Sunday, June 11, 2017

Harari – Người-Gót: một Lịch sử Ngắn gọn của Ngày mai (17)

Người-gót: một Lịch sử Ngắn gọn của Ngày mai
Homo Deus: A Brief History of Tomorrow
Yuval Noah Harari






Từ Sấm truyền đến Lãnh đạo Cao nhất

Một khi Google, Facebook và những algorithm khác trở thành những sấm truyền biết hết tất cả mọi việc, chúng cũng rất có thể tiến hoá vào thành những nhân tố tác động, và cuối cùng vào thành những lãnh đạo cao nhất. [1] Để hiểu đường ‘bắn đi như đạn’ này, hãy xem xét trường hợp của Waze – một sofware ứng dụng về lưu thông dựa trên GPS mà ngày nay được nhiều tài xế dùng. [2] Waze không chỉ là một bản đồ. Hàng triệu người dùng nó, liên tục cập nhật nó về những chỗ nghẽn đường, những tai nạn xe hơi, và (vị trí) những xe cảnh sát. Do đó, Waze biết để đổi hướng bạn đi để tránh những chỗ giao thông đông đúc, và dẫn bạn đến đích của bạn qua những tuyến đường có thể đi được nhanh nhất. Khi bạn đạt đến một ngã rẽ, và bản năng của bạn nói với bạn rẽ phải, nhưng Waze hướng dẫn bạn rẽ sang trái, những người dùng Waze sớm hay muộn học được rằng họ tốt hơn nên nghe theo Waze thay vì những ‘cảm thấy’ của họ [3].

Đầu tiên thoạt mới nhìn có vẻ như algorithm Waze phục vụ chúng ta chỉ như một oracle, [4]. Chúng ta hỏi một câu hỏi, oracle trả lời, nhưng đó là tuỳ chúng ta để làm một quyết định. Nếu oracle chiếm được sự tin tưởng của chúng ta, tuy nhiên, bước lôgích tiếp theo là biến nó thành một đại diện tác động [5]. Chúng ta cung cấp cho những algorithm chỉ có một mục tiêu cuối cùng, và nó hoạt động để thực hiện mục tiêu đó không có giám sát của chúng ta. Trong trường hợp của Waze, điều này có thể xảy ra khi chúng ta kết nối Waze để một chiếc xe tự lái, và bảo với Waze “đi lối nào nhanh nhất về nhà”, hay “đi lối nào có phong cảnh đẹp nhất” hoặc “đi con đường nào sẽ bị ô nhiễm ít nhất”. Chúng ta nêu những đòi hỏi, nhưng để mặc cho Waze thực hiện những mệnh lệnh của chúng ta.

Cuối cùng, Waze có thể trở thành lãnh đạo cao nhất. Có quá nhiều quyền lực trong tay của nó như thế, và biết rất nhiều hơn so với chúng ta biết, nó có thể bắt đầu lôi kéo chúng ta, hình thành những mong muốn của chúng ta và làm những quyết định của chúng ta cho chúng ta. Lấy thí dụ, giả sử vì Waze thì tốt quá như thế, tất cả mọi người đều bắt đầu dùng nó. Và giả sử có một nghẽn lưu thông trên tuyến đường số 1, trong khi tuyến đường thay thế số 2 thì tương đối vẫn còn lưu thông được. Nếu Waze chỉ đơn giản để cho tất cả mọi người biết như thế, sau đó tất cả những người lái xe sẽ đổ xô đến tuyến đường số 2, và nó cũng sẽ bị nghẽn. Khi tất cả mọi người dùng cùng một oracle, và tất cả mọi người đều tin oracle, oracle biến thành một lãnh đạo tối cao. Thế nên Waze phải suy nghĩ cho chúng ta. Có lẽ nó sẽ thông báo cho chỉ cho một nửa số tài xế (đang trên đường số 1) là trên đường số 2, vẫn lưu thông được, trong khi vẫn giữ bí mật thông tin này với một nửa số tài xế khác. Qua đó, áp lực sẽ giảm bớt trên tuyến đường số 1, và không làm ứ đọng xe cộ thêm cả tuyến đường số 2.

Microsoft đang phát triển một hệ thống tinh vi hơn rất nhiều, gọi là Cortana, tên đặt theo một nhân vật AI trong nhóm những trò chơi video Halo nổi tiếng của công ty này. Cortana là một AI trợ giúp cá nhân mà Microsoft hy vọng sẽ gồm nó vào như một chức năng trong toàn bộ của những phiên bản tương lai của hệ thống điều hành Windows. [6] Người xử dụng sẽ được khuyến khích để cho phép Cortana vào được tất cả những file, email và những sofware ứng dụng của họ, do đó, nó sẽ đi đến biết được chúng, và có thể đem cho lời khuyên của nó về vô số những vấn đề, cũng như trở thành một đại diện ảo, thay mặt cho lợi ích của người xử dụng. Cortana có thể nhắc nhở bạn để mua một gì đó cho ngày sinh nhật của vợ bạn, chọn quà tặng, đặt bàn tại nhà hàng và nhắc bạn uống thuốc theo toa dược sĩ dặn đúng một giờ trước mỗi bữa ăn tối. Nó có thể báo trước cho bạn rằng nếu ngay bây giờ bạn không ngừng đọc quyển sách này, bạn sẽ bị trễ một buổi họp nghề nghiệp quan trọng. Khi bạn đang bước vào buổi họp, Cortana sẽ báo trước rằng huyết áp của bạn quá cao và mức dopamine của bạn quá thấp, và dựa trên số liệu thống kê trong quá khứ, bạn có khuynh hướng để mắc những sai sót nghiêm trọng về công việc làm ăn trong trường hợp như vậy. Vì vậy, bạn tốt hơn nên giữ những sự việc trong dự tính, ​​và tránh đừng để tự mình vội cam kết, hay ký nhận bất kỳ thỏa thuận nào.

Một khi những Cortana tiến hóa từ những lời-sấm thành những đại diện tác động, chúng có thể bắt đầu nói chuyện trực tiếp với nhau, thay mặt chủ nhân của chúng. Sự thể có thể bắt đầu thật trong trắng giản dị, với Cortana của tôi liên hệ với Cortana của bạn, để cùng đồng ý về một địa điểm và thời gian cho một cuộc họp. Điều tiếp theo tôi biết, một công ty có thể tuyển dụng tôi vào làm nhân viên của nó, nói với tôi không phải bận tâm gửi CV (hồ sơ thành tích cá nhân), nhưng chỉ đơn giản là hãy cho phép Cortana của công ty này để phỏng vấn Cortana của tôi. Hoặc Cortana của tôi có thể được Cortana của một người có thể là người yêu tương lai tìm tiếp xúc, và cả hai Cortana sẽ so sánh những ghi chú của tôi (trong nhật ký chẳng hạn) và của người kia để quyết định xem đó có sẽ là một kết hợp tốt hay không – chủ nhân của chúng hoàn toàn không ai biết đến mối manh dò dẫm này.

Khi những Cortanas dành được thẩm quyền, chúng có thể bắt đầu thao túng lẫn nhau để đẩy mạnh những quyền lợi của những chủ nhân của chúng, thế nên thành công trong thị trường việc làm, hay thị trường hôn nhân ngày càng có thể tuỳ thuộc vào phẩm chất của Cortana của bạn. Những người giàu sở hữu những Cortana mới nhất, hoàn thiện nhất sẽ có một ưu thế quyết định trên những người nghèo vẫn hoạt động với những Cortana cũ của họ.

Nhưng vấn đề còn đục ngàu khó khiểu nhất của tất cả thì liên quan đến danh vị cá nhân của người chủ Cortana. Như chúng ta đã thấy, con người không phải là những cá nhân, và họ không có chỉ một tự ngã thống nhất. Quyền lợi của ai, sau đó, Cortana sẽ phục vụ? Giả sử tự ngã thuật kể của tôi làm cho tôi một giải pháp quyết định đầu năm mới để bắt đầu một chế độ ăn kiêng, và đến phòng tập thể dục mỗi ngày. Một tuần sau, đến lúc để đi đến phòng tập thể dục, tự ngã trải nghiệm yêu cầu Cortana bật tivi xem, và gọi pizza giao đến nhà. Cortana nên làm gì? nó phải vâng lời tự ngã trải nghiệm, hay theo giải pháp quyết định đầu năm do tự ngã thuật kể đã định tuần trước?

Bạn cũng có thể hỏi liệu Cortana thực sự có khác biệt gì với một đồng hồ báo thức không, vốn tự ngã thuật kể đã sắp đặt vào buổi tối, để đánh thức tự ngã trải nghiệm dậy buổi sáng đúng giờ để đi làm. Nhưng Cortana sẽ có rất nhiều sức mạnh với tôi hơn là một đồng hồ báo thức. Tự ngã trải nghiệm có thể tắt đồng hồ báo thức bằng cách nhấn một nút bấm. Ngược lại, Cortana sẽ biết tôi rất rõ khiến nó sẽ biết chính xác những nút nào bên trong tôi để bấm khiến cho tôi theo ‘lời khuyên’ của nó.

Không chỉ có Cortana của Microsoft là một mình trong trò chơi này. Google NowSiri của Apple đang tiến tới cùng một hướng. Amazon cũng thế, no có những algorithm liên tục nghiên cứu bạn và dùng kiến ​​thức của nó để giới thiệu những sản phẩm nó muốn bán cho bạn. Khi tôi đi ‘đến’ Amazon để mua một quyển sách, một quảng cáo bật lên và nói với tôi: “Tôi biết những sách nào bạn thích trong quá khứ. Những người có thị hiếu tương tự cũng có khuynh hướng thích quyển sách mới này hay quyển sách mới kia”. Thật tuyệt vời, có hàng triệu quyển sách trên thế giới, và tôi không bao giờ có thể đọc lướt qua - dù chỉ bìa sách - được tất cả số chúng, chưa kể đến việc đoán xem quyển nào đúng là quyển tôi sẽ thích. Thật là hay chừng nào, mà một algorithm lại biết tôi, và có thể đề nghị sách cho tôi đọc, dựa trên thị hiếu rất riêng tư và ‘không giống ai’ của tôi.

Và đây chỉ là sự bắt đầu. Ngày nay ở USA, đã có nhiều người đọc sách dạng ebook hơn dạng in trên giấy. Những dụng cụ điện tử chuyên một việc, loại như Kindle của Amazon, có khả năng thu thập dữ liệu về người dùng của chúng, trong khi họ đang đọc sách. Lấy thí dụ, Kindle của bạn có thể theo dõi những phần nào của quyển sách bạn đọc nhanh, và phần nào chậm; vào đến trang nào bạn đã tạm nghỉ, và trên đúng câu văn nào khiến bạn buông bỏ quyển sách, không bao giờ cầm nó lên một lần nữa. (Tốt hơn nên cho những tác giả biết để viết lại câu đó!). Nếu Kindle được nâng cấp với khả năng nhận dạng khuôn mặt và những những dụng cụ cảm ứng đo lường những đặc điểm sinh học, nó có thể biết những gì làm cho bạn cười, những gì làm cho bạn buồn, và những gì làm cho bạn tức giận. Chẳng bao lâu, những quyển sách sẽ đọc bạn trong khi bạn đang đọc chúng. Và trong khi bạn nhanh chóng quên hầu hết những gì bạn đã đọc, Amazon sẽ không bao giờ quên dù chỉ một điều. Những dữ liệu như thế sẽ cho Amazon có khả năng đánh giá sự phù hợp của một quyển sách (với độc giả) tốt hơn nhiều so với trước đây. Nó cũng sẽ cho phép Amazon để biết bạn là ai, và làm thế nào để làm bạn hứng khởi và làm bạn nguội lạnh. [7]

Cuối cùng, chúng ta có thể đạt đến một điểm, khi đó sẽ là không thể nào được nữa để có thể cắt đứt sự kết nối với mạng lưới biết-tất-nhớ-hết này, ngay cả chỉ một khoảnh khắc. Cắt đứt kết nối sẽ có nghĩa là cái chết [8]. Nếu những hy vọng y khoa được thực hiện, con người tương lai sẽ kết hợp vào cơ thể của họ một loạt những dụng cụ đo lường đặc điểm sinh học, những bộ phận cơ thể bionic và những robot-nano, chúng sẽ theo dõi sức khỏe của chúng ta và bảo vệ chúng ta tránh bị nhiễm trùng, phòng bệnh và đừng để bị thương. Tuy nhiên, những dụng cụ này có thể sẽ phải hoạt động liên tục và trực tuyến, kiểu online 24/7, vừa để chúng có thể được cập nhật tức thời với những thông tin y học mới nhất, vừa để bảo vệ chúng khỏi những bệnh dịch mới trong không gian cyber. Cũng như computer trong nhà tôi liên tục bị những virus, sâu computer và những program độc hại loại ngựa Trojan tấn công, cũng sẽ như vậy với máy tạo nhịp tim của tôi, máy trợ thính của tôi, và hệ miễn dịch công nghệ nano của tôi. Nếu tôi không thường xuyên cập nhật software chống virus trong cơ thể tôi, một ngày nào đó tôi sẽ thức dậy, khám phá rằng hàng triệu nano-robot đang cuồn cuộn trong những mạch máu của tôi, bây giờ được một hacker nào đó từ Bắc Korea đang điều khiển.

Những công nghệ mới của thế kỷ XXI do đó có thể đảo ngược cuộc cách mạng nhân bản, tước bỏ khỏi con người thẩm quyền của họ, và trao quyền thay thế cho những algorithm không-người. Nếu bạn kinh hoàng trước hướng đi này, đừng đổ lỗi cho những chuyên viên computer. Trách nhiệm thực sự nằm trong tay những nhà sinh vật học. Điều là rất quan trọng để nhận ra rằng tất cả khuynh hướng này đang được thúc đẩy bởi những kiến thức sinh học nhiều hơn bởi khoa học computer. Đó là ngành khoa học sự sống đã kết luận rằng những sinh vật là những algorithm. Nếu đây không phải là trường hợp xảy ra – nếu những sinh vật hoạt động trong một cách thức vốn khác biệt với những algorithm – Khi đó computer có thể làm những việc kỳ diệu trong những lĩnh vực khác, nhưng chúng sẽ không thể hiểu được chúng ta và chỉ đạo cuộc sống của chúng ta, và chúng chắc chắn sẽ không có khả năng hợp nhập vào với chúng ta. Tuy nhiên, một khi những nhà sinh học đã kết luận rằng những sinh vật là những algorithm, họ tháo bỏ bức tường phân cách giữa những gì hữu cơ và những gì vô cơ, biến cuộc cách mạng computer từ một sự việc hoàn toàn cơ học thành một chấn động sinh học, và chuyển thẩm quyền từ những con người cá nhân sang những algorithm hoạt động nối mạng.

Một số người thực sự kinh hoàng bởi sự phát triển này, nhưng thực tế là hàng triệu người khác sẵn sàng nắm lấy nó. Xảy ra rồi, ngày nay nhiều người trong chúng ta đã bỏ quyền giữ tính riêng tư và đặc tính cá nhân của chúng ta, để ghi chép lại mọi hành động của chúng ta, tiến hành cuộc sống của chúng ta online và trở nên hốt hoảng nếu sự kết nối với netwwork bị gián đoạn dẫu chỉ một vài phút. Việc chuyển quyền từ con người sang những algorithm đang xảy ra quanh chúng ta, không phải là một kết quả của một số những quyết định quan trọng của chính quyền nào cả, nhưng bởi một trận lụt, tràn ngập những lựa chọn trần tục.

Kết quả sẽ không phải là một nhà nước cảnh sát trị kiểu Orwell. Chúng ta luôn luôn chuẩn bị bản thân cho kẻ thù đã có trước đây, ngay cả khi chúng ta đối diện với một đe dọa hoàn toàn mới. Những thủ môn bảo vệ tính cách cá nhân con người đứng canh giữ chống lại sự chuyên chế của tập thể, mà không nhận ra rằng tính cách cá nhân con người hiện đang bị đe dọa từ hướng đối ngược. Tính cách cá nhân con người sẽ không bị Ông Anh Lớn nghiền nát; nhưng nó sẽ tan rã từ bên trong. Ngày nay những công ty lớn và chính phủ bày tỏ sự tôn kính tính cách cá nhân của tôi, và hứa sẽ cung cấp thuốc men, giáo dục và giải trí được cắt đo vừa vặn với những nhu cầu và mong muốn không giống ai của riêng tôi. Nhưng để làm được như vậy, đầu tiên những công ty và chính phủ cần phải phá vỡ tôi vào thành những hệ thống-con sinh hóa học, theo dõi những hệ thống nhỏ hơn này với những dụng cụ cảm ứng đặt khắp nơi, và diễn dịch công việc của chúng với những algorithm mạnh mẽ. Trong tiến trình này, cá nhân sẽ bốc hơi tan biến thành không là gì cả, nhưng chỉ là một tưởng tưởng tôn giáo không thực. Thực tại sẽ là một mạng lưới chằng chịt, đan kín những algorithm sinh hóa và điện tử, không có biên giới rõ ràng, và không có những trung tâm hành động hay những trục quay cá nhân.

Tăng bậc bất bình đẳng

Cho đến giờ, chúng ta đã xem xét hai trong ba mối đe dọa thực tiễn với chủ nghĩa nhân bản tự do: thứ nhất, rằng con người sẽ hoàn toàn mất đi giá trị của họ; thứ hai, rằng con người vẫn sẽ có giá trị tập thể chung, nhưng họ sẽ mất thẩm quyền cá nhân của họ, và thay vào đó những algorithm bên ngoài sẽ nắm quyền điều hành. Hệ thống vẫn sẽ cần bạn để soạn những symphony, dạy lịch sử, hay viết code cho computer, nhưng hệ thống sẽ biết bạn tốt hơn bạn biết chính mình, và do đó sẽ làm hầu hết những quyết định quan trọng cho bạn – và bạn sẽ hoàn toàn hài lòng với điều đó. Nó sẽ không nhất thiết phải là một thế giới xấu; nó sẽ, tuy nhiên, là một thế giới sau-tự do.

Đe dọa thứ ba đến với chủ nghĩa tự do là một số người sẽ vẫn tuyệt đối cần thiết và (máy móc) không thể đọc và hiểu được, nhưng họ sẽ tạo thành một tầng lớp đặc quyền nhỏ gồm những con người được nâng cấp. Những người-vượt-người này sẽ được vui hưởng những khả năng chưa từng nghe nói và sáng tạo chưa từng có, chúng sẽ cho phép họ tiếp tục làm cho nhiều những quyết định quan trọng nhất trên thế giới. Họ sẽ thực hiện những dịch vụ chủ yếu quan trọng cho hệ thống, trong khi hệ thống không thể hiểu và quản lý được họ. Tuy nhiên, hầu hết những con người sẽ không được nâng cấp, và hệ quả là họ sẽ trở thành một giai cấp thấp kém hơn, bị cả những algorithm computer lẫn những người-vượt-người mới chi phối.

Phá vỡ loài người vào thành những giai cấp sinh học sẽ phá hủy những nền tảng của hệ ý thức nhân bản tự do. Chủ nghĩa nhân bản tự do có thể cùng tồn tại với những khoảng cách kinh tế-xã hội. Thật vậy, vì nó chuộng tự do hơn bình đẳng, nó nhìn nhận những khoảng cách như vậy như đương nhiên. Tuy nhiên, chủ nghĩa tự do vẫn giả định rằng mọi người đều có giá trị và thẩm quyền như nhau. Từ một quan điểm tự do, nó là hoàn toàn đúng (hay tuyệt không có gì sai trái) rằng một người là tỉ phú sống trong một lâu đài xa hoa, trong khi một người khác là một nông dân nghèo sống trong một lều rơm. Vì theo chủ nghĩa tự do, những kinh nghiệm độc đáo của người nông dân thì vẫn có giá trị cũng ngang như của người tỉ phú. Đó là lý do có những tác giả nhân bản tự do viết những tiểu thuyết dài về những kinh nghiệm của những nông dân nghèo – và tại sao ngay cả những tỉ phú vẫn say sưa đọc những tiểu thuyết loại như thế. Nếu bạn đi xem Les Misérables ở Broadway hay Covent Garden, bạn sẽ thấy rằng chỗ ngồi xem tốt có thể phải mua với giá hàng trăm đô la, và nếu cộng lại sự giàu có của những khán giả, tài sản có thể đến hàng tỷ, nhưng họ vẫn có cảm tình với Jean Valjean, người đã đi tù mười chín năm chỉ vì ăn cắp một ổ bánh mì để nuôi đứa cháu đói của mình.

Lôgích này cũng hoạt động trong ngày bầu cử, khi lá phiếu của người nông dân nghèo được đếm cũng chính xác như của người tỉ phú. Giải pháp nhân bản tự do cho sự bất bình đẳng xã hội là đem cho giá trị bằng nhau với những kinh nghiệm con người khác biệt, thay vì sự cố gắng để tạo ra những kinh nghiệm tương tự cho tất cả mọi người. Tuy nhiên, số phận của giải pháp này sẽ là gì một khi kẻ giàu người nghèo bị phân tách không chỉ đơn giản bởi tài sản giàu có, cũng nhưng còn bởi những khoảng cách sinh học thực sự?

Trong bài báo trên New York Times của cô, Angelina Jolie đã đề cập đến những chi phí cao của những thử nghiệm di truyền. Hiện nay, khám nghiệm Jolie đã làm, có chi phí $3.000 (không gồm giá của giải phẫu vú, giải phẫu tái tạo và những điều trị liên quan). Điều này trong một thế giới trong đó 1 tỉ người kiếm được ít hơn 1 đôla mỗi ngày, và 1,5 tỉ người khác kiếm được từ $1 đến $2 một ngày [9]. Ngay cả nếu có họ làm việc chăm chỉ trọn đời, họ vẫn sẽ không bao giờ có thể đủ tiền cho một khám nghiệm gene, tốn 3.000 đôla. Và những khoảng cách kinh tế hiện nay chỉ tăng lên. Tính đến đầu năm 2016, sáu mươi hai người giàu nhất thế giới có tài sản trị giá bằng với 3,6 tỉ những người nghèo nhất! Vì dân số thế giới là khoảng 7,2 tỉ, có nghĩa là 62 tỉ phú cùng nắm giữ sự giàu có bằng với tất cả nửa phần phần nhân loại dưới cùng.[10]
                                  
Chi phí thử nghiệm DNA có khả năng giảm xuống theo thời gian, nhưng những phương pháp điều trị mới đắt tiền đều liên tục sẽ được đưa ra trước. Vì vậy, trong khi những phương pháp điều trị cũ sẽ dần dần đi xuống mức phí tổn vừa với tầm tay của quần chúng, những tầng lớp thiểu số giàu có sẽ vẫn luôn luôn giữ một vài bước tiến ở phía trước. Trong suốt lịch sử, người giàu có đã được hưởng nhiều ưu thế xã hội và chính trị, nhưng chưa bao giờ từng có một khoảng cách sinh học rất lớn phân chia họ với người nghèo. Những quý tộc thời trung cổ tự cho rằng máu màu xanh cao quí chảy trong mạch máu của họ, và những Brahmin Hindu khẳng định rằng họ sinh ra đã tự nhiên thông minh hơn những người khác, nhưng đây thuần túy là những ‘tiểu thuyết’. Trong tương lai, tuy nhiên, chúng ta có thể thấy có khoảng cách thực sự trong khả năng thể chất và nhận thức mở ra giữa một tầng lớp thượng lưu được nâng cấp và phần còn lại của xã hội.

Khi những nhà khoa học đối diện với tấn tuồng này, trả lời hợp thức của họ là trong thế kỷ XX đã có quá nhiều đột phá y học, tuy đã bắt đầu với tầng lớp giàu có, nhưng cuối cùng toàn thể quần chúng đều được hưởng lợi chung, và chúng đã giúp thu hẹp thay vì mở rộng hơn những khoảng cách xã hội. Lấy thí dụ, những thuốc vắcxin và những loại thuốc kháng sinh, những người được hưởng lợi đầu tiên chủ yếu là tầng lớp thượng lưu ở những nước phương Tây, nhưng ngày nay chúng cải thiện sức khoẻ đời sống tất cả mọi người, khắp mọi nơi, trên toàn thế giới.

Tuy nhiên, kỳ vọng rằng quá trình này sẽ được lập lại trong thế kỷ XXI có thể chỉ là mong ước hão huyền, vì hai lý do quan trọng. Thứ nhất, y học đang trải qua một cách mạng vĩ đại khác thường về khái niệm. Y học của thế kỷ XX nhằm chữa lành bệnh. Y học của thế kỷ XXI đang ngày càng hướng tới sự ‘nâng cấp’ sức khỏe của người khoẻ mạnh. Chữa bệnh là một dự án theo chủ nghĩa quân bình, vì nó giả định rằng có một tiêu chuẩn bình thường về sức khỏe thể chất và tinh thần vốn tất cả mọi người đều có thể có được và nên vui hưởng. Nếu ai đó đã ‘rơi’ xuống dưới mức tiêu chuẩn, đó là công việc của những y sĩ để ‘chữa trị’ vấn đề, và giúp anh ta hoặc cô ta ‘được giống như mọi người’. Ngược lại, việc nâng cấp sức khỏe là một dự án ‘chọn lọc cho thiểu số ưu tú’, vì nó từ chối ý tưởng về một tiểu chuẩn chung áp dụng cho tất cả, nhưng tìm cách để cung cấp cho một số cá nhân nào đó một ưu thế hơn những người khác. Người ta muốn có trí nhớ thật trong sáng, còn trí thông minh phải trên trung bình, và thêm khả năng tình dục phải là ‘số dách’!. Nếu một số hình thức nào đó của sự nâng cấp trở nên quá rẻ và quá phổ biến khiến mọi người đều có thể vui hưởng và thích thú với nó, nó sẽ chỉ đơn giản đến lượt được coi là mức độ cơ bản mới, và những thế hệ tiếp sau của những phương pháp điều trị của sẽ lại cố gắng vượt qua chúng.

Thứ hai, y học của thế kỷ XX đã đem lại lợi ích cho đám đông, cho quần chúng; vì thế kỷ XX là thời đại của đám đông. Những đội quân của thế kỷ XX cần hàng triệu chiến sĩ khỏe mạnh, và kinh tế của nó cần thiết hàng triệu công nhân khỏe mạnh. Do đó, những quốc gia thành lập những dịch vụ y tế công cộng để bảo đảm sức khỏe và sức sống của tất cả mọi người. Những thành tựu y tế lớn nhất của chúng ta là đã cung cấp những cơ sở y tế công cộng, những dịch vụ vệ sinh đại chúng, những chiến dịch chích ngừa, và khắc phục bệnh dịch cho đám đông. Tầng lớp ưu tú lãnh đạo Japan, năm 1914, trong quyền lợi của họ, nên đã đầu tư thật lớn vào y tế, như tiêm vắc xin cho những người nghèo, xây nhà thương, và lập những hệ thống cống rác trong những khu ổ chuột, vì nếu họ muốn Japan là một quốc gia mạnh mẽ với một đội quân mạnh mẽ và một nền kinh tế mạnh mẽ, họ cần hàng triệu chiến sĩ và người lao động khỏe mạnh.

Nhưng thời đại của quần chúng có thể đã qua rồi, và cùng với nó là thời đại của y học đại chúng. Khi những người lính và người thợ con người nhường đường cho những algorithm, ít nhất là một số trong giới ưu tú thiếu số có thể kết luận rằng sẽ không đi đến đâu trong việc cung cấp những thăng tiến, hay ngay cả những điều kiện tiêu chuẩn sức khỏe cho đông đảo quần chúng gồm những người nghèo vô dụng, và tập trung vào việc nâng cấp chỉ một số ít những người-vượt-người vượt mức tiêu chuẩn thông thường là điều hợp lý hơn nhiều.

Đã xảy ra rồi, ngày nay tỉ lệ sinh đang giảm ở những nước công nghệ tiên tiến như Japan và Nam Korea, nơi mà những nỗ lực phi thường được đầu tư vào việc nuôi dưỡng và giáo dục một số ít và ngày càng ít những trẻ em – những người được trông cậy ngày càng nhiều hơn. Nhũng nước đang phát triển lớn như India, Brazil hay Nigeria làm thế nào có thể hy vọng cạnh tranh được với Japan? Những nước này giống như một chuyến tàu dài. Tầng lớp ưu tú nhưng thiểu số chọn lọc trong toa tàu hạng nhất được hưởng những dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giáo dục và mức thu nhập ngang bằng với những quốc gia phát triển nhất trên thế giới. Tuy nhiên, hàng trăm triệu công dân bình thường đứng ngồi chật trong những toa tàu hạng ba vẫn mắc những bệnh phổ biến lan rộng, vẫn thiếu học thức và nghèo đói. Giới thiểu số ưu tú của India, Brazil hay Nigeria sẽ thích làm gì hơn trong thế kỷ tới? Đầu tư vào việc chữa trị những vấn đề của hàng trăm triệu người nghèo, hay nâng cấp chỉ một vài triệu người giàu có? Không giống như trong thế kỷ XX, khi tầng lớp thiếu số ưu tú có phần quyền lợi trong việc chữa trị những vấn đề của người nghèo, vì về quân sự và kinh tế họ là những nguồn lực quan trọng, nhưng trong thế kỷ XXI chiến lược hiệu quả nhất (mặc dù tàn nhẫn) có thể là hãy buông bỏ những toa tàu hạng ba vô dụng, và hãy thật nhanh tiến tới phía trước, dù chỉ với toa tàu hạng nhất. Để cạnh tranh với Japan, Brazil có thể sẽ cần một số ít những người-vượt-người được nâng cấp, nhiều hơn là cần hàng triệu những công nhân bình thường khỏe mạnh.

Làm thế nào tín ngưỡng nhân bản tự do có thể tồn tại trước sự xuất hiện của những người-vượt-người, tất cả với những khả năng thể chất, tình cảm và trí tuệ đặc biệt? Điều gì sẽ xảy ra nếu quay ra rằng những người-vượt-người như thế có những kinh nghiệm khác biệt trong cơ bản với những Sapiens bình thường? Điều gì sẽ xảy ra nếu những người-vượt-người nhàm chán bởi ‘sự mới lạ’ về những kinh nghiệm của những tên trộm Sapiens thấp kém, trong khi con người bình thường tìm thấy vở tuồng cải lương về những chuyện tình của những siêu nhân khó có thể nuốt nổi?

Những dự án lớn của con người trong thế kỷ XX – khắc phục nạn đói, bệnh dịch và chiến tranh – nhằm bảo vệ một chuẩn mực phổ quát của sự phong phú, sức khỏe và hòa bình cho tất cả mọi người, không có ngoại lệ. Những dự án mới của thế kỷ XXI – đạt tới sự không chết, hạnh phúc vĩnh cửu và phẩm tính thần linh như những gót – cũng hy vọng sẽ phục vụ tất cả loài người. Tuy nhiên, vì những dự án này nhằm mục đích vượt qua chứ không phải là bảo vệ tiêu chuẩn định mức, chúng rất có thể cũng dẫn đến việc tạo ra một giai cấp siêu nhân mới, những người-vượt-người, những người vượt người này sẽ buông bỏ những gốc rễ nhân bản tự do của họ, và đối xử với những con người bình thường không tốt gì hơn, nếu so với những người Europe da trắng của thế kỷ XIX đã đối xử với những người da đen Africa. [11]

Nếu những khám phá khoa học và những phát triển công nghệ phân rẽ loài người vào thành một khối rất đông đảo gồm toàn những con người vô dụng và một tầng lớp nhỏ chọn lọc, ưu tú gồm những người-vượt-người đã được nâng cấp, hoặc nếu thẩm quyền thay đổi hoàn toàn, từ những con người sang tay của những algorithm rất thông minh, khi đó chủ nghĩa nhân bản tự do sẽ sụp đổ. Những tôn giáo hay hệ ý thức mới nào có thể lấp đầy khoảng trống do đó mà có này, và hướng dẫn sự tiến hóa kế tiếp của những con cháu có quyền năng như gót của chúng ta?




Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất




[1] [For oracles, agents and sovereigns see: Bostrom, Superintelligence]
[2] Waze: tương tự như Google Maps, nhưng năm 2013 Google Maps đã mua Waze.
[3] [https://www.waze.com/.]
[4] oracle mang rất nhiều nghĩa trong cổ điển Hellas: vị thần ban lời sấm (như Apollo), hay người tu sĩ ở đền thờ có được/nghe được lời sấm, hay chỗ có lời sấm (Delphi), hay chính lời sấm. Thường oracle có nghĩa là chính lời sấm, hay người tu sĩ nghe lời sấm và đọc lại cho người hỏi; nhưng ở đây, nó mang thêm nghĩa mới, xa gần có liên hệ với Oracle, tên một công ty có sản phẩm - mang tên Oracle - là program tạo những cơ sở cấu trúc dữ liệu. Oracle có thể hiểu như ‘máy cho lời sấm’ phổ thông và lớn nhất thế giới hiện nay. Chúng ta ‘hỏi’ cơ sở cấu trúc dữ liệu - do Oracle tạo ra - những câu hỏi (trong một ngôn ngữ có cú pháp kỹ thuật đặc biệt), và nó trả lời cho chúng ta, dựa trên những dữ liệu thông tin đã được thu tập trong một cấu trúc theo những qui luật của những hệ thống cơ sở dữ liệu (databases).
[5] agent
[6] Cortana trong hệ thống điều hành Windows, Siri trong hệ thống điều hành MacOS của Apple, Google Assistant trong hệ thống điều hành Android.
[7] [Dormehl, The Formula, 206.]
[8] Gần như vậy, chúng ta hiện nay đã đi đến tình trạng không thể hoạt động nếu không có những email, google, iphone, wifi, internet...
[9] [World Bank, World Development Indicators 2012 (Washington DC: World Bank, 2012), 72, http://data.worldbank.org/sites/default/files/wdi-2012-ebook.pdf.]
[10] [Larry Elliott, ‘Richest 62 People as Wealthy as Half of World’s Population, Says Oxfam’, Guardian, 18 January 2016, retrieved 9 February 2016, http://www.theguardian.com/business/2016/jan/18/richest-62-billionaires-wealthy-half-world-population-combined; Tami Luhby, ‘The 62 Richest People Have as Much Wealth as Half the World’, CNN Money, 18 January 2016, retrieved 9 February 2016, http://money.cnn.com/2016/01/17/news/economy/oxfam-wealth/.]
[11] Hay tệ hơn – đâu đó trong những chương trước – tâc giả nói – những con người vượt người này (tôi tránh dùng từ ‘siêu nhân’ vì tuy ‘siêu’ nhưng vẫn là ‘người; ở đây những con người nâng cấp này – là những Homo-Sapiens đã vượt qua chính Sapiens để thành những Homo-Deus, một giống hoàn toàn khác biệt); những người vượt người này sẽ đối xử với chúng ta tuy khó đoán, nhưng có lẽ sẽ giống như chúng ta (một động vật) hiện đang đối xử với những loài động vật khác – trâu kéo cày, bò lấy thịt, yến lấy tổ,.giết khỉ chỉ cốt lấy óc ăn, giết cá chỉ cốt lấy vảy (bào ngư), hay trứng (caviar), giết gấu để lấy mật, săn giết tê giác hay voi chỉ cốt lấy ngà….có tử tế, nuôi để ngắm như nuôi cá vàng; hay nuôi làm bạn như chó, mèo, nhưng thực sự chỉ khi chạy trốn cô đơn bằng trở nên không cô độc – hoặc không có ai chơi với mình - hay mình không có ai để chơi với…