Saturday, April 29, 2017

Harari – Người-Gót: một Lịch sử Ngắn gọn của Ngày mai (14)

Người-gót: một Lịch sử Ngắn gọn của Ngày mai 
Homo Deus: A Brief History of Tomorrow
Yuval Noah Harari








PHẦN III
Homo Sapiens đánh mất kiểm soát


Có thể nào con người tiếp tục điều hành thế giới và đem cho nó ý nghĩa?
Công nghệ sinh học và trí tuệ nhân tạo đe dọa chủ nghĩa nhân bản như thế nào?
Ai có thể kế thừa loài người, và tôn giáo mới nào có thể thay thế chủ nghĩa nhân bản?


8.     Bomb nổ chậm trong phòng thí nghiệm
9.     Sự Phân ly Lớn 
10.   Biển Mênh mông của Ý thức 
11.   Tôn Giáo thờ phụng Dữ liệu




8
Bom nổ chậm trong phòng thí nghiệm

Vào năm 2016, gói hàng tự do của chủ nghĩa cá nhân, nhân quyền, dân chủ và thị trường tự do đã thống trị thế giới. Tuy nhiên, khoa học thế kỷ XXI đang sói mòn những nền móng của trật tự do tư tưởng tự do tạo dựng. Vì khoa học không giải quyết với những câu hỏi về giá trị, nó không thể xác định liệu những người tự do là đúng hay không trong việc định giá trị của tự do cao hơn của bình đẳng, hoặc trong việc định giá trị cá nhân cao hơn tập thể. Tuy nhiên, giống như tất cả những tôn giáo khác, tư tưởng tự do cũng thế, đã dựa vào những gì nó tin là những phát biểu về thực tại, ngoài những phán đoán về đạo đức trừu tượng. Và những phát biểu thực tại này giản dị là không đứng vững trước sự xem xét kỹ lưỡng khoa học chính xác.

Những người tự do đặt quá nhiều giá trị cho tự do cá nhân vì họ tin rằng con người có ý chí tự do. Theo chủ nghĩa tự do, những quyết định của những người bỏ phiếu (chính trị) và những khách hàng (kinh tế) là không tất định và cũng không ngẫu nhiên. Mọi người dĩ nhiên đều chịu ảnh hưởng của những động lực bên ngoài và sự kiện tình cờ, nhưng sau cùng mỗi người chúng ta đều có thể vẫy cây đũa thần diệu của tự do và quyết định mọi sự vật việc cho chính chúng ta. Đây là lý do tư tưởng tự do đem nhiều quan trọng như thế cho những cử tri và khách hàng, và chỉ thị cho chúng ta hãy tuân theo trái tim của chúng ta và làm những gì cảm thấy tốt lành. Đó là ý chí tự do của chúng ta đem ý nghĩa thấm nhập vào vũ trụ, và vì không có người ngoài nào có thể biết bạn thực sự cảm thấy thế nào, hoặc tiên đoán chắc chắn được những lựa chọn của bạn, bạn không nên tin tưởng vào bất kỳ Ông Anh Lớn [1] nào để chăm lo những lợi ích và mong muốn của bạn.

Đem ‘ý chí tự do’ gán cho con người không phải là một phán đoán đạo đức – nó có mục đích để là một mô tả thực tại về thế giới. Mặc dù cái gọi là mô tả thực tại này có thể đã có ý nghĩa trở ngược về trong những thời của Locke, Rousseau và Thomas Jefferson, nó không thuận hợp lắm với những phát kiến mới nhất của khoa học sự sống. Mâu thuẫn giữa ý chí tự do và khoa học ngày nay là một ‘con voi’ – một vấn đề hiển nhiên, rành rành trước mắt, nhưng quá khó khăn không ai muốn bàn hay nhắc tới – trong phòng thí nghiệm, điều mà nhiều người không muốn nhìn thấy khi họ chăm chú soi chiếu qua những kính hiển vi và những máy scan fMRI.[2]

Vào thế kỷ XVIII, Homo sapiens đã giống như một cái hộp đen bí ẩn, có những hoạt động bên trong của nó vượt ngoài tầm hiểu biết, thoát khỏi sự nắm bắt của chúng ta. Do đó, khi những học giả đặt câu hỏi tại sao một người rút một con dao và đâm chết một người khác, một câu trả lời chấp nhận được cho biết: “Vì ông ta đã chọn để làm thế. Ông đã dùng ‘ý chí tự do’ của mình để lựa chọn giết người, đó là tại sao ông ta thì hoàn toàn chịu trách nhiệm cho tội ác của mình”. Trong thế kỷ qua, khi những nhà khoa học đã mở tung cái hộp đen của Sapiens, họ đã khám phá ở trong đó không có ‘linh hồn’, cũng không có ‘ý chí tự do’, cũng chẳng có ‘tự ngã’ – nhưng chỉ có những gene, hormon và nơrôn vốn đều tuân theo cùng những định luật vật lý và hóa học điều hành tất cả thực tại còn lại. Ngày nay, khi những học giả hỏi tại sao một người rút một con dao và đâm chết một người khác, trả lời “Vì ông ta đã chọn để làm thế’ không phải là trả lời chấp nhận được. Thay vào đó, những nhà di truyền học và những nhà khoa học não cung cấp một câu trả lời chi tiết hơn: “Ông ấy đã làm điều đó do những tiến trình điện hoá học như vậy-và-như vậy trong não, được hình thành bởi một dựng lập di truyền đặc biệt, vốn phản ảnh áp lực tiến hóa từ thời cổ ghép đôi với những đột biến ngẫu nhiên”.

Những tiến trình điện hoá học não dẫn đến sự giết người, chúng hoặc là tất định hoặc là ngẫu nhiên, hay một kết hợp của cả hai – nhưng chúng không bao giờ là tự do. Lấy thí dụ, khi một nơrôn bắn đi một điện tích, điều này hoặc có thể hoặc là một phản ứng tất định với những kích thích bên ngoài, hoặc có thể là kết quả của một sự kiện ngẫu nhiên như sự phân hủy tự phát của một atom phóng xạ. Không trường hợp lựa chọn nào chừa lại bất kỳ một chỗ đứng cho ý chí tự do. Những quyết định đạt được qua một chuỗi phản ứng của những sự kiện sinh hóa, mỗi sự kiện được quyết định bởi một sự kiện trước đó, chắc chắn không phải là tự do. Những quyết định là hậu quả của những biến cố ngẫu nhiên ở tầng dưới-atom [3] cũng không là tự do. Chúng chỉ là ngẫu nhiên. Và khi những biến cố ngẫu nhiên kết hợp với những quá trình tất định, chúng ta có được những kết quả xác suất, nhưng điều này cũng không đi đến được mức độ của tự do.

Giả sử chúng ta xây dựng một robot có đơn vị tiến hành dữ kiện trung tâm (CPU) được nối kết với một cục phóng xạ uranium. Khi lựa chọn giữa hai lựa chọn có thể – tạm nói, nhấn nút bên phải hoặc nút bên trái – robot này đếm số lượng những atom uranium đã phân rã trong phút trước. Nếu con số này chẵn – nó nhấn nút bên phải. Nếu là số lẻ – nút bên trái. Chúng ta không bao giờ có thể chắc chắn về những hành động của một robot như vậy. Nhưng không ai có thể gọi cái máy kì quặc dù tạm thời nhưng dùng được việc này là nó thì ‘tự do’, và chúng ta sẽ không mơ ước để sẽ cho phép nó bỏ phiếu trong những cuộc bầu cử dân chủ, hoặc buộc nó có trách nhiệm pháp lý đối với hành động của nó.

Với trình độ hiểu biết tốt nhất về khoa học của chúng ta, thuyết tất định và tính ngẫu nhiên đã phân chia toàn bộ cái bánh giữa chúng, để lại thậm chí không một mẩu vụn nào cho “tự do”. Danh từ thiêng liêng “tự do” hóa ra giống như từ “linh hồn”, là một thuật ngữ trống rỗng không mang ý nghĩa nào rõ rệt. Tự do sẽ tồn tại chỉ trong những truyện kể tưởng tượng con người chúng ta đã phát minh ra.

Chiếc đinh cuối cùng đóng xuống quan tài của tự do được thuyết tiến hóa cung cấp. Cũng như sự tiến hóa không thể cùng tồn tại với những linh hồn vĩnh cửu, nó cũng không thể nuốt trôi ý tưởng về ‘ý chí tự do’. Vì nếu con người được tự do, làm thế nào chọn lọc tự nhiên đã có thể định hình cho họ? Theo thuyết tiến hóa, tất cả những lựa chọn do những loài động vật thực hiện – dù là chỗ ở, thức ăn hay những bạn tình – đều phản ánh ‘code’ di truyền của họ. Nếu, nhờ vào những gene thích nghi nào đó của nó, một con vật chọn để ăn một cây nấm bổ dưỡng và giao phối với những bạn tình khỏe mạnh và sinh nở mau mắn, những gene này sẽ truyền lại cho những thế hệ tiếp theo. Nếu, vì những gene không thích nghi nào đó, một con vật chọn ăn những nấm độc và những bạn tình mang bệnh thiếu máu, những gene này trở thành tuyệt chủng. Tuy nhiên, nếu một con vật “tự do” chọn những gì để ăn và với ai để giao phối, sau đó không còn gì để cho chọn lọc tự nhiên làm việc nữa.

Khi phải đối diện với những giải thích khoa học như vậy, người ta thường đẩy chúng qua một bên, chỉ ra rằng họ cảm thấy tự do, và rằng họ hành động theo như những ước muốn và những quyết định của riêng họ. Điều này đúng. Con người hành động theo những ước muốn của họ. Nếu khi nói có “tự do” có nghĩa là có khả năng hành động theo những ước muốn của bạn – khi đó, quả là có, con người có ý chí tự do, và cũng như thế, cả những chimpanzee, những con chó và những con vẹt. Khi con vẹt Polly muốn một bánh cracker, Polly ăn một bánh cracker. Nhưng câu hỏi với giả triệu đô la không phải là liệu con vẹt và con người có thể hành động theo như những ước muốn bên trong của họ – nhưng câu hỏi là liệu trước tiên họ có thể lựa chọn những ham muốn của họ hay không. Tại sao con vẹt Polly lại muốn một cái bánh cracker hơn là một quả dưa chuột? Tại sao tôi lại quyết định giết người hàng xóm gây khó chịu của tôi, thay vì đưa nốt ‘má bên kia’ của tôi cho ông ta? Tại sao tôi muốn mua chiếc ô tô màu đỏ chứ không phải màu đen? Tại sao tôi thích bỏ phiếu cho đảng Bảo thủ hơn là Đảng Lao động? Tôi không chọn một bất kỳ nào của những mong ước này. Tôi cảm thấy một ước muốn đặc biệt dâng trào lên trong tôi, vì đây là cảm xúc được tạo ra bởi những quá trình sinh hóa trong não của tôi. Những quá trình này có thể là tất định hoặc ngẫu nhiên, nhưng không tự do.

Bạn có thể trả lời rằng ít nhất là trong trường hợp những quyết định quan trọng như giết một người hàng xóm, hoặc bầu một chính phủ, lựa chọn của tôi không phản ảnh một cảm xúc nhất thời, nhưng một trầm ngâm suy nghĩ lâu dài và đầy lý trí về những luận chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, có nhiều giòng suy nghĩ, dài như những đoàn tàu gồm những luận chứng vốn tôi có thể đi theo, một số trong chúng sẽ khiến tôi bỏ phiếu cho đảng Bảo thủ, một số khác cho đảng Lao động, và vẫn còn số khác khiến tôi có thể bỏ phiếu cho đảng UK Độc lập, hoặc đơn giản là không buồn đi bỏ phiếu, nhưng chỉ ở nhà. Điều gì khiến tôi lên một toa tàu của lý luận này chứ không phải một toa tàu của lý luận kia? Trong (nhà ga) Paddington của bộ óc của tôi, tôi có thể buộc phải nhảy lên một toa tàu của lý luận đặc biệt nào đó bởi những tiến trình tất định, hoặc tôi có thể lên một toa tàu một cách ngẫu nhiên. Nhưng tôi thì không “tự do” lựa chọn những lý luận đó sẽ khiến tôi bỏ phiếu cho đảng Bảo thủ.

Đây không chỉ là những giả thuyết hay những suy đoán triết học. Ngày nay chúng ta có thể dùng những máy scan não để đoán trước những ước muốn và những quyết định của người ta, lâu trước khi chính họ ý thức chúng. Trong một loại thí nghiệm, người được đặt bên trong một máy scan não lớn, giữ trong mỗi bàn tay một công tắc. Họ được yêu cầu nhấn một trong hai công tắc bất cứ khi nào họ cảm thấy thích nó. Những nhà khoa học quan sát hoạt động thần kinh trong não có thể tiên đoán công tắc nào người đó sẽ nhấn trước khi người đó thực sự làm như vậy, và ngay cả trước khi người đó có nhận thức về ý định của mình. Những sự kiện thần kinh trong bộ óc cho thấy quyết định của người này bắt đầu từ một vài trăm mili giây đến vài giây trước khi người đó có nhận thức về lựa chọn này [4]

Quyết định để nhấn một trong hai công tắc, bên phải hoặc bên trái, chắc chắn phản ảnh sự lựa chọn của người đó. Tuy nhiên, nó không phải là một lựa chọn tự do. Trong thực tế, tin tưởng của chúng ta vào ý chí tự do sẽ là kết quả từ lôgích sai lạc. Khi một chuỗi phản ứng sinh hóa làm cho tôi mong muốn bấm công tắc bên phải, tôi cảm thấy rằng tôi thực sự muốn bấm công tắc bên phải. Và điều này là đúng. Tôi thực sự muốn bấm nó. Tuy nhiên, người ta sai lầm nhảy đến kết luận rằng nếu tôi muốn bấm nó, tôi chọn để làm thế. Đây dĩ nhiên là sai. Tôi không chọn những ham muốn của tôi. Tôi chỉ cảm nhận chúng, và hành động thuận hợp theo.

Mọi người dù sao đi nữa vẫn tiếp tục tranh cãi về ý chí tự do vì ngay cả những nhà khoa học cũng tất cả rất thường xuyên tiếp tục dùng những khái niệm gót-học lỗi thời. Những nhà gót học Kitô, Islam và Juda đã tranh luận trong nhiều thế kỷ, về những quan hệ giữa linh hồn và ý chí. Họ đã giả định rằng mỗi người đều có một yếu tính tinh thần bên trong mình – gọi là linh hồn – vốn là tự ngã đích thực của tôi. Họ còn chủ trương thêm rằng tự ngã này có những ước muốn nhiều loại khác nhau, cũng tựa như nó có quần áo, xe cộ và nhà ở. Tôi cũng được gán buộc là lựa chọn những ước muốn của tôi cùng một cách như tôi lựa chọn quần áo của tôi, và số phận của tôi thì được ấn định theo những lựa chọn này. Nếu tôi chọn những ước muốn tốt, tôi được lên thiên đàng. Nếu tôi chọn những ham muốn xấu, tôi bị đày xuống hỏa ngục. Khi đó, câu hỏi đặt ra là tôi lựa chọn những ước muốn của tôi chính xác như thế nào? Tại sao, lấy thí dụ, có phải Eve đã muốn ăn trái cấm con rắn mời nàng? Có phải ước muốn này ép buộc nàng đã phải làm theo? Có phải ước muốn này đã đơn giản chỉ nảy lên trong nàng một cách thuần túy tình cờ? Có phải nàng đã chọn nó một cách “tự do”? Nếu nàng không chọn nó một cách tự do, tại sao trừng phạt nàng về việc đó?

Tuy nhiên, một khi chúng ta chấp nhận rằng không có linh hồn, và rằng con người không có yếu tính nội tại được gọi là “tự ngã’, thôi không còn ý nghĩa gì nữa để hỏi, “Làm thế nào để tự ngã chọn những ham muốn của nó?” Nó giống như hỏi một người không vợ, “Thế vợ anh chọn quần áo của cô ấy thế nào?” trong thực tại, chỉ có một luồng tuôn chảy của hữu thức, và những mong muốn phát sinh và mất đi trong dòng chảy này, nhưng không có tự ngã vĩnh viễn nào là người sở hữu những ham muốn, do đó nó là vô nghĩa để hỏi xem có phải tôi chọn những ham muốn của tôi một cách tất định, ngẫu nhiên hoặc tự do.

Nghe có vẻ vô cùng phức tạp, nhưng là dễ dàng đến ngạc nhiên để thí nghiệm ý tưởng này. Lần tới, nếu một ý nghĩ hiện lên trong não thức của bạn, hãy dừng lại và tự hỏi: “Tại sao tôi đã nghĩ về suy nghĩ đặc biệt này? Có phải tôi đã quyết định một phút trước rằng hãy nghĩ về ý nghĩ này, và chỉ sau đó có phải tôi đã nghĩ nó? Hay có phải nó chỉ nảy sinh trong não thức của tôi, mà không có tôi cho phép hoặc hướng dẫn? Nếu tôi thực sự là người làm chủ của những suy nghĩ và quyết định của tôi, có thể nào tôi quyết định không suy nghĩ về bất cứ gì tất cả trong sáu mươi giây kế tiếp?” bạn hãy thử đi, và xem sẽ xảy ra những gì.

Nghi ngờ ý chí tự do thì không chỉ là một thực tập triết học. Nó có những bao hàm thực tiễn. Nếu những sinh vật thực sự không có ý chí tự do, nó ngụ ý rằng chúng ta có thể thao túng và thậm chí kiểm soát những ước muốn của chúng, bằng cách dùng những loại thuốc, công nghệ di truyền học hoặc kích thích trực tiếp vào bộ óc.

Nếu bạn muốn thấy triết lý trong hoạt động, hãy đến thăm một phòng thí nghiệm chuột-robo. Một chuột-robo là một con chuột thông thường nhưng thêm một khác thường: những nhà khoa học đã cấy những điện cực vào vùng cảm giác và khen thưởng trong não của con chuột. Điều này khiến những nhà khoa học có thể di động con chuột bằng cách dùng khí cụ điều khiển từ xa. Sau những huấn luyện ngắn, những nhà nghiên cứu đã thành công không chỉ để làm cho những con chuột rẽ sang trái hoặc phải, nhưng cũng leo thang, đánh hơi xung quanh những đống rác, và làm những việc mà những con chuột bình thường không thích làm, chẳng hạn như nhảy xuống từ những khoảng rất cao. Quân đội và những tập đoàn kỹ nghệ cho thấy có chú ý nhiệt tình với những robo-chuột, hy vọng chúng có thể chứng tỏ là hữu ích trong nhiều nhiệm vụ và hoàn cảnh. Lấy thí dụ, những robo-chuột có thể giúp tìm ra những người sống sót vẫn còn vùi dưới những toà nhà mới đổ, xác định vị trí bom và mìn bẫy, và giúp vẽ bản đồ (chi tiết) những đường hầm ngầm và hang động.

Những người hoạt động bảo vệ súc vật đã lên tiếng lo ngại về sự khổ đau gây ra cho những con chuột từ những thí nghiệm loại như thế. Giáo sư Sanjiv Talwar của Đại học tiểu bang New York, một trong những nhà nghiên cứu chuột-robo hàng đầu, đã bác bỏ những lo ngại này, biện luận rằng những con chuột thực sự thích thú những thí nghiệm. Dù sao chăng nữa, Talwar giải thích, những con chuột “làm việc để được vui sướng” và khi những điện cực kích thích trung tâm khen thưởng trong não của chúng, “con chuột cảm thấy cực lạc”.[5]
                                               
Trong hiểu biết cao nhất của chúng ta, con chuột không cảm thấy rằng một ai đó khác điều khiển nó, và nó không cảm thấy rằng nó bị ép buộc để làm làm một gì đó trái với ý muốn của nó. Khi Giáo sư Talwar nhấn công tắc điều khiển từ xa, chuột muốn di chuyển sang trái, đó là tại sao nó di chuyển sang trái. Khi giáo sư nhấn công tắc khác, con chuột muốn leo lên một cái thang, đó là tại sao nó ấy trèo những bậc thang. Dù sao chăng nữa, những ham muốn của chuột không là gì nhưng chỉ là một mẫu thức của những nơrôn bắn đi. Đâu có thành vấn đề cho dù những nơrôn được bắn đi vì chúng được kích thích bởi những nơrôn khác, hay vì chúng được kích thích bởi những điện cực cấy ghép vào não chúng kết nối với công tắc điều khiển từ xa của Giáo sư Talwar? Nếu bạn hỏi chuột về việc đó, nó rất có thể đã nói với bạn, “Chắc chắn tôi có tự do! Hãy xem đây, tôi muốn rẽ trái – và tôi rẽ trái. Tôi muốn leo một cái thang – và tôi leo lên một cái thang. Không phải điều đó chứng minh rằng tôi có ý chí tự do hay sao?”

Những thí nghiệm được thực hiện trên Homo sapiens chỉ ra rằng giống những con chuột, con người cũng có thể bị thao túng, và rằng là điều có thể để tạo ra hoặc tiêu diệt ngay cả những cảm xúc phức tạp như yêu thương, giận dữ, sợ hãi và trầm cảm bằng cách kích thích những điểm đúng trong bộ óc con người. Quân đội US thời gian gần đây đã bắt đầu những thí nghiệm về cấy những chip computer trong não người, hy vọng sẽ dùng phương pháp này để điều trị những người lính bị bện taam thần căng thẳng sau chấn thương [6] . Tại Bệnh viện Hadassah ở Jerusalem, những y sĩ đã đi tiên phong trong một điều trị mới lạ cho người bệnh bị trầm cảm cấp tính . Họ cấy điện cực vào não của người bệnh, và dây điện cực vào một computer rất nhỏ được cấy vào ngực của người bệnh. Khi nhận lệnh từ những computer, những điện cực dùng những dòng điện yếu để làm tê liệt những khu vực não chịu trách nhiệm về trầm cảm. Việc điều trị không phải lúc nào cũng thành công, nhưng trong một số trường hợp người bệnh tường trình rằng cảm giác trống rỗng tối tăm dày vò họ trong suốt cuộc sống của họ đã biến mất như ảo thuật.

Một người bệnh phàn nàn rằng vài tháng sau giải phẫu, bệnh ông đã tái phát, và lại bị trầm cảm rất nặng. Sau khi kiểm xoát, những y sĩ đã tìm thấy nguồn cơn: computer (trong ngực) đã hết pin. Một khi họ đã thay pin mới, chứng trầm cảm tan đi nhanh chóng.[7]

Do những hạn chế hiển nhiên về đạo đức, những nhà khảo cứu cấy những điện cực vào trong não người chỉ trong những trường hợp đặc biệt. Thế nên hầu hết những thí nghiệm có liên quan trên con người đều được tiến hành dùng những khí cụ không ấn nhét loại giống như mũ chùm đầu tDCS (từ chuyên môn gọi là ‘những kích thích bằng dòng điện trực tiếp xuyên qua xương sọ’) [8]. Chiếc mũ trùm đầu được lắp những điện cực gắn vào da đầu từ bên ngoài. Nó tạo ra điện từ trường yếu và điều khiển chúng hướng tới những khu vực não nào đó cụ thể, từ đó kích thích hoặc ngăn cấm những hoạt động chọn lựa của não.

Những thí nghiệm của quân đội US với những mũ trùm đầu như vậy có hy vọng làm sắc bén sự tập trung và nâng cao hiệu năng của những người lính cả trong những buổi huấn luyện và trên chiến trường. Những thí nghiệm chính được tiến hành trong Cục Hiệu Năng Con người [9], nằm trong một căn cứ không quân ở Ohio. Mặc dù những kết quả còn xa kết luận ngã ngũ, và mặc dù sự cường điệu xung quanh những khí cụ kích thích xuyên sọ hiện đang bàn bạc quá thổi phồng những thành tựu thực sự, nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng phương pháp này thực sự có thể làm tăng khả năng nhận thức của những người điều khiển những drone [10], những người kiểm soát không lưu, những người lính chuyên bắn tỉa, và những loại nhân sự khác có nhiệm vụ đòi hỏi họ phải giữ sự chú ý tập trung rất cao trong những thời gian dài [11]

Sally Adee, một nhà báo của tạp chí New Scientist, đã được phép đến thăm một cơ sở huấn luyện những tay súng bắn tỉa và thí nghiệm những hiệu ứng cho chính cô. Lúc đầu, cô bước vào một chiến trường mô phỏng (giả) mà không mang mũ trùm đầu có điện kích thích xuyên sọ. Sally mô tả sợ hãi dâng lên trong cô như thế nào khi cô nhìn thấy 20 người mang mặt nạ, đeo bom tự sát và trang bị súng tự động, lao thẳng về phía cô. “Cứ với mỗi một tôi xoay sở để bắn chết,” Sally viết, “lại có 3 người tấn công khác bật lên không biết từ đâu. Tôi rõ ràng là bắn không kịp, và bị hoảng loạn và sự thiếu thành thạo khiến tôi bị nghẽn súng liên tục.” May mắn cho cô, những kẻ tấn công chỉ là những hình ảnh video, chiếu trên những màn ảnh lớn thay cho tất cả không gian xung quanh cô. Thế nhưng, cô đã rất thất vọng với sự biểu diễn tệ hại của mình, khiến cô cảm thấy muốn đặt khẩu súng xuống và rời ngay khỏi chiến trường mô phỏng.

Sau đó, họ đã gắn điện vào mũ trùm đầu cho cô đội. Cô kể lại không cảm thấy có gì bất thường, ngoại trừ một kích động nhẹ và một vị kim loại lạ trong miệng. Tuy nhiên, cô bắt đầu ‘nhổ gọn’ đám người khủng bố lần lượt một này sau một khác, lạnh lùng và theo phương pháp như thể cô là nhân vật Rambo hay tài tử Clint Eastwood. “Khi hai mươi người bọn họ khua súng chạy tới tôi, tôi bình tĩnh đặtcây súng trường của tôi theo hàng, dành một khoảnh khắc để thở vào thật sâu, và bắn mục tiêu gần nhất, trước khi lặng lẽ ước định mục tiêu kế tiếp của tôi. Trong những gì có vẻ gần như rất chóng vánh, tôi nghe một giọng gọi lớn, “Được rồi, xong cả rồi.” Tất cả đèn bật sáng trong phòng mô phỏng. . . Trong im lặng đột ngột giữa những thân người quanh tôi, tôi đã thực sự đang mong đợi thêm nhiều những kẻ tấn công, và tôi thì một chút thất vọng khi đội chuyên viên bắt đầu gỡ những điện cực khỏi đầu tôi. Tôi ngửng lên và tự hỏi, có phải một người nào đó đã quay kim đồng hồ nhanh tới trước. Không hiểu sao, hai mươi phút đã vừa mới qua. “Tôi đã hạ được bao nhiêu?” Tôi hỏi người phụ tá. Cô ấy nhìn tôi giễu cợt. “Tất cả bọn chúng!”.

Thí nghiệm đã thay đổi đời sống của Sally. Trong những ngày sau cô nhận ra rằng cô đã trải qua “một kinh nghiệm gần-như tâm linh. . . những gì định nghĩa kinh nghiệm đã không phải là cảm thấy thông minh hơn hay học nhanh hơn: điều làm tôi rụng rời trời đất là lần đầu tiên trong cuộc đời tôi, tất cả mọi thứ trong đầu của tôi cuối cùng đều câm lặng. . . Bộ óc của tôi với không tự nghi ngờ đã là một sự vén lên cho thấy. Đột nhiên có sự im lặng lạ thường này trong đầu tôi. . . Tôi hy vọng bạn có thể thông cảm với tôi khi tôi nói với bạn rằng những điều tôi mong muốn kịch liệt nhất trong những tuần tiếp theo kinh nghiệm của tôi đã là quay trở lại và buộc vào đầu những điện cực đó. Tôi cũng bắt đầu có rất nhiều câu hỏi. Ai là người tôi đã tách khỏi những gnomes cay đắng giận dữ vốn cư ngụ não thức tôi, và đẩy tôi đến thất bại vì tôi đã quá sợ hãi để thử? Và những tiếng nói đó đã từ đâu đến?” [12]

Một số của những tiếng nói đó lập lại những định kiến ​​của xã hội, một số vang dội lại lịch sử cá nhân của chúng ta, và một số trình bày rõ ràng di sản di truyền của chúng ta. Tất cả chúng cùng nhau, Sally nói, tạo ra một truyện kể vô hình, nó uốn nắn cấu thành những quyết định hữu thức của chúng ta trong những cách thức chúng ta hiếm khi thấu hiểu. Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta có thể viết lại (cho khác đi) những độc thoại nội tâm của chúng ta, hay ngay cả thỉnh thoảng có dịp làm chúng hoàn toàn im lặng? [13]

Cho đến năm 2016, công nghệ tạo những kích thích xuyên sọ bằng dòng điện vẫn còn trong giai đoạn phôi thai của chúng, và chưa rõ ràng nếu và khi nào chúng sẽ trở thành một công nghệ trưởng thành. Cho đến nay chúng cung cấp những khả năng nâng cao chỉ trong những khoảng thời gian ngắn, và ngay cả kinh nghiệm hai mươi phút của Sally Adee có thể là khá đặc biệt (hay ngay cả có lẽ là kết quả của hiệu ứng thuốc-vờ [14] ai cũng biết). Hầu hết những nghiên cứu về sự kích thích xuyên sọ bằng dòng điện được công bố đều dựa trên những mẫu rất nhỏ những người hoạt động trong những trường hợp đặc biệt, và những ảnh hưởng lâu dài và nguy hiểm thì hoàn toàn không biết. Tuy nhiên, nếu công nghệ có trưởng thành, hoặc nếu một số phương pháp khác được tìm thấy để thao túng mô thức điện của não, nó rồi sẽ làm những gì cho xã hội con người và cho con người?

Người ta cũng rất có thể thao túng những mạch điện não của họ không chỉ để nhắm bắn những người khủng bố, nhưng cũng còn để đạt được mục tiêu tự do trần tục hơn. Cụ thể là để học tập và làm việc hiệu quả hơn, đắm mình trong những trò chơi và thú vui theo sở thích riêng, và có thể tập trung vào những gì chúng ta quan tâm ở một khoảnh khắc bất kỳ nào cụ thể, có thể là toán học hay bóng đá. Tuy nhiên, nếu và khi những thao túng như thế trở thành thói quen, ý chí tự do vẫn giả định có đó sẽ trở thành chỉ là một sản phẩm khác loại, một món hàng chúng ta có thể mua sắm. Bạn muốn chơi đàn piano như một bậc thày, nhưng hễ khi nào đến giờ thực tập, bạn lại thực sự thích xem TV hơn? Không có vấn đề gì khó khăn; chỉ cần đội một mũ trùm quanh đầu, loại có những điện cực gắn vào xương sọ, lắp đúng sofware, và bạn sẽ hoàn toàn điêu luyện đến ‘ác liệt’ để chơi piano.

Bạn có thể biện luận ngược lại rằng khả năng để làm im lặng hay nâng cao tiếng nói trong đầu của bạn sẽ thực sự làm mạnh hơn thay vì làm suy yếu ý chí tự do của bạn. Hiện nay, bạn thường không nhận ra được những mong muốn yêu thích và xác thực nhất của mình do những rối động làm lạc hướng bên ngoài. Với sự giúp đỡ của mũ trùm đầu tạo tập trung chú ý và những dụng cụ tương tự, bạn có thể dễ dàng làm câm đi những tiếng nói xa lạ của những nhà chăn chiên, những phù thủy chính trị, những nhà quảng cáo và những người hàng xóm, và tập trung vào những gì bạn muốn. Tuy nhiên, như chúng ta sẽ sớm thấy, khái niệm rằng bạn có một tự ngã đơn nhất, rằng bạn do đó có thể phân biệt được những ham muốn chân chính của bạn khác với những tiếng nói xa lạ chỉ là một huyền thoại tự do khác, đã bị những nghiên cứu khoa học mới nhất vạch trần những sai lầm và lừa dối của nó.

Tôi là Những ai?

Khoa học làm suy yếu nền móng không chỉ của tin tưởng vào ý chí tự do của những người tự do, nhưng cũng cả của tin tưởng vào chủ nghĩa cá nhân. Những người theo tư tưởng tự do tin rằng chúng ta có một tự ngã đơn nhất và bất khả phân. Để là một cá nhân có nghĩa rằng tôi là (một gì đó) không thể phân chia được [15]. Vâng, cơ thể của tôi được tạo thành gồm khoảng 37 trillion tế bào, [16] và mỗi ngày cả cơ thể của tôi lẫn não thức của tôi trải qua vô số những hoán vị và biến đổi [17]. Tuy nhiên, nếu tôi thực sự chú ý và cố gắng liên lạc với bản thân mình, tôi bị buộc để khám phá một giọng nói duy nhất rõ ràng và xác thực ở sâu bên trong, đó là con người thật của tôi, và đó là nguồn gốc của tất cả ý nghĩa và thẩm quyền trong vũ trụ. Để cho chủ nghĩa tự do có được ý nghĩa, tôi phải có một – và chỉ có một – tự ngã chân thực, vì nếu tôi đã có hơn một tiếng nói chân thực, làm thế nào tôi sẽ biết giọng nói nào để chú ý tới trong phòng bỏ phiếu, trong siêu thị và trong thị trường hôn nhân?

Tuy nhiên, trong vài chục năm qua, khoa học sự sống đã đi đến kết luận rằng câu truyện tự do này chỉ thuần tuý là huyền thoại. Tự ngã chân thực duy nhất thì cũng ‘thực’ như ‘linh hồn’ vĩnh cửu của người Kitô, như Santa Claus, và Con Thỏ lễ Phục Sinh [18]. Nếu bạn nhìn thật sâu bên trong chính mình, cái xem dường đơn nhất chúng ta vẫn cho là có sẵn tan biến vào trong một đám inh ỏi chói tai của những tiếng nói mâu thuẫn, không một nào trong số đó là “tự ngã chân thực của tôi”. Con người không phải là những gì riêng biệt, không tách riêng, không phân chia được. Họ là những gì có thể tách riêng, có thể phân chia.
                                                                                        
Bộ óc con người gồm hai bán cầu, nối với nhau qua một dây cáp thần kinh dày. Mỗi bán cầu điều khiển phía đối diện của cơ thể. Bán cầu não phải điều khiển phía bên trái của cơ thể, nhận dữ liệu từ những lĩnh vực của tầm nhìn bên trái và chịu trách nhiệm cho việc di chuyển tay và chân trái, và ngược lại. Đây là tại sao khi xảy ra chứng mạch máu nuôi não đột ngột bị nghẽn [19], những người đã bị thương trong bán cầu não bên phải của họ đôi khi không còn biết gì đến phía bên trái của cơ thể của họ (chải đầu chỉ mái tóc phía bên phải của mình, hoặc chỉ ăn những thức ăn đặt ở phía bên phải trên đĩa ăn của họ) .[20]

Ngoài ra cũng còn có những khác biệt về cảm xúc và nhận thức giữa hai bán cầu, mặc dù sự phân chia thì hoàn toàn không rõ ràng và chắc chắn. Hầu hết những hoạt động nhận thức liên quan đến cả hai bán cầu, nhưng không đến cùng mức độ như nhau. Lấy thí dụ, trong hầu hết những trường hợp, bán cầu não trái đóng một vai trò quan trọng hơn trong lời nói và trong lý luận lôgích, trong khi bán cầu não phải thì vượt trội hơn trong sự tiến hành dữ kiện thông tin về không gian.

Nhiều những đột phá trong việc tìm hiểu những liên hệ giữa hai bán cầu não đã dựa trên nghiên cứu những người mắc bệnh động kinh [21]. Trong những trường hợp nghiêm trọng của bệnh động kinh, cơn “bão điện” bắt đầu trong một phần của não nhưng nhanh chóng lan sang những phần khác, gây ra một cơn động kinh rất cấp tính. Trong những cơn co giật như vậy, người bệnh mất kiểm soát cơ thể của họ, và những co giật thường xuyên như vậy gây hậu quả là ngăn cản những người bệnh giữ một việc làm, hay kéo dài một lối sống bình thường. Vào giữa thế kỷ XX, khi tất cả những phương pháp điều trị khác đã thất bại, những y sĩ đã giảm nhẹ vấn đề bằng cách cắt dây cáp thần kinh dày nối hai bán cầu, khi đó cơn bão điện bắt đầu từ một bán cầu không thể tràn sang bán cầu kia. Đối với những nhà khoa học não những người bệnh này là một mỏ vàng của những dữ liệu (về bộ não) đầy kinh ngạc.

Một số nghiên cứu đáng ghi nhận nhất trên những người bệnh có não tách đôi này đã được giáo sư Roger Wolcott Sperry, người đoạt giải Nobel Sinh lý học và Y học cho những khám phá mang tính đột phá của ông, và môn đệ của ông, giáo sư Michael S. Gazzaniga tiến hành. Một nghiên cứu được tiến hành trên một cậu bé tuổi teen. Hỏi cậu bé khi lớn lên muốn làm gì. Cậu bé trả lời rằng mình muốn trở thành một chuyên viên vẽ kỹ nghệ và kiến trúc. Câu trả lời này được bán cầu não trái cung cấp, vốn nó đóng một vai trò rất quan trọng trong lý luận lôgích cũng như trong lời nói. Tuy nhiên, cậu bé đã có một trung tâm lời nói hoạt động khác trong bán cầu não phải của mình, vốn không thể điều khiển lời nói phát thành tiếng, nhưng có thể đánh vần những từ dùng những thẻ giống như những viên gạch trong trò chơi xếp chữ Scrabble. Những nhà nghiên cứu đã rất thích thú muốn biết bán cầu não phải sẽ nói gì. Thế nên, họ bày những thẻ Scrabble rộng trên bàn, và sau đó lấy một mảnh giấy và viết lên đó: “Em muốn làm gì khi lớn lên?” Họ đặt tờ giấy ở rìa cạnh của vùng thị giác bên trái của cậu bé. Dữ liệu thông tin từ vùng thị giác bên trái được tiến hành giải quyết trong bán cầu não phải. Do bán cầu não phải không thể dùng lời nói phát thành tiếng, em bé không nói gì. Nhưng tay trái của em bắt đầu di chuyển nhanh trên bàn, nhặt thẻ chữ ở chỗ này và ở chỗ kia. Ghép chúng lại và nó được đọc thành: “đua ô tô.” Kỳ quái chưa! [22]

Hành vi kỳ quái cũng tương tự như thế, đã được người bệnh WJ, một cựu chiến binh Thế chiến thứ Hai, trưng bày. Mỗi cánh tay của WJ đều được một bán cầu khác biệt điều khiển. Sau khi hai bán cầu đã mất liên lạc với nhau, xảy ra đôi khi bàn tay phải của ông sẽ vươn ra để mở một cánh cửa, và khi đó tay trái của ông lại can thiệp và sẽ cố gắng đóng sầm cửa lại.

Trong một thí nghiệm khác, Gazzaniga và nhóm của ông bật lóe sáng một hình ảnh của một móng chân gà cho bên nửa trái của bộ óc – bên chịu trách nhiệm về lời nói – và đồng thời bật lóe sáng một hình ảnh của một phong cảnh tuyết phủ cho nửa bên phải của bộ óc. Khi hỏi họ đã nhìn thấy gì, những người bệnh luôn luôn trả lời “một móng chân gà”. Gazzaniga sau đó trình bày với một người bệnh, PS, một loạt những thẻ (in) hình ảnh và bảo ông ta hãy chỉ vào một hình ảnh nào giống nhất với những gì ông đã thấy. tay phải của người bệnh (điều khiển bởi não trái) chỉ vào một hình ảnh của một con gà, nhưng đồng thời tay trái vung ra và chỉ vào một cái xẻng xúc tuyết. Gazzaniga sau đó hỏi PS câu hỏi quan trọng quyết định: “Tại sao bạn chỉ vào cả con gà và cái xẻng?” PS trả lời: “Ồ, móng chân gà đi với con gà, và bạn cần một cái xẻng để dọn dẹp chuồng gà.” [23]

Những gì xảy ra ở đây? Não trái, vốn điều khiển lời nói, không có dữ liệu thông tin về cảnh tuyết, và do đó đã không thực sự biết tại sao tay trái lại chỉ vào cái xẻng. Vì vậy, nó mới chế tác ra một gì đó để có thể tin được. Sau khi lập đi lập lại thí nghiệm này nhiều lần, Gazzaniga kết luận rằng bán cầu trái của bộ óc là chỗ không chỉ của những khả năng lời nói của chúng ta, nhưng cũng của một ‘người” phiên dịch bên trong vốn cố gắng không ngừng để làm cho đời sống của chúng ta thành có thể hiểu được, dùng những mảnh, hay phần của những đầu mối để pha chế thành những truyện kể xem dường có thể xảy ra, hay thuận lý.

Trong một thí nghiệm khác, bán cầu phải không điều khiển lời nói đã được cho xem một hình ảnh khiêu dâm. Người bệnh đã phản ứng bằng đỏ mặt và cười khúc khích. “Bạn thấy gì?” Những nhà nghiên cứu tinh nghịch đã hỏi. “Không có gì, chỉ là một chớp nháy của ánh sáng,” bán cầu não trái nói, và người bệnh ngay lập tức lại cười khúc khích lần nữa, che miệng mình với bàn tay mình. “Vậy tại sao bạn lại cười?”, họ nhấn mạnh. “Người” phiên dịch bán cầu trái bị hoang mang – đang gắng gỏi một vài giải thích thuận lý – đã trả lời rằng một trong những máy móc trong phòng trông rất buồn cười.[24]

Chuyện đó giống như thể nếu CIA đã tiến hành một cuộc tấn công bằng drone ở Pakistan, nhưng không ai ở Bộ Ngoại giao USA hay biết gì. Khi một phóng viên vặn hỏi những viên chức Bộ Ngoại giao về vệc đó, họ dựng lên một vài giải thích giống như thật. Trong thực tế, những phù thủy chính trị không có lấy được một đầu mối nào về tại sao đã có lệnh tấn công, vì vậy họ chỉ đựng đặt lên một gì đó. Một cơ chế tương tự được tất cả mọi người đem dùng, không chỉ bởi những người bệnh có não bị phân đôi. Lập đi lập lại, cứ như thế CIA riêng tư của mình tôi làm những việc mà không cần sự chấp thuận hoặc hiểu biết của Bộ Ngoại giao riêng tư của mình tôi, và sau đó Bộ Ngoại giao của tôi xào nấu lên một truyện kể trong đó trình bày tôi dưới ánh sáng tốt nhất có thể có được. Rất thông thường, chính Bộ Ngoại giao lại trở thành được thuyết phục về những thuần túy tưởng tượng vốn tự nó đã tạo tác hay dựng đặt lên.[25]

Những kết luận tương tự cũng đã được những nhà nghiên cứu về tâm lý ứng xử kinh tế [26], những người muốn biết người ta đưa ra những quyết định về mua bán như thế nào. Hay chính xác hơn, ai có những quyết định này. Ai quyết định để mua một chiếc Toyota chứ không một chiếc Mercedes, để n đi chơi ghỉ mát ở Paris hơn là ở Thailand, và để đầu tư vào những trái phiếu ngân khố quốc gia Nam Korea hơn là vào thị trường chứng khoán Shanghai? Hầu hết những thí nghiệm đã chỉ ra rằng không có một tự ngã đơn nhất nào làm những quyết định này. Thay vào đó, chúng là kết quả của một cuộc tranh đấu giằng co giữa những thực thể khác biệt và thường mâu thuẫn bên trong.

Một thí nghiệm mang tính cách mạng đã được Daniel Kahneman thực hiện, người đã đoạt giải Nobel Kinh tế. Kahneman mời một nhóm những người tình nguyện tham dự một thí nghiệm gồm ba phần. Trong phần ‘ngắn’ của thí nghiệm, những người tình nguyện nhúng một tay vào một thùng chứa đầy nước ở 14 ° C trong một phút, đó là khó chịu, giáp ranh với đau đớn. Sau sáu mươi giây, họ được bảo rút tay của họ ra. Trong phần ‘dài’ của thí nghiệm, những người tình nguyện đặt bàn tay kia của họ trong một ngăn chứa nước khác. Nhiệt độ cũng là 14 ° C, nhưng sau sáu mươi giây, nước nóng đã bí mật thêm vào thùng nước, nâng nhiệt độ lên đến 15 ° C. Ba mươi giây sau, họ được bảo rút tay của họ ra. Một số người tình nguyện đã làm phần ‘ngắn’ trước tiên, trong khi những người khác đã bắt đầu với phần ‘dài’. Trong cả hai trường hợp, chính xác bảy phút sau cả hai phần là đến phần thứ ba và quan trọng nhất của thí nghiệm. Những người tình nguyện được yêu cầu phải lập lại một trong hai phần, và tùy họ để chọn phần nào; 80 phần trăm đã thích lập lại thí nghiệm ‘dài’, nhớ lại nó như là ít đau đớn hơn.

Thí nghiệm nước-lạnh thì đơn giản như vậy, nhưng những ý nghĩa liên quan của nó làm lung lay cốt lõi của cái nhìn về thế giới của tư tưởng nhân bản tự do. Nó phơi bày sự là-có của ít nhất hai tự ngã khác biệt bên trong chúng ta: tự ngã trải nghiệm và tự ngã thuật kể. [27] Tự ngã trải nghiệm là ý thức của chúng từ khoảnh khắc này sang khoảnh khắc kia. Đối với tự ngã trải nghiệm, điều là rõ ràng rằng phần ‘dài’ của thí nghiệm nước-lạnh thì tệ hơn. Trước tiên, bạn trải nghiệm nước ở 14 ° C trong sáu mươi giây, vốn tất cả mỗi khoảnh khắc của nó thì xấu như những gì bạn kinh nghiệm trong phần ‘ngắn’, và sau đó bạn phải chịu đựng thêm ba mươi giây của nước ở 15 ° C, vốn cũng không hoàn toàn là xấu như thế, nhưng vẫn còn xa mới đến mức dễ chịu. Đối với tự ngã trải nghiệm, điều không thể được là khi cộng thêm một kinh nghiệm hơi khó chịu với một kinh nghiệm rất khó chịu sẽ làm toàn bộ đoạn kinh nghiệm thành hấp dẫn hơn.

Tuy nhiên, tự ngã trải nghiệm không nhớ gì cả. Nó không kể những câu chuyện, và hiếm khi nó được hỏi ý kiến ​​khi đi đến những quyết định lớn. Hồi tưởng những ký ức, kể những truyện kể và đưa ra những quyết định lớn đều tất cả là độc quyền của một thực thể rất khác biệt bên trong chúng ta: tự ngã thuật kể. Tự ngã thuật kể thì giống như người thông dịch ở nửa não bên trái trong thí nghiệm Gazzaniga. Nó thì mãi mãi bận rộn quay guồng quấn sợi về quá khứ và lập những dự định cho tương lai. Giống như mọi nhà báo, nhà thơ và nhà chính trị, tự ngã thuật kể làm nhiều cắt ngắn, đi những bước tắt. Nó không tường thuật lại tất cả mọi sự vật việc, và thường thêu dệt những truyện kể chỉ từ những khoảnh khắc cao điểm và những kết quả cuối cùng. Giá trị của toàn bộ kinh nghiệm được xác định bằng lấy trung bình của đỉnh cao với kết thúc sau cùng. Lấy thí dụ, trong phần ngắn của thí nghiệm nước lạnh, tự ngã thuật kể tìm thấy trung bình giữa phần tồi tệ nhất (nước rất lạnh) và những giây phút sau cùng (nước vẫn còn rất lạnh) và kết luận rằng “nước đã rất lạnh”. Tự ngã thuật kể làm cũng điều tương tự với phần dài của thí nghiệm. Nó tìm thấy trung bình giữa phần tồi tệ nhất (nước rất lạnh) và những giây phút sau cùng (nước không quá lạnh) và kết luận rằng “nước đã phần nào ấm hơn”. Quan trọng hơn, tự ngã thuật kể thì mù về thời gian diễn tiến, không đem cho quan trọng nào với khoảng kéo dài khác biệt của hai phần. Vì vậy, khi nó có một lựa chọn giữa hai phần, nó thích lập lại phần dài, phần trong đó ‘nước đã phần nào ấm hơn’.

Mỗi lần tự ngã thuật kể tự đánh giá những kinh nghiệm của chúng ta, nó giảm trừ thời gian diễn tiến của chúng, và chấp nhận “quy luật cao điểm – kết thúc” – nó nhớ chỉ những lúc cao điểm và lúc kết thúc, và đánh giá tất cả kinh nghiệm theo trung bình của chúng. Điều này có tác động sâu rộng trên tất cả những quyết định thực tiễn của chúng ta. Kahneman đã bắt đầu điều tra tự ngã kinh nghiệm và tự ngã thuật kể trong những năm đầu 1990, cùng với Donald Redelmeier của Đại học Toronto, ông nghiên cứu những người bệnh được khám ruột già bằng soi chiếu từ bên trong ruột. Trong những thử nghiệm soi chiếu bên trong ruột, một camera nhỏ xíu được đưa vào ruột qua hậu môn, để chẩn đoán những bệnh khác biệt trong đường ruột. Nó không phải là một kinh nghiệm thích thú. Những y sĩ muốn biết làm thế nào để thực hiện sự thử nghiệm theo cách ít đau đớn nhất. Họ có nên làm việc soi chiếu nhanh lên và gây cho người bệnh nhiều đau đớn hơn nhưng trong khoảng thời gian ngắn hơn, hay họ sẽ làm việc chậm hơn và cẩn thận hơn?

Để trả lời câu hỏi này, Kahneman và Redelmeier hỏi 154 người bệnh để thuật lại sự đau đớn trong khi được khám nghiệm soi chiếu ruột già trong những khoảng thời gian dài một phút. Họ đã dùng thang điểm từ 0 đến 10, trong đó 0 có nghĩa là không đau gì tất cả, và 10 nghĩa là đau đớn không thể chịu được. Sau khi đã trải qua khám nghiệm soi chiếu ruột già, người bệnh được yêu cầu xếp hạng ‘mức độ đau nói chung’ của khám nghiệm, cũng trên thang điểm từ 0 đến 10. Chúng ta có thể mong đợi thứ hạng tổng quát để phản ảnh của sự tích tụ của những tường trình từng phút một. Khám nghiệm kéo dài hơn bao nhiêu và sẽ đau đớn hơn bấy nhiêu, và khi người bệnh trải qua nhiều khám nghiệm hơn, mức độ đau đớn nói chung sẽ cao hơn. Nhưng những kết quả thực sự đã khác biệt.

Cũng đúng như trong thí nghiệm nước-lạnh, mức độ đau đớn nói chung không tính đến diễn tiến thời gian và thay vào đó chỉ phản ảnh “quy luật cao điểm – kết thúc”. Một soi chiếu trong ruột già đã kéo dài tám phút, ở thời điểm tồi tệ nhất người bệnh đã tường trình một đau đớn ở mức 8, và trong phút cuối, ông đã tường trình một đau đớn ở mức 7. Sau khi thử nghiệm đã xong, người bệnh này xếp hạng mức độ đau tổng quát của mình ở mức 7,5. Một soi chiếu trong ruột khác kéo dài hai mươi bốn phút. Lần này đau đớn cao nhất là mức 8, nhưng trong phút cuối cùng của thí nghiệm, người bệnh tường trình một đau đớn ở mức 1. Người bệnh này xếp hạng mức độ đau tổng quát của mình chỉ ở mức 4,5. Sự kiện là soi chiếu trong ruột già của ông đã kéo dài gấp ba lần, và do đó mà ông phải chịu đựng đau đớn hơn rất nhiều tính trên tổng số, đã không ảnh hưởng đến ký ức của ông gì hết tất cả. Tự ngã thuật kể không tính tổng số những kinh nghiệm – nó tính trung bình của chúng.

Như thế, những người bệnh thích gì hơn: có một khám nghiệm soi chiếu trong ruột già ngắn và đau, hay lâu và kỹ lưỡng? Không có một câu trả lời duy nhất cho câu hỏi này, vì người bệnh có ít nhất hai tự ngã khác biệt, và chúng có những quan tâm khác biệt. Nếu bạn hỏi tự ngã trải nghiệm, nó có thể sẽ thích một khám nghiệm ngắn. Nhưng nếu bạn hỏi tự ngã thuật kể, nó sẽ bỏ phiếu cho một khám nghiệm dài vì nó nhớ chỉ có trung bình giữa thời điểm đau đớn tồi tệ nhất và giây phút đau đớn cuối cùng. Thật vậy, từ quan điểm của tự ngã thuật kể, y sĩ nên thêm một vài phút hoàn toàn không cần thiết của đau âm ỉ ở phần cuối cùng của thử nghiệm, vì nó sẽ làm cho toàn bộ hồi tưởng của người bệnh bớt đi rất nhiều chấn thương. [28]

Những y sĩ khoa nhi biết rành mẹo lừa này. Cũng thế, những y sĩ khoa thú y. Nhiều người giữ trong những lọ đầy những món thết đãi những phòng khám bệnh của họ, và đem cho một vài món cho trẻ em (hoặc con chó) sau khi cho chúng một mũi tiêm đau đớn hoặc khám bệnh không thích thú gì. Khi tự ngã thuật kể nhớ lại chuyến viếng thăm y sĩ, mười giây của niềm vui ở cuối chuyến thăm sẽ xoá đi nhiều phút của lo lắng và đau đớn trước đó.

Tiến hóa đã khám phá mẹo lừa này hàng tỉ năm trước những y sĩ khoa nhi. Với đau đớn đến mức không thể nào chịu nổi của những phụ nữ trải qua lúc sinh con, bạn có thể nghĩ rằng sau khi đi trải qua nó một lần, không có người phụ nữ trí óc tỉnh táo nào sẽ lại từng bao giờ đồng ý làm điều đó một lần nữa. Tuy nhiên, ở cuối của đau đẻ và trong những ngày tiếp sau, hệ thống nội tiết đã tiết ra cortisol và beta-endorphins, giúp làm giảm sự đau đớn và tạo ra một cảm giác của nhẹ nhõm và đôi khi ngay cả của hứng khởi. Thêm nữa, tình yêu ngày càng tăng đối với đứa con, và ca ngợi từ bạn bè, gia đình, những tin tưởng tôn giáo và tuyên truyền của chủ nghĩa dân tộc, toa rập để biến sinh nở từ một chấn thương khủng khiếp thành một ký ức tích cực.


Trong hầu hết những nền văn hóa, sinh con được kể lại như một kinh nghiệm tuyệt vời hơn là một chấn thương.


Một nghiên cứu đã tiến hành tại Trung tâm Y khoa Rabin ở Tel Aviv cho thấy ký ức về đau đẻ khi sinh nở phản ảnh chủ yếu là cao điểm và kết thúc, trong khi tổng thể thời gian kéo dài gần như không có tác động gì tất cả. [29] Trong một chương trình nghiên cứu khác, đã hỏi 2.428 phụ nữ Sweden để kể lại ký ức của họ về đau đẻ, hai tháng sau khi họ sinh con. Chín mươi phần trăm tường trình rằng kinh nghiệm đã hoặc là tích cực hoặc là rất tích cực. Họ không nhất thiết phải quên sự đau đớn – 28,5 phần trăm mô tả nó như là sự đau đớn nhất có thể tưởng tượng được – nhưng nó không ngăn cản họ đánh giá kinh nghiệm như là tích cực. Tự ngã thuật kể duyệt qua từ đầu đến cuối kinh nghiệm của chúng ta với một cái kéo nhọn và một cái bút đánh dấu mực đen dày. Nó kiểm duyệt ít nhất một số những khoảnh khắc kinh hoàng, và xếp vào trong kho lưu trữ một truyện kể với một kết thúc hạnh phúc [30]

Hầu hết những lựa chọn đòi hỏi quyết định quan trọng trong đời sống chúng ta – vợ chồng, người yêu, nghề nghiệp, nơi cư trú và đi chơi xa nhà trong dịp nghỉ việc – đều được tự ngã thuật kể của chúng ta thực hiện. Giả sử bạn có thể lựa chọn giữa hai chuyến đi chơi xa nhà trong những dịp nghỉ hàng năm. Bạn có thể đi đến Jamestown, Virginia, và thăm thị trấn lịch sử thời thuộc địa, nơi định cư đầu tiên của những người England trên lục địa Bắc America, được thành lập năm 1607. Hay bạn có thể thực hiện chuyến đi chơi mơ ước số một của bạn, hoặc là đi bộ đường dài thử sức chịu đựng ở Alaska, hoặc tắm nắng biển thỏa thích ở Florida, hay có một trận ăn uống say sưa thả cửa không kiềm chế gồm cả tình dục, ma túy lẫn cờ bạc ở Las Vegas. Nhưng có một điều kiện phải lưu ý được báo trước: nếu bạn chọn chuyến đi chơi xa nhà mơ ước của bạn, sau đó đúng trước khi bạn lên máy bay về nhà, bạn phải uống một viên thuốc, nó sẽ xoá sạch tất cả những kỷ niệm của bạn về chuyến đi chơi trong những ngày nghỉ này. Những gì xảy ra ở Vegas sẽ mãi mãi ở lại Vegas. Như thế, bạn sẽ chọn chuyến đi chơi nào? Hầu hết mọi người sẽ chọn đi thăm thị trấn lịch sử thời thuộc địa Jamestown, vì hầu hết mọi người đều giao hết vốn liếng của họ cho tự ngã thuật kể, vốn nó chỉ quan tâm đến những truyện kể và sự quan tâm của nó với những kinh nghiệm ngay cả đến mức mê mẩn sững sờ nhất cũng vẫn là con số không, nếu nó không thể nhớ được chúng.

Sự thật mà nói, tự ngã trải nghiệm và tự ngã thuật kể đều không phải là những thực thể hoàn toàn riêng biệt nhưng đan quyện vào nhau chặt chẽ. Tự ngã thuật kể dùng những kinh nghiệm của chúng ta như những nguyên liệu quan trọng (nhưng không độc quyền) cho những truyện kể của nó. Những truyện kể này, đến lượt chúng, định hình dạng cho những gì tự ngã trải nghiệm thực sự cảm nhận. Chúng ta có kinh nghiệm về đói khác nhau, khi chúng ta nhịn ăn trong tháng Ramadan [31], khi chúng ta nhịn ăn để chuẩn bị cho một khám nghiệm y khoa, và khi chúng ta đói, đơn giản là không có gì ăn, vì không có tiền chẳng hạn. Những ý nghĩa khác biệt được gán cho cái đói của chúng ta do tự ngã thuật kể tạo ra những trải nghiệm thực tại rất khác biệt.

Thêm nữa, tự ngã trải nghiệm thường là đủ mạnh để chủ ý phá hoại những kế hoạch được trù định tốt nhất của tự ngã thuật kể. Lấy thí dụ, tôi có thể làm một quyết tâm nhân dịp năm mới để bắt đầu ăn kiêng và đến phòng tập thể dục mỗi ngày. Những quyết định lớn như vậy là độc quyền của tự ngã thuật kể. Nhưng một tuần sau, đến giờ đi tập thể dục, tự ngã trải nghiệm dành quyền điều khiển. Tôi cảm thấy không thích tập thể dục, và thay vào đó, tôi ở nhà gọi pizza đem giao, ngồi chờ trên ghế sofa và mở TV xem.

Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều đồng nhất chính mình với tự ngã thuật kể.của họ. Khi người ta nói “Tôi”, họ muốn nói với nghĩa là những truyện kể trong đầu của họ, không phải là dòng những kinh nghiệm mà họ trải qua. Chúng ta đồng nhất mình với hệ thống bên trong vốn đem sự hỗn loạn điên rồ của đời sống và quay cuốn dài ra thành những chuyện huyên thuyên bịa đặt nhưng xem dường như hợp lý và nhất quán. Nó không quan trọng nếu cốt truyện thì đầy những dối trá và những khoảng trống và những kẽ hở, và rằng nó đã được viết đi viết lại nhiều lần, vì vậy truyện kể của ngày hôm nay thì thẳng thừng mâu thuẫn của ngày hôm qua; điều quan trọng là chúng ta luôn giữ được cảm giác rằng chúng ta có một bản sắc cá nhân duy nhất không thay đổi từ ​​khi sinh ra cho đến khi chết (và có lẽ thậm chí còn kéo dài như thế sau cả nấm mộ). Điều này dẫn đến nghi ngờ tin tưởng tự do rằng tôi là một cá nhân, và rằng tôi có một tiếng nói bên trong nhất quán và rõ ràng, vốn nó cung cấp ý nghĩa cho toàn thể vũ trụ.[32]

Ý nghĩa của Đời sống

Tự ngã thuật kể là nhân vật tán tụng trong truyện kể ‘Một Vấn Nạn’ của Jorge Luis Borges. [33] Truyện kể bận tâm với Don Quixote, người anh hùng cùng tên của cuốn tiểu thuyết nổi tiếng của Miguel Cervantes. Don Quixote tạo cho chính mình một thế giới tưởng tượng, trong đó ông là một nhà vô địch hoang đường, tiến lên để chiến đấu với những người khổng lồ và cứu ‘tôn nữ’ Dulcinea del Toboso. Trong thực tế, Don Quixote là Alonso Quixano, một ‘quí ông’ tuổi đã già sống ở miền quê; Dulcinea ‘quý phái’ là một cô gái trang trại thô kệch từ một ngôi làng gần đó; và những người khổng lồ là những cối xay gió. Sẽ xảy ra điều gì, Borges tự hỏi, nếu thoát ra từ tin tưởng của mình vào những chuyện tưởng tượng ly kỳ này, Don Quixote tấn công và giết chết một người thực? Borges hỏi một câu hỏi nền tảng về đời người: những gì sẽ xảy ra khi những tơ sợi đan dệt do tự ngã thuật kể của chúng ta quay guồng quấn thành, đi đến gây thiệt hại lớn cho bản thân chúng ta hoặc những người quanh chúng ta? Có ba trường hợp lựa chọn chính có thể xảy ra, Borges nói.

Một lựa chọn là không xảy ra gì nhiều cho lắm. Don Quixote sẽ không bị phiền nhiễu gì hết tất cả vì giết chết một người thực. Những ảo tưởng của ông thì áp đảo quá mạnh mẽ khiến ông không thể nhận biết được sự khác biệt giữa tai nạn này và trận đọ sức tay đôi tưởng tượng của ông với những cối xay gió khổng lồ. Một lựa chọn khác là một khi ông nhập lấy một đời sống thực, Don Quixote sẽ rất kinh hoàng khiến ông sẽ bị rũ sạch khỏi những ảo tưởng của mình. Đây là giống như một người lính trẻ mới tuyển, những người đi vào chiến tranh tin rằng để chết cho quê hương của mình là điều tốt, để rồi hoàn toàn bị vỡ mộng chỉ bởi những thực tế của chiến tranh.

Và có một lựa chọn thứ ba, phức tạp và sâu xa hơn. Cho đến chừng nào ông chiến đấu chống lại những khổng lồ tưởng tượng, Don Quixote chỉ đóng vai trò-người diễn xuất, nhưng một khi ông ta thực sự giết một ai đó, ông sẽ bám vào những hoang tưởng của mình cho tất cả những gì ông đáng giá, vì chúng là điều duy nhất đem lại ý nghĩa cho tội ác khủng khiếp của ông. Nghịch lý thay, càng nhiều hy sinh hơn chúng ta tạo cho một truyện kể tưởng tượng, truyện kể càng trở nên mạnh mẽ hơn, vì chúng ta khẩn thiết muốn mang lại ý nghĩa cho những hy sinh này và cho đau khổ chúng ta đã gây ra.

Trong chính trị điều này được gọi là hội chứng “Đám trẻ của chúng ta đã không chết vô ích”. Năm 1915, Italy bước vào Thế chiến thứ Nhất ở phe của những cường quốc Entente. Mục đích tuyên bố của Italia là để ‘giải phóng’ Trento và Trieste – hai vùng lãnh thổ ‘thuộc Italy’ nhưng đế quốc Austro-Hungary đã ‘bất chính’ chiếm giữ. Những nhà chính trị Italy đã phát biểu bốc lửa trong quốc hội, thề sẽ ‘uốn lại cho đúng’ lịch sử và hứa hẹn sự trở lại với những vinh quang của Rome thời cổ. Hàng trăm ngàn những người lính vừa mới tòng quân đã tiến ra chiến trường hét lớn, “Vì Trento và Trieste!” Họ nghĩ rằng nó sẽ là một chiến thắng dễ dàng.

Nó đã là bất cứ gì nhưng không là chiến thắng. Quân đội Austria-Hungary đã tổ chức một tuyến phòng thủ mạnh mẽ dọc theo sông Isonzo. Những người lính Italy lao mình vào đường dây phòng thủ trong mười một trận đánh đẫm máu, nhiều nhất là chiếm được một vài cây số, nhưng chưa bao giờ có được một đột phá thành công. Trong trận chiến đầu tiên, họ đã mất 15.000 người. Trong trận chiến thứ hai, họ mất 40.000 người. Trong trận chiến thứ ba, họ mất 60.000 người. Như thế, nó đã tiếp tục kéo dài trong hơn hai năm khủng khiếp cho đến lần giao chiến thứ mười một, khi Austria cuối cùng đã phản công, và trong trận Caporreto, đã đánh bại Italy hoàn toàn, và đẩy Italy trở lại gần như về tận cửa ngõ của Venice. Cuộc phiêu lưu tưởng vinh quang đã trở thành một cuộc tắm máu. Đến khi chiến tranh chấm dứt, gần 700.000 binh sĩ Italy bị giết, và hơn một triệu người bị thương. [34]

Sau khi thua trận chiến Isonzo đầu tiên, những nhà chính trị Italy đã có hai lựa chọn. Họ có thể thú nhận sai lầm của mình và ký một hiệp ước hòa bình. Austria-Hungary đã không có tuyên đòi nào chống Italy, và có lẽ đã rất vui mừng để ký một hiệp ước hòa bình, vì nó đang bận rộn chết sống chiến đấu chống lại Russia hùng mạnh hơn nhiều. Thế nhưng làm sao những nhà chính trị có thể đi đến những cha mẹ, vợ con của 15.000 binh sĩ Italy đã chết, và nói với họ: “Xin lỗi, đã xảy ra sai lầm. Chúng tôi hy vọng ông/bà không đón nhận tin buồn quá nặng nề, nhưng Giovanni của ông/bà đã chết vô ích, và Marco của hai cụ cũng thế,… Thay vào đó họ cũng có thể nói: ‘Giovanni và Marco là những anh hùng! Họ chết để Trieste sẽ là đất nước Italy, và chúng ta sẽ bảo đảm rằng họ đã không chết vô ích. Chúng ta sẽ tiếp tục chiến đấu cho đến khi chiến thắng là của chúng ta!” Không ngạc nhiên, những nhà chính trị ưa thích lựa chọn thứ hai. Vì vậy, họ đã chiến đấu một trận chiến thứ hai, và mất thêm 40.000 người. Những nhà chính trị lại quyết định điều tốt nhất sẽ là tiếp tục chiến đấu, vì “đám thanh niên của chúng ta đã không chết vô ích”.



Một vài trong số những nạn nhân của trận Isonzo. có phải họ đã hy sinh trong vô vọng?



Tuy nhiên, bạn không thể đổ lỗi chỉ cho những nhà chính trị. Quần chúng cũng chủ trương ủng hộ giải pháp chiến tranh. Và sau chiến tranh, khi Italy đã không lấy được tất cả những vùng đất nó đòi, nước Italy dân chủ đã đặt Benito Mussolini và đảng phát xít của ông lên trên đầu, người đã hứa rằng họ sẽ đạt được cho Italy, một đền bù xứng đáng cho tất cả những hy sinh đã thực hiện đó. Trong khi thật khó cho một nhà chính trị nói với những cha mẹ rằng con trai của họ đã chết chẳng vì một lý do tốt đẹp hay chính đáng nào, là điều khó khăn hơn nhiều cho những cha mẹ nói điều này với chính mình – và thậm chí còn là điều khó khăn nhiều hơn nữa cho những nạn nhân để tự nói như thế. Một người lính què bị cụt cả hai chân thà nói với chính mình, “Tôi đã hy sinh bản thân mình cho vinh quang đời đời của dân tộc Italy!” hơn là nói “Tôi bị cụt cả hai chân tôi, vì tôi đã đủ ngu ngốc để tin vào những nhà chính trị chỉ biết quyền lợi của riêng họ” Là điều dễ dàng hơn nhiều để sống với tưởng tượng những gì không thể, vì hoang tưởng đem lại ý nghĩa cho sự đau khổ.

Những nhà chăn chiên đã khám phá ra nguyên tắc này từ ngàn năm trước. Nó là nền tảng của rất nhiều những nghi lễ và những giới răn tôn giáo. Nếu bạn muốn làm cho mọi người tin vào những thực thể tưởng tượng như những vị gót và những dân tộc, bạn nên làm cho họ phải hy sinh một gì đó có giá trị. Hy sinh càng nhiều đau đớn bao nhiêu, người ta càng tin tưởng hơn vào sự là-có của đối tượng tưởng tượng thụ nhận hy sinh. Một nông dân nghèo hy sinh một con bò đực hết sức quí giá cho Jupiter sẽ trở nên tin tưởng rằng gót Jupiter thực sự là-có, nếu không làm sao ông ta có thể tha thứ cho sự ngu đần của chính mình? Người nông dân sẽ hy sinh một con bò đực khác, và một con khác nữa, và lại thêm một con khác nữa, chỉ cần đúng như thế khiến ông ta sẽ không phải thú nhận rằng tất cả những con bò đực trước đó đã bị phí phạm vô ích. Đích xác với cùng một lý do, nếu tôi đã hy sinh một đứa con cho vinh quang của dân tộc Italy, hoặc một chân của tôi cho sự nghiệp cách mạng Cộng sản, đó là đủ để biến tôi thành một người Italy theo chủ nghĩa dân tộc sốt sắng, hay một người cộng sản nhiệt tình. Vì nếu huyền thoại quốc gia Italy hoặc tuyên truyền của cách mạng cộng sản là một lừa dối, khi đó tôi sẽ bị buộc phải thú nhận rằng cái chết của con tôi hoặc sự tàn tật của chính tôi đã hoàn toàn vô nghĩa. Rất ít người có đủ ruột gan để thú nhận một điều loại như vậy.

Cùng một lôgích cũng hoạt động trong lĩnh vực kinh tế. Năm 1999 chính phủ Scotland đã quyết định xây một tòa nhà quốc hội mới. Theo kế hoạch ban đầu, công trình xây dựng được tính sẽ mất hai năm và phí tổn 40 triệu £. Trong thực tế, nó đã kéo dài năm năm và phí tổn 400 triệu £. Mỗi lần những nhà thầu gặp khó khăn và phải chi phí bất ngờ, họ đã đi đến chính phủ Scotland xin thêm tiền và thời gian. Mỗi khi điều này xảy ra, chính phủ tự nói: “Vâng, chúng ta đã dìm 40 triệu £ vào việc này và chúng ta sẽ hoàn toàn mất uy tín nếu chúng ta ngưng lại và kết thúc với một bộ khung kèo cột xây dở dang. Hãy ký thêm cho 40 triệu £ nữa”; Sáu tháng sau điều tương tự lại xảy ra, lúc đó áp lực để tránh kết thúc với một tòa nhà dở dang lại còn lớn hơn nữa; và sáu tháng sau đó vẫn lập lại cùng câu chuyện, và tiếp tục như vậy cho đến khi phí tổn thực tế thành gấp mười lần ước tính ban đầu.

Không phải chỉ những chính phủ rơi vào cái bẫy này. Những tập đoàn kinh doanh thường cũng nhận chìm hàng triệu bạc vào trong những doanh nghiệp thất bại, trong khi những cá nhân ở những đời riêng vẫn bám víu vào những hôn nhân rối loạn, trong đó vợ chồng không ai hiểu ai, hay những công việc làm ăn không lối thoát. Vì tự ngã thuật kể rất muốn trong tương lai cứ tiếp tục chịu đựng đau khổ, chỉ cần đúng như vậy khiến nó sẽ không phải thú nhận rằng quá khứ đau khổ của chúng ta là không có ý nghĩa nào tất cả. Cuối cùng, nếu chúng ta muốn đi đến rũ sạch những sai lầm quá khứ, tự ngã thuật kể của chúng ta phải bịa đặt ra một số những ‘thêm mắm thêm muối’, gốc rễ và bất ngờ trong cốt truyện vốn sẽ gài đặt trong những sai lầm này với ý nghĩa. Lấy thí dụ, một cựu chiến binh kêu gọi hòa bình có thể nói với chính mình, “Vâng, tôi đã bị mất chân tôi vì một sai lầm. Nhưng nhờ vào sai lầm này, tôi hiểu rằng chiến tranh là hỏa ngục, và từ bây giờ trở đi tôi sẽ dâng hiến cuộc đời mình để tranh đấu cho hòa bình. Như thế, thương tật của tôi đã có một số ý nghĩa tích cực: nó đã dạy tôi đánh giá cao hòa bình”.

Chúng ta thấy, khi đó, rằng tự ngã cũng thế, là một câu chuyện tưởng tượng, giống như những quốc gia, những vị gót và tiền bạc. Mỗi người chúng ta có một hệ thống phức tạp, nó vứt đi hầu hết những kinh nghiệm của chúng ta, giữ chỉ một vài mẫu chọn lọc, trộn chúng với những mẩu từ những phim cinê chúng ta đã xem, những tiểu thuyết chúng ta đọc, những bài nói chuyện chúng ta nghe, và từ những mơ mộng riêng của chúng ta, và từ mớ bòng bong tất cả như thế thêu dệt ra thành một truyện kể xem dường có vẻ mạch lạc về tôi là ai, đã từ đâu đến, và đang đi về đâu. Truyện kể này nói với tôi để yêu những gì, để ghét những ai, và để phải làm gì với bản thân mình. Truyện kể này thậm chí có thể gây ra cho tôi phải hy sinh chính sự sống của tôi, nếu đó là những gì tình tiết trong cốt truyện đòi hỏi. Chúng ta đều có thể loại của chúng ta. Một số người sống một bi kịch, những người khác cư trú trong một vở kịch tôn giáo không bao giờ kết thúc, một số tiếp cận đời sống như thể nếu nó là một phim cinê hành động, và không phải là ít người hoạt động như trong một hài kịch. Nhưng sau cùng, chúng tất cả đều chỉ là những truyện kể.

Vậy, sau đó, ý nghĩa của cuộc sống là gì? Chủ nghĩa nhân bản tự do chủ trương rằng chúng ta không nên mong đợi một thực thể nào ở bên ngoài để cung cấp cho chúng ta một số ý nghĩa đã làm sẵn. Thay vào đó, mỗi cá nhân cử tri, khách hàng và người đứng xem phải dùng ý chí tự do của mình để tạo nên ý nghĩa không chỉ cho cuộc sống của mình, nhưng cho cả toàn thể vũ trụ.

Khoa học sự sống làm suy yếu nền móng của chủ nghĩa nhân bản tự do, lập luận rằng cá nhân tự do chỉ là một truyện kể hư cấu được pha chế bởi một kết tập gồm những algorithm sinh hóa. Mỗi khoảnh khắc, những cơ chế sinh hóa của não tạo ra một nháy loé sáng của kinh nghiệm, vốn ngay lập tức biến mất. Sau đó, nhiều nháy loé sáng xuất hiện và mờ dần, xuất hiện và mờ dần, trong kế tục nhanh chóng. Những kinh nghiệm thoáng qua, nhất thời này không gộp lại thành một bất kỳ yếu tính lâu dài nào. Tự ngã thuật kể cố gắng áp đặt trật tự trên sự hỗn loạn này bằng cách quay guồng sợi kéo ra một truyện kể không bao giờ kết thúc, trong đó mỗi kinh nghiệm loại như thế có chỗ của nó, và do đó mọi kinh nghiệm có một số ý nghĩa nào đó vững bền. Nhưng vì cũng thuyết phục và cám dỗ lôi cuốn như nó cũng có thể, truyện kể này là một hư cấu. Những thập tự quân viễn chinh trung cổ tin rằng Gót và ‘cao xanh’ đã cung cấp ý nghĩa cho đời sống của họ. Những người nhân bản tự do ngày nay tin rằng những lựa chọn tự do cá nhân cung cấp ý nghĩa cho đời sống. Họ đều tất cả là ảo tưởng như nhau.

Nghi ngờ về sự là-có của ý chí tự do và của những cá nhân (trong xã hội) là không có gì mới, dĩ nhiên. Những nhà tư tưởng ở India, Tàu và Hellas đã lập luận rằng “tự ngã cá nhân là một ảo tưởng” đã hơn 2.000 năm trước. Tuy nhiên, những nghi ngờ như vậy không thực sự thay đổi lịch sử, trừ khi chúng có một ảnh hưởng thực tế về kinh tế, chính trị và cuộc sống hằng ngày. Con người là bậc thầy của sự bất hòa về nhận thức, và chúng ta cho phép mình tin một điều trong phòng thí nghiệm và một điều hoàn toàn khác biệt khi ở tòa án hoặc trong quốc hội. Cũng như đạo Kitô đã không biến mất trong ngày Darwin đã xuất bản Về Nguồn gốc của những Chủng loại [35] vì vậy chủ nghĩa tự do sẽ không biến mất chỉ vì những nhà khoa học đã đi đến kết luận rằng không có những cá nhân tự do.

Thật vậy, ngay cả Richard Dawkins, Steven Pinker và những nhà quán quân tranh đấu khác của thế giới quan khoa học mới đều không chịu buông bỏ chủ nghĩa tự do. Sau khi cống hiến hàng trăm những trang sách uyên bác để giải cấu trúc tự ngã và tự do của ý chí, họ thực hiện những nhào lộn trí thức ngoạn mục vốn một cách kỳ diệu đã đặt họ trở lại thế kỷ XVIII, như thể tất cả những khám phá tuyệt vời của sinh học tiến hóa và khoa học não đã tuyệt đối không có liên quan gì với đạo đức và những ý tưởng chính trị của Locke, Rousseau và Thomas Jefferson.

Tuy nhiên, một khi những viễn kiến khoa học có nội dung phản tôn giáo được chuyển đổi vào trong kỹ thuật công nghệ hàng ngày, những hoạt động thường xuyên và những cơ cấu kinh tế, điều là sẽ trở nên ngày càng khó khăn hơn để duy trì trò chơi nước đôi này, và chúng ta – hoặc những người thừa kế chúng ta – sẽ có lẽ đòi hỏi một gói dán nhãn hiệu mới của những tin tưởng tôn giáo và những thể chế chính trị. Vào lúc bắt đầu của nghìn năm thứ ba, chủ nghĩa tự do đang bị đe dọa không phải bởi ý tưởng triết học rằng ‘không có những cá nhân tự do’ nhưng đúng hơn bởi kỹ thuật công nghệ vững chắc và cụ thể. Chúng ta sắp phải chạm mặt với một trận lụt của những thiết bị vô cùng hữu ích, những dụng cụ và những cấu trúc vốn không dành chỗ đứng nào cho ý chí tự do của con người cá nhân. Có thể nào dân chủ, thị trường tự do và nhân quyền sống qua được trận lũ này?



Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất
(Oct/2016)
(còn tiếp ...)

http://chuyendaudau.blogspot.com
http://chuyendaudau.wordpress.com



[1] Big Brother: nhân vật trong tiểu thuyết 1984 của George Orwell.
[2] [ For a detailed discussion see Michael S. Gazzaniga, Who’s in Charge?: Free Will and the Science of the Brain (New York: Ecco, 2011).]
[3] Sub-atomic
[4] [Chun Siong Soon et al., ‘Unconscious Determinants of Free Decisions in the Human Brain’, Nature Neuroscience 11:5 (2008), 543–5. See also Daniel Wegner, The Illusion of Conscious Will (Cambridge, MA: MIT Press, 2002); Benjamin Libet, ‘Unconscious Cerebral Initiative and the Role of Conscious Will in Voluntary Action’, Behavioral and Brain Sciences 8 (1985), 529–66.]
[5] [Sanjiv K. Talwar et al., ‘Rat Navigation Guided by Remote Control’, Nature 417:6884 (2002), 37–8; Ben Harder, ‘Scientists “Drive” Rats by Remote Control’, National Geographic, 1 May 2012, accessed 22 December 2014, http://news.nationalgeographic.com/news/2002/05/0501_020501_roborats.html; Tom Clarke, ‘Here Come the Ratbots: Desire Drives Remote-Controlled Rodents’, Nature, 2 May 2002,
accessed 22 December 2014, http://www.nature.com/news/1998/020429/full/news020429-9. html; Duncan Graham-Rowe, ‘“Robo-rat” Controlled by Brain Electrodes’, New Scientist, 1 May 2002, accessed 22 December 2014,
[6] [ http://f usion.net/story/204316/darpa-is-implanting-chips-in-soldiers-brains/;
http://www.theverge.com/2014/5/28/5758018/darpa-teams-begin-work-on-tiny-brain-implant-to-treat-ptsd.]
[7] [ Smadar Reisfeld, ‘Outside of the Cuckoo’s Nest’, Haaretz, 6 March 2015.]
[8] Transcranial direct current stimulation (tDCS)
[9] Human Effectiveness Directorate
[10] drone: máy bay và tàu thuỷ điều khiển từ xa (không phải chỉ máy bay, và cũng không phải ‘không người lái’)
[11] [Dan Hurley, ‘US Military Leads Quest for Futuristic Ways to Boost IQ’, Newsweek, 5 March 2014,
Human Effectiveness Directorate, http://www.wpafb.af.mil/afrl/rh/index.asp; R. Andy McKinley et al., ‘Acceleration of Image Analyst Training with Transcranial
Direct Current Stimulation’, Behavioral Neuroscience 127:6 (2013), 936–46; Jeremy T. Nelson et al., ‘Enhancing Vigilance in Operators with Prefrontal Cortex Transcranial Direct Current Stimulation (TDCS)’, NeuroImage 85 (2014), 909–17; Melissa Scheldrup et al., ‘Transcranial Direct Current Stimulation Facilitates Cognitive Multi-Task Performance Differentially Depending on Anode Location and Subtask’, Frontiers in Human Neuroscience 8 (2014); Oliver Burkeman, ‘Can I Increase my Brain Power?’, Guardian, 4 January 2014,
http://www.theguardian.com/science/2014/jan/04/can-i-increase-my-brain-power, accessed 9 January 2016; Heather Kelly,‘Wearable Tech to Hack Your Brain’, CNN, 23 October 2014,
http://www.cnn.com/2014/10/22/tech/innovation/brain-stimulation-tech/, accessed 9 January 2016]
[12] [Sally Adee, ‘Zap Your Brain into the Zone: Fast Track to Pure Focus’, New Scientist, 6 February 2012, accessed 22 December 2014,
http://www.newscientist.com/article/mg21328501.600-zap-your-brain-into-the-zone-fast-track-to-pure-focus.html. See also: R. Douglas Fields, ‘Amping Up Brain Function: Transcranial Stimulation Shows Promise in Speeding Up Learning’, Scientific American, 25 November 2011, accessed 22 December 2014,
http://www.scientificamerican.com/article/amping-up-brain-function.]
[13] [ Sally Adee, ‘How Electrical Brain Stimulation Can Change the Way We Think’, The Week, 30 March 2012, accessed 22 December 2014,
http://theweek.com/article/index/226196/how-electrical-brain-stimulation-can-change-the-way-we-think/2.]
[14] placebo effect
[15] individual = Latin individuus = not + divisible = không+phân chia được
[16] [E. Bianconi et al., ‘An Estimation of the Number of Cells in the Human Body’, Annals of Human Biology 40:6 (2013), 463–71.]
[17] tư tưởng cổ xưa nhất về tôn giáo còn ghi chép lại trong The Egyptian Book of the Dead (đúng hơn là Sách Tang lễ của người Egypt, khoảng 1550 TCN) - không có từ ngữ chỉ ‘hồn người’, không có sự phân biệt hồn và xác. Một người là tất cả những gì gồm trong khối xương thịt được cha mẹ sinh ra, thế nên họ ướp xác chết, chăm sóc, gìn giữ nó, nuôi dưỡng nó trong thế giới ‘bên kia’ (lòng/dưới đất), vì nếu xác tan huỷ, thì mất hết, không có ‘hồn’ nào ‘linh thiêng’ nào tồn tại mãi mãi.
[18] Easter Bunny
[19] stroke: đột quị, tai biến mạch máu não
[20] [Oliver Sacks, The Man Who Mistook His Wife for a Hat (London: Picador, 1985), 73–5.]
[21] epilepsy
[22] [Joseph E. LeDoux, Donald H. Wilson and Michael S. Gazzaniga, ‘A Divided Mind: Observations on the Conscious Properties of the Separated Hemispheres’, Annals of Neurology 2:5 (1977), 417–21. See also: D. Galin, ‘Implications for Psychiatry of Left and Right Cerebral Specialization: A Neurophysiological Context for Unconscious Processes’, Archives of General Psychiatry 31:4 (1974), 572–83; R. W. Sperry, M. S. Gazzaniga and J. E. Bogen, ‘Interhemispheric Relationships: The Neocortical Commisures: Syndromes of Hemisphere Disconnection’, in Handbook of Clinical Neurology, ed. P. J. Vinken and G. W. Bruyn (Amsterdam: North Holland Publishing Co., 1969), vol. 4.]
[23] [Michael S. Gazzaniga, The Bisected Brain (New York: Appleton-Century-Crofts, 1970); Gazzaniga, Who’s in Charge?; Carl Senior, Tamara Russell and Michael S. Gazzaniga, Methods in Mind (Cambridge, MA: MIT Press, 2006); David Wolman, ‘The Split Brain: A Tale of Two Halves’, Nature 483 (14 March 2012), 260–3]
[24] [Galin, ‘Implications for Psychiatry of Left and Right Cerebral Specialization’, 573–4.
[25] [Sally P. Springer and Georg Deutsch, Left Brain, Right Brain, 3rd edn (New York: W. H. Freeman, 1989), 32–6]
[26] behavioral economics: the study of how real people actually make choices, which draws on insights from both psychology and economics
[27] Experiencing self và Narrating self, cũng có những tác giả khác gọi là Experiencing self và remembering self
[28] Kahneman, Thinking, Fast and Slow, 377–410. See also Gazzaniga, Who’s in Charge?, ch. 3.
[29] [Eran Chajut et al., ‘In Pain Thou Shalt Bring Forth Children: The Peak-and-End Rule in Recall of Labor Pain’, Psychological Science 25:12 (2014), 2266–71.]
[30] [Ulla Waldenström, ‘Women’s Memory of Childbirth at Two Months and One Year after the Birth’, Birth 30:4 (2003), 248–54; Ulla Waldenström, ‘Why Do Some Women Change Their Opinion about Childbirth over Time?’, Birth 31:2 (2004), 102–7.]
[31] Người Muslim nhịn ăn (ban ngày) một tháng mỗi năm, tháng thứ 9 theo lịch Islam, gọi là tháng Ramadan.
[32] [Mark Thompson, The White War: Life and Death on the Italian Front, 1915–1919 (New York: Basic Books, 2009).]
[33] [Jorge Luis Borges, Collected Fictions, trans. Andrew Hurley (New York: Penguin Books, 1999), 308–9. For a Spanish version see: Jorge Luis Borges, ‘Un problema’, in Obras completas, vol. 3 (Buenos Aires: Emece Editores, 1968–9), 29–30.]
“ A Problem
Let us imagine that a piece of paper with a text in Arabic on it is discovered in Toledo, and that paleographers declare the text to have been written by that same Cede Hamete Benengeli from whom Cervantes derived Don Quixote. In it, we read that the hero (who, as everyone knows, wandered the roads of Spain armed with a lance and sword, challenging anyone for any reason) discovers, after one of his many combats, that he has killed a man. At that point the fragment breaks off; the problem is to guess, or hypothesize, how don Quixote reacts.
So far as I can see, there are three possibilities. .....”
[34] [Mark Thompson, The White War: Life and Death on the Italian Front, 1915–1919 (New York: Basic Books, 2009).]
[35] Về Nguồn gốc của những Chủng loại bằng những phương thức của sự Chọn lọc trong Tự nhiên (On the Origin of Species by Means of Natural Selection) , xuất bản ngày 24/Nov/1859