Friday, April 19, 2024

Noam Chomsky – Cấu Trúc Của Ngôn Ngữ (02)

CẤU TRÚC CỦA NGÔN NGỮ

(The Architecture Of Language)

Noam Chomsky

(← ...  tiếp theo)

 

 

 

Điều đó rất lạ lùng. Không có gì trong thế giới sinh học để nêu lên rằng một bất cứ gì giống như cấu trúc hoàn hảo trong ý hướng này là một điều có thể có. Tuy nhiên, có một số lý do để giả định rằng ngôn ngữ thì rất ngạc nhiên gần với hoàn hảo trong ý hướng bất thường gợi chú ý thắc mắc đó; nghĩa là, nó là một giải pháp gần như tối ưu cho những điều kiện về mức độ dễ đọc hiểu, hay đôi khi được gọi là “những điều kiện output tối thiểu”.[1] Nếu sự việc đó quay ra là đúng thực, ngay cả chỉ một phần, thì nó là cực kỳ đáng ngạc nhiên, và ở mức độ đó, cực kỳ thu hút đáng lưu ý.

 

Cũng hết sức thu hút chú ý để cố gắng xác định và điều tra những không hoàn hảo thấy bên ngoài. Chương trình Tối giản thì dựa trên giả định rằng đó cũng là một câu hỏi có ý nghĩa quan trọng (cần được xem xét và thảo luận kỹ lưỡng). Sau đó, chúng ta có những gì sau đây như trực giác để thăm dò.

 

Thứ nhất, chúng ta cố gắng đặt câu hỏi trên những giả định về ngôn ngữ, xem xét chúng chặt chẽ kỹ lưỡng để xem chúng có hợp lý chính đáng về thực nghiệm hay không, hay chúng chỉ là một loại phương pháp kỹ thuật tiện lợi che khuất đi những khoảng trống trong hiểu biết.

 

Thứ hai: khi có bất cứ gì sai lêch với hoàn hảo, từ tính tự nhiên về khái niệm [2] , trong việc đáp ứng chỉ những điều kiện về mức độ dễ đọc hiểu, chúng ta nêu lên một dấu hỏi – và hỏi liệu sự sai lệch đó có hợp lý hay không. Trong mỗi trường hợp, khi một giả định nhìn có vẻ như nó không cần thiết về mặt khái niệm (với những điều kiện về mức độ dễ đọc hiểu đã biết), những gì chúng ta làm là để cố gắng cho thấy rằng ít nhất có một giải thích cũng tốt của những sự kiện thực nghiệm, nếu người ta không làm giả định đó. Tham vọng hơn, chúng ta có thể cố gắng cho thấy rằng ngay cả có một giải thích còn tốt hơn, nếu chúng ta bỏ đi giả định; đó là, chúng ta có một giải thích sâu hơn và xa rộng hơn với phạm vi thực nghiệm lớn hơn, nếu loại bỏ kỹ thuật thêm vào này và chúng ta tuân giữ theo sự sắp xếp cấu trúc hoàn hảo hơn. Đó là chương trình.[3]

 

Theo đuổi chương trình, chúng ta đối mặt với những vấn như sau. Trước hết, quí vị phải cho thấy rằng, trái với những gì đã luôn luôn từng tin tưởng, không có những cấp độ về ngôn ngữ nào ngoài chính những cấp độ ở mặt giao tiếp – những biểu đạt ngữ âm và ngữ nghĩa. [4] Sẽ không nên có bất kỳ cấp độ nào khác vì những cấp độ khác đều không được những điều kiện về mức độ dễ đọc hiểu thúc đẩy. Vì vậy, những gì quí vị muốn cho thấy là chúng ở đó chỉ như một phương sách kỹ thuật để che đậy những khoảng trống của hiểu biết. Khi quí vị loại bỏ chúng, quí vị có những giải thích tốt hơn: không có gì giống như cấu trúc bề mặt hay bề sâu theo nghĩa chuyên môn, và mọi sự vật việc đã được giải thích theo quan điểm của những cấp độ đó đã bị hiểu sai và mô tả sai. Nó được phân giải đúng theo quan điểm của những mặt giao tiếp. Đó là một công việc rất lớn. Tìm hiểu chuyên môn hơn, sự việc đó có nghĩa là quí vị phải cho thấy rằng Nguyên Tắc Chiếu là sai, [5] rằng thuyết Thay Đổi Trong Hình Thức Của Một Từthuyết Ràng buộc không áp dụng ở cấu trúc-s [6] như vẫn luôn được giả định [7], và tương tự cho vô số những sự việc khác (không nói ở đây). [8]

Vấn đề thứ hai vốn quí vị phải giải quyết là cố gắng để cho thấy rằng một đơn vị ngữ nghĩa, vốn là một tập hợp của những thuộc tính, gọi là những “đặc điểm”, không chứa những đặc điểm nào khác hơn những đặc điểm được diễn giải ở mặt giao tiếp và không có phần tử nào được đưa theo vào. Vì vậy, không có những “chỉ số” (những dấu hiệu chỉ định, tham chiếu) , không có cấu trúc cụm từ theo thuyết thanh-X – tất cả những thứ đó đều phải bỏ [9]. Chúng ta phải cho thấy rằng khi chúng ta buông bỏ thuyết thanh ngang-X [10] , những chỉ số và những phương sách tương tự khác, chúng ta tìm những giải pháp vốn chúng không chỉ cũng tốt thế, nhưng còn tốt hơn rất nhiều. Đó là việc phải làm thứ hai.

 

Việc phải làm thứ ba là cho thấy rằng không có những liên hệ cấu trúc nào khác ngoài những gì đã bị những điều kiện về mức độ dễ đọc hiểu ép buộc bởi (gồm những thuộc tính như tính kề, cấu trúc-theta, phạm vi tại LF), [11] hoặc nếu không, vốn được dưa vào theo một cách tự nhiên nào đó bởi tiến trình dẫn xuất của chính nó. Lấy thí dụ , hãy nói, c-command / lệnh-c, [12] Lệnh-C là thuộc tính vốn quí vị có khi hợp nhất hai cấu trúc và một trong chúng sau đó thì có quan hệ với những mảnh của cấu trúc kia; quí vị biết đó là cái nào theo những điều kiện-output vì cái được nhắm làm mục tiêu thì không còn trông thấy nữa, vì vậy cái còn lại là lệnh-c (sự việc này sẽ không có ý nghĩa gì với những người không biết tôi đang nói về cái gì). Quí vị có thể định nghĩa lệnh-c theo những thuật ngữ đó và do đó, nó là một quan hệ hợp pháp. Những quan hệ gần gũi với ‘từ làm đầu’ [13] cũng là quan hệ chính đáng chứ có lẽ không có gì khác. Sự việc đó có nghĩa là không có chi phối, cũng không có chi phối thích hợp [14], không có lý thuyết ràng buộc bên trong ngôn ngữ và không có tác động qua lại nào khác. Cho đến chừng mức rằng ngôn ngữ thì hoàn hảo, tất cả những sự việc này phải được bỏ đi (cần phải loại bỏ những cấu trúc ngôn ngữ hoặc khuôn khổ lý thuyết này để có thể để đi đến sự hiểu biết hoàn hảo hoặc chính xác hơn về ngôn ngữ).

 

Những ai quen thuộc với những tài liệu chuyên môn (đến bây giờ, tôi e rằng tôi đang thu hẹp đối tượng người nghe, nhưng tôi không biết phải tiếp tục thế nào khác) đều biết rằng có rất nhiều bằng chứng thực nghiệm để hỗ trợ kết luận ngược lại trên từng điểm vốn tôi đã nhắc tới. Thêm nữa, giả định cốt lõi của công trình có thành quả cao gần đây – và những thành tích rất đáng ngưỡng phục của nó – là rằng mọi điều tôi vừa nói đều sai; nghĩa là, những ngôn ngữ rất không hoàn hảo trong tất cả những phương diện này như quí vị thực sự mong đợi – chúng có những chỉ số và những lớp thanh-ngang, những cấu trúc-d, những cấu trúc-s và tất cả những loại quan hệ, và v.v. Vì vậy, nó không phải là việc làm nhỏ để chứng minh điều ngược lại. Tuy nhiên, tôi nghĩ điều ngược lại cũng có thể là đúng.

 

Bây giờ có những gì xem có vẻ là những không hoàn hảo thực, và chúng đều là những đáng lưu ý. Một không hoàn hảo quan trọng trong ngôn ngữ loài người, thuộc tính của sự chuyển vị vốn xem có vẻ là phổ quát, thì nhìn có phần nào phức tạp và không bao giờ được xây dựng vào trong những hệ thống ký hiệu, vốn đã được thiết kế cho những cách dùng đặc biệt, vốn chúng đôi khi gọi là những ngôn ngữ hình thức [15]. Những gì tôi muốn nói ở đây là một sự kiện phổ biến (trong những ngôn ngữ và nội dung khác nhau) rằng những cụm từ được diễn giải như thể chúng ở một vị trí khác trong cấu trúc câu, ở đó những từ đó đôi khi thực sự được nghe phát âm. Đó là một thuộc tính phổ quát trong ngôn ngữ và nó có những hệ quả to lớn cho những diễn giải của âm thanh và ý nghĩa. Thí dụ: lấy câu “the book seems to have been stolen / quyển sách dường như đã bị mất/ăn/đánh cắp”. Quan hệ giữa “book/ quyển sách” và “steal/ ăn cắp” là gì? [16] Quí vị hiểu rằng đó là cùng một quan hệ như trong “John stole the book /John đã lấy cắp quyển sách”, nơi có một quan hệ gần gũi, tự nhiên giữa “ăn cắp” và “quyển sách” nhưng không có quan hệ đó trong “the book seems to have been stolen / quyển sách dường như đã bị đánh cắp”. Thuộc tính chuyển vị này là thuộc tính tổng quát của ngôn ngữ [17]. Nó dường như là một sự không hoàn hảo: quí vị không xây dựng nó vào trong những hệ thống hoàn hảo vốn quí vị thiết kế cho những mục đích đặc biệt, nhưng nó lại phổ thông, ở đâu cũng có, trong ngôn ngữ tự nhiên. Thuộc tính trước hết phải được giải thích và thứ hai là được hiểu bằng cách nào đó.

 

Trong ngữ pháp phát sinh ban đầu, đã được giả định rằng thuộc tính được biểu hiện bởi một tiến trình hoạt động [18] vốn nó chuyển vị trí cụm từ, từ vị trí của nó của sự diễn giải, sang vị trí ở đó nó được phát âm. Tiến trình hoạt động đó là một sự biến đổi ngữ pháp. Mọi lý thuyết về ngôn ngữ đều có một số cách biểu hiện thuộc tính chuyển vị; vì vậy tất cả chúng đều có sự biến đổi hay một số tương đương hoặc những khái niệm tương tự thấy trong những lý thuyết hoặc khuôn khổ cấu trúc khác [19].[20]. Câu hỏi duy nhất là hình thức của chúng là gì vì nó chỉ là một sự kiện về ngôn ngữ rằng nó có thuộc tính này. Tôi nghĩ có lý do chính đáng để tin rằng giả định ban đầu này ít nhiều thì đúng. Nếu vậy, thì có một tiến trình hoạt động của ngôn ngữ lấy một cụm từ có cấu trúc và gắn nó vào một chỗ nào đó khác. Giả định đơn giản nhất – giả định quí vị làm nếu quí vị gần tách ít xa nhất với sự hoàn hảo – sẽ là hoạt động không gì khác hơn thế: quí vị lấy một cụm từ xuất hiện ở đâu đó và quí vị gắn nó vào một chỗ nào đó khác. Lưu ý rằng sau đó cụm từ sẽ xuất hiện hai lần. Nó xuất hiện ở vị trí ban đầu và ở nơi quí vị đã gắn nó, theo những giả định đơn giản nhất.

 

Giả định phức tạp hơn là có một tiến trình hoạt động kết hợp nhiều bước: quí vị lấy cụm từ, quí vị gắn nó vào một chỗ nào đó khác và sau đó quí vị xóa cụm từ gốc – đó là hai tiến trình hoạt động, vì vậy nó phức tạp hơn. Nhìn bề ngoài, giả định phức tạp hơn có vẻ đúng: trong thực tế, quí vị chỉ “nghe” thấy nó ở một vị trí. Quí vị không nghe thấy “the book seems to have been stolen [the book]/ quyển sách dường như đã bị đánh cắp [quyển sách]” hay, với những người biết tôi đang nói về điều gì, quí vị không nghe thấy “the book seems [the book] to have been stolen [the book]/ quyển sách dường như [quyển sách] đã bị đánh cắp [quyển sách] ]”. Nó thì trong ba vị trí – sự việc đó thực sự phải là thế, nếu quí vị thực hiện tiến trình cho đúng. Vì vậy, có vẻ như quí vị có tiến trình hoạt động phức tạp hơn chứ không phải tiến trình hoạt động đơn giản hơn và thực tế đó là giả định ban đầu. Nhưng hóa ra là sai.

 

Quay ra là bây giờ có bằng chứng rất thuyết phục đáng tin cậy, rằng cụm từ thì ở tất cả những vị trí đó – ở vị trí ban đầu, ở vị trí kết thúc và ở tất cả những vị trí trung gian [21]. Sự kiện đó có tất cả những loại hệ quả với sự giải thích ngữ nghĩa. Vì vậy, nó có nghĩa là bất cứ gì não thức đang làm, nó thì nhìn thấy nó ở tất cả những vị trí đó – đó là “phiên bản sao chép” của lý thuyết dấu vết. Nhưng hầu như đã luôn luôn bị giả định nhầm lẫn rằng “lý thuyết sao chép” thì phức tạp hơn, rằng quí vị phải minh chứng nó về thực nghiệm [22].  Ngược lại là trường hợp đúng. Phiên bản sao chép của thuyết dấu vết [23] là giả định đơn giản nhất; nó nói rằng tiến trình hoạt động duy nhất là tiến trình hoạt động liên kết, gắn hợp. Quí vị phải minh chứng cho sự không hiện hữu của lý thuyết này. Hóa ra ngôn ngữ đủ hoàn hảo khiến rằng giả định đơn giản nhất thì đúng, sự việc này có rất nhiều hệ quả.

 

Tại sao quí vị nghe cụm từ chỉ một lần? Điều này là vì một nguyên tắc rất giả tạo ngoài mặt, ở mặt giao tiếp output ngữ âm [24] vốn xóa mọi sự vật việc nhưng chỉ trừ một, và nó làm việc này trong một kiểu thức rất tổng quát [25]. Nhưng xét về mặt não thức, chúng tất cả đều ở đó; nếu quí vị không cần phải bận tâm nói ra, tất cả chúng sẽ ở đó. Trong thực tế, tất cả chúng đều ở đó trong những tiến trình hoạt động tâm lý, nhưng chỉ một số của chúng được nói ra, phát thành tiếng: trong thực tế là (có) một.

 

Tại sao ngôn ngữ phải có thuộc tính chuyển vị này? Đó là một câu hỏi đáng chú ý thích thú đáng chú ý đã thảo luận trong khoảng bốn mươi năm nhưng không có nhiều tiến bộ. Nhưng nó có thuộc tính và có một số ý tưởng về lý do tại sao nó nên có như vậy. Những ý tưởng này có thể được diễn giải lại theo những điều kiện về mức độ dễ đọc hiểu trên bề mặt. Lấy thí dụ, dường như có sự khác biệt cơ bản giữa hai loại thuộc tính ngữ nghĩa – thuộc tính “cấu trúc sâu” và “cấu trúc bề mặt” trong một quan niệm, quan niệm thứ hai dựa vào sự chuyển vị trí của một mục đến vị trí “nổi bật hơn” ở rìa của một công trình. Nếu những ý tưởng như vậy có thể được phát triển thành công, thì có thể hóa ra rằng Thuộc tính chuyển vị rốt không phải là một sự không hoàn hảo, vốn là một điều kiện rõ ràng được áp đặt từ bên ngoài vốn ngôn ngữ con người phải đáp ứng (chứ không phải những hệ thống biểu tượng có mục đích đặc biệt, thiếu “ngữ nghĩa bề mặt “ của ngôn ngữ tự nhiên và không phải thỏa mãn điều kiện về mức độ dễ đọc hiểu của ngôn ngữ tự nhiên). Dù trả lời cho câu hỏi “tại sao” là gì đi nữa [26], có vẻ như nguyên tắc chuyển vị trí này là đúng và nó hiện hữu ở đó một cách phổ thông; vì vậy, vấn đề là xác định bản chất của nó. Đó là một trong những đề tài nghiên cứu trung tâm trong khoảng bốn mươi năm.

 

Có lý do rất thuyết phục đáng tin cậy để tin rằng yếu tố cốt lõi của sự chuyển vị trí, cốt lõi của thuộc tính chuyển vị, là sự kiện rằng một số đặc điểm nhất định của những đơn vị ngữ nghĩa đều không có thể đọc được ở mặt giao tiếp ngữ nghĩa, rằng chúng không có sự diễn giải nào – chúng ở đó nhưng không có sự diễn giải. Nếu chúng không có sự diễn giải thì chúng phải bị xóa; mặt khác, mặt giao tiếp ngữ nghĩa sẽ không có khả năng để đọc output – những gì nói ra. Vì vậy, có những đặc điểm của những đơn vị ngữ nghĩa vốn phải bị xóa bằng sự tính toán ở đâu đó nếu diễn đạt sẽ là có thể đọc hiểu được. Những liên hệ duy nhất vốn hiện hữu là những liên hệ gần gũi, vì vậy chúng phải được đưa vào trong một liên hệ gần gũi với một gì đó vốn có thể xóa chúng. Nhưng phần tử có thể xóa chúng thường xảy ra là ở xa, vì vậy chúng phải được đem vào trong một liên hệ gần gũi với nó (và phải mang theo những phần tử lớn hơn vì những lý do độc lập). Sự việc đó giống như cốt lõi của thuộc tính chuyển vị, một kỹ thuật để xóa những đặc điểm vốn không đọc hiểu được ở output – những gì nói ra.

 

Những loại đặc điểm này là gì? Một thí dụ là trường hợp cấu trúc ngữ pháp của những danh từ. Vì vậy, quí vị hiểu, chẳng hạn, nói “book / quyển sách”, giống hệt cùng một cách nếu nó là trường hợp nguyên cách (nominative) hay trường hợp đối cách (accusative ), hay chủ ngữ của một ngoại động từ (ergative) hay của một nội động từ (absolutive) [27]; nó có đúng cùng một diễn giải. Vì vậy, thuộc tính của trường hợp cấu trúc ngữ pháp thì không dễ đọc hiểu ở mặt giao tiếp; nó không ảnh hưởng đến cách nó được hiểu.Vì vậy, nó phải được loại bỏ. Cách duy nhất để loại bỏ nó là di chuyển nó – lấy nó và đặt nó ở một nơi khác trong quan hệ gần gũi với một gì đó có thể vô hiệu hóa nó, có thể quét sạch nó. Sau đó, cả hai sẽ biến mất và không có gì là không thể đọc được. Nhưng sự việc đó sẽ đem cho thuộc tính chuyển vị. Điều này cũng đúng với những đặc điểm của động từ được điều chỉnh để thuận hợp với những thuộc tính của chủ ngữ hay bổ ngữ.. Nếu một danh từ là số ít hay số nhiều, quí vị sẽ hiểu nó theo cách khác. Nhưng nếu một động từ là số ít hay số nhiều, quí vị sẽ hiểu nó theo cùng một cách. Vì vậy, những đặc điểm điều chỉnh để thuận hợp của động từ là không thể giải thích được và chúng phải bị xóa, sự việc đó có nghĩa là một gì đó phải đi vào quan hệ gần gũi với chúng, và sự việc đó sẽ buộc chuyển động của những đặc điểm điều chỉnh để thuận hợp của danh từ và thay thế cụm từ trong đó chúng xuất hiện. Và như vậy trên một phạm vi khá rộng

 

Quan hệ phải là gần gũi thế nào? Có thể quan hệ thì rất gần gũi khiến nó phải nằm trong chính từ đó.. Đó dường như là trường hợp xảy ra (điều đó không có nói trong Chương Bốn, tình cờ; bây giờ tôi đã đi xa khỏi điều đó, với những quí vị đã đọc quyển sách [28]). Những đặc điểm không thể giải thích được trong một từ phải bị xóa và đó là cốt lõi của thuộc tính chuyển vị. Hóa ra có rất nhiều sự việc về ngôn ngữ có thể được giải thích bằng (những điều kiện của) khung cấu trúc đó. Vì vậy, dường như có một sự không hoàn hảo nhưng là một sự không hoàn hảo rất hẹp liên quan đến việc không thể giải thích được một số thuộc tính hình thức nhất định của những đơn vị ngữ nghĩa và có thể đây hoàn toàn không phải là sự không hoàn hảo, nhưng là một cách tối ưu để đáp ứng một đòi hỏi do bên ngoài áp đặt vè điều kiện dễ đọc hiểu, nếu phỏng đoán được đề cập trước đó chứng minh là có giá trị.

 

Ngoài thuộc tính chuyển vị, có lẽ vốn rút gọn được thành đặc điểm di chuyển và một số những hệ quả tự động, còn có một tiến trình hoạt động khác vốn trong thực tế là tất yếu trong một hệ thống hoàn hảo. Nó là tất yếu trên những cơ sở khái niệm thuần túy. Đó là một tiến trình hoạt động lấy hai đối tượng ngôn ngữ vốn đã được hình thành bởi những bước lập lại của việc tạo ra và xây dựng một đối tượng lớn hơn từ chúng. Vì vậy, nếu quí vị đã tạo thành “the man / người” và “stole the book / lấy cắp quyển sách”, quí vị có thể (kết hợp để) tạo thành “the man stole the book / người đã lấycắp quyển sách”. Bây giờ, trên những giả định về tối giản (nghĩa là những giả định về sự hoàn hảo), việc tạo ra những diễn đạt sẽ không gồm gì nhiều hơn hai tiến trình hoạt động này – đặc điểm di chuyển để xóa những đặc điểm về tính không thể đọc được và hoạt động hợp nhất – lấy hai cấu trúc và đặt chúng lại chung với nhau. Hoạt động chuyển vị trí trọn vẹn kết hợp những sự việc này – thu hút một đặc điểm phù hợp để loại bỏ một đặc điểm về không thể diễn giải được, sau đó hợp nhất một cụm từ có chứa đặc điểm phù hợp (nếu cần thiết vì những lý do khác; đôi khi nó thì không cần thiết, và chúng ta chỉ có đặc điểm thu hút, như trong cái gọi là “thỏa thuận đường dài”).

 

Sự việc đó có vẻ gần với sự thật một cách ngạc nhiên, một khi chúng ta tìm nhận ra những nguyên tắc chi phối những hoạt động cơ bản: nguyên tắc về gần gũi, về tiết kiệm, và v.v., vốn hạn chế triệt để cách thức làm việc của những hoạt động này. Nếu sự việc đó đúng, khi đó sự khác biệt giữa những ngôn ngữ sẽ nằm ở mức độ rất lớn, trong cách cụ thể trong đó những đặc điểm về không thể diễn giải thích được (chẳng hạn như trường hợp và thỏa thuận bằng lời nói) được thể hiện ra trong những ngôn ngữ khác nhau – với toàn bộ một loạt những hệ quả vốn quí vị hy vọng sẽ tự động tuân theo từ lớp rất hẹp của những thuộc tính từ vựng với những ràng buộc phổ quát.

 

Những ngôn ngữ chắc chắn trông hoàn toàn khác nhau trong những phương diện này. Vì vậy, hãy lấy Sanskrit có một hệ thống biến tố công khai khá phong phú: quí vị nghe thấy rất nhiều biến tố. Tiếng Anh hầu như không có, tiếng Tàu lại càng ít hơn; vì vậy chúng trông hoàn toàn khác nhau. Và, hơn nữa, chúng xuất hiện trong những vị trí khác nhau về cấu trúc ở khắp mọi nơi trong những ngôn ngữ khác nhau, sự việc đó có nghĩa là quí vị không thể có được bất cứ gì – dù rất xa – với cách dịch theo từng chữ một .

 

Tuy nhiên, người ta ngày càng nhận thấy rằng những khác biệt này chỉ là bề ngoài; nghĩa là, tiếng Tàu không có biến tố và Sanskrit có nhiều biến tố dường như rất giống nhau, có lẽ giống hệt nhau ngoại trừ những đặc điểm từ vựng ngoại vi. Nếu vậy, thì đối với não thức (tiến trình nhận thức hoặc tâm lý liên quan đến việc hiểu và dùng ngôn ngữ) , chúng giống nhau. Chúng chỉ khác nhau ở cách vốn hệ thống phối hợp giác quan-vận động lấy và dùng – một tiến trình hay phương pháp nhất quán của hình thành những cấu trúc hay những biểu thức ngôn ngữ, bên trong một khuôn khổ lý thuyết hay tiếp cận về ngôn ngữ học.Tất cả chúng đều có những trường hợp và thỏa thuận và mọi sự vật việc khác, ngay cả còn phong phú hơn Sanskrit; nhưng chỉ não thức nhìn thấy chúng.

 

Điều này dường như cũng đúng với những vị trí vốn những từ xuất hiện. Về cơ bản, chúng đều giống nhau nhưng tiến trình phối hợp giác quan-vận động vận động lấy dùng được những phương diện khác nhau của việc hình thành hoặc tạo ra những yếu tố ngôn ngữ, như từ hay cấu trúc, từ những yếu tố hiện có qua những tiến trình hình thái hay cú pháp. [29] được tạo ra trong não thức. Nếu những kết luận như vậy có thể được thiết lập trên một phạm vi rộng, thì chúng ta có thể theo đuổi công việc cơ bản của Chương trình Tối giản: để cố gắng cho thấy rằng tự thân những thuộc tính phổ quát đều là có thể giải thích được trên những nguyên tắc của cấu trúc tối ưu, dựa trên đòi hỏi về tính dễ đọc ở mặt giao tiếp.

 

Tôi đã từng nói về những phương hướng nghiên cứu, những động lực. Cho đến nay nó đã theo kế hoạch với những nguyên tắc và hệ thống phương pháp rất tốt. Để tiến xa hơn, chúng ta sẽ phải thực hiện điều tra thực nghiệm chi tiết để định giá những đề nghị lý thuyết này. Có một số tài liệu đã được in, và sẽ có thêm nhiều tài liệu khác nữa.. [30] Nó thành công như thế nào? Vâng, quí vị phải phán xét. Đối với tôi, nó nhìn rất khích lệ và khá bất ngờ, đáng chú ý thán phục, mặc dù những nỗ lực này có thể đi được bao xa thì hoàn toàn là một câu hỏi mở và rất khó trả lời. Đây là những đề tài có mức độ khó khăn mới trong bất kỳ lĩnh vực nào trong số này, chúng thường không được theo đuổi trong những ngành khoa học đặc biệt nói chung.

 

Nếu một số một hình thức hoặc biến thể cụ thể của chương trình này phát triển thuận lợi, đạt được kết quả mong muốn, chúng ta sẽ có một bức tranh của ngôn ngữ vốn gây ngạc nhiên cho một hệ thống sinh học. Theo một số cách thức, nó giống với những gì quí vị tìm thấy trong nghiên cứu của thế giới vô cơ, ở đó, vì những lý do khó hiểu, những cố gắng để cho thấy rằng những sự vật việc đã được cấu trúc hoàn hảo thường thường có vẻ thành công. Không ai biết tại sao. Nhưng đó là một loại trực giác rất hữu ích và hiệu quả trong những khoa học tùy thuộc nhiều vào những phương pháp định lượng, thí nghiệm và bằng chứng thực nghiệm, như vật lý, hóa học và sinh học, để giả định rằng mọi sự vật việc đều là thực sự hoàn hảo. Nếu quí vị tìm thấy những con số như số bảy, có lẽ quí vị đã nhầm lẫn; nó thực sự phải là số tám, vì 8 là hai lũy thừa 3 (2 3 ), 2 và 3 là những số nguyên tố; nhưng 7 thì không phải vì nó quá phức tạp. Loại trực giác đó đã rất hiệu quả trong những ngành khoa học hình thức và khoa học tự nhiên. Đây là những loại giả định về cấu trúc-hoàn hảo nhưng chỉ cho những hệ thống đơn giản, được tìm ra bằng sự trừu tượng hóa sâu rộng từ những hiện tượng của đời sống bình thường. Nếu một gì giống như thế hóa ra là đúng với ngôn ngữ, nó sẽ là vô cùng ngạc nhiên và rất đáng chú ý thích thú .

 

Cảm giác của riêng tôi luôn luôn đã là chính trong lĩnh vực này vốn những phương diện đáng chú ý thích thú nhất của việc nghiên cứu ngôn ngữ nằm trong đó. Nó có vẻ như có những đặc tính khá bí ẩn, những thuộc tính bất ngờ, đối với những hệ thống sinh học, và chúng ta càng điều tra càng kỹ càng về nó thì nó có vẻ càng lạ thường và bí ẩn hơn.

 

 

 

Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ hai

(Mar/2024)

(Còn tiếp ... )

 

http://chuyendaudau.blogspot.com/

http://chuyendaudau.wordpress.com



[1] [Lấy một trường hợp thí dụ, đòi hỏi rằng một thành phần trong một câu thì được chủ đề hóa (tức là nhận sự tập trung chú ý): “fish / cá” như trong “fish I like /cá tôi thích”. Trong những điều kiện của giả thuyết “VP-internal Subject/ VP – Chủ thể nội bộ” (xem bên dưới), cả “cá” và “tôi” đều bắt nguồn từ bên trong VP và cả hai đều được rút ra khỏi VP. “Fish /Cá” thì lấy ra để nó thì được tập trung chú ý (nhận tập trung chú ý). Việc lấy ra của “I/tôi” ở đây chúng ta không cần phải bận tâm.] – bare output conditions: những điều kiện tối thiểu cơ bản về output – điều kiện tối thiểu hay thiết yếu mà những biểu thức ngôn ngữ phải đáp ứng để được coi là hợp ngữ pháp hay có ý nghĩa.

[2] Đi lệch khỏi trạng thái vốn những khái niệm hay lý thuyết ngôn ngữ phù hợp với hiểu biết trực giác của chúng ta về ngôn ngữ

[3] “That's the program / Đó là chương trình” chỉ Chương trình Tối giản (The Minimalist Program,1995) của Chomsky, chương trình đưa ra một khung cấu trúc cho sự tìm hiểu ngôn ngữ. Nó gồm việc xem xét chi tiết chặt chẽ những giả định về ngôn ngữ, đặt câu hỏi về sự khác biệt so với tính tự nhiên của khái niệm và chứng minh rằng những giải thích đơn giản hơn nhưng bỏ đi những giả định không cần thiết vẫn có thể giải thích dữ liệu thực nghiệm một cách hiệu quả. Chương trình Tối giản nhằm mục đích đơn giản hóa sự hiểu biết của chúng ta về ngôn ngữ bằng tập trung vào những yếu tố cơ bản và thiết yếu nhất, đồng thời loại bỏ sự phức tạp không cần thiết. Thay vì dựa vào nhiều quy tắc và đặc điểm, nó tìm cách xác định một tập hợp nhỏ những nguyên tắc cơ bản có thể giải thích được sự đa dạng của ngôn ngữ. Bằng đó, nó nhằm mục đích khám phá những đặc tính cốt lõi của ngôn ngữ và cách chúng được tiến hành trong não thức con người. Về cơ bản, chương trình cố gắng tìm ra sự giải thích đơn giản nhất cho sự phức tạp của ngôn ngữ. Thêm nữa, Chương trình Tối giản góp phần xây dựng khái niệm Ngữ pháp phổ quát bằng đưa ra những cấu trúc và nguyên tắc ngôn ngữ bẩm sinh vốn tất cả những ngôn ngữ đều có chung. Nó xây dựng trên nền tảng của Ngữ pháp phát sinh và Ngữ pháp phổ quát, giới thiệu những khái niệm mới như “bare output conditions = điều kiện tối thiểu hay thiết yếu mà những biểu thức ngôn ngữ phải đáp ứng để được coi là có ngữ pháp hay có ý nghĩa” và “economy principle / ý tưởng cho rằng những cấu trúc ngôn ngữ hướng tới sự đơn giản và hiệu quả, đồng thời tránh sự phức tạp không cần thiết.” để hoàn thiện hơn nữa lý thuyết ngôn ngữ. Do đó, Chương trình Tối giản cung cấp một khuôn khổ toàn diện để hiểu những nguyên tắc cơ bản làm cơ sở cho cấu trúc ngôn ngữ, nâng cao hiểu biết của chúng ta về bản chất ngôn ngữ của con người.

[4]levels: đây để chỉ những giai đoạn lý thuyết hoặc những trình bày khác nhau đã được thừa nhận trong lý thuyết ngôn ngữ truyền thống để giải thích những phương diện khác nhau của những cấu trúc và những tiến trình dùng hiểu ngôn ngữ. Những cấp độ này thường gồm: (a) Phonetic Level / Cấp độ ngữ âm: Sự thể hiện âm thanh lời nói theo những đặc tính vật lý của chúng, chẳng hạn như đặc điểm phát âm và âm thanh. (b) Phonological Level / Cấp độ âm vị học: Sự thể hiện trừu tượng của âm thanh lời nói theo những đặc điểm riêng biệt và cách tổ chức của chúng thành những âm vị và quy tắc âm vị. (c) Morphological Level: / Cấp độ hình thái: Việc phân tích cấu trúc từ, bao gồm những hình vị và sự kết hợp của chúng để tạo thành từ. (d) Syntactic Level / Cấp độ cú pháp: Phân tích cấu trúc câu, bao gồm cấu trúc cụm từ và quan hệ ngữ pháp giữa những từ. (e) Semantic Level / Cấp độ ngữ nghĩa: Sự thể hiện ý nghĩa trong ngôn ngữ, gồm việc giải thích những từ, cụm từ và câu.

Chomsky cho rằng những cấp độ ngôn ngữ truyền thống này có thể không cần thiết hoặc không biện minh được, và việc phân tích ngôn ngữ có thể được thực hiện đầy đủ chỉ ở hai cấp độ những mặt giao tiếp của ngữ âm và ngữ nghĩa. Ông lập luận rằng sự tồn tại của những cấp độ bổddax thêm vào này có thể được thúc đẩy nhiều hơn bởi sự thuận tiện về phương sách kỹ thuật cho tiện lợi hơn là bởi sự cần thiết thực sự của ngôn ngữ. Vì vậy, nhiệm vụ là chứng minh rằng những hiện tượng ngôn ngữ có thể được giải thích và hiểu rõ hơn mà không cần dựa vào những cấp độ phân tích truyền thống này..

[5] [The Projection Principle / Nguyên tắc Chiếu: như Chomsky (1981) phát biểu rằng những cấu trúc ở những mức độ ngôn ngữ khác nhau (như cấu trúc LF, D – và S) bắt nguồn từ những từ trong vốn từ vựng của chúng ta, bảo đảm chúng ăn khớp với những mẫu thức mong đợi của những từ đó.

Để đưa ra một số thí dụ về thuộc tính phân-loại-phụ của những đơn vị ngữ nghĩa:

Động từ “hit/đánh” đòi hỏi cụm danh từ (NP) làm đối tượng trực tiếp trong câu.

Động từ “ die / chết” không có bất kỳ đối tượng nào.

Động từ “ give / cho” cần có cả NP và cụm giới từ (PP).

Nguyên tắc này đã được tăng cường với yêu cầu thêm vào là một mệnh đề phải có một chủ ngữ và dạng sửa đổi của nó gọi là “Nguyên tắc chiếu mở rộng” (EPP). Xem Chomsky (1982). Sau đó, yêu cầu thêm vào này được gọi là EPP. Bây giờ, trong khái niệm tối giản của ngữ pháp, loại bỏ những cấu trúc mô tả D và S, và không cho phép những cấu trúc mô tả LF mang lại sự vô nghĩa, không có chỗ cho nguyên tắc chiếu ban đầu (Chomsky 1995b: Chương 3). Đối với yêu cầu tăng cường (EPP), giờ đây nó được nắm bắt theo một cách khác: phần đầu I của Cụm từ biến tố (IP) có đặc điểm “mạnh” là phải có một chủ ngữ. Xem Chomsky (1995b:232) để biết thêm chi tiết chuyên môn.]

[6] s-structure: cấu trúc mặt ngoài: Chỉ cấu lớp cấu trúc ngoài mặt của một câu, trình bày dạng cú pháp trực tiếp của nó, trước khi có bất kỳ biến đổi hay chuyển dịch nào xảy ra.

[7] [Binding theory/Thuyết Ràng buộc liên quan đến việc ràng buộc những antecedents / từ đứng trước cho những anaphors / tử dùng thay cho từ đứng trước (“himself /chính anh ấy”, “each other /với nhau”, v.v.), chỉ định những cụm danh từ (NPs) nào trong câu không thể là từ đứng trước của đại từ (“he / anh ấy”, “them /họ”, v.v.) và bảo đảm rằng những những diễn đạt-r (“John”, “The nice fashion”, v.v.) vẫn không có những từ đứng trước nói trên trong một mệnh đề.

Case theory / Thuyết Về Sự Thay Đổi Trong Hình Thức Của Từ (the theory of Abstract Case) / thuyết Về sự thay đổi trừu tượng trong hình thức của từ) về cơ bản có hai phương diện:

(a) Gán Sự thay đổi trong hình thức của một từ (thay đổi trừu tượng) cho những cụm danh từ với từ vựng nghĩa là những cụm danh từ có nội dung ngữ âm; tuy nhiên xem Chomsky (1986), trong đó nêu lên rằng “đại từ/PRO”, thiếu nội dung như vậy, nên có Thay đổi trong hình thức của một từ. “Đại Từ” (“đại từ =từ đứng trước”) là những gì gọi là ‘chủ ngữ được hiểu’ trong cấu trúc nguyên thể, như trong “John muốn [[đại từ] về nhà]”, trong đó phần ngoài dấu ngoặc biểu thị mệnh đề nguyên thể.

(b) Thẩm định một chuỗi từ (câu) như không đúng ngữ pháp vốn chứa một cụm danh từ với từ vựng không có Thay đổi trong hình thức của một từ (được gọi là “lọc bỏ thay đổi trong hình thức của một từ”).

Những điều này lẽ ra phải áp dụng ở mức độ cấu trúc-S, nhưng trong Chương trình Tối giản gần đây hơn loại bỏ cấu trúc-S, việc kiểm tra thay đổi trong hình thức của một từ và gán tiền đề cho phép ẩn dụ, v.v., diễn ra ở nơi khác. Nhiệm vụ của Thuyết ràng buộc phải được thực hiện ở mức độ LF. Việc gán thay đổi trong hình thức của một từ không còn cần thiết nữa vì những NP đi vào kết hợp chặt chẽ với cấu trúc cú pháp của câu đã biến đổi cho phù hợp bằng những tính chất của Thay đổi trong hình thức của một từ; Lọc bỏ thay đổi trong hình thức của một từ giờ có thể được xem như một điều kiện ở mặt giao tiếp vốn đòi hỏi rằng việc kiểm tra thay đổi trong hình thức của một từ phải được thực hiện trong tiến trình kết hợp chặt chẽ với cấu trúc cú pháp của câu. Xem Chomsky (1995b: Chương 3) để biết thêm chi tiết.]

 – lọc bỏ thay đổi trong hình thức của một từ: là một nguyên tắc ngôn ngữ đánh giá ngữ pháp của câu dựa trên sự hiện diện hay vắng mặt của việc tạo thay đổi trong hình thức của một từ trên những cụm danh từ – lexical NP / cụm danh từ với từ vựng: dùng để chỉ một cụm danh từ gồm một từ có nội dung, thường là một danh từ, mang ý nghĩa và góp phần tạo nên ngữ nghĩa của câu. Ví dụ, trong câu “The cat is sleeping /Con mèo đang ngủ”, “con mèo” là một NP từ vựng vì “con mèo” là một từ có nội dung góp phần tạo nên ý nghĩa của câu. Tuy nhiên, trong câu “It is sleeping /Nó đang ngủ”, “nó” không phải là một NP từ vựng vì “it” là một đại từ chỉ một danh từ đã được đề cập trước đó và bản thân nó không mang nhiều nội dung từ vựng.

Case Theory/Thuyết Thay Đổi Trong Hình Thức Của Một Từ: Thuyết này đề cập đến việc gán và giải thích những thay đổi trong hình thức của một từ ngữ pháp cụ thể (như danh từ, đối cách, sở hữu cách) cho danh từ, đại từ và cụm danh từ trong câu. Nó xem xét cách những thay đổi trong hình thức của một từ này phản ánh quan hệ cú pháp và ngữ nghĩa giữa những thành phần này trong cấu trúc câu.

Theory of Abstract Case/Thuyết Về Sự Thay Đổi Trừu Tượng Trong Hình Thức Của Từ: Thuyết này xây dựng dựa trên Thuyết về sự thay đổi trong hình thức của từ bằng xem xét không chỉ những dấu hiệu về sự thay đổi trong hình thức của từ cụ thể mà còn cả những đặc điểm về sự thay đổi trừu tượng trong hình thức của từ. Về sự thay đổi trừu tượng trong hình thức của từ gồm một khái niệm rộng hơn về sự thay đổi trong hình thức của từ có thể không phải lúc nào cũng biểu hiện về mặt hình thái nhưng vẫn ảnh hưởng đến quan hệ cú pháp và ngữ nghĩa giữa những thành phần câu. Nó mở rộng ra ngoài danh từ để gồm cách những đặc điểm về sự thay đổi trừu tượng trong hình thức của từ tác động đến những quan hệ trong câu một cách rộng rãi hơn.

Binding Theory/Thuyết Ràng buộc: tập trung vào quan hệ giữa những đại từ (như “himself,” “each other”/ “chính anh ấy”, “nhau”) và những tiền ngữ của chúng trong một câu. Nó đi sâu vào những ràng buộc chi phối những quan hệ này, gồm cả những cụm danh từ NPs) nào có thể hay không thể đóng vai trò là tiền đề cho đại từ. Thuyết này giúp hiểu cách những đại từ đề cập đến những thực thể cụ thể trong câu và những quy tắc ngữ pháp chi phối những ám chỉ, nói đến, nhắc đến này.

[8] Chomsky tuyên bố rằng trong nghiên cứu ngôn ngữ học, chỉ nên có hai lớp cấu trúc biểu đạt: ngữ âm và ngữ nghĩa. Chúng được gọi là những lớp cấu trúc giao tiếp. Lớp cấu trúc ngữ âm giải quyết những âm thanh vật lý của ngôn ngữ, trong khi lớp cấu trúc ngữ nghĩa giải quyết ý nghĩa. Chomsky phản đối sự tồn tại của những lớp cấu trúc khác, chẳng hạn như cấu trúc ẩn sâu hay cấu trúc ngoài mặt, vốn thường được dùng trong lý thuyết ngôn ngữ. Chomsky nói rằng những lớp cấu trúc thêm vào này chỉ được đem vào như một cách để lấp đầy những khoảng trống hiểu biết của chúng ta, nhưng chúng không cần thiết hay không được chứng minh với nhu cầu về mức độ dễ đọc (tức là khả năng hiểu được hệ thống ngôn ngữ).Thay vào đó, mọi sự việc có thể và nên được giải thích chỉ dựa trên những lớp cấu trúc giao tiếp. Đây là một sự thay đổi đáng kể về quan điểm và đòi hỏi phải đánh giá lại nhiều nguyên tắc và thuyết đã được thiết lập trong ngôn ngữ học. Về bản chất, đây là lời kêu gọi một mô hình lý thuyết ngôn ngữ hợp lý hơn, hiệu quả hơn, loại bỏ những lớp cấu trúc biểu đạt có thể thừa thãi. Đây là một nhiệm vụ đầy thử thách nhưng Chomsky tin rằng nó sẽ dẫn tới những thuyết giải thích tốt hơn.

[9] [Subscripting, superscripting, coindexing / Chỉ số dưới, chỉ số trên / cùng-chỉ mục – là những thành phần thiết yếu của thuyết Chi Phối Ràng Buộc / Government-Binding (GB) một khung ngôn ngữ được Noam Chomsky phát triển. Trong lý thuyết GB, những quan hệ kết buộc (anaphor-antecedent, v.v.), chẳng hạn như những quan hệ giữa những anaphors (như đại từ phản thân) và từ đứng trước của chúng, được trình bày bằng việc dùng cosubscripting. Điều này có nghĩa là những phần tử được liên kết với nhau, chẳng hạn như đại từ và tiền ngữ của nó, được đánh dấu bằng chỉ số dưới để biểu thị quan hệ của chúng. Ngược lại, những quan hệ không ràng buộc, giống như những quan hệ giữa “nó” và một mệnh đề ngoại suy, và sự thỏa thuận giữa chủ ngữ (AGR), được thể hiện bằng việc dùng cosuperscripting (chẳng hạn như giữa “it” và mệnh đề ngoại suy: “đúng là John trung thực”). Trong bối cảnh này, những chỉ số được gắn vào những thực thể ngôn ngữ trong quá trình phái sinh, đó là quá trình xây dựng cấu trúc cú pháp của một câu. Để biết thêm chi tiết về những khái niệm này, hãy tham khảo Chomsky (1981).

Một “cụm từ” đã được xem như một đối tượng cú pháp cơ bản. Theo thuyết GB, tất cả những điều sau đây trong ngữ pháp truyền thống đều là những về trường hợp của cụm từ: mệnh đề chính, mệnh đề với liên từ và mệnh đề phụ, cụm từ và những từ đơn (“John”, “he”). Ngoài ra, “PRO” (“PRO” thường được gọi là đại từ. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là “PRO” không phải lúc nào cũng hoạt động giống như một đại từ điển hình được thể hiện một cách công khai trong câu), thành phần “nominal/danh nghĩa (dùng để chỉ bất cứ điều gì liên quan đến danh từ hoặc hoạt động như danh từ trong cấu trúc của câu) được hiểu rõ, cũng là một ví dụ của một cụm từ. Trong những giải thích trước của ngữ pháp phát sinh hiện đại, những quy tắc cấu trúc cụm từ (quy tắc PS) nắm bắt cấu trúc bên trong của những cụm từ. Một số giải thích của ngữ pháp phát sinh, chẳng hạn như Ngữ pháp chức năng từ vựng (Lexical Functional Grammar (LFG), vẫn làm như vậy. Những cố gắng đã được thực hiện để loại bỏ hoàn toàn những quy tắc PS và phần còn lại của chúng trong mô hình GB đều ở dạng sơ đồ thanh-X.

Thuyết thanh-X được đưa ra vào cuối những năm 60. Một điều quan trọng nó đã làm là nắm bắt được cấu trúc bên trong tổng quát của tất cả những cụm từ (X’’) dưới dạng phần đầu (X), phần xác định và phần bổ ngữ. Trong sơ đồ này, một cụm từ được xem là hình chiếu tối đa của phần đầu của nó: ví dụ: cụm danh từ (NP)(“sự hủy diệt của thành phố”) là hình chiếu tối đa của danh từ (N) (“destruction / sự hủy diệt”); cụm động từ (VP) (“destroyed the city / hủy diệt thành phố”) là hình chiếu tối đa của động từ (V) (“destroy / hủy diệt”), v.v. những ngôn ngữ có phần đầu (ví dụ: tiếng Anh) có thứ tự đầu phần thêm vào và những ngôn ngữ phần đầu (ví dụ: tiếng Hindi) có thứ tự phần đầu phần thêm vào. Cấu trúc bên trong của bất kỳ cụm từ nào trong ngôn ngữ có phần đầu là:

[ X’’ SPEC [ X’ [ X HEAD] THÊM VÀO]]

Tổ chức thanh-X (X-bar) có thể được xem như một khuôn mẫu do UG đưa ra. Đó là một hạn chế mà những quy tắc PS phải đáp ứng trong một ngữ pháp có những quy tắc đó. Xem Chomsky (1972b) để biết thêm chi tiết. Cũng xem thêm Chomsky (1995a) để biết một thực hiện của ý tưởng rằng thuyết thanh-X có thể được loại bỏ.]

[10] X-bar theory : Thuyết thanh-X là một lý thuyết ngôn ngữ đưa ra mô hình cấu trúc những cụm từ theo cú pháp ngôn ngữ tự nhiên. Nó gợi ý rằng những cụm từ có cấu trúc phân cấp gồm nhiều lớp hay “bar / thanh”, với mỗi lớp biểu thị những mức độ trừu tượng khác nhau.

[11] [Adjacency / Sự liền kề: nói về đến sự gần gũi hoặc gần gũi của những yếu tố ngôn ngữ trong một câu. Trong cú pháp, sự liền kề thường liên quan đến thứ tự tuyến tính của những từ hoặc cụm từ và cách vị trí của chúng ảnh hưởng đến việc giải thích ý nghĩa hoặc ngữ pháp.

Theta-structure/Cấu trúc theta: Cấu trúc theta liên quan đến việc gán vai trò chủ đề cho những cụm danh từ (NP) hoặc tương đương đi kèm với động từ và hoàn thành ý nghĩa của nó (arguments) trong một câu. Vai trò chủ đề thể hiện những chức năng khác nhau mà những danh từ hoặc những cụm danh từ thực hiện trong quan hệ với động từ, chẳng hạn như “agent/tác nhân”, “them/chủ đề” hoặc “recipient/vai nhận”.

Scope at LF /Phạm vi tại LF: nói về đến việc tổ chức phân cấp những diễn giải ngữ nghĩa trong một câu. LF là viết tắt của “Logical Form”, là mức biểu diễn trong đó những thuộc tính ngữ nghĩa được chuyển thông tin sang một định dạng hay trình bày cụ thể theo những quy tắc hoặc tiêu chuẩn được xác định trước. Phạm vi của toán tử hoặc bộ định lượng nói về đến phạm vi những phần tử mà nó có ảnh hưởng về mặt ngữ nghĩa.

C-command: /Lệnh C: Lệnh C là thuộc tính cú pháp xác định quan hệ thứ bậc giữa hai thành phần ngôn ngữ trong một câu. Một phần tử ra lệnh-c cho phần tử khác nếu nó cao hơn trong cấu trúc cú pháp và có tiềm năng tác động đến diễn giải hoặc phân phối phần tử kia.]

[12] [c-command / lệnh-c là một quan hệ cấu trúc giữa hai thực thể trong một cấu hình phân cấp. Có nhiều hơn một định nghĩa về quan hệ này trong tài liệu. Một định nghĩa như sau:

Một thực thể ac-ra lệnh cho một thực thể b iff mọi phép chiếu cực đại vốn chiếm ưu thế a đều chiếm ưu thế b. (An entity a c-commands an entity b iff every maximal projection that dominates a dominates b.)

Trong cấu hình sau, V lệnh-c NP và PP

[ V’’ [ V’ V NP] PP]

Theo một định nghĩa khác của lệnh-c, V lệnh-c NP, nhưng không phải PP.

[13] Head = Trong ngôn ngữ học, đặc biệt là cú pháp, thuật ngữ “head/đầu” dùng chỉ thành phần trung tâm của một cụm từ hoặc mệnh đề xác định phạm trù cú pháp và thường mang nội dung ngữ nghĩa chính của cụm từ hoặc mệnh đề đó. Ví dụ: trong cụm danh từ “ngôi nhà lớn màu xanh”, danh từ “ngôi nhà” là từ làm đầu’ vì nó xác định phạm trù tổng thể và ý nghĩa của cụm từ. Tương tự như vậy, trong cụm động từ “sẽ được học”, động từ chính “học” là từ làm đầu’

[14] [ Chi phối và chi phối thích hợp là những quan hệ cấu trúc giữa hai thực thể trong một cấu hình cây. Cái trước về cơ bản là một khái niệm địa phương, đã đòi hỏi cho một loạt những trường hợp của những trường hợp: Ràng buộc, Thay Đổi Trong Hình Thức Của Một Từ:, v.v. Cái sau là đòi hỏi vốn dõi theo dấu vết của những thành phần được di chuyển phải thỏa mãn.

Những định nghĩa :

-         Chi phối : a chi phối b iff (a) a commands-c b, (b) a là một đứng đầu và (c) mọi phép chiếu tối đa chi phối b chi phối a. (Government: a governs b iff (a) a c-commands b, (b) a is a head, and (c) every maximal projection that dominates b dominates a.)

-         Chi phối thích hợp : a cai trị đúng cách b nếu (a) a cai trị ba có từ vựng, hay (b) a liên kết thanh-A nội bộ b. (Proper Government: a properly governs b iff (a) a governs b and a is lexical, or (b) a locally A-bar binds b.)

Để biết chi tiết, xem Chomsky (1981), Chomsky (1986b), và Lasnik và Saito (1984), trong số những người khác. Trong Chương trình tối giản, những khái niệm này không còn cần thiết nữa. những quan hệ nội bộ cơ bản hơn, như chỉ định-đầu, thêm-vào-đầu (specifier-head, head-complement), v.v., làm cho khái niệm chi phối trở nên thừa. Ví dụ, khái niệm về một từ điều khiển (governor) không cần phải tham gia vào những Thuyết Về Sự Thay Đổi Trừu Tượng Trong Hình Thức Của Từ – và thuyết Theta; ảnh hưởng của chúng được nắm bắt trong những điều khoản của những quan hệ trên. Đối với chi phối thích hợp có liên quan, về cơ bản, nó làm giảm những điều kiện tiết kiệm thuộc nhiều loại khác nhau. Xem Chomsky (1995b, đặc biệt là Chương 3 và 4) để biết chi tiết chuyên môn.]

[15] Chomsky mô tả sự chuyển vị là một đặc điểm quan trọng và nổi bật của ngôn ngữ con người. Sự chuyển vị đề cập đến khả năng ngôn ngữ diễn đạt ý tưởng hoặc đề cập đến những gì không có trong bối cảnh trực tiếp của cuộc trò chuyện hoặc tình cảnh. Đặc tính này cho phép con người nói về những sự kiện trong quá khứ, tương lai, giả định hoặc không tức thời, đây là một khía cạnh cơ bản trong giao tiếp của con người nhưng thường không được tìm thấy trong những hệ thống biểu tượng chính thức như ngôn ngữ máy tính. Chomsky nhấn mạnh sự quan trọng và phức tạp của sự chuyển vị như một đặc điểm phổ quát của ngôn ngữ.

[16] [quan hệ giữa “ăn cắp” và “cuốn sách” là quan hệ động từ-vị ngữ quen thuộc (một ví dụ về quan hệ “phần bổ sung” trong thuật ngữ lý thuyết thanh X), rất nội bộ và theo một nghĩa nào đó là ngữ nghĩa. Ngược lại, không có quan hệ ngữ nghĩa giữa “see” và “book” (so sánh quan hệ giữa “John” và “sleep” trong “John sleep” là ngữ nghĩa); Ngoài ra, “cuốn sách” xảy ra ở một mệnh đề khác (tức là mệnh đề chính) với mệnh đề mà nó nhận được sự giải thích ngữ nghĩa (mệnh đề phụ).]

[17] [Để biết thêm những chi tiết mang tính kỹ thuật và khái niệm liên quan đến đặc tính của sự chuyển dịch như một sự không hoàn hảo trong ngôn ngữ, hãy xem Chomsky (1995b: Chapter Four, 1997).]

[18] ‘operation’ > ‘phép tính toán’ Chomsky thường dùng những từ trong toán học để nói về những hoạt động trong ngôn ngữ. Cả hai đều liên quan đến những thủ tục hoặc kỹ thuật tác động về hệ thống để biến đổi những cấu trúc để đạt được những kết quả cụ thể.

[19] counterpart

[20] [Lexical Functional Grammar (LFG) Ngữ pháp chức năng từ vựng,: Lấy thí dụ, tự nhận là một ngữ pháp (sáng tạo nhưng) không mang tính chuyển đổi. Nó có những quy tắc PS, nhưng không có quy tắc chuyển đổi theo nghĩa quen thuộc. Tuy nhiên, quan điểm của Chomsky là những phương sách kỹ thuật mà những ngữ pháp không chuyển đổi như LFG và Ngữ pháp cấu trúc cụm từ tổng quát (GPSG) sử dụng, thay cho những quy tắc chuyển đổi để giải thích những sự kiện chuyển dịch, chẳng qua là tương đương với những quy tắc chuyển đổi. Để biết chi tiết về LFG, xem Bresnan (1982); đối với GPSG, xem Gazdar et. al. (1985)]

[21] [Điều này minh họa những gì gọi là thuyết sao chép của chuyển động. Nói một cách không chính thức và bỏ qua nhiều chi tiết, khi chuyển dịch hay rời chỗ của một thành phần, một sao chép của nó sẽ được để lại ở vị trí ban đầu. Thành phần được phát âm ở vị trí mục tiêu và được gán cho giải thích ngữ nghĩa (về mặt kỹ thuật, theo chủ đề) ở vị trí ban đầu của nó. Thành phần được di chuyển và sao chép của nó tạo thành một chuỗi.

Câu hỏi đặt ra là liệu có bất kỳ sự biện minh nào cho việc sao chép ở vị trí trung gian hay không, nơi nó không được phát âm và không được giải thích hay không. Thực sự có một số biện minh xuất phát từ những cấu trúc loại như sau: *John có vẻ như đã được mong đợi sẽ rời đi”. Việc không thể có “it” ở vị trí chủ ngữ của mệnh đề phụ, cho thấy rằng vị trí đó đã được lấp đầy bằng sao chép của thành phần được chuyển đi “John”; nói cách khác, “John” không nhảy thẳng từ vị trí chủ ngữ của mệnh đề nguyên thể sang vị trí chủ ngữ của mệnh đề chính, mà nó đã đi đến đó “liên tiếp theo chu kỳ”. Để biết thêm chi tiết, xem Chomsky (1995b).]

[22] [Xem Chomsky (1975) cho một giải thích không chính thức của thuyết trace-theory].

[23] trace theory – thuyết dấu vết: đề cập đến một lý thuyết ngôn ngữ thừa nhận sự tồn tại của dấu vết hoặc vị trí cú pháp trống để lại khi chuyển dịch xảy ra trong một câu.

[24] Phonetic output interface: chỉ giai đoạn trong tiến trình nhận thức ngôn ngữ liên quan đến hiểu và tạo ngôn ngữ, đó những biểu tả ngôn ngữ trừu tượng chuyển dịch thành âm thanh, lời nói thực. Những thông tin trong ngôn ngữ được chuyển thành tiếng nói, nghe được.

[25] [Xem Chomsky – thảo luận thêm (1995b, đặc biệt chương Một và Ba).

[26] [Xem tài liệu tham khảo ở ghi chú 35.]     

[27] nguyên cách (nominative), đối cách (accusative), chủ ngữ của một ngoại động từ (ergative), chủ ngữ của một nội động từ (absolutive). Thí dụ: (a) nguyên cách (nominative): “Quyển sách thì thật thú vị” (Ở đây, “quyển sách” là chủ ngữ của động từ “thì.”) (b) trường hợp đối cách: “Tôi đọc sách” (Ở đây, “sách” là túc từ trực tiếp của động từ “đọc.”)

[28] [Tài liệu tham khảo là Chomsky (1995b)]

[29] derivations

[30] [Một số tài liệu này có sẵn trên những số gần đây của tạp chí Nghiên cứu ngôn ngữ, Ngôn ngữ học và Triết học, và những tạp chí khác. Đối với tác phẩm dài như sách, hãy xem những mục gần đây (chẳng hạn như Kitahara 1997, Brody 1995, Zubizarreta 1998, Barbosa và cộng sự 1998, v.v.) trong Linguistic Inquiry Monograph Series của Nhà xuất bản MIT.]