Ngữ học và Thi học
(Linguistics
and poetics – 1960)
Roman Jakobson
Lời Giới thiệu
Linguistics and Poetics phân định sáu chức năng
của ngôn ngữ, mỗi chức năng dựa trên một thành tố tạo dựng của sáu tiến trình
ngôn ngữ. Thi học, như nghiên cứu về một trong những chức năng này – chức năng Thơ
ca - của ngôn ngữ, phải được xem là một phần ràng buộc không thể tách khỏi Ngữ
học.
1.
Điều gì làm một nhắn gửi bằng lời nói (thông điệp ngôn ngữ) là thơ? - Khi nào trong nhắn gửi
đó, chức năng Thơ ca đóng vai ưu thế - Vậy chức
năng Thơ ca đó là gì?
Trả lời câu hỏi này chúng ta phải
quay trở lại với Roman Jacobson, vì chức
năng Thơ ca là từ đề nghị của ông khi phân biệt sáu chức năng của sự truyền
thông ngôn ngữ, và cũng trên quan điểm ông nhìn tất cả những luận bàn nói năng
như diễn ra trên hai tuyến của những dấu hiệu, ở đây là những dấu hiệu của tiếng
nói. Khi chúng ta nói, chuyện này dẫn tới việc kia, có thể hoặc trên sự tượng
tự hay sự tương cận – thế nên, theo Jacobson, dấu hiệu để nhận biết sự có mặt
của thơ - là trong cách dùng lối chuyển
nghĩa (trope) - hoặc ẩn dụ hay hoán dụ (metaphor / metonymy).
Nội dung trên của Roman Jacobson đến
nay đã thành cổ điển, nhưng ứng dụng những câu hỏi như thế, lúc nào cũng đem
lại một gì đó mới lạ. Tôi đã phần nào nhắc đến lý thuyết của ông khi tôi đọc
bài thơ “Tiếng
chuông chùa trong Phong Kiều Dạ Bạc” – cho thấy thực sự đâu là nhắn gửi của bài thơ đó; nên cũng là lý
do tôi trực tiếp giới thiệu bản văn này của Jacobson.
2.
Để hiểu lời đáp và câu phát ngôn quen
thuộc của ông vẫn thường được dẫn “Chức
năng thơ ca phóng chiếu nguyên tắc tương đương từ trục lựa chọn vào trục kết hợp”
chúng ta trước hết phải hiểu những phân tích và định nghĩa của ông về sáu chức
năng trong truyền thông ngôn ngữ, và hai tác động đồng thời khi tạo lập một nhắn gửi bằng lời nói.
Theo Jacobson, bất kỳ một sự kiện nào
của truyền thông ngôn ngữ đều có sáu thành tố - mỗi thành tố tương ứng với một
chức năng:
(1) Người gửi:
người nói, người kể, tác giả câu chuyện; nhân vật ngôi thứ nhất.
(2) Người nhận :
người nghe, người xem, người đọc, người xử dụng; nhân vật ngôi thứ hai
(3) Dấu hiệu có nghĩa ngầm (code): hệ thống những dấu hiệu của lời nói – ngôn ngữ - chúng
ta nói, ghi lại lời nói bằng những dấu hiệu, mỗi dẫu hiệu trong một hệ thống có
một ý nghĩa.
(4) Nhắn Gửi: là những
gì để truyền đi, gửi đi, trao đến người nhận, có thể được ghi chép bằng dấu
hiệu (chữ viết), dấu hiệu cóa thể lập lại thành lời nói được, Vì có một Nhắn Gửi, nên có hệ thống ghi ký hiệu để
ghi chép, và hệ thống giải ký hiệu để nhận, đi kèm với Nhắn Gửi đó, hiểu là một hệ thống ký hiệu - ở đây là ngôn ngữ nào
đó có chung giữa bên gửi và bên nhận.
(5) Phạm vi: toàn
bộ những điều kiện xã hội của sự truyền thông: Nhắn Gửi dẫn chiếu, nói về điều gì, nhắc chỉ đến sự vật gì, ai?
Không có Nhắn Gửi nằm trong hư không –
những Nhắn Gửi nằm trong một nội
dung, phạm vi xã hội, văn hóa nào đó.
(6) Tiếp xúc :
kênh truyền thông, nối giòng tâm lý hay thực tại vật lý
Như vậy người gửi gửi một nhắn gửi
có những dấu hiệu có ý nghĩa nói đến
hay nhắc về một phạm vi nội dung nào
đó – đến người nhận – và mở ra tiếp xúc.
Tương ứng với sáu thành tố này, là
sáu chức năng – nhấn mạnh nhiều ít khác nhau tùy từng nhắn gửi:
(1) Biểu cảm : Diễn
tả tình cảm, xúc động - thí dụ, một tiếng kêu, than, thở dài chẳng hạn – nhấn
mạnh nơi Người gửi
(2) Gọi Nhận :Kêu
gọi – ra lệnh, xin xỏ, lay chuyển cảm động: nhấn mạnh nơi Người nhận
(3) Ngôn ngữ về ngôn ngữ: dấu hiệu của lời nói: nhấn mạnh trên Dấu hiệu có nghĩa ngầm - chức năng này được thực hiện khi bên gửi
dùng dấu hiệu có nghĩa ngầm riêng của
mình và xác minh rằng bên nhận dùng cũng dùng cùng một dấu hiệu có nghĩa ngầm. Chức năng này là dùng ngôn ngữ để giải
thích một ngôn ngữ khác.
(4) Thơ ca: không
chỉ giới hạn trong thơ chỉ vì mỗi nhắn gửi đều là biểu cảm. Chức năng này dựa
trên những dạng thức của nhắn gửi có một giá trị biểu cảm riêng (âm nhạc, vần
điệu).
(5) Gồm chỉ: mở
rộng nghĩa, về những nghĩa bao hàm - thông báo: nhấn mạnh trên Phạm vi - chức năng này cho phép để biểu
thị thế giới xung quanh chúng ta, đó là ám chỉ, là để nói “nó là gì”.
(6) Giao-Tiếp:
chức năng này nhấn mạnh vào sự tiếp xúc, có thể đưa đến và duy trì sự liên lạc.
(“Chào ông”, “bà vẫn mạnh chứ” – “đáng giận nhỉ”- nhấn mạnh trên Tiếp xúc, - nói xã giao – nói để làm
quen, gợi chuyện – có thể không nhắn, không gửi, hay bày tỏ gì cụ thể cả - chỉ mở
truyền thông)
Như thế, trong mỗi nhắn gửi bằng lời
nói, bao giờ cũng có sự nhấn mạnh chính yếu trên một trong sáu thành tố, thế
nên trong mỗi nhắn gửi đều có một tương ứng với một chức năng chủ yếu nào đó
(để biểu cảm xúc động, để kêu gọi, ra lệnh, để chỉ về một sự-việc gì đó, nhắc đến ai đó, hay chỉ để giao tiếp,…)
Tất cả sáu chức năng luôn luôn có đó
trong mỗi nhắn gửi – nhưng trong mỗi nhắn gửi chỉ có một chức năng giữ vai dẫn
đầu và quán xuyến; Những chức năng khác tuy có đó, nhưng thứ yếu, đóng vai phụ
thuộc.
Khi sự nhấn mạnh tập trung trên chỉ
chính nhắn gửi, chức năng của truyền
thông ngôn ngữ là Thơ ca – nhắn gửi khi ấy là
Thơ – theo Jacobson.
3.
Có hai động tác xảy ra khi thiết lập
một nhắn gửi:
(1) Ghép: (theo chiều ngang – kết hợp theo thời gian): chúng ta ghép
đặt những từ ngữ nối với nhau, đặt chúng cạnh nhau, thường là tuân theo nguyên
tắc cú pháp nào đó trong ngôn ngữ đương xử dụng. Đan kết những từ ngữ lại với
nhau. Tương quan giữa những từ là liên tục, và trên vị trí nằm cạnh nhau như
thế nào.
Khi ghép từ – có tiến trình ngầm theo
thời gian, trước hay sau, là một chuỗi những biến cố đặt kề cạnh liên tiếp bên
nhau – những từ có thể thay thế với một từ khác và giữ không mất tính thời gian
(metonym - hoán dụ).
(2) Chọn: (theo chiều dọc – lựa chọn trong không gian) – chọn từ ngữ
trong số những tương đương của nó.
Liên hệ giữa những từ ngữ lựa chọn
đặt trên cơ sở của sự tương tự, sự có thể thay thế, sự tương đương hoặc sự
tương phản, những từ đồng nghĩa / phản nghĩa.
Trong thơ – sự phóng chiếu của nguyên
tắc tương đương từ trục chọn (dùng ẩn
dụ - bỏ yếu tố thời gian) được dùng như phương thức chủ yếu để tạo câu – tạo
những nhắn-gửi (chuỗi những từ ngữ).
Ẩn dụ chuyển đổi những tính chất từ
một không gian thực này sang một không gian khác – không kể đến thời gian; hoán
dụ liên kết những ý nghĩa trong cùng một không gian, theo trình tự thời gian.
Sự phóng chiếu này, theo Jacobson, là
đặc tính để phân biệt Thơ ca với văn xuôi – những nhắn gửi được diễn tả chính nó bằng vần, nhịp điệu, đối xứng, lập
lại và những mô típ (motifs) - phương thức diễn tả chủ yếu trong Thơ ca là
những ẩn dụ.
Trong văn xuôi, nơi những chuỗi gồm
những biến cố, sự việc, tình tiết, những hành động tiếp nối, những gì xảy ra –
được kể lại – để được nhận hiểu – xắp xếp theo trật tự: điều gì trước? điều gì
sau? Trong chuỗi dọc đi theo tiến trình thời gian, hay ít nhất sự nhận
hiểu phải dựa trên tiến trình này để trả lời những câu hỏi như - cái gì ? ra
sao? – Phương thức diễn tả chủ yếu là những hoán
dụ. (Ông trình bày điều này rõ ràng hơn trong bài “Hai khía cạnh của ngôn ngữ và hai loại nhiễu loạn của bệnh aphasia”
(Two Aspects of Language and Two Types of
Aphasic Disturbances)
4.
Chúng ta có thể cùng đọc lại bài thơ
vẫn thường được gọi là Thăng Long thành hoài cổ của Thanh Quan – một trong
những bài thơ tuyệt vời nhất của chúng ta – tôi chọn một bài có giá trị hiển
nhiên như thế để những dẫn chứng giải thích về những gì nhắc ở trên trong lý
thuyết của Jacobson được dễ dàng hơn:
Tạo hóa gây chi cuộc hí trường
Đến nay thấm thoắt mấy tinh sương
Dấu xưa xe ngựa hồn thu thảo,
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương,
Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt,
Nước còn cau mặt với tang thương.
Ngàn năm gương cũ soi kim cổ.
Cảnh đấy người đây luống đoạn trường
A.
Hầu như tất cả bài – gọi là một nhắn gửi – gồm những ẩn dụ.
(a) Trước hết những điển cố (hí trường, đoạn trường) tự thân chúng đã là những ẩn dụ cho sẵn. Theo tôi
đây là tính chất nội tại của những điển cố - nên những nhà thơ ta và Tàu đều
không tiếc tay khai thác như lấy của từ kho báu này, dù có thể đưa tới những
tác động tiêu cực.
(b) Toàn thể bài thơ là “phóng chiếu nguyên tắc tương
đương từ trục lựa chọn vào trục kết hợp” - không còn
thời gian, chỉ có những không gian. Những
từ ngữ đã chọn lựa, nếu như có chọn lựa, đều không bận tâm gì đến tiến trình thời
gian – không có câu chuyện nào đem kể; không có tình tiết nào đem thuật lại chặt
chẽ ở đây – chỉ những hình ảnh của những ẩn dụ, những hình ảnh đó từ những
không gian xem ra không liên hệ với nhau, nên đều vượt thời gian – cho thấy trục chọn lựa quán xuyến và áp đặt trên trục kết hợp.
(c) Và
dĩ nhiên - toàn bài Thăng
Long thành hoài cổ là những ẩn dụ, trong đó - tạo
hóa không là tạo hóa, hí trường cũng không là hí trường, cho đến cảnh đấy người đây – dù đã là đấy và đây – nhưng không là cảnh đó người này – và dĩ nhiên còn nỗi đoạn
trường, không biết Nguyễn Du và Thanh Quan, hai kẻ cùng thời - ai nhắc đến
trước – hay sống cùng một thời đại, hai tấm lòng đều thầm kêu lên cùng một tiếng
kêu – dù vậy, cũng không có khúc ruột nào trong thực tại bị cắt đứt. Có gì nối
những khúc ruột đứt của con vật khốn khổ đó với lời nhắn gửi ở đây – chỉ có một
tương tự nào đó không dựa trên liên hệ lôgích nào cả, và đó là yếu tính của ẩn dụ; Nội dung những ẩn dụ đó như tất cả những ẩn dụ nào khác
- bao giờ cũng chông chênh, không đóng chặt, nhưng mở rộng, luôn được bàn luận,
nghĩa là giàu có mãi mãi; ẩn dụ gợi đến, nhắc về, bàn tới, nhưng không buộc vào
đâu chặt chẽ, không đứng trên chỗ nào vững chãi – thế nên thơ – cô đọng như bài
chúng ta đang đọc – đầy những ý dù rất ít lời. Thăng Long thành hoài cổ là một
trong những bài rất hiếm hoi - chúng ta có thể chắc chắn không bị nhầm lẫn -
khi gọi là Thơ – mỗi câu là ẩn dụ, trong đó hầu hết mỗi từ cũng là những
ẩn dụ.
(d) Thời
gian vật lý tan nên không gian ngoại cảnh đổ vỡ – đưa những hình ảnh – trong những
ẩn dụ - xa cách, không có liên hệ lôgích nào – biên giới xóa mất, đến nằm cạnh
nhau: Đem dấu xưa đặt bên
thu thảo; đem bóng tịch dương chiếu trên nền lâu đài cũ. Đem những
không gian của tan nát thật vào cùng một không gian ảo mới của hoang phế đồng
thời; thời gian có thể có đó, nhưng như không có, nó tránh mặt sau không gian.
Kim và cổ, đấy và đây – dù dấu là xưa, dù nền là cũ
– nhưng cũ của nền và xưa của dấu chắc đâu đã cùng một thời gian.
Dấu xưa và xe ngựa có thể cùng thời nhưng chắc
không cùng thời với hồn thu thảo,
cũng thế, Nền cũ với lâu đài may ra cùng thời – nhưng chắc
chắn bóng tịch dương đang xuống kia
là không. Những không gian đã bị thời gian phá vỡ - những không gian của không thời
gian giờ đây ngập tràn thơ, thành những tiếc thương mãi mãi, thành đoạn trường.
Nguyễn Du kêu tiếng đứt ruột vì một
phận người, nhưng Nguyễn Du kể một câu truyện, dù là truyện thơ, nên có phần rõ
rệt (của ai, ở đâu) – Thanh Quan – chân dung mờ ảo đó, như thơ của bà - không
kêu, cũng không nói rõ ràng nỗi mình đứt ruột. Thuần túy thơ, tinh khiết chỉ là
thơ; Thanh Quan buông lời nhắc đến sự dứt ruột của ai đó – có thể là của bà –
có thể là của những người đồng thời đồng cảnh của bà – hay của chúng ta – thay
vì ở đâu và lúc nào, có chăng là đứt ruột vì đâu? Với thơ, chúng ta trả lời câu
hỏi này được - Vì những không gian đã đổ vỡ - phế tích nằm phơi dưới bóng chiều
đang xuống, bên lối những đám cỏ úa màu thu, vì những thời gian đã bị xóa đến
tận cùng, như bóng trăng trên phiến đá vỡ, như bóng nước nhận chìm dấu tang
thương – cả hai – không gian và thời
gian – đều là quá khứ, và quá khứ đó là đã mất – nên là tiếc thương – nên là
đoạn trường. Như thế, ai có quá khứ ấy, kẻ đó có đoạn trường; chúng ta vòng trở
lại những mảnh ruột đã đứt của chính mình!
Hình ảnh
dựng lên từ ẩn dụ, và những ẩn dụ đó làm thành thơ.
B.
Chúng ta không biết gì nhiều về Thanh
Quan (người gửi), cho đến nay những
gì viết quanh thân thế bà vẫn chỉ là phỏng đoán, hay lấy từ những nguồn có thể
bị nghi ngờ, hãy thú nhận như thế – mà
nào có cần chi những chi tiết cuộc đời đằng sau chân dung của người chúng ta đã
quen tôn gọi là “bà huyện” đó - và
những người đọc (người nhận) cũng
không xác định – ai cũng được, như tất cả những người đọc thơ vì yêu thơ.
Tên gọi - Thăng Long thành hoài cổ
- cũng chỉ là giả tạm - nghĩa là Phạm vi dẫn chiếu, nói về điều gì, nhắc
chỉ đến sự vật gì, hay đến ai – cũng hàm hồ, đúng hơn là không quan trọng. Bài
thơ còn truyền lại, nhưng nhan đề do những người sau đoán đặt – Thăng Long hay Rome, hay Athena, một
thành cổ nào cũng được – những chốn ấy đều có đền đài đổ vỡ, đứng dưới một
chiều nào đó nắng hắt, nhuộm màu tà dương của những tia sáng cuối ngày
trước khi chìm xuống chân trời. Bên những mảng cột vỡ trên đồi Acropolis, cũng có những đám cỏ dại,
người qua đó cũng tìm được hồn thu thảo; trên những lối đi quanh Capitoline Hill, quanh Palatine Hill, người khách hôm nay vẫn
chạm tay được vào đá quá khứ ngàn năm; đâu phải theo Thanh Quan về đến tận một
Thăng Long xa vời.
Thành quách cũng có thể là cõi lòng
trong mỗi chúng ta – cũng ngổn ngang những đổ vỡ quá khứ, cũng rải rác những
chứng tích thời đại trải nghiệm, cũng do tay tạo hóa dựng hí trường nội tâm.
Dòng kênh truyền thông, tiếp xúc - lòng nối lòng - giòng chảy
tâm lý - trong trường hợp cụ thể ở đây, cũng hầu như hoàn toàn không có - hay
rất thứ yếu, người nhận đã không rõ, người gửi đã mơ hồ - tiếp xúc nào thành được hiện thực? Có chăng chỉ còn phương tiện là
những dấu hiệu có nghĩa ngầm – những
từ dùng viết lên chính bản văn – một nhắn
gửi, tôi tránh dùng thuật ngữ “thông điệp” (message) – nhắn gửi đó có thể bằng lời - hay bằng dấu hiệu lời nói – chúng có ý nghĩa với chúng ta – nằm trong cùng
hệ thống ngôn ngữ - của chúng ta chung – ở đây là tiếng Việt.
Tất cả đã là phụ thuộc hay thứ yếu
như thế - nên chỉ còn lại nhắn gửi –
và tất cả những chức năng khác đều mờ nhạt hay không có – không biểu cảm, gồm chỉ, nhận hiểu, giao tiếp,
cũng không đem đến một ngôn ngữ về ngôn
ngữ; nên chỉ còn lại chức năng Thơ.
Nhắn gửi ngôn ngữ này với nhịp, điệu,
vần của một hình thức chúng ta gọi là thể
thất ngôn bát cú luật Đường - là Thơ.
Dĩ nhiên chúng đều biết như thế,
chẳng phải đợi đến Jacobson. Có chăng
ông cho chúng ta một lối giải thích – nếu muốn trả lời câu hỏi – tại sao chúng
ta có thể xác quyết Thăng Long thành hoài cổ là thơ; và thêm nữa – là Thơ bởi vì đâu?
Câu hỏi và
câu trả lời hoàn toàn trong lĩnh vực hình thức - trong lĩnh vực của những ký
hiệu của lời nói, trong ngôn ngữ học, và như Jacobson nhấn mạnh, thi học trước
hết là ngữ học, ký hiệu học.
Thế nên, Thăng
Long thành hoài cổ còn rất nhiều điều để nói, nhưng đó là một hành
trình khác, những lối đi khác, chúng mở ra những bàn luận loại như - thế nào là hí trường – dấu xe xưa có thể là
dấu gì? Cho đến nội dung nhắc cuối bài - đoạn trường của Thanh Quan có phải như
của Nguyễn Du không chẳng hạn – những câu hỏi loại này chúng ta không trông chờ
được Jacobson giúp đỡ.
Tôi có thể
nói thêm rất nhiều về Thăng Long thành hoài cổ, nhưng tự giới hạn trong
lĩnh vực lý thuyết của Jacobson. Và cũng chỉ mới đến đứng ngoài bài thơ của
Thanh Quan, có chăng bây giờ chúng ta chắc chắn thêm được một điều – đây là một
bài thơ. Đây là một thành tựu lớn lao, vì chúng ta biết không phải văn
bản nào cũng là “thơ” như tác giả hay những người đọc hâm mộ thường tự dán
nhãn hiệu cho nó.
Thế nên,
chúng ta nên dừng ở đây, Jacobson chỉ dẫn chúng ta đến cửa bài thơ này.
Đi vào, để Hiểu, phải có những lý thuyết khác, hay phải dựng một lý
thuyết khác. Còn để Cảm ? Dĩ nhiên hoàn toàn là một lĩnh vực riêng biệt,
trong đó có rất nhiều phần liên quan đến cá nhân người đọc.
Đến đời riêng của mỗi chúng
ta.
Lê Dọn Bàn
(Mar/2012)
Ngữ học và Thi học
Roman Jakobson
(Linguistics
and poetics – 1960)
Tôi được yêu cầu đưa ra những nhận
xét tóm lược về thi học trong những liên hệ của nó với ngữ học. Thi học đối thoại
chủ yếu với câu hỏi - điều gì làm một nhắn-gửi
bằng lời nói thành một tác phẩm nghệ thuật? Bởi vì chủ đề chính của thi học
là specifica differentia [1]
(những khác biệt chủng loại) của nghệ thuật bằng lời nói trong liên quan với những
nghệ thuật khác, và trong liên quan với những loại khác của hành vi ứng xử bằng
lời nói, thi học có quyền giữ vị trí dẫn đầu trong nghiên cứu văn học.
Thi học giải quyết những vấn đề của
cấu trúc lời nói, cũng hệt như phân tích hội họa thì bận tâm với cấu trúc hình ảnh.
Vì ngữ học là khoa học bao trùm toàn thể về cấu trúc lời nói, thi học có thể được
xem như một phần tạo thành toàn bộ của ngữ học.
Những luận chứng ngược lại một
tuyên bố loại như trên phải được thảo luận thông xuốt. Điều hiển nhiên rằng thi
học nghiên cứu nhiều phương cách không chỉ giới hạn với nghệ thuật bằng lời
nói. Chúng ta có thể nhắc đến khả năng chuyển đổi (tiểu thuyết) Wuthering
Heights thành một phim xi nê, những truyền thuyết Trung cổ thành những bức
tranh đắp tường và những tượng thu nhỏ, hoặc (bài thơ) L’aprés-midi d’un
faune vào trong âm nhạc, ballet, và nghệ thuật tạo hình. Tuy nhiên ý tưởng
đem (hai tập thơ) Iliad và Odyssey vào trong truyện tranh khôi
hài có hiện ra lố bịch đến đâu, một số tính năng cấu trúc nào đó của tình tiết
câu chuyện của chúng vẫn được giữ lại, mặc dù có sự biến mất trong dạng lời nói
của chúng. Câu hỏi - liệu những hình minh họa của Blake cho tập (thơ) Divina
Commedia có tương xứng hay không tương xứng - là một bằng chứng cho thấy những
nghệ thuật khác nhau có thể so sánh được. Những vấn đề của thời baroque hoặc bất
kỳ phong cách lịch sử khác vượt ra ngoài khung của một nghệ thuật duy nhất. Khi
tiếp nhận những ẩn dụ siêu thực, chúng ta khó có thể bỏ qua những hình ảnh của
Max Ernst, hoặc phim xi nê của Luis Buñuel, The Andalucia Dog [2]
và Golden Age. Nói ngắn gọn, nhiều những tính năng thơ ca không thuộc với
chỉ khoa học về ngôn ngữ nhưng với toàn bộ lý thuyết về những dấu hiệu, có
nghĩa là, với ký hiệu học tổng quát. Tuy nhiên, phát biểu này là vững chắc
không chỉ với nghệ thuật bằng lời nói, nhưng cũng còn cho tất cả những ngôn ngữ
khác loại, vì ngôn ngữ chia xẻ chung nhiều thuộc tính với một số những hệ thống
khác về dấu hiệu, hoặc thậm chí với tất cả chúng (những tính năng khắp-các-dấu-hiệu).
Cũng giống như vậy, một phản đối thứ
nhì không chứa đựng gì vốn sẽ là đặc biệt cho văn chương: câu hỏi về những liên
hệ giữa từ ngữ và thế giới – câu hỏi này liên quan đến không chỉ với nghệ thuật
bằng lời nói, nhưng thực sự với tất cả những loại của luận bàn viết nói. Ngữ học
là có khả năng để thăm dò tất cả những vấn đề có thể có trong liên hệ giữa luận
bàn và “vũ trụ của luận bàn”; những gì của vũ trụ này được thành lời từ một luận
bàn cho sẵn, và nó đã được thành lời như thế nào. Tuy nhiên, những giá trị chân lý, đến mức
như chúng là – để nói cùng với những nhà lôgich – là “những thực thể ngôn ngữ
ngoại hạng”, rõ ràng là vượt quá những giới hạn của thi học và ngữ học nói
chung.
Đôi khi chúng ta nghe nói rằng thi
học, trong sự tương phản phân biệt với ngữ học, thì bận tâm với sự đánh giá. Sự
phân chia này, tách hai lĩnh vực ra khác lẫn nhau, là dựa trên một diễn giải hiện
hành nhưng sai lầm về sự tương phản giữa cấu trúc của thơ, và của những loại cấu
trúc khác bằng lời nói: loại kể sau được cho là đối ngược với loại kể trước – đối
ngược trong tính “bình dị” của chúng, bản chất không-chủ-đích - với “không bình dị”, vốn là đặc tính
có-mục-đích của ngôn ngữ thơ ca. Trong thực tế, bất kỳ ứng xử qua lời nói nào đều
là có mục đích được định hướng, nhưng những hướng nhắm tới thì khác nhau, và sự
thuận hợp của những phương tiện được dùng cho có hiệu lực nhắm tới là một vấn đề
lại còn bận tâm lo lắng hơn cho những người tìm hiểu những loại khác biệt của sự
truyền thông bằng lời nói. Có một sự tương ứng chặt chẽ, chặt chẽ nhiều hơn so
với tin tưởng của những nhà phê bình, giữa câu hỏi về hiện tượng ngôn ngữ mở rộng
trong không gian và thời gian, và sự lan rộng về không gian và về thời gian của
những mô hình văn chương. Ngay cả những mở rộng đứt quáng, không liên tục, giống
như sự làm sống lại những nhà thơ đã bị sao nhãng hay bị bỏ quên - lấy thí dụ,
việc khám phá ra sau khi đã chết, và sau đó được tôn sùng của Gerard Manley
Hopkins (chết. 1889), sự nổi tiếng muộn màng của Lautréamont (chết. 1870) trong
số những nhà thơ siêu thực, và ảnh hưởng nổi bật của của nhà thơ bị làm ngơ từ
trước đến nay - Cyprianô Norwid (chết. 1883) trên thi đàn hiện đại Poland - tìm
thấy một song song (tương đồng) trong lịch sử của những ngôn ngữ thông thường vốn
chúng dễ có khuynh hướng làm sống lại những mô hình đã lỗi thời, đôi khi bị bỏ
quên đã rất lâu, như trường hợp trong văn học Séc, vốn về đầu thế kỷ mười chín nghiêng sang mô hình của thế
kỷ mười sáu.
Thật không may là sự nhầm lẫn về
thuật ngữ - “nghiên cứu văn học” với “phê bình văn học” – dẫn dụ những sinh
viên văn chương đem thay thế sự mô tả của những giá trị nội tại của một tác phẩm
văn học với một sự quyết định phê phán chủ quan. Nhãn hiệu “phê bình văn chương”
áp dụng vào một người thăm dò văn chương
thì cũng sai lầm như đem “phê bình ngữ pháp (hoặc từ vựng)” áp dụng với một nhà
ngữ học. Khảo cứu hình thái và cú pháp không thể bứng bỏ rồi đem một ngữ pháp
quy phạm trồng vào thế chỗ, và tương tự như vậy, không có tuyên ngôn, gán đặt
những thị hiếu và ý kiến riêng của
một nhà phê bình trên văn chương sáng tạo, có thể đóng vai thay thế cho một
phân tích học thuật khách quan về nghệ thuật của lời nói. Tuyên bố này thì
không là để nhầm lẫn với nguyên tắc hãy để cho qua của người nhẫn nhục
cam chịu, bất cứ văn hóa (dựng trên) tiếng nói nào cũng can dự đến sự
theo-chương -rình, lập-kế-hoạch, có những nỗ lực quy phạm. Tuy nhiên, tại sao một
sự phân biệt trắng đen rõ ràng được làm nên giữa ngữ học thuần túy và ngữ học ứng
dụng, hoặc giữa ngành học về ngữ âm và ngành học về phát âm cho đúng (một phần
của ngữ pháp dành riêng với cách phát âm), nhưng không có được giữa ngành
nghiên cứu văn học và ngành phê bình văn học?
Nghiên cứu văn học, với thi học như
phần trọng tâm chú ý của nó, giống như ngữ học, gồm hai tập hợp của những vấn đề:
cùng thời (đồng bộ) và xuyên thời (đẳng bộ) [3]. Sự
mô tả cùng thời dựng lên khuôn mặt không chỉ của sự sản xuất văn học của một
giai đoạn bất kỳ nào đó nhất định, nhưng cũng cả cái phần của truyền thống văn
học vốn trong giai đoạn đương bàn luận, nó vẫn còn là quan trọng hoặc đã được hồi
sinh. Thế nên, lấy thí dụ, Shakespeare về một mặt, và Donne, Marvell, Keats, và
Emily Dickinson về mặt khác, được kinh nghiệm trong thế giới thơ ca Anh ngữ hiện
nay, trong khi những tác phẩm của James Thomson và Longfellow, trong lúc này,
không thuộc về những giá trị nghệ thuật sinh động [4]. Sự
lựa chọn những tác phẩm cổ điển và sự diễn-dịch-lại chúng bằng một khuynh hướng
mới là một vấn đề trọng yếu của nghiên cứu văn học theo hướng cùng thời. Thi học
cùng thời, giống như Ngữ học cùng thời, không được nhầm lẫn với tĩnh lặng; bất
cứ giai đoạn nào cũng đều có sự phân biệt rõ ràng giữa những hình thức bảo thủ
hơn và những hình thức canh tân hơn. Bất kỳ một giai đoạn đương thời nào cũng
được trải nghiệm trong những động lực nhất thời của nó, và về mặt kia, tiếp cận
có tính lịch sử, trong cả thi học và trong ngữ học, đều có bận tâm không chỉ với
những thay đổi, mà cũng còn với những yếu tố tihx, liên tục, bền bỉ. Một thi học
bao gồm toàn diện lịch sử, hoặc lịch sử của ngôn ngữ là một cấu trúc thượng tầng
được xây dựng trên một loạt những mô tả cùng thời kế tiếp nhau.
Khăng khăng giữ thi học tách ra
ngoài ngữ học là có thể đảm bảo được chỉ khi nào lĩnh vực của ngữ học xuất hiện
như bị hạn chế bất hợp pháp, lấy thí dụ, khi câu (trong tiếng nói) được một số
nhà ngữ học xem như cấu trúc xây dựng cao nhất có thể phân tích được; hoặc khi
phạm vi của ngữ học bị giới hạn chỉ vào trong ngữ pháp; hoặc chỉ độc nhất với
những câu hỏi không-ngữ-nghĩa của hình thức bên ngoài, hoặc với kho chứa của những
dụng cụ chỉ nghĩa, mà không tham chiếu đến những biến thể tự do. Voegelin [5] đã
chỉ ra rõ ràng hai vấn đề quan trọng nhất và có liên hệ với nhau; vốn những nhà
ngữ học cấu trúc phải đối mặt với, cụ thể là, một sự duyệt xét lại về “giả thuyết
nguyên khối đồng nhất của ngôn ngữ” và một sự quan tâm với “sự phụ thuộc lẫn
nhau của những cấu trúc nhiều loại khác nhau trong một ngôn ngữ”. Không nghi ngờ
gì, với bất kỳ một cộng đồng ngôn ngữ nào, với bất kỳ một người nói nào, có hiện
hữu một sự thống nhất của ngôn ngữ, nhưng dấu hiệu-có-nghĩa-ngầm tổng quát toàn
bộ này đại diện cho một hệ thống những dấu hiệu-có-nghĩa-ngầm-phụ [6] kết
nối qua lại với nhau; mỗi ngôn ngữ bao gồm nhiều những mô thức có mặt đồng thời
vốn mỗi trong số chúng được đặc trưng bởi một chức năng khác nhau.
Rõ ràng là chúng ta phải đồng ý với
Sapir [7],
trong tổng thể, rằng “sự hình thành khái niệm ngự trị tối thượng trong ngôn ngữ”,
nhưng uy quyền tối thượng này không cho phép ngữ học bỏ qua những “yếu tố thứ cấp”.
Những yếu tố cảm xúc của ngôn ngữ nói, như Joos [8] đã
dễ nghiêng sang tin theo, không thể được mô tả “với một con số hữu hạn gồm những
phạm trù tuyệt đối”, được ông phân loại là “những yếu tố phi-ngôn ngữ của thế
giới thực tại”. Do đó, “đối với chúng ta, chúng vẫn còn là những hiện tượng dao
động, mơ hồ, hay-biến-hình”, ông kết luận, “vốn chúng ta từ chối không chịu chấp
nhận trong khoa học của chúng ta”. [9] Joos thực sự là một chuyên gia xuất sắc trong
những thí nghiệm được thu giảm, và yêu cầu nhấn mạnh của ông cho một sự “trục
xuất” những yếu tố cảm xúc “ra khỏi khoa học ngôn ngữ” là một thử nghiệm triệt
để trong sự thu giảm – một thu giảm về phi lý - reductio ad absurdum.
Ngôn ngữ phải được thăm dò trong tất
cả sự đa dạng của những chức năng của nó. Trước khi thảo luận về chức năng thơ
ca, chúng ta phải xác định vị trí của nó giữa những chức năng khác của ngôn ngữ.
Một phác thảo của những chức năng này đòi hỏi một cuộc khảo sát ngắn gọn về những
yếu tố cấu thành trong bất kỳ một sự kiện tiếng nói [10]
nào, trong bất kỳ một hành vi nào của truyền thông lời nói. NGƯỜI-GỬI gửi một
NHẮN-GỬI tới NGƯỜI-NHẬN. Để việc được trôi chảy, NHẮN-GỬI đòi
phải có một PHẠM-VI được nhắc đến, hay gợi về (“nhắc đến” trong một hệt hống đặt
tên có phần mơ hồ), NGƯỜI-NHẬN có thể nắm lấy được, và hoặc bằng lời nói, hoặc
có khả năng thành lời nói; một DẤU-HIỆU-CÓ-NGHĨA-NGẦM đầy đủ, hoặc ít nhất là một
phần, là có chung giữa người gửi và người nhận (hay nói cách khác, với người-lập-dấu-hiệu và người-mở-dấu-hiệu của nhắn-gửi), và cuối cùng, một TIẾP-XÚC, một
kênh nối vật lý và sự kết nối tâm lý giữa bên gửi và bên nhận, làm cho cả hai
có khả năng để đi vào và ở lại trong sự truyền thông. Tất cả những yếu tố này đã
tham gia một cách không thể chuyển thế lẫn nhau, trong truyền thông bằng lời
nói, có thể được sơ đồ như sau:
Trong sáu yếu tố này, mỗi yếu tố xác định một chức năng khác biệt của ngôn ngữ. Mặc dù chúng ta phân biệt sáu khía cạnh cơ bản của ngôn ngữ, tuy nhiên, chúng ta hầu như khó có thể tìm thấy những nhắn-gửi bằng lời nói sẽ chỉ có duy một chức năng làm đầy. Sự đa dạng nằm không trong một độc quyền của một số của những chức năng này, nhưng trong một thứ tự theo thứ bậc khác nhau của những chức năng. Cấu trúc lời nói của một nhắn gửi phụ thuộc chính yếu vào chức năng bao trùm chủ yếu. Nhưng mặc dù qua một tập trung điều chỉnh (Einstellung) hướng về cái được gồm-chỉ, một định hướng hướng về PHẠM-VI – Nói vắn tắt, cái được gọi là GỒM-CHỈ, là chức năng “chỉ về ý nghĩa mở rộng”, “nhận thức” - là nhiệm vụ hàng đầu của rất nhiều những nhắn gửi, sự tham gia phụ theo của những chức năng khác trong những nhắn gửi như vậy phải được đưa vào trong giải thích của nhà ngữ học đóng vai quan sát nghiên cứu.
Mô hình truyền thông của Jakobson - Sáu yếu tố |
Trong sáu yếu tố này, mỗi yếu tố xác định một chức năng khác biệt của ngôn ngữ. Mặc dù chúng ta phân biệt sáu khía cạnh cơ bản của ngôn ngữ, tuy nhiên, chúng ta hầu như khó có thể tìm thấy những nhắn-gửi bằng lời nói sẽ chỉ có duy một chức năng làm đầy. Sự đa dạng nằm không trong một độc quyền của một số của những chức năng này, nhưng trong một thứ tự theo thứ bậc khác nhau của những chức năng. Cấu trúc lời nói của một nhắn gửi phụ thuộc chính yếu vào chức năng bao trùm chủ yếu. Nhưng mặc dù qua một tập trung điều chỉnh (Einstellung) hướng về cái được gồm-chỉ, một định hướng hướng về PHẠM-VI – Nói vắn tắt, cái được gọi là GỒM-CHỈ, là chức năng “chỉ về ý nghĩa mở rộng”, “nhận thức” - là nhiệm vụ hàng đầu của rất nhiều những nhắn gửi, sự tham gia phụ theo của những chức năng khác trong những nhắn gửi như vậy phải được đưa vào trong giải thích của nhà ngữ học đóng vai quan sát nghiên cứu.
Chức năng được gọi là BIỂU-CẢM hay
chức năng “diễn tả”, được tập trung trên NGƯỜI-GỬI, nhằm đến một diễn tả trực
tiếp thái độ của người nói về những gì ông ta đương nói đến. Nó có khuynh hướng
tạo một ấn tượng về một cảm xúc nào đó nhất định, cho dù đúng thực hay giả vờ,
do đó, thuật ngữ “biểu-cảm”, do Marty đưa ra và ủng hộ đã được chứng tỏ là dược
ưa chuộng hơn so với “cảm xúc”. Tầng thuần túy biểu-cảm trong ngôn ngữ được
trình bày bởi những từ tán thán [11].
Chúng khác biệt với những phương tiện của ngôn ngữ tham khảo trong cả hai – bởi
mẫu thức âm thanh của chúng (các chuỗi âm thanh đặc biệt, hoặc thậm chí những
âm thanh không thường có ở những nơi nào khác) và bởi vai trò cú pháp của chúng
(chúng không phải là thành phần, nhưng tương đương với những câu). “Tut! Tut!
McGinty nói”: phát ngôn trọn vẹn của một nhân vật của (tác giả) Conan Doyle [12]
bao gồm hai tiếng kêu hút âm ngắn gọn. Chức năng biểu-cảm phơi trần trong những
từ tán thán, được ưa chuộng đến mức độ nào đó tất cả những phát biểu của chúng
ta, trên thanh âm, ngữ pháp, và mức độ từ vựng của chúng. Nếu chúng ta phân
tích ngôn ngữ từ chỗ đứng nhìn về sự thông tin mà chúng chuyên chở, chúng ta
không thể giới hạn khái niệm về thông tin vào với khía cạnh nhận-hiểu của ngôn
ngữ. Một người, dùng những tính năng biểu-cảm để chỉ ra thái độ giận dữ hoặc mỉa
mai của mình, truyền đạt thông tin mơ hồ, và rõ ràng hành vi này bằng lời nói
không thể được so sánh giống như thế với những hoạt động dinh dưỡng, phi-dấu-hiệu
- như “ăn bưởi” (mặc dù nụ cười rõ rệt của Chatman [13]).
Sự khác biệt giữa (âm) [big] (là “lớn”) và sự kéo dài thời gian nhấn mạnh của
nguyên âm [bi: g] là một tính năng tính năng ngôn ngữ thông thường, được thành
dấu hiệu; giống như sự khác biệt giữa những nguyên âm ngắn và dài như vậy trong
những cặp giống như vậy trong tiếng Séc, như [vi] là “bạn' và [vi:] là “biết”,
nhưng trong cặp thứ hai, thông tin khác biệt là trong những âm vị và trong trường
hớp kể trước là cảm xúc. Miễn là chúng ta đang quan tâm đến bất biến âm vị, /
tiếng Anh / i và / I: / xuất hiện để được những biến thể chỉ là một và cùng một
đơn âm, nhưng nếu chúng ta quan tâm với những đơn vị cảm xúc, mối liên hệ giữa
những bất biến và những biến thể là đảo ngược: chiều dài và sự cut-ngắn khó là
được thực hiện bất biến bởi những âm vị biến. Phỏng đoán của Saporta rằng sự
khác biệt biểu cảm là một tính năng phi-ngôn ngữ, “có thể gán” cho sự giao truyền
của lời nhắn gửi nhưng không với lời nhắn
gửi, đã tùy tiện làm giảm khả năng thông tin của nhắn gửi.
Một cựu diễn viên của Nhà Kịch
Stanislavskij của thành phố Moscow, đã kể cho tôi nghe trong buổi thi thử giọng,
người giám đốc nổi tiếng đã đòi ông phải trình bày bốn mươi nhắn gửi khác nhau
từ câu “Segodnja vecerom” (tối hôm nay) bằng cách đa dạng hóa những sắc thái biểu-cảm
của nó. Ông đã làm một danh sách của một số bốn mươi tình huống tình cảm, sau
đó phát âm câu này sao cho phù hợp với mỗi tình huống, mà sao cho thính giả của
ông phải nhận ra chỉ từ những thay đổi trong dạng âm thanh của cùng một câu có
hai từ này. Trong nghiên cứu của chúng tôi để mô tả và phân tích tiếng Nga tiêu
chuẩn hiện đại (dưới sự bảo trợ của Quỹ Rockefeller), người nam diễn viên này
được yêu cầu để lặp lại thử nghiệm Stanislavskij. Ông viết một số năm mươi tình
huống – đóng khung cùng một câu ngắn ngủi và làm năm mươi nhắn gửi tương ứng,
thu vào máy thu âm. Hầu hết những nhắn gửi đã được giải đoán một cách chính xác
và đúng trường hợp với những người nghe là dân Moscow . Tôi xin phép nói thêm rằng tất cả những
ám hiệu cảm xúc đó có thể dễ dàng đem đặt dưới sự phân tích ngữ học.
Chức năng NHẬN HIỂU hướng về phía
NGƯỜI NHẬN, tìm thấy biểu hiện ngữ pháp thuần khiết nhất của nó trong lối xưng
hô và mệnh lệnh, vốn về mặt cú pháp, về mặt hình thái, và thường thậm chí về âm
vị đi chệch khỏi những pham trù gọi-đặt tên và lời nói khác. Những câu mệnh lệnh
khác biệt về số lượng với những câu tường thuật: Câu loại sau phải chịu thử
thách xem đúng hay sai, nhưng loại câu trước thì không. Nhân vật Nano, trong vở
kịch The Fountain của O'Neill, (trong
một giọng điệu mãnh liệt của mệnh lệnh), nói: “Uống!” – Câu ra lệnh không thể bị
thử thách bằng câu hỏi như “nó là đúng hay không đúng?”vốn tuy nhiên có thể
hoàn toàn hỏi được với những câu (tường thuật) như “người ta uống” hay “người
ta sẽ uống”, “người ta nên uống”. Trong sự tương phản khác biệt với những câu
mệnh lệnh, những câu tường có thể chuyển đổi thành những câu nghi vấn: “người
ta đã uông hay không?”, “người ta sẽ uông hay không?”, “người ta nên uông hay
không?”.
Mô hình truyền thống của ngôn ngữ
như đặc biệt được Bühler [14]
làm sáng tỏ đã được hạn chế vào ba chức năng – biểu cảm, nhận hiểu và gồm chỉ -
và ba đỉnh của mô hình này – nhân vật thứ nhất của người gửi, nhân vật thứ hai
của người nhận, và “nhân vật thứ ba”, đúng ra – là một ai đó, hoặc một sự việc
gì đó được nói đến. Một số chức năng
thêm vào của lời nói có thể dễ dàng suy ra từ mô hình ba đầu này. Thế nên, chức
năng ma lực, thần chú thì chủ yếu là một
số loại chuyển đổi của một nhân vật thứ ba vắng mặt, hoặc vô tri vô giác thành
một người nhận của một nhắn gửi nhận hiểu. “Cầu chắp mắt bị xưng này xẹp đi, tfu, tfu,
tfu, tfu (thần chú Lithuania ).
“Nước, dòng sông nữ hoàng, hãy rạng đông! Gửi nỗi đau vượt khỏi biển xanh, xuống
đáy biển, giống như một tảng đá xám không bao giờ nổi lên từ đáy biển, mong đau
buồn không bao giờ đến đè nặng trái tim thanh thản của người tôi tớ của gót,
Mong đau buồn có thể được gỡ bỏ và chìm mất đi” (câu thần chú Bắc Nga). “Mặt trời,
ngươi đứng chiếu im trên Gibeon , và ngươi, mặt
trăng, trong thung lũng của Aj-a-lon. Và mặt trời đứng im, và mặt trăng ở lại
... “(Josh. 10,12). Tuy nhiên, chúng ta quan sát thêm ba yếu tố cấu thành của
truyền thông bằng lời nói và ba chức năng tương ứng của ngôn ngữ.
Có những nhắn gửi chủ yếu dùng để thiết
lập, để kéo dài, hoặc chấm dứt sự thông tin liên lạc, để kiểm xoát xem không biết
kênh truyền thông có hoạt động hay không (“Xin chào, bạn có nghe tôi không?”), để
thu hút sự chú ý của bên đối thoại hay để xác nhận sự chú ý tiếp tục của mình (“Bạn
có lắng nghe không? - hoặc cách diễn tả của Shakespeare - “hãy đưa tai nghe của
bạn cho tôi mượn! - và ở đầu bên kia của dây truyền thông – “Urn-hum”). Điều
này thiết lập sự TIẾP XÚC, hoặc trong những thuật ngữ của Malinowski - chức năng GIAO TIẾP, có thể được trưng bày bằng
một trao đổi dồi dào của những công thức nghi thức, bởi toàn bộ đối thoại chỉ đơn
giản có mục đích là kéo dài sự truyền
thông.
Dorothy Parker bắt gặp những thí dụ
hùng hồn: “Vâng!” người thanh niên nói. “Vâng!” cô nói. “Vâng, chúng ta đây,” anh
nói. “chúng ta đây”, cô nói, “không phải chúng ta thế hay sao?” “Tôi nên nói là
chúng ta đã đây rồi,” anh nói, “Eeyop! chúng ta đây.” “Vâng!” cô nói. “Vâng!” anh nói, “Vâng”.
Sự cố gắng để bắt đầu và duy trì sự truyền thông là tiêu biểu của loài chim biết nói, do đó chức năng giao tiếp của ngôn ngữ là chức năng duy nhất chúng
chia sẻ với con người. Nó cũng là chức năng lời nói đầu tiên được trẻ sơ sinh
nhận có, chúng có thiên hướng về giao tiếp trước khi có khả năng gửi hoặc nhận sự truyền
thông có tính thông tin.
Một sự phân biệt đã được thực hiện
trong logich mới, giữa hai mức độ của ngôn ngữ, “ngôn ngữ đối tượng” nói về những
đối tượng, và “ngôn ngữ của ngôn ngữ” nói về ngôn ngữ. Nhưng ngôn ngữ về ngôn
ngữ không chỉ là một dung cụ khoa học cần thiết đươc những nhà lôgích và ngữ học
đem dùng; nó cũng đóng một vai trò quan trọng trong ngôn ngữ hàng ngày của
chúng ta. Giống như ông Jourdain trong kịch Molières, người
vẫn “làm” văn xuôi mà không biết về văn xuôi, chúng ta thực hành ngôn ngữ về
ngôn ngữ mà không nhận ra những tính chất ngôn ngữ về ngôn ngữ trong những hoạt động của chúng ta. Bất cứ khi nào bên gửi
và / hoặc bên nhận cần phải kiểm tra xem liệu họ có dùng cùng một (hệ thống) DẤU
HIỆU hay không, phát biểu được tập trung trên DẤU HIỆU: nó thực hiện một chức
năng NGÔN NGỮ VỀ NGÔN NGỮ (lấy thí dụ, khi phụ chú, ghi thêm bên lề). “Tôi
không theo kịp ông – ông nói có nghĩa gì?”
người nhận hỏi lại, hoặc lấy từ
Shakespeare, “không phải là bạn nói gì đó vậy?”. Và người gửi với tiên đoán về những
câu hỏi thu tóm giống như thế, thăm dò hỏi thêm: “Bạn có biết tôi nói có nghĩa gì
không?” Hãy tưởng tượng một cuộc đối thoại bực tức giống như: “đám sophomore đã bị bứng.” “Nhưng bị bứng là gi?” – “Bứng có nghĩa cũng
giống như bị rơi tuột” - “và bị rơi
tuột?” – “Bị rơi tuột là thi trượt”. “Và còn sophomore?” – Người ngây thơ về từ vựng nhà trường dai dẳng chất vấn
-“một sophomore là sinh viên năm thứ
hai”. Tất cả những
câu truyền đạt thông tin có hai vế bằng nhau như phương trình toán học này chỉ
đơn thuần là những dấu hiệu từ vựng của tiếng Anh, chức năng chặt chẽ của chúng
là ngôn ngữ về ngôn ngữ. Bất kỳ tiến trình học tập ngôn ngữ nào, đặc biệt trong
sự thu nhập tiếng mẹ đẻ của trẻ em, đều xử dụng rộng rãi những hoạt động ngôn
ngữ về ngôn ngữ đó; và chứng aphasia [15] thường
có thể được định nghĩa là một sự bị mất khả năng của những hoạt động ngôn ngữ về
ngôn ngữ.
Chúng ta đã mang lại tất cả sáu yếu
tố liên quan trong sự thông tin bằng lời nói, ngoại trừ chính nhắn-gửi. Tập hợp
(Einstellung) hướng về NHẮN GỬI như vậy, tập trung vào nhắn gửi vì lợi ích
riêng của nó, là chức năng THƠ CA của ngôn ngữ. Chức năng này không thể nghiên
cứu có hiệu quả mà không liên lạc với những vấn đề chung của ngôn ngữ, và mặt
khác, sự nghiên cứu cẩn thận về ngôn ngữ đòi hỏi một sự xem xét thông xuốt kỹ
lưỡng về chức năng thơ ca của nó. Bất kỳ cố gắng nào nhằm giảm thiểu lĩnh vực của
chức năng thơ ca với thi ca, hay hạn chế thi ca với chức năng thơ ca sẽ là một
sự hão huyền đơn giản hóa quá mức. Chức năng thơ ca không phải là chức năng duy
nhất của nghệ thuật bằng lời nói, nhưng chỉ là chức năng thống trị của nó, chức
năng xác định của nó, trong khi ở tất cả những hoạt động khác bằng lời nói, nó
hoạt động như một cấu phần thứ yếu, phụ thuộc. Chức năng này, bằng cách thúc đẩy
tính chất rõ ràng cụ thể của những dấu hiệu, đào sâu sự phân đôi cơ bản của những
dấu hiệu và những đối tượng. Do đó, khi giải quyết chức năng thơ ca, nhà ngữ học
không thể giới hạn chính nó chỉ với lĩnh vực của thi ca.
“Tại sao bạn luôn nói Joan và Margery, nhưng không bao giờ Margery và Joan? Có phải bạn thích Joan hơn người chị em sinh đôi của cô ta?”
- “Không phải đâu, chỉ là nó có âm thanh êm dịu hơn”. Trong một trình tự phối hợp
gồm hai tên gọi, trong chừng mức là không có vấn đề xếp hạng can dự vào, tên gọi
ngắn hơn đứng trước tên gọi dài hơn, điều đó phù hợp với người nói, vốn ông ta
không biết, là dạng xếp đặt tốt đẹp của nhắn gửi.
Một cô gái quen thói nói về '“cái
thằng Harry khủng khiếp”. “Tại sao khủng khiếp?” Bởi vì tôi ghét hắn ta”. Nhưng
tại sao không – “sợ muốn chết, kinh
hoàng, đáng sợ, kinh tởm?” - '“Tôi chẳng hiểu tại sao, nhưng khủng khiếp vừa vặn với hắn ta hơn”. Không nhận biết điều đó, cô gái đã bám vào phương
cách của thơ ca là lối chơi chữ - ở đây với âm thanh [16].
Khẩu hiệu chính trị “Tôi thích Ike”
– “I like Ike” [17] - / ay
layk ayk /, có cấu trúc ngắn gọn, gồm ba từ đơn tiết và đếm được ba nguyên âm
đôi / ay /, mỗi trong số chúng đối xứng có một phụ âm đơn âm vị đi theo, / ... l ... k ... k /. Sự thành lập của ba từ này
trình bày một sự biến thái: không có phụ âm đơn âm vị trong từ đầu tiên, có hai
xung quanh nguyên âm đôi trong từ thứ hai, và một phụ âm cuối cùng trong từ thứ
ba. Một hạt nhân chiếm vị chủ yếu tương tự / ay / được Hymes chú ý trong một số
những sonnets của (nhà thơ) Keats. Cả
hai cola của công thức có ba âm “I
like / Ike” vần với nhau, và từ thứ hai của hai từ có vần điệu là hoàn toàn được
bao gồm trong từ đầu tiên (vần echo), / layk / - / ayk /, một hình ảnh do sự
chơi chữ của một cảm giác vốn nó bao gói trọn đối tượng của nó. Cả hai cola lặp lại âm đầu với nhau, và lần đầu
tiên của hai lần lập lại âm đầu thì bao gồm trong lần thứ hai: / ay / - / ayk
/, một hình ảnh do sự chơi chữ của đối tượng yêu thương bao bọc bởi đối tượng được
thương yêu. Chức năng, thơ ca đóng vai thứ yếu ở câu vận động bầu cử băt tai bắt
mắt này làm tăng thêm mạnh tính gây ấn tượng sâu sắc và hiệu quả của
nó.
Bây giờ mô tả lướt qua của chúng ta
về sáu chức năng cơ bản của truyền thông bằng lời nói là ít nhiều hoàn tất,
chúng ta có thể bổ sung cho sơ đồ những yếu tố cơ bản với sơ đồ những chức năng
tương ứng:
Những gì là tiêu chuẩn ngữ học thực
dụng của chức năng thơ ca ? Điều gì là tính năng không thể thiếu vốn được thừa
kế trong bất kỳ mảnh thơ nào? Để trả lời câu hỏi này chúng ta phải nhớ lại hai
cách thức xếp đặt cơ bản được dùng trong ứng xử bằng lời nói, lựa chọn và kết hợp. Nếu “child” là chủ đề của nhắn gửi, người nói chọn một
trong số những danh từ, vẫn còn sống, nhiều hoặc ít tương tự hơn, giống như “child”,
“kid”, “youngster”, “tot”, tất cả chúng tương đương trong một phương diện nhất
định, và sau đó nhận xét về chủ đề này, ông có thể chọn một trong những động từ
cùng nguồn gốc ngữ nghĩa, như “sleeps”, “dozes”, “nods”, “naps”. Cả hai từ được
lựa chọn để kết hợp trong sự phối hợp
những từ ngữ (thành chuỗi lời nói). Sự lựa chọn được đưa ra trên cơ sở của sự tương đương, sự giống nhau
và sự không giống
nhau, có tính đồng nghĩa và có tính phản nghĩa, trong khi sự kết hợp, sự xây dựng của sự phối hợp (những từ ngữ), thì dựa
trên sự tiếp cận. Chức năng thơ ca phóng
chiếu nguyên tắc tương đương từ trục của sự lựa chọn vào trục của sự kết hợp [20] . Sự tương đương được nâng lên đến
thành những cơ năng cấu thành của sự phối hợp. Trong thơ ca, một âm tiết là cân
bằng với bất kỳ âm tiết nào khác của cùng một phối hợp, trọng âm của từ được giả
định là bình đẳng với trọng âm của từ, như không-trọng-âm ngang bằng với
không-trọng-âm; dài nhịp thì xứng hợp với
dài, và ngắn với ngắn; ranh giới của từ bằng với ranh giới của từ, không ranh
giới bằng với không ranh giới, tạm dừng trong cú pháp bằng tạm dừng trong cú
pháp, không tạm dừng bằng không tạm dừng. Những âm tiết được chuyển đổi vào
thành đơn vị nhịp điệu, và cũng như vậy những dấu ngân cực ngắn [21]
hoặc những nhấn mạnh.
Mô hình truyền thông của Jakobson - Sáu Chức năng |
Có thể phản đối rằng ngôn ngữ về
ngôn ngữ cũng tạo một cách dùng theo trình tự hàng dọc của những đơn vị tương
đương khi kết hợp những diễn tả có tính đồng nghĩa vào trong một câu có dạng
phương trình, hai bên cân bằng: A = A (thí dụ “Mare là từ giống cái của loài ngựa”).
Tuy nhiên, Thơ ca và ngôn ngữ về ngôn ngữ thì đối lập với nhau một trời một vực:
trong ngôn ngữ về ngôn ngữ sự phối hợp những từ ngữ được dùng để xây dựng một dạng
có hai bên cân bằng, trong khi trong thơ ca dạng có hai bên cân bằng được dùng
để xây dựng một chuỗi, một sự phối hợp những từ ngữ
Trong thơ ca, và đến một mức độ nhất
định nào đó trong những biểu hiện tiềm ẩn của chức năng thơ ca, những phối hợp
những từ ngữ bị phân giới bởi những ranh giới của từ ngữ, trở thành có thể so
sánh tỉ lệ được cho dù chúng đang được cảm nhận như phân quãng hoặc phân cấp. “Joan
và Margery”cho chúng ta thấy nguyên tắc thơ ca của âm tiết phân cấp, cùng một
nguyên tắc vốn trong sự đóng lại những sử thi dân gian Serbia đã được nâng lên thành một
luật bắt buộc. Nếu không có hai từ dactylic [22] “innocent bystander” (“người đứng ngoài
vô tội”) hầu như khó mà trở thành một cụm từ được dùng quá nhiều. Những đối xứng
của ba động từ có hai âm, với một phụ âm khởi đầu giống hệt nhau, và nguyên âm
cuối cùng cũng giống hệt, cộng lại tọa sự huy hoàng cho nhắn gửi vắn tắt về chiến
thắng của Caesar: “Veni, vidi, vici.”
Nhịp điệu của chuỗi những lời nói
(sự phối hợp những từ ngữ) là một cơ năng – nếu ở ngoài chức năng của thơ ca,
không tìm thấy ứng dụng trong ngôn ngữ. Chỉ trong thơ ca với sự lặp lại thường
xuyên của những đơn vị tương đương là thời gian của bài phát biểu trôi chảy được
trải nghiệm, vì nó là - trích dẫn một mô hình ký hiệu học khác - với thời gian
có tính âm nhạc. Gerard Manley Hopkins, một nhà khảo cứu xuất sắc trong khoa học
của ngôn ngữ thơ ca, định nghĩa câu thơ như là “bài phát biểu có toàn bộ hoặc
có một phần được lặp đi lặp lại cùng một dạng thức của âm thanh”. Câu hỏi tiếp
theo của Hopkins “nhưng có phải tất cả câu có vần là thơ hay không?” có thể được
chắc chắn trả lời ngay liền khi chức năng thơ ca thôi không còn được tùy tiện
giới hạn ở lĩnh vực của thơ ca. Những dòng dễ nhớ được Hopkins dẫn kể (như “Thirty days hath September”), những quảng
cáo có âm nghe kêu hiện đại, và những điển luật khác loại thời trung cổ, được
Lotz đề cập, hoặc cuối cùng những bài luận văn khoa học trong câu có vần bằng
tiếng Sanscrit, trong truyền thống Ấn Độ phân biệt chặt chẽ với thơ ca thật sự
(kavya) - tất cả những văn bản có nhịp
điệu này được đem dùng chức năng thơ ca, tuy nhiên, không gán cho chức năng này
vai trò ép buộc, xác định, nó vốn chuyên chở trong thơ ca. Thế nên, câu có vần
điệu thực sự vượt quá giới hạn thơ ca, nhưng đồng thời câu có vần điệu luôn
luôn bao hàm chức năng Thơ ca. Và xem ra không văn hóa con người nào làm ngơ sự
tạo câu có vần; trong khi có nhiều mô
hình văn hoá mà không câu có vần “'ứng dụng”, và ngay cả trong những văn hóa
như thế, vốn có cả hai – những câu có vần
thuần túy và ứng dụng, loại thứ hai xuất hiện như một hiện tượng thứ yếu
và không nghi ngờ gì là hiện tượng dược rút ra, có nguồn gốc. Sự thích nghi của
những phương tiện thơ ca cho một vài những mục đích không đồng nhất không che
giấu yếu tính cơ bản của chúng, cũng giống như những yếu tố của ngôn ngữ gây cảm,
khi dùng trong thơ ca, vẫn duy trì chất màu của gây cảm.
Một nghị viên muốn kéo dài thời giờ
chống đối [23] có thể
đọc như thuộc lòng bài thơ Hiawatha [24]
vì nó thì dài, thế nhưng tính thơ vẫn giữ là chủ đích chính của văn bản này. Một
cách tự hiển nhiên, sự hiện hữu của những quảng cáo thương mãi khác loại có
tính âm nhạc và hình ảnh, không phân tách những câu hỏi về câu thơ, hoặc về
hình thức của âm nhạc và của hình ảnh, với sự nghiên cứu về thơ ca, âm nhạc và
mỹ thuật.
Để tóm lại, sự phân tích trên câu
thơ thì hoàn toàn trong phạm vi khả năng của thi học, và thi học có thể được định
nghĩa như là phần đó của ngữ học, vốn nó đáp ứng chức năng thơ ca trong liên hệ
của nó với những chức năng khác của ngôn ngữ. Thi học theo nghĩa rộng của từ,
giải quyết với chức năng thơ ca không chỉ trong thơ, nơi mà chức năng này là áp
chồng trên những chức năng khác của ngôn ngữ, mà cũng còn bên ngoài thơ ca, khi
một số chức năng khác thì áp chồng lên trên chức năng thơ ca.
Roman Jakobson (1896- 1982)
Lê Dọn bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất
Lê Dọn bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất
JAKOBSON,
R., “Linguistics and Poetics”, in T. Sebeok, ed., Style in Language, Cambridge , MA :
M.I.T. Press, 1960, pp. 350-377.
[1] Từ
của Aristotle - specifica
differentia – những gì là sắc thái đặc biệt của hai lớp/giống phụ
của cùng một giống/lớp có thể dùng để phân biệt.
[2] Un Chien Andalou - An Andalusian Dog –
là phim xi nê ngắn, câm, năm 1929 của
nhà đạo diễn phim siêu thực Luis Buñuel,
người Spain - L' Âge d'Or - The Golden Age (1930) cũng là phim của
ông. Max Ernst (1891-1976) họa sĩ người Đức nổi tiếng đi đầu trong Những phong
trào nghệ thuật Dada và Siêu thực
[3]
Synchrony – diachrony: hai trục thời gian – cùng thời và xuyên thời.
[4] Những thí dụ lấy trong thế giới văn
chương tiếng Anh: ba tác giả cố điển - Henry Wadsworth Longfellow (1807 – 1882)
nhà thơ Mỹ; James Thomson (1700 – 1748) nhà thơ người Scotland; và William Shakespeare
(1564–1616); Những người kia: John Donne (1572-1631); Andrew Marvell
(1621-1678); John Keats (1795-1821) là những nhà thơ Anh, và bà Emily Elizabeth
Dickinson (1830 – 1886) nhà thơ nổi tiếng người Mỹ.
[5] Charles Frederick Voegelin (1906 -
1986) : nhà nhân chủng học và ngữ học người Mỹ, nổi tiếng với những công trình
nghiên cứu về ngôn ngữ của những dân tộc bản địa tại châu Mỹ của ông.
[6] Code và subcode: dấu hiệu có nghĩa ngầm – “code”
thường dịch theo Tàu là “mã”- như
mật mã, ám mã (密碼,暗碼) – chữ “mã” ở đây – thu tắt của “mã hiệu” –
khó gợi hay chỉ nghĩa cho thấy có liên quan đến nội dung của “code”. Tiện hơn chúng
ta nên phiên âm – tôi nghĩ phiên âm thẳng từ gốc “code” – là “cốt” – như trong
“đèn pha đèn cốt” vừa hay vừa tiện và có ý nghĩa hơn.
Còn muốn dịch – tôi tạm dịch:
code: dấu hiệu hay cho rõ hơn dấu
hiệu có nghĩa ngầm; (thí dụ như Morse code; dấu hiệu Morse) – decode: mở dấu hiệu.
[7]
Edward Sapir (1884–1939): nhà ngữ học, nhân chủng học Mỹ, được xem là khuôn mặt
quan trọng nhất trong sự phát triển ban đầu của ngành ngữ học. Học trò của ông
là nhà ngữ học Benjamin Lee Whorf (1897- 1941).Whorf nối tiếng về ý tưởng của
ông – giả thuyết ngôn ngữ ảnh hưởng trên cách suy nghĩ.
Edward
Sapir và Benjamin Lee Whorf đem chú ý về sự tương quan giữa ngôn ngữ, tư tưởng
và văn hóa. Sapir-Whorf lập thuyết rằng ngôn ngữ chúng ta nói, quyết định, hay
ít nhất một phần nào có tác động quyết định cách suy nghĩ và cách ứng xử trong
đời sống của chúng ta. Ngôn ngữ định hình hoặc giới hạn những cách thức mà một
người nói ngôn ngữ đó hình thành khái niệm của mình về thế giới.
[8]
Martin Joos (1907–1978) giáo sư, nhà ngữ học Đức.
[9] nguyên văn
[10]
Speech event
[11]
interjections
[12] Arthur Conan Doyle (1859–1930) – tác
giả khai sinh nhân vật thám tử nổi tiếng hơn thật Sherlock Holmes.
[13]
Seymour Chatman (1928 -): a highly respected American narratologist.
[14]
Karl Ludwig Bühler (1879 - 1963) nhà ngữ học và tâm lý học người Đức
[15] mất khả năng nói - hiểu ngôn
ngữ
[16] Paronomasia: chơi chữ, ghép chữ cho vui
- ở đây là với âm thanh - âm h/r – Harry
& horrible
[17]
Ike là tên gọi ngắn – thân quen - của tổng thống Mỹ - Eisenhower
[18]
epic
[19] lyric
[20] “The poetic function projects the principle of equivalence
from the axis of selection into the axis of combination”.
[21]
Morae: the quantity of a short syllable in verse represented by the breve (˘) -
[from Latin: pause]
[22] dactylic: A metrical
foot consisting of one accented syllable followed by two unaccented or of one
long syllable followed by two short, as in
flattery.
[23] filibusterer
[24]
Bài thơ The Song of Hiawatha (1855)
của Longfellow.