học, hay những phương diện khác – chúng ta nên cố gắng để khám phá “những nguyên lý biểu hiện” vốn một phần giải thích chúng, mặc dù những nguyên nhân của chúng vẫn còn phân ly với những gì chúng ta coi là những phương diện cơ bản hơn của khoa học. Khoảng cách (phân ly) có thể có nhiều lý do, trong số chúng, như đã nhiều lần từng được tìm ra, rằng cơ sở thu giảm xuống được giả định đã bị hiểu sai, gồm cả vật lý học cốt lõi.

 

Những nhà sử học khoa học đã nhìn nhận rằng những chuyển dịch trí thức ngần ngại của Newton bắt đầu một cái nhìn mới của khoa học, trong đó mục tiêu thì không để tìm những giải thích cuối cùng nhưng để tìm giải thích lý thuyết lý thuyết tốt nhất chúng ta có thể có, của những hiện tượng của kinh nghiệm và thí nghiệm. Những mục tiêu giới hạn hơn của Newton đã không là hoàn toàn mới. Chúng có những gốc trong một truyền thống khoa học sớm hơn trước đó vốn đã bỏ rơi sự tìm kiếm cho “những dao động điều hòa đầu tiên của những chuyển động tự nhiên” và những hiện tượng tự nhiên khác, theo giữ cố gắng khiêm tốn hơn để phát triển giải thích lý thuyết tốt nhất chúng ta có thể : những vốn Richard Popkin gọi là “thuyết hoài nghi xây dựng [29] … [Marin] Mersenne và [Pierre] Gassendi đã hình thành… trong chi tiết, sau này trong thuyết hoài nghi linh động” [30] của Hume. Trong khái niệm này, Popkin nói tiếp, khoa học tiến hành bằng hoài nghi những khả năng của chúng ta để tìm những nền móng cho kiến thức chúng ta, trong khi chấp nhận và nâng cao tự thân kiến thức” và sau khi nhìn nhận rằng “những bí mật của tự nhiên, của những sự vật-trong-tự thân, đều mãi mãi ẩn giấu với chúng ta “ khoa học với không siêu hình học… vốn đã có một lịch sử quan trọng trong những thời gần đây hơn”. [31]

 

Khi tác động của những khám phá của Newton đã từ từ thấm nhập, việc hạ thấp như thế của những mục tiêu của nghiên cứu khoa học đã thành thông lệ. Những nhà khoa học đã buông bỏ ý tưởng sống động của cách mạng khoa học thời ban đầu: rằng thế giới sẽ có thể hiểu được với chúng ta bằng trí tuệ. Nó đủ (những cần thiết) để xây dựng những lý thuyết giải thích có thể hiểu được, một sự khác biệt triệt để. Đến thời chúng ta đọc Analysis of Matter của Bertrand Russell, ông bác bỏ chính ý tưởng của một thế giới có thể hiểu được bằng trí tuệ là “phi lý” và nhiều lần đặt từ “có thể hiểu được” trong ngoặc kép, để nhấn mạnh sự phi lý của sự tìm kiếm. Ông viết: Những băn khoăn nghi ngờ về tác động từ một không gian đã “không gì nhiều hơn một tiên kiến” .Nếu tất cả thế giới được tạo thành từ những quả bóng bi-a, nó sẽ là những được gọi là ‘có thể hiểu được – tức là, nó sẽ không bao giờ làm chúng ta ngạc nhiên đủ để khiến chúng ta nhìn nhận rằng chúng ta không hiểu nó”. [32] Nhưng ngay cả không có ngạc nhiên từ bên ngoài, chúng ta nên nhìn nhận rằng chúng ta hiểu thế giới ít đến chừng nào và cũng nên nhìn nhận rằng việc chúng ta có thể mường tượng hình dung thế giới vận hành như thế nào hay không thì không thành vấn đề. Vài năm sau, trong tác phẩm giới thiệu cổ điển của Paul Dirac về cơ học quantum, ông đã viết rằng khoa học vật lý thôi không còn tìm để đem cho những bức tranh của thế giới hoạt động như thế nào, tức là “một mô hình (khái niệm) hoạt động trên những đường (lối của nguyên tắc/tiêu chuẩn) cơ bản cổ điển”, nhưng chỉ tìm để đem cho một “đường lối của xem xét những luật nền tảng vốn làm tính tự nhất quán của chúng hiển nhiên”. Ông đã nhắc dẫn đến những kết luận không thể nghĩ tưởng được của vật lý quantum, nhưng có thể như cũng sẵn sàng nói rằng ngay cả những mô hình cơ học cổ điển của Newton cổ điển đã buông bỏ hy vọng biện giải những hiện tượng tự nhiên cho có thể hiểu được, vốn mục tiêu chính yếu của cách mạng khoa học thời nay ban đầu, với những gốc rễ của nó trong sự hiểu biết thực tiễn thông thường. [33]

 

điều có ích để nhìn nhận đó là một sự thay đổi triệt để như thế nào, để bỏ rơi triết học cơ học, và cùng với nó bất kỳ liên quan về khoa học nào của những tin tưởng và những khái niệm của hiểu biết thực tiễn thông thường của chúng ta, ngoại trừ như một điểm bắt đầu và thúc đẩy cho việc tìm hiểu. Peter Machamer, học giả chuyên về Galileo nhận xét rằng bởi việc tiếp nhận triết học cơ học và khởi đầu cách mạng khoa học thời nay, Galileo đã “rèn luyện một mô hình mới của tính có thể hiểu được cho sự hiểu biết con người, [với] những tiêu chuẩn mới cho những giải thích trước sau mạch lạc của những hiện tượng tự nhiên” dựa trên khái niệm về thế giới như một cỗ máy công phu. Với Galileo, và tổng quát với những nhân vật dẫn đầu trong cách mạng khoa học thời nay buổi đầu, sự hiểu biết thực đòi hỏi một mô hình cơ học, một dụng cụ để thực hiện những nhiệm vụ khác nhau hay cung cấp những chức năng cụ thể, [34] vốn một người thợ điêu luyện có thể tạo dựng, do đó có thể hiểu được với chúng ta. Thế nên, Galileo đã gạt bỏ những lý thuyết truyền thống về thủy triều vì chúng ta không thể “lập lại [chúng] bằng những phương tiện của những dụng cụ nhân tạo thích ứng”. [35]

 

Mô hình của tính có thể hiểu được vốn đã ngự trị từ Galileo đến Newton và sau đó, có một hệ luận: khi thuyết cơ giới [36] thất bại, sự hiểu biết cũng thất bại. Những thiếu hụt thấy rõ ràng của giải thích cơ học cho sự gắn kết, lực hút và những hiện tượng khác cuối cùng đã đưa Galileo đến bác bỏ “giả định viển vông của việc hiểu biết tất cả mọi sự vật việc”. Còn tệ hơn, “không có được một tác động nào trong tự nhiên… như vậy, khiến nhà lý thuyết tài ba nhất có thể đi đến một hiểu biết hoàn toàn về nó”. [37] Galileo đã hình thành một dạng thức rất mạnh mẽ của những gì vốn Daniel Stoljar gọi là “giả thuyết (về sự) thiếu hiểu biết” trong điều tra tường tận của ông vào trong nghiên cứu thời nay của những vấn đề triết học liên quan đến ý thức, kết luận rằng những nguồn gốc của chúng đều tri thức học và rằng chúng đều hiệu quả vượt qua bằng viện dẫn giả thuyết thiếu hiểu biết – vốn với Galileo, Newton, Locke, Hume, và những người khác, nó đã hơn là một giả thuyết và đã mở rộng, vượt khỏi vấn đề của ý thức, bao gồm những đúng thực hoàn toàn tổng quát của tự nhiên.[38]

 

Mặc dù nhiều lạc quan hơn Galileo về những triển vọng cho sự giải thích về học, Descartes cũng thế, đã nhìn nhận những giới hạn của tầm mức nhận thức của chúng ta. Quy luật 8 của Regulae nói: “Nếu trong chuỗi của những vấn đề được xem xét, chúng ta gặp một vấn đề vốn với trí tuệ của chúng ta không thể có được một trực giác đủ tốt (để bắt đầu xem xét), chúng ta phải ngừng lại ở đó; và chúng ta phải đừng xem xét (thêm) những vấn đề khác vốn đến tiếp sau nó , nhưng phải tránh việc làm cực nhọc vô ích”. Cụ thể, Descartes lý thuyết rằng những hoạt động của res cogitans [39] có thể nằm ngoài sự hiểu biết con người. Ông đã nghĩ rằng chúng ta có thể không “có đủ trí tuệ” để hiểu những hoạt động của não thức, đặc biệt là việc thông thường đem dùng ngôn ngữ, với những phương diện sáng tạo của nó, thí dụ cốt lõi của ông: khả năng của mọi người, nhưng không cỗ máy-thú vật nào. để dùng ngôn ngữ trong những cách ứng hợp với những hoàn cảnh, nhưng không do chúng gây ra, và để hình thành và diễn đạt mạch lạc những suy nghĩ với không giới hạn, có lẽ “bị kích động hay có khuynh hướng” để nói trong những cách nhất định nào đó bởi những trường hợp bên trong và bên ngoài, nhưng không “bắt buộc” để làm như vậy, như những người sau đi theo ông nói về vấn đề. [40]

 

Tuy nhiên, Descartes đã nói tiếp, ngay cả nếu sự giải thích của việc dùng thông thường của ngôn ngữ và những hình thức khác của lựa chọn thuận hợp trước sau và tự do của hành động nằm ngoài tầm với của nhận thức của chúng ta, đó không là lý do để chất vấn tính chính đáng của kinh nghiệm của chúng ta. Hoàn toàn tổng quát, “ý chí tự do” là “sự việc cao quý nhất” chúng ta có, Descartes đã chủ trương rằng: “không có gì chúng ta hiểu hiển nhiên hơn và hoàn hảo hơn”, và “sẽ là điều phi lý” để nghi ngờ một gì vốn “chúng ta thấu hiểu một cách riêng tư và cá nhân, và có kinh nghiệm bên trong bản thân chúng ta(rằng những hành động tự do của con người [đều là] bất định “) chỉ vì nó mâu thuẫn với một gì khác, “vốn chúng ta biết phải là bởi bản chất không thể thấu hiểu được của nó với chúng ta “(“sự xác định sẵn trước của thần linh”). [41]

 

Những suy nghĩ như vậy về những giới hạn nhận thức không thuận hợp lắm với quan sát đôi khi thấy có của Descartes rằng lý trí con người “là một dụng cụ phổ quát vốn có thể phục vụ cho tất cả những trường hợp xảy ra bất ngờ”, trong khi những cơ quan của một động vật hay cỗ máy “cần một số thích ứng đặc biệt cho bất kỳ hành động cụ thể nào”. Nhưng hãy đặt điều đó qua bên và tiếp tục với những kết luận hợp lý hơn về những giới hạn nhận thức.

 

Việc dùng ngôn ngữ một cách sáng tạo đã là một cơ bản cho những gì đã từng gọi là “luận chứng về nhận thức học” cho thuyết nhị nguyên não thức-cơ thể và cũng cho những điều tra khoa học của phái Descartes trong vấn đề của “những não thức khác” [42] – tôi tin là hợp lý hơn những tương tự thời nay, thường dựa trên diễn giải sai lầm của một bài viết nổi tiếng của Alan Turing, một đề tài tôi sẽ đặt qua bên.[43]

 

Tôi nghĩ Desmond Clarke thì chính xác khi kết luận rằng “Descartes đã xác định việc dùng ngôn ngữ như thuộc tính hết sức quan trọng vốn phân biệt con người với những thành viên khác của vương quốc động vật và [rằng] ông đã khai triển luận chứng này trong hỗ trợ sự phân biệt thực của não thức và vật chất”. Tôi nghĩ ông cũng thuyết phục trong diễn giải dự án tổng quát của Descartes như chính yếu là “triết học tự nhiên” (khoa học), một cố gắng để đẩy giải thích cơ học đến những giới hạn của nó; và về phần Meditations “không như diễn đạt chính thức của triết học Descartes, nhưng như một cố gắng không thành để hòa giải nghi ngờ về mặt gót học trong triết học tự nhiên của ông với một diễn đạt chính thức của siêu hình học kinh viện”. [44] Trong việc theo đuổi khoa học tự nhiên của ông, Descartes đã cố gắng để cho thấy rằng giải thích cơ học đã đạt được rất xa, nhưng đã đến một rào cản không thể vượt qua, khi đối mặt với những hiện tượng tinh thần, như việc dùng ngôn ngữ một cách sáng tạo. Do đó, ông đã hoàn toàn thích ứng, để chấp nhận cách thức tiến hành tiêu chuẩn khoa học của việc tìm một số nguyên lý mới để giải thích cho những hiện tượng tâm lý như vậy – một truy tìm vốn mất đi một động lực chính khi giải thích về học đã được cho thấy thất bại cho mọi sự vật việc.

 

Clarke biện luận rằng “Thuyết nhị nguyên của Descartes đã là một diễn tả của sự mở rộng của khoảng cách lý thuyết giữa [vật lý Descartes] và những mô tả của đời sống tinh thần vốn chúng ta hình thành từ viễn tượng con người trong ‘ngôi thứ nhất’ của suy nghĩ (chủ quan) riêng của chúng ta”. Do đó, khoảng cách này là kết quả từ “khái niệm nghèo nàn vvật chất” của Descartes và có thể được vượt qua bởi “việc gồm vào những thực thể mới về lý thuyết trong khái niệm về vật chất của một người”. [45] Cho dù phỏng đoán sau thì đúng hay không, nó không hoàn toàn nắm bắt được những thiếu xót của khoa học cổ điển từ Galileo qua Newton và tiếp sau đó. Khái niệm nền tảng về vật chất và chuyển động – dựa trên tính mường tượng hình dung được, tính có thể tri thức được và sự hiểu biết thực tiễn thông thường – đã phải buông bỏ, và khoa học đã phải tiến hành trên một đường hướng hoàn toàn mới trong việc điều tra những hiện tượng đơn giản nhất của chuyển động và tất cả những phương diện khác của thế giới, gồm cả đời sống tinh thần.

 

Với khuôn khổ khoa học theo Descartes, mặc dù nêu lên tính trung tâm của việc dùng ngôn ngữ một cách sáng tạo, nhưng nó đã chỉ là một minh họa của vấn đề tổng quát của ý chí và sự lựa chọn của hành động tương ứng, vốn vẫn còn như bí ẩn với chúng ta cũng như với những nhà khoa học thế kỷ 17, thế nên với tôi, nó có vẻ như bất chấp những luận chứng tinh tế phản lại. Hiếm khi thấy những vấn đề đều ngay cả trong những chương trình thảo luận khoa học. Đã từng có công trình giá trị về một sinh vật thực hiện một ý định cho hành động chuyển động kết hợp như thế nào – thí dụ, một người với lấy một cốc (nước) trên bàn như thế nào. Nhưng không ai nêu lên ngay cả câu hỏi – tại sao thực hiện dự định này, nhưng không dự định khác –, ngoại trừ những sinh vật đơn giản nhất và những trường hợp đặc biệt của động lực. Rất nhiều tương tự cũng đúng ngay cả với nhận thức thị giác. Những nhà khoa học thần kinh về nhận thức, Nancy Kanwisher và Paul Downing, đã đọc và phê bình khảo cứu về một vấn đề vốn Hermann von Helmholtz đã nêu lên, năm 1850: “Ngay cả khi mắt chúng ta không chuyển động, chúng ta có thể tùy ý tập trung chú ý chúng ta trên những đối tượng khác nhau, kết quả trong những kinh nghiệm tri thức rất khác nhau của cùng một trường thị giác”. Câu “tùy ý” chỉ tới một khu vực vượt ngoài sự tìm hiểu thực nghiệm nghiêm chỉnh, vẫn đã là bí ẩn cho Newton cuối đời ông, khi ông đã tiếp tục tìm kiếm một “tinh thần tinh tế” vốn nằm giấu kín trong tất cả những vật thể và điều đó có thể, không có “ sự phi lý, giải thích cho những thuộc tính của lực hút và lực đẩy của chúng, cùng với bản chất và những tác động của ánh sáng, cảm giác và cách những thành viên của những cơ thể động vật di chuyển theo mệnh lệnh của ý chí” – tất cả những bí ẩn tương tự so sánh được cho Newton, có lẽ ngay cả vượt quá sự hiểu biết của chúng ta.[46]

 

Đã trở thành thực hành tiêu chuẩn trong những năm gần đây để mô tả vấn đề của ý thức như “vấn đề khó”, những vấn đề khác thì nằm trong tầm với của chúng ta, hiện giờ hay trong tương lai. Tôi nghĩ rằng có những lý do cho một số thuyết hoài nghi, đặc biệt khi chúng ta nhìn nhận sự hiểu biết giảm sút rõ rệt như thế nào, ngoài những hệ thống đơn giản nhất của tự nhiên. Để minh họa với một ít thí dụ, một bài điểm sách của Eric Kandel và Larry Squire về tình trạng hiện tại của những cố gắng đã nhằm đến “phá vỡ những rào cản khoa học cho nghiên cứu của bộ óc và não thức” kết luận rằng “khoa học thần kinh của những tiến trình nhận thức cao hơn thì chỉ mới bắt đầu”. [47] Charles Gallistel chỉ ra rằng chúng ta rõ ràng không hiểu hệ thống thần kinh tính toán thế nào”, hay ngay cả “những nền tảng của khả năng của nó để tính toán, cho dù với tập hợp nhỏ gồm những phép tính số học và lôgích vốn là nền tảng cho bất kỳ sự tính toán nào”. Sau khi xem xét và đánh giá lại những khả năng tính toán nổi bật chú ý của loài côn trùng, ông kết luận rằng là sai lầm để giả định rằng hệ thần kinh không thực hiện những phép tính ký hiệu phức tạp, “chúng ta không khả năng, vẫn chưa hiểu hệ thần kinh tính toán thế nào ở mức tế bào và phân tử. …. Chúng ta không biết những tiến trình nào thuộc về tập hợp gồm hướng dẫn chi tiết cơ bản của hệ thần kinh – con số khiêm tốn của những hoạt động sơ đẳng đã sẵn có trong trong phần tạo dựng vật chất của bất kỳ dụng cụ cômputơ nào”. [48] Semir Zeki, người lạc quan về những triển vọng của việc đem khoa học thần kinh để chống đỡ ngay cả trên tính sáng tạo trong nghệ thuật thị giác, dẫu vậy, nhắc nhở chúng ta rằng “bộ óc kết hợp những phản ứng của những tế bào đặc biệt để chỉ định một đường thẳng liên tục theo chiều dọc như thế nào, là một bí ẩn vốn thần kinh học vẫn chưa giải đáp được”, hay ngay cả một đường thẳng thì phân biệt với những đường khác hay với thị giác xung quanh như thế nào. Những câu hỏi truyền thống cơ bản đều không có ngay cả trong những chương trình thảo luận khảo cứu, và ngay cả những câu hỏi đơn giản vốn có thể trong tầm với thì vẫn còn hoang mang khó hiểu.[49]

 

điều thông thường để khẳng định rằng “tâm lý thần kinh là sinh lý thần kinh ở một mức độ cao hơn”. Để nói cho vui thì ý tưởng có nghĩa, nhưng hiện tại, chỉ như một hướng dẫn để tìm hiểu, không có nhiều tự tin về “sinh lý học thần kinh” sẽ chứng tỏ về những gì. Tương tự, còn quá sớm để chủ trương rằng “Điều là hiển nhiên thực nghiệm rằng những trạng thái của ý thức đều là hệ quả tất yếu của hoạt động tế bào thần kinh”. Hiểu được còn quá ít về hoạt động chức năng của bộ óc.[50]

 

Lịch sử cũng đề nghị sự thận trọng. Trong khoa học thời nay buổi đầu, bản chất của chuyển động đã là “vấn đề khó” [51]. “Những chuyển động của dao động điều hòa quanh một vị trí cố định hay những huyển động co dãn[52] là “tảng đá cứng trong Triết học”, Sir William Petty đã nhận xét, sau khi nêu lên những ý tưởng giống như những ý tưởng chẳng bao lâu đã được Newton khai triển giâu có nhiều thêm hơn”. Vấn đề khó” đã là những khối vật chất có vẻ như ‘yên tĩnh’ với giác quan chúng ta, nhưng lại trong một trạng thái ‘mãnh liệt’, với “một cố gắng kiên quyết để bay thoát, hay lùi tránh lẫn nhau”, trong những lời của Robert Boyle. Ông cảm thấy vấn đề thì cũng mù mờ như “Nguyên nhân và Bản chất” của lực hấp dẫn, thế nên cổ tin tưởng của ông vào “một Tác giả hay người Xếp đặt thông minh của những sự vật việc [53]. Ngay cả Voltaire, người hoài nghi theo Newton, đã biện luận rằng khả năng của con người để “tạo một chuyển động” ở nơi không có gì cho thấy rằng “có một Gót người đã cho chuyển động” cho vật chất, và “cho đến nay chúng ta vẫn chưa hình dung mường tượng được vật chất là gì” [54], ngay cả còn không biết nếu có bất kỳ “vật thể cứng đặc (chất rắn) nào trong vũ trụ” hay không. Locke đã buông bỏ, nhường lại cho những bàn tay thần thánh “lực hấp dẫn của vật chất hướng tới vật chất, bởi những lối nào đó, không thể nghĩ tưởng được với tôi”. Kant đã diễn dịch lại “vấn đề khó”, lập luận rằng để đạt đến những kết luận của ông, Newton đã buộc đ“giả định ngầm rằng tất cả vật chất đều thực hành động lực chuyển động này [của lực hút phổ quát] đơn giản vì vật chất và bởi bản chất thiết yếu của nó”; bằng gạt bỏ giả định, ông đã “bất đồng với chính ông”, bị vướng trong một mâu thuẫn. Do đó, như đã tuyên bố, Newton đã không thực sự để “những nhà vật lý hoàn toàn tự do để giải thích sự có thể có của lực hút loại giống như vậy, họ có thể thấy là tốt, với không trộn lẫn những mệnh đề của ông với trò chơi (đưa ra) những giả thuyết của họ”. Đúng hơn, “khái niệm của vật chất thì đã thu giảm thành không-gì nhưng chỉ những lực chuyển động…. Lực hấp dẫn tất yếu với tất cả vật chất là một tác động trực tiếp của một vật chất này trên vật chất khác trong không gian rỗng”, một ý niệm vốn có thể những nhân vật lớn của khoa học thế kỷ 17 đã từng ghét cay ghét đắng”, Những bậc thầy loại như thế, như Huygenius Vĩ đại , [55] và vị có một không hai, Newton”, theo lời của Locke. [56]

 

“Những vấn đề khó” của thời đó đã không được giải quyết; đúng hơn chúng đã bị bỏ rơi, vì theo thời gian, khoa học đã chuyển sang hướng sau-Newton khiêm tốn hơn của nó. Friedrich Lange, trong tác phẩm kinh điển của ông về lịch sử thuyết duy vật thế kỷ 19, đã nhận xét rằng chúng ta

 

đã quá quen thuộc chính chúng ta với ý niệm trừu tượng của những lực, hay đúng hơn với một ý niệm lơ lửng trong một sự tối tăm khó hiểu bí ẩn giữa sự trừu tượng và sự hiểu biết hữu hình cụ thể, khiến chúng ta thội không tìm thấy bất kỳ khó khăn nào trong việc làm một hạt vật chất tác động trên một hạt khác với không tiếp xúc trưc tiếp ,… qua không gian rỗng với không có bất kỳ nối kết vật chất nào. Những nhà toán học và vật lý học vĩ đại của thế kỷ 17 đã còn diệu vợi với những ý tưởng loại như vậy. Cho đến giờ họ đều là những người theo Thuyết duy vật chân chính theo nghĩa của Thuyết duy vật thời cổ khiến họ họ coi việc tiếp xúc trực tiếp là một điều kiện của tác động.

 

Sự chuyển đổi qua thời gian này là “một trong những bước ngoặt quan trọng nhất trong toàn bộ lịch sử của thuyết Duy Vật”, sau khi lấy đi nhiều tính chất quan trọng của học thuyết, nếu có. Newton không đã chỉ nhập vào cùng những nhà khoa học lớn trong thời ông, trong việc nhìn “lý thuyết phổ biến đương thời của actio in distans (tác động từ một không gian) … đơn giản như phi lý, [nhưng] cũng chính ông đã cảm thấy, trong năm 1717, trong lời tựa bản in thứ hai quyển Optics của ông, bắt buộc phải bày tỏ phản đối chống lại [cái nhìn]của những người theo ông, những người đã đi quá xa khi tuyên bố lực hấp dẫn là một lực nền tảng của vật chất, không cần giải thích về cơ học nào thêm cho sự va đập vào nhau của những hạt (vật chất)”. Lange kết luận rằng “giòng chảy của lịch sử đã loại bỏ nguyên nhân vật chất không biết được này [vốn đã gây nhiều khó khăn cho Newton], và đã đặt chính luật toán học trong hàng ngũ của những nguyên nhân vật lý”. Thế nên, “những Newton đã chủ trương là một phi lý quá lớn đến nỗi không nhà tư tưởng triết học nào có thể soi sáng được nó, đã được những người sau coi là rất giá trị như sự khám phá vĩ đại của Newton về sự hài hòa của vũ trụ!” [57] Những kết luận là phổ biến trong lịch sử khoa học. Năm mươi năm trước, Alexandre Koyré đã nhận xét rằng mặc dù sự do dự của chinh ông để chấp nhận kết luận, Newton đã rõ ràng cho thấy rằng “một mẫu thức thuần túy duy vật của tự nhiên thì tuyệt đối không thể (và một vật lý thuần túy duy vật hay cơ học, như của Lucretius hay của Descartes, thì cũng hoàn toàn không thể ); Vật lý toán học của ông đã đòi hỏi sự “chấp nhận vào trong khối kiến thức khoa học của những sự kiện” không thể thấu hiểu được và không thể giải thích được, do thuyết duy nghiệm đã áp đặt trên chúng ta”, bởi những gì được quan sát và những kết luận của chúng ta từ những quan sát này.[58]

 

George Coyne mô tả nó như “nghịch lý rằng sự nổi lên của thuyết duy vật như một triết học trong thế kỷ 17 và 18 thì được gán cho sự ra đời của khoa học thời nay, khi trong thực tại, vật chất như một khái niệm dùng được để làm việc đã bị loại khỏi nói viết bàn luận khoa học” với sự sụp đổ của triết học cơ học.[59] Cũng nghịch lý là ảnh hưởng của việc Gilbert Ryle chế giễu “hồn ma trong cỗ máy”, hoàn toàn khác với sự chính xác của sự diễn dịch của ông về những khái niệm Descartes. Những gì Newton đã trục xuất là cỗ máy, nhưng hồn ma còn nguyên sau đó”. Vấn đề khó” của những người duy vật đã biến mất, và đã từng có rất ít tiến bộ đáng chú ý trong việc giải quyết những “vấn đề khó” khác, vốn có vẻ đã không kém bí ẩn so với Descartes, Newton, Locke và những nhân vật hàng đầu khác.

 

Bản in thứ ba (tiếng England) của Lịch Sử Triết Học Duy Vật với nhiều mở rộng của Lange xuất hiện năm 1925, một giới thiệu của Bertrand Russell, không lâu sau khi ông đã xuất bản Analysis of Matter. Khai triển thuyết nhất nguyên trung tính của ông, Russell tiếp tục mang thuyết hoài nghi về vật chất của thế kỷ 17 và 18 đi xa thêm, và sự nhìn nhận của tính hợp lý đáng tin cậy (hay cho một vài tất yếu) của vật chất-suy tưởng [60]. Russell cho rằng có “ba mức độ xếp hạng tính chắc chắn. Mức độ cao nhất thuộc về những tri giác của riêng tôi; mức độ thứ hai với những tri giác của những người khác; mức độ thứ ba với những biến cố vốn không là những tri giác của bất kỳ ai, những xây dựng của não thức đã thiết lập trong giòng chảy của cố gắng để làm những gì chúng ta tri giác có ý nghĩa. Do đó, ông kết luận: “Một mảnh của vật chất là một cấu trúc lôgích đã tạo dựng của những biến cố [như vậy]. Chúng ta không biết gì về “tính chất nội tại” của những thực thể được cấu tạo về tinh thần như vậy, vì vậy “không có nền đứng cho quan điểm rằng những tri giác không thể là những biến cố vật chất”. Để khoa học đem lại thông tin có ích, nó không thể bị giới hạn trong kiến thức cấu trúc của những thuộc tính lôgích loại như thế đó. Đúng hơn, “thế giới của vật lý [vốn chúng ta tạo dựng], theo một nghĩa nào đó, phải không gián đoạn với thế giới của những tri giác của chúng ta, vì nó là thế giới nói sau vốn cung ứng bằng chứng cho những định luật của vật lý học”. [61]Arthur Eddington đã biện luận, không lâu trước đó, về những đối tượng tri giác vốn đòi hỏi cho việc làm này – có lẽ chỉ đọc những số đo – “đều không được biết là có bất kỳ một tính chất đặc biệt nội tại nào vốn trong đó những biến cố vật lý không thể có, vì chúng ta không biết bất kỳ một tính chất đặc biệt nội tại nào không thể hòa giải được với những thuộc tính lôgích vốn vật lý học gán cho những biến cố vật lý”. Theo đó, “những gì gọi là những biến cố ‘tinh thần’ ... đều là phần của vật chất của thế giới vật lý”. Vật lý học tự nó tìm kiếm chỉ để khám phá “khung cấu trúc (bộ xương) nhân quả của thế giới, [trong khi việc nghiên cứu] những đối tượng tri giác chỉ trong phương diện tri thức của chúng; những phương diện khác của chúng nằm ngoài lĩnh vực của nó dù chúng ta nhìn nhận sự hiện hữu của chúng, trong thực tế, ở mức cao nhất của sự chắc chắn.[62]

 

Câu hỏi thách đố khó hiểu và cơ bản nhắc lại một đối thoại cổ điển giữa trí tuệ và giác quan, trong đó trí tuệ nói rằng màu sắc, vị ngọt và những tương tự đều chỉ là quy ước trong khi trong thực tại chỉ có những atom và khoảng không, và những giác quan đã trả lời: “Não thức khốn khổ, có phải bạn đang lấy bằng chứng từ chúng tôi, qua chúng sẽ bạn lật đổ chúng tôi? Chiến thắng của bạn là sự sụp đổ của chính riêng bạn”. [63]

 

Để minh họa kết luận của ông, Russell bảo chúng ta suy nghĩ về trường hợp một nhà vật lý , người hiểu biết toàn bộ vật lý học nhưng không có “hiểu biết vốn những người [có mắt nhìn] có”, thí dụ, về phẩm tính của màu xanh dương. Trong phân tích của họ về những vấn đề liên quan, Daniel Stoljar và Yujin Nagasawa gọi đây là “kiến thức trực giác”, như khác biệt với “kiến thức lập luận”, Frank Jackson đã trình bày trong thí dụ lấy lại từ Russell: trong trường hợp này, nhà vật lý (Mary) “học mọi sự vật việc có đó để biết về bản chất vật chất của thế giới”, trong khi bị nhốt trong một căn phòng (chỉ có màu) trắng--đen, nhưng khi thả ra sẽ học hiểu được những gì giống như nhìn thấy một gì màu đỏ thì giống như thế nào”. [64]

 

Có một khối lượng sách vở và những bài viết đáng kể tìm để lảng tránh biện luận. Một đề nghị phổ thông dù đã tranh luận nhiều là những Mary thiếu thì không là kiến thức về thế giới vốn chúng ta có, nhưng một loạt của những khả năng, một loại của biết làm thế nào”. Điều đó xem dường vô ích, phần vì có một yếu tố nhận thức không thu giảm được trong “biết làm thế nào”, vốn vượt quá những khả năng; nhưng cũng vì những loại lý do vốn Hume đã bàn luận trong liên kết với những phán đoán đạo đức. Ông đã nhận xét, vì những loại lý do này đều không bị giới hạn trong phạm vi và áp dụng được cho những hoàn cảnh mới, chúng phải được dựa trên một loạt hữu hạn của những nguyên tắc tổng quát (hơn nữa, vốn chúng là phần của bản chất chúng ta, dù chúng nằm ngoài “những bản năng nguyên thủychúng ta chung với những loài vật) . Kiến thức vốn chúng ta có nhưng Mary thiếu là một khối kiến thức không rơi vào bên trong sự phân đôi giữa biết-làm thế nào/ biết-một đó: nó là kiến thức của – kiến thức của những quy luật và những nguyên tắc vốn mang lại những khả năng không giới hạn để hành động thích hợp. Tất cả điều này nhiều phần là vô thức và ý thức không dễ dàng nhận hiểu được, như trong trường hợp của kiến thức của những quy luật của ngôn ngữ, thị giác, và những tương tự. Tôi nghĩ rằng những kết luận như vậy đã bị Willard Van Orman Quine, John Searle và nhiều người khác bác bỏ như một vấn đề nguyên tắc, nhưng không thuyết phục hay ngay cả không nhất quán.[65]

 

Kiến thức trực giác của Russell dẫn ông đến kết luận rằng vật lý học có những giới hạn: kinh nghiệm trong tổng quát nằm “ngoài tầm nhìn của nó”, ngoài những phương diện nhận thức vốn cung cấp bằng chứng thực nghiệm, dù cùng với những biến cố tâm khác, kinh nghiệm là “phần của vật chất của thế giới vật lý”, một câu nói vốn có vẻ có nghĩa không gì khác hơn “phần của thế giới”. Chúng ta phải có “một diễn giải của vật lý học vốn đem cho một vị trí đúng cho những tri giác”, Russell đã chủ trương, hoặc nó không có cơ bản thực nghiệm. Lập luận kiến thức của Jackson dẫn ông đến kết luận rằng “thuyết vật lý thì sai” [66]. Hay trong một dạng sau này, rằng để là hợp lệ “thuyết duy vật [như] một thuyết siêu hình” phải kết hợp “câu chuyện tâm lý về thế giới của chúng ta”; “câu chuyện về thế giới của chúng ta được kể thuần túy trong những thuật ngữ vật lý [phải] đem cho người ta khả năng để suy luận bản chất hiện tượng của những trạng thái tâm lý”. [67] Nhưng việc đó thì không thông tin được gì, cho đến khi một số khái niệm rõ ràng của thuyết vật lý / thuyết duy vật được đem cho. Những diễn giải cổ điển khi đã biến mất, những khái niệm của thể, vật chất, thể chất đều hầu như không khác gì hơn những tên gọi tôn trọng lịch sự cho những gì đã ít nhiều hiểu ở một khoảnh khắc cụ thể nào đó trong thời gian, với những ranh giới linh động và không được bảo đảm rằng sẽ không có duyệt xét lại triệt để nào ở phía trước, hay ngay cả trong lõi của nó. Nếu thế, lập luận kiến thức chỉ cho thấy (với Russell) rằng vật lý học do con người xây dựng có những giới hạn, hay rằng Mary đã không biết tất cả vật lý học (bà đã không lấy ra những kết luận đúng từ việc đọc những số đo của Eddington).

 

Để làm sống lại một gì vốn giống như một “vấn đề não thức-cơ thể ”, điều cần thiết để mô tả tính chất đặc biệt của thuyết vật lý (vật chất, v.v.) trong một vài kiểu thức thời sau-Newton, hay để biện luận rằng vấn đề nổi lên ngay cả nếu những khái niệm đều bị bỏ rơi. Cả hai giải quyết đã từng được theo đuổi. Tôi sẽ trở lại những thí dụ hiện tại. Một giải quyết khác là gạt bỏ vấn đề não thức-cơ thể và giải quyết luận chứng kiến thức trực giác như một vấn đề của khoa học tự nhiên. Thuật lại thí nghiệm tưởng tượng của Russell, chúng ta có thể nói rằng, giống như tất cả động vật, chúng ta có những khả năng tự phản bên trong đem cho chúng ta những những nhà động vật học nghiên cứu hành vi động vật trong môi trường sống tự nhiên của chúng gọi là Umwelt, một thế giới của kinh nghiệm, khác biệt với chúng ta và với loài ong – trong thực tế, khác biệt giữa mọi người, tùy thuộc trên những gì họ hiểu biết. Đó là lý do quang tuyến học là một ngành y khoa chuyên môn. Galileo đã nhìn thấy những vệ tinh của Jupiter qua kính viễn vọng sơ khai của ông, nhưng những người ông tìm cách thuyết phục chỉ có thể nhìn thấy sự phóng đại của những vật thể trên mặt đất và đã coi kính thiên văn của ông như một trò ảo thuật (ít nhất nếu sự dựng lại của lịch sử của Paul Feyerabend là đúng). Những gì tôi nghe như tiếng ồn được những đứa cháu tuổi teen của tôi cảm nhận như âm nhạc, ở một mức độ khá sơ khai của kinh nghiệm nhận thức. Và khá tổng quát như vậy.

 

Với tính cách là những sinh vật biết tự suy nghĩ, không giống những sinh vật khác, chúng ta tiếp tục tìm kiếm để có được một hiểu biết sâu xa hơn về những hiện tượng của kinh nghiệm. Những thực hành này đã gọi là huyền thoại, hay pháp thuật, hay triết học, hay khoa học. Chúng vén mở lên không chỉ cho thấy rằng thế giới của kinh nghiệm thì tự nó phức tạp và biến đổi đến cao độ, kết quả từ sự tác động lẫn nhau của nhiều yếu tố, nhưng còn rằng những phương thức của diễn giải vốn cảm thức trực giác thông thường đem cho không đứng vững trước phân tích, do đó những mục tiêu của khoa học phải hạ thấp hơn theo cách thức đã nhìn nhận trong khoa học thời sau-Newton. Từ điểm nhìn này, không có khoa học khách quan từ một viễn cảnh (khách quan) của nhân vật ngôi thứ ba, nhưng chỉ từ những viễn cảnh của nhân vật ngôi thứ nhất (chủ quan) khác nhau, phù hợp đủ chặt chẽ giữa những con người, như thế khiến có thể đạt được thỏa thuận trong một phạm vi rộng lớn với cần mẫn và hợp tác tìm hiểu. Là những sinh vật muốn tìm biết cũng như tự suy nghĩ, nếu chúng ta có thể xây dựng một trình độ của hiểu biết lý thuyết trong một số lĩnh vực, chúng ta cố gắng thống nhất nó với những nhánh tìm hiểu khác, sự thu giảm là một có thể nhưng không là một duy nhất.

 

Chúng ta có thể đoán trước rằng sự truy tìm của chúng ta có thể thất bại, vì một lý do, vì những khả năng chung của chúng ta về cơ bản của hiểu biết và giải thích có những giới hạn – một phát biểu đúng thực hiển nhiên nhưng đôi khi bị chế nhạo một cách thiếu suy nghĩ như “thuyết bí ẩn”, dù không bởi Descartes và Hume, trong số những người khác. Có thể là những khả năng nhận thức bẩm sinh này không dẫn chúng ta vượt quá một số hiểu biết của khung cấu trúc nhân quả của thế giới của Russell (và đủ về tri giác để kết hợp bằng chứng bên trong khung cấu trúc tinh thần này), và nó là một câu hỏi mở chờ giải đáp, rằng có thể đạt được nhiều đến đâu trong số đó. Trên nguyên tắc, những giới hạn có thể trở thành những đề tài của điều tra thực nghiệm vào trong bản chất của những gì chúng ta có thể gọi là “khả năng hình thành-khoa học”, một “cơ quan tinh thần” khác. Đây là những đề tài đáng chú ý, nhưng những vấn đề đều khác biệt với vấn đề não thức-cơ thể truyền thống, vốn đã ‘tan biến’ sau Newton, hay với câu hỏi những phương diện tinh thần của thế giới, gồm kinh nghiệm trực tiếp, liên quan thế nào với não, một trong nhiều vấn đề của thống nhất vốn nổi lên trong những ngành khoa học.

 

Vắn tắt, nếu chúng ta là những cấu trúc sinh vật, không là những thiên thần, phần nhiều những gì chúng ta tìm để hiểu có thể nằm ngoài những giới hạn nhận thức của chúng ta – có thể một hiểu biết thực về bất cứ gì, như Galileo đã kết luận, và Newton trong một ý hướng nào đó đã chứng minh. Rằng phạm vi nhận thức có thể vươn tới có những giới hạn thì không chỉ là một phát biểu đúng thực hiển nhiên nhưng cũng là một may mắn: nếu óc thông minh con người đã không có những giới hạn, nó tất sẽ thiếu cấu trúc nội tại và do đó sẽ không có nơi phát huy: chúng ta không thể đạt được gì qua việc tìm hiểu. Những điểm cơ bản đã được Charles Sanders Peirce diễn tả rõ ràng trong thảo luận của ông về sự cần thiết cho sự thiên phú bẩm sinh vốn “đặt một giới hạn trên những giả thuyết có thể chấp nhận được” nếu kiến thức là để được thu nhận. [68] Tương tự như vậy nếu một hợp tử (zygote) đã không có thêm những hướng dẫn di truyền giới hạn đường phát triển của nó, giỏi nhất nó sẽ lớn dậy thành một sinh vật được hình thành đơn thuần bởi luật vật lý, giống như một hoa tuyết, không sự sống.




Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất

(Sep/2022)

(Còn tiếp ... → )

 

http://chuyendaudau.blogspot.com/

http://chuyendaudau.wordpress.com





[1] mechanical philosophy: từ cổ – ‘triết học cơ học’, thời Newton, khoa học vẫn thường được coi như một ‘triết học’ của thế giới tự nhiên. Triết học cơ học nói trên nay là khoa học về cơ học, hay Cơ Học, hay cơ học Newton (phân biệt với cơ học quantum). tôi giữ ‘triết học cơ học’ như dịch theo nguyên bản, để giữ ý của Chomsky. khi ông nói về cơ học như một tư tưởng triết học trong thời Newton, thế kỷ 18.

[2] [David Hume, The History of England (1756), 6: chương 71; John Locke, An Essay Concerning Human Understanding (1689), quyển 4, chương 3. Dĩ nhiên, lý do của Locke không phải của Hume nhưng dựa trên những ranh giới của “những ý tưởng đơn giản chúng ta nhận được từ cảm giác và suy ngẫm”, vốn ngăn cản chúng ta với sự hiểu biết bản chất của cơ thể hay não thức (tinh thần).]

[3] Triết học cơ học là một khái niệm lý thuyết theo đó những hiện tượng tự nhiên nên được giải thích bằng việc viện dẫn cấu trúc của những vật thể được tạo thành từ những khối vật chất (vật thể) mở rộng trong chuyển động. Vào đầu thế kỷ 17, những nhà triết học tự nhiên như Beeckman, Descartes, Hobbes, Gassendi đã cổ vũ cho một giải thích những hiện tượng tự nhiên dựa trên hình dạng, kích thước và chuyển động của những phần mở rộng của những cơ thể (vật chất), do đó đổi mới triết học tự nhiên. Nói cách khác, triết học cơ học kêu gọi đến những gọi là những phẩm tính chính của những vật thể, tức là kích thước, hình dạng và chuyển động, những phẩm chất phụ (như màu sắc, tính lưu động, v.v.) được giảm xuống thành những tác động cảm nhận được, do những phẩm chất chính đó tạo ra. (thường nhất ở mức độ nhìn thấy được)

[4] [Renée Baillargeon, “Innate Ideas Revisited: For a Principle of Persistence in Infants’ Physical Reasoning”, Perspectives on Psycholôgíchal Science 3 (2008): 2–13.]

[5] intuitive physics: Vật lý trực giác tìm hiểu xem người không có một kiến thức trường học về vật lý hiểu những hiện tượng vật lý bằng trực giác như thế nào

[6] bodies: trong Newton = khối vật chất đặc đã dịch quen là vật thể (‘body’ là một set gồm những hạt (particle). Do đó, những định luật của Newton có thể áp dụng cho những hạt riêng lẻ trong một vật thể rắn, sau đó tổng hợp trên một vật thể (khối vật chất rắn) để xem chúng liên quan như thế nào đến sự chuyển động của những vật thể.)

[7] Theo định nghĩa quen dùng của chúng ta, “idea/ý tưởng” dùng để chỉ những ý nghĩ, ý niệm hay khái niệm. Tuy nhiên, theo John Locke, một idea (ý tưởng) là một ý niệm cụ thể hơn. Nó là một đơn vị cơ bản của suy nghĩ hay hiểu biết, dùng như một sự biểu hiện tâm bắt nguồn từ những kinh nghiệm giác quan hay quan sát bên trong mỗi chúng ta. Một idea’ thể là một ý tưởng đơn giản, đến từ giác quan hay từ nhận thức tự phản của chúng ta, hay một ý tưởng phức tạp đã hình thành qua sự kết hợp những ý tưởng đơn giản. Khi Chomsky nói về “những giới hạn của ý tưởng của chúng ta”, ông muốn nói đến những ranh giới vốn sự hiểu biết cơ bản của chúng ta và những khái niệm chúng ta lấy được từ những nghiệm giác quan, đã áp đặt trên chính chúng ta.

[8] automata: máy tự động, những sự vật tự chuyển động. Triết lý cơ học của Descartes đã đưa ra ý tưởng về phản xạ để giải thích hành vi của những loài vật. Quan niệm của ông về động vật coi chúng như những cỗ máy thuần vật chất điều khiển bằng phản xạ, không có khả năng trí tuệ,. Chúng được xem như những automata/cỗ máy tự động. Ý tưởng rằng hành vi của động vật hoàn toàn là phản xạ, quan điểm rằng loài vật chỉ là những cỗ máy thuần vật chất, không có lý trí và tinh thần (linh hồn), biện luận cho tin tưởng rằng chúng không biết đau khổ hay cảm xúc (như con người), nên chúng không là những đối tượng đạo đức.

Descartes tuyên bố đã giải thích những hiện tượng của thế giới vật chất trong những những thuật ngữ của triết học cơ học, đồng thời chứng minh rằng chúng không gồm tất cả, không chạm tới lĩnh vực của não thức. Do đó, quan điểm của ông đã đưa ra một nguyên lý mới để giải thích cho những gì nằm ngoài tầm với của triết học cơ học, và nó hoàn toàn phù hợp với phương pháp khoa học thông thường, nhưng không phải khoa học Descartes đang làm việc trong khuôn khổ triết học của thực thể, vì vậy nguyên lý mới là tinh thần (não thức), là thực thể sự vật việchai. Sau đó, có một vấn đề khoa học ông và những người khác đối diện để phải xác định đặc tính của tinh thần và xác định cách thức tinh thần tác động hỗ tương với vật chất (cơ thể). Đó là vấn đề về não thức-cơ thể (Tinhh thần/Vật chất trong thuyết Nhị Nguyên, triết học Descartes)

[9] từ truyền thống giáo huấn trong những tu viện Kitô (Scholasticism), vẫn gọi là ‘triết hoc’ kinh viện, nhưng đúng hơn, là một set những tư tưởng (phần lớn từ triết học Aristotle pha trộn và uốn bẻ với gót học Augustine of Hippo) nê nhiều phần gót học hơn là triết học đúng thực.

[10] [I. Bernard Cohen, Revolution in Science (Cambridge, Mass.: Harvard University Press, 1985), 155.]

[11] alchemy: thuật luyện giả kim: một sự vật việctiền-khoa học về hóa học thời trung cổ và lý thuyết suy đoán có mục đích là biến đổi kim loại cơ bản (chì, đồng) thành vàng bạc, khám phá ra một phương pháp chữa bệnh vạn năng và khám phá một phương pháp kéo dài tuổi thọ.

[12] [Ernan McMullin, Newton on Matter and Activity (Notre Dame, Ind.: Notre Dame University Press, 1978), 52ff. McMullin kết luận rằng vì Newton đã giao động trong cách dùng những từ ngữ “mechanical”, “spirit”, và những từ khác, đó “lầm lạc … để coi Newton là một người khai triển của ‘triết học cơ học”(73). ]

[13] [Locke, Essay Concerning Human Understanding; và thư tín trao đổi với Edward Stillingfleet, đã dẫn trong Ben Lazare Mijuskovic, The Achilles of Rationalist Arguments (The Hague:Nijhoff, 1974), 73. Về sự tiến triển của “đề nghị của Locke” trong suốt thế kỷ 18, lên cao nhất trong tác phẩm của Joseph Priestley (sẽ thảo luận sau) , xem John Yolton, Thinking Matter:Materialism in Eighteenth-Century Britain (Minneapolis:University of Minnesota Press, 1983)].

[14] [Pierre-Jean-George Cabanis, On the Relations Between the Physical and Moral Aspects of Man, vol. 1 (1802; Baltimore: Johns Hopkins University Press, 1981).]

[15] [Trích dẫn trong V. S. Ramachandran và Sandra Blakeslee, Phantoms in the Brain: Probing the Mysteries of the Human Mind (New York: Morrow, 1998), 227.]

[16] [Isaac Newton, Principia, General Scholium (1713).]

[17] [E. J. Dijksterhuis, The Mechanization of the World Picture: Pythagoras to Newton, bản dich. C. Dikshoorn (Oxford: Clarendon Press, 1961; in lại., Princeton, N.J.: Princeton University Press, 1986), 479–80.]

[18] [Ibid., 488; Isaac Newton to Richard Bentley, 1693, trong Newton: Philosophical Writings, ed. Andrew Janiak (Cambridge: Cambridge University Press, 2004), 102–3.]

[19] [Để có phân tích chi tiết hơn, xem McMullin, Newton on Matter and Activity, chương 3.]

[20] The Mind/Brain Identity Theory: Thuyết đồng nhất não thức/não bộ chủ trương rằng những trạng thái và những tiến trình của não thức đều giống hệt với những trạng thái và tiến trình của bộ óc. Nói cho chính xác, không nhất thiết phải chủ trương rằng não thức thì là một/đồng nhất với bộ óc. Thông thường , chúng ta dùng hoán đổi ‘Cô ấy có một não thức tốt’ và ‘Cô ấy có một bộ óc tốt’ nhưng chúng ta sẽ không nói rằng ‘ não thức của cô ấy nặng khoảng 1,3 kg’. Việc xác định não thức và não bộ là vấn đề xác định những tiến trình và có lẽ là những trạng thái của não thức và não bộ. Hãy xem xét một kinh nghiệm đau đớn, hay nhìn thấy một gì đó, hay có một hình ảnh tâm . Thuyết đồng nhất não thức/não bộ có tác dụng rằng những kinh nghiệm này chỉ là những tiến trình của bộ óc, không chỉ là có tương quan song hanh với những tiến trình của bộ óc. (Smart, J. J. C., “The Mind/Brain Identity Theory”, The Stanford Encyclopedia of Philosophy (Winter 2022 Edition)

[21] [Thomas Nagel, “Searle: Why We Are Not Computers”, trong Other Minds: Critical Essays, 1969–1994 (New York: Oxford University Press, 1995), 106.]

[22] naturalism

[23] the explanatory gap: khoảng trống cần giải thích : đề cập đến khoảng trống hoặc khó khăn trong việc giải thích một số hiện tượng, đặc biệt là quan hệ giữa những tiến trình vật lý và ý thức. Nó ngụ ý rằng những khuôn khổ hiểu biết và giải thích hiện tại của chúng ta không đủ để giải thích đầy đủ hoặc giải thích bản chất của ý thức. Nó làm nổi bật hạn chế trong việc cung cấp một giải thích toàn diện và thỏa đáng về cách thức những tiến trình vật lý làm nảy sinh những kinh nghiệm chủ quan.

[24] [Để biết những quan điểm khác nhau về “khoảng trống cần giải thích”, xem Galen Strawson et al., Consciousness and Its Place in Nature: Does Physicalism Entail Panpsychism? ed. Anthony Freeman (Charlottesville, Va.: Imprint Academic, 2006).]

[25] mechanical-corpuscular: orpuscularianism: thuyết vật thể nhỏ (Latinh corpusculum:”cơ thể nhỏ”) là một set những lý thuyết giải thích những biến đổi tự nhiên như một kết quả của của những vật thể nhỏ hay những phân tử. Nó khác với thuyết atom (atomism) ở chỗ những vật thể nhỏ được cho là có một thuộc tính riêng và có thể phân chia thêm được, trong khi những atom thì không.

[26] [Thomas Kuhn, The Copernican Revolution: Planetary Astronomy in the Development of Western Thought (New York: Random House, 1957), 259; Heinrich Hertz, trích dẫn trong McMullin, Newton on Matter and Activity, 124.]

[27] hypotheses non fingo: “Cho đến nay, chúng ta đã giải thích những hiện tượng của bầu trời và biển (thủy triều) của chúng ta bằng sức mạnh của lực hấp dẫn, nhưng vẫn chưa xác định được nguyên nhân của sức mạnh này… Tôi đã có khả năng để khám phá được nguyên nhân của những thuộc tính của lực hấp dẫn đó từ những hiện tượng, và tôi không lập những giả thuyết [hypotheses non fingo]; vì bất cứ gì không được suy ra từ hiện tượng đều được gọi là giả thuyết; và những giả thuyết, dù là siêu hình hay vật lý, dù có tính chất huyền bí hay máy móc, đều không có chỗ trong triết học thực nghiệm…”. (Philosophiae Naturalis Principia Mathematica, 1687)

[28] [Dijksterhuis, Mechanization of the World Picture, 489.]

[29] constructive skepticism

[30] mitigated skepticism: thuyết hoài nghi linh động: Một trích dẫn quen thuộc minh họa cho thuyết hoài nghi linh động của Hume từ An Enquiry Concerning Human Understanding của ông: Một người khôn ngoan tỷ lệ những tin tưởng của người ấy với bằng chứng”. Qua đó cho thấy cách tiếp cận của Hume trong việc đánh giá tin tưởng và tuyên bố dựa trên bằng chứng sẵn có. Nó phản ánh sự nhấn mạnh của ông với bằng chứng thực nghiệm và sự quan trọng của việc xem xét sức mạnh của bằng chứng khi hình thành tin tưởng hoặc chấp nhận những mệnh đề. thuyết hoài nghi linh động của Hume gợi ý rằng trong khi sự chắc chắn tuyệt đối có thể khó nắm bắt, nhưng chúng ta vẫn có thể dựa vào những tin tưởng hợp lý và có cơ sở vững chắc dựa trên bằng chứng hiện có trong tay.

[31] [Richard H. Popkin, The History of Scepticism from Erasmus to Spinoza (Berkeley: University of California Press, 1979), 139–40, 213.]

[32] [Bertrand Russell, Analysis of Matter (New York: Harcourt, Brace, 1927; repr., New York: Dover, 1954), 18–19, 162.]

[33] [Paul Dirac, Principles of Quantum Mechanics (Oxford: Clarendon Press, 1930), 10. Tôi cảm ơn John Frampton về trích dẫn này.]

[34] device

[35] [Peter Machamer, “Introduction” và “Galileo’s Machines, His Mathematics, and His Experiments”, trong The Cambridge Companion to Galileo, ed. Peter Machamer (Cambridge: Cambridge University Press, 1998), 17, 69.]

[36] mechanism

[37] [Trích dẫn trong Pietro Redondi, “From Galileo to Augustine”, trong ibid., 175–210.]

[38] [Daniel Stoljar, Ignorance and Imagination: The Epistemic Origin of the Problem of Consciousness (Oxford: Oxford University Press, 2006). Nhớ rằng Newton đã hy vọng có thể sẽ có một giải thích khoa học (cơ học) cho những vấn đề của vật chất và chuyển động

[39] res cogitans: “sự vật việc suy nghĩ (Latinh) René Descartes dùng để chỉ lĩnh vực tinh thần, phân biệt với lĩnh vưc vật chất (res extensa/ sự vật việc mở rộng). Tuy nhiên, theo cách dùng của Descartes, rõ ràng là res extensa và res cogitans đều là thực thể (res). Cốt yếu là Descartes cho rằng chúng có thể tồn tại độc lập với nhau. Res – thực thể là những không có quan hệ phụ thuộc với bất kỳ gì khác. Do đó ở đây, trực tiếp chúng ta có thuyết nhị nguyên tinh thần / vật chất ; theo nghĩa là chúng hoàn toàn phân biệt và không có tác động qua lại.

[40] [Về những đề tài này, xem Noam Chomsky, Cartesian Linguistics: A Chapter in the History of Rationalist Thought, xuất bản lần thứ 3, có phần giới thiệu, James McGilvray (Cambridge: Nhà xuất bản Đại học Cambridge, 2009); và Chomsky, Language and Mind (New York: Harcourt, Brace & World, 1968), chương. 1. Lưu ý rằng những quan tâm vượt quá tính bất định của hành động tự do, như đặc biệt rõ ràng trong những chương trình thực nghiệm của Géraud de Cordemoy và những người khác về “những não thức khác” (xem Cartesian Linguistics)].

[41] [René Descartes viết cho Queen Christina of Sweden, 1647, trong Principia Philosophiæ, vol. 8 of Oeuvres de Descartes, ed. Charles Adam và Paul Tannery (Paris: Cerf, 1905). Về thảo luận, xem Tad Schmaltz, Malebranche’s Theory of the Soul: A Cartesian Interpretation (New York: Oxford University Press, 1996), 204ff.]

Công chúa Elisabeth của Bohemia đã hỏi Descartes ý tưởng về thuyết nhị nguyên tinh thần/vật chất/não thức/cơ thể, và qua đó đã phơi bày nhược điểm trong thuyết nhị nguyên của ông. Theo Descartes, vật chất về yếu tính là không gian, và có những thuộc tính đặc biệt của đo lường được theo những chiều không gian. Mọi sự vật trong không gian ít nhất đều có một vị trí, những chiều cao, sâu và dài, đều có thể đo lường, xác định được Mặt khác, những thực thể vẫn cọi như tinh thần (‘hồn’ người, não thức,.. trừu tượng) không có những thuộc tính này. Chúng ta không thể nói rằng não thức, hay tinh thần là một khối vuông 2x3 cm, hay khối cầu có bán kính 2 dm, chẳng hạn, nằm ở một vị trí bên trong xương sọ con người. Thế không phải vì nó có một hình dạng khác lạ đặc biệt nào, nhưng nó hoàn toàn không thể được xác định/ tả qua đo lường những chiều dài, rông, … những thuộc tính của thực thể chiếm chỗ trong không gian

Như vậy, tác động hay ảnh hưởng lẫn nhau giữa não thức (tâm lý tinh thần trừu tượng) và cơ thể (vật chất, cụ thể, hữu hình) với những thuộc tính theo như Descartes không thể xảy ra được, vì là một mâu thuẫn cơ bản. Descartes khẳng định yếu tinh của tính thần là không-không gian và yếu tính của thể chất là không gian. Để có thể ảnh hưởng hay tác động lẫn nhau, khi đó một gì không trong không gian tác động trên một gì trong không gian. Tác động trên một cơ thể nào đó phải xảy ra trong một vị trí không gian nào đó nhất định, vì ở đó có đối tượng nhận tác động. Rõ ràng Descartes đã không nhìn thấy vấn đề này. Mâu thuần, nghịch lý này đã được hai triết gia, Elisabeth, công chúa PaLatinhe của Bohemia (1618–1680), và Pierre Gassendi (1592-1655) phê bình. Họ biện luận rạch ròi rằng nếu hồn/tâm lý//não thức, … (phần tinh thần) muốn ảnh hưởng được với/đến cơ thể (phần vật chất) thì nó ít nhất phải tiếp xúc trực tiếp với cơ thể, và để làm được điều đó, nó phải ở trong cùng một không gian. Trong trường hợp đó, hồn người (res cogitan) như vẫn xem là thuần túy tinh thần (vượt trên, hay ngoài, không-vật chất), vì có tác động, gây ảnh hưởng trên cơ thể, nên cũng phải là vật chất (res extensa), theo như những gì diễn dịch từ chính Descartes.

[42] Vấn đề những não thức khác câu hỏi làm thế nào chúng ta có thể chắc chắn rằng những người khác cũng có đời sống tinh thần như chúng ta, khi chúng ta chỉ có thể suy luận từ hành vi thấy bên ngoài và lời chứng của những người khác rằng đây là trường hợp xảy ra.

[43] [Noam Chomsky, “Turing on the ‘Imitation Game’,” trong The Turing Test: Verbal Behavior as the Hallmark of Intelligence, ed. Stuart Schieber (Cambridge, Mass.: MIT Press, 2004),317–21]

[44] [Desmond Clarke, Descartes’s Theory of Mind (Oxford: Clarendon Press, 2003), 12. Cũng xem Rene Descartes to Marin Mersenne, 1641, về mục đích của Meditations, trích dẫn trong Margaret Wilson, Descartes (Boston: Routledge and Kegan Paul,1978), 2.]

[45] [Clarke, Descartes’s Theory of Mind, 258]

[46] [Nancy Kanwisher và Paul Downing, “Separating the Wheat from the Chaff”, Science, October 2, 1998, 57–58; Newton, General Scholium.]

[47] [Eric R. Kandel và Larry R. Squire, “Neuroscience”, Science, November 10, 2000, 1113–20.]

[48] [Charles R. Gallistel, “Neurons và Memory”, in Conversations in the Cognitive Neurosciences, ed. Michael S. Gazzaniga (Cambridge, Mass.: MIT Press, 1997), 71–89; Gallistel, “Symbolic Processes in the Insect Brain”, trong An Invitation to Cognitive Science, vol. 4, Methods, Models, and Conceptual Issues, ed. Don Scarborough và Saul Sternberg, 2nd ed. (Cambridge, Mass.: MIT Press, 1998), 1–51.]

[49] [Semir Zeki, “Art and the Brain”, Daedalus 127, số 2 (1998): 71–104]

[50] [Nagel, “Searle”, 106. Cho một vài ghi chú thận trọng về “sự phân tách lô gích sắc bén giữa hệ thần kinh và phần còn lại của sinh vật”, xem Charles Rockland, “The Nematode as a Model Complex System” (working paper [LIDS-WP-1865], Laboratory for Information và Decisions Systems, MIT, April 14, 1989), 30.]

[51] “Vấn đề khó” ở trên nói đến một thách đố khoa học hiện đại thời kỳ đầu phải đối mặt trong việc tìm hiểu bản chất của chuyển động. Cụ thể, nó liên quan đến quan sát khó hiểu rằng những vật thể, có thể xuất hiện với giác quan của chúng ta như đứng yên, thực ra lại ở trong trạng thái có những lực bên trong hoặc chuyển động “mạnh mẽ”, như Robert Boyle đã mô tả. Vấn đề này được coi là thách đố và mù mờ khó hiểu, có thể so sánh với việc tìm hiểu nguyên nhân và bản chất của lực hấp dẫn. Đừng lầm lẫn “vấn đề khó” nói trên với “vấn đề khó về ý thức” của David Chalmers nêu lên hiện nay.

[52] “Springing or Elastic Motions”

[53] an intelligent Author or Disposer of Things

[54] Trích dẫn Voltaire ở trên của Chomsky, với tôi có vẻ không thể hiện chính xác quan điểm không-tin-có-gót nổi tiếng của Voltaire. Tôi không tìm được gốc của trích dẫn này – và Chomsky cũng không cho ghi xuất xứ tham khảo của phát biểu gán cho Voltaire ở trên. Logic đằng sau lập luận cho là của Voltaire này có thể đã dựa trên ý tưởng của quan hệ nhân quả và ý niệm rằng mọi quả đều phải có nhân. Theo lối lập luận này, nếu con người có thể khởi đầu chuyển động hay tác động ở chỗ ban đầu vốn không có gì cả, thì điều đó ngụ ý rằng phải có một lực, hay thực thể bên ngoài nào đó đã ban cho khả năng tạo ra chuyển động. Lực hoặc thực thể bên ngoài này khi đó được gán cho khái niệm Gót. Lập luận như trên giả định liên hệ nhân quả trực tiếp giữa tự quyết của tác nhân con người và sự hiện hữu của Gót. Tuy nhiên nó đã bỏ qua những quan điểm triết học quan trọng thay thế khác, trong đó đưa ra những giải thích cho tác nhân con người và chuyển động nhưng không phải viện dẫn đến khái niệm Gót. Thí dụ, thuyết tất định tự nhiên (naturalistic determinism) cho rằng hành động của con người được xác định bởi những nguyên nhân tự nhiên như di truyền, môi trường, kinh nghiệm và ảnh hưởng xã hội. Thuyết hiện sinh (Existentialism) nhấn mạnh tự do và trách nhiệm cá nhân trong việc tạo ra ý nghĩa và làm những lựa chọn trong một thế giới bất thường,. Nó nhấn mạnh trên sự tự chủ và chân chinh đích thực của cá nhân. Khoa học nhận thức và khoa học thần kinh (cognitive science and neuroscience) khám phá những tiến trình thần kinh và nhận thức làm cơ sở cho tự quyết, quyết định và hành động của con người nhưng không cần gọi đến sự hiện hữu của những thể lực siêu nhiên, như Gót.

Chomsky ở đây đã lẫn lộn Voltaire với Aristotle (the prime mover)?

[55] Huygenius vĩ đại” trong lời của Locke chỉ nhà khoa học người Holland Christiaan Huygens. Huygens là một nhân vật nổi bật trong lĩnh vực vật lý và thiên văn học trong thế kỷ XVII. Ông đã có những đóng góp đáng kể cho việc nghiên cứu ánh sáng, quang học, và cơ học. Huygens đặc biệt nổi tiếng với lý thuyết sóng ánh sáng và phát minh ra đồng hồ quả lắc.Ông được người đương thời rất ngưỡng phục, và được coi là một trong những bộ óc khoa học vĩ đại của thời ông.

[56] [John Henry, “Occult Qualities and the Experimental Philosophy: Active Principles in Pre-Newtonian Matter Theory”, History of Science 24 (1986): 335–81; Alan Kors, “The Atheism of D’Holbach and Naigeon”, in Atheism from the Reformation to the Enlightenment, ed. Michael Hunger và David Wootton (Oxford: Clarendon Press, 1992), 273–300; Locke, Essay Concerning Human Understanding; Yolton, Thinking Matter, 199. Về Voltaire và Kant, xem McMullin, Newton on Matter và Activity, 113, 122–23 (from Kant, Metaphysical Foundations of Natural Science [1786]); Michael Friedman, “Kant và Newton: Why Gravity Is Essential to Matter”, in Philosophical Perspectives on Newtonian Science, ed. Phillip Bricker và R. I. G. Hughes (Cambridge, Mass.: MIT Press, 1990), 185–202; và Howard Stein, “On Locke, ‘the Great Huygenius, và the Incomparable Mr. Newton’,” trong sđd., 17–48. Friedman lập luận rằng không có mâu thuẫn giữa Newton và Kant vì chúng không có nghĩa giống nhau khi nói “bản chất”, Kant sau khi đã loại bỏ siêu hình học của Newton và đưa ra quan điểm tri thức học trong “Copernican revolution in metaphysics.]

[57] [Friedrich Lange, Geschichte des Materialismus und Kritik seiner Bedeutung in der Gegenwart (1865), 3rd expanded ed. translated as The History of Materialism và Criticism of Its Present Importance (London: Kegan Paul, Trench, Trubner, 1925).] Xem bản tạm dịch của tôi (phần đầu) trên blog này: Lange – Lịch Sử Triết Học Duy Vật

https://chuyendaudau.blogspot.com/2019/02/lange-lich-su-triet-hoc-duy-vat-01.html

[58] [Alexandre Koyré, From the Closed World to the Infinite Universe (Baltimore: Johns Hopkins University Press, 1958), 210.]

[59] [George V. Coyne, “The Scientific Venture and Materialism: False Premises”, in Space or Spaces as Paradigms of Mental Categories (Milan: Fondazione Carlo Erba, 2000), 7–19.]

[60] thinking matter: câu hỏi – vật chất có thể suy nghĩ được không? Đây là phần tổng quát hơn của bàn luận, rằng liệu hồn người có phải là vật chất hay không; và xa hơn, liệu vật chất có khả năng suy nghĩ hay không. Nó khám phá bản chất của ý niệm ‘hồn người’, gồm những phương diện tinh thần, tâm lý và siêu hình thường gán cho nó, và nêu câu hỏi – liệu hồn người một thực thể vật chất hay không-vật chất? Qua đó, nó nhấn mạnh trên cơ sở vật chất của những tiến trình tâm trong những hoạt động của não.

1.

Trong nội dung Chomsky nói về Russell ở trên, vật chất-suy tưởng dùng để chỉ khái niệm rằng tự thân vật chất sở hữu khả năng suy nghĩ hay có những thuộc tính tinh thần. Nó thách đố quan điểm truyền thống rằng chỉ những sinh vật có ý thức, chẳng hạn như con người, mới có khả năng suy nghĩ và ý thức. Russell, qua thuyết nhất nguyên trung tính của ông, đã nêu lên rằng vật chất có thể có những thuộc tính sẵn có vốn làm nảy sinh những kinh nghiệm tinh thần hay ý thức là điều có thể có. Ý tưởng này thách đố sự tách biệt nghiêm ngặt giữa não thức và vật chất (thuyết nhị nguyên) và gợi ý rằng tự thân vật chất có thể có tiềm năng cho những thuộc tính tinh thần.

Thuyết duy vật có từ thời cổ Greece (Democritus), nhưng vào thế kỷ 17, có những luận thuyết mới về yếu tính của tinh thần, và đặc biệt, về yếu tính của tinh thần/tâm lý của động vật. Điều này một phần đến từ sự tách biệt khô cứng giữa tinh thần và vật chất, trong triết học Descartes và từ phản ứng với quan điểm này, và một phần từ sự phát triển của thuyết Epicurus, thế kỷ 17 ở France. Chẳng hạn trong Gassendi, khẳng định rằng có một hồn vật chất trong động vật và một hồn phi vật chất trong con người, nhưng về sau, trong những bản viết dấu tên đã bỏ qua những gì gọi là hồn người/tâm lý/tinh thần, và tuyên bố rằng hồn người chỉ là vật chất.

2.

Trong Essay Concerning Human Understanding Locke biện luân giả thuyết vật chất-suy tưởng nổi tiếng của ông. Ông không cho rằng khái niệm vật chất-suy tưởng như một thực thể riêng biệt với vật chất vật lý. Thay vào đó, ông tin vào một hình thức của thuyết nhị nguyên phân biệt giữa hai loại thuộc tính: chính và phụ. Những thuộc tính chính, như hình dạng, kích thước và chuyển động là khách quan và thuộc về vật chất. Những thuộc tính phụ, như màu sắc, vị nếm và mùi ngửi, là chủ quan và chỉ tồn tại trong não thức của người quan sát. với Locke, não thức là một tabula rasa khi mới sinh, và tất cả kiến ​​thức và ý tưởng đều đến từ kinh nghiệm giác quan. Ông tin rằng trí óc và cơ thể có liên hệ với nhau, nhưng những sự kiện tinh thần không thể thu giảm về những sự kiện vật chất trong não. Nói cách khác, những sự kiện tinh thần không thể được giải thích đầy đủ chỉ bằng khoa học thần kinh hay sinh học. Do đó, mặc dù Locke không tin vào một thực thể riêng biệt của vật chất suy nghĩ, nhưng ông đã nhìn nhận quan hệ chặt chẽ giữa não thức và vật chất. Ngày nay vật chất-suy tưởng có thể có những nghĩa khác nhau.Trong triết học, vật chất-suy tưởng thường dùng để chỉ ý tưởng rằng não thức (những trạng thái tinh thần/tâm lý trừu tượng) được tạo thành từ những thực thể vật chất, nhưng không là một thực thể riêng biệt, không-vật chất. Quan điểm này được gọi là chủ nghĩa duy vật hay thuyết vật lý. Trong khoa học nhận thức và khoa học thần kinh, vật chất-suy tưởng có thể đề cập đến những cấu trúc và tiến trình vật lý trong não liên quan đến những chức năng nhận thức như tri giác, chú ý, trí nhớ và ra quyết định. Những nhà khoa học trong những lĩnh vực này nghiên cứu tương quan giữa thần kinh của ý thức, đó là những tiến trình não có liên quan đến kinh nghiệm chủ quan.Tổng quát, vật chất-suy tưởng đưa ra ý tưởng rằng não thức và não bộ có liên hệ mật thiết và những tiến trình tâm lý cuối cùng đều có nền tảng trong những tiến trình vật chất xảy ra trong não.

3.

Lập luận chính của Locke trong trong Quyển IV, Chương III của Essay Concerning Human Understanding của ông là vật chất và suy nghĩ không đối nghịch, loại trừ lẫn nhau. Ông bác bỏ ý tưởng rằng suy nghĩ là một thuộc tính của chỉ những thực thể không-vật chất, hay những ‘hồn người’. Thay vào đó, ông nêu rằng tự thân vật chất có thể có được khả năng để suy nghĩ. Locke cho rằng những hoạt động của não thức, như tri giác, hiểu biết và lý luận, có thể được gán cho những hoạt động của những thực thể vật chất trong óc. Lập luận của ông xoay quanh ý tưởng rằng ý thức và những tiến trình tâm lý đều kết nối chặt chẽ với những hoạt động thể chất của cơ thể. Ông lập luận rằng não thức không phải là một thực thể vật chất riêng biệt với cơ thể, nhưng là thành phẩm của một tổ chức vật chất và hoạt động của não. Lập luận của Locke về vật chất-suy tưởng thách đố quan điểm truyền thống rằng suy nghĩ chỉ xảy ra trong những thực thể không-vật chất, khi ông nhấn mạnh vào sự quan trọng của cơ sở vật chất của nhận thức và ý thức. Có thể tóm lược những luận điểm chính ông đưa ra như sau:

(a) Bác bỏ những ý tưởng bẩm sinh: Locke bắt đầu bằng việc bác bỏ ý tưởng về những ý tưởng bẩm sinh, biện luận rằng tất cả kiến thức và những ý tưởng đều đến từ kinh nghiệm giác quan. Ông khẳng định rằng não thức khi sinh ra là một tấm bảng trắng (tabula rasa) và mọi hiểu biết đều bắt nguồn từ sự tác động của não thức với thế giới bên ngoài.

(b) Sự Liên kết của những ý tưởng: Locke giới thiệu khái niệm về sự liên kết của những ý tưởng, nêu rằng những ý tưởng đều kết nối với nhau qua những tiến trình tâm lý khác nhau. Ông lập luận rằng suy nghĩ là một kết quả của sự liên kết và kết hợp của những ý tưởng trong não thức.

(c) Ý thức và tri giác: Locke thăm dò quan hệ giữa ý thức và tri giác. Ông lập luận rằng ý thức gắn liền chặt chẽ với ý thức của những ý tưởng trong não thức. Theo ông, tri giác bao gồm sự nhận thức và tiếp nhận thông tin giác quan, dẫn đến sự hình thành của những ý tưởng và suy nghĩ.

(d) Cơ sở vật chất của suy nghĩ: Một trong những lập luận trung tâm của Locke là suy nghĩ thì không dành riêng cho những thực thể không-vật chất hay những gì có (linh) ‘hồn’. Ông nêu lên rằng những hoạt động của não thức, gồm nhận thức, hiểu biết và lý luận, có thể được gán cho những hoạt động của những thực thể vật chất trong não. Locke đề nghị rằng những sắp xếp và chuyển động nhất định nào đó của những phân tử trong não làm nảy sinh những tiến trình nhận thức.

Khái niệm của vật chất-suy tưởng do Locke đưa ra đã có ảnh hưởng quan trọng với những thảo luận triết học và khoa học sau đó trong:

(a) Chủ nghĩa duy vật và vấn đề não thức-cơ thể: Lập luận của Locke đã thách đố những quan điểm nhị nguyên phân tách tinh thần và cơ thể thành những thực thể riêng biệt. Nó góp phần vào sự phát triển những quan điểm duy vật, trong đó nhấn mạnh sự kết nối giữa những tiến trình tâm lý và cơ thể vật lý. Những ý tưởng của Locke đã ảnh hưởng những triết gia sau này, những người tìm cách dung hợp vấn đề não thức và cơ thể trong một khuôn khổ duy vật.

(b) Chủ nghĩa duy nghiệm và tâm lý học: Nhấn mạnh của Locke trên kinh nghiệm giác quan và trên sự liên kết của những ý tưởng đã đặt nền tảng cho thuyết duy nghiệm, một tiếp cận triết học vốn nhấn mạnh vai trò của kinh nghiệm trong sư tiếp thu kiến thức. Những ý tưởng của ông cũng có một tác động trên sự phát triển của tâm lý học như một ngành khoa học, đặc biệt là trong những lĩnh vực liên quan đến nhận thức, ý thức và nghiên cứu về não thức.

(c) Hiểu biết khoa học về nhận thức: Lập luận của Locke về vật chất-suy tưởng đã đóng góp vào hiểu biết khoa học về nhận thức và ý thức. Nó đã giúp mở đường cho những nghiên cứu sâu hơn vào trong cơ bản thần kinh của suy nghĩ và những tiến trình vật lý làm nền tảng cho những hoạt động tâm lý. Khoa học thần kinh và khoa học nhận thức thời nay đã xây dựng dựa trên những ý tưởng của Locke, khám phá quan hệ giữa những chức năng của não và những tiến trình nhận thức.

[61] Neutral monism: Thuyết nhất nguyên trung tính của Russell là ý tưởng cho rằng có một thực thể hay thực tại cơ bản nằm bên dưới cả hai: suy nghĩ của chúng ta và thế giới vật chất. Thực thể này không thuần túy là tinh thần cũng không thuần túy là vật chất, nhưng có những phẩm chất có thể hiểu được từ cả hai phương diện. Thuyết nhất nguyên trung tính bác bỏ ý tưởng rằng não thức và thế giới vật chất hoàn toàn tách biệt, thay vào đó cho rằng có một nền tảng thống nhất có thể dùng để giải thích kinh nghiệm bên trong và thế giới bên ngoài của chúng ta. Thuyết nhất nguyên trung tính chủ trương rằng thực tại tối hậu thì tất cả thuộc cùng một loại. Thuyết nhất nguyên trung tính giải quyết vấn đề não thức-cơ thể bằng khẳng định rằng não thức và vật chất không khác nhau như chúng có thể hiện ra lúc thoạt đầu. Chẳng hạn, Russell mô tả thuyết nhất nguyên trung tính như quan điểm cho rằng “cả tinh thần lẫn vật chất đều được cấu thành từ một chất trung tính, trong biệt lập, vốn nó trong tách biệt, thì không là tinh thần cũng không là vật chất”.

Russell muốn nói rằng có một loại của thực thể và nó thì trung tính, theo nghĩa nó không hoàn toàn là tinh thần cũng không hoàn toàn làvật chất. Một loại này của thực thể – ông gọi nó là qualia – có thể được xem xét nội quán, có thể được nhận thức và có thể hiểu được qua nghiên cứu khoa học về những quan hệ nhân quả. Nhưng chỉ có sự xem xét nội quán mới cho chúng ta biết thực thể đơn nguyên này (não thức/bộ óc của chúng ta) như nó thực sự là. Nhận thức và nghiên cứu khoa học chỉ cung cấp cho chúng ta kiến ​​thức gián tiếp về não thức/bộ óc của chúng ta.

Russell quan sát thấy rằng nếu bạn muốn biết bộ óc về bản chất như thế nào, khoa học thần kinh sẽ không giúp ích được gì cho bạn. Bạn có thể biết bộ óc về bản chất như thế nào chỉ bằng cách chiêm nghiệm những suy nghĩ của chính bạn. Theo một nghĩa rất thực tế, bạn biết về bộ óc của mình nhiều hơn bất kỳ nhà thần kinh học nào biết về nó, bởi vì bạn biết bộ óc (não thức/bộ óc) của mình trực tiếp chứ không phải theo cách khoa học nhận thức hay trừu tượng. Russell đã nêu lên rằng qualia là thực thể cuối cùng vốn cấu thành tất cả mọi sự vât việc. Qualia trong yếu tính không là tinh thần cũng không là vật chất. Khi được tổ chức thành những cấu trúc thần kinh, qualia là tinh thần. Khi được tổ chức thành những cấu trúc không thần kinh (khối đá, bàn ghế, v.v.), qualia là vật chất.

[62] [Russell, Analysis of Matter, chương 37. Russell đã không thể tìm ra những tri giác của chúng ta, trong những phương diện nhận thức của chúng, đã đồng hóa vào trong “khung cấu trúc nhân quả của thế giới” như thế nào, Khiến nhà toán học Max Newman có cơ hội trình bày một phản biện. (Russell to Newman, April 24, 1928, in The Autobiography of Bertrand Russell, vol. 2, 1914–1944 [Boston: Little Brown, 1967]).

[63] [Democritus, trích dẫn trong Erwin Schrödinger, Nature and the Greeks (Cambridge: Cambridge University Press, 1954), 89. Tôi cám ơn Jean Bricmont về trích dẫn này.]

Democritus, đã được gọi là ‘vị xuất chúng nhất trong những triết gia. Ông khai triển thuyết atom (atomism) của người thày học là Leucippus (5th c. BCE), thuyết triết học duy vật nguyên thủy, cho rằng thế giới vật chất tạo dựng từ những atom – Thí dụ, những gì chúng ta thấy; con mèo và con chó, con chó và hoa hồng, chúng chỉ là những cách khác nhau của xếp đặt cùng một vật chất cơ bản, những atom, trong không gian. Thuyết triết học này đặc biệt giống với những thuyết khoa học ngày nay về atom (xuất hiện trở lại vào khoảng những năm 1800). Democritus tin rằng não thức của chúng ta được cung cấp những ý tưởng dựa trên kinh nghiệm của chúng ta về những sự vật việc chúng ta thấy, sờ, ngửi, nếm và nghe – bới kinh nghiệm giác quan của chúng ta về thế giới vật chất. Trong bài viết của ông, ông cho những giác quan quan trọng hơn não thức. Khi tư tưởng khoa học hiện đại đã bắt đầu phát triển 400 năm trước, công trình của những nhà khoa học như Galileo và Newton đều đã lấy khởi hứng từ những ý tưởng của Democritus. Bertrand Russell, một người ngưỡng mộ Democritus, đã nói về ông trong Philosophy and Politics (1947):”[ông] chủ yếu nổi tiếng như người sáng lập thuyết atom…Tuy nhiên, thuyết atom của ông chỉ là một phần trong triết học tổng quát của ông. Ông là một người theo thuyết duy vật, một người theo thuyết tất định, một nhà tư tưởng tự do (không tôn giáo, một người theo thuyết thực dụng, không thích những đam mê mạnh mẽ, một người tin vào thuyết tiến hóa, cả thiên văn học và sinh học. Giống như những người có cùng quan điểm vào thế kỷ 18, Democritus là một nhà dân chủ nồng nhiệt…”

[64] [Daniel Stoljar và Yujin Nagasawa, “Introduction”, trong There’s Something About Mary: Essays on Phenomenal Consciousness and Frank Jackson’s Knowledge Argument, ed. Peter Ludlow, Yujin Nagasawa, và Daniel Stoljar (Cambridge, Mass.: MIT Press, 2004), 1–36.]

[65] [Về Hume, xem John Mikhail, “Rawls’ Linguistic Analogy: A Study of the ‘Generative Grammar’ Model of Moral Theory Described của John Rawls trong A Theory of Justice” (Ph.D. diss., Cornell University, 2000); Mikhail, Elements of Moral Cognition: Rawls’ Linguistic Analogy and the Cognitive Science of Moral and Legal Judgment (Cambridge: Cambridge University Press, 2011); và Mikhail, “Universal Moral Grammar: Theory, Evidence, and the Future”, Trends in Cognitive Sciences 11, số 4 (2007): 143–52. Về sự không liên quan (và khi nó được hình thành, ngay cả không nhất quán) của học thuyết “khả năng nhận hiểu với ý thức”, xem Noam Chomsky, Reflections on Language (New York: Pantheon, 1975); Chomsky, Rules and Representations (New York: Columbia University Press, 1980); và Chomsky, New Horizons in the Study of Language and Mind (Cambridge: Cambridge University Press, 2000)). Về những luật của tri thức thị giác, ý thức không thể nhận hiểu được trong những trường hợp đáng chú ý, hãy xem Donald D. Hoffman, Visual Intelligence: How We Create What We See (New York: Norton, 1998).]

[66] physicalism: thuyết vật lý: luận điểm cho rằng mọi sự vật việc đều là vật chất. Luận điểm này thường được coi là một luận điểm siêu hình, song song với luận điểm được cho là của Thales, rằng mọi sự vật việc đều là nước, hay thuyết duy ý của Berkeley, rằng mọi sự vật việc đều là tinh thần. Ý tưởng tổng quát của thuyết vật lý là bản chất của thế giới thực (tức là vũ trụ và mọi sự vật việc trong đó) tuân theo một điều kiện nhất định, điều kiện của hữu thể vật chất. Tất nhiên, những nhà vật lý học không phủ nhận rằng thế giới có thể chứa nhiều vật phẩm thoạt nhìn có vẻ không phải là vật chất — những vật phẩm có bản chất sinh học, tâm lý học, đạo đức học, xã hội học hay toán học. Tuy nhiên, họ nhấn mạnh rằng xét cho cùng thì những vật phẩm đó đều là vật chất, hay ít nhất là mang một quan hệ quan trọng với vật chất. (theo Stanford Encyclopedia of Philosophy)

Như thế, thuyết vật lý là một lập trường triết học cho rằng mọi sự vật việc, kể cả suy nghĩ và kinh nghiệm của chúng ta, đều có thể hiểu được bằng dùng những khái niệm vật lý, như vật chất và năng lượng. Nó bao trùm tất cả những phương diện của thế giới vật chất, gồm những sức mạnh/năng lực và những thực thể vật lý khác, không chỉ vật chất. Nếu để so sánh, có thể xem thuyết duy vật như một hình thức cụ thể của thuyết vật chất, nhưng nhấn mạnh vào vật chất như thực thể cơ bản của thực tại. Thuyết duy vật lập luận rằng mọi sự vật việc, gồm cả não thức và ý thức của chúng ta, đều được vật chất tạo thành. Thuyết duy vật xem phương diện vật lý của thực tại như quan trọng chinh yếu. Nói đơn giản hơn, thuyết vật chất giải thích mọi sự vật việc bằng dùng những sự vật việc vật chất, trong khi thuyết duy vật là một loại thuyết vật chất nhưng tập trung một cách cụ thể vào vật chất

Những sự vật việc vật chất là những vật thể hoặc thực thể tồn tại trong thế giới vật chất và có thể được cảm nhận qua những giác quan của chúng ta. Những sự vật việc vật chất là những đối tượng và hiện tượng chúng ta kinh nghiệm, và vật chất là chất tạo nên những sự vật việc vật chất đó. Chúng có thể là những vật thể hữu hình như bàn ghế, cũng như những thực thể vô hình như ánh sáng và âm thanh. Vật chất dùng để chỉ thực thể vốn những sự vật việc do vật chất được tạo ra. Nó gồm những hạt cơ bản như những atom và phân tử. Vật chất đóng vai trò là khối xây dựng cho những đối tượng và thực thể vật lý.

[67] [Frank Jackson, “What Mary Didn’t Know” và “Postscript”, in There’s Something About Mary, ed. Ludlow, Nagasawa, và Stoljar, xv–xix, 410–42.]

[68] [Charles S. Peirce, “The Logic of Abduction”, trong Essays in the Philosophy of Science, ed. V. Tomas (New York: Liberal Arts Press, 1957). Cho thảo luận về những đề nghị của Peirce, và những ngụy biện viện dẫn sự chọn lọc tự nhiên đã dẫn ông đến tin tưởng vô căn cứ (và không thể tin được) rằng “bản năng đoán” của chúng ta dẫn chúng ta đến những học thuyết đúng thực, xem Chomsky, Language and Mind, 90ff.]