Một
Dẫn Nhập
(Philosophy
of Music – An Introduction)
R.
A. Sharpe
Lời mở của người dịch bản tiếng Việt
Không có âm nhạc, đời người sẽ là một sai lầm.
(Ohne Musik wäre das Leben ein Irrthum)
Nietzsche – Buổi Chạng vạng
của những Tượng thần
Lời giới thiệu của nhà xuất bản
Triết học của Âm nhạc dành
cho bất kỳ một ai là người đã
từng tự hỏi không biết âm nhạc có nghĩa gì không
hay tại sao một loại âm
nhạc được nghĩ là tuyệt
vời đáng
trân trọng .hơn một loại âm nhạc khác. Đây là một
giới thiệu sinh động và trong
sáng dễ hiểu dẫn đến thẩm mỹ học của âm nhạc và những vấn đề vốn soi sáng việc nghe, hiểu và thực
hành âm nhạc. Quyển sách không đòi
hỏi một
trình độ chuyên môn triết học nào về phần người đọc, chỉ
sự quan
tâm với âm
nhạc và những phản
ứng của chúng ta với nó. Quyển sách đem cho một phân tích uy tín về những vấn đề trung tâm, sống động cùng nhiệt tình thực với chủ đề và sự quan
trọng của nó.
Ở trung tâm quyển sách là ba câu hỏi then chốt: Tác phẩm âm nhạc là gì?
Nó có thể có ý nghĩa gì
không? Âm nhạc có thể có giá trị gì không? R.
A. Sharpe hướng dẫn người đọc qua những biện luận triết học và những tranh luận
khái niệm quanh những câu hỏi này,
trong khi cố định thảo luận xuyên qua những trường hợp và những
thí dụ trong nhạc
cổ điển phương Tây và nhạc Jazz. Không giống như một số giải thích khác về Triết
học của Âm nhạc , vốn nhìn âm nhạc như một nhánh của
siêu hình học, nêu lên những câu hỏi về âm
thanh, âm sắc và một phần nội
dung của một sáng tác âm nhạc hay hình thức âm nhạc. Tiếp cận của Sharpe là hướng về vấn đề quanh những câu hỏi chủ yếu ông nêu lên, những câu hỏi về giá trị
của âm nhạc, về tính cá nhân trong những thẩm đinh giá trị của
chúng ta và về cách thức chúng
ta đề cao âm
nhạc do khả năng tạo xúc động của nó với chúng ta.
Ông lập luận thuyết phục và tranh luận với một triết gia, rằng khi đi đến phân tích triết học của âm nhạc có những giới hạn của nó và người ta không nên ngạc
nhiên rằng thẩm mỹ học trong âm
nhạc có thể chứa những mâu thuẫn và phán đoán của chúng ta về giá trị của âm nhạc
có thể là không
thể đưa đến sự nhất
quán nội tại. Quyển sách lôi quyển và thích thú này sẽ thu hút quan tâm rộng rãi của
những người yêu âm nhạc, những nhà phê bình, những người thực hành âm nhạc, cũng như những sinh viên
mỹ học tìm kiếm một giải đáp không-chuyên môn cho chủ đề này.
Mục lục
Lời cảm ơn
Giới Thiệu
1. Dạo Khúc Và Những Khởi Đầu
Những Suy Đoán Ban
Đầu
Eduard Hanslick
Edmund Gurney
Di Sản
2. Tác Phẩm Âm Nhạc
Điều Gì Tạo Nên
Nghệ Thuật Âm Nhạc?
Tác Phẩm Âm Nhạc
3. Ý Nghĩa
Âm Nhạc Và Ngôn Ngữ
Khả Năng Khơi Gợi
Cơ Sở Cho Những Mô Tả Biểu Cảm
Giới Hạn Của Mô Tả Âm Nhạc
Ý Nghĩa
Sâu Xa Trong Âm Nhạc
4. Giá Trị
Tiêu Chuẩn
Lý Thuyết Người
Quan Sát Lý Tưởng
Sự Đồng Thuận Giữa
Những Người Sành Sỏi
Vấn Đề Về Sự Khác
Biệt Không Thể Hòa Giải Của Phán Đoán
Điểm Mấu Chốt Với Người
Theo Thuyết Duy Thực
Những Phán Quyết Về
Cơ Bản Là Cụ Thể Không?
Khái Niệm “Thích
Thú Chú Ý”
Phán Quyết Về Những
Phán Quyết
Coda
Ghi chú
Thư mục & Danh Mục Đĩa Nhạc
Index
Triết học của Âm nhạc - Một Dẫn Nhập [1]
Schubert, “To Music”, viết trong album của
Albert Sowinski [2]
Dẫn Nhập
.
“Người ta luôn luôn nghĩ một gì đó là đúng tất cả”. (Holden Caulfield trong JD
Salinger, The Catcher in the Rye)
Vì bạn đã mở quyển sách này, để tôi đoán động
cơ nào khiến bạn làm như vậy. Bạn có thể, giống tôi, quan tâm đến triết học của âm nhạc vì đời sống của bạn với âm nhạc. Bạn có thể
thấy bối rối rằng ‘thẩm khiếu’ của bạn đôi khi có phần đặc biệt, đôi khi khác biệt ngay cả với những người vốn có cùng đam mê với bạn. Âm nhạc bạn yêu thích làm ngán ngẩm một số người. Bạn có thể
tự hỏi không biết bạn
đúng hay sai. Bạn có thể tự hỏi dựa trên cơ bản nào một số nhạc được nghĩ là có ý nghĩa hơn một số nhạc khác. Bạn có thể đã ngẫm nghĩ không biết âm nhạc có ý nghĩa gì
không. Bạn có thể tự hỏi về sức mạnh của nó kích động chúng ta, khiến chúng ta phải trào nước mắt. Bạn có thể đã từng hoang mang bởi một số sự việc bạn đọc
trên báo. Có thể nào gắn pháo bông vào một pianô và sau đó đốt nó lên thì thực sự được coi như âm nhạc? Tôi cũng thế, đã thấy những vấn đề này khó
hiểu, và chúng đã dẫn
tôi đến suy ngẫm một vài những trả lời đã được đưa ra. Vì đó là âm nhạc và những phản ứng của chúng ta với nó, thay vì những gì có thể xảy ra của một lĩnh vực khác vốn trên đó huấn luyện chuyên môn triết học có thể thực hành, đã trước tiên làm bật lên quan tâm của tôi. Những
câu hỏi tôi nêu ra, chủ yếu là những câu hỏi về giá trị của âm nhạc, về tính cá
nhân trong thẩm định của chúng ta và về cách
chúng ta đánh giá âm nhạc vì sức mạnh của nó thúc đẩy chúng ta. Ngay cả với những vấn đề
khác, chẳng hạn như điều gì tạo nên một bản nhạc, câu hỏi về giá trị vẫn được đặt
ra. Thoạt đầu,
thật khó để thấy việc đốt pháo
bông cho một pianô có thể có giá trị như thế nào; thực sự, với
một người chơi pianô, đó là một tội lỗi, vì những pianô có đặc tính riêng của chúng. Như thế, không thể tránh,
chúng ta được dẫn
đến sự thảo
luận kéo dài về giá trị nghệ thuật vốn tạo thành chương
cuối của quyển sách này. Tôi tin rằng ý niệm nghệ thuật và ý niệm giá trị có liên hệ với nhau.
Điều này, vẫn như vậy, ngay cả nếu hầu hết âm nhạc là tầm thường.
Đáp ứng với nó và đánh giá nó thì giữ ở trung tâm của gặp gỡ của chúng ta với nó.
Đôi khi những câu hỏi này có thể trả lời được, và đôi khi dường
như chúng
không có trả lời. Chỗ chúng không
có trả lời, tôi cố gắng cho thấy lý do. Nhưng trước hết một số suy ngẫm tổng
quát. Âm nhạc có mặt ở khắp nơi. Đi vào một cửa hiệu hay một nhà hàng và có nhạc nền ở đó.
Kể từ những năm 1930, những phim ảnh
đều đi kèm
với một số sáng tác âm nhạc lớn
nhỏ khác loại.
Càng ngày, những loan báo
hay liên tục trên radio hay tivi đều có kèm một nhạc hiệu. Hãy nghĩ xem nó thì đa dạng như thế nào – Rock,
Ráp, nhạc dân dã [3] và
nhạc phương
Tây, nhạc giảng đạo nhà thờ
bình dân [4],
tụng ca [5],
những bài
hát (cổ vũ trong) bóng
bầu dục, nhạc Jazz truyền thống
trong pub, nhạc Jazz thời nay trong những club nhạc Jazz, âm nhạc thế giới, v.v. Tuy nhiên, những
triết gia gần như đã hoàn toàn viết về
âm nhạc cổ điển phương Tây, với
sự loại trừ của loại âm nhạc vốn hầu hết mọi người quen thuộc.
Tôi cho rằng nó có liên quan đến sự kiện
là
hầu hết những triết gia đều xuất thân từ những gia đình trung lưu, hay
leo lên tầng lớp trung lưu, nơi đam mê với âm nhạc loại đó là phần của những gì cần thiết cho một
đời sống
tốt đẹp, trong ý hướng vốn
Aristotle hiểu ý tưởng đó.
Những người có học
thức và có giáo dục rộng rãi
thì có quan tâm với âm nhạc cổ điển. Sự nổi trội được giả định của âm nhạc cổ điển phương
Tây hầu như khó có thể chỉ
là một vấn đề của khiếu thưởng ngoạn về một thể loại âm nhạc
nhất định do giai cấp trưởng giả
thượng lưu, và sự nâng cao như hệ quả của nó lên trên những
hình thức âm nhạc khác không chỉ đơn thuần là ý thích của giai cấp thống trị. Rốt
cuộc, có thể biện luận
rằng không có gì trong phần còn lại của thế giới âm nhạc có thể so sánh được với
nó về chiều sâu, sự tinh tế và khả năng gắn kết của nó với phần còn lại của đời sống chúng ta. Đây một phần là vấn đề của thuần túy kích thước. Một symphony [6] có thể kéo dài hơn một giờ. Nếu những
bản nhạc khác vẫn tiếp diễn lâu như vậy – như một bài hát lao động [7]
– thì có nhiều phần xảy ra là nó đã lập
đi lập lại. Có lẽ chỉ trong âm nhạc cổ điển India, đâu đó, chúng ta mới có thể tìm
thấy âm thanh được sắp xếp thành một tổng thể có cấu trúc dài
thế này.
Ở phần cuối của The Valkyrie, nhân vật Wotan tạm biệt người con gái yêu của ông, tiễn cô vào giấc ngủ vĩnh viễn, trong vòng lửa cháy bùng
lên. Chỉ lời hát thì không thống thiết đến thế.
Kết hợp với nhạc, nó thành cảm động đến mức không
thể nào giữ nổi. Tiếp theo là một đoạn
siêu việt cho dàn nhạc, có chuyển động-chậm kéo dài thì cần thiết cho sự gợi tả một giấc ngủ dài. Đây là một đoạn nhạc kịch nổi tiếng, thậm chí những
người thấy cưỡng lại được
Richard
Wagner, cũng phải ca ngợi. Hãy để tôi dẫn một thí dụ
khác. Ở đỉnh cao của Schumann Scenes
from Goethe’s Faust ít được nghe, Faust hát về một khoảnh
khắc của cái đẹp vốn thời gian không
thể xóa được,
phản ảnh sự kiện rằng
bản chất thoáng qua nhất
thời của kinh nghiệm con người không hủy được giá trị của nó. Schumann nhấn mạnh điều
này với tất cả một
dàn nhạc có sức mạnh khủng khiếp. Có lẽ Schumann là một nhà soạn nhạc đã được đề cao quá đáng, nhưng như điều này cho
thấy, ông có tài năng lớn lao. Một cao đỉnh như vậy sẽ không có chỗ đứng, không cứu vãn được trong
một tác phẩm dài. Đây là hai thí
dụ của âm nhạc với một lời kịch. Cho một thí dụ thứ ba và cuối
cùng, minh họa một đặc điểm rất khác biệt của âm nhạc cổ điển phương Tây, coi một movement (phần nhạc) thuần túy nhạc khí. Symphony số 5
của Prokofiev có lẽ là symphony hay nhất của ông (mặc dù người ta có thể biện luận để xếp hạng như thế cho
Symphony số 6 ). Movement thứ hai của
nó là một ‘cơn gió lốc’
của một scherzo đầy những ý tưởng không quên và chỗi bật ấn tượng. Tuy nhiên, Symphony số 5
là một symphony về chiến
tranh; nó được sáng tác nhanh chóng năm 1944 và movement đầu tiên thì nặng nề và nghiêm trọng. Movement
Scherzo có thể nghe
thiếu nghiêm trang, suồng sã, nhưng mặt ngoài của nó, tôi nghi ngờ, thì bị hiểu lầm. Chuyển động
điên cuồng của nó dễ dàng chuyển sang mê loạn; sợ hãi thì chỉ nằm ngay dưới mặt ngoài. Đó là sự sôi nổi bắt buộc của những ai đang trong nguy hiểm chết người. Để hiểu movement này,
và có nhiều những tương
đồng với Dmitri Shostakovich vĩ đại đương thời của ông, là hiểu ý nghĩa quan trọng của những mặt
nạ. Trong một chế độ chuyên chế, những điều này là bản chất, nhưng chúng cũng có thể
là một dạng của can
đảm,
khi một gì đó khác hơn bạo ngược chuyên chế đe dọa; cụ thể là cái chết trong thời chiến. Chỉ một nghệ
thuật có khả năng sâu
xa mới có
thể gợi lên những
suy nghĩ trên đời sống của chúng ta, vốn mang trong cách này, ở ngoài nghệ thuật đó.
Trong những văn hóa khác, âm nhạc có thể phục
vụ những mục đích khác. Mức độ của sự lập
lại thì phần
lớn thiếu vắng trong
âm nhạc cổ điển phương Tây,
có thể là phần của những gì
đòi hỏi để tạo một thu hút, giống như xuất thần, trong người nghe. Được lắng nghe trong nội dung văn hóa thích hợp, ý nghĩa của nó có thể
trở nên rõ ràng. Những gì vốn âm nhạc phương Tây cho thấy, đến một mức độ lớn hay nhỏ hơn, là những tương đồng với tiểu thuyết, với một thuật kể vốn đi đến một tháo nút gỡ rối,
và đó là chỉ trong âm nhạc khá gần đây, như của Steve Reich và những người
theo thuyết tối giản [8]
khác, khiến chúng
ta thấy một ngoại lệ với điều này.
Đây, có lẽ là thời điểm để mong đợi một
kết luận khác. Nhìn chung, những triết gia có khuynh hướng, có lẽ dù không tự ý thức hay dù rõ ràng dứt khoát,
đều rơi
vào khái niệm của Hegel rằng âm nhạc “tuyệt đối” hay
“thuần túy” hay “âm nhạc đơn thuần” là đỉnh cao của nghệ thuật, vốn âm nhạc phương Tây, trong lịch sử
lâu đời của nó , đã tiến triển. Sonata, symphony hay quatet đàn dây là những hình thức “cao
hơn” so với ca khúc, vũ khúc, hay
kịch vũ nhạc (opera). Những cái đẹp
của chúng là
cái đẹp của hình thức.
Điều này tạo nên phần
của một hệ
tư tưởng vốn
ăn sâu trong sự suy nghĩ về âm nhạc cổ điển.
Tuy nhiên, mặc dù có những quyến rũ của
nó, tôi nghĩ là không dễ để bảo
vệ những gì được gọi là “thuyết hình
thức”[9] : ý tưởng rằng những giá trị của âm nhạc đều là không gì hơn
ngoài sự hấp
dẫn thẩm mỹ của những mẫu thức đẹp.
Tôi đề nghị rằng âm nhạc không chỉ được bao quanh bởi những văn bản, vũ điệu, những cảnh
ngộ kịch
tính, nghi thức tế lễ và những chương trình tường thuật, nhưng cũng bởi những liên kết vốn có thể không chỉ đơn thuần cá nhân nhưng có thể hình thành những liên hệ với cảnh sắc và lịch sử của quê hương của nhà soạn nhạc, với tính khí thời đại [10]
và
với một bối cảnh xã hội và chính trị tạo thành một hào quang, một tấm nền sau phong phú, về những mặt vốn chúng ta “đọc” âm nhạc.
Nếu điều này kéo âm nhạc đến gần hơn với
những nghệ thuật thường mang tính biểu hiện khác
(kịch, tiểu thuyết, phim và hội họa biểu hiện con
người và địa điểm, thực hay tưởng tượng), thì điều đó đáng để suy ngẫm về một số
điểm khác biệt. Một đặc điểm nổi bật của nghệ thuật va hiếm khi được quan sát là những cá
nhân khác nhau đặt ra những yêu cầu khác nhau với chúng. Tôi không biết tôi khác những người khác nhiều đến đâu về điểm này nhưng
tôi vẫn nghe
lại cùng
một bản nhạc hay vẫn đọc
lại cùng
một bài thơ thường xuyên hơn tôi đọc lại một quyển tiểu thuyết, và tôi đọc lại một quyển tiểu thuyết thường xuyên hơn là xem lại một phim ciné. Tôi giả định rằng
một số người xem phim ciné trên
video thường xuyên như tôi nghe một bản nhạc yêu thích hay một số người đọc lại
quyển Persuasion của Jane Austen cũng thường xuyên như nhau. Nhưng ngay cả
khi đúng như vậy, âm nhạc vẫn tạo ra những đòi hỏi khá
đặc biệt.
Lê Dọn
Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất
(Aug/2022)
http://chuyendaudau.blogspot.com/
http://chuyendaudau.wordpress.com
[1] Dịch theo R. A.
Sharpe, Philosophy of Music: An Introduction (London: Routledge, 2004)
Những chú thích trong ngoặc vuông [ ... ] dịch từ nguyên bản.
Những
chú thích khác, với những sai lầm nếu có, là của tôi, sẽ tìm chữa sau
[2] Ôi nghệ thuật linh thiêng, đã bao lần trong
những giờ đen tối, Khi vòng man rợ của đời sống siết chặt quanh ta, Ngươi đã
gieo trong tim ta tình yêu nồng ấm – Đã đem ta đến một thế giới đẹp hơn! – Đem ta
đến một thế giới tốt hơn – Thường thì một tiếng thở dài thoát ra từ đàn thụ cầm
của ngươi – Một hợp âm ngọt ngào, thiêng liêng của ngươi – Đã mở ra những thiên
đường đến những thời gian tốt đẹp hơn cho ta, – Ôi nghệ thuật linh thiêng, ta cảm
ơn ngươi vì điều đó! – Ôi nghệ thuật linh thiêng, ta cảm ơn ngươi!
[3] country music
[4] gospel music
[5] hymns
[6] Tôi dùng những từ
ngữ trong âm nhạc phương Tây (thường là tiếng England) đã phổ thông trên thế giới
[7] work song: bài
hát khi làm việc
[8] minialism: thuyết
tối giản, trong âm nhạc là một phong trào tiên phong có đặc trưng là sự lặp lại
của những câu rất ngắn và thay đổi dần dần, tạo ra hiệu ứng thôi miên. Tối giản
là một phong cách hoặc kỹ thuật (như trong âm nhạc, văn học hoặc kiến trúc, thiết
kế) có đặc trưng là sự cực kỳ thanh đạm, mộc mạc và đơn giản. Tất cả được đánh
dấu bởi sự trong sáng, có mục đích và có chủ ý.Trong cốt lõi, tối giản có nghĩa
là có chủ đích quảng bá những sự vật việc chúng ta coi trọng nhất và loại bỏ tất
cả những gì khiến chúng ta đánh mất tập trung vào nó.
[9] formalism
[10] Zeitgeist: bầu
không khí tri thức, đạo đức và văn hóa chung của một thời điểm cụ thể