Thursday, October 8, 2020

Mark Siderits – Đạo Phật như Triết học (09)

Đạo Phật như Triết học

Một Dẫn nhập

Mark Siderits

 

(←...tiếptheo)

 



CHƯƠNG CHÍN

 

Madhyamaka: Học thuyết về Không

 

Quan điểm rằng tất cả mọi sự vật việc đều trống rỗng, hay không có yếu tính, thì dứt khoát là của triết học Mahāyanā. Trong chương trước, chúng ta xem xét Yogācāra đã cố gắng để bảo vệ học thuyết này như thế nào, bằng trở lại, cho nó một diễn giải Duy Ý. Bây giờ là lúc để xem không biết học thuyết về Không [1] có thể được lập luận chính đáng về mặt triết học hay không, khi nó được tiếp nhận theo những nghĩa trực tiếp. Đây là những gì trường phái Madhyamaka tuyên bố. Trong chương này, chúng ta sẽ xem xét một số luận chứng then chốt của những nhà bình luận Madhyamaka cho phát biểu rằng tất cả những sự vật việc thì trống rỗng. [2] Chúng ta cũng sẽ xem xét một số phản đối chính với quan điểm của Madhyamaka. Và như mọi lần, chúng ta sẽ thăm dò những hệ quả theo hướng giải thoát của quan điểm chúng ta đang xem xét. Nhưng trước khi chúng ta làm một bất kỳ nào của việc này, chúng ta cần phải là rõ ràng về những khó khăn đối diện với bất cứ ai là người tiếp nhận học thuyết về Không với không phê phán về những gì từng được gán cho nóĐiều này sẽ khiến chúng ta có khả năng để giải quyết những cách thức khác nhau vốn có thể giải thích Madhyamaka, và tại sao một vài giải thích có thể là hợp lý tin cậy hơn những giải thích khác.

 

9. 1

 

Trường phái Madhyamaka truy những gốc của nó về Nāgārjuna, người Nam India, và thường được cho là đã hoạt động tích cực khoảng 150 CN. Nāgārjuna là tác giả của bản văn nền tảng Madhyamaka, Mālamadhyamakārikā (MMK), và cũng của nhiều những công trình khác [3] . Āryadeva (khoảng 200 CN) [4], học trò Nāgārjuna, đã mở rộng những loại phân tích vốn Nāgārjuna đã đưa ra trong MMK đến những lĩnh vực mới.[5] Nhưng sau đó có một đứt quãng. Đến tận thế kỷ thứ sáu CN, chúng ta mới lại thấy những người phái Madhyamaka tham dự vào việc duy trì hoạt động triết học. Khi đó chúng ta có ba bình luận chính yếu về MMK, đó là của Buddhapalita (khoảng 500 CN) [6] của Bhāviveka (khoảng 500 – 570 CN), [7] và của Candrakīrti (khoảng thế kỷ thứ bảy CN) [8]. Tại sao có quãng cách? Một có thể xảy ra là đã cần lâu dài như thế để những triết gia Mahāyanā thấu hiểu và coi trọng sức mạnh trong những lập luận của Nāgārjuna. Trong suốt quãng cách dài ba thế kỷ chen giữa, nhiều năng lực đã đi vào việc phát triển một nhận hiểu Yogācāra thay thế khác về śūnyatā. Có lẽ, đã phải đến khi khái niệm này được thăm dò rốt ráo kỹ lưỡng, khiến một số đã bắt đầu để ngờ Nāgārjuna sau cùng đã đúng, để tiếp nhận những ý nghĩa trực tiếp về học thuyết śūnyatā trong văn học Prajnāpāramitā [9] .

 

Để xem lý do hoàn cảnh có thể xảy ra này là hợp lý, chúng ta cần tự nhắc chúng ta về học thuyết về Không nói gì, và những lựa chọn diễn giải là gì. Như Nāgārjuna hiểu nó, để nói về một gì rằng nó thì trống rỗng là để nói nó thì không có bản chất bẩm sinh tự nhiên (đó là nibsvabhāva). Những người trường phái Yogācāras tất sẽ đồng ý (Xem Chương 8, §6). Tuyên bố chúng ta thấy trong những kinh Mahāyanā ban đầu đã thực sự rằng tất cả những sự vật việc đều không có yếu tính (nairātmya). Nhưng chuyển từ ‘không có yếu tính’ sang ‘không có bản chất bẩm sinh tự nhiên’ thì dễ giải thích. Theo quan điểm thu giảm toàn bộ về những phần [10] của Abhidharma, một sự vật việc thực cuối cùng có chỉ một bản chất duy nhất. Abhidharma cũng đã chủ trương rằng những sự vật việc thực cuối cùng có những bản chất bẩm sinh tự nhiên của chúng; chúng không mượn những bản chất của chúng từ sự vật việc khác, như cỗ xe ngựa mượn kích thước, hình dạng và trọng lượng của nó từ những phần của nó. Như thế, yếu tính của một sự vật việc thực cuối cùng thì sẽ phải là một thuộc tính dù là gì duy nhất, là bẩm sinh tự nhiên với sự vật việc đó [11]. Thế nên, nếu một gì là thực cuối cùng thì không có yếu tính, nó phải thiếu bản chất bẩm sinh tự nhiên.

 

Giả định lập luận theo lập trường thu giảm toàn bộ về những phần của Abhidharma đã thuyết phục chúng ta. Chúng ta đồng ý rằng những toàn bộ đều đơn thuần là những khái niệm giả tạo, và rằng chỉ những sự vật việc với những bản chất bẩm sinh tự nhiên mới có thể là thực cuối cùng. Giả định những Madhyamaka sau đó đã cho chúng ta một tập hợp gồm những lập luận thuyết phục dẫn đến kết quả rằng không gì thực sự có thể có một bản chất bẩm sinh tự nhiên. Những lựa chọn tùy ý có thể có của chúng ta sẽ là gì? Có hai lựa chon tùy ý lập tức hiện ra rõ ràng. Thứ nhất là sẵn sàng tiếp nhận quan điểm hư vô siêu hình. Chúng ta có thể nói rằng cuối cùng chẳng có gì tồn tại cả. Điều này khó nuốt trôi. Và như chúng ta sẽ sớm thấy, Nāgārjuna công khai phủ nhận nó. Tuy thế, nó vẫn là một lựa chọn. Lựa chọn tùy ý thứ hai có thể gọi là phương sách ‘thực tại thì không thể diễn tả bằng lời được’. Suy nghĩ vốn dẫn đến lựa chọn này là thế này: Nếu những gì là thực cuối cùng thì thực không thể được mô tả như là phần hoặc không-phần, khi đó có lẽ lỗi lầm nằm trong những khái niệm chúng ta dùng để cố gắng mô tả thực tại cuối cùng cao nhất. Có lẽ bản chất của thực tại chỉ đơn giản vượt quá những khả năng khái niệm của những sinh vật hữu hạn, như chúng ta. [12] Nếu vậy, sau đó chúng ta có thể tránh được kết luận với quan điểm hư vô. Chúng ta có thể nói rằng có tồn tại một gì đó vốn là thực cuối cùng; nó chỉ không thể mô tả được – ít nhất là không thể với chúng ta. (Yogācāra đã chấp nhận một biến thể của chọn lựa này).

 

Đây có vẻ là hai lựa chọn tùy ý duy nhất của chúng ta. Nhưng có lẽ là không. Vì chúng ta đã gặp một hoàn cảnh tương tự một lần trước đây. Trong Chương 4, chúng ta đã xem xét câu hỏi không biết bản chất của nirvanā có thể mô tả được không. Chúng ta đã thấy, khi hỏi đức Phật rằng liệu con người đã giác ngộ có tồn tại sau cái chết không, ngài đã gạt bỏ mỗi trả lời của bốn trả lời có thể có. Một số đã hiểu điều này có nghĩa rằng trạng thái của sự chấm dứt với không phần còn lại (‘nirvanā cuối cùng’) không thể là mô tả được. Nhưng điều này đã không là ý tưởng đức Phật đã thiết lập khi ngài phủ nhận tất cả bốn trả lời có thể có. Thay vào đó, ngài đã trỏ cho thấy rằng chúng tất cả đều có cùng một giả định trước vốn sai lầm. Ở đây chúng ta tìm thấy cùng loại của xem dường bế tắc: gì là thực cuối cùng không thể mô tả được như có bản chất bẩm sinh tự nhiên, là không có bản chất bẩm sinh tự nhiên, là những toàn bộ, là những phần không-phần, là tuyệt đối không tồn tại, vv ... Như thế, chúng ta có nên kết luận rằng thực tại cuối cùng thì không thể mô tả được hay không? Có một giả định trước vốn tất cả những có thể có ở đây có chung – gồm quan điểm hư vô siêu hình và chọn lựa ‘thực tại thì không thể diễn tả bằng lời được’. Đây là giả định trước rằng có một gì loại như sự thật cuối cùng. Cho bất kỳ nào của những có thể có xảy ra này là đúng, sẽ phải có một sự việc như cách thế những sự vật việc đều là tuyệt đối khách quan. Nếu chúng ta đã ôm lấy lựa chọn ‘thực tại thì không thể diễn tả bằng lời được’, chúng ta sẽ là chấp nhận giả định trước đó. Chúng ta sẽ là giả định rằng là điều hợp lý để hỏi những sự vật việc là thế nào, một cách độc lập với những khái niệm vốn phản ảnh những nhu cầu và những quan tâm của chúng ta. Và giả định trước này thì có thể là sai lầm. Nó có thể là chính ý tưởng về sự thật cuối cùng đó thì không mạch lạc rõ ràng. Như thế, đây là lựa chọn tùy ý thứ ba. Nếu những luận chứng Madhyamaka về śūnyatā thành ra là tốt, chúng ta có thể lấy chúng để cho thấy rằng không thể có sự vật việc loại như thế như sự thật cuối cùng. Bây giờ những người Madhyamaka chủ trương rằng sự thật cuối cùng là tất cả những sự vật việc đều trống rỗng. Như thế, chúng ta có thể nói lựa chọn tùy ý thứ ba này là: ‘Sự thật cuối cùng là không có sự thật cuối cùng’. Dĩ nhiên điều này nghe nghịch lý. Chúng ta sẽ quay lại điều này sau.

 

Nói rộng, sau đó, có hai loại diễn giải của học thuyết về Không, về siêu hình học và về ngữ nghĩa học. Một diễn giải siêu hình học lấy học thuyết để là một giải thích về bản chất cao nhất của thực tại. Những chọn lựa thứ nhất và thứ hai của chúng ta đều thuộc loại này. Chọn lựa thứ ba thì không. Nó là một diễn giải về ngữ nghĩa học, đó là, lấy học thuyết để nói một gì đó về sự thật. [13] Đặc biệt, nó lấy học thuyết về Không để là sự phủ nhận của ý tưởng rằng sự thật của một phát biểu phải tùy thuộc vào bản chất cao nhất của thực tại. Đó là ý tưởng vốn khái niệm Abhidharma về sự thật cuối cùng đã dựa vào. Như thế, về diễn giải ngữ nghĩa, học thuyết về Không là sự phủ nhận của ý tưởng về sự thật cuối cùng. Bạn sẽ nhớ lại rằng Abhidharma đã tuyên bố có hai loại chân lý, cuối cùng và qui ước thông thường. Chúng ta có thể theo đó nói rằng Abhidharma có một khái niệm nhị nguyên về sự thật. Và sau đó về diễn giải ngữ nghĩa của śūnyatā, Madhyamaka có thể được mô tả như ngữ nghĩa phi-nhị nguyên. Vì nó nói có chỉ một loại của sự thật.

 

Ở điểm này, bạn có thể tự hỏi làm thế nào sự thật có thể nghiêm ngặt thuần ngữ nghĩa, và không siêu hình gì cả. Không phải hay sao khái niệm về sự thật có liên quan với ý tưởng về những sự vật việc thực sự khách quan là như thế nào? Không phải hay sao nó liên quan với ý tưởng rằng có một gì như bản chất cuối cùng của thực tại? Lấy phát biểu, ‘Có một máy bán nước ngọt trong lobby’. Để nó là sự thật, không phải là phải có một cái máy như thế trong lobby ở tầng dưới hay sao? Dĩ nhiên là không thực sự có cái máy nào. ‘Máy bán nước giải khát’ thì chỉ là một chỉ định thuận tiện cho những phần xếp đặt vào nhau trong một cách nào đó. Nhưng những phần đó (hay những phần của những phần đó) sẽ phải có ở đó, được sắp xếp theo cách đó, không phải chúng là thế hay sao? Có lẽ không phải tất cả những phát biểu chúng ta thường chấp nhận như sự thật đều tương ứng thực sự với thực tại. Phát biểu về máy bán nước ngọt thì không, vì nó dựa trên giả định rằng có những máy bán nước ngọt trong khi thực sự không có. Nó dùng một khái niệm được khuôn đúc thành bởi sở thích của chúng ta và những giới hạn của chúng ta. Nhưng phát biểu đó thì hữu dụng cho chúng ta, nó giúp chúng ta đạt được những mục đích của chúng ta. Và để giải thích sự kiện này, không phải chúng ta phải giả định rằng có một gì đó là khách quan hay không? Nếu Mādhyamika nói rằng không có sự thật cuối cùng, họ có thể giải thích sự thật quy ước như thế nào? Tại sao là hữu dụng để nói là có một máy bán nước ngọt ở tầng dưới? Tại sao nó dẫn đến sự thực hành thành công?

 

Đây là những câu hỏi khó trả lời. Nhưng nhà ngữ nghĩa phi-nhị nguyên sẽ trả lời rằng chúng tất cả đều giả định trước chính ý tưởng vốn là vấn đề. Họ giả định rằng để cho bất kỳ những phát biểu nào của chúng ta là đúng, ở đó phải có một sự vật vật việc loại như thế giới tự nó là thế nào, độc lập với những khái niệm được những sở thích và những giới hạn của chúng ta khuôn đúc. Nhà ngữ nghĩa phi-nhị nguyên lấy những luận chứng cho sự ‘trống rỗng’ để cho thấy rằng giả định này thì sai. Họ cũng tuyên bố rằng sự thật có thể giải thích được trong những thuật ngữ thuần túy ngữ nghĩa, với không đem siêu hình học vào. Nhưng đây không là nơi để đi vào trong việc xem xét điều này có thể làm việc thế nào. Ở điểm này, chúng ta chỉ đang thăm dò những chọn lựa tùy ý của chúng ta có thể là gì, nếu những luận chứng cho sự ‘trống rỗng’ đều là tốt. Và bây giờ chúng ta biết rằng những chọn lựa siêu hình – quan điểm hư vô và phương sách làm việc ‘thực tại thì không thể diễn tả bằng lời được’– đều không là những chọn lựa tùy ý duy nhất của chúng ta. Bây giờ chúng ta cần xem xét bản thân những luận chứng. Một khi chúng ta đã làm điều đó, chúng ta có thể là trong một vị trí tốt hơn để giải quyết sự tranh luận bất đồng giữa những diễn giải śūnyatā về siêu hình và về ngữ nghĩa

 

9. 2

 

Không có một luận chứng (riêng biệt nào) trong Madhyamaka về śūnyatā. Nāgārjuna và những người theo ông đem cho chúng ta nhiều những luận chứng khác nhau trong nhiều những đề tài khác nhau. Thí dụ, trong MMK, có những lập luận liên quan đến quan hệ nhân quả, chuyển động, những cơ năng giác quan, quan hệ giữa lửa và nhiên liệu, quan hệ giữa một sự vật việc và bản chất của nó, và nhiều những đề tài khác. Nhưng những lập luận này đều có chung một dạng. Chúng bắt đầu từ giả thuyết rằng có những sự vật việc thực cuối cùng, những sự vật việc có bản chất bẩm sinh tự nhiên, và chúng sau đó cho thấy giả định này có những hậu quả không thể chấp nhận được. Chúng tất cả, nói cách khác, là những luận chứng reductio ad absurdum, những luận chứng qui kết về phi lý cho những giả thuyết trong câu hỏi. Luận chứng liên quan đến nhân quả, thí dụ, cho thấy rằng nếu gì là thực cuối cùng có bản chất bẩm sinh tự nhiên, khi đó không bao giờ có thể có nhân quả, vì những sự vật việc không bao giờ có thể trở thành tồn tại. Luận chứng này không chứng minh rằng tất cả mọi sự vật việc đều là trống rỗng. Một ai đó đã nghĩ rằng có những sự vật việc với bản chất bẩm sinh tự nhiên có thể tuyên bố rằng chúng không được tạo ra. Nhưng sau đó Mādhyamika sẽ có những lập luận với nghĩa là để cho thấy rằng những sự vật việc phi lý khác sẽ theo đến từ quan điểm đó. Ý tưởng là sau cùng phía đối lập sẽ thấy rằng bất kỳ động tác có thể có nào để cứu vãn quan điểm của họ về thực tại cuối cùng thì đều bị ngăn chặn. Vì vậy, họ sẽ từ bỏ quan điểm của họ rằng có những sự vật việc không-trống rỗng. Họ sẽ đồng ý rằng tất cả những sự vật việc thì đều trống rỗng.

 

Trong chương thứ hai của MMK, Nāgārjuna cố gắng để cho thấy rằng không thể là đúng cuối cùng rằng có sự chuyển động. Chúng ta sẽ chú ý vào chỉ phần thứ nhất của MMK II. Bây giờ MMK được viết trong cùng một văn phong cô đọng, vốn dùng trong những kinh điển nền tảng của những trường phái khác của triết học India. Điều này làm nó khó hiểu nếu không có một bình luận. Nhưng những bình luận hiện có đều hoàn toàn phức tạp và khó theo dõi. Thế nên, ở đây chúng ta sẽ nới lỏng quy tắc của chúng ta qua việc chỉ đưa ra bản văn gốc. Chúng ta sẽ cung cấp bình luận thời nay riêng của chúng ta với những câu của MMK. Tuy vậy, bình luận này thì dựa trên những bình luận Sanskrit gốc. Vì vậy, những đọc hiểu của bạn về Madhyamaka sẽ vẫn là rất gần với suy nghĩ của chính những triết gia Mādhyamika.

 

1. Trước tiên [con đường] đã đi qua thì không là [bây giờ] đang được đi qua; cũng không là [con đường) vẫn chưa đi qua đang được đi qua.

[Con đường] hiện đang đi qua vốn thì khác biệt với [những phần của con đường] đã đi qua và vẫn chưa đi qua thì không đang đi qua.

 

Nếu chuyển động thì có thể có, khi đó tất sẽ là có thể để nói chỗ hoạt động của đi thì đang diễn ra. Nó thì không diễn ra trong phần đó của con đường vốn đã đi ngang qua, vì hoạt động của đi đã xảy ra rồi ở đó. Cũng không xảy ra trong phần còn chưa đi ngang qua, vì hành động như thế thì vẫn còn chưa đến. Và không có chỗ thứ ba, chỗ hiện là đang đi qua, chỗ nó đã có thể xảy ra. (Lập luận này về ba thời gian, với kết quả rằng một biến cố không thể xảy ra trong quá khứ, tương lai hay hiện tại, dùng như mô hình cho nhiều những luận chứng khác). Luận chứng ở đây thì cũng giống như của nghịch lý mũi tên của Zeno. Giống nghịch lý đó, nó bằng vào giả định rằng không gian và thời gian đều có thể phân chia đến vô hạn.

 

2. [Đối lập:] Ở chỗ có chuyển động, có hoạt động đi. Và vì chuyển động xảy ra trong[con đường] hiện đang được đi qua

Không trong (con đường) đã đi qua, cũng không trong (con đường) còn chưa đi qua, hoạt động đi xảy ra trong [con đường] hiện đang được đi qua.

 

3. [Đáp lại:] Có thể nào là phải để nói rằng hoạt động đi thì trong [con đường] đang được đi qua.

Khi nó thì hoàn toàn không phải để nói có việc hiên đang đi qua với không có hoạt động đi?

Cho một gì đó để là chỗ xảy ra của việc đi hiện tại sẽ có phải có một hoạt động đi. Và một x gì đó không thể là chỗ xảy ra của một y gì đó khác, trừ khi x và y là những sự vật việc khác biệt. Trong những phần tiếp theo của những câu 4-6, Nāgārjuna sẽ dùng điểm này để cho thấy nó không thể là đúng để đinh chỗ của việc đi trong thời hiện tại.

4. Nếu bạn nói hành động đang diễn ra trong [con đường] hiện đang được đi qua, nó dẫn đến theo

Rằng [con đường] đang được đi qua thì không có hoạt động đi, vì [với bạn] [con đường] hiện đang được đi qua thì đang được đi qua.

Vì chỗ xảy ra của hiện tại đi và đi là khác biệt (v.3), bản thân chỗ xảy ra phải không có bất kỳ hoạt động nào của việc đi.

 

5. Nếu hoạt động đi thì trong [con đường] hiện đang đi qua, khi đó hai hoạt động của việc đi sẽ theo sau:

Rằng theo thế đó [con đường] hiện đang được đi qua [thì được nói là như thế], và thêm nữa rằng nó [được giả định là tồn tại] trong hoạt động đi.

Để chỗ xảy ra để dùng như chỗ xảy ra của hành động, nó phải tự nó là một gì đó có bản chất của nó là để là hiện đang được đi qua. Nhưng điều này đòi hỏi một hoạt động đi, vì một gì đó không thể được đi qua mà không có một hoạt động đi. Vì vậy, chúng ta bây giờ có hai hoạt động đi: một trong đó chúng ta đang tìm một chỗ xảy ra, và một (hoạt động) vốn làm đây là chỗ xảy ra đúng cho ((hoạt động) đầu tiên.

6. Nếu hai hoạt động được cung cấp, khi đó nó sẽ theo đến rằng có hai người đi, Vì không thể có hoạt động đi mà không có người đi.

Vì đây là một hệ quả phi lý, giả thuyết của phía đối lập với câu 2 vốn dẫn đến rằng nó phải bị phủ nhận. Chú ý rằng không có lý do gì để dừng lại ở (con số) hai người đi; lôgích của lập luận dẫn đến một chuỗi lý luận thoái lui không dứt của những người đi. [MMK II. 1 – 6]

 

Ở đây, có hai lập luận khác nhau, đó là về ba thời gian (câu.1), và một lập luận có nghĩa tổng quát vốn xác định một chỗ xảy ra ở đó hoạt động đi xảy ra sẽ đòi hỏi một hoạt động đi thứ hai (những câu. 3-6). Lập luận đầu tiên thì khá rõ ràng. Nếu hiện tại là một thể hiện tức thời không kích thước, làm sao có thể có bất kỳ một gì thì chuyển động trong hiện tại? Nāgārjuna sau này (trong câu 12) sẽ dùng cùng một lý luận để nêu lên những khó khăn với khái niệm một gì đó có thể bắt đầu chuyển động. Sự bắt đầu là một thay đổi và những thay đổi đòi hỏi thời gian để diễn ra: một thay đổi gồm một gì đó là một lối hay một cách ở một thời điểm và là một lối hay cách khác ở một thời điểm sau đó. Một gì đó không thể bắt đầu di chuyển trong hiện tại, vì hiện tại thì tức thời, không kích thước. Tương tự như vậy với luận chứng ba thời của thời gian, câu l: chuyển động liên quan đến việc là-có ở một chỗ và ở một chỗ khác sau đó, do đó, chuyển động không là một gì đó có thể xảy ra ở tức thời hiện tại. Nó chỉ có thể xảy ra trên hai tức thời khác nhau, chẳng hạn như một khoảnh khắc quá khứ và khoảnh khắc hiện tại. Bạn có thể thắc mắc tự hỏi tại sao nó không thể đúng là chuyển động xảy ra, ngay cả khi chúng ta phải nói nó xảy ra giữa quá khứ và hiện tại. Trả lời là khi đó nó có thể là đúng thông thường (qui ước) là chuyển động xảy ra, nhưng không là đúng cuối cùng. Một lý do là, sẽ có một sự vật việc duy nhất nhưng tồn tại ở hai nơi khác nhau, trước tiên ở thời gian trước đó và sau đó ở thời gian sau đó. Và nếu mọi sự vật việc là nhất thời, thoáng qua, thì không có gì tồn tại từ khoảnh khắc này sang khoảnh khắc tiếp theo. (Đây là lý do đứng sau phái Sautrāntika, phủ nhận rằng có bất cứ gì di chuyển, vốn chúng ta đã khảo sát trong Chương 6.) Nhưng sâu hơn nữa, phân tích này cho thấy rằng chuyển động liên quan đến sự xây dựng tinh thần. Chuyển động liên quan đến những sự vật việc diễn ra ở hai khoảnh khắc riêng biệt. Và chỉ có não thức mới có thể mang hai khoảnh khắc đó lại với nhau. Chuyển động không thể là một bản chất bẩm sinh tự nhiên; nó không thể là thực cuối cùng.

 

Lập luận thứ hai thì khúc mắc khó hiểu hơn. Nó có thể nói như việc tuyên bố rằng có một quan hệ không chấp nhận được của sự tùy thuộc lẫn nhau giữa chỗ xảy ra của đi và hoạt động đi: không một nào có thể là gì nó là (thế), với không có một kia, cho nên không một nào trong hai có thể là thực. Giả định có một con đường gồm ba đoạn, A, B và C. Giả định một người đi đã vượt qua A, vẫn chưa vượt qua C và hiện đang vượt qua B. Có phải chúng ta có thể nói rằng B là chỗ việc đi của nó đang diễn ra? Câu hỏi sau đó là như thế nào B thành ra có bản chất này như là chỗ xảy ra của việc đi. Nāgārjuna nói điều này đòi hỏi phải có một hành động thứ hai của việc đi, tách biệt với việc đi có chỗ xảy ra vốn chúng ta đang tìm kiếm, một gì đó đã cho B bản chất của một chỗ xảy ra của việc đi. Nhưng giả định chúng ta nói rằng bản chất của B chỉ là một nơi, một gì đó có thể hay có thể không là một chỗ xảy ra của đi. Sau đó, khi người đi đến và đi ở đó, điều này làm cho nó trở thành một chỗ xảy ra của đi; nhưng nó cũng rất có thể tồn tại hoàn toàn vốn không cần bất kỳ việc đi nào. Trong trường hợp đó sẽ không có cần bất kỳ hành động thứ hai nào để xác định nó như là một chỗ xảy ra của đi; một hành động duy nhất của đi sẽ hoàn toàn là thỏa đáng. Tại sao chúng ta không thể nói điều này?

 

Vấn đề Nāgārjuna thấy với nêu lên này là nó cho B hai bản chất – bản chất của là một chỗ, và bản chất của là chỗ xảy ra của đi – với (bản chất) đầu tiên là yếu tính của nó (những gì làm nó thực là nó) và (bản chất) thứ hai là một bản chất ngẫu nhiên nó chỉ xảy ra để có (bản chất đó). Chúng ta khi đó xem B như một thực thể vốn mang những thuộc tính vừa tất yếu lẫn ngẫu nhiên. Và chúng ta đã biết rằng không gì là thực cuối cùng có thể là giống như sự việc này. Một gì với loại bản chất phức hợp này thì không ‘tìm thấy được qua phân tích’. Nếu với B, nó là thực cuối cùng rằng nó là một chỗ xảy ra của đi, khi đó đây phải là bản chất bẩm sinh tự nhiên của nó. Khó khăn là nó có thể có được bản chất này chỉ nhờ trên sự tùy thuộc vào một hoạt động đi. Làm thế nào có thể một gì đó là một chỗ xảy ra của đi, trừ khi có một vài việc đi xảy ra ở đó? Và để đem cho một hành động thứ hai của việc đi để đáp ứng đòi hỏi này thì rõ ràng phi lý. Điều thay thế duy nhất là để nói rằng nó là hành động ban đầu của việc đi làm B trở thành một chỗ xảy ra của việc đi. Tuy nhiên, chúng ta đã thấy rằng không thể có một việc đi trừ khi có một chỗ xảy ra trong đó nó diễn ra. Nếu việc đi thì sẽ tùy thuộc vào một chỗ xảy ra, chúng ta không thể làm cho chỗ xảy ra tùy thuộc vào việc đi – ít nhất là không nếu chúng là thực cuối cùng. Vì vậy, nó xem giống như phương sách làm việc này sẽ không làm được việc.

 

Nāgārjuna cho nhiều hơn những biện luận trong MMK II. Giống như hai biện luận chúng ta vừa xem xét, chúng cố gắng để cho thấy điều không thể là thật cuối cùng rằng những sự vật việc chuyển động. Nhưng chúng ta sẽ chấm dứt khảo sát của chúng ta ở đây. Những kết quả có thể xem dường tất cả không gì xa lạ. Những Sautrāntika đã biện luận rằng cuối cùng thì không có chuyển động (xem Chương 6, §4). Nhưng luận chứng đầu tiên của chương này thì đáng xem xét trong chi tiết. Vì chúng ta sẽ thấy những phương sách làm việc vốn ông dùng – của ba thời gian, và của việc cho thấy sự tùy thuộc lẫn nhau (tương sinh khởi) – được lập lại ở những chỗ khác.[14]

 

 9. 3

 

Trong MMK III, Nāgarjuna khảo sát học thuyết mười hai āyatanas. chúng ta đã thấy trong Chương 3 rằng đây là sáu cơ năng giác quan và những đối tượng tương ứng của chúng. Vì đức Phật đã dùng phân loại này, nên đã giả định trong Abhidharrna rằng đây là những sự vật việc thực cuối cùng. Khảo sát của Nāgārjuna tập trung vào thị giác và nhãn trường, nhưng như ông sẽ trỏ cho thấy trong câu 8, cùng một dòng biện luận sẽ áp dụng giống thế với mười āyatanas khác:

 

1. Thị giác, thính giác, vị giác, khứu giác, xúc giác và giác quan bên trong (manas)

là sáu khả năng; nhãn trường, vv ... là những lĩnh vực của chúng.

2. Thị giác hoàn toàn không thấy chính nó. Nếu thị giác không thấy chính nó, nó sẽ thấy cái khác là gì như thế nào?

Theo nguyên lý chống-tự phản, thị giác không thấy chính nó. Vậy theo đó, được nói rằng thị giác cũng không thấy những sự vật việc khác ngoài chính nó (nghĩa là, thị giác hoàn toàn không thấy bất cứ gì). Tại sao sau sự kiện thị giác không thấy chính nó theo đến rằng nó không thấy gì khác? Nếu việc nhìn thấy là bản chất bẩm sinh tự nhiên của thị giác, khi đó thị giác phải thể hiện bản chất bẩm sinh tự nhiên này một cách độc lập với những sự vật việc khác. Điều này có nghĩa rằng thị giác sẽ có khả năng để thấy, ngay cả trong sự vắng mặt của đối tượng có thể nhìn thấy. Vì nếu không thế, việc thấy của nó sẽ là tùy thuộc vào sự tồn tại của đối tượng có thể nhìn thấy. Nhưng việc thấy đòi hỏi rằng có một gì đó vốn được thấy, và trong sự vắng mặt của bất kỳ đối đối tượng có thể nhìn thấy, chỉ có thị giác chính nó có thể là những gì thị giác nhìn thấy. Thị giác không thấy chính nó, Thế nên, nhìn thấy không thể là bản chất bẩm sinh tự nhiên của thị giác, vì vậy nó không thể là đúng cuối cùng rằng thị giác thấy những đối tượng có thể nhìn thấy.

[Phản đối:] Nguyên Lý Chống-Tự Phản không áp dụng (ở đây), vì có những thí dụ phản lại: một ngọn lửa, trong khi đốt cháy nhiên liệu của nó, cũng đốt cháy chính nó. Do đó đã không chứng minh được rằng thị giác không thấy chính nó.

 

3. [Trả lời:] Thí dụ về lửa thì không đủ cho sự giải thích về thị giác.

Thật vậy, cùng với thị giác, bị bác bỏ bởi [sự phân tích của] ‘hiện đang đi qua, đã đi qua, và còn chưa đi qua’ [trong MMK II].

Bình luận Akutobhayā giải thích, ‘Cũng giống như hành động của việc đi đã không tìm thấy trong cái đã đi qua, cái còn chưa đi qua và cái hiện đang qua, vì vậy hành động của việc đốt cháy thì không được tìm thấy trong cái đã cháy, cái chưa cháy, hay cái hiện đang cháy. Do đó, trả lời là vì không có giải thích nào được đưa về việc như thế nào một ngọn lửa thực cuối cùng có thể đốt cháy bất cứ gì, lửa không thể được nói là đốt cháy chính nó. Hệ quả là nó không thể được dùng như một phản thí dụ với Nguyên Lý Chống-Tự Phản.

 

4. Khi không có thị giác dù là gì trong sự vắng mặt của việc nhìn thấy,

Làm thế nào để nói ‘Thị giác thấy’?

Nếu thị giác đã cuối cùng là thực, bản chất bẩm sinh tự nhiên của nó sẽ là sự nhìn thấy. Vì vậy, là điều vô nghĩa để giả định rằng thị giác có thể tồn tại trong sự vắng mặt của bất kỳ sự nhìn thấy nào. Chú ý rằng để đem gán khả năng của sự nhìn thấy cho một thị giác vốn không thực sự nhìn thấy là để tạo ra bản chất của sự nhìn thấy của thị giác tùy thuộc vào mọt gì khác. Trong trường hợp đó, sự nhìn thấy sẽ không là bản chất bẩm sinh tự nhiên của nó.

 

5. Thị giác không nhìn thấy, không-thị giác cũng không nhìn thấy.

Người nhìn cũng được hiểu trong cùng cách như thị giác.

 

6. Không có người nhìn với thị giác hay không- thị giác.

Nếu người nhìn thì không là-có (tồn tại), làm thế nào sẽ có những gì được nhìn thấy và thị giác?

Một gì là một người nhìn qua sự có được thị giác. Nhưng thị giác có thể làm một gì là một người nhìn chỉ nếu khi thị giác nhìn thấy. Vì (do kết quả của những câu 1 – 4) thị giác không nhìn thấy, và không-thị giác hiển nhiên không nhìn thấy, dường như không có phân tích chấp nhận được về việc như thế nào một gì có thể là một người nhìn. Nếu chúng ta sau đó định nghĩa nhãn trường như những gì có thể được một người nhìn nhìn thấy, như thế nào nhãn trường có thể là thực cuối cùng là không rõ ràng. Cùng một lý luận áp dụng với thị giác.

 

7. Do sự không tồn tại của thị giác và những gì là để được nhìn thấy, bốn thứ, gồm ý thức, vv, …

Không tồn tại. Làm thế nào, sau đó, sự chấp giữ sẽ, vv ..., thành xảy ra được?

 

‘Bốn điều’ là ý thức, xúc giác, cảm giác và thèm muốn. Trong chuỗi liên kết mười hai nhân duyên tương ứng những điều này được xác định như những bước kế tiếp dẫn đến sự chấp giữ (upādāna), vốn là tư thế hậu quả của việc lấy những yếu tố của chuỗi nhân quả như của riêng một người. Như thế, lập luận là rằng trong sự vắng mặt của thị giác, nhìn về phương diện kinh nghiệm thị giác, không thể là có ý thức về sự có được vốn là liên quan đến nguồn gốc của đau khổ. Sự giả định rằng thị giác là thực cuối cùng thì không tương thuận với Bốn Sự thật Cao quý của đức Phật.

 

8. Người ta nên biết rằng nghe, ngửi, nếm, chạm và cảm giác bên trong đều được giải thích

Bằng phương tiện của thị giác; cũng như người nghe và những gì được nghe, v.v.

Cùng một lý luận áp dụng cho năm khả năng giác quan khác và những đối tượng tương ứng của chúng. Vì vậy, kết luận của câu 7 mở rộng đến tất cả những kinh nghiệm (giác quan) có thể có. [MMK II]

 

Chú ý rằng luận chứng làm hoạt động tuyên bố rằng có một quan hệ của sự tùy thuộc lẫn nhau giữa một khả năng giác quan và những đối tượng của nó. Như thế, đây là một thí dụ khác của phương sách (dự trên) sự tùy thuộc lẫn nhau. Một phương sách khác được dùng trong luận chứng chống lại sáu dhātus, tìm thấy trong MMK V. Sáu dhātus là đất, không khí, nước, lửa, không gian và ý thức [15]. Đây là một phân loại khác của Abhidharma, giống như phân loại của năm skandhas. Những yếu tố này như thế được giả định là những thực thể cuối cùng. Nāgarjuna lấy dhātu của không gian như đối tượng của khảo sát của mình, nhưng những luận chứng sẽ một lần nữa được tổng quát đến năm dhātus khác:

 

1. Không gian hoàn toàn không tồn tại trước khi có đặc điểm xác định của không gian.

Nếu nó đã tồn tại trước khi có đặc điểm xác định của nó, sẽ có hậu quả phi lý của việc có một gì đó với không đặc điểm xác định.

Như một dhātu, không gian được những Abhidharrna chủ trương là thực cuối cùng. Điều này có nghĩa nó phải có bản chất bẩm sinh tự nhiên riêng của nó, vốn ở đây được gọi là một đặc điểm xác định (lakṣaṇa).[16] Đặc điểm xác định của không gian thì nói là không cưỡng lại; nếu có một không gian giữa cái bàn viết và cái tường, khi đó chúng ta có thể đặt một gì đó ở đó nhưng trong không gian không có sự cưỡng lại. Đề tài xem xét của Nāgarjuna sẽ là sự liên hệ giữa không gian và đặc điểm xác định của nó. Vì chúng được nói là có liên quan (qua sự liên hệ đặc tính), câu hỏi nêu lên là hai sự vật việc này như thế nào trở thành có liên quan như thế. Có phải rằng không gian, như một gì mang hay giữ đặc điểm xác định, tự nó là một gì đó không có đặc điểm xác định? Trên cái nhìn này, một gì mang hay giữ tất trong bản thân nó là một lớp phụ hay nền chìm bên dưới [17] trơ trụi, một gì đó vốn trở thành là không gian (vốn nó là không cưỡng lại) qua việc được phân đặc điểm không cưỡng lại là đặc điểm xác định. Nāgārjuna phủ nhận quan điểm này trên cơ sở rằng nó sẽ đòi hỏi phải có một gì đó vốn là không có đặc điểm xác định.

 

2. Không đâu ở đó hoàn toàn toàn có được một tồn tại với không đặc điểm xác định.

Một tồn tại không có đặc điểm xác định là không-thực, (vậy) một chức năng xác định đặc điểm sẽ hoạt động ở đâu?

Abhidharma chủ trương rằng những sự vật việc thực phải có những bản chất bẩm sinh tự nhiên của riêng chúng. Có lẽ rằng chúng ta có thể có được ý nghĩa rõ ràng của ý tưởng về một sự vật việc trơn trụi vốn khi đó nhận lấy bản chất được đặc điểm xác định của nó đem cho nó. Tuy nhiên, khi chúng ta suy nghĩ việc này, chúng ta ngấm ngầm gán một đặc điểm xác định cho một gì mang hay giữ này: đặc điểm xác định của ‘tinh-là-gì-đó-trơn trụi’. Nếu một ‘gì đó trơn trụi’ không có thể tồn tại ngay cả với tối thiểu một đặc tính như ‘tinh-là-gì-đó-trơn trụi’, khi đó điều này sẽ gợi ý rằng ý tưởng về một gì mang hay giữ sự thiếu-đăc tính thì quả thực không mạch lạc hợp lý.

 

3. Không có hoạt động chức năng của xác định đặc điểm ở nơi một gì mang hay giữ là với không đặc điểm xác định, và nơi nó là với đặc điểm xác định.

Và nó không hoạt động chức năng ở bất kỳ nơi nào khác hơn ở nơi có hay không có một đặc điểm xác định.

 

Chức năng của một xác định đặc điểm là để mô tả tính chất đặc biệt của một gì mang hay giữ của nó. Trong trường hợp của không gian điều này có nghĩa là làm cho nó thành một gì đó có bản chất của nó là không cưỡng lại. Bây giờ chức năng này đòi hỏi phải có một gì mang hay giữ, và hoặc một gì mang hay giữ đó (có trước chức năng của việc xác định đặc điểm) thì chính nó với không một đặc điểm xác định hay một gì đó với một đặc điểm xác định. Vì không có sự vật việc giống như thế như không gian vốn là không có đặc điểm xác định (nghĩa là, vốn thiếu ngay cả đặc tính của ‘tinh-là-gì-đó-trơn trụi’), điều có thể xảy ra đầu tiên thì bị loại trừ. Nhà bình luận Candrakārti thấy hai vấn đề với điều thứ hai:

 

(1) Một đặc điểm xác định khi đó tất là thừa. thãi Vì không gian sẽ đã có một bản chất rồi, tại sao lại sẽ cần môt gì đó khác để làm nó là loại sự vật việc nó đã là rồi?

(2) Một chuỗi thoái lui không dứt của những kết quả. Để giải thích chức năng không cưỡng lại1 hoạt động thế nào để mô tả không gian, chúng ta giả định rằng không gian đã có rồi một đặc điểm xác định, không cưỡng lại2. Nhưng bây giờ chúng ta có thể hỏi cùng một câu hỏi về không cưỡng lại2 vốn chúng ta đã hỏi về không cưỡng lại1: có phải nó mô tả một gì mang hay giữ, vốn là với không đặc điểm xác định, hay một gì mang hay giữ đã có rồi đặc điểm xác định riêng của nó? Cái trước đã bị loại trừ. cái sau có nghĩa là chúng ta phải cung cấp một không cưỡng lại3. Và chuỗi thoái lui cho thấy không có dấu hiệu dừng lại ở đây.

 

4. Và nếu không có chức năng của xác định đặc điểm, để nói về một gì mang hay giữ hay giữ mang đặc điểm xác định là điều không có ý nghĩa. Và nếu một gì mang hay giữ đặc điểm xác định không thể được khẳng định, tương tự như vậy một đặc điểm xác định là không thể có.

 

5. Thế nên, không tồn tại một gì mang hay giữ đặc điểm xác định, cũng không tồn tại đặc điểm xác định.

Và chắc chắn không tồn tại bất cứ gì xảy ra với không có một gì mang hay giữ đặc điểm xác định.và (mang hay giữ) không đặc điểm xác định.

Không gian không thể là một tồn tại thực cuối cùng, vì chúng ta không thấy được ý nghĩa rõ ràng của không gian như một gì mang hay giữ đặc điểm xác định, cũng không thấy được ý nghĩa rõ ràng của (tính) không cưỡng lại như đặc điểm xác định (của không gian).

 

6. Khi sự tồn tại là không thực, đối với gì ở đó sẽ thành không tồn tại?

Và ai thì ở đó, là người thiếu bản chất, hoặc của một tồn tại hoặc của không-tồn tại, nhận thức cả cái gì vừa tồn tại vừa không tồn tại?

Để phủ nhận rằng không gian là một tồn tại thì không là để khẳng định rằng nó thì không tồn tại. Để khẳng định điều sau, người ta cần có khả năng để nói không gian là gì, và lập luận cho đến giờ đã là rằng điều này không thể thực hiện được. Hơn nữa, không có khả năng thứ ba ngoài việc nói rằng không gian thì tồn tại và nói rằng không gian thì không tồn tại. Vì thế rõ ràng không có phát biểu về không gian có thể là thực cuối cùng.

7. Vì vậy, không gian thì không là một tồn tại, không là một không-tồn tại, không là một gì mang hay giữ đặc điểm xác định, ​​cũng quả thực không là một đặc điểm xác định.

Năm dhātus khác cũng giống như không gian.

Lập luận cũng tổng quát giống thế, đến những dhātus khác

8. Nhưng những người có trí tuệ thô thiển, người cho rằng có sự tồn tại và không tồn tại với những sự vật việc,

Họ không thấy sự chấm dứt thành tựu tốt đẹp của những gì được thấy. [MMK V]

 

Chú ý sự khó khăn vốn hai câu kệ cuối cùng tạo ra cho sự giải thích theo quan điểm hư vô của ‘sự trống rỗng’. Những luận chứng đã được giả định cho thấy rằng vì không có giải thích cho có thể hiểu được của liên hệ giữa tồn tại và việc xác định đặc điểm (hay bản chất bẩm sinh tự nhiên), có thể không có những sự vật việc loại như một tồn tại thực cuối cùng. Điều này có thể nghe giống thuyết hư vô siêu hình. Nhưng thuyết hư vô siêu hình là phát biểu rằng cuối cùng không có tồn tại. Và như Nāgārjuna trỏ cho thấy trong câu 7, phát biểu này sẽ chỉ có ý nghĩa nếu chúng ta có thể nói một cách có ý nghĩa về những tồn tại. Nếu luận chứng chống lại không gian và những dhātus khác đã thành công, những gì nó cho thấy thì không là không gì dù là gì tồn tại. Đúng hơn, những gì nó cho thấy là có thể không có giải thích thực cuối cùng về bản chất của thực tại (gồm cả giải thích theo quan điểm hư vô siêu hình).

 

Tuy vậy, lập luận có thành công không? Nó dựa trên giả định rằng một gì mang hay giữ và tính chất xác định (thí dụ, không gian và tính chất không cưỡng lại) là những sự vật việc riêng biệt vốn phải được đặt vào trong liên hệ. Thế nếu chúng ta phủ nhận giả định này thì sao? Thế nếu chúng ta nói rằng đây đơn thuần chỉ là sự phân biệt về khái niệm, rằng một gì mang hay giữ tính chất xác định và tính chất xác định đó thực sự đều chỉ là một và là cùng một sự vật việc? Trên hết, đây là những gì phái Sautrāntika nói về những dharma. Họ có thể nói rằng một xảy ra của không gian chỉ là một xuất hiện của tính chất không cưỡng lại. Nhưng có một khó khăn với quan điểm này. Giả định có ba atom đất A, B và C trong một hàng, với giữa mỗi chúng có một không gian. Chúng ta sẽ gọi không gian giữa A và B là không gian 1, và giữa B và C. là không gian 2. Điều gì khiến không gian 1 khác biệt với không gian 2? Chú ý rằng đây thì không là câu hỏi chúng ta bảo chúng khác biệt thế nào. Đúng hơn là câu hỏi điều gì khiến chúng là hai sự vật việc khác biệt. Nếu không gian chỉ là tính chất xác định của nó, thì mỗi chúng chỉ là một sự xuất hiện của một tính chất không cưỡng lại. Và không cưỡng lại là một tính chất chung, một gì đó có thể xảy ra ở nhiều chỗ xảy ra khác biệt. Điều gì làm không cưỡng lại 1 khác biệt với không cưỡng lại 2? Bạn có thể nghĩ lời đáp thì hiển nhiên: cái thứ nhất là không gian giữa A và B, trong khi cái thứ hai là không gian giữa B và C. Nhưng trả lời này đã có trước giả định rằng A, B và C là những atom đất khác biệt. Và nếu không có sự khác biệt giữa một gì mang hay giữ và đặc điểm xác định, sau đó A, B và C đều là tất cả chỉ là tính chất cứng chắc (đặc điểm xác định của đất). Vậy điều gì làm cho những đặc điểm này khác biệt? Sự vững chắc, trên hết, là một bản chất chung, giống đúng như không cưỡng lại. Nó là một sự vật việc có thể lập đi lập lại ở nhiều chỗ xảy ra khác nhau. Nếu cá biệt của 1 và 2 liên quan đến A, B và C như những sự vật việc khác biệt, sau đó tốt hơn là phải có một vài trả lời cho câu hỏi những gì là phân biệt cá thể A, B và C. Trả lời hiển nhiên là B là tính cứng chắc có 1 giữa chính nó và A, và 2 giữa chính nó và C. Tuy nhiên, khó khăn với trả lời hiển nhiên này là nó giả định trướcs một trả lời cho câu hỏi những gì phân biệt nhau giữa không gian 1 và không gian 2. Và đó đúng là câu hỏi vốn chúng ta đã bắt đầu với nó. Chúng ta vừa đi một vòng trong một vòng tròn. Những gì vòng tròn cho thấy là trên giải thích này, cả không gian lẫn trái đất đều không có bản chất bẩm sinh tự nhiên riêng của nó. Mỗi chúng sẽ mượn bản chất của nó từ mỗi kia.

 

Vì vậy, luận chứng của chương này thì được lập luận chính đáng. Và nó có vẻ hiệu quả để loại trừ sự giải thích theo quan điểm hư vô. Nếu chúng ta không thể nói nó là gì cho một gì đó cuối cùng thực tồn tại, chúng ta không thể nói cho có ý nghĩa rõ ràng rằng cuối cùng không gì tồn tại. Dẫu vậy, nó không loại trừ sự diễn giải ‘thực tại thì không thể diễn tả bằng lời được’ về sự trống rỗng. Thực sự những đoạn như câu 8 đã đưa dẫn một số những nhà diễn dịch (cả cổ điển và thời nay) đi đến hiểu học thuyết về sự trống rỗng theo cách này. Mặt khác, câu kệ cũng có thể được hiểu trong một theo lối ngữ nghĩa phi-nhị nguyên. Nó có thể được tippes nhận để với nghĩa rằng khi một người hiểu rằng tất cả mọi sự vật việc đều trống rỗng, người ta từ bỏ ý tưởng về một bản chất cao nhất của thực tại – qua đó từ bỏ quan điểm rằng nó nằm ngoài những lời nói. Nhưng không có gì trong câu kệ hay những bình luận giúp chúng ta lựa chọn giữa hai giải thích này.

 

Một đoạn trong MMK XIII giúp ích nhiều hơn. Ở đó, Nāgārjuna thì đáp ứng với phản đối rằng ngõ hầu cho bất cứ gì để là trống rỗng, phải có những sự vật việc thực cuối cùng. Vì, phía đối lập nói, sự trống rỗng là một thuộc tính, và không thể có một thuộc tính trừ khi có một vài chủ của thuộc tính thực. (Điều này có nghĩa để cho thấy rằng không phải tất cả mọi sự vật việc có thể đều trống rỗng). Trong trả lời của mình, Nāgārjuna đồng ý rằng cuối cùng cũng đúng là tất cả mọi sự vật việc là đều trống rỗng, sẽ phải có là một gì mang hay giữ sự trống rỗng là thực cuối cùng. Nhưng ông không rút lại phát biểu rằng mọi sự vật việc đều trống rỗng. Thay vào đó, ông nói rằng đó là một sai lầm để nhận hiểu phát biểu này như đúng cuối cùng:

 

7. Nếu cái không-trống rỗng đã tồn tại, khi đó một gì đó có thể được gọi là trống rỗng có thể cách nào đó trở thành để là (thế).

Không gì, dù là gì tồn tại vốn thì không-trống rỗng; khi đó làm thế nào cái trống rỗng sẽ trở thành để là thế nào?

 

8. Sự trống rỗng được dạy bởi Những Vị Chinh Phục như là thuật khéo léo để loại bỏ tất cả những quan điểm [siêu hình].

 Nhưng những ai đó vốn với họ sự trống rỗng là một quan điểm [siêu hình], họ đã từng được gọi là không thể cứu chữa được.

 

Từ đã dịch ở đây là ‘khéo léo’ có nghĩa đen là một gì đó trục xuất hay tẩy sạch. Vì vậy, sự trống rỗng thì gọi là một loại của thuốc tẩy ruột hay thuốc xổ. Trong bình luận của ông về câu này, Candrakīrti đã trích dẫn một thảo luận giữa đức Phật và Kāsyapa trong Ratnakūṭa Sūtra: “Đó là như thể, Kāsyapa, có một người ốm, và một thày thuốc đã cho người đó một liều thuốc xổ, và thuốc xổ đó đi vào ruột, sau khi trục xuất tất cả những thể dịch xấu của con người, tự nó thì không bị trục xuất. Ông nghĩ gì, Kāsyapa, có phải người đó sau đó được sạch hết tật bệnh?” “Không, thưa Thế tôn, đau ốm của người đó sẽ dữ dội hơn nếu thuốc xổ đã trục xuất tất cả những thể dịch xấu, nhưng đã không trục xuất [thuốc xổ] khỏi ruột.’”” [MMK XIII.7 – 8]

 

Sẽ là một sai lầm, Nāgārjuna nói, để lấy sự trống rỗng là một lý thuyết siêu hình, một gì đó vốn tuyên bố thực tại thì cuối cùng một cách nhất định nào đó. Nhưng đây thì chỉ những gì diễn giải ‘thực tại thì không thể diễn tả bằng lời được’ về sự trống rỗng đã làm. Nó nói rằng sự trống rỗng mở ra cho thấy rằng thực tại thì vĩnh viễn vượt quá sự thấu hiểu khái niệm của chúng ta. Vì vậy, nó giả định có một điều như thể thế giới thì độc lập thế nào với những cách trong đó chúng ta nghĩ về nó. Và đây là sự giả định vốn Nāgārjuna nói rằng sự trống rỗng có nghĩa để tẩy sạch. Về diễn giải ‘thực tại thì không thể diễn tả bằng lời được’, sự trống rỗng làm chúng ta mất hết những quan điểm siêu hình cạnh tranh, bằng việc đặt chính nó như quan điểm đúng. Nhưng sau đó chúng ta sẽ không hoàn toàn được tẩy sạch những quan điểm siêu hình, và do đó không thực sự được chữa khỏi. Thay vào đó, Nāgārjuna nói, chúng ta phải buông bỏ chính ý tưởng về một sự thật cuối cùng.

 

9. 4

 

Cho đến giờ, chúng ta đã xem xét những lập luận phản lại chuyển động, những khả năng giác quan và liên hệ giữa một gì mang hay giữ, và đặc điểm xác định. Không một nào trong những lập luận này chứng minh rằng tất cả mọi sự vật việc đều là trống rỗng. Nếu chúng cho thấy bất kỳ một gì, nó thì chỉ là một số những quan điểm nhất định cụ thể nào đó về thế giới có thể không là đúng cuối cùng. Một lập luận tham vọng hơn tìm cách để cho thấy rằng không gì được tạo bởi những nguyên nhân và những điều kiện thì có bản chất bẩm sinh tự nhiên. Nếu chúng ta đã đồng ý rằng mọi sự vật việc nảy sinh trong sự tùy thuộc vào những nguyên nhân và những điều kiện, lập luận này có thể khi đó cho thấy rằng tất cả mọi sự vật việc đều trống rỗng. Cơ bản của lập luận được cho trong hai câu:

 

1. Sự xảy ra của bản chất bẩm sinh tự nhiên không thể là bởi tiến trình của những nguyên nhân và những điều kiện.

Một bản chất bẩm sinh tự nhiên do những nguyên nhân và những điều kiện tạo ra tất sẽ là một sản phẩm.

 

Candrakīrti giải thích luận chứng như sau. Bản chất bẩm sinh tự nhiên của một sự vật việc mới nảy sinh không thể đã có rồi trong những nguyên nhân và điều kiện vốn đã tạo ra sự vật việc đó. Nhiệt của lửa, thí dụ, không thể đã có trong chất đốt. Vì nếu nó đã có, việc sản xuất của nó tất sẽ là không cần thiết, vô nghĩa: nếu đã có nhiệt trong chất đốt, tại sao khởi đầu phải đốt lên một ngọn lửa để lấy nhiệt? Như thế bản chất bẩm sinh tự nhiên sẽ phải là một sản phẩm của những nguyên nhân và những điều kiện. Nhưng điều này tạo nên một khó khăn.

 

2. Và làm thế nào có thể đã từng có một bản chất bẩm sinh tự nhiên vốn là một sản phẩm?

Thực sự, bản chất bẩm sinh tự nhiên thì không ngẫu nhiên tình cờ, nó cũng không tùy thuộc vào một gì nào khác. [18]

 

Điều khó khăn là hai thuật ngữ ‘sản phẩm’ và ‘bản chất bẩm sinh tự nhiên’ mâu thuẫn nhau. Candrakīrti giải thích rằng chúng ta nói nóng của nước nóng và màu đỏ của một bông hoa thường là màu trắng, đều không là những bản chất bẩm sinh tự nhiên của chúng vì những thuộc tính này là những sản phẩm của những nguyên nhân và những điều kiện riêng biệt. Nước nóng thì nóng vì gần với lửa; hoa có màu đỏ vì chất sắt dư thừa trong đất trồng hoa. Nước và hoa có được những thuộc tính này tùy thuộc vào những nguyên nhân và những điều kiện vốn là tính ngẫu nhiên tình cờ, hay không liên quan gì với sự tồn tại của nước và hoa. Nhưng trong câu 1, đã tranh luận rằng bản chất bẩm sinh tự nhiên tất cũng phải là một sản phẩm của những nguyên nhân và những điều kiện. Ngọn lửa sẽ phải có được nhiệt của nó tùy thuộc vào chất đốt, không khí và sự ma sát. Vì vậy, nhiệt, như một sản phẩm, không thể là bản chất bẩm sinh tự nhiên của lửa. [MMK XV. 1 – 2]

 

Với điều này, có thể phản đối rằng nguyên nhân của nhiệt thì không là không liên quan với sự tồn tại của lửa trong cùng cách thức vốn nguyên nhân của màu đỏ thì không liên quan với sự tồn tại của hoa. Những gì Nāgārjuna dường như có ý muốn nói là ngọn lửa phải được nghĩ đến như tồn tại khác biệt với thuộc tính của nhiệt, vì nếu không thì nhiệt có thể không được nghĩ như một gì đó vốn lửa ‘sở hữu’, một gì đó nó nhận được từ những nguyên nhân và những điều kiện và nhận như của nó riêng. Và một số Abhidharrna đã nghĩ về những dharma trong trong cách này, như những thực thể có bản chất bẩm sinh tự nhiên của chúng như là những thuộc tính. Nhưng không phải tất cả đã nghĩ thế. Những Sautrāntika thì không. Vì vậy, họ có thể nói những nguyên nhân và những điều kiện của lửa đúng là những nguyên nhân và những điều kiện của nhiệt. Luận chứng được đưa ra ở đây sẽ không cho thấy rằng có một khó khăn với vị trí của họ. Nó sẽ không cho thấy rằng ngọn lửa đó sau đó ‘đã mượn’ bản chất của nó từ những nguyên nhân và những điều kiện của nó. Một lập luận khác sẽ là cần thiết để bác bỏ quan điểm của Sautrāntika.

 

Quả thực, ở đây có thể phản đối rằng Mādhyamika phạm vào falaxy dùng từ không rõ nghĩa [19]: dùng một từ có hai nghĩa khác nhau như thể nó chỉ có một nghĩa. Từ trong câu hỏi là ‘được kết hợp’ (saṃskṛta) [20]. Từ này được dùng trong hai cách khác nhau, chúng ta có thể phân biệt như sau:

 

Ø  được kết hợp 1: hợp thành của nhiều những sự vật việc khác biệt;

Ø  được kết hợp 2: được tạo ra bởi những nguyên nhân và những điều kiện.

 

Hai cách dùng khác nhau này của từ thì nối kết. Một gì đó được kết hợp 1, chẳng hạn như một cỗ xe ngựa, cũng có thể được nói là được kết hợp 2, trong đó nó được sản xuất bởi việc gộp những sự vật việc riêng biệt vào cùng với nhau. Thực ra, Nyaya sẽ nói rằng những atom của những gì xe ngựa thì kết hợp đều là nguyên nhân của nó [21]. Bây giờ lập trường thu giảm toàn bộ về những phần của đạo Phật có nghĩa rằng bất cứ gì vốn được kết hợp 1 thì đơn thuần là chỉ một khái niệm tưởng tượng. Nó phải là một gì đó vốn vay mượn bản chất của nó từ những nguyên nhân của nó, do đó nó phải thiếu bản chất bẩm sinh tự nhiên. Nhưng với tính chất có thể có nhiều hơn một diễn giải của từ ‘được kết hợp’, chúng ta không thể đơn giản biện luận rằng vì một gì đó được kết hợp, nó phải thiếu bản chất bẩm sinh tự nhiên. Hãy xem hai luận chứng này:

 

A

1. Chiếc xe ngựa thì được kết hợp.

2. Bất cứ gì được kết hợp thiếu bản chất bẩm sinh tự nhiên.

Do đó, chiếc xe ngựa thiếu bản chất bẩm sinh tự nhiên.

 

B

1. Lửa thì thì được kết hợp.

2. Bất cứ gì được kết hợp thiếu bản chất bẩm sinh tự nhiên.

Do đó, lửa thiếu bản chất bẩm sinh tự nhiên.

 

Luận chứng A thì tốt, nhưng luận chứng B vướng vào falaxy của dùng từ không rõ nghĩa. Trong cả hai tiền đề A2 và tiền đề B2, ‘được kết hợp’ thì được dùng theo nghĩa ‘được kết hợp 1’. Trong tiền đề A1, từ cũng được dùng theo nghĩa này, thế nên luận chứng A hoạt động. Nhưng trong tiền đề B1, ‘được kết hợp’ có thể chỉ có nghĩa là ‘được kết hợp 2’; Vì trong khi là sự thật rằng ngọn lửa là sản phẩm của những nguyên nhân và những điều kiện (nhiên liệu, không khí, tia lửa ma sát, vv ... ), chúng ta không biết rằng mỗi xuất hiện của ngọn lửa đều được tạo thành từ những sự vật việc khác. Có lẽ có những dharma atom lửa vốn chúng thực sự không-phần. Vì vậy, trong khi luận chứng B có thể xem dường hợp thức như luận chứng A, nó thực sự là một falaxy. Có phải Nāgārjuna đã phạm falaxy này? Hay có phải ông có một luận chứng vốn chứng minh bất cứ gì được kết hợp 2 phải thiếu bản chất bẩm sinh tự nhiên?

 

Có lẽ một luận chứng như vậy có thể được khai triển từ những gì Nāgārjuna nói về quan hệ nhân quả trong MMK I:

 

1. Không từ chính nó, không từ một gì khác, không từ cả hai, cũng với không nguyên nhân,

Không bao giờ trong bất kỳ cách nào, có bất kỳ sự vật việc tồn tại nào đã phát sinh.

 

Nāgārjuna bắt đầu với kết luận vốn ông sẽ biện luận cho nó trong chương này: những tồn tại thực cuối cùng không đi đến thành tồn tại như là kết quả của những nguyên nhân và những điều kiện. Có bốn cách có thể có trong đó sự việc này có thể được nghĩ để xảy ra, và ông phủ nhận tất cả. Lập luận phản lại cách đầu tiên được đưa ra trong câu 3, trong khi lập luận phản lại cách thứ hai chiếm phần còn lại của chương. Không có lập luận riêng biệt phản lại cách thứ ba hay thứ tư. Nhưng vì cách thứ ba kết hợp cách thứ nhất và thứ hai, nó phải bị phủ nhân nếu mỗi cách trong những cách này bị phủ nhận. Về phần cách thứ tư, những nhà bình luận giải thích rằng những tồn tại không nảy sinh với không nguyên nhân, vì khi đó, điều sẽ theo đến rằng bất cứ gì có thể là được sản xuất từ bất cứ gì ở bất cứ lúc nào.

 

2. Có bốn điều kiện: nguyên nhân chính, hỗ trợ khách quan và điều kiện gần nhất,

Và dĩ nhiên điều kiện chi phối; không có điều kiện thứ năm. [22]

 

Sự phân loại của bốn loại điều kiện trình bày quan điểm của của phía đối lập Abhidharma.

(1) Nguyên nhân chính là từ nó hậu quả thì được nghĩ là đã được tạo ra, thí dụ, hạt giống trong trường hợp của một mầm. (2) Chỉ một nhận thức có một hỗ trợ khách quan, cụ thể là đối tượng chủ ý của nó, vốn về nó (đối tượng) nó ý thức. Một nhận thức thị giác có một dharma màu sắc-và-hình dạng như hỗ trợ khách quan của nó, một nhận thức thính giác có một dharma âm thanh, vv ... (3) Điều kiện gần nhất là vật thể đó hay sự kiện đó, vốn đứng trực tiếp ngay trước kết quả và vốn nhường chỗ của nó cho kết quả. (4) Điều kiện chi phối là vốn không nó, hậu quả sẽ không nảy sinh.

 

3ab. Bản chất bẩm sịnh tự nhiên của những tồn tại thì không tìm thấy trong những điều kiện, vv ...

 

Nửa đầu của câu 3 đưa ra lập luận căn bản chống lại sự sản xuất từ chính nó, đầu tiên trong bốn có thể xảy ra đã đề cập trong câu 1. Nếu hậu quả được tạo ra từ chính nó, khi đó bản chất bẩm sinh tự nhiên của nó đã có mặt trong nguyên nhân của nó (có lẽ trong hình thức không-biểu hiện). Như Candrakīrti giải thích lập luận, ‘Điều đó như thế sẽ là không thể đươc [cho hậu quả tồn tại] trước sự phát sinh đó. Nếu nó đã có, sau đó nó tất sẽ được nắm giữ, và việc phát sinh sẽ là vô nghĩa. Thế nên, bản chất bẩm sinh tự nhiên của những tồn tại thì không trong những điều kiện, vv ...’ Chúng ta muốn biết nguyên nhân của lửa vì chúng ta muốn một gì đó với bản chất bẩm sinh tự nhiên của nó, nhiệt. Nếu bản chất đó đã có mặt rồi giữa những nguyên nhân của nó, khi đó để sản xuất lửa sẽ là vô nghĩa.

 

3cd. Bản chất bẩm sinh tự nhiên không xảy ra, cũng không tìm thấy bản chất bẩm sinh tự nhiên.

Phần thứ hai của câu kệ, bắt đầu lập luận phản lại ‘sự sản xuất từ một gì khác’ (vốn là quan điểm của Abhidharma). Để nói rằng hậu quả được tạo ra từ một gì khác là để nói rằng nó bắt nguồn bản chất của nó từ gì khác. Chúng ta vừa thấy rằng những bản chất của nguyên nhân và kết quả phải là khác biệt. Vì vậy, trên quan điểm này nhân và quả đều là những sự vật việc với những bản chất riêng biệt, chẳng hạn như sữa (chất lỏng) và sữa đông (chất rắn). Nhưng bây giờ câu hỏi là tại sao sẽ là sữa và không là đất sét hay một hạt giống vốn đem đến sữa đông. Vì đất sét và những hạt giống cũng đều khác biệt với sữa đông, với những bản chất bẩm sinh tự nhiên khác biệt. Nếu câu hỏi này không thể được trả lời, sau đó sẽ không có nối kết để bảo đảm rằng những nguyên nhân cụ thể sẽ chỉ tạo ra một số những hậu quả nào đó và không những những hậu quả khác.

 

Candrakīrti sửa soạn điều kiện xảy ra cho câu 4 bằng việc cho phía đối lập trả lời với 3cd như sau: ‘Khi đó, những ai là người tuyên bố rằng sự bắt nguồn là do dùng những điều kiện đã bị mâu thuẫn, đã tuyên bố rằng sự bắt nguồn là do một hành động (kriyā) những điều kiện loại như thị giác và màu sắc-và-hình dạng không trực tiếp gây ra ý thức [như hậu quả]. Nhưng những điều kiện được gọi-như-thế vì chúng có kết quả trong một hành động tạo-ý thức. Và hành động này tạo ý thức. Như vậy ý thức thì được tạo bởi một hành động tạo-ý thức, sở hữu-điều kiên; không phải bởi những điều kiện, như cơm [thì ‘’sản xuất] bởi hành động nấu cơm’. Nên phía đối lập thì đề nghị rằng một loại của lực nhân quả là những gì nối kết một nhân với những hậu quả của nó. Câu kệ tiếp theo khi đó trỏ cho thấy sự khó khăn với đề nghị này.

 

4. Một hành động không sở hữu những điều kiện, nó thì cũng không không-có những điều kiện.

Những điều kiện đều không có một hành động, chúng cũng không được cung cấp với một hành động.

 

Hành động thì được giả định để là lực nhân quả vốn làm những nguyên nhân và những điều kiện sản xuất đúng loại của hậu quả. Nó thì được giả định để giải thích tại sao chỉ khi một hạt giống được trồng trong đất ấm và ẩm có một mầm xuất hiện (và tại sao lại một mầm không phát sinh từ một tảng đá). Nhưng tại sao chỉ loại này của hành động có kết quả từ đất ấm và ẩm? Điều gì giải thích sự sản xuất của loại đúng của hành động từ những nguyên nhân? Theo lôgích của đáp ứng của phía đối lập với 3cd, chỉ có thể có trả lời duy nhất là có một hành động khác xảy đến giữa những nguyên nhân và những điều kiện và hành động này. Và việc này dẫn đến một chuỗi lý luận thoái lui không dứt.

 

5. Chúng được nói là những điều kiện khi một gì phát sinh tùy thuộc vào chúng.

Khi một gì không có khởi nguồn, tại sao khi đó có phải chúng là không không-điều kiện?

 

6. Một gì không thể được gọi là một điều kiện cho dù đối tượng [vốn được cho là hậu quả) thì [đã sẵn] tồn tại hay [vẫn] chưa tồn tại.

Nếu không-tồn tại, điều kiện của nó là gì? Và nếu tồn tại, để làm gì với điều kiện?

 

Giả định rằng hậu quả phát sinh từ những nguyên nhân và điều kiện riêng biệt. Sau đó, trên cơ bản gì những điều này được nói là nguyên nhân của hậu quả? Giả định trước điều này là vì chúng tạo ra hậu quả, nhưng bây giờ được hỏi đúng khi nào sự sản xuất này diễn ra: sau khi hậu quả đã đi vào tồn tại, trước khi nó đi vào tồn tại, hay một lần thứ ba nào đó? Rõ ràng không là lần thứ nhất, vì sự sản xuất sau đó sẽ là bằng thừa. Và không là lần thứ hai, vì một nguyên nhân sản xuất phải tạo ra một gì đó, và khi hậu quả chưa tồn tại thì nó chẳng là gì cả. Và không có lần thứ ba giữa thời điểm trước khi hậu quả tồn tại và thời điểm khi nó tồn tại. Nếu kết quả là thực cuối cùng, sau đó hoặc là nó tồn tại hoặc là nó không. Đây là một trường hợp khác của lập luận của ba thời gian, vốn chúng ta đã gặp trong MMK II.

 

7. Vì dharma không hoạt động khi (có) tồn tại, không-tồn tại, vừa (có cả hai) tồn tại và không-tồn tại,

Làm thế nào trong trường hợp đó có thể có ở đó một nguyên nhân tác động?

 

Candrakīrti giải thích rằng ‘nguyên nhân tác động’ có nghĩa là nguyên nhân chính, là nguyên nhân đầu tiên của bốn loại điều kiện được xác định trong câu 2. Vì vậy, ở đây Nāgārjuna đang áp dụng lý luận của những câu 5 – 6 đối với loại nguyên nhân này. Trong những câu tiếp theo, ông sẽ nêu lên những vấn đề tương tự cho những loại khác. [MMK 1.1 – 7]

 

Nāgārjuna có lẽ đúng khi ông gạt bỏ (câu 3) quan điểm rằng quả đã tồn tại trong nhân. Cho đến chừng mức quan tâm về thực tại cuối cùng, xem dường hợp lý hơn rằng kết quả thì khác biệt với những nguyên nhân và những điều kiện của nó. Nhưng chúng ta có ý kiến gì về lập luận của ông phản lại điều có thể xảy ra thứ hai này? Có hai ý kiến: lập luận gọi đến một lực xác định để nối kết nguyên nhân và kết quả có hậu quả trong một chuỗi thoái lui không dứt; và một lập luận từ ba thời gian. Lập luận đầu tiên thì giống một luận chứng do F.H. Bradley, nhà duy ý người Britain thế kỷ 19, đã đem cho, để phản lại những quan hệ trong tổng quát: Để cho quan hệ R liên kết một a và b, sẽ phải có một quan hệ khác biệt R1 nối a với R, một quan hệ khác là R2 nối R với b, lại một quan hệ khác là R3 nối a với R1, vv ... . Thế nên, Bradley tuyên bố rằng tin tưởng vào những quan hệ thực dẫn đến một chuỗi lý luận thoái lui không dứt. Luận chứng này mời gọi đáp ứng rằng đó là bản chất của một quan hệ để liên kết đến những sự vật việc, vì vậy R vào chỗ đứng không cần thêm bất kỳ quan hệ nào để liên kết a và b. [23] Có lẽ đáp ứng này thì không dứt khoát. Nhưng nó sẽ tùy vào một ai là người vẫn còn mang ấn tượng về chuỗi lý luận thoái lui không dứt của Bradley để giải thích tại sao những quan hệ bất kỳ phụ trội nối kết nào đều là cần thiết. Lập luận đầu tiên của Nāgārjuna nói rằng cần thêm một lực nhân quả xác định để liên kết nguyên nhân c và hậu quả e với lực nhân quả F. Nếu chúng ta đã nói rằng nó chỉ là bản chất của F để liên kết c và e, ông có thể giải thích tại sao thêm những lực nhân quả F1, F2, vv ... sẽ là cần thiết không? Ở đây, là điều quan trọng để nhớ lại lý do một lực nhân quả đã được đưa ra ngay khi bắt đầu. Đây đã trong đáp ứng với thách thức từ những ai là người nghĩ rằng quả đã tồn tại trong nhân của nó. Họ trỏ cho thấy rằng trên quan điểm của họ, chúng ta có thể giải thích tại sao một hậu quả nhất định chỉ có thể được sản xuất từ những nguyên nhân nhất định nào đó, nhưng không từ những nguyên nhân khác. Khi đun nóng sữa, khuấy thêm vào một chất xúc tác gây đông, sữa đông thì được tạo thành. Tại sao chúng ta phải bắt đầu với sữa, không với đất sét hay sáp ong? Và tại sao kết quả là sữa đông, và không là một cái bình, hay một cây nến? Để nói rằng sữa đông đã có rồi trong sữa, nhưng trong dạng không trưng bày, thì ít nhất để đưa lên một trả lời cho câu hỏi này. Chúng ta sẽ trả lời câu hỏi thế nào nếu chúng ta phủ nhận rằng hậu quả tồn tại trong nguyên nhân?

 

Nếu bạn quen thuộc với giải thích của David Hume về nhân quả, bạn sẽ nhận rõ đầy đủ giá trị của sức mạnh của câu hỏi sau. Hume cũng giả định rằng nguyên nhân và hậu quả là những những sự vật việc khác biệt: trước tiên là tập hợp của sữa, nhiệt, chất xúc tác gây đông,và tác động khuấy tan, sau đó có một gì đó mới, sữa đông. Một sự vật việc chấm dứt và một sự vật việc khác đi vào tồn tại ở chỗ của nó. Vì chúng ta thấy sự kế tục này lập đi lập lại nhiều lần, chúng ta nói rằng cái này là nguyên nhân của cái kia. Nhưng khi chúng ta nói điều này, chúng ta có ý nói nhiều hơn chỉ rằng đây là như thế nào nó đã luôn luôn xảy ra, hay ngay cả rằng nó sẽ tiếp tục xảy ra theo cách này trong tương lai. Chúng ta có ý nói rằng nó phải xảy ra theo cách này – rằng khi những nguyên nhân và những điều kiện đều được tụ hội đầy đủ, chúng làm thành tất yếu rằng hậu quả đi vào tồn tại. Vậy Hume đã hỏi, nguồn gốc của ý tưởng này là gì, ý tưởng rằng có một sự nối kết tất yếu giữa nhân quả? Chúng ta chắc chắn không quan sát được một nối kết như vậy. Tất cả những gì chúng ta quan sát là nguyên nhân và hậu quả như những sự vật việc khác biệt trong sự kế tục. Tại sao, sau đó, chúng ta giả định có một lực nhân quả hay sức mạnh khiến chỉ tạo ra hậu quả này xảy ra từ những nguyên nhân và điều kiện đã cho? Hume đã kết luận rằng chúng ta làm điều này vì chúng ta đang phóng chiếu một tình cảm mong đợi của chúng ta vào thế giới [24]. Trong quá khứ chúng ta đã thấy sữa, nhiệt và chất xúc tác gây đông, theo sau là sữa đông. Sau khi nhìn thấy sự kế tục này xảy ra đã đủ thường xuyên, giống như những con chó của Pavlov, chúng ta mong đợi rằng một này sẽ luôn luôn theo sau bởi một kia. Bây giờ, khi chúng ta quan sát một chất xúc tác gây đông đã khuấy vào trong sữa nóng, chúng ta đoán trước sự xuất hiện của sữa đông. Ý tưởng của chúng ta về sự nối kết tất yếu giữa nguyên nhân và kết quả thì chỉ là tình cảm của mong đợi này đã phóng chiếu vào trong thế giới.

 

Lập luận đầu tiên của Nāgārjuna giúp chúng ta thấy Hume đã đi đến kết luận này như thế nào. Nāgārjuna bắt đầu bằng việc hỏi không biết nguyên nhân và hậu quả có là một như nhau hay khác biệt. Nếu chúng một như nhau, sau đó chúng ta có thể hiểu tại sao khấy tan chất gây đông vào sữa nóng gây ra sữa đông. Những gì chúng ta không thể hiểu là nếu những sữa đông đã tồn tại trong sữa, tại sao chúng ta cần phải làm một bất kỳ gì để có chúng. Nếu chúng là khác biệt, thì chúng ta có thể thấy tại sao phải làm một gì đó. Nhưng bây giờ chúng ta không thể thấy tại sao bạn chỉ có sữa đông từ sữa, chứ không từ thạch cao hay vàng, và tại sao bạn không thể có được một tượng nhỏ hay những cái nhẫn vàng từ sữa. Sự giả định một lực nhân quả đã có ý định để giải quyết câu hỏi đó. Nhưng lôgích của hoàn cảnh có nghĩa là chúng ta đã hướng đến một chuỗi lý luận thoái lui không dứt. Vì bây giờ chúng ta có thể hỏi tại sao lực nhân quả sẽ đúng là thứ vốn mang sữa đông vào thành tồn tại. Đây cũng đúng là một bí ẩn như câu hỏi chúng ta đã bắt đầu với nó, tại sao sữa sản xuất sữa đông. Cho đến chừng nào chúng ta nghĩ về những gì tạo hậu quả như khác biệt với nó, cùng câu hỏi sẽ nảy sinh.

 

Phản đối: ‘Nhưng chúng ta quả có biết tại sao sữa sản xuất sữa đông – hay ít nhất là khoa học có thể nói cho chúng ta biết lý do. Có lẽ một nhà khoa học sẽ giải thích rằng độ axit chua của chất xúc tác gây đông làm cho những particle trong sữa bắt đầu tụ lại với nhau để tạo thành sữa đông, hay một sự vật gì loại như thế. Nāgārjuna và Hume chỉ đã không có kiến ​​thức khoa học như chúng ta có ngày nay; có lẽ đó là lý do họ đã có khó khăn trong việc hiểu về nhân quả’. Khó khăn với phản đối này là việc gọi đến những giải thích khoa học có thể chỉ tạm hoãn điều không thể tránh được lâu đến thế. Ở một số điểm giải thích nào đó của khoa học sẽ va vào cùng một câu hỏi vẫn chưa trả lời: tại sao loại nguyên nhân này tạo ra loại hậu quả kia? Đố là một luật cơ bản của vật lý đã giả định rằng khi hai particle va vào nhau với tốc độ rất cao, một lượng vật chất nhất định nào đó mất đi tồn tại và một lượng năng lượng nhất định nào đó đi vào tồn tại. Ở đây nguyên nhân và hậu quả là những sự vật việc khác biệt: vật chất có khối lượng và vị trí không gian xác định, trong khi năng lượng không có hai tính chất đó. Vậy tại sao một này sản xuất một khác? Vì chúng là khác biệt, chúng ta không thể nói rằng năng lượng đã có trong vật chất. Vậy tại sao năng lượng lại thành là có (đi vào tồn tại) khi vật chất mất đi (ra khỏi tồn tại)? Để nói rằng đây là một luật cơ bản của vật lý chỉ là để nói rằng câu hỏi không có trả lời. Chúng ta quay về lại chỗ cũ, nói rằng nguyên nhân và hậu quả thì được nối kết bởi một lực nhân quả. Khoa học không thể giúp chúng ta tránh được kết quả trong chuỗi lý luận thoái lui không dứt khi chúng ta nói nguyên nhân và hậu quả là khác biệt nhau.

 

Một số người cũng hoài nghi về luận chứng của ba thời gian. Nó nói không có thời gian khi nguyên nhân tạo ra hậu quả. Dĩ nhiên, chúng ta không thể nói nguyên nhân tạo ra hậu quả, khi hậu quả đã tồn tại rồi, hay khi hậu quả vẫn còn chưa tồn tại. Nhưng không phải sao chúng ta có thể nói nguyên nhân tạo ra hậu quả trong thời gian hậu quả đang đi vào thành tồn tại? Đúng, nếu nguyên nhân và hậu quả là khác biệt, chúng không cả hai tồn tại ở cùng thời gian. Nhưng không phải sao rằng đầu tiên nguyên nhân tồn tại, sau khi bắt đầu một tiến trình sản xuất. lúc hoàn tất việc đó, nguyên nhân thôi không tồn tại và hậu quả biểu thị như một tồn tại mới? Khó khăn với đưa ra này là nó đòi hỏi có một thời gian khi hậu quả là không tồn tại và cũng không không-tồn tại, nhưng là cách nào đó ở giữa hai – trong tiến trình đi vào thành tồn tại. Bây giờ, ý tưởng này có nghĩa lý, hiểu được khi chúng ta áp dụng nó vào những sự vật việc như cỗ xe ngựa. Đặt tất cả những phần của một cỗ xe ngựa vào cùng với nhau mất một thời gian. Vì vậy, chúng ta có thể nói rằng giữa thời gian hai phần đầu tiên được gắn vào nhau và thời gian phần cuối cùng được gắn vào nốt, cỗ xe ngựa thì trong tiến trình đang được sản xuất. Khi đó chúng ta có thể nói rằng trong quãng thời gian đó, cỗ xe thì thôi không đơn giản là không-tồn tại, nhưng cũng là vẫn còn chưa thực sự tồn tại. Và điều này, chúng ta có thể nói, là khi nhân của xe ngựa thì đang làm công việc của nó là đang sản xuất. Nhưng chúng ta có thể nói điều này, đúng là vì cỗ xe ngựa là một tổng thể hợp bằng những phần, một khái niệm tưởng tượng. chúng ta không thể nói điều đó về bất cứ gì vốn là thực cuối cùng. Đối với những sự vật việc có bản chất bẩm sinh tự nhiên, không có thời gian thứ ba.

 

Điểm nằm chìm căn bản ở đây trông đơn giản đến đánh lừa, nhưng có những nghĩa ẩn rất sâu xa. Nếu nhân và quả đều là khác biệt và cả hai đều là thực cuối cùng, khi đó chúng phải tồn tại ở những thời gian khác biệt. Không có thời gian khi chúng cùng tồn tại. Làm thế nào, khi đó, có thể có bất kỳ một sự việc gì, loại như một quan hệ nhân quả thực sự giữa chúng? Chỉ não thức có thể mang chúng lại cùng với nhau. Trong phương diện này, luận chứng thì chỉ giống luận chứng ba thời gian phản lại chuyển động. Nguyên nhân, giống như chuyển động, là một gì đó xảy ra theo thời gian. Để nói rằng một gì đó di chuyển, Chúng ta phải xây dựng một khoảng kéo dài thời gian gồm nhiều những khoảnh khắc. Tương tự, để nói rằng một gì đó gây ra một gì đó khác, chúng ta phải nối giữ với nhau hai khoảnh khắc riêng biệt: thời điểm khi có được những nguyên nhân và những điều kiện và thời điểm khi hậu quả tồn tại. Đối với phái Mādhyamika điều này cho thấy rằng nhân quả phải là một khái niệm tưởng tượng. Chỉ với sự trợ giúp của hoạt động kết hợp của não thức, nó mới có thể xuất hiện như thể có nối kết nhân quả thực trong thế giới.

 

Giả định điều này thì đúng. Những hệ quả là gì? Rõ ràng là không có nối kết nhân quả thực. Có phải điều này có nghĩa rằng thế giới là một chốn trước sau hoàn toàn ngẫu nhiên, rằng tuyệt đối bất cứ gì hoàn toàn có thể xảy ra bất cứ lúc nào? Nāgārjuna không nghĩ điều này sẽ theo sau. Nhớ lại rằng trong câu 1, ông phủ nhận bốn cách riêng biệt trong đó những sự vật việc có thể nói là bắt nguồn. Thứ tư trong số này là ‘không có nguyên nhân’. Vì vậy, từ sự kiện là những sự vật việc không bắt nguồn từ bản thân chúng, hay từ những nguyên nhân khác biệt, ông không nghĩ là theo sau điều này rằng những sự vật việc trở thành tồn tại với không có lý do gì cả, hoàn toàn ngẫu nhiên. Nhưng có thể ông thì sai về việc đó. Tại sao nó sẽ không theo sau? Có nhiều lý do. Đầu tiên, đó là quan trọng để nhớ rằng tất cả điều này liên quan đến sự thật cuối cùng, thế giới thì khác biệt như thế nào với những khái niệm vốn chúng ta đã ngẫu nhiên dùng để sinh hoạt trong thế giới. Như vậy, không có gì trong luận chứng gạt ra điều có thể xảy ra là đúng thông thường theo qui ước rằng sữa với chất gây đông làm thành sữa đông. Và quả thực đó là sự thật theo qui ước thông thường. Đó là, sau khi chấp nhận phát biểu này thì luôn luôn dẫn đến thực hành thành công: nếu bạn muốn làm sữa đông, đây là những gì bạn phải làm. Thứ hai, nếu có những sự vật việc thực cuối cùng, không có lý do gì để nghĩ rằng chúng sẽ đột ngột hiện ra tồn tại một cách hoàn toàn ngẫu nhiên. Không có gì trong kinh nghiệm của chúng ta xảy đến như thế, và sự thực cuối cùng thì được giả định là những gì ẩn chìm, giải thích kinh nghiệm thông thường xảy ra như thế nào. Thứ ba, chúng ta cần tránh cái bẫy của việc nghĩ rằng đây là lựa chọn còn lại duy nhất của chúng ta. Nāgārjuna đã lập luận rằng những sự vật việc đang tồn tại không thể được sản xuất từ ​​ bản thân chúng, cũng không phải từ những gì khác ngoài bản thân chúng. Vì không một nào của những chọn lựa tùy ý này hoạt động, sẽ là không thành công để nói rằng một sự vật việc đang tồn tại thì được tạo ra từ một nguyên nhân vừa đồng nhất với nó vừa khác biệt với nó. Điều có thể sau đó xem như chỉ có còn lại một có thể xảy ra, đó là những sự vật việc đi vào tồn tại với không có lý do gì cả. Nhưng sự kiện rằng rằng đây là lựa chọn tùy ý số bốn có thể nhắc chúng ta về việc dùng tetralemma của đức Phật. Hãy nhớ rằng ngài đã phủ nhận tất cả bốn điều có thể xảy ra theo lôgích (thí dụ, với với câu hỏi những gì xảy ra sau khi người giác ngộ chết; xem chương 4, § 1). Ở đó cũng xem dường như chỉ có thể có bốn điều có thể xảy ra. Tuy nhiên, đức Phật đã bác bỏ tất cả chúng, vì chúng cùng có chung một giả định trước đã sai lầm. Vì vậy, ở đây chúng ta cũng có chọn lựa tùy ý của từ chối tất cả những giả thuyết về cách những sự vật việc có có nguồn gốc như thế nào. Có lẽ chúng cũng cùng có chung một giả định trước đã sai lầm – rằng có những sự vật việc thực cuối cùng vốn có thể có bắt nguồn.

 

Có một điểm cuối cùng về những Luận chứng của MMK I cần được nhắc đến. Những gì những điều này có nghĩa là để cho thấy rằng nhân quả thì không là một đặc điểm của thực tại cao nhất cuối cùng. Điều này không nên nhầm lẫn với phát biểu rất khác biệt rằng chúng ta có thể không bao giờ biết liệu một gì thì thực sự là nguyên nhân của một gì khác. Đôi khi bạn sẽ nghe nói rằng chỉ vì chúng ta đã thấy việc gây đông làm ra sữa đông hàng ngàn lần, chúng ta không thực sự biết nó sẽ làm ra như thế cùng một cách trong lần tới. Để nói rằng một gì là nguyên nhân của một gì khác là để nói rằng một sự vật việc này sẽ luôn luôn theo sau một sự vật việc kia. Và đôi khi nó chỉ là ngẫu nhiên khiến hai sự vật việc đã xảy ra cùng với nhau. Như thế, sự kiện là chúng đã xảy ra với nhau cho đến bây giờ trong kinh nghiệm của chúng ta thì không bảo đảm rằng chúng sẽ luôn như vậy. Do đó, một số người kết luận, chúng ta không thể thực sự biết rằng một gây ra một khác. Bây giờ điều này có thể là hay không có thể là một luận chứng tốt. Tuy vây, điểm quan trọng, là nó không là những gì Nāgārjuna đang nói. Ông không nói về việc không biết chúng ta có thể biết khi nào có nối kết nhân quả hay không. Ông đang nói về việc không biết có một gì giống như sự nối kết giữa nhân và quả hay không. Đó là một vấn đề rất khác biệt.

 

Chúng ta đã bắt đầu với câu hỏi liệu Nāgārjuna có phạm vào falaxy dùng từ không rõ nghĩa khi ông phát biểu rằng một sản phẩm của những nguyên nhân và những điều kiện phải là rỗng không. Bây giờ chúng ta có thể thấy rằng ông không cần phải đưa ra một luận chứng phạm falaxy để hỗ trợ kết luận này. Những luận chứng của MMK I sẽ làm việc này. Nếu chúng là những luận chứng tốt, sau đó chúng cho thấy rằng nối kết nhân quả là một xây dựng về khái niệm. Như thế, bất cứ gì được nói là sản phẩm của những nguyên nhân và những điều kiện cũng phải là một sự xây dựng về khái niệm. Vì nó thì không là thực cuối cùng, nó thiếu bản chất bẩm sinh tự nhiên; nó thì trống rỗng.

 

9. 5

 

Đoạn tiếp theo là từ MMK XX, nó xem xét khái niệm của một tụ hội của những nguyên nhân và những điều kiện. Ý tưởng này về một tụ hội, vốn đã phổ thông với Nyāya và Abhidharma, nó nói rằng hậu quả thì tạo ra khi nguyên nhân và tất cả những điều kiện đã tụ hôi với nhau. Trong trường hợp của một mầm cây, thí dụ, sự tụ hội có thể gồm hạt giống, đất, ẩm ướt và nhiệt. Những luận chứng của Nāgārjuna ở đây đều tương tự như những luận chứng chúng ta đã thấy ông cho trong MMK I và những chỗ khác, thế nên người đọc sẽ có thể tự tìm ra chúng là về những gì. Sẽ không có bình luận được kèm theo ở đây, nhưng những nhận xét của những nhà bình luận được đem cho ở một vài điểm khó khăn. Hãy thử hiểu biết của chính bạn về Nāgārjuna, bằng việc xem liệu bạn có thể mở rộng những phát biểu của ông vào thành những luận chứng rõ ràng đầy đủ:

 

1. Nếu hậu quả được tạo ra từ tụ hôi của nguyên nhân và những điều kiện,

Và hậu quả tồn tại trong sự tụ hôi, nó sẽ được tạo ra từ tụ hôi như thế nào?

 

2. Nếu hậu quả được tạo ra từ từ tụ hôi của nguyên nhân và những điều kiện

Và hậu quả không tồn tại trong tụ hôi, nó sẽ được tạo ra từ tụ hôi như thế nào?

 

3. Nếu hậu quả được tạo ra từ tụ hôi của nguyên nhân và những điều kiện,

Nó sẽ chắc chắn được tri giác trong tụ hôi, và nó thì không được tri giác trong tụ hôi.

 

4. Nếu hậu quả đã không tồn tại trong tụ hôi của nguyên nhân và những điều kiện,

Khi đó, những nguyên nhân và những điều kiện sẽ giống như một với không-những nguyên nhân và không-những điều kiện.

 

5. Nếu nguyên nhân, sau khi nhường tính chất nhân quả của nó cho hậu quả, đã ngừng,

Sẽ có là một bản chất đôi của nguyên nhân, một-gì đã cho và một-gì đã ngừng.

 

6. Và nếu nguyên nhân đã ngừng, với nhường tính chất nhân quả của nó.

Hậu quả của nó, là đã tạo ra từ một nguyên nhân đã tắt, sẽ là với không nguyên nhân.

 

7. Nếu hậu quả đã thành biểu hiện đồng thời với tụ hôi,

Điều sẽ theo đến rằng nó, và cái sản xuất của cái nó đã được sản xuất, đều đồng thời.

Buddhapālitarti: Khi đó, sẽ có sự xác định thế nào, ‘Trong những này đây, đây là nguyên nhân, đó là hậu quả của nó’?

 

8. Và nếu hậu quả đã thành biểu hiện trước khi tụ hôi,

Khi đó, hậu quả, là không có nguyên nhân và những điều kiện, sẽ là không-nguyên nhân

 

9. Nếu đã chủ trương rằng, nguyên nhân sau khi đã ngừng, hậu quả đã là sự chuyển dạng của nguyên nhân,

 Điều sẽ theo đến rằng có sự tái sinh của một nguyên nhân vốn đã phát sinh rồi.

 

10. Như thế nào có thể những gì đã ngừng và chấm dứt sản xuất một hậu quả vốn đã phát sinh?

Như thế nào, về mặt khác, có thể hay không một nguyên nhân vốn trải dài với hậu quả của nó đem cho sự phát sinh cho cái với cái đó nó thì được nối kết?

 

11 ab. Và nếu đã không nối kết với hậu quả, loại hậu quả nào sẽ tạo ra?

Akutobhayā: Và nếu nguyên nhân thì thực sự không nối kết với hậu quả, loại hậu quả nào nó sẽ sản xuất? Nếu nó được hỏi tại sao thì có điều này, hậu quả thì không được sản xuất và không thực, hậu quả thì không có tồn tại trước đó là không liên quan với nguyên nhân.

 

11 cd. Cho dù [hậu quả thì được] nhìn thấy hay không nhìn thấy, một nguyên nhân sẽ không tạo ra hậu quả.

Akutobhayā: Khả năng giác quan thị giác, như nguyên nhân của ý thức thị giác, có thể được nói để tạo ra ý thức thị giác, vốn hoặc không được nhìn thấy hoặc đã không từng được nhìn thấy. Và không một điều nào của những điều này có được. Tại sao? của cái nhìn thấy, nó là vô nghĩa, của cái không nhìn thấy nó là vô dụng, do sự kiện rằng những gì thì không nhìn thấy không có những điều kiện trên đó nó tùy thuộc. [MMK XX. 1-11]

 

9.6

 

Sự phê phán về sự nối kết nhân quả thì rõ ràng quan trọng với Madhyamaka, nhưng nó có thể bị hiểu lầm. Dễ bị thu hút để hiểu Madhyamaka như nói rằng những sự vật việc đều có được do nguyên nhân thì đều có những bản chất vốn tùy thuộc vào những sự vật việc khác. Nếu (như hầu hết những tuyên bố trong Abhidharma) tất cả mọi sự vật việc đều có nguyên nhân, sau đó sẽ không phải sao rằng những Madhyamaka nói rằng mọi sự vật việc tùy thuộc cho bản chất của nó trên một sự vật việc gì khác? Và không phải sao rằng điều đó có nghĩa là mọi sự vật việc thì nối kết với mọi sự vật việc khác, rằng bản chất của bất kỳ một sự vật việc nào thì được buộc với những gì giống như phần còn lại của thế giới? Trong khi điều này xem có vẻ giống một sự diễn dịch hợp lý, nó đối mặt với một trở ngại chính yếu. Trước đây, chúng ta đã xem xét hai câu đầu tiên từ MMK XV, sự khảo sát về bản chất bẩm sinh tự nhiên, nơi chúng ta đã thấy một luận chứng rằng những gì chịu điều kiện thì bên trong thiếu bản chất bẩm sinh tự nhiên. Đây là câu tiếp theo, và những nhận xét từ hai bình luận:

 

3. Cho (là có) sự không-tồn tại của bản chất bẩm sinh tự nhiên, sẽ có bản chất bẩm sinh khác như thế nào [25]?

Vì nó được nói rằng bản chất bẩm sinh tự nhiên khác là bản chất bẩm sinh tự nhiên của một tồn tại-khác. [26]

 

Prasannapada: Ở đây thì trỏ cho thấy rằng đối với thế giới, bản chất bẩm sinh tự nhiên thì được chỉ định như ’khác’ trong sự tùy thuộc vào một vài bản chất bẩm sinh tự nhiên khác. Nếu quả thực nhiệt đã là bản chất bẩm sinh tự nhiên của lửa, sau đó bản chất bẩm sinh tự nhiên khác sẽ được chỉ định trong sự tùy thuộc vào nước như một bản chất bẩm sinh tự nhiên có thực. Nhưng vì không có bản chất bẩm sinh tự nhiên của bất cứ gì được phân tích bởi những tìm kiếm đó phóng thích, làm thế nào có thể có sự/tính là-khác? Và vì không có bản chất bẩm sinh tự nhiên khác, nó được chứng minh rằng không có bản chất bẩm sinh tự nhiên.

 

Prajñāpradīpa: [27] Vì nó thì gọi là bản chất bẩm sinh tự nhiên khác do sự tùy thuộc vào hữ thể của một gì khác – đây là luận chứng. bản chất bẩm sinh tự nhiên là bản chất của chính cái-tôi riêng nó; có sự chỉ định về bản chất bẩm sinh tự nhiên khác do sự tùy thuộc vào một gì khác. Do đó [sự không tồn tại của] bản chất bẩm sinh tự nhiên khác đến theo sau vì không có bản chất bẩm sinh tự nhiên. Đó là do chính nó khiến có sự chỉ định của cái khác. Không có việc thiết lập lý do [để nói rằng bản chất bẩm sinh tự nhiên tồn tại], vì một phân biệt ngôn từ [chẳng hạn như giữa ‘nội tại’ và ‘ngoại tại/khác] phải có lý do thực; và nếu thực tại của nó bị phủ nhận, không có thí dụ [để thiết lập lý do], vì [thí dụ như] ‘dài’ và ‘ngắn’ sẽ không được thiết lập.

 

Ý nghĩa của Bhāviveka trong đoạn thứ hai thì đủ rõ ràng. Chỉ như không thể là đúng để gọi một số sự vật việc ‘ngắn’ trừ khi đã có những sự vật việc vốn chúng ta có thể là đúng để gọi là ‘dài’, do đó,một bản chất không thể là ‘khác/ từ ngoài’, hay vay mượn từ một gì khác, trừ khi có những bản chất vốn là bản chất bẩm sinh tự nhiên (này/bên trong). Tuy vậy, bình luận của Candrakīrtit trong Prasannapadā có thể cần một số giải thích. Ông có trong trí tưởng thí dụ có sẵn về bản chất khác, đến từ bên ngoài, nhiệt của nước nóng. Những Abhidharma đã đồng ý rằng những gì chúng ta gọi là ‘nước’ là một khái niệm tưởng tượng vì chúng ta nghĩ nước là một gì đó vốn phải là ướt, nhưng rằng có thể hoặc là nóng hay lạnh. Nghĩ về nước theo cách này là nghĩ về nước như một gì đó vốn tồn tại độc lập với việc nó có thuộc tính của nhiệt. Vì vậy, nó phải có một số bản chất khác hơn nhiệt làm cho nó trở thành nước, và sau đó nó có những thuộc tính khác giống như là nóng hay lạnh. Khi nó thì nóng, nhiệt của nó là một bản chất vốn là khác: nó thì vay mượn từ một gì đó khác, một gì đó có nhiệt như bản chất bẩm sinh tự nhiên của nó (cụ thể là lửa). Điều này cho thấy rằng nước là xây dựng khái niệm, vì nó cho thấy chúng ta đã gộp chung chúng vào với nhau nhiều những dharma khác nhau trong việc đưa ra khái niệm của chúng ta về nước. Một nước thực cuối cùng chỉ có thể gồm trong một dharma độc nhất, chẳng hạn như ẩm ướt [28]. Bây giờ Candrakīrti hiểu lập luận của Nāgārjuna chống lại bản chất khác khác ngoài là như vậy với nhiệt của nước nóng để là khác ngoài, phải có một số bản chất là bên trong với nước (cụ thể là tính-là-ướt). Và lập luận cho đến nay trong chương này, đã là rằng có không có những bản chất là bẩm sinh tự nhiên. Lập luận, nói cách khác, là x không thể mượn một bản chất từ một gì khác y trừ khi đã có một x ở đó để thực hiện việc vay mượn. Và không thể là một x trừ khi có một vài bản chất là bẩm sinh tự nhiên vốn là của riêng nó, vốn làm nó là những gì nó là. Cho nên không thể có bản chất bẩm sinh tự nhiên khác ngoài nếu không có bản chất bẩm sinh tự nhiên bên trong. Và điều này có nghĩa là nó không thể là thực cao nhất cuối cùng, rằng mọi sự vật việc tùy thuộc cho bản chất bẩm sinh tự nhiên của nó trên một sự vật việc gì khác.

 

Chúng ta đã thấy trước đó rằng Nāgārjuna gọi sự trống rỗng là phương sách để loại bỏ tất cả những quan điểm siêu hình. Quan điểm cho rằng tất cả mọi sự vật việc đều liên quan với nhau, rằng mọi sự vật việc vay mượn bản chất bẩm sinh tự nhiên của nó từ những sự vật việc khác, là một quan điểm siêu hình. Nó là một lý thuyết về bản chất của những gì là thực cuối cùng. Nó có thể là mời mọc thu hút để nghĩ rằng đây là sư trống rỗng thực sự nghĩa là gì. Tuy nhiên, những gì chúng ta đã vừa thấy, là một trường hợp khác trong đó một luận chứng Madhyamaka cho thấy một sự diễn giải siêu hình về sự trống rỗng là sai. Đây là bằng chứng hơn rằng những diễn giải siêu hình về sự trống rỗng đã không làm được việc. Có lẽ sự trống rỗng sẽ phải được hiểu theo ngữ nghĩa. Một diễn giải ngữ nghĩa nói rằng điều quan trọng của việc thiết lập sự trống rỗng là để cho thấy chính ý tưởng về một sự thật cuối cùng là không mạch lạc – để chứng tỏ rằng sự thật cuối cùng là không có sự thật cuối cùng.

 

Nhưng điều này nêu lên một số câu hỏi khó khăn. Đầu tiên, làm thế nào có thể điều là cuối cùng đúng là không có gì thì cuối cùng đúng? Trên hết, nếu không có gì thì cuối cùng đúng, sau đó phát biểu ‘Không có sự thật cuối cùng’ không thể là sự thật cuối cùng. Không có phát biểu nào có thể cuối cùng là sự thật. Vì vậy, nói rằng điều là cuối cùng là không có sự thật cuối cùng không làm nên bất kỳ ý nghĩa nào. Nhưng nghịch lý này có thể được giải quyết nếu từ ‘cuối cùng’ đang được dùng theo hai cách khác nhau. Những người Madhyamaka phát biểu rằng để trở nên giác ngộ hoàn toàn chúng ta cần phải biết rằng mọi sự vật việc đều trống rỗng. Cho nên họ có thể gọi trống rỗng là sự thật cao nhất theo nghĩa rằng đây là sự thật cuối cùng vốn người ta phải thấu hiểu để giác ngộ. Nhưng điều này khác với ý nghĩa của Abhidharma về thuật ngữ ‘sự thật cuối cùng’. Chúng ta có thể giải thể nghịch lý bằng việc làm cho sự khác biệt này rõ ràng, như sau:

 

Ø  sự thật cuối cùng1: một sự kiện phải được thấu hiểu ngõ hầu đạt được sự giác ngộ trọn vẹn;

Ø  sự thật cuối cùng2: một phát biểu vốn tương ứng với bản chất cao nhất của thực tại độc lập-với-não thức.

 

Sự diễn dịch ngữ nghĩa khi đó hiểu học thuyết về Không có nghĩa là:

 

Sự thật cuối cùng1 là ở chỗ không có sự thật cuối cùng2.

 

Vì vậy, vị trí của Madhyamaka thì không tự mâu thuẫn khi diễn dịch cách này. Nhưng có một vấn đề khác về cách diễn dịch ngữ nghĩa vốn là rắc rối hơn. Theo như cách diễn dịch này, để nói tất cả mọi sự vật việc đều trống rỗng là để nói rằng không có sự thật cuối cùng. Hãy giả định trước, Mādhyamika nghĩ đó là đúng rằng mọi sự vật việc đều trống rỗng. Tuy nhiên, nếu không có gì giống như sự thật cuối cùng, làm thế nào có thể có bất kỳ sự thật nào? Có lẽ họ sẽ nói đó là đúng qui ước thông thường rằng tất cả mọi sự vật việc đều trống rỗng. Có thể có sự thật quy ước nếu không có sự thật cuối cùng? Nhớ lại rằng sự thật quy ước thì được giả định là những gì làm việc cho chúng ta, vì lợi ích và những giới hạn nhận thức của chúng ta. Vì thế phát biểu trước đây của chúng ta về máy bán nước giải khát ở tầng thứ nhất là đúng thông thường mặc dù thực sự là không có những ‘máy’ như vậy, vì là điều tiện lợi cho chúng ta để nói thế, khi có những phần được sắp xếp theo một cách nhất định nào đó. Không phải rằng điều này đòi hỏi phải có những sự vật việc không chỉ là những khái niệm giả tạo, những sự vật việc tồn tại độc lập với những những khái niệm có ích đó vốn phản ảnh những lợi ích và những giới hạn của chúng ta? Nếu chúng ta chấp nhận rằng bản thân máy bán nước giải khát không thực thật sự, sau đó để giải thích tại sao là hữu ích thuận tiện để tin nó tồn tại, xem dường như chúng ta phải nói có những sự vật việc thực thật sự, vốn chúng ta đã xếp buộc chúng vào nhau dưới một chỉ định thuận tiện ‘máy giải khát’. Và cách rằng những sự vật việc thực sự thật sự đó sẽ là là thực cuối cùng. Sự phản đối, nói cách khác, là rằng bạn không thể có sự thật với không có một lý thuyết siêu hình về bản chất cuối cùng của thực tại. Vì vậy, sự giải nghĩa ngữ nghĩa của học thuyết về không thì có ý nghĩa.

 

Trước phản đối này, Mādhyamika có thể đáp ứng với một tương tự: từ bỏ sự thật cuối cùng thì giống như bỏ tiêu chuẩn vàng. Đã một thời, những tiền giấy như tiền đôla của US và pound của UK được hỗ trợ bởi những kim loại quý như vàng và bạc. Một đồng tiền giấy đôla chỉ là một mảnh giấy, nhưng người ta chấp nhận nó như có giá trị vì họ biết rằng nó có thể được đổi lấy một lượng vàng nhất định. Dẫu vậy, trong thế kỷ XX, tất cả những đồng tiền chính của thế giới đã bỏ tiêu chuẩn vàng. Có thể hiểu là nhiều người sợ rằng tiền giấy của họ sẽ trở thành vô giá trị khi nó không còn có thể được đổi lấy những kim loại quý. Nhưng dĩ nhiên là không có gì như thế đã xảy ra. Vì những gì mang lại cho một mảnh giấy giá trị không là nó được hỗ trợ bởi một lượng kim loại quý nhất định. Một đồng tiền lưu hành thì không chỉ là một dấu hiệu giá trị thuận tiện cho vàng. Giá trị của nó đến từ sự kiện là người ta dùng nó như một phương tiện trao đổi, giao dịch. Nó rõ ràng có ích khiến là một phương tiện của trao đổi. Cách thay thế khác là trao đổi hang hóa, và việc thỏa mãn nhu cầu của chúng ta qua việc trao đổi hang hóa sẽ khó khăn và tốn thời gian. Chúng ta đều tốt hơn vô cùng nếu tất cả chúng ta đồng ý dùng tiền tệ để mua bán hàng hóa. Sau đó, khi tôi có nhiều trứng hơn tôi cần nhưng muốn có một vài ổ bánh mì, tôi sẽ không phỉa tìm ai có thừa bánh mì và muốn trứng. Thay vào đó tôi có thể bán trứng cho bất kỳ ai muốn trứng, và dùng tiền tôi bán trứng để mua bánh mì. Giá trị của đồng tiền đến từ quy ước coi nó như một phương tiện trao đổi. Nó xuất phát từ vai trò của nó trong một tập hợp gồm những thực hành của con người.

 

Mādhyamika có thể nói rằng cũng giống như giá trị của một loại tiền giấy không đòi hỏi việc hỗ trợ của một gì đó với giá trị nội tại, do đó, sự thật của phát biểu về máy bán nước giải khát không đòi hỏi phải đặt nền tảng trong những sự vật việc có bản chất bẩm sinh tự nhiên. Hãy nhớ rằng sự thật cuối cùng đã được giả định để thế giới thì giống như những gì vốn độc lập với những cách suy nghĩ đó về nó vốn phản ảnh những sở thích và những giới hạn của chúng ta. Có lẽ nó đã là một sai lầm để giả định rằng một gì giống như thế vốn đã cần thiết để giải thích tại sao phát biểu về máy bán nước giải khát hoạt động, tại sao nó giúp chúng ta có được những gì chúng ta muốn. Có lẽ giải thích duy nhất chúng ta cần là chúng ta tất cả đều đồng ý gọi một gì đó vốn bán nước giải khát là một máy bán nước giải khát, và có một gì đó bán nước giải khát ở tầng thứ nhất. Chú ý rằng điều này không làm nó hoàn toàn tùy tiện vốn những phát biểu là đúng. Sự tương tự về tiền giấy có thể giúp chúng ta hiểu tại sao điều này là như thế. Quy ước vốn đưa ra một mảnh giấy một giá trị tiền tệ nhất định là một qui ước vốn tất cả chúng ta đều phải chấp nhận; câu nói của tôi là tờ giấy đôla có giá trị bằng với chiếc xe mới của bạn, hay một vé máy bay đi Tahiti, không làm cho nó là như vậy. Một tiền tệ chỉ có giá trị nếu tất cả chúng ta đều tuân theo cùng một quy ước. Điều này có thể cũng ứng hợp với những quy ước vốn thiết lập những thực hành ngôn ngữ của chúng ta. Những quy ước có thể chỉ hoạt động nếu chúng phản ảnh những cách của suy nghĩ về thế giới vốn chúng ta có thể tất cả đều đồng ý.

 

Theo cách giải thích ngữ nghĩa, học thuyết về không nói sự thật là không nhị nguyên: chỉ có một loại sự thật. Về cách giải thích này, điểm quan trọng của việc thiết lập sự trống rỗng là để thiết lập quan điểm không nhị nguyên ngữ nghĩa, quan điểm rằng có chỉ sự thật quy ước. Điều này làm học thuyết về không giống như một gì hiện được gọi là ‘chủ nghĩa phản-duy thực ngữ nghĩa’. Quan điểm phản-duy thực ngữ nghĩa về sự thật thì phức tạp và còn trong nhiều tranh luận gay gắt chưa ngã ngũ. Có rất nhiều điều chúng ta sẽ không cần bàn luận trước khi chúng ta có thể đánh giá nó một cách đầy đủ, và do đó quyết định liệu thuyết không-nhị nguyên ngữ nghĩa có thể là đúng hay không. Chúng ta sẽ không làm điều đó ở đây. [29] Nhưng có một câu hỏi khác vốn chúng ta có thể hỏi: có phải sự diễn dịch ngữ nghĩa thì thực sự là cách đúng để hiểu Madhyamaka? Hay thay vào đó, việc này có thể là trường hợp đem một số lý thuyết triết học thời thượng ngày nay ngược về một bối cảnh India cổ điển, nơi nó không có chỗ đứng? Cho đến giờ, trường hợp cho diễn dịch ngữ nghĩa đã là bất lợi. Điều cơ bản là nó từng có những giải thích đối lập vốn không thể là đúng cho học thuyết về không. Có bất cứ gì những người Madhyamaka nói vốn thực sự hỗ trợ giải thích này?

 

Có. Một nguyên lý quan trọng của Madhyamaka là sự trống rỗng thì tự nó trống rỗng. Đây là hai câu trong đó Nāgārjuna khẳng định điều này:

 

‘Nó thì trống rỗng’ là không để nói, cũng không (để nói) rằng một gì có thể là không-trống rỗng,

Cũng không cả hai, cũng không một nào trong hai; ‘trống rỗng’ thì nói chỉ trong nghĩa của ‘khái niệm giả tạo’. [MMK XXII. 11]

Tương sinh tương khởi chúng ta tuyên bố là sự trống rỗng’.

Rằng [sự trống rỗng] là một khái niệm tùy thuộc, chỉ thế đó là con đường ở giũa. [MMK XXIV. 18] [30]

 

Để gọi sự trống rỗng là một ‘khái niệm tùy thuộc’ là để nói rằng nó thiếu bản chất bẩm sinh tự nhiên. Và dĩ nhiên không phát biểu nào về một gì vốn thiếu bản chất bẩm sinh tự nhiên (chẳng hạn như một cỗ xe ngựa) có thể là thực cuối cùng. Vì vậy, không gì chúng ta có thể nói về sự trống rỗng có thể là thực cuối cùng. Nhưng tương tự như vậy không có phát biểu về những sự vật việc không trống rỗng, những sự vật việc có bản chất bẩm sinh tự nhiên, là thực cuối cùng. Và như vậy cho phần còn lại của tetralemma. Như chúng ta đã thấy trước đây, khi tất cả những phần của tetralemma bị phủ nhận, chúng ta cần tìm một giả định trước vốn chúng có chung có thể sẽ là sai. Ở đây điều xem giống như có thể xảy ra duy nhất chỉ là giả định rằng có một sự vật việc loại như sự thật cuối cùng. Để nói rằng tất cả mọi sự vật việc thì trống rỗng là nói rằng không gì vốn là loại của sự vật việc vốn những phát biểu là thực cuối cùng sẽ những phát biểu nói về nó. Để nói rằng sự trống rỗng thì cũng trống rỗng là nói rằng cũng không phát biểu nào về sự trống rỗng có thể là thực cuối cùng. Kết quả cuối cùng là rằng chính ý tưởng về một sự thật cuối cùng thì trống rỗng.

 

9.7

 

Tất cả điều này dẫn đến câu hỏi cuối cùng của chúng ta về sự trống rỗng: điểm quan trọng theo hướng giải thoát là gì?

Câu hỏi này thì đặc biệt sắc bén, nếu (như đã được biện luận ở đây) sự trống rỗng thì tốt nhất được diễn giải theo ngữ nghĩa. Nó sẽ là một sự việc nếu sự trống rỗng có một số hàm ý siêu hình, chẳng hạn như tất cả mọi sự vật việc bằng cách nào đó đều nối kết với những sự vật việc khác. Sau đó chúng ta có thể tưởng tượng rằng sau khi nhận ra sự trống rỗng của mọi sự vật việc có thể làm suy yếu những ranh giới chúng ta vẽ lên giữa bản thân chúng ta và những người khác. Có lẽ điều đó, như một kết quả, khiến chúng ta bớt vị kỉ. Chúng ta đã thấy tại sao loại giải thích này xem dường khó có thể xảy ra. Nhưng là điều khó hơn để thấy như thế nào nhận thức sự trống rỗng có thể thay đổi đời sống chúng ta nếu nhận thức này chỉ quan tâm đến bản chất của sự thật. Việc từ bỏ ý tưởng về một sự thật cuối cùng có thể giúp chúng ta vượt qua đau khổ như thế nào? Khái niệm của sự thật thì đơn giản có vẻ quá trừu tượng đối với bất kỳ những thay đổi nào trong khái niệm của chúng ta về nó để có những hậu quả thay đổi đời sống.

 

Có nhiều điều có thể nói để trả lời câu hỏi trên. Người bảo vệ của lập trường không nhị nguyên ngữ nghĩa có thể nói rằng sự nhận thức về sự trống rỗng đã không bao giờ có ý định để làm tất cả công việc trong sự giác ngộ. Phần lớn của công việc thì vẫn để học thuyết Vô Ngã thực hiện. Học thuyết về Không chỉ đơn giản dùng như một sự điều chỉnh với một số những khuynh hướng nhất định có thể lộ diện khi chúng ta cố gắng để nhận ra không có cái tôi. Hãy nhớ rằng ‘dự án’ đạo Phật là để loại bỏ đau khổ bằng việc vượt thắng khái niệm rằng có một cái ‘tôi’ cho đời sống có nó có thể có ý nghĩa. Ý tưởng về một sự thật cuối cùng tuyệt đối khách quan thì có ích trong việc giúp chúng ta làm điều này. Chúng ta tất cả đều biết việc phóng chiếu những mong muốn của chúng ta lên trên thế giới đưa chúng ta vào trong những rắc rối như thế nào. Tin rằng có thật nhiều tiền trong trương mục nhà băng của tôi vì nó làm cho tôi cảm thấy sung sướng là một công thức cho tai họa. Ý tưởng về sự thật cuối cùng chỉ là lý tưởng hóa điểm quan trọng này. Đó là ý tưởng về những gì còn lại sau khi chúng ta trừ đi những gì là những sản phẩm có chỉ vì những lợi ích và những giới hạn của chúng ta. Và sau khi nhìn thế giới trong những điều kiện này, có thể là cách hiệu quả nhất để chúng ta đi đến tin rằng đúng là không có con người nào loại như (phải có một cái tôi) để đời sống của người ấy có thể có ý nghĩa, rằng cái ‘tôi’ thì chỉ là một hư cấu tiện ích. Một khó khăn với cách nhận thức không có cái tôi này là nó có thể dẫn đến một hình thức tế vi của bám víu. Điều này được lộ ra bởi một cử chỉ nói ra trên phần của những ai là người tin rằng có một sự thật cuối cùng. Đối mặt với bằng chứng rằng có thể có những viễn cảnh khác nhau trên một số hiện tượng, những người như vậy thường sẽ ‘đập bàn’ khẳng định kịch liệt. Đây không chỉ là một cách gọi sự chú ý đến những sự kiện không thể đảo ngược (chẳng hạn như sự vững chắc của cái bàn). Đập bàn khẳng định cũng là một hình thức tự khẳng định. Trong trường hợp này, đó là một hình thức tinh vi của khẳng định vị thế của mình. Nếu tôi nhấn mạnh rằng có một cách như thế vốn mọi sự vật việc là tuyệt đối khách quan, tôi cho rằng cách thế giới thì độc lập với những sở thích và những giới hạn của bạn – và cũng với của tôi. Vì vậy, việc khẳng định vị thế của tôi có thể xem dường tự xóa mình. Nhưng dẫu sao đi nữa vẫn kịch liệt tuyên bó rằng sự thật thì ở phía tôi. Hành vi loại như vậy có thể là một trở ngại đối với sự nhận thức đích thực của Vô Ngã. Đây có thể là lý do Mādhyamika nghĩ rằng ngoài nhận thức sự không yếu tính của cá nhân con người, chúng ta cũng phải nhận thức sự không yếu tính của những dharma. Sự nhận thức thứ hai cướp đi những nền tảng cho một khái niệm về sự thật cao nhất cuối cùng khỏi chúng ta. Thế nên, họ có thể nghĩ, nó đại diện cho đỉnh cao của sự nhận thức không có cái tôi.

 

Nhưng phản ứng này có thể dẫn đến một bận tâm mới. Giả định rằng phàn nàn ban đầu – rằng lập trường không nhị nguyên ngữ nghĩa thì quá trừu tượng để có ý nghĩa giải thoát – đã được giải quyết thỏa đáng. Câu hỏi đặt ra là – không biết liệu Madhyamaka đã có đi quá xa, trong trong việc có được ý nghĩa giải thoát đó? Chúng ta được bảo rằng điểm quan trọng của sự trống rỗng là để làm cho chúng ta không thể trở thành giáo điều. Không là giáo điều nghe giống như một điều tốt. Nhưng trong trường hợp này, nó có thể đi đến phải trả cái giá của trở thành một người giữ lập trường tương đối về sự thật. Nếu không có khái niệm về sự thật cao nhất cuối cùng, làm thế nào chúng ta cưỡng lại kết luận rằng những gì là đúng thì tương đối với những lợi ích và những giới hạn của một cá nhân hay một xã hội? Để trở thành một người giữ lập trường của thuyết tương đối về sự thật thì chắc chắn là một cách để là không giáo điều. Nếu tôi chủ trương rằng bất kỳ phát biểu nào đem cho đều có thể là đúng khi do tôi hay nhóm của tôi nói, nhưng sai khi do bạn hay nhóm của bạn nói, khi đó tôi chắc chắn sẽ không đập bàn khi bạn phủ nhận những gì tôi khẳng định. Nhưng nếu phát biểu là ‘Không có cái tôi’, hay ‘Mọi sự vật việc thì đều trống rỗng’ thì sao? Những người phái Mādhyamika có thể nói gì với một cá nhân hay toàn thể môt xã hội khẳng định rằng có những cái tôi, và những sự vật việc có bản chất bẩm sinh tự nhiên? Nếu không có chỉ một cách duy nhất để mô tả thế giới một cách tốt nhất, làm thế nào một mô tả có thể là tốt hơn một mô tả khác?

 

Đây là chỗ vốn công việc triết học khó khăn bắt đầu. Madhyamaka quả có phát biểu rằng một số cách suy nghĩ về thế giới thì tốt hơn so với những cách khác. Tin tưởng rằng có không có cái tôi, cuối cùng, sẽ có nhiều xác xuất dẫn đến thực hành thành công hơn là tin tưởng rằng có cái tôi. Đúng vậy, Nāgārjuna nói rằng không tin tưởng nào là đúng cuối cùng (MMK) XVIII.6) [31]. Vì thế, đức Phật có thể dạy không có một cái tôi cho một số người nghe, trong khi ngài sẽ dạy những người khác trong một cách dẫn họ đến tin rằng có một cái tôi. Trong cả hai trường hợp, đức Phật thì đơn giản chỉ dùng những phương pháp thực tiễn của sư phạm thích hợp. Ngài thì khẳng định những gì vốn ngài phán đoán sẽ tốt nhất để dẫn đến việc chấm dứt đau khổ cho những người đang nghe ngài khi ấy với những tin tưởng và những khả năng của họ. Nhưng như những bình luận về câu này làm rõ, có ý nghĩ bao gồm một sự tiến triển ở đây. Người nghe vốn được dẫn đến tin tưởng có một cái tôi là người vốn chưa biết về karma và tái sinh, và sống chỉ thuần cho sự thỏa mãn vật dục hiện tại. Họ còn chưa sẵn sàng với giảng dạy về Vô Ngã. Đức Phật thì chuẩn bị giảng dạy này cho họ bằng việc khiến họ chấp nhận karma và tái sinh, và như thế bắt đầu để thực hành những đức hạnh. (Xem Chương 4, §4 về điều này giả định hoạt động thế nào). Một người trong những người nghe này thì chưa tiến xa trên con đường đến nirvāna như một người khác là người đã chuẩn bị cho sự giảng dạy về Vô Ngã. Vì vậy, Mādhyamika sẽ nói rằng trong khi không là thật cuối cùng rằng không có cái tôi, nhưng cho đến chừng nào còn sống với sự thật qui ước thì tin rằng không có cái tôi là tốt hơn tin rằng có cái tôi.

 

Câu hỏi đặt ra là điều này có thể là thế nào. Làm sao có thể có tốt hơn nếu không có tốt nhất? Có lẽ những gì Mādhyamika có trong tinh thần là ý tưởng về một sự thật cao nhất, lý tưởng của khách quan tuyệt đối, là một hư cấu hữu dụng. Ý nghĩ là trong khi chỉ có sự thật quy ước, chỉ những gì ‘làm được việc’ trong một hoàn cảnh nhất định, vẫn là hình ảnh toàn bộ thế giới của một bất kỳ người nào có thể luôn luôn được cải thiện. Chúng ta luôn có thể làm tốt hơn bằng việc ghi nhận xem những người khác nhìn những sự vật việc như thế nào. Nhưng chúng ta không thể làm điều này nếu chúng ta là những người giữ lập trường của thuyết tương đối về sự thật. Nếu chúng ta nghĩ rằng cùng một phát biểu có thể đúng khi một người này nói và sai khi được một người khác nói, thì chúng ta không thể cố gắng giải quyết những bất đồng của chúng ta khi những người khác nhìn mọi sự vật việc khác đi. Vì vậy, sẽ là tốt hơn nếu chúng ta nghĩ ‘Sự thật thì ở ngoài kia’, rằng có một cách đích thực khách quan, vốn chuyển hóa những sự vật việc vượt trên hoặc vượt ngoài những giới hạn không như chúng xuất hiện với chúng ta. Điều này sẽ giải thích tại sao chúng ta nghĩ rằng khi nói đến sự thật, phải có một tốt nhất để có được tốt hơn và tồi tệ hơn. Nếu những luận chứng Madhyamaka cho sự trống rỗng là tốt, khi đó không có điều tốt nhất, không có sự thật cuối cùng. Dẫu vậy, nó có thể tuyên bố rằng chúng ta tốt hơn việc giả vờ rằng có.

 

Liệu vị trí chúng ta vừa phác họa có trước sau thuận hợp hay không là một câu hỏi phức tạp. Đây rõ ràng không là chỗ để khám phá tất cả những vấn đề liên quan hay cố gắng giải quyết chúng. Những gì đáng chú ý là những vấn đề Madhyamaka đã nêu trong học thuyết về không thì sâu xa đến mức nào. Điều này thì nổi bật đặc biệt với sự kiện rằng khác thường thế nào là học thuyết. mới nghe lúc ban đầu. Sự im lặng lâu dài những luận chứng của Nāgārjuna đã nhận được đầu tiên, gợi ý rằng những triết gia India khác đã nghĩ chúng có thể sẵn sàng bị gạt bỏ. Tình trạng hiện nay của sự tranh luận gợi ý khác.  

.

 

Đọc thêm

 

Hiện nay, bản dịch tiếng Anh tốt nhất của Mūlamadhyamakakārikā là của Jay Garfield, Fundamental Wisdom of the Middle Way (New York: Oxford University Press, 1995). Bản dịch này từ tiếng Tibet, không từ bản gốc Sanskrit. Bình luận đi kèm của Garfield về những câu kệ thì thường thường xác thực

 

Về một thảo luận của một tranh luận quan trọng về những phương pháp của Madhyamaka, xem những tiểu luận trong The Svatantrika-Prasangika Distinction, Georges Dreyfus và Sara McClintock biên tập (Boston: Wisdom, 2003).

 

Phát biểu cổ điển về ‘thực tại thì không thể diễn đạt hay mô tả bằng lời được’, sư giải thích về Śūnyatā đó là của T.R.V. Murti, The Central Philosophy of Buddhism (London: Al len & Unwin, 1 955). Một công thức gần đây hơn là trong David Seyfort Ruegg, ‘The Uses of the Four Positions of the Catuṣkoṭi and the Problem of the Description of Reality in Mahayana Buddhism’, Journal of Indian Philosophy 5 (1977): 1 -71.

 

Một cách đọc cởi mở, rộng rãi, thân thiện nhìn theo chủ nghĩa hư vô của Madhyamaka có thể thấy trong Thomas E. Wood, Nagarjunian Disputations: A Philosophical Journey through an Indian Looking-Glass, Monographs of the Society for Asian and Comparative Philosophy (Honolulu: University of Hawaii Press, 1994). Một giải thích nóng nảy thiếu thân thiện nhìn theo chủ nghĩa hư vô là trong David Burton, Emptiness Appraised (Richmond, UK: Curzon, 1999).



Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất

(Aug/2020)

(Còn tiếp... →)


http://chuyendaudau.blogspot.com/

http://chuyendaudau.wordpress.com




[1] śūnyatā: không. [Hán dịch: 空 không, 空性 không tính, 空相 không tướng, 虛空 hư không, 空法 không pháp. – (Tuệ Sỹ. Bảng Từ Vựng Sanskrit-Việt-Hán)].

Sunyata (Pali: suññata) là danh từ của hai thuật từ sunya hay shunya. Sunya là ‘zero-không, số không’, ‘empty- rỗng không, không có’, hay ‘void - trống rỗng, không giá trị’. ‘Tính không’ hay ‘trống không’ là một diễn đạt trong tư tưởng đạo Phật chủ yếu đánh dấu sự phân biệt giữa hiện tượng và thực tại. Một mô hình cho sự phân biệt đó là:

-        ‘x thì trống rỗng (śūnya) y’, và

-        ‘x thì trống không, không có y’, [tính không (śūnyatā) là sự kiện] hay ‘sự vắng mặt tự nó như một phẩm tính của x’.

Nếu x thì trống không, không có y, phát biểu này có nghĩa là gì tùy thuộc vào những gì chúng ta thay thế cho ‘x’ và ‘y’.

Theo một số những học giả gần đây: (a) Nhìn những phân tích trong Yogācāra theo quan điểm của hiện tượng luận (Husserl), thay vì theo quan điểm của thuyết duy ý; (b) Nhìn như thế, hai trường phái Mahāyāna ở India, Madhyamaka và Yogācāra đã bổ túc lẫn nhau, không đối lập nhau. (c) Cả hai cùng trả lời câu hỏi triết học nêu lên từ học thuyết vô-ngã trong đạo Phật ban đầu; Yogācāra phân tích vô ngã trong đối tượng (những khách thể là những hiện tượng, những ấn tượng sai lạc, nên không thực); Madhyamaka phân tích vô ngã trong chủ thể (tất cả những chủ thể đều rống rỗng, vì không tự tính, nên không thực), cả hai đều khai triển thuyết tương sinh khởi trong đạo Phật ban đầu.

[2] Mādhyamika: cũng gọi là Śūnyavāda và Niḥsvabhāvavāda [Thực hành giữa những học giả đã là dùng ‘Madhyamaka’ để gọi trường phái và ‘Mādhyamikas’ để gọi những người của trường phái]

a

Từ śūnya thuộc về từ vựng tôn giáo và triết học của India. Ý nghĩa của nó nên được tìm hiểu trong liên hệ với hai từ ghép khác, là: śūnyatāśūnyavāda. Những từ này ngày nay đã trở nên phổ biến rộng rãi chủ yếu qua những nguồn văn học đạo Phật:

-        śūnyatā (शून्यता) tính/sự trống rỗng, trống rỗng, khoảng không/trống rỗng hoặc hư vô, tính không-có-gì cả (voidness, emptiness, vacuity, nothingness)

-        Śūnyavāda (शून्यवाद): tên gọi một trường phái hay cũng dùng chỉ hệ thống triết học đạo Phật, Từ ‘śūnyavāda’ đã dịch là ‘chủ nghĩa về/của không’ hay ‘học thuyết về không/sự trống rỗng’.

Trong những tác phẩm của những nhà thần học đạo Brahma, như Kumārilabhaṭṭa và Śaṅkarāchārya, tên gọi ‘Śūnyavāda’ được dùng để trường phái triết học những Mādhyamika. (śūnyavāda = trường phái Không). Nhưng bản thân những triết gia đạo Phật chưa bao giờ dùng hoặc chấp thuận tên gọi này. Trong tiếng Việt, chúng ta gọi trường phái này là Trung quán tông (Sa. mādhyamika – tiếng Tàu )

b.

Nhiều chỗ trong tàng kinh Pālī, phát biểu rằng thế giới (loka) thì trống không (śūnya); nó trống không của cái tôi/tự-ngã (ātman) và trống rỗng của bất cứ thứ gì thuộc về tự ngã. Thuật ngữ sabhāva nói rõ ở phần cuối, phần thứ hai của Paṭisambhidāmagga, Luận thuyết XX, đề cập đến tính không (suññaṭ), về tuyên bố được cho là ‘Thế giới trống rỗng’ (suñño loko ti).

‘… Ānanda đã đi đến gặp đức Thế Tôn…, bạch với đức Thế Tôn điều này: ‘Bạch ngài, được nói rằng ‘Thế giới là không’ Bạch ngài, cho đến như thế nào được nói rằng. ‘Thế giới là không?’ ‘Này Ānanda, bởi vì là không đối với tự ngã, hoặc đối với vật thuộc về tự ngã, … do đó được nói rằng. ‘Thế giới là không’ …’(Suññakathā) [Phân Tích Đạo, bản dịch Tỳ Khưu Indacanda (Trương đình Dũng)]

c.

Những kinh và luận của Mahāyanā mở rộng những giảng dạy này liên quan đến śūnya và śūnyatā, phát triển một con đường đi đến giải thoát dựa trên triết lý về Không. Một lớp văn học Sanskrit gồm những bộ kinh Mahāyāna dành vào khai triển này. Tiêu biểu, Prajñāpāramitāsūtras phát biểu rằng – śūnyatā là bản chất của mọi sự vật việc hiện tượng hay thực thể được gọi là dharma. Mọi thứ trống rỗng (śūnya) bởi vì chúng chịu những điều kiện; Chúng chịu điều kiện bởi vì chúng tùy thuộc vào nhiều nguyên nhân. Không có gì là không do nhân mà thành; vì vậy không có gì là thoát khỏi śūnya, chúng đều trống rỗng. Sự tùy thuộc của những thực thể vào những nguyên nhân và những điều kiện tạo thành tính không/trống rỗng của chúng. Mọi sự vật việc hay mọi hiện tượng đều là tương sinh khởi (pratītyāsamutapāda) – Śūnya có nghĩa là tất cả những đối tượng của thế giới đều thiếu ‘bản chất riêng’ của chúng (svabhāva dharma hay ‘tự tồn tại’ ‘(ātmabhāva); có nghĩa là, những dharma đều ‘trống vắng’, không có yếu tính của bản chất bẩm sinh tự nhiên của riêng chúng và không có tự ngã. Do đó, sự vắng mặt của bản chất bẩm sinh tự nhiên (niabsvabhāvatā) và sự vắng mặt của tự ngã (nairātmya) là những từ đồng nghĩa của tính Không. Không chỉ những con người được đặc trưng bởi tính không (pudgala-nairātmya) mà còn những sự vật việc đều được đặc trưng bởi tính không (dharma-nairātmya). Do đó mọi hiện tượng được đặc trưng bởi tính không (śūnyatā). Vượt ra ngoài quan điểm của asti (là) nāsti (không là) về sự thật cuối cùng, những Madhyamaka áp dụng một phương pháp biện chứng tìm cách xóa bỏ mọi quan điểm, nhưng chính họ, những triết gia mādhyamika không tuyên bố có môt śūnyavād, một quan điểm tự thân. Mục đích của giảng dạy trong Madhyamaka là hướng đến cứu cánh giải thoát, không phải xây dựng một tri thức luận hay siêu hình học. Người nào thấu hiểu được tính không này (śūnyatā) sẽ đạt được trí tuệ siêu việt (prajñāparamitā), trí tuệ đưa đến giải thoát.

[3] Có đồng ý chung, Nāgārjuna (khoảng 150–250 CN) là triết gia đạo Phật quan trọng nhất sau chính đức Phật và là một trong những nhà tư tưởng sáng tạo và có ảnh hưởng nhất trong lịch sử triết học India. Học thuyết madhyamaka của ông dựa trên khái niệm trung tâm śūnyatā đã ảnh hưởng những tranh luận triết học India hàng nghìn năm sau khi ông mất; Với sự truyền bá của đạo Phật sang Tibet, Tàu, Japan, và những nước Asia khác, những tác phẩm của Nāgārjuna đã trở thành nguồn tham khảo không thể thiếu cho những câu hỏi triết học của riêng họ. Một cách đọc đặc biệt vào tư tưởng của Nāgārjuna, là Prāsaṅgika-Madhyamaka, đã trở thành quan điểm triết học chính thức của đạo Phật Tibet, cho đến nay vẫn xem nó như đỉnh cao nhất của tư tưởng đạo Phật. Trong truyền thống Chan/Zen ở Tàu, tên ông xuất hiện trong những danh sách truyền thừa như vị tổ thứ mười bốn.

Dù có rất nhiều truyền thuyết, nhưng về cuộc đời Nāgārjuna chỉ có thể nói rất ít với chắc chắn. Nhân vật Nāgārjuna là một nhà sư đạo Phật, sống khoảng những năm 150 đến 250 CN, có lẽ là người miền Nam India. [Những nguồn Tàu và Tibet ghi công Nāgārjuna với việc ‘tìm lại’ được những kinh điển Mahāyāna ‘dấu’ trong ‘cõi của loài rắn / rồng, Nāgās’ sống dưới nước, do đó có tên gọi Nāgārjuna (naga + arjuna = anh hùng)]. Về những công trình triết học của Nāgārjuna, chúng ta có nhiều may mắn hơn, nhưng tình trạng vẫn còn xa với lý tưởng: không dễ để đưa ra một danh sách chính xác những văn bản của chính Nāgārjuna. Một phần do có những tác giả khác nhau cùng mang tên “Nāgārjuna” có thể đã sống trong những thời kỳ tư tưởng đạo Phật phát triển khác nhau ở India, và một phần là do khuynh hướng gán những văn bản mới sáng tác sau này cho những tác giả lớn trong quá khứ như ông.

 

(a) Những luận văn: Mūlamadhyamakakārikā (MMK): Đây là tác phẩm quan trọng nhất của Nāgārjuna. Trong 450 đoạn thơ, nó thể hiện toàn bộ phạm vi tư tưởng của ông và tạo thành văn bản trung tâm của “học thuyết về con đường ở giữa”. Nó được một số lượng lớn những tác giả về sau bình luận. [Trung Luận hay Trung Quán Luận]

Yuktiṣaṣṭikā: (Sáu mươi Stanzas về lý luận). Một luận văn ngắn hơn, bàn luận về khái niệm śūnyatā (không) và pratītyasamutpāda (tương sinh khởi). [Lục Thập Tụng Luận]

Śūnyatāsaptati: (Bảy mươi Stanzas về śūnyatā). Một luận thuyết ngắn khác, bàn luận thêm những câu hỏi về tác nhân và hai sự thật: paramartha satya (sự thật cuối cùng) và samvriti satya (sự thật qui ước) [Tánh Không Thất Thập Tụng]

Vigrahavyāvartanī: Trong tác phẩm gồm bảy mươi câu này với phần tự bình luận bằng văn xuôi, Nāgārjuna đáp lại một loạt những phản đối cụ thể đã nêu, phản bác hệ thống của ông. Những phản bác này đến từ cả trong lẫn ngoài đạo Phật vốn không được đề cập nhiều trong những công trình khác của Nāgārjuna (đặc biệt về nhận thức luận và triết học ngôn ngữ) [Hồi Tranh Luận]

Vaidalyaprakaraṇa: Một công trình rất thú vị và khó khăn, trong đó Nāgārjuna đặt ra để bác bỏ những phạm trù lôgich của trường phái Nyāya. [Quảng Phá Luận]

Ratnāvalī: (Thư gửi một người bạn) Một văn bản dài gửi đến một vị vua bao gồm một cuộc thảo luận toàn diện về các câu hỏi đạo đức. Nội dung chủ yếu về sáu hạnh hoàn hảo (pāramitā) là (1) rộng lượng (dāna), (2) đạo đức (śīla), (3) nhẫn nhục (kṣānti), (4) khí lực / tinh tấn (vīrya), (5) định (dhyāna), và (6) trí tuệ (prajñā). [Bảo hành Vương Chính luận?]

(b) Những bài tụng ca (Catuḥstava): chúng có một khái niệm tích cực về chân lý sau cùng, quy định những phẩm chất cụ thể cho nó và gần với thuyết tathagatagarbha, đã trở nên rất quan trọng trong sự phát triển sau này của tư tưởng Mahāyāna

(c) Thư tín: (Suhṛllekha), như Ratnāvalī, đôi khi được gán cho nhóm này, là một tác phẩm gửi đến một vị vua. Sự kiện này có thể giải thích lý do văn bản chủ yếu quan tâm đến những vấn đề đạo đức.

(theo Westerhoff, Jan Christoph, ‘Nāgārjuna’, The Stanford Encyclopedia of Philosophy)

[4] Āryadeva (khoảng năm 225–250 CN) [Thánh Thiên 聖天]: Tác phẩm chính của ông, Catuḥśatakaśāstra (Luận bốn trăm câu), được coi là một văn bản Madhyamaka, có bình luận của Candrakīrti

[5] Trong những khái niệm trừu tượng, lập luận cơ bản của Nāgārjuna không giản dị, nhưng không quá khúc mắc đến mức không thể hiểu được: để một gì đó là thực (sat, sadbhūtam), nó phải là vĩnh viễn và bất biến, nó không thể sinh, thay đổi dù bất kỳ cách nào, hay diệt. Vì vậy, đối với bất kỳ một gì do những phần (a bhāva) tạo thành, hay là một thành phần cơ bản của thế giới kinh nghiệm của chúng ta (một dharma) để là thực , nó phải là vĩnh cửu – nó không bao giờ đi vào tồn tại từ những nguyên nhân và những điều kiện (vì bất cứ một gì vĩnh viễn không bao giờ sinh) hoặc diệt (vì đó sẽ là một sự thay đổi). Nó cũng phải không thay đổi trong suốt thời gian tồn tại của nó (vì một sự thay đổi sẽ không phải là bất biến). Thế nên, cũng vậy, nó không do bất kỳ một gì khác tạo ra hoặc tùy thuộc vào bất kỳ một gì khác trong bất kỳ cách nào (vì khi đó, nó sẽ thì không có thực tại độc lập của riêng nó). Nó cũng không thể tác động đến bất cứ một gì khác (vì nếu thế, sẽ liên quan đến một thay đổi). Như vậy, nó phải tồn tại bởi chính khả năng của nó. Cũng như thế, chính bản chất của nó không thể thay đổi theo bất kỳ cách nào, hoặc là kết quả của bất kỳ sự tùy thuộc nào vào một gì khác. Tóm lại, những gì là thực tồn tại thì hoàn toàn độc lập với tất cả những gì khác và với bất kỳ nguyên nhân hoặc điều kiện nào khác. Như vậy, nó phải tự bao hàm trong cả bản chất và tồn tại của nó. Nói vắn tắt, nó phải tồn tại bằng sự tồn tại của chính nó (sva-bhāva).

Nhưng, Nāgārjuna lập luận, nếu mọi sự vật việc là vĩnh viễn, tự nhiên không bị tác động, và không thay đổi, chúng ta không bao giờ có thể trở nên chứng ngộ – chúng ta sẽ bị vướng mắc vĩnh viễn trong trạng thái mê lầm hiện tại của chúng ta. Praxis đao Phật sẽ là vô nghĩa, và đau khổ (duḥkha) không bao giờ có thể chấm dứt. Thật vậy, không có gì sẽ hoạt động nếu mọi sự vật việc tồn tại bởi sự tự-tồn tại (vì không gì hoàn toàn khép kín hiểu như có tất cả những gì phân biệt nó với gì khác hoàn toàn trong chính nó có thể thay đổi). Nhưng chúng ta thấy mọi sự vật việc sinh khởi, thay đối, và chấm dứt (thành-trụ-hoại-không). Trên thực tế, chúng ta thấy mọi sự vật việc bên trong và bên ngoài đều là đối tượng của phát sinh, thay đổi và chấm dứt, đều tùy thuộc vào những nguyên nhân và điều kiện. Chúng ta thấy mọi sự vật việc nảy sinh (và vì vậy chúng ta phải phủ nhận thái cực của sự hoàn toàn không tồn tại) và chúng ta thấy mọi sự vật việc mất đi (và vì vậy chúng ta phải phủ nhận thái cực của sự tồn tại vĩnh cửu). Do đó, sự tự-tồn tại thì không được tìm thấy bởi kinh nghiệm hay bởi xem xét vận dụng lý trí về mọi sự vật việc: khi chúng ta phân tích một chiếc cái xe ngựa, chúng ta không tìm thấy “bản chất” – không có “tính-là-xe ngựa” – nhưng chỉ có những phần, mỗi chúng phân tích cũng không có những "bản chất". [Mặc dù, Nāgārjuna viết rằng không gì được tìm thấy, hay thấy (vidyate) đúng hơn là không gì tồn tại, nhưng chúng ta dùng khái niệm thông thường ‘tồn tại’, hay ‘hiện hữu’]. Cũng vậy, nói tổng quát hơn: khi chúng ta phân tích bất kỳ kinh nghiệm và bất kỳ đối tượng kinh nghiệm nào của chúng ta, chúng ta thấy chỉ những hiện tượng vô thường, có điều kiện. Do đó, tự-tồn tại thì không được thiết lập (siddha). Điều này có nghĩa là không có gì tồn tại bằng tự-tồn tại. Tóm lại, chúng ta phải kết luận từ thực nghiệm rằng mọi sự vật việc đều trống rỗng (sunya) sự tự-tồn tại (niḥsvabhāva) và do đó không gì là thực sự là thực trong ý hướng này. Không cần lập luận tích cực nào để thiết lập tính chất hay trạng thái không (śunyatā) – ‘Không’ thì đơn giản là hệ quả tự nhiên của sự tự-tồn tại không được thiết lập. Đó là, sự trống rỗng của mọi sự vật việc theo đến tự nhiên và do đó nó không cần lập luận hỗ trợ riêng của nó.

Như thế, Nāgārjuna thấy một “con đường ở giữa” (madhyama) “tồn tại” (asti, sat), tức là, "thực", theo nghĩa là vĩnh cửu và bất biến – và hoàn toàn không tồn tại (nāsti, asat). Tất cả những gì thực sự là, là “cái đó” (tattva) của lĩnh vực hiện tượng – một thế giới của ‘không’, trong đó trống rống, không bất cứ một gì là khép kín hoàn toàn tự có tất cả những gì phân biệt nó với gì khác. Người giác ngộ vẫn có thể dùng những khái niệm hóa để tạo điều kiện thuận lợi cho đường đi của họ trong thế giới hiện tượng, nhưng người chưa giác ngộ mắc sai lầm do vô thức họ phóng chiếu (prapañca) những khái niệm hư cấu của chúng ta vào những gì thực sự ở đó và nghĩ rằng thực tại được tạo thành từ vô số những phần khép kín hoàn toàn có tất cả những gì phân biệt nó với gì khác trong chính nó. Nhưng bởi vì mọi sự vật việc không là “thực”, nhưng trống rỗng của bất kỳ sự tồn tại thừa kế sẵn có không thay đổi nào, con đường đao Phật để chấm dứt đau khổ có thể hoạt động. [Nāgārjuna không bao giờ trình bày lý luận này trong một cách trừu tượng. Đúng hơn, văn bản chính của ông, MMK bàn luận từng chủ đề riêng lẻ (ví dụ: thời gian, hành động, đau khổ, những thành phần cơ bản của thực tại (dharma), và một cá nhân) và cho thấy lý do chúng không thể hoạt động nếu chúng thực sự là thực (tức là tự tồn tại và do đó vĩnh cửu và bất biến).

Tuy nhiên, dự án của Nāgārjuna có một hệ quả thú vị: Vì tự tồn tại thì không được thiết lập, không có những gì là thực (sat), và do đó nó theo đến rằng không có những hiện thực để phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt. Cũng vậy nên nhân quả thì không thể nếu không có những thực thể thực (bhavas) để là nhân hoặc quả (cũng thế với Nāgārjuna, nhân quả thì không thể xảy ra giữa những thực thể tự tồn tại). Do đó, những "thực thể" phát sinh không tùy thuộc đều không là những thực thể thực và không phát sinh. Cũng vậy, “bản chất của vạn vật (dharmatā), thì giống như nirvāṇa, không biến đổi và không thay đổi”, vì không có thực thể tự tồn tại để phát sinh hoặc mất đi. Cũng không có dẫn chỉ thực sự nào trong thế giới cho lời nói của chúng ta. Thật vậy, vì những từ cũng không thực, Đức Phật ‘không dạy bất kỳ giảng dạy thực sự nào’. Sự lật ngược những phản đối của Nāgārjuna cho thấy ông đã khó thuyết phục đối phương (trường phái Nyāya) rằng một gì đó có thể hoạt động hoặc thậm chí tồn tại, nếu nó không tự tồn tại. Đối với họ, nếu một gì đó trống rỗng, không có tự tồn tại, nó hoàn toàn không tồn tại (asatnāsti) và bất lực , không đạt được bất cứ gì. Vì vậy, họ thấy Nāgārjuna như đã thực sự phải đưa ra khái niệm những thực thể tự tồn tại chỉ để trình bày những luận chứng của ông; hoặc ông là một nhà bản thể theo lập trường hư vô, mặc dù tuyên bố của ông về một “con đường ở giữa” của hai cực đoan về sự tồn tại. Một số những nhà bình luận phương Tây ngày nay cũng cho rằng, ít nhất về lôgích, ông đã giữ một lập trường hư vô bản thể học. (theo Richard H. Jones)

[6] Buddhapālita (ca 470 – ca 540) [ Phật Hộ 佛護]

[7] Bhāviveka cũng còn là Bhavya hay Bhāvaviveka [Thanh Biện 清辯], (c. 500 – c. 578)

[8] Candrakīrti (nổi tiếng khoảng 600–650) [Nguyệt Xứng 月稱]: Các học giả hiện đại đặt ông vào đầu thế kỷ thứ bảy. Hai tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là (a) bài bình luận của ông cho MMK mang tên Prasannapadā Madhyamakavṛtti, tồn tại trong Sanskrit cũng như trong bản dịch Tibet, (b) và một chuyên luận độc lập có tên Madhyamakāvatāra, bản này chỉ có trong bản dịch Tibet.

[9] Mādhyamika trong Sanskrit có nghĩa “người đi theo con đường ở giữa”. Trong kinh Dhammacakkapavuttana: ‘… đắm say trong các dục, … tự hành khổ mình, … Tránh xa hai cực đoan này, này các Tỷ-kheo, là con đường Trung đạo …’; cho thấy khái niệm ‘con đường ở giữa’ hiểu như tránh hai thái cực thấy trong những thực hành yoga của những śramaṇa ở India vào thời đức Phật, với mục đích đưa đến moksha, sự giải thoát khỏi saṃsāra. Nhưng khái niệm về ‘con đường ở giữa’ trong Mādhyamika thì không hoàn toàn giống như thế. Con đường ở giữa của nó đề cập đến một quan điểm của việc phủ nhận cả tồn tại và không-tồn tại. Trường phái Mādhyamika cũng được gọi như vậy vì nó nằm giữa thuyết duy thực cực đoan của Sarvāstivādins và thuyết duy ý của Yogācāra. Như thế, trong triết học đạo Phật, tên gọi Madhyamaka dẫn nhắc một tuyên bố tổng quát crằng nó là một con đường ở giữa (Skt: madhyamā-pratipad; Pali: majjhimā paṭipadā), tránh hai thái cực của thuyết vĩnh cửu (eternalism – thường kiến) – học thuyết cho rằng vạn vật tồn tại vì có một yếu tính vĩnh cửu – và thuyết tận diệt (annihilationism – đoạn kiến) – học thuyết cho rằng mọi sự vật việc có những yếu tính khi chúng tồn tại, nhưng những yếu tính này bị tiêu diệt ngay khi bản thân sự vật việc mất tồn tại. Khẳng định của Madhyamaka rằng con đường ở giữa này thì thành tựu tốt nhất bằng sự phủ nhận rằng mọi mọi sự vật việc đều hoàn toàn không có bất kỳ bản chất vĩnh cửu nào cho là bẩm sinh, gắn liền với yếu tính. Nói cách khác, tất cả mọi mọi sự vật việc đều trống rỗng những bản chất vĩnh cửu. Học thuyết này về sự trống rỗng phổ quát của tự tính, bản chất vĩnh cửu bẩm sinh, gắn liền với yếu tính (svabhāva-śūnyatā) là dấu ấn của trường phái, đặt trường phái này vững chắc trong truyền thống gắn liền với văn học Trí tuệ Toàn thiện, hay Trí huệ, hay Bát nhã (prajñāpāramitā) của đạo Phật Mahāyāna.

[10] mereological reductionism

[11] hay như nói ở những chỗ khác – bản chất thừa kế nội tại

[12] [Việc này mở ra điều có-thể-xảy-ra rằng bản chất sau cùng của thực tại có thể biết được qua một loại trực giác tức thời không dùng những khái niệm. Một số nhà tư tưởng Mahāyanā chấp nhận và ủng hộ điều có-thể-xảy-ra này.]

[13] [Ngữ nghĩa liên quan đến ý nghĩa ngôn ngữ. Sự thật được coi là một khái niệm ngữ nghĩa vì để hiểu ý nghĩa của phát biểu, bạn cần có khả năng để nói những gì sẽ làm cho nó là sự thật.]

[14] Trong chương về chuyển động, Nāgarjuna hỏi liệu ‘đi’ (gatam) thì có tìm thấy trên con đường đã đi qua, con đường hiện đang đi qua, hay con đường phía trước, hay không. Sau khi suy ngẫm, ông thấy ‘đi’ thì vắng mặt ở mỗi nơi này và kết luận rằng việc đi do đó thì không tìm thấy. Đó là việc ‘không tìm thấy’ này vốn là sự không có (trống rỗng) của chuyển động. Nāgarjuna không tuyên bố rằng chuyển động không xảy ra, nhưng đúng hơn xem xét rằng nó không tồn tại như nó thường được mường tượng, hay như khái niệm được hình thành.

[15] dhātu (s, p); Giới . sáu dhātu là : Tứ đại (Đất, Nước, Gió và Lửa), Hư không ( ; s: ākāśa) và Thức (; s: vijñāna);

[16] lakṣaṇa: (thân tướng ;) dùng để chỉ những đặc điểm xác định hoặc đặc điểm chính của một gì đó. Từ này được dùng trong nhiều nội dung khác nhau trong triết học đạo Phật. Nó thường được dịch là "nhãn hiệu", "dấu hiệu", "đặc điểm", v.v.

[17] substrade

[18] Bản của Jay L. Garfield.

“1. Essence arising from Causes and conditions makes no sense. If essence came from causes and conditions, then it would be fabricated.

2. How could it be appropriate for fabricated essence to come to be? Essence itself is not artificial and does not depend on another.’

1. Bản chất phát sinh từ những nguyên nhân và những điều kiện thì không ý nghĩa. Nếu bản chất đến từ những nguyên nhân và những điều kiện, Sau đó, nó sẽ là được chế tạo.

2. Làm thế nào có thể (là điều) thích đáng để (nói) bản chất được chế tạo. ra đời? Bản chất tự nó thì không nhân tạo và không tùy thuộc vào một cái khác.

[19] fallacy: vẫn dịch là ngụy biện, nghĩa chính là sự sai lầm (Irrtum, ereur) trong lôgích; ở đây tôi không dịch, nhưng chỉ phiên âm ‘falaxy’. The fallacy of equivocation: falaxy dùng từ không rõ nghĩa: là một luận chứng khai thác sự hàm hồ của một từ hay một cụm từ vốn xuất hiện ít nhất hai lần trong cùng một luận chứng, lần xuất hiện đầu tiên có một nghĩa và lần thứ hai có một nghĩa khác

[20] saṃskṛta – thuật từ sáṃskṛta là một từ ghép, gồm sam (cùng nhau, tốt, mạnh, hoàn hảo) và krta- (được tạo, được lập, công việc): tập hợp cùng nhau, được xây dựng, được hình thành tốt hoặc hoàn toàn, hoàn thiện – Nhưng saṅkhata (p) trong Mahayana dịch là hữu vi (有 爲) và hiều như cách dùng thứ hai ở trên.

[21] [Đặc biệt, chúng là những gì Nyaya gọi là ‘nguyên nhân-thừa kế’ của cỗ xe ngựa.]

[22] bản dịch của Jay L. Garfield: “There are four conditions: efficient condition; Percept-object condition; immediate condition; Dominant condition, just so. There is no fifth condition”. Những điều kiện (conditions) – trong bản tiếng Tàu – là ‘duyên’ (‘Nhân duyên, Thứ đệ duyên. Duyên duyên, Tăng thượng duyên. …, Cánh vô đệ ngũ duyên’ (Kumārajīva))

Ở đây, hiểu và dịch là những điều kiện, thay vì duyên, sẽ nghĩ tránh được khó khắn của vướng vào chuỗi lý luận thoái lui không dứt. (Nhân > Duyên > Quả có thể lại phân thành: Nhân > Duyên1 > Duyên > Quả … rồi thành Nhân > Duyên2 > Duyên1 > Quả …. và …. Duyên2 > Duyên1 > Duyên 3 > Quả, nếu nhìn duyên như quả của nhân đứng trước nó, rồi quả của duyên đứng trước nó….) Nghĩa là nghĩa là đặt Duyên ở giữa Nhân và Quả: Nhân > Duyên > Quả, thay vì: những Điều kiện + Nhân > Quả, hay ít nhất những điều kiện chỉ tác động trực tiếp vào Nhân, không vào Quả

[23] [Nyaya, cùng một lối lý luận. đã cho Sri Harsa, triết gia Advaita Yedantin, một trả lời tương tự khi ông phê phán thể loại kế thừa trong Nyaya. Xem Stephen Phillips, Classical Indian Metaphysics (LaSalle, IL: Open Court, 1995), pp. 221 f, 230f.]

[24] hay cho rõ hơn một trạng thái cảm xúc hoặc phản ứng chủ quan (dựa trên kinh nghiệm giới hạn trước những hiện tượng), với một tin tưởng, đặc biệt tin tưởng này là một tin tưởng mơ hồ và không dựa trên phán đoán lý trí như đã vẫn tưởng.

[25] extrinsic nature: parabhāva hay parabhāva śūnyatā để chỉ “emptiness of other-existence”: sự/tính trống rỗng của của một tồn tại-khác.

[26] If there is no essence, how can there be difference in entities? The essence of difference in entities, is what is called the entity of difference. - “Nếu không có yếu tính, làm sao có thể có sự khác biệt trong những thực thể? Yếu tính của sự khác biệt trong những thực thể, là những gì gọi là thực thể của sự khác biệt. (J Garfield) [Tha tánh và tự tánh - Pháp nhược vô tự tánh Vân hà hữu tha tánh Tự tánh ư tha tánh Diệc danh vi tha tánh]

Từ sva-bhāva là một từ ghép có nghĩa own-being trong khi para-bhāva ở đây dùng như một từ phản nghĩa, có nghĩa là ‘other-being’. vắn tắt có thể hiểu là ‘own-nature’ đối lập với ‘other-nature’. Vậy có thể dịch là:

“There is, indeed, no own-nature of entities among conditions etc; [Then] in the absence of own-nature, there is no other-nature.”: Thực sư, không có bản chất-riêng của những đối tượng giữa những điều kiện, Khi đó trong sự vắng mặt của bản chất-riêng, không có bản chất-khác

[27] của Bhāviveka

[28] [Đây đúng là những gì Abhidharma đã nghĩ đến, khi nó nói về những atom nước như những sự vật việc thực cuối cùng – những xảy ra không-phần của tính-là-ướt. Xem Chương 6.]

[29] [Để biết thêm về khái niệm phản-duy thực về sự thật, xem những luận văn 3, 6, 1 0, 11 và 32 trong The Nature of Truth, Michael Lynch biên tập (Cambridge, MA: MIT, 2001). Cho môt khảo sát phê phán về nhữn lập trường khác nhau của phản-duy thực, xem Gerald Vision, Modern Anti-Realism and Manufactured Truth (London: Routledge, 1988).]

[30] bản dịch của Jay L. Garfield: “… “Empty” should not be asserted. “Nonempty” should not be asserted. Neither both nor neither should be asserted. They are only used nominally”.

“…Whatever is dependently co-arisen That is explained to be emptiness. That, being a dependent designation, Is itself the middle way.”

[ ‘trống rỗng’ không được khẳng định. ‘không-trống rỗng’ không được khẳng định. Không cả hai (trống rỗng không-trống rỗng) cũng không một nào (không trống rỗng cũng không không-trống rỗng) được khẳng định. Chúng dùng chỉ như tên gọi.

“… Bất cứ gì đồng phát sinh tùy thuộc, Điều đó giải thích là sự trống rỗng. Đó, là một sự chỉ định của tùy thuộc, thì chính nó là con đường ở giữa”]

[31] bản dịch của Jay L. Garfield: “That there is a self has been taught, And the doctrine of no-self, By the buddhas, as well as the Doctrine of neither self nor nonself”. (Chư Phật hoặc thuyết ngã, Hoặc thuyết ư vô ngã. Chư pháp thực tướng trung, Vô ngã vô phi Ngã)