Thursday, April 6, 2017

Harari – Homo Deus: một Lịch sử Ngắn gọn của Ngày mai (13)


Người-gót: một Lịch sử Ngắn gọn của Ngày mai


Homo Deus: A Brief History of Tomorrow
Yuval Noah Harari








Có phải Beethoven hay hơn Chuck Berry?

Để chắc chắn rằng chúng ta hiểu sự khác biệt giữa ba nhánh của tư tưởng nhân bản, chúng ta hãy so sánh một vài kinh nghiệm của con người.

Kinh nghiệm số 1: Một giáo sư âm nhạc học ngồi trong nhà hát Opera Vienna, đang nghe đến đoạn mở đầu của Symphony số 5 của Beethoven. “Pa pa pa PAM!” Khi những làn sóng âm thanh chạm màng nhĩ trong tai ông, những tín hiệu truyền đi dọc thần kinh thính giác đến não, và những tuyến thượng thận xả ngập mạch máu của ông với adrenaline. Nhịp tim ông đập tăng mạnh, hơi thở ông dồn dập, những lông cổ ông dựng đứng, và một cơn rùng mình chạy dọc sống lưng ông. “Pa pa pa PAM!”

Kinh nghiệm số 2: Đó là năm 1965. Một xe Mustang mui trần đang xả tốc độ trên con đường Pacific, từ San Francisco đến LA, nhấn hết ga. Người lái xe trẻ tuổi đầy nam tính vặn nhạc của Chuck Berry [1] đến hết âm lượng: “Đi! Đi đi, Johnny, tới đi, tới đi!” Khi những làn sóng âm thanh chạm màng nhĩ trong tai anh, những tín hiệu truyền đi dọc thần kinh thính giác đến não, và những tuyến thượng thận xả ngập mạch máu của anh với adrenaline. Nhịp tim anh đập tăng mạnh, hơi thở anh dồn dập, những lông cổ anh dựng đứng, và một cơn rùng mình chạy dọc sống lưng anh. “Đi! Đi đi, Johnny, tới đi, tới đi!”

Kinh nghiệm số 3: Sâu trong rừng nhiệt đới Congo, một thợ săn người pygmy đứng sững. Từ ngôi làng gần đó, anh nghe tiếng đồng ca của những cô gái hát bài kết nạp dẫn nhập của họ [2]. “Ye oh, oh. Ye oh, eh.” Khi những làn sóng âm thanh chạm màng nhĩ trong tai anh, những tín hiệu truyền đi dọc thần kinh thính giác đến não, và những tuyến thượng thận xả ngập mạch máu của anh với adrenaline. Nhịp tim anh đập tăng mạnh, hơi thở anh dồn dập, những lông cổ anh dựng đứng, và một cơn rùng mình chạy dọc sống lưng anh. “Ye oh, oh. Ye oh, eh.”

Kinh nghiệm số 4: Đó là một đêm trăng tròn, đâu đó trong rặng Rockies ở Canada. Một con sói đang đứng trên một đỉnh đồi, nghe tiếng hú của một con sói cái động tình. “Awoooooo! Awoooooo!” Khi những làn sóng âm thanh chạm màng nhĩ trong tai nó, những tín hiệu truyền đi dọc thần kinh thính giác đến não, và những tuyến thượng thận xả ngập mạch máu của nó với adrenaline. Nhịp tim nó đập tăng mạnh, hơi thở nó dồn dập, những lông cổ nó dựng đứng, và một cơn rùng mình chạy dọc sống lưng nó. “Awoooooo! Awoooooo!”

Trong bốn kinh nghiệm này, kinh nghiệm nào quý giá nhất?

Nếu bạn là một người nhân bản tự do, bạn sẽ nghiêng sang để nói rằng những kinh nghiệm của vị giáo sư âm nhạc học, của người lái xe trẻ tuổi và của người thợ săn Congo là tất cả đều có giá trị ngang nhau, và tất cả nên được quí trọng ngang nhau. Mỗi kinh nghiệm của con người đóng góp một gì đó độc đáo, và làm thế giới thêm giàu có với ý nghĩa mới. Một số người thích âm nhạc cổ điển, những người khác yêu ‘rock và roll’, và vẫn còn những người khác thích những khúc hát truyền thống Africa. Những sinh viên âm nhạc nên được tiếp xúc với phạm vi rộng rãi nhất có thể có được của những thể loại, và cuối cùng, tất cả mọi người có thể đi đến cửa hàng iTunes, bấm những con số của thẻ tín dụng của họ và mua những gì họ muốn. Vẻ đẹp là trong tai những người nghe, và khách hàng thì luôn luôn đúng. Những con chó sói, tuy nhiên, không phải là con người, do đó kinh nghiệm của nó thì có ít giá trị. Đó là tại sao sự sống của một con sói thì có giá trị thấp hơn sự sống của một con người, và tại sao là điều hoàn toàn bình thường khi phải giết một con chó sói để cứu một con người. Sau cùng, dù gì đi nữa, con sói không được bỏ phiếu ở bất kỳ cuộc thi hoa hậu nào, và cũng không có một thẻ tín dụng bất kỳ nào.

Giải quyết theo tư tưởng nhân bản tự do này được thể hiện, lấy thí dụ, trong đĩa nhạc bằng vàng trên con thuyền vũ trụ Voyager. Năm 1977, người USA phóng Voyager I vào một cuộc hành trình thăm dò không gian. Đến bây giờ, nó đã rời hệ mặt trời, khiến nó thành vật thể nhân tạo đầu tiên vượt khoảng không gian giữa những chòm sao. Ngoài những máy móc khoa học tối tân nhất, NASA còn đặt trên thuyền một đĩa nhạc bằng vàng, nhằm giới thiệu trái đất với bất kỳ những người ngoài trái đất tò mò nào nếu có thể gặp phải con thuyền thăm dò không gian này.

Dĩa nhạc này có chứa nhiều loại thông tin khác nhau về khoa học, văn hóa và cư dân của Trái đất, một số những hình ảnh và tiếng nói, và vài chục tác phẩm âm nhạc chọn từ khắp nơi trên thế giới, vốn giả định như đại diện cho một loạt những thí dụ khá tốt về những thành tựu nghệ thuật của con người trái đất. Những mẫu thí dụ âm nhạc gồm những tác phẩm cổ điển rõ ràng được xếp đặt không theo thứ tự nào, gồm đoạn mở đầu Symphony số 5 của Beethoven [3], nhạc phổ thông nổi tiếng đương thời gồm bài “Johnny B. Goode” của Chuck Berry, và nhạc truyền thống từ khắp thế giới, trong đó có một bài hát kết nạp (vào lớp tuổi trưởng thành trong bộ lạc) của những cô gái pygmy Congo. Mặc dù đĩa nhạc cũng chứa một số tiếng chó sói hú, chúng không phải là một phần của những thí dụ về âm nhạc, nhưng đúng hơn chuyển xuống một phần khác, trong đó gồm những âm thanh của gió, mưa và sóng biển. Thông điệp đến những người nghe có thể đâu đó trong chòm sao (gần nhất với hệ mặt trời) Alpha Centauri là Beethoven, Chuck Berry và khúc hát kết nạp của người Pygmy là đều có giá trị ngang nhau, trong khi đó tiếng sói hú thuộc một thể loại hoàn toàn khác biệt.

Nếu bạn là người theo chủ nghĩa xã hội, có thể bạn sẽ đồng ý với những người theo chủ nghĩa tự do rằng kinh nghiệm của sói thì ít có giá trị. Nhưng thái độ của bạn đối với ba kinh nghiệm của con người sẽ là khá khác biệt. Một người tin tưởng chân thực của chủ nghĩa xã hội sẽ giải thích rằng giá trị thực của âm nhạc không tùy thuộc vào những kinh nghiệm của cá nhân người nghe, nhưng vào tác động của nó trên những kinh nghiệm của những người khác và của xã hội như một tổng thể. Như Mao đã nói: “Không có thứ gọi là nghệ thuật vị nghệ thuật, nghệ thuật đứng bên trên những giai cấp, nghệ thuật mà tách biệt với hoặc độc lập với chính trị”. [4]

Vì vậy, khi đi đến đánh giá những kinh nghiệm âm nhạc, một người theo chủ nghĩa xã hội, lấy thí dụ, sẽ chú trọng trên sự kiện là Beethoven đã viết Symphony số 5 cho những thính giả thuộc giai cấp thượng lưu, da trắng, ở Europe, vào ngay thời điểm khi Europe sửa soạn chinh phục Africa [5]. Symphony của ông phản ảnh những lý tưởng của thời được gán tên là ‘Khai sáng’, vốn tôn vinh (tư tưởng của) giai cấp da trắng thượng lưu, và dán nhãn hiệu cho sự chinh phục Africa là “gánh nặng của người da trắng”. [6]

Rock and roll – những người theo tư tưởng nhân bản xã hội sẽ nói – do những nhạc sĩ USA gốc Africa từng bị áp bức đặt những bước đi đầu tiên; những người này lấy cảm hứng từ nhiều thể loại như nhạc blues, và jazz lẫn nhạc gospel nhà thờ. Tuy nhiên, trong những năm 1950 và 1960; tầng lớp da trắng đa số ở USA đã ‘bắt cóc’ Rock and roll, và đẩy nó vào trong dịch vụ của chủ nghĩa tiêu thụ, và của chủ nghĩa đế quốc USA và của sự bành trướng văn hóa bình dân USA kiểu ‘Coca cola’ khắp thế giới [7]. Rock and roll được thương mại hóa và giới tuổi teen được ưu đãi da trắng đã tiếp thụ và chiếm đoạt với sự tưởng tượng của họ về cuộc nổi loạn của giới tiểu tư sản thành thị. Tự thân Chuck Berry đã cúi mình tuân theo những mệnh lệnh của sức mạnh tàn phá vô địch tư bản. Trong khi ông ban đầu đã hát về “một cậu bé da màu tên là Johnny B. Goode”, nhưng dưới áp lực từ những đài radio chủ nhân da trắng, Berry thay đổi lời bài hát “một cậu bé miền quê tên là Johnny B. Goode”. [8]

Về phần bản đồng ca của những cô gái pygmy Congo – những bài hát kết nạp của họ là phần của một cấu trúc quyền lực gia trưởng vốn đã tẩy não cả nam lẫn nữ giới, để họ thích ứng với một trật tự áp bức dự trên phái tính. Và nếu một đĩa hát ghi âm một bài hát kết nạp như vậy có bao giờ lọt vào thị trường của thế giới, nó chỉ đơn thuần dùng vào việc củng cố những tưởng tượng của thực dân phương Tây về Africa nói chung và phụ nữ Africa nói riêng.

Như thế, âm nhạc nào là tốt nhất: Symphony số 5 của Beethoven, '”Johnny B. Goode”, hay bài đồng ca về kết nạp của những cô gái pygmy Congo? Chính phủ có nên tài trợ cho việc xây dựng nhà hát opera, những địa điểm trình diễn rock and roll, hay những phòng triển lãm di sản Africa? Và chúng ta nên dạy những gì sinh viên âm nhạc trong những trường học và những trường cao đẳng? Tốt, xin đừng hỏi tôi. Hãy hỏi người chính trị viên văn hóa của Đảng.

Trong khi đó, chủ nghĩa tự do cẩn thận từng đầu ngón chân dón dén quanh bãi mìn của sự so sánh văn hóa, sợ phạm vào một số bước sai lầm, không đúng đường lối chính trị, và trong khi chủ nghĩa xã hội để cho đảng tìm ra con đường đúng đắn qua bãi mìn, những người theo chủ nghĩa tiến hóa hân hoan nhảy ngay vào, gỡ tất cả những quả mìn và thưởng thức tình trạng hỗn loạn. Họ có thể bắt đầu bằng cách chỉ ra rằng cả hai phe tự do và xã hội đều kẻ đường ranh giới với những động vật khác, và không có vấn đề gì khi thừa nhận rằng con người thì vượt cao hơn con sói, và rằng âm nhạc con người do đó thì giá trị hơn rất nhiều so với tiếng sói hú. Tuy nhiên, loài người chính nó thì không thoát khỏi quyền lực của sự tiến hóa. Cũng như con người thì vượt cao hơn con sói,, vì vậy một số văn hóa con người thì tiến bộ hơn một số khác, . Có một hệ thống đẳng cấp không hàm hồ gì cả về những kinh nghiệm của con người, và chúng ta không nên ngượng ngùng, không phải bào chữa, rào đón xin lỗi gì gì về điều đó. Taj Mahal thì đẹp hơn nhiều so với một túp lều rơm, tượng David của Michelangelo thì siêu việt hơn bức tượng đất sét mới làm của đứa cháu gái năm tuổi của tôi, và Beethoven đã soạn những bài nhạc hay hơn nhiều so với Chuck Berry hay những người lùn pygmy Congo. Đó, chúng ta đã nói thẳng ra điều đó!

Theo những người nhân bản tiến hóa, bất cứ ai lập luận rằng tất cả những kinh nghiệm của con người đều có giá trị như nhau, nếu không là kẻ khờ dại thì là người hèn nhát. Sự thô thiển và rụt rè loại như vậy sẽ chỉ dẫn đến sự thoái hóa và sự tuyệt chủng của loài người, vì nhân danh chủ nghĩa tương đối văn hoá, hay bình đẳng xã hội đã ngăn trở sự tiến bộ của con người. Nếu những người theo chủ nghĩa tự do hay chủ nghĩa xã hội đã từng sống trong thời đồ đá, họ có lẽ đã thấy chỉ chút công trình trong những hình vẽ trên tường ở hang đá Lascaux và Altamira, và đã có thể khẳng định rằng chúng không có cách nào được xem là khéo hơn những nét vẽ nguệch ngoạc của những người Neanderthal.

Những Chiến tranh Nhân bản về Tôn giáo

Ban đầu, những khác biệt giữa tư tưởng nhân bản tự do, nhân bản xã hội và nhân bản tiến hóa xem dường khá phù phiếm. Đem so với khoảng cách lớn lao tách biệt tất cả những ‘môn phái’ của tư tưởng nhân bản với đạo Kitô, Islam, hay đạo Hindu, những tranh luận giữa những phiên bản khác biệt của tư tưởng nhân bản đã là tầm thường, không đáng kể. Cho đến chừng nào tất cả chúng ta đều đồng ý rằng Gót đã chết và chỉ kinh nghiệm con người mới đem lại ý nghĩa cho vũ trụ, có là điều quan trọng thực sự hay không nếu chúng ta nghĩ rằng tất cả những kinh nghiệm của con người hoặc đều có giá trị ngang nhau, hoặc có một số thì cao hơn, vượt trên những số khác? Tuy nhiên, khi tư tưởng nhân bản đã chinh phục thế giới, những phân rẽ nội bộ này đã mở rộng, và cuối cùng đã bùng lên vào thành chiến tranh (loại như của) tôn giáo đẫm máu nhất trong lịch sử. [9]

Trong mười năm đầu của thế kỷ XX, chủ nghĩa tự do chính thống vẫn tự tin vào sức mạnh của nó. Những người theo chủ nghĩa tự do đã tin chắc rằng nếu chúng ta đã chỉ mang tự do tối đa đến cho những cá nhân để thể hiện bản thân họ, và đi theo con tim họ, thế giới tất đã được hưởng sự hòa bình và thịnh vượng chưa bao giờ từng có. Có thể cần mất một thời gian để tháo gỡ hoàn toàn những xiềng xích của những hệ thống giai tầng truyền thống xã hội, những tôn giáo làm ngu đần con người, và những đế quốc tàn bạo, nhưng mỗi mười năm sẽ mang lại những tự do và những thành tựu mới, và cuối cùng chúng ta sẽ tạo được thiên đường trên trái đất. Trong những ngày thanh bình sung sướng của tháng 6/1914, những người tự do nghĩ rằng lịch sử đã đứng về phía họ. [10]

Đến Noel năm 1914, [11] những người tự do đã bị sốc nặng như trúng bom, và trong những mười năm sau  đó những ý tưởng của họ đã hứng chịu một cuộc tấn công kép từ cả hai cánh tả và hữu. Những người xã hội biện luận rằng trong thực tế, chủ nghĩa tự do cũng giống như một lá sung bé tí – loại thấy vẫn che chỗ kín của tranh tượng khoả thân để đừng quá lộ liễu – cho một hệ thống tàn nhẫn, bóc lột và kỳ thị chủng tộc. Đối với ‘tự do’ vốn được tán tụng, hãy đọc ‘tài sản’. Bảo vệ những quyền của cá nhân để làm những gì cảm thấy là tốt, trong hầu hết những trường hợp, đều đi đến là để bảo vệ tài sản và những đặc quyền của giai cấp trung và thượng lưu. Tự do ‘cư trú’ được sống bất cứ nơi nào bạn muốn, nhưng để làm gì khi bạn không trả nổi tiền thuê nhà; tự do giáo dục được học những gì bạn quan tâm, nhưng để làm gì khi bạn không kham nổi tiền học phí; và tự do đi lại được đến nơi nào tùy ý bạn thích, nhưng có nghĩa gì khi bạn không thể mua nổi một chiếc ô tô? Dưới chủ nghĩa tự do, đã lưu hành một lời châm biếm chua cay nổi tiếng, ‘tất cả mọi người được tự do chết đói’. Thậm chí còn tệ hơn, bằng cách khuyến khích mọi người tự xem mình như những cá nhân cô lập, chủ nghĩa tự do phân ly họ với những thành viên khác trong cùng giai cấp của họ, và ngăn ngừa họ thành không đoàn kết được để chống lại hệ thống áp bức họ. Do đó, chủ nghĩa tự do kéo dài tình trạng  bất bình đẳng, đày ải đa số quần chúng vào sự nghèo khổ, bần cùng hoá; và thiểu số thượng lưu vào sự tự cô lập hoá [12]

Trong khi chủ nghĩa tự do bị lảo đảo dưới cú đấm này từ cánh tả, tư tưởng nhân bản tiến hóa đã giáng đòn từ cánh hữu. Những người theo lý thuyết kỳ thị chủng tộc và phát xít đã chê trách cả hai chủ nghĩa tự do và xã hội cho sự phá vỡ làm suy yếu sự chọn lọc tự nhiên và gây nên sự thoái hóa của loài người. Họ báo trước rằng nếu tất cả mọi người đều được gán cho giá trị bình đẳng và những cơ hội sinh sản như nhau, tiến trình chọn lọc tự nhiên sẽ ngừng hoạt động. Những con người thích ứng nhất sẽ bị nhấn chìm trong một đại dương của sự tầm thường, và thay vì sự tiến hóa thành siêu nhân, loài người sẽ trở nên bị tuyệt chủng.

Từ 1914 đến 1989, một cuộc chiến tranh tàn sát về tôn giáo, giết người hàng loạt, đã nổ ra giữa ba hệ phái nhân bản, và chủ nghĩa tự do lúc đầu chịu đựng thất bại này sau thất bại khác. Không chỉ những chế độ theo chủ nghĩa cộng sản và phát xít đã chiếm được chính quyền trong nhiều quốc gia, nhưng những ý tưởng tự do cốt lõi đã sau cùng bị phơi bày như nếu không là hết sức nguy hiểm, cũng chẳng qua là ngây thơ nhất. Chỉ cần đem tự do cho những cá nhân và thế giới sẽ được hưởng hòa bình và thịnh vượng? Ối chà, đúng đấy nhỉ!

Thế chiến thứ Hai, vốn nhìn lại chúng ta nhớ như là một chiến thắng tự do tuyệt vời, nhưng khó mà được nhìn như thế vào thời điểm đó. Cuộc chiến đã bắt đầu như một xung đột giữa một liên minh tự do hùng mạnh và một Nazis cô lập. (Cho đến tháng 6 năm 1940, ngay cả những người phát xít Ý đã chọn chơi một trò chơi chờ đợi.) Phe đồng minh tự do nắm áp đảo về số đông và vượt trội về kinh tế. Trong khi GDP của Germany năm 1940 đứng ở mức $387 triệu, GDP của những đối thủ Europe của Germany đạt $ 631 triệu (chưa kể GDP của những lãnh địa của England ngoài Europe, và của chính đế quốc England, France, Dutch và Belgium.) Tuy nhiên, vào mùa xuân năm 1940, Germany đã vỏn vẹn chỉ mất ba tháng để đối phó một đòn quyết định với liên minh tự do, và chiếm France, những nước Netherlands và Belgium, Norway và Denmark. England đã thoát khỏi số phận tương tự chỉ nhờ eo biển Channel ngăn cách [13].

Những gười Germany cuối cùng đã bị đánh bại chỉ khi những nước tự do đã tự liên minh với Soviet Union, vốn Russia đã chịu đựng gánh nặng của xung đột, và phải trả một giá cao hơn nhiều: 25 triệu công dân Soviet Union đã chết trong chiến tranh, so với nửa triệu người England và nửa triệu người USA. Phần lớn công lao cho việc đánh bại chủ nghĩa Nazis nên được trao cho chủ nghĩa Cộng sản. Và ít nhất là trong ngắn hạn, chủ nghĩa cộng sản cũng là người được hưởng lợi lớn lao của chiến tranh.

Soviet Union đã tham chiến như một người pariah cộng sản bị cô lập. Nó đã nổi lên như là một trong hai siêu cường thế giới, và người lãnh đạo của một khối bành trướng quốc tế. Đến 1949 miền đông Europe đã trở thành một vệ tinh của Soviet Union, Đảng Cộng sản Tàu đã thắng trận Nội chiến nước Tàu, và nước USA đã bị chứng mê cuồng ‘chống cộng’ ghìm chặt. Những phong trào cách mạng và chống thực dân trên toàn thế giới đều khao khát nhìn về Moscow và Beijing, trong khi chủ nghĩa tự do trở nên bị đồng hoá với những đế quốc Europe kỳ thị chủng tộc. Khi những đế quốc này sụp đổ, chúng thường được thay thế bởi một trong hai: hoặc là chế độ độc tài quân sự, hoặc là chế độ chủ nghĩa xã hội, chứ không phải những chế độ dân chủ tự do. Năm 1956, Thủ tướng Soviet Union, Nikita Khrushchev, tự tin nói với phe tự do phương Tây rằng “Cho dù bạn có thích hay không, lịch sử đang đứng về phía chúng tôi. Chúng tôi sẽ chôn các bạn!”

Khrushchev đã thành thực tin vào điều này, và cũng đã tin như thế là số lượng ngày càng tăng của những nhà lãnh đạo thế giới thứ ba và những trí thức của thế giới Thứ Nhất. Trong những năm 1960 và 1970 từ “tự do” đã trở thành một thuật ngữ bị lạm dụng trong nhiều trường đại học phương Tây. Bắc America và Tây Europe đã trải qua tình trạng bất ổn xã hội ngày càng tăng, khi những phong trào cánh tả cấp tiến tranh đấu để phá hoại trật tự (xã hội) tự do. Sinh viên ở Paris, London, Rome và ‘nước Cộng hòa nhân dân Berkeley’ lật từng trang quyển ‘Sách Đỏ’ nhỏ của Chủ tịch Mao, và treo bức chân dung anh hùng Che Guevara của trên đầu giường của họ. Trong năm 1968, làn sóng đã dâng tới đỉnh với sự bùng nổ của những cuộc biểu tình và bạo loạn trên khắp thế giới phương Tây. Lực lượng an ninh Mexico đã giết chết hàng chục sinh viên trong vụ tàn sát khét tiếng Tlatelolco, sinh viên tại Rome đã chiến đấu với cảnh sát Ý trong cái gọi là Trận Valle Giulia, và vụ ám sát Martin Luther King đã gây ra những ngày bạo loạn và phnr đối trong hơn một trăm thành phố ở USA. Trong tháng Năm, sinh viên đã chiếm những đường phố Paris, Tổng thống de Gaulle đã chạy trốn sang một căn cứ quân sự của France ở Germany, và cũng những công dân giàu có France đã run rẩy trên giường ngủ, có những cơn ác mộng với máy chém.

Năm 1970, thế giới gồm 130 quốc gia độc lập, nhưng chỉ có 30 trong số này là những nhà nước dân chủ tự do, hầu hết trong số chúng đã được nhét cứng trong một góc Tây Bắc của Europe. India là nước quan trọng của thế giới thứ ba duy nhất đã cam kết với con đường tự do sau khi giành được độc lập của mình, nhưng ngay cả India cũng tự nó xa lánh khối phương Tây, và nghiêng về phía Soviet Union.

Năm 1973, phe tự do (với gánh nặng của di sản thực dân) phải chịu sự thảm bại nhục nhã nhất của tất cả: Chiến tranh Việt Nam đã kết thúc với người tí hon David Bắc Việtnam chiến thắng gã khổng lồ Goliath USA. Nhanh chóng tiếp sau đó, lực lượng cộng sản chiếm nốt miền Nam Việt Nam, Lào và Campuchia. Vào ngày 17/4/1975 thủ đô Campuchia, Phnom Penh, rơi vào tay Khmer Đỏ. Hai tuần sau đó, dân chúng trên khắp thế giới theo dõi trên màn ảnh tivi, khi những máy bay trực thăng bốc những người di tản Yankees cuối cùng rời khỏi sân thượng (vẫn được xem như) của toà sứ quán USA tại Sài Gòn. Nhiều người đã chắc chắn rằng đế quốc USA đang xụp đổ. Trước khi bất cứ ai có thể nhắc “lý thuyết domino”, vào ngày 25 tháng 6, Indira Gandhi tuyên bố tình trang khẩn cấp ở India, và điều xảy ra có vẻ như là nền dân chủ lớn nhất thế giới đã đang trên đường của nó để lại trở thành một chế độ độc tài xã hội khác.

Dân chủ tự do ngày càng trông giống như một câu lạc bộ đặc biệt dành riêng cho những người thực dân da trắng già lão, những người có rất ít để đóng góp cho phần còn lại của thế giới, hoặc ngay cả giới trẻ của chính họ. Washington đã trình bày chính nó như là nhà lãnh đạo của thế giới tự do, nhưng hầu hết những đồng minh của nó đã là một trong hai: hoặc là những nhà vua độc tài (như King Khaled của Arab Saudi, Vua Hassan của Morocco và vị shah của Persia) hay những nhà độc tài quân sự (như những đại tá ở Greece, Tướng Pinochet ở Chile, Tướng Franco ở Spain, Tổng thống Park ở Nam Korea, Tướng Geisel ở Brazil và Thống chế Chiang Kai-shek ở Taiwan).

Mặc dù có sự hỗ trợ của tất cả những tướng tá này, hiệp ước Warsaw đã có một ưu thế quân sự khổng lồ về số lượng vượt trên NATO. Để đạt được sự tương đương trong trang bị vũ khí qui ước thông thường, những nước phương Tây có lẽ đã phải bỏ dân chủ tự do và thị trường tự do, và trở thành những quốc gia độc tài toàn trị trên một cơ sở chắc chắn sửa soạn chiến tranh vĩnh viễn. Dân chủ tự do đã được cứu chỉ bởi vũ khí nguyên tử. NATO đã chấp nhận học thuyết của MAD (bảo đảm hủy diệt lẫn nhau) [14], theo đó, ngay cả đối với những cuộc tấn công của Soviet Union với vũ khí qui ước thông thường, sẽ được trả lời bằng một cuộc tấn công nguyên tử toàn diện. “Nếu các ông tấn công chúng tôi”, phe tự do đe dọa, “chúng tôi sẽ bảo đảm rằng không ai thoát khỏi nó sống sót.” Đằng sau lá chắn khổng lồ này, dân chủ tự do và thị trường tự do đã thành công để kéo dài trong những pháo đài cuối cùng của họ, và người phương Tây có thể vui hưởng quan hệ tình dục, ma túy và nhạc rock ‘n’ roll, cũng như máy giặt, tủ lạnh và TV. Nếu không có vũ khí nguyên tử, thì sẽ có không Woodstock, không có Beatles và không có những siêu thị tràn ngập hàng hoá. Nhưng vào giữa những năm 1970 dường như rằng dẫu có vũ khí nguyên tử chống trả, tương lai thuộc về chủ nghĩa xã hội.

 

Tháo chạy ở Đại sứ quán USA tại SàiGòn.





Và sau đó tất cả mọi thứ đã thay đổi. Dân chủ tự do đã bò ra khỏi thùng rác của lịch sử, tự làm sạch bản thân, và đã chinh phục thế giới. Những siêu thị đã chứng minh mạnh hơn những gulag. Những blitzkrieg bắt đầu ở miền nam Europe, nơi mà những chế độ độc tài ở Greece, Spain và Portugal sụp đổ, nhường chỗ cho những chính phủ dân chủ. Năm 1977, Indira Gandhi chấm dứt Tình trạng khẩn cấp, tái lập nền dân chủ ở India. Trong những năm 1980 chế độ độc tài quân sự ở Đông Á và America Latinh đã được thay thế bởi những chính phủ dân chủ ở những nước như Brazil, Argentina, Taiwan và Nam Korea. Vào cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990, làn sóng tự do đã biến thành một cơn tsunami thực, quét đi đế quốc Soviet Union hùng mạnh và nâng cao những mong đợi về sự tận cùng của lịch sử. Sau nhiều những mười năm thất bại và chậm hụt, chủ nghĩa nhân bản tự do đã giành được một khải hoàn quyết định trong Chiến tranh Lạnh, nổi lên chiến thắng từ những cuộc chiến tranh nhân bản của tôn giáo, mặc dù tồi tệ hơn một chút vì mệt mỏi.

Khi đế quốc Soviet Union nổ tung, những chế độ dân chủ tự do thay thế chế độ cộng sản không chỉ ở Đông Europe, mà còn trong rất nhiều những nước cộng hòa thuộc Soviet Union cũ, chẳng hạn như những nước vùng Baltic, Ukraine, Georgia và Armenia. Ngay cả Russia ngày nay cũng giả vờ là có một nền dân chủ. Chiến thắng trong Chiến tranh Lạnh đã đem cho động lực đổi mới cho sự lan truyền của những mô hình tự do ở những nơi khác trên thế giới, đặc biệt là ở châu America Latinh, Nam Asia và Africa. Một số những thí nghiệm tự do đã kết thúc trong thất bại khốn khổ, nhưng số lượng những truyện kể thành công rất mạnh mẽ thuyết phục. Lấy thí dụ, Indonesia, Nigeria và Chile đã được cai trị bởi những ‘người hùng’ quân sự trong nhiều những mười năm, nhưng nay tất cả đều là những nền dân chủ đang hoạt động.

Nếu một người theo chủ nghĩa nhân bản tự do đã thiếp đi trong tháng Sáu năm 1914, và thức dậy vào tháng Sáu năm 2014, anh ta hoặc cô ấy sẽ cảm thấy rất nhiều quen thuộc như vẫn ở nhà. Một lần nữa, người ta tin rằng nếu bạn chỉ cho những cá nhân nhiều tự do hơn, thế giới sẽ được hưởng hòa bình và thịnh vượng. Tất cả thế kỷ XX trông giống như một sai lầm lớn. Trở lại mùa hè năm 1914, loài người đã đang phóng hết tốc độ trên con đường cao tốc của chủ nghĩa tự do, khi nó đã bị lạc một ngã rẽ, và đâm vào một chỗ cùng không lối ra. Sau đó nó cần tám mươi năm và ba cuộc chiến tranh thế giới khủng khiếp để nó tìm lối quay trở lại con đường cao tốc. Dĩ nhiên, những mười năm này không phải là một lãng phí hoàn toàn, vì chúng đã đem cho chúng ta thuốc kháng sinh, năng lượng nguyên tử, và máy computer, cũng như nam nữ bình quyền, giải tán chế độ thực dân, và tự do tình dục. Ngoài ra, chủ nghĩa tự do tự đã khôn ngoan hơn từ kinh nghiệm, và ít tự phụ hơn so với một trăm năm trước. Nó đã tiếp nhận những ý tưởng và nhiều những cơ chế tổ chức chức khác biệt từ những đối thủ của nó trong chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa phát xít, đặc biệt trong sự cam kết cung cấp cho dân chúng những dịch vụ giáo dục, y tế và phúc lợi công cộng. Tuy nhiên, gói hàng tự do trong cốt lõi đã thay đổi rất ít đến ngạc nhiên. Quan trọng hơn cả, chủ nghĩa tự do vẫn thánh hóa quyền tự do cá nhân, và vẫn đặt một tin tưởng vững chắc trong những cử tri và những khách hàng. Trong những năm đầu thế kỷ XXI, đây là ‘màn trình diễn sẵn sàng có duy nhất trong thị trấn’.

Điện khí, Di truyền học và Islam Cực đoan

Tính đến năm 2016, không có thay thế chọn lựa nghiêm trọng nào với gói hàng có nhãn hiệu ‘tự do’, gồm chủ nghĩa cá nhân, nhân quyền, dân chủ và thị trường tự do. Những cuộc biểu tình xã hội vốn tràn lan thế giới phương Tây trong năm 2011 – như Chiếm đóng đường Wall ở NewYork, và phong trào 15-M ở Spain [15] – hoàn toàn không có gì chống lại dân chủ, chủ nghĩa cá nhân và nhân quyền, hoặc thậm chí chống lại những nguyên tắc cơ bản của kinh tế thị trường tự do. Chỉ có sự ngược lại – họ khiển trách nặng nề những chính phủ đã không thực hiện được đến mức những lý tưởng tự do này. Họ đòi hỏi rằng thị trường phải là tự do thực sự, thay vì bị những công ty và ngân hàng “quá lớn đến không thể đổ” kiểm soát và thao túng. Họ kêu gọi phải có những tổ chức đại diện dân chủ thật sự, vốn chúng sẽ sẽ phục vụ những lợi ích của những công dân bình thường chứ không phải là của những nhóm vận động hành lang giàu có, và những nhóm lợi ích nhiều quyền lực. Ngay cả những người đó lớn tiếng phê bình những thị trường chứng khoán và những nghị viện cũng không có một mô hình chọn lựa thay thế để hoạt động nào cho sự điều hành thế giới. Trong khi đi tìm sai lầm với gói hàng tự do là một trò tiêu khiển ưa thích của những học giả và những nhà hoạt động chính trị phương Tây, nhưng đến nay họ đã thất bại, không đưa ra được gì tốt hơn.

Nước Tàu xem dường đem lại một thách thức nghiêm trọng hơn nhiều so với những người biểu tình phản đối xã hội ở phương Tây. Mặc dù đã tự do hóa chính trị và kinh tế của nó, nước Tàu vẫn không phải là một quốc gia dân chủ, cũng chẳng phải là một nền kinh tế thị trường tự do thực sự, nhưng điều đó đã không ngăn cản nó trở thành gã khổng lồ kinh tế của thế kỷ XXI. Tuy nhiên, gã khổng lồ kinh tế này đã chiếu xuống một bóng râm rất nhỏ về tư tưởng. Không ai có vẻ biết người Tàu tin tưởng những gì trong những ngày này – gồm ngay cả chính những người Tàu. Về lý thuyết, nước Tàu vẫn là cộng sản, nhưng trong thực tế nó thì không là một gì của loại này. Một vài nhà tư tưởng và lãnh đạo nước Tàu loay hoay định thử quay trở lại tư tưởng của Confucius, nhưng đó thì khó mà khác hơn là chuyện tô vẽ một lớp sơn thuận tiện bên ngoài. Sự trống rỗng về ý thức hệ này làm cho nước Tàu thành vùng đất nảy sinh có triển vọng nhất cho những tôn giáo-kỹ thuật mới đang nổi lên từ Thung lũng Silicon (chúng ta sẽ thảo luận trong những chương sau). Tuy nhiên, những tôn giáo-kỹ thuật này, với tin tưởng của chúng vào sự không-chết và những thiên đường ảo của những con số, sẽ mất ít mười hoặc hai mươi năm để chúng có thể tự thiết lập. Thế nên hiện nay, nước Tàu không dựng lên như một sự lựa chọn thực sự khác cho chủ nghĩa tự do. Nếu những người Greek bị phá sản đã tuyệt vọng với mô hình tự do và tìm kiếm một thay thế, ‘bắt chước theo người Tàu’ không có ý nghĩa gì cho lắm.

Thế còn về Islam cực đoan, khi đó? Hoặc đạo Kitô trào lưu chính thống, đạo Juda tin Messiah, và đạo Hindu phục hưng? [16] Trong khi người Tàu không biết họ tin gì, những trào lưu tôn giáo cực đoan biết điều đó rất rõ. Hơn một thế kỷ sau khi Nietzsche tuyên bố rằng Gót đã chết, Gót có vẻ như đang quay trở lại. Nhưng đây là một ảo ảnh. Gót đã chết – chỉ là phải mất một thời gian để cái xác chết đó thối rữa hết và rồi được dọn sạch hoàn toàn. Islam cực đoan không dựng lên mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với gói hàng tự do, vì với tất cả nhiệt tình của họ, những người cuồng tín không thực sự hiểu biết thế giới của thế kỷ XXI, và họ không có gì liên quan để nói về những nguy hiểm và những cơ hội mới lạ vốn những kỹ thuật mới đang tất cả tạo ra xung quanh chúng ta.
                                                                                      
Tôn giáo và kỹ thuật luôn luôn khiêu vũ một điệu tango tinh tế. Chúng đẩy lẫn nhau, tùy thuộc lẫn nhau và không thể bước chệch quá xa nhau. Kỹ thuật tùy thuộc vào tôn giáo, vì mỗi sáng chế đều có nhiều những ứng dụng trong tiềm năng, và những kỹ sư cần một số tiên tri để làm sự lựa chọn quan trọng và trỏ hướng đến đích đòi hỏi. Thế nên, trong thế kỷ XIX, những kỹ sư đã sáng chế ra đầu máy xe lửa, radio và động cơ đốt trong. Nhưng như thế kỷ XX đã chứng minh, bạn có thể dùng những dụng cụ rất giống nhau này để tạo ra những chế độ xã hội phát xít, những chế độ độc tài cộng sản và những chế độ dân chủ tự do. Nếu không có một số tin tưởng tôn giáo nào đó, những đầu máy xe lửa không thể tự quyết định để đi đến nơi nào.

Mặt khác, kỹ thuật thường ấn định phạm vi những giới hạn của những tầm nhìn tôn giáo của chúng ta, giống như một người hầu bàn vốn đánh dấu phạm vi khẩu vị của chúng ta bằng trao cho chúng ta một mơnu. Những kỹ thuật mới giết những gót cũ và cho ra đời những gót mới. Đó là tại sao những thần linh thời nông nghiệp khác biệt với những thần tinh của những người thời săn bắn hái lượm, tại sao những thợ thuyền nhà máy mơ về những thiên đường khác biệt với của những nông dân, và tại sao những kỹ thuật mang tính cách mạng của thế kỷ XXI thì có nhiều khả năng sinh nở những trứng nước cho những phong trào tôn giáo chưa từng có, hơn là để làm sống lại những tín ngưỡng thời trung cổ. Islam cực đoan có thể lập lại câu thần chú rằng “Islam là câu trả lời”, nhưng những tôn giáo đã mất tiếp xúc với những thực tại kỹ thuật của thời nay, đều mất khả năng của chúng ngay cả chỉ để hiểu những câu hỏi đang được hỏi. Điều gì sẽ xảy ra với thị trường nhân lực một khi trí tuệ nhân tạo vượt thắng con người trong những công việc đòi hỏi khả năng nhận thức nhiều nhất? Điều gì sẽ ảnh hưởng vào chính trị nếu có một giai cấp đông đảo mới của người vô dụng về kinh tế? Điều gì sẽ xảy ra với những quan hệ, những gia đình và những quỹ hưu bổng một khi công nghệ nano và y học tái tạo làm tuổi-tám mươi thành mới tuổi-năm mươi? Điều gì sẽ xảy ra cho xã hội loài người khi công nghệ sinh học cho phép chúng ta để có những trẻ em được sinh sản theo những kiểu mẫu chọn lựa thiết kế, và để mở ra những khoảng cách lớn lao chưa từng có giữa giàu và nghèo?

Bạn sẽ không tìm thấy những trả lời cho những câu hỏi này trong Qur'an hoặc luật Sharia, cũng không trong Sách Thánh Kitô hay trong Luận Ngữ của Confucius, vì không ai ở Trung Đông thời trung cổ hay nước Tàu thời cổ đã biết gì nhiều về computer, di truyền học hay công nghệ nano. Islam Cực đoan có thể hứa hẹn một neo tàu của ‘an tâm vững lòng’ trong một thế giới của những giông bão công nghệ và kinh tế – nhưng để đi dưới một cơn bão, bạn cần một bản đồ và một bánh lái chứ không phải chỉ là một neo tàu. Do đó Islam cực đoan có thể kêu gọi những người sinh ra và lớn lên quen trong khuôn nếp của nó, nhưng nó có rất ít điều quý giá để cung cấp cho giới trẻ thất nghiệp nói tiếng Spain, hay những tỉ phú lo lắng của nước Tàu.

Đúng, hàng trăm triệu người có thể dù sao đi nữa vẫn tiếp tục tin vào Islam, đạo Kitô, hay đạo Hindu. Nhưng chỉ những con số mà thôi thì không giá trị gì nhiều cho lắm trong lịch sử. Lịch sử thường được định hình bởi một nhóm nhỏ những nhà sáng tạo hướng tới tương lai chứ không phải bởi đám đông quần chúng lạc hậu mãi nhìn về quá khứ. Mười ngàn năm trước hầu hết đã là những người săn bắn hái lượm và chỉ có một vài người tiên phong ở Trung Đông là những nông dân. Thế nhưng, tương lai khi ấy thuộc về những người nông dân. Năm 1850, hơn 90 phần trăm của loài người là những nông dân, và trong những làng nhỏ dọc theo những sông Ganges, Nile và Yangtze không ai biết gì về động cơ hơi nước, đường sắt hoặc đường dây điện báo. Thế nhưng, số phận của những người nông dân này đã được quyết định ở Manchester và Birmingham bởi số ít những kỹ sư, nhà chính trị và những nhà tài chính, những người dẫn đầu trong cuộc cách mạng kỹ nghệ. Những động cơ hơi nước, đường sắt và điện báo đã chuyển đổi sự sản xuất thức ăn, dệt may, xe cộ và vũ khí, đem cho những cường quốc kỹ nghệ một lợi thế cạnh tranh quyết định vượt thắng  những xã hội nông nghiệp truyền thống.

Ngay cả khi cuộc Cách mạng Kỹ Nghệ lan rộng khắp thế giới và thâm nhập lên những nguồn sông Ganges, sông Nile và Yangtze, hầu hết mọi người đã vẫn tiếp tục tin tưởng vào những kinh Vedas, Sách Thánh Kitô, Kinh Koran, và Luận ngữ hơn vào những động cơ hơi nước. Giống như ngày nay, cũng như thế trong thế kỷ XIX, đã không thiếu những nhà chăn chiên, thần bí và những guru, những người đã lập luận rằng họ và chỉ mình họ, nắm giữ giải pháp cho tất cả những tai họa của loài người, bao gồm cả những vấn đề mới đã được cách mạng công nghiệp tạo ra. Lấy thí dụ, giữa những năm 1820 và 1880 Egypt (được Britain hậu thuẫn) đã xâm chiếm Sudan, và cố gắng hiện đại hoá và kết hợp nó vào mạng lưới thương mại quốc tế mới. Điều này đã làm mất cân bằng xã hội Sudan truyền thống, tạo phẫn uất rộng rãi, và khích lệ những nổi dậy. Năm 1881, một người lãnh đạo tôn giáo địa phương, Muhammad Ahmad bin Abdallah, [17] đã tuyên bố rằng ông là Mahdi (Messiah), đã được gửi xuống để thiết lập luật của Gót trên trái đất. Những người ủng hộ ông đánh bại quân Britain-Egypt, và đã chặt đầu người chỉ huy của nó – Tướng Charles Gordon – trong một động tác làm chấn động Enagland thời Victoria. Sau đó, họ đã thành lập ở Sudan một chính thể thần quyền Islam, cai trị theo luật sharia, vốn kéo dài cho đến năm 1898.

Trong khi đó tại India, Dayananda Saraswati đứng đầu một phong trào phục hưng Hindu, có nguyên tắc cơ bản là kinh sách Vedas là không bao giờ sai. Năm 1875 ông đã thành lập Arya Samaj (Hội Quí tộc), dành riêng cho việc truyền bá kiến ​​thức Vedas – mặc dù sự thật mà nói, Dayananda thường diễn dịch Vedas theo một cách tự do đáng ngạc nhiên, thí dụ như ủng hộ quyền bình đẳng cho phụ nữ rất lâu trước khi ý tưởng này đã trở thành phổ biến ở phương Tây. [18]

Người đương thời với Dayananda, vua Chiên Kitô Pius IX, đã có nhiều quan điểm về phụ nữ còn bảo thủ hơn, nhưng có chung sự ngưỡng mộ thẩm quyền siêu nhân như Dayananda. Pius đã dẫn đầu một loạt những cải cách trong tín điều Catô, và đã thiết lập một nguyên lý mới mẻ về Vua Chiên, theo đó vua Chiên Kitô không bao giờ có thể sai lầm trong những vấn đề thuộc tin tưởng tôn giáo (ý tưởng xem dường như thuộc thời trung cổ này thực ra đã trở thành giáo điều Catô chỉ vào năm 1870, mười một năm sau khi Charles Darwin đã xuất bản On The Origin of Species). [19]

Ba mươi năm trước khi vua Chiên Kitô đã ‘khám phá’ rằng ông không có khả năng để làm những sai lầm, một học giả bất đắc chí Tàu, tên là Hong Xiuquan đã có một loạt những thị kiến ​​tôn giáo. Trong những thị kiến này, Gót đã ‘vén lên cho thấy’[20] rằng Hong không ai khác hơn là người em trai của Jesus Christ. Sau đó Gót đã trao một sứ mệnh thiêng liêng cho Hong. Gót nói với Hong phải đánh đuổi những ‘quỉ’ Manchu đã cai trị nước Tàu từ thế kỷ XVII, và thiết lập Thái Bình Thiên Quốc (Taiping Tiānguó) trên mặt đất. Thông điệp của Hong bốc dậy lửa tưởng tượng của hàng triệu người Tàu tuyệt vọng, những người đã bị chấn động bởi sự bai trận của nước Tàu trong những cuộc Chiến tranh Nha phiến và bởi sự ra đời của kỹ thuật mới và chủ nghĩa đế quốc Europe. Nhưng Hong đã không dẫn họ đến một vương quốc hòa bình. Thay vào đó, ông đã dẫn họ chống lại triều đại Manchu Qing trong cuộc Nổi loạn Taiping – cuộc chiến tranh đẫm máu nhất của thế kỷ XIX. Từ năm 1850 đến năm 1864, ít nhất có 20 triệu người chết; quá nhiều hơn so với những chiến tranh Napoleon ở Europe, hay cuộc Nội chiến ở USA.

Hàng trăm triệu người đã bám vào những tin tưởng tôn giáo của Hong, Dayananda, Pius và Mahdi. Ngay cả khi những nhà máy công nghiệp, đường sắt và tàu thuỷ động cơ hơi nước đã đầy khắp thế giới. Tuy nhiên, hầu hết chúng ta không nghĩ về thế kỷ XIX như thời đại của tin tưởng tôn giáo. Khi chúng ta nghĩ về những người có viễn kiến của thế kỷ XIX, có rất nhiều xác xuất rằng chúng ta sẽ nhớ đến Marx, Engels và Lenin hơn Mahdi, Pius IX hay Hong Xiuquan. Và đúng như vậy. Mặc dù năm 1850, chủ nghĩa xã hội chỉ là một phong trào nằm ở vòng ngoài, nó đã nhanh chóng tập hợp được khí thế, và đã thay đổi thế giới trong những cách thức sâu xa hơn nhiều so với những messiah tự xưng của nước Tàu và Sudan. Nếu bạn trông cậy vào những dịch vụ y tế quốc gia, những quỹ hưu trí và giáo dục phổ thông miễn phí, bạn cần phải cảm ơn Marx và Lenin (và Otto von Bismarck) nhiều hơn với Hong Xiuquan hay Mahdi.

Tại sao Marx và Lenin thành công trong khi Hong và Mahdi đã thất bại? Không phải vì tư tưởng nhân bản xã hội là triết lý phức tạp hơn gót học Islam và Kitô, nhưng đúng hơn là vì Marx và Lenin đã dành nhiều thời gian của họ hơn vào sự hiểu biết những thực tại về kỹ nghệ và kinh tế thay vì vào việc nghiềm ngẫm những văn bản cổ xưa và những giấc mơ tiên tri. Những động cơ hơi nước, đường sắt, điện tín và điện lực tạo những vấn đề khó khăn chưa từng có, nhưng cũng tạo những cơ hội chưa từng có. Những kinh nghiệm, nhu cầu và hy vọng của giai cấp lao động vô sản mới ở thành thị đã chỉ đơn giản là quá khác biệt với của những nông dân trong sách thánh Kitô. Để trả lời những nhu cầu và hy vọng này, Marx và Lenin đã nghiên cứu xem một động cơ hơi nước vận hành thế nào, một mỏ than hoạt động thế nào, những đường sắt định hình nền kinh tế thế nào và điện lực ảnh hưởng chính trị thế nào.

Lenin một lần đã được hỏi để xác định chủ nghĩa cộng sản trong một câu duy nhất. “Chủ nghĩa cộng sản là quyền lực cho những hội đồng công nhân,” ông nói, “cộng với điện khí hóa cả nước.” Không thể có chủ nghĩa cộng sản nếu không có điện, không có đường sắt, không có radio. Bạn không thể thiết lập một chế độ cộng sản ở Russia trong thế kỷ XVI, vì chủ nghĩa cộng sản đòi hỏi phải có sự tập trung của thông tin và những nguồn lực trong một trung tâm. “Từ mỗi người tuỳ theo khả năng của mình, đến mỗi người tuỳ theo nhu cầu của mình”, chỉ hoạt động khi sản phẩm có thể dễ dàng thu thập và phân phối trên những khoảng cách rộng lớn, và khi những hoạt động có thể được giám sát và phối hợp trên tất cả những quốc gia.

Marx và những người theo ông đã hiểu những thực tiễn kỹ thuật mới và những kinh nghiệm con người mới, vì vậy họ đã có những câu trả lời liên quan đến những vấn đề mới của xã hội kỹ nghệ, cũng như những ý tưởng ban đầu về làm thế nào để hưởng được lợi ích từ những cơ hội chưa từng có. Những người theo chủ nghĩa xã hội đã tạo ra một tôn giáo mới dũng cảm cho một thế giới dũng cảm – thế giới của sự chuyển đổi triệt để, với kết quả tích cực lẫn tiêu cực của sự tiến bộ kỹ nghệ [21]. Họ hứa hẹn sự ‘cứu rỗi’ thông qua kỹ nghệ và kinh tế, do đó thiết lập tôn giáo-kỹ thuật [22] đầu tiên trong lịch sử, và thay đổi những nền tảng của sự luận bàn về hệ ý thức. Trước Marx, người ta đã xác định và phân chia bản thân họ theo như những quan điểm của họ về Gót, không phải về những phương pháp sản xuất. Kể từ Marx, những câu hỏi về kỹ thuật và cơ cấu kinh tế đã trở thành quan trọng và gây chia rẽ hơn rất nhiều so với những tranh luận về hồn người và thế giới bên kia. Trong nửa sau của thế kỷ XX, loài người suýt nữa đã tự xóa sạch chính mình trong một tranh luận về những phương pháp sản xuất. Ngay cả những chỉ trích Marx và Lenin gay gắt nhất cũng đã chấp nhận quan điểm cơ bản của họ về lịch sử và xã hội, và đã bắt đầu suy nghĩ về kỹ thuật và sự sản xuất kỹ lưỡng nhiều hơn về Gót và thiên đàng.

Vào giữa thế kỷ XIX, rất ít người đã nhận thức được sâu sắc như Marx, thế nên chỉ có một số ít những quốc gia đã nhanh chóng trải qua kỹ nghệ hóa. Ít ỏi những quốc gia này đã chinh phục thế giới. Hầu hết những xã hội đã thất bại, đã không hiểu được những gì đang xảy ra, và do đó chúng đã lỡ chuyến tàu của tiến bộ. Dayananda của India và Mahdi của Sudan đã vẫn còn bận tâm quá nhiều với Gót hơn với những động cơ hơi nước, do đó đất nước họ đã bị England kỹ nghệ chiếm đóng và khai thác. Chỉ trong vài năm vừa qua India đã thành công để làm được những tiến bộ đáng kể trong việc thu hẹp khoảng cách về kinh tế và địa chính trị vốn đã phân tách nó nvớinước Anh. Sudan vẫn còn gắng gỏi rất xa ở phía sau.

Vào đầu thế kỷ XXI, đoàn tàu của tiến bộ lại một lần nữa kéo nhau rời ga – và đây có lẽ sẽ là chuyến tàu cuối cùng từng bao giờ rời khỏi nhà ga đã gọi là Homo sapiens. Những người bỏ lỡ chuyến tàu này sẽ không bao giờ có được một cơ hội thứ hai. Để có được một chỗ ngồi trên đó, bạn cần phải hiểu công nghệ của thế kỷ XXI, và đặc biệt là những quyền hạn của công nghệ sinh học và những algorithm của computer. Những năng lực này mạnh hơn nhiều so với hơi nước và điện tín, và chúng sẽ không được dùng chỉ để sản xuất thức ăn, vải may, xe cộ và vũ khí. Những sản phẩm chính của thế kỷ XXI sẽ là những cơ thể, những bộ óc và những não thức, và khoảng cách giữa những ai là người biết thế nào để chế tạo những cơ thể, những bộ óc và những não thức và những ai không biết sẽ lớn hơn nhiều so với khoảng cách giữa Dickens của Britain và Mahdi của Sudan. Thật vậy, nó sẽ lớn hơn so với khoảng cách giữa SapiensNeanderthal. Trong thế kỷ XXI, những người ngồi trên chuyến tàu của tiến bộ sẽ có được khả năng thần thánh thiêng liêng của sự sáng tạo và hủy diệt, trong khi những người bị bỏ lại đằng sau sẽ phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng.

Chủ nghĩa xã hội, vốn rất cập nhật một trăm năm trước, đã không theo kịp với công nghệ mới. Leonid Brezhnev và Fidel Castro bám chặt vào những ý tưởng mà Marx và Lenin đã thành hình trong thời đại của máy hơi nước, và đã không hiểu được sức mạnh của computer và công nghệ sinh học. Những người tự do, ngược lại, thích ứng giỏi hơn với thời đại thông tin. Điều này phần nào giải thích tại sao tiên đoán của Khrushchev năm 1956 không bao giờ thành hiện thực, và tại sao đã là những người theo chủ nghĩa tư bản tự do là những người cuối cùng đã chôn vùi những người theo chủ nghĩa Marx. Nếu Marx sống lại ngày hôm nay, ông có thể sẽ hối thúc những học trò ít ỏi còn lại của mình hãy bớt thời giờ đọc Das Kapital nhưng dành nhiều thời gian hơn để nghiên cứu Internet và genome con người.

Islam cực đoan thì ở một vị trí còn tồi tệ hơn nhiều so với chủ nghĩa xã hội. Nó ngay cả còn chưa đi đến tiếp nhận và thoả hiệp được với Cách mạng Kỹ nghệ – không ngạc nhiên rằng nếu nó có được chút gì liên quan để nói về kỹ thuật di truyền và trí tuệ nhân tạo. Đạo Islam, đạo Kitô và những tôn giáo truyền thống khác vẫn đóng những vai quan trọng trên thế giới. Tuy nhiên, vai trò của chúng bây giờ phần lớn là phản ứng. Trong quá khứ, chúng đã là một lực lượng sáng tạo. Kitô, lấy thí dụ, truyền bá ý tưởng cho đến nay vẫn chưa được tán thành hẳn, rằng tất cả mọi người đều bình đẳng trước mặt Gót, do đó làm thay đổi cơ cấu chính trị, hệ thống thứ bậc xã hội và thậm chí quan hệ giới tính của con người. Trong Bài Giảng Trên Núi của ông, Jesus đã đi xa hơn, nhấn mạnh rằng những ai hiền lành dễ bào và chịu đựng đàn áp là những người được Gót ưa chuộng, thế nên đã xoay ngược đầu pyramid của hệ thống quyền lực và cung cấp súng đạn cho hàng thế hệ của những người làm cách mạng.

Ngoài những cải cách xã hội và đạo đức, đạo Kitô đã chịu trách nhiệm cho những đổi mới kinh tế và công nghệ quan trọng. Hội Nhà Thờ Catô đã thiết lập hệ thống hành chính tinh vi phức tạp nhất thời trung cổ Europe, và đã tiên phong trong việc lưu trữ tài liệu trong văn khố, lập danh mục liệt kê, những biểu thời gian và những kỹ thuật khác của sự tiến hành-dữ liệu. Vatican là điều gần nhất của Europe trong thế kỷ XII với Thung lũng Silicon. Hội Nhà Thờ đã thành lập những tập đoàn kinh tế đầu tiên của Europe – những tu viện – trong đó đã dẫn đầu nền kinh tế Europe trong 1.000 năm, và giới thiệu những phương pháp nông nghiệp và hành chính tiên tiến. Những tu viện đã là những tổ chức đầu tiên dùng đồng hồ, và trong nhiều thế kỷ những tu viện và những trường học của nhà thờ là những trung tâm học tập quan trọng nhất của Europe, giúp vào sự thành lập rất nhiều những trường đại học đầu tiên của Europe, chẳng hạn như Bologna, Oxford và Salamanca.

Ngày nay, hội Nhà thờ Kitô vẫn tiếp tục vui hưởng lòng trung thành và sự đóng góp tài chính [23] của hàng trăm triệu giáo dân. Tuy nhiên, nó và những tôn giáo tin có gót khác đều đã chuyển từ một sức mạnh sáng tạo thành một sức mạnh phản động từ lâu. Chúng đều bận rộn với những hoạt động hầu hết nhất thời để bám giữ hiện trạng và chống trả những tấn công đến từ sau lưng hơn là bận rộn với những kỹ thuật tiên phong mới lạ, những phương pháp kinh tế sáng tạo, hay những ý tưởng xã hội đột phá. Chúng bây giờ hầu hết cảm thấy khổ sở phải vật lộn với những kỹ thuật, những phương pháp và những ý tưởng được những phong trào khác gieo mầm và phổ biến. Những nhà sinh học phát minh ra thuốc ngừa thai – và vua chiên Kitô không biết phải làm gì về nó. Những nhà khoa học computer phát triển Internet – và những rabbi tranh luận liệu những tín đồ Jew chính thống có được được phép ‘lướt’ Internet hay không. Những nhà tư tưởng chủ trương nam nữ bình quyền kêu gọi những phụ nữ giành lại quyền sở hữu cơ thể của chính họ – và những luật giả muftis Islam tranh luận làm thế nào để đương đầu với những ý tưởng ‘lửa đốt’ như vậy.

Bạn hãy tự hỏi: khám phá, sáng chế, hay sáng tạo có ảnh hưởng nhất của thế kỷ XX là gì? Đó là một câu hỏi khó trả lời, vì phải chọn từ một danh sách dài những sự vật việc là điều khó khăn, trong đó có những khám phá khoa học như thuốc kháng sinh, những sáng chế công nghệ như computer, và những sáng tạo ý thức như nam nữ bình quyền. Bây giờ bạn hãy tự hỏi: khám phá, sáng chế, sáng tạo có ảnh hưởng nhất từ những tôn giáo truyền thống như Islam và Kitô trong thế kỷ XX là gì? Đây cũng là một câu hỏi rất khó trả lời, vì có rất ít để chọn. Những nhà chăn chiên, những rabbi và những muftis đã khám phá được gì trong thế kỷ XX vốn có thể nhắc đến được ngay lập tức, không phải nghĩ ngợi, như thuốc kháng sinh, computer hoặc  nam nữ bình quyền? Sau khi nghiền ngẫm hai câu hỏi này, bạn thử nghĩ xem những thay đổi lớn của thế kỷ XXI sẽ xuất hiện từ đâu: từ Nhà nước Islam, hay từ Google? Đúng, Nhà nước Islam [24] biết cách làm thế nào để đưa những video lên YouTube; nhưng nếu đặt kỹ nghệ tra tấn qua bên, gần đây có bao nhiêu những công ty mới khởi nghiệp đã nổi lên từ Syria hay Iraq?

Hàng tỉ người, trong đó có nhiều nhà khoa học, tiếp tục dùng kinh sách tôn giáo như là một nguồn của thẩm quyền, nhưng những văn bản này không còn là một nguồn của sự sáng tạo. Hãy suy nghĩ, lấy thí dụ, về việc chấp nhận hôn nhân đồng tính hay chăn chiên phái nữ của những nhánh tiến bộ hơn của đạo Kitô. sự chấp nhận này bắt nguồn từ đâu? Không phải từ việc đọc sách thánh Kitô, thánh chiên Augustine hay Martin Luther. Nhưng đúng hơn, nó đến từ việc đọc những văn bản như The History of Sexuality của Michel Foucault [25] hay A Cyborg Manifesto của Donna Haraway [26].Thế nhưng những tín đồ thực sự của đạo Kitô – dù cấp tiến bao nhiêu – cũng không thể thừa nhận việc rút được những nguyên tắc đạo đức của họ từ Foucault và Haraway. Vì vậy, họ quay trở lại với sách thánh Kitô, thánh chiên Augustine hay Martin Luther, và thực hiện một tìm kiếm rất kỹ lưỡng. Họ đọc trang trước tiếp trang sau và truyện kể này nối những truyện kể khác, với chăm chú tối đa, cho đến khi họ tìm thấy những gì họ cần: một vài châm ngôn, ngụ ngôn, hay phán quyết nào đó mà nếu giải thích một cách đủ ‘sáng tạo’ sẽ có nghĩa rằng Gót cũng ban phươc cho hôn nhân đồng tính và rằng phụ nữ cũng có thể được thụ phong chức chăn chiên. Khi đó, họ giả vờ rằng ý tưởng bắt nguồn từ trong Sách Thánh Kitô, trong khi thực sự nó bắt nguồn từ Foucault. Sách Thánh Kitô được giữ như là một nguồn của thẩm quyền, mặc dù nó đã thôi không còn là một nguồn thực sự của hứng khởi.

Đó là tại sao những tôn giáo truyền thống không đem cho được gì để làm chọn lựa thay thế thực sự cho chủ nghĩa tự do. Những sách thánh, kinh điển của họ không có gì để nói về kỹ thuật di truyền hay trí tuệ nhân tạo, và hầu hết những nhà chăn chiên, rabbi và muftis đều không hiểu được những bước tiến đột phá mới nhất trong sinh học và khoa học computer. Vì nếu bạn muốn hiểu những đột phá này, bạn không có nhiều lựa chọn – bạn cần phải dành thời gian đọc những bài báo khoa học và tiến hành những thí nghiệm khảo cứu thay vì ghi nhớ và tranh luận về những bản văn cổ.

Điều đó không có nghĩa là chủ nghĩa tự do có thể nghỉ ngơi trên những vinh quang của mình. Đúng, nó đã thắng được những chiến tranh ‘tôn giáo’ của những người nhân bản, và như năm 2016 hiện nay, không có chọn lựa thay thế nào có thể thực hiện được cho nó. Nhưng chính những thành công của nó có thể chứa đựng những mầm mống của sự hủy hoại chính nó. Những lý tưởng tự do chiến thắng bây giờ đang đẩy loài người đạt đến sự không chết, hạnh phúc và khả năng thần thánh. Được kích động bởi những mong ước được gán cho là không thể sai lầm của những khách hàng và những cử tri, những nhà khoa học và những kỹ sư dành nhiều và nhiều hơn nữa những năng lực cho những dự án tự do này. Tuy nhiên, những gì những nhà khoa học đang khám phá và những gì những kỹ sư đang phát triển vô tình để lộ cả những khiếm khuyết cố hữu trong thế giới quan tự do và sự mù quáng của những khách hàng và những cử tri. Khi kỹ thuật di truyền và trí tuệ nhân tạo cho thấy trọn vẹn tiềm năng của chúng, chủ nghĩa tự do, dân chủ của họ và thị trường tự do có thể cũng trở nên lỗi thời như dao đá lửa, băng cassette, Islam và chủ nghĩa cộng sản.

Quyển sách này đã bắt đầu bằng việc dự đoán rằng trong thế kỷ XXI, con người sẽ cố gắng để đạt được sự không chết, hạnh phúc và quyền năng thần thánh. Dự đoán này không phải là rất độc đáo hoặc viễn kiến. Nó đơn giản chỉ phản ảnh những lý tưởng truyền thống của chủ nghĩa nhân bản tự do. Kể từ khi tư tưởng nhân bản từ lâu đã thánh hóa sự sống, những cảm xúc và những mong muốn của con người, hầu như là điều không ngạc nhiên khi một nền văn minh nhân bản sẽ muốn tối đa hóa tuổi thọ con người, hạnh phúc con người và quyền lực con người. Tuy nhiên, phần thứ ba và cuối cùng của quyển sách sẽ biện luận rằng sự cố gắng để thực hiện ước mơ nhân bản này sẽ làm suy yếu chính những nền móng của nó, bằng cách tháo mở sự kiềm hãm những công nghệ mới sau-nhân-bản. Tin tưởng nhân bản vào những cảm xúc đã khiến chúng ta có thể nhận được phúc lợi từ những thành quả của sự giao ước thời ngày nay mà không phải trả giá của nó. Chúng ta không cần bất kỳ vị gót nào để giới hạn quyền lực của chúng ta và cho chúng ta ý nghĩa – Những lựa chọn tự do của những khách hàng và những cử tri cung ứng cho chúng ta tất cả ý nghĩa chúng ta đòi hỏi. Sau đó, những gì sẽ xảy ra một khi chúng ta nhận ra rằng những khách hàng và những cử tri không bao giờ làm những lựa chọn tự do, và một khi chúng ta có kỹ thuật để tính toán, thiết kế hoặc hiểu biết khôn ngoan hơn những cảm xúc của họ? Nếu tất cả vũ trụ được neo buộc vào kinh nghiệm của con người, những gì sẽ xảy ra một khi kinh nghiệm con người trở thành chỉ là một sản phẩm có thể thiết kế được, trong bản chất nó không có gì khác biệt với ​​bất kỳ hạng mục hay vật dụng nào khác trong siêu thị?

 


 Bộ óc như những computer – những computer như bộ óc. Trí tuệ nhân tạo hiện đang sẵn sàng để vượt qua trí tuệ con người.




Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất
(Oct/2016)
(còn tiếp ...)

http://chuyendaudau.blogspot.com

http://chuyendaudau.wordpress.com






[1] Chuck Berry (1926-2017): Nhạc sĩ người USA, da đen, sinh quán St. Louis, Missouri. Được xem như ‘cha đẻ’ của nhạc “rock ‘n’ roll”. Chuck là nghệ sĩ trình diễn nhạc rock ‘n’ roll nổi tiếng nhất (vừa hát, vừa chơi solo guitar điện, vừa nhảy, đặc biệt lối nhảy ‘vịt đi’ (duck walk) độc đáo của ông); với những bài hát gắn liền với tên tuổi ông, nay thành lịch sử gồm: ‘Maybellene’(1955), ‘Roll Over Beethoven’ (1956), ‘Rock and Roll Music’ (1957) and ‘Johnny B. Goode’ (1958). Chuck Berry mới là thực là ‘Vua của Rock and Roll’ (không phải E. Presley, như giới trẻ ngày nay (da trắng) vẫn hiểu nhầm).
[2] initiattion song
[3] The Symphony No. 5 in C minor of Ludwig van Beethoven, Op. 67, was written between 1804–1808
[4] [Evan Osnos, Age of Ambition: Chasing Fortune, Truth and Faith in the New China (London: Vintage, 2014), 95.]
[5] Thực ra Euurope đã xâm lăng/chinh phục Africa từ thời đế quốc Rome. Nhưng giữa những năm 1870 và 1900, Africa đối diện với một Europe hùng cường sau cuộc các mạng kỹ nghệ (bắt đầu từ giữ thế kỷ XVIII) gồm những đế quốc hung hãn, tung ra những áp lực ngoại giao, chiến tranh gây hấn, và cuối cùng xâm lăng và thuộc địa tất cả Africa.
[6] The white man’s burden: Nghĩa vụ tự nhận của những người thực dân da trắng, tự gán trách nhiệm chăm sóc (“Take up the White Man's burden – Send forth the best ye breed – Go bind your sons to exile -To serve your captives' need”) những đối tượng bản xứ không da trắng (“Your new-caught sullen peoples, Half devil and half child”) trong những thuộc địa của họ. Lấy từ nhan đề một bài thơ của Rudyard Kipling (1899) với những câu dẫn trên. Khái niệm tương tự “mission civilisatrice” của những người thực dân France đem ‘văn minh’ đến những xứ thuộc địa, đặc biệt biện minh cho sự có mặt tàn nhẫn và hà khắc của họ ở Africa và Indo-China.
Khái niệm “mission civilisatrice” và the white man’s burden đều là những biện hộ của chế độ thực dân về mặt chính trị và xã hội bằng ‘sứ mạng truyền bá văn minh’, nhưng gốc rễ đích thực của khái niệm này có gốc nguồn từ khái niệm truyền giáo trong đạo Kitô: sứ mạng truyền bá ‘ánh sáng phúc âm’. Thế nên những đoàn truyền giáo và những đoàn quân viễn chinh thực dân thường đồng hành và tựa vào nhau vì nhằm một mục đích chung: áp đặt nô lệ trên dân bản xứ: nô lệ tinh thần (tôn giáo/tín ngưỡng) và vật chất của họ (quốc gia/lãnh thổ ). Tiêu biểu nhất là sự xâm lăng những dân tộc và đất nước ở Trung và Nam châu America.
Tự tin những gì thấy trong sinh hoạt của mình mới đích thực là văn minh, lại tự giao cho mình có gánh nặng trách nhiệm phải đem văn minh tiến bộ đó đến cho những người khác, với bất cứ giá nào; đến từ khái niệm khẳng định rằng những tin tưởng hay tôn giáo của mình mới là duy nhất chân chính, mới là tôn giáo với gót đích thực, còn tất cả những tín ngưỡng tôn giáo khác, trước đã có và sau chưa có, đều là sai lầm, đều là ‘tà đạo’, phải huỷ diệt và thay thế. Sự cuồng tín đến mù quáng hiển nhiên như thế, đã đem sức mạnh chinh phục lớn lao cho những tôn giáo Abraham, đặc biệt là Kitô và Islam. Những tôn giáo của máu và gươm, với sức mạnh của chém giết!
[7] Coca-Colonisation: Xâm thực văn hoá bình dân của USA, với quần blue-jean, áo pull, nước giải khát coca, Hamburger của McDonald's, mũ base-ball,...Một người mặc một cái quần jean (dù không làm việc lao động) hay đội một cái mũ kiểu baseball lối ngược trước ra sau,.... phản ảnh một trạng thái tinh thần nào đó; có thể là nô lệ (chỉ làm theo, bắt chước, nghĩ rằng mặc/đội như thế là đẹp hay, nhưng hỏi đẹp /hay chỗ nào thì không biết, và dĩ nhiên không hiểu rằng có những đẹp hay ở người và mắt người, nhưng không hẳn là đẹp hay hơn trong ta với mắt nhìn của ta – nên người ta mặc trông đẹp, nhưng mình mặc thì không đẹp (gầy gò, mảnh khảnh, thấp,..) nên ‘áo đi đằng áo, người đi đằng người’) hay cũng có thể là thán phục rồi tiếp nhận (hiểu biết và ý thức được giá trị nhân văn của chúng).
[8] Berry viết bài hát này năm 1955, về một đứa trẻ (chính ông) thất học ở New Orleans, đứa trẻ là ‘da đen’ ( colored boy), nhưng sau ông đổi thành ‘trẻ quê’ (country boy) để mọi đài radio thời ấy, ở US, đều có thể đem vào chương trình nhạc phát thanh.
[9] Đến đây, người đọc đã nhận ra, và quen thuộc với tác giả khi ông dùng ‘tôn giáo’ với một nghĩa không những rất rộng rãi, nhưng cũng lỏng lẻo, qua đó ông cho rằng những tư tưởng mạnh mẽ và bao trùm vào thành những hệ ý thức (như phát xít, xã hội, cộng sản, hay tự do) đều là những dạng mới của tôn giáo (trong đó người ta tôn thờ, sống chết với một lý tưởng nào đó được nâng lên tầm của tuyệt đối )
[10] May 1913 – Chiến tranh vùng Balkan chấm dứt, nhưng sang July 28, 1914 thế chiến I bùng nổ, liên minh Austria-Hungary Empire tuyên chiến với Serbia.
[11] Ngưng bắn đầu tiên giữa quân đội Germany và England/France ở mặt trận phía Tây của Thế chiến I
[12] alienation: trạng thái hay kinh nghiệm bị cô lập, phân tách với một nhóm hay một sinh hoạt mà một người vốn thuộc về, hay đáng lẽ nên tham dự. Không phải alienation (trong lý thuyết Mácxít) là một điều kiện (chính trị xã hội) của người thợ thuyền trong xã hội tư bản, là hệ quả đến từ thiếu vắng sự liên kết đáng lẽ tự nhiên phải có với những sản phẩm do mình tạo ra, chúng như xa lạ, và một cảm nhận bị kiểm soát hay bóc lột.
[13] [Mark Harrison (ed), The Economics of World War II: Six Great Powers in International Comparison (Cambridge: Cambridge University Press, 1998), 3–10; John Ellis, World War II: A Statistical Survey (New York: Facts on File, 1993); I. C. B. Dear (ed.) The Oxford Companion to the Second World War (Oxford: Oxford University Press, 1995).]
[14] MAD: muatual assured destruction
[15] Phong trào chống kinh tế khắc khổ (anti-austerity movement) ở Spain, cũng còn gọi là Phong trào 15-M (Spanish: Movimiento 15-M), với những biểu tình bắt đầu ở Madrid ngày 15/05/2011.
Chiếm đóng đường Wall (Occupy Wall Street: OWS) đã trở thành một hiện tượng xã hội phổ biến ở NY và những thành phố khác ở US và nước ngoài. Tham dự chủ yếu là hàng ngàn giới trẻ thất nghiệp và đã bị mất hết những quyền tự do và ưu tiên xã hội. Những cuộc biểu tình chiếm đóng được xem như một phản ứng dễ hiểu đối với sự hỗn loạn kinh tế diễn ra trong năm 2008. Phong trào chiếm đóng là một phong trào chính trị-xã hội quốc tế chống sự bất bình đẳng xã hội và thiếu ‘dân chủ thực sự’ trên toàn thế giới, mục tiêu chính là thúc đẩy công lý xã hội và kinh tế và những hình thức dân chủ mới.
[16] Radical Islam, fundamentalist Christianity, messianic Judaism.
[17] Al-Mahdī, (Arabic: “Người được Hướng dẫn Đúng”) ”) tên thực là Muḥammad Aḥmad ibn al-Sayyid ʿAbd Allāh (1844 – 1885), đã dựng Sudan thành một quốc gia Islam rộng lớn trải dài từ biển Đỏ (Red Sea/Hồng hải) đến vùng Giữa Africa, và sáng lập một phong trào rất ảnh hưởng ở Sudan, kéo dài đến 100 năm sau..
[18] Dayananda Sarasvati, tên thực là Mula Sankara (1824 -1883), nhà tu khổ hạnh và cải cách xã hội Hindu,. Năm 1875 đã sáng lập Arya Samaj ((Sanskrit: Hội đồng những người Quí phái): một phong trào cải cách Hindu chủ trương quay trở lại với thẩm quyền tinh thần và thế tục của Vedas, những sách thánh cổ nhất của India, nền tảng triết học và tôn giáo của cả Brahmanism and Hinduism.
Arya Samaj đã luôn luôn có những người theo đông đảo nhất ở miền tây và miền bắc India. Nó được tổ chức thành những samajas địa phương (“hội”), những samajas này gửi những đại diện đến những samajas tỉnh và đến một samaja toàn-India. Mỗi samaja địa phương bầu chọn những viên chức của mình theo phương cách dân chủ. Arya Samaj phản đối sự thờ phượng những hình tượng (murtis), hiến sinh thú vật, cúng giỗ tổ tiên (shraddha), tấn công sự phân định một giai cấp thấp hèn nhất, và sự phân chia giai cấp dựa trên giòng dõi thay vì nhân cách, chống tục tảo hôn, hành hương, dâng cúng đền thờ, tài thuật thiêng liêng dành riêng cho giới tu sĩ. Nó chủ trương tính chất không thể sai lầm của những Vedas, lý thuyết karma (tác động tích lũy của những hành động quá khứ) và luân hồi (quá trình chết và tái sanh), sự thánh linh của loài bò, tầm quan trọng của những samskaras (thanh tẩy cá nhân), hiệu quả của sự dâng hiến theo Vedas cho lửa, và những chương trình cải cách xã hội. Những hoạt động của nó gồm thúc đẩy giáo dục phụ nữ và hôn nhân giữa giai cấp; xây dựng những giáo đoàn, trại mồ côi, và nhà ở cho những người góa bụa; thành lập một mạng lưới những trường học và cao đẳng; thực hiện cứu trợ đói nghèo và y tế. Ngay từ khởi đầu, nó đã là một thành tố quan trọng trong sự phát triển của chủ nghĩa dân tộc India. Tuy nhiên, nó đã bị chỉ trích là quá giáo điều và hiếu chiến, và đã thể hiện một sự thiếu khoan nhượng với cả Kitô và Islam.
[19] The doctrine of infallibility: lý thuyết chủ trương tính chất không thể sai lầm trong những giảng dạy của vua chiên Ki tô. Theo hội đồng Vatican I năm 1870; định nghĩa rằng khi vị vua chiên chính thức định nghĩa những giáo điều của hội Nhà thờ, đó cũng là định nghĩa của vị Chúa Ma (Holy Spirit). Có 3 đòi hỏi để tính không thể sai lầm có thể được viện dẫn: (a) Tuyên bố phải đến từ người chính thức kế tục Peter. (b) Nội dung vấn đề phải nằm trong lĩnh vực của lòng tin Kitô và đạo đức. (c) Vua chiên phải phát biểu từ ‘ghế ngồi’ hay trong tư thế (ex cathedra) của Peter, và phải trong ý định tuyên bố một học thuyết vốn ràng buộc toàn thể hội nhà thờ đi đến đồng thuận.
[20] reveal: vén tấm màn lên để cho thấy gì vẫn che dấu ở đằng sau.
[21] ‘a brave new world’: (a) theo The Tempest, là thế giới đông đảo, đẹp đẽ, tốt lành;  ‘O, wonder! – How many goodly creatures are there here! – How beauteous mankind is! – O brave new world, – That has such people in’t! ; (b) Nhưng cũng là nhan đề của một tiểu thuyết (1932) của Aldous Huxley nói về một tương lai trong đó xã hội được tổ chức chặt chẽ và mọi người đều bị theo dõi nghiêm ngặt. Tác giả dùng với cả 2 nghĩa. Chúng ta đã đi từ (a) đến (b)..
[22] techno-religion
[23] tithe: một phần mười của hoa lợi sản xuất hay lợi tức hàng năm của mỗi cá nhân phải đặt riêng ra để trợ giúp (cúng cho) hội nhà thờ và giáo đoàn, trước đây vẫn thực hiện như một hình thức đánh thuế lợi tức vào dân chúng trong những quốc gia theo đạo Ki tô.
[24] Islamic State: Nhà nước Islam: Một nhóm Muslim giáo điều cực đoan Islam chủ chiến đặc biệt đang hoạt động ở Syria và Iraq. Cũng còn được gọi là ISIL, ISIS. Kể từ khi thành lập, Nhà nước Islam đã tìm cách thiết lập một quốc gia dưới quyền cai trị của một thủ lĩnh Islam (caliphate) dựa trên những diễn giải cực đoan về Islam và Shariah. Trong các hình thức trước đó của nó như JTJ (Jama'at al-Tawhid wa'al-Jihad) và AQI (Al Qaeda), nhóm này tập trung vào những mục tiêu cụ thể hơn như đánh đuổi những quân đội nước ngoài khỏi Iraq, nhưng khi nó lớn mạnh, nó đã nhấn mạnh việc thành lập một nhà nước độc lập.
[25] Michel Foucault. Histoire de la sexualité
[26] [Donna Haraway, ‘A Cyborg Manifesto: Science, Technology, and Socialist-Feminism in the Late Twentieth Century’, in Simians, Cyborgs and Women: The Reinvention of Nature, ed. Donna Haraway (New York: Routledge, 1991), 149–81.]