Thursday, March 23, 2017

Harari – Homo Deus: một Lịch sử Ngắn gọn của Ngày mai (12)

Người-gót: một Lịch sử Ngắn gọn của Ngày mai
Homo Deus: A Brief History of Tomorrow
Yuval Noah Harari








Đi theo Con đường lát Gạch Màu vàng

Giống như tất cả mọi nguồn khác của thẩm quyền, những cảm xúc có những thiếu xót của chúng. Tư tưởng nhân bản giả định rằng mỗi người đều có bên trong chính mình một tự ngã đích thực duy nhất, nhưng khi tôi cố gắng lắng nghe nó, tôi thường gặp hoặc là sự im lặng hoặc một sự lộn xộn gồm những tiếng nói đối nghịch nhau. Để khắc phục vấn đề này, tư tưởng nhân bản đã chủ trương không chỉ một nguồn mới của thẩm quyền, nhưng cũng một phương pháp mới để tiếp xúc được với thẩm quyền và đạt được kiến ​​thức đích thực. [1]


Thời trung cổ Europe, công thức chủ yếu cho kiến ​​thức đã là: Hiểu biết = Sách Thánh Kitô, × Lôgích. * Nếu chúng ta muốn biết câu trả lời cho một số câu hỏi quan trọng, chúng ta nên đọc những tập sách trong quyển sách Thánh Kitô, và dùng lôgích của chúng ta để hiểu được ý nghĩa chính xác của văn bản.. Lấy thí dụ, những học giả là người muốn biết hình dạng của trái đất, đã dò dẫm trong những tập sách Thánh Kitô tìm kiếm những câu ghi chép có liên quan để tham khảo. Một câu nói đến điều đó, trong tập Job 38:13, nói rằng Gót có thể “nắm chặt những cạnh của đất, và giũ mạnh cho những kẻ ác bị bắn ra khỏi nó”. Điều này ngụ ý – lý luận của người thông thái – rằng vì đất có “những cạnh” mà chúng ta có thể “nắm lấy” chúng, nó phải là một hình vuông bằng phẳng. Một nhà thông thái khác từ chối giải thích này, bảo hãy chú ý đến đoạn khác trong tập Isaiah 40:22, nói rằng Gót “ngồi trên ngai ở trên vòng cao của đất”; không phải đó là bằng chứng cho thấy rằng đất thì tròn? Trong thực tế, điều đó có nghĩa rằng những học giả đã tìm kiếm kiến thức bằng dành trọn  những năm dài ở những trường học và thư viện, đọc đi đọc lại, nghiền ngẫm nhiều và ngày càng  thêm nhiều những văn bản hơn , và dùi mài lôgích của họ, để họ có thể hiểu những văn bản một cách chính xác.

Cuộc Cách mạng Khoa học đã đề xuất một công thức rất khác biệt về kiến ​​thức: Hiểu biết = dữ liệu thực nghiệm × Toán học. Nếu chúng ta muốn biết câu trả lời cho một số câu hỏi, chúng ta cần phải thu thập dữ liệu thực nghiệm liên quan, và sau đó dùng những dụng cụ toán học để phân tích dữ liệu. Lấy thí dụ, để đo lường hình dạng thực sự của trái đất, chúng ta có thể quan sát mặt trời, mặt trăng và những hành tinh từ những địa điểm khác biệt trên khắp thế giới. Một khi chúng ta đã tích lũy đủ những quan sát, chúng ta có thể dùng lượng giác để suy ra không chỉ hình dạng của trái đất, mà còn cấu trúc của tất cả hệ thái dương. Trong thực tế, điều đó có nghĩa là những nhà khoa học tìm kiếm kiến ​​thức thức bằng dành trọn những năm dài ở những đài thiên văn, những phòng thí nghiệm, và trong những cuộc thám hiểm nghiên cứu, thu thập nhiều và ngày càng thêm nhiều những dữ liệu thực nghiệm hơn, và dùi mài những dụng cụ toán học của họ để họ có thể giải thích những dữ liệu một cách chính xác.

Những công thức khoa học đem lại kiến ​​thức dẫn đến những khám phá sững sờ trong thiên văn học, vật lý học, y học và vô số những ngành học khác. Nhưng nó có một hạn chế rất lớn: nó không thể đối phó được những câu hỏi về giá trị và ý nghĩa. Những nhà thông thái thời trung cổ có thể xác định một cách tuyệt đối chắc chắn rằng giết người và ăn cắp là điều sai lầm, và rằng mục đích của đời người là để làm theo lệnh đòi của Gót, vì những sách thánh nói thế. Những nhà khoa học không thể đưa ra những phán đoán về đạo đức loại như vậy. Không có số lượng dữ liệu và không có toán học thần kỳ nào có thể chứng minh rằng giết người là sai. Thế nhưng, xã hội con người không thể tồn tại mà không có những phán đoán giá trị như vậy.

Một cách để vượt qua khó khăn này đã là tiếp tục dùng công thức thời trung cổ bên cạnh phương pháp khoa học mới. Khi chạm mặt với một vấn đề thực tiễn – chẳng hạn như xác định hình dạng của trái đất, xây một cây cầu, hay chữa một chứng bệnh – chúng ta thu thập dữ liệu thực nghiệm và phân tích nó theo toán học. Khi chạm mặt với một vấn đề đạo đức – chẳng hạn như xác định xem có nên cho phép ly dị, phá thai và đồng tính luyến ái hay không – chúng ta đọc những tập sách thánh. Giải pháp này đã được chấp nhận đến một vài mức độ nào đó trong những xã hội thời nay, từ England thời Victoria đến Iran của thế kỷ XXI.

Tuy nhiên, tư tưởng nhân bản đã đem cho một chọn lựa thay thế. Khi con người đã đạt được tự tin vào bản thân, một công thức mới để đạt được kiến ​​thức đạo đức đã xuất hiện: Hiểu biết = Kinh nghiệm × sự Nhạy cảm. Nếu chúng ta muốn biết câu trả lời cho bất kỳ câu hỏi nào về đạo đức, chúng ta cần phải kết nối với những kinh nghiệm bên trong của chúng ta, và quan sát chúng với sự nhạy cảm tột cùng. Trong thực tế, điều đó có nghĩa là chúng ta tìm kiếm kiến ​​thức bằng bằng dành trọn những năm dài để thu thập kinh nghiệm, và mài dũa cho bén nhọn sự nhạy cảm của chúng ta, để chúng ta có thể hiểu được những kinh nghiệm này một cách chính xác.

Vậy “những kinh nghiệm” chính xác là gì? Chúng không phải là những dữ liệu thực nghiệm. Một kinh nghiệm không được làm bằng những atom, molecule, hay protein, hay những con số. Thay vào đó, một kinh nghiệm là một hiện tượng chủ quan gồm ba nguyên liệu chính: những cảm giác, những cảm xúc và những suy nghĩ. Ở bất kỳ một thời điểm cụ thể nào, kinh nghiệm của tôi gồm tất cả mọi sự vật việc tôi có cảm giác (nhiệt độ, niềm vui, sự căng thẳng, vv), mọi xúc cảm tôi cảm nhận (yêu thương, sợ hãi, giận dữ, vv) và bất cứ ý nghĩ nào nảy sinh trong não thức của tôi.

Và “sự nhạy cảm” là gì? Nó có nghĩa hai sự việc. Thứ nhất, dành chú ý đến những cảm giác, những cảm xúc và những suy nghĩ của tôi. Thứ hai, hãy để cho những cảm giác, cảm xúc và suy nghĩ này ảnh hưởng vào tôi. Cho là vậy nhưng, tôi không nên để cho mỗi gì như gió thoảng qua cuốn hút tôi đi. Tuy nhiên, tôi phải cởi mở đón nhận những kinh nghiệm mới, và cho phép chúng thay đổi nhưng quan điểm của tôi, hành vi của tôi và thậm chí cả cá tính, hay nhân cách của tôi.

Những kinh nghiệm và sự nhạy cảm xây dựng chất chồng cao lên, trong một chu kỳ không bao giờ kết thúc. Tôi không thể kinh nghiệm bất cứ gì nếu tôi không có sự nhạy cảm, và tôi không thể phát triển sự nhạy cảm, trừ khi tôi trải qua một loạt những kinh nghiệm khác biệt. Sự nhạy cảm không phải là một năng khiếu trừu tượng có thể phát triển được bằng đọc sách hoặc nghe giảng giải. Đó là một kỹ năng thực tiễn có thể chín mùi và trưởng thành, chỉ bằng áp dụng nó vào thực hành.

Hãy lấy trà, để thí dụ. Tôi bắt đầu bằng uống trà thông thường pha rất ngọt trong khi đọc tờ báo buổi sáng. Trà thì không gì nhiều hơn một cái cớ để chất ngọt của đường vội vã tăng thêm tỉnh táo. Một ngày, tôi nhận ra rằng giữa chất ngọt và tờ báo, tôi hoàn toàn chẳng nếm hương vị nào của trà hết cả. Vì vậy, tôi giảm lượng đường, đặt tờ báo sang bên, nhắm mắt lại và tập trung vào chính trà. Tôi bắt đầu ghi nhận được mùi và vị độc đáo của nó. Chẳng bao lâu tôi thấy mình thử nghiệm với những loại khác nhau, trà đen và trà xanh, so sánh vị đậm đà và mùi thơm tinh tế của chúng. Trong vòng một vài tháng, tôi thôi không mua trà có những nhãn hiệu của siêu thị, và mua trà của tôi ở Harrods ‘sang trọng’. Tôi phát triển một thích thú riêng với “Trà Phân Panda”, sản xuất ở vùng núi Ya’an, tỉnh Sichuan, làm từ lá những cây trà đặc biệt được bón bằng phân của loài gấu Panda. Đó là cách, mỗi lần từng tách trà một, lần lượt theo thời gian, tôi trau dồi sự nhạy cảm của tôi về trà, và trở thành một người sành trà. Trong những ngày uống trà thời ban đầu của tôi, nếu như bạn đã cho tôi uống trà Phân Panda trong một tách bằng sứ tráng men đời Ming, tôi hẳn đã không cho là quí gì hơn nhiều so với trà rẻ tiền pha đậm đặc trong một cốc giấy. Bạn không có thể kinh nghiệm một gì đó nếu bạn không có sự nhạy cảm cần thiết, và bạn không thể phát triển sự nhạy cảm của bạn ngoại trừ bằng cách trải qua một chuỗi dài của những kinh nghiệm.

Những gì là đúng với trà thì đúng với tất cả kiến ​​thức thẩm mỹ và đạo đức khác. Chúng ta không được sinh ra với một lương tâm đã làm sẵn. Khi chúng ta trải qua đời sống, chúng ta làm tổn thương người và người làm tổn thương chúng ta, chúng ta hành động với lòng thương người và những người khác cho thấy lòng thương người với chúng ta. Nếu chúng ta dành cho chúng sự chú ý, sự nhạy cảm đạo đức của chúng ta sắc bén, và những kinh nghiệm này trở thành một nguồn tri thức đạo đức có giá trị về những gì là tốt, những gì là đúng và  tôi thực sự là ai. 

Tư tưởng nhân bản như vậy, thấy cuộc sống là một quá trình dần dần thay đổi nội tâm, dẫn đi từ mắt nhắm thiếu hiểu biết tăm tối đến mắt mở đầy hiểu biết trong sáng bằng phương tiện của những kinh nghiệm. Mục đích cao nhất của đời sống nhân bản là phát triển trọn vẹn kiến ​​thức của bạn thông qua một lượng lớn những kinh nghiệm khác nhau về trí tuệ, tình cảm và thể chất. Vào đầu thế kỷ XIX, Wilhelm von Humboldt [2]– một trong những nhà kiến ​​trúc chính yếu của hệ thống giáo dục thời nay – nói rằng mục đích của cuộc hiện sinh là “một sự chưng cất tinh lọc những kinh nghiệm rộng rãi nhất có thể có được của đời sống vào thành trí tuệ khôn ngoan”. Ông cũng đã viết rằng “chỉ có một đỉnh cao trong cuộc đời – là để có phán đoán, có ý kiến, hay đo lường được cảm xúc của tất cả mọi thứ thuộc con người”.  [3]  Câu này cũng rất có thể là phương châm của những người nhân bản.

Theo tư tưởng Tàu, thế giới được duy trì bởi tác động qua lại của hai sức mạnh đối nghịch nhưng bổ sung gọi là yin và yang [4]. Điều này có thể không đúng với thế giới vật lý, nhưng nó chắc chắn khá đúng với thế giới thời nay đã được tạo ra bởi giao ước của khoa học và tư tưởng nhân bản. Mỗi Yang khoa học (Khoa học có tính Dương) chứa đựng bên trong nó một Yin nhân bản (Tư tưởng nhân bản có tính Âm), và ngược lại. Yang cung cấp cho chúng ta sức mạnh, trong khi Yin cho chúng ta ý nghĩa và những phán đoán đạo đức. Yang và Yin của tính thời nay là lý trí và cảm xúc, phòng thí nghiệm và viện bảo tàng, dây chuyền sản xuất và siêu thị. Mọi người thường chỉ thấy Yang, và tưởng tượng rằng thế giới ngày nay là khô khan, khoa học, hợp lý và tiện dụng – giống đúng như một phòng thí nghiệm hay một nhà máy. Nhưng thế giới ngày nay cũng là một siêu thị phung phí vung vãi. Không có văn hóa nào trong lịch sử đã từng đem cho những cảm xúc, những ham muốn và những kinh nghiệm của con người có được tầm quan trọng như vậy. Quan điểm nhân bản về đời sống như một chuỗi của những kinh nghiệm đã trở thành huyền thoại sáng lập của nhiều ngành kỹ nghệ thời nay, từ du lịch đến nghệ thuật.  Những đại lý du lịch và những đầu bếp nhà hàng không bán vé máy bay, khách sạn hoặc những bữa ăn lạ miệng cho chúng ta – họ bán cho chúng ta những kinh nghiệm mới lạ. Tương tự như vậy, trong khi hầu hết những truyện kể trước-thời nay tập trung vào những sự kiện và hành động bên ngoài, tiểu thuyết ngày nay, phim ảnh và thơ ca thường xoay quanh những tình cảm. Những sử thi Graeco-Roma và tiểu thuyết mã thượng  thời Trung Cổ đã là những danh mục của những sản phẩm của những hành động anh hùng, không phải của những cảm xúc. Một chương kể lại người  hiệp sĩ dũng cảm đã đánh nhau với một yêu tinh khổng lồ chuyên ăn thịt người như thế nào, và giết chết yêu tinh. Một chương khác kể lại người hiệp sĩ đã giải cứu một nàng công chúa xinh đẹp khỏi  một con rồng phun lửa, và giết chết con rồng. Một chương thứ ba thuật lại một phù thủy độc ác đã bắt cóc nàng công chúa như thế nào, nhưng hiệp sĩ đã đuổi theo phù thủy, và giết chết phù thủy. Không có gì ngạc nhiên khi người anh hùng đã luôn luôn là một hiệp sĩ, chứ không phải là một người thợ mộc, hay một nông dân, vì những nông dân không thực hiện những hành động anh hùng.

Điều quan trọng thiết yếu, những anh hùng đã không trải qua bất kỳ một quá trình quan trọng nào của sự thay đổi bên trong họ. Achilles, Arthur, Roland và Lancelot là những tráng sĩ dũng cảm với một thế giới quan hào hiệp trước khi họ bắt đầu những cuộc phiêu lưu của họ, và họ vẫn là những tráng sĩ dũng cảm với cùng một thế giới quan cùng cho đến kết thúc. Tất cả những yêu tinh họ trừ khử và tất cả những nàng công chúa họ cứu đều khẳng định lòng can đảm và sự kiên trì của họ, nhưng sau cùng tất cả đã dạy họ rất ít ỏi.

Trọng tâm của tư tưởng nhân bản hướng về những tình cảm và những kinh nghiệm, chứ không phải là những hành động, nghệ thuật đổi dạng. Wordsworth, Dostoevsky, Dickens và Zola không quan tâm chút với những hiệp sĩ dũng cảm và những hành động gan dạ, và thay vào đó đã mô tả cách thức những người bình thường và những người nội trợ xoàng xĩnh cảm nhận như thế nào. Một số người tin rằng Ulysses của Joyce đại diện cho đỉnh cao của sự tập trung thời nay này vào trong đời sống nội tâm hơn là những hành động bên ngoài – trong 260.000 chữ, Joyce mô tả độc nhất chỉ một ngày trong đời của những người thành Dublin là Stephen Dedalus và Leopold Bloom, những người trong quá trình xuốt một ngày, họ  làm . . . vâng, không gì nhiều cả. [5]

Rất ít người đã thực sự đọc hết Ulysses, nhưng cũng cùng một nguyên tắc làm nền tảng cho nhiều nền văn hóa đại chúng của chúng ta. Tại USA, loạt phim TV Survivor thường được ghi công (hoặc đổ lỗi) là đã chuyển (đời sống) thực tại sang thành một cơn sốt điên dại, bốc đồng. Survivor là chương trình TV ‘thực tại’ đầu tiên thành công được xếp hàng đầu theo sự xếp hạng của Nielsen, và trong năm 2007, tạp chí Time liệt kê nó trong số hàng trăm những chương trình TV hay/nổi tiếng nhất của tất cả mọi thời. [6] Trong mỗi mùa TV, hai mươi người tranh giải, trong những bộ quần áo tắm ít vải nhất,  sống cô lập trên một hòn đảo nhiệt đới. Họ phải chạm mặt với tất cả những loại thách đố, và mỗi tập phim, họ bỏ phiếu loại bớt một trong những thành viên của họ. Người ‘sống xót’ cuối cùng là người thắng cuộc, đoạt giải thưởng $1 triệu đôla.

Những khán giả trong Hellas thời Homer, trong đế quốc Rome, hoặc trong thời trung cổ Europe tất sẽ thấy ý tưởng này quen thuộc và rất hấp dẫn. Hai mươi người thách đố đi vào – chỉ một anh hùng đi ra. “Tuyệt vời!” Một hoàng tử thời Homer, một quý tộc thành Rome, hoặc một hiệp sĩ thời những thập tự chinh hẳn đã có thể tự nghĩ như thế khi ngồi xuống để xem. “Chắc chắn chúng ta sắp sửa thấy những cuộc phiêu lưu tuyệt vời, những trận tranh hùng sống mái, chém giết chí tử, những hành vi vô song của cả mã thượng anh hùng lẫn đê hèn phản bội. Những dũng sĩ có thể sẽ đâm lén nhau ở sau lưng, hoặc chém xổ ruột của họ cho mọi người cùng xem”.

Nhưng thất vọng biết chừng nào! Đâm lén sau lưng và đường hoàng chém xổ ruột vẫn chỉ là ẩn những ẩn dụ văn chương. Mỗi tập phim kéo dài khoảng một giờ. Trong số đó, đã mất mười lăm phút dành cho quảng cáo, từ kem đánh răng, đến dầu gội đầu hay những loại bột ngũ cốc ăn sáng. Năm phút được dành riêng cho những thách đố vô cùng trẻ con, chẳng hạn như người nào có thể ném nhiều những quả dừa nhất vào trong một vòng tròn, hoặc người nào có thể ăn những con sâu nhiều nhất trong một phút. Phần thời gian còn lại những ‘anh hùng’ chỉ nói về những cảm xúc của họ! Ông nói, bà nói, cô nói, và tôi cảm thấy thế này và tôi cảm thấy thế kia. Nếu một hiệp sĩ thời thập tự chinh đã thực sự ngồi xuống để xem phim TV Survivor, ông có lẽ đã phải vớ lấy chiếc rìu đánh trận của mình và đập vỡ ngay chiếc TV vì buồn chán và thất vọng lẫn tức bực.

Ngày nay chúng ta có thể nghĩ về những hiệp sĩ thời trung cổ như người cư xử thô bạo vô cảm. Nếu họ sống giữa chúng ta, chúng ta sẽ gửi họ đến một y sĩ trị liệu tâm lý, người có thể giúp họ liên lạc với bản thân họ. Đây là những gì Người Thiếc (Tin Man) làm trong phim The Wizard of Oz. Anh đi dài theo con đường gạch màu vàng với Dorothy và những người bạn của cô, hy vọng rằng khi họ đến gặp được Oz, nhà wizard lớn [7] này sẽ cho anh một trái tim, trong khi Người Rơm (Scarecrow) muốn có một bộ óc, và Sư Tử (Lion) muốn có sự can đảm. Đến cuối cuộc hành trình, họ khám phá ra rằng nhà wizard tuyệt vời là một charlatan, người chuyên môn hứa dối nói cuội, và ông ta không thể đem cho họ bất cứ gì của những điều này. Nhưng họ khám phá được một gì đó quan trọng hơn nhiều: tất cả mọi điều mà họ ao ước đều đã có sẵn trong bản thân họ. Không cần phải có một wizard nào đó, loại giống như gót, hay thần thánh, để có được sự nhạy cảm, trí tuệ hoặc sự dũng cảm. Bạn chỉ cần đi theo con đường lát gạch màu vàng, và mở rộng bản thân bạn với bất cứ kinh nghiệm nào gặp trên đường bạn đi.

Cũng đúng cùng một bài học được thuyền trưởng Kirk và thuyền trưởng Jean-Luc Picard đã học, khi họ du hành đến những thiên hà trên con thuyền không gian Enterprise, được Huckleberry Finn và Jim đã học, khi họ xuôi thuyền dọc sông Mississippi [8], được Wyatt và Billy đã học khi họ cỡi xe mô tô Harley-Davidsons của họ trong phim Easy Rider, và vô số những nhân vật khác trong vô số phim kể chuyện những hành trình, những rong ruổi trên vô vàn những con đường khác, những người đã rời thị trấn quê nhà của họ ở Pennsylvania (hoặc có lẽ ở New South Wales), đi du lịch trong một xe ô tô không mui cũ (hoặc có lẽ một chiếc xe buýt), trải qua đủ loại khác nhau những kinh nghiệm làm thay đổi đời sống, liên lạc được với chính mình, nói về những cảm xúc của họ, và cuối cùng đến được San Francisco (hoặc có lẽ Alice Springs) như những cá nhân tốt hơn và khôn ngoan hơn.


Sự thật về chiến tranh

Công thức Hiểu biết = Kinh nghiệm × sự Nhạy cảm đã thay đổi không chỉ văn hóa đại chúng của chúng ta, nhưng ngay cả nhận thức của chúng ta về những vấn đề trọng đại như chiến tranh. Trải qua hầu hết chiều dài lịch sử, khi người ta muốn biết liệu một cuộc chiến tranh đặc biệt nào đó là chính đáng hay không, họ đã hỏi Gót, họ đã hỏi quyển Sách Thánh Kitô, và họ đã hỏi những vua, quý tộc và những nhà chăn chiên. Rất ít quan tâm đến những ý kiến ​​và kinh nghiệm của một người lính thông thường hoặc một người dân thường. Những tường thuật chiến tranh như của những Homer, Virgil và Shakespeare đều tập trung vào những hành động của những vị vua, những tướng lĩnh, những anh hùng xuất sắc, và mặc dù họ đã không giấu diếm đau khổ của chiến tranh, điều này đã được một thực đơn đầy những vinh quang và chủ nghĩa anh hùng bù trừ hơn rất nhiều. Những người lính bình thường xuất hiện hoặc như những đống thi thể đã bị một vài Goliath nào đó tàn sát, hoặc một đám đông cổ vũ khiêng một David chiến thắng trên vai của họ.


Jean-Jacques Walter, Gustav Adolph của Sweden trong trận Breitenfeld (1631).


Hãy nhìn, lấy thí dụ, vào bức tranh ở trên, về Trận Breitenfeld, đã diễn ra vào 17 /Tháng Chín /1631. Người vẽ tranh, Jean-Jacques Walter, đã tôn vinh vua Gustav Adolph của Sweden, người đã dẫn quân đội của ông đến một chiến thắng quyết định ngày hôm đó. Gustav Adolph cao sừng sững như một ngọn tháp trên chiến trường, như thể ông là một vị thần chiến tranh nào đó. Người ta có ấn tượng rằng nhà vua điều khiển trận chiến như một người chơi cờ di chuyển những quân cờ. Những quân cờ chính họ chủ yếu là những khuôn mặt chung chung, hoặc những dấu chấm tí hon trong nền của bức tranh. Walter đã không quan tâm đến việc họ cảm thấy thế nào khi đuổi theo, chạy trốn, giết người hoặc bị chết. Họ là một tập thể không được vẽ khuôn mặt.

Ngay cả khi những họa sĩ tập trung với bản thân cuộc chiến, chứ không phải với người chỉ huy, họ vẫn nhìn nó từ trên cao, và đã quan tâm rất nhiều với những thao tác tập thể hơn với những cảm xúc cá nhân. Lấy thí dụ, bức tranh Trận Núi Trắng tháng 11 năm 1620 của Pieter Snayers.

Bức tranh mô tả một trận chiến nổi tiếng trong Chiến tranh Ba mươi năm, quân đội Catô thắng những quân nổi loạn Thệ Phản ‘rối đạo’. Snayers đã muốn kỷ niệm chiến thắng này bằng cách ghi lại nhiều những đội hình, diễn tập, chuyển quân thật kỹ lưỡng. Bạn có thể dễ dàng đếm kể những đơn vị khác biệt, vũ khí trang bị của họ và vị trí của họ trong trật tự của trận chiến. Snayers đã ít quan tâm hơn nhiều đến những kinh nghiệm và cảm xúc của những người lính thông thường. Giống như Jean-Jacques Walter, ông đã làm cho chúng ta quan sát cuộc chiến từ điểm nhìn thuận lợi, như từ đỉnh Olympius của những vị gót và những vị vua, và cho chúng ta ấn tượng rằng chiến tranh là một trò chơi cờ chess khổng lồ.



Pieter Snayers, The Battle of White Mountain.



Nếu bạn có một cái nhìn gần hơn – như thế bạn có thể cần một kính lúp – bạn nhận ra rằng The Battle of White Mountain thì phức tạp hơn một chút so với một trò chơi cờ chess. Những gì nhìn thấy đầu tiên dường như là những trừu tượng hình học nhưng khi xem xét gần hơn chuyển sang thành những cảnh đẫm máu của cuộc tàn sát. Chỗ này và chỗ kia, bạn thậm chí có thể nhận ra những khuôn mặt của những người lính đang đuổi theo hoặc đang chạy trốn, đang bắn súng hoặc đang xiên kẻ thù trên những cọc nhọn của họ. Tuy nhiên, những cảnh này nhận được ý nghĩa của chúng từ vị trí của chúng trong bức tranh tổng thể. Khi chúng ta nhìn thấy một quả đạn can nông nghiền một người lính nát vụn, chúng ta hiểu nó như một phần của phe chiến thắng Catô. Nếu người lính đang chiến đấu ở phía Thệ Phản, cái chết của người này là một hậu quả xứng đáng cho sự nổi loạn và ‘gây rối đạo’. Nếu người lính đang chiến đấu trong quân đội Catô, cái chết của người này là một hy sinh cao cả cho một cứu cánh xứng đáng. Nếu chúng ta nhìn ngước lên, chúng ta có thể nhìn thấy những thiên thần đang lơ lửng cao trên chiến trường. Họ đang cầm một bảng giải thích bằng tiếng Latinh những gì đã xảy ra trong trận chiến này, và tại sao nó là rất quan trọng như thế. Thông điệp này nói rằng Gót đã giúp Hoàng đế Ferdinand II đánh bại những kẻ địch của ông, vào ngày 08 Tháng Mười Một 1620.

Trong hàng nghìn năm, khi người ta nhìn vào chiến tranh, họ đã nhìn thấy những gót, những hoàng đế, những tướng lãnh, và những anh hùng vĩ đại. Nhưng trong hơn hai trăm năm vừa qua, những vị vua và những tướng lãnh đã ngày càng bị đẩy sang bên cạnh, và ánh đèn rọi đã chuyển qua chiếu trên những người lính bình thường và những kinh nghiệm của người này. Những tiểu thuyết chiến tranh loại như All Quiet on the Western Front [9] và những phim chiến tranh loại như Platoon,[10] bắt đầu với một người lính mới nhập ngũ, trẻ và ngây thơ, người hiểu biết rất ít về bản thân và thế giới, nhưng mang một gánh nặng của những hy vọng và những ảo tưởng. Anh tin rằng chiến tranh là vinh quang, và chính nghĩa là ở phía mình, và tướng lãnh cầm quân có tài năng. Một vài tuần của cuộc chiến thực sự – của bùn và máu, và mùi của cái chết – làm vỡ những ảo tưởng của anh, cái này tan sau cái kia, tất cả cho đến sạch. Nếu sống sót, người lính mới ngây thơ sẽ rời khỏi cuộc chiến như một người khôn ngoan hơn, người không còn tin vào những lời sáo rỗng và những lý tưởng rập khuôn của những thày giáo, những nhà làm phim và những nhà chính trị hùng hồn.

Nghịch lý thay, truyện kể này đã trở nên rất ảnh hưởng đến nỗi ngày nay nó được kể đi kể lại ngày càng nhiều hơn nữa, ngay cả bởi những thày giáo, những nhà làm phim và những nhà chính trị hùng hồn. Những bộ phim ăn khách thu được rất nhiều tiền vé của Hollywood, như Apocalypse Now, Metal Jacket Full Blackhawk Down, đều đã báo trước rằng “Chiến tranh không phải là những gì bạn nhìn thấy trong phim!”,  Được đặt cao lên tôn thờ trong phim ảnh, văn xuôi hay thơ ca, những cảm xúc của những người lính tầm thường đã trở thành thẩm quyền sau cùng về chiến tranh, vốn tất cả mọi người đã được học để tôn trọng. Như câu đùa cợt vẫn nói, “Bao nhiêu cựu chiến binh Việt Nam cần có để thay một bóng đèn?” “Bạn tất sẽ không biết đâu, bạn đã không có ở đó”.[11]

Những hoạ sĩ cũng đã mất đi sự quan tâm với hình ảnh của những vị tướng trên lưng ngựa và những thao diễn chiến thuật. Thay vào đó, họ cố gắng để vẽ xem người lính thường cảm thấy thế nào. Xem lại The Battle of Breitenfeld The Battle of White Mountain. Bây giờ nhìn vào hai hình ảnh sau đây, được coi là những kiệt tác của nghệ thuật chiến tranh của thế kỷ XX: The War (Der Krieg) của Otto Dix, và That 2,000 Yard Stare của Tom Lea.

Dix đã phục vụ như là một trung sĩ trong quân đội Germany trong Thế chiến thứ Nhất. Lea là phóng viên trường thuật Trận đảo Peleliu năm 1944 cho tạp chí Life. Trong khi Walter và Snayers đã nhìn chiến tranh như một hiện tượng quân sự và chính trị, và đã muốn chúng ta biết những gì đã xảy ra trong những trận chiến đặc biệt, Dix và Lea nhìn chiến tranh như một hiện tượng cảm xúc, và muốn chúng ta biết nó gây cảm xúc nào. Họ không quan tâm đến tài năng của những tướng lãnh hay về những chi tiết về chiến thuật của trận đánh này hay trận kia. Người lính của Dix của có thể là ở trận Verdun, hay Ypres, hay Somme – chỗ nào thì không quan trọng, vì chiến tranh là hỏa ngục ở khắp mọi nơi. Người lính của Lea chỉ ngẫu nhiên là một anh lính USA trơn, xảy ra ở Peleliu, nhưng bạn có thể thấy chính xác cùng một cái nhìn 2,000 yard trên khuôn mặt của một người lính Japan ở Iwo Jima, một người lính Germany ở Stalingrad hay một người lính England ở Dunkirk.





Otto Dix, Der Krieg (The War 1929-1932).







Tom Lea, That 2,000 Yard Stare  (1944).


Trong những bức tranh của Dix và Lea, ý nghĩa của chiến tranh không toát lên từ những di động chiến thuật hay tuyên ngôn của Gót. Nếu bạn muốn hiểu chiến tranh, đừng nhìn lên vị tướng lẫm liệt trên đỉnh đồi, hay những thiên sứ trên trời. Thay vào đó, hãy nhìn thẳng vào mắt của những người lính trơn, tầm thường. Trong bức tranh của Lea, những con mắt mở lớn, bất động nhìn chăm chăm, của một người lính bị chấn động tâm thần mở một cửa sổ nhìn vào sự thật khủng khiếp của chiến tranh. Trong bức tranh của Dix, sự thật thì không thể nào chịu đựng nổi nữa, khiến nó phải được giấu bớt một phần sau một mặt nạ chống khí độc. Không có thiên thần bay trên chiến trường – chỉ một xác chết thối rữa, lửng lơ cao trên một kèo nhà đổ nát, và vươn một ngón tay buộc tội.

Những nghệ sĩ như Dix và Lea như thế đã lật ngược những hệ thống phân cấp truyền thống của chiến tranh. Trong những thời trước, chiến tranh đã có thể cũng khủng khiếp như trong thế kỷ XX. Tuy nhiên, ngay cả những kinh nghiệm tàn bạo ác độc đã được đặt trong một bối cảnh rộng lớn hơn vốn đem cho chúng ý nghĩa tích cực. Chiến tranh có thể là hỏa ngục, nhưng nó cũng là cửa ngõ vào thiên đàng. Một người lính Catô chiến đấu trong Trận chiến White Mountain có thể nói với chính mình: “Đúng, tôi đang đau khổ. Nhưng vua Chiên Kitô và những vị hoàng đế nói rằng chúng ta đang chiến đấu cho chính nghĩa, vì vậy đau khổ của tôi có ý nghĩa”. Otto Dix đã dùng một thứ lôgích đối nghịch. Ông đã nhìn những kinh nghiệm cá nhân như là nguồn gốc của tất cả những ý nghĩa, thế nên đường lối suy nghĩ của ông cho biết: “Tôi đang đau khổ – và điều này thì xấu – vì thế toàn bộ chiến tranh là xấu. Và nếu nhà vua và giới chăn chiên vẫn cứ ủng hộ chiến tranh, họ phải là bị sai lầm.”[12]


Sự Phân Ly lớn của Tư tưởng Nhân bản

Cho đến giờ, chúng ta đã thảo luận về tư tưởng nhân bản như thể nó là một cái nhìn kết hợp mạch lạc duy nhất về thế giới. Trong thực tế, tư tưởng nhân bản chia sẻ số phận của mỗi tôn giáo thành công, như đạo Kitô và đạo Phật. Vì khi nó đã lan truyền và đã phát triển, nó đã bị phân nhánh vào thành nhiều hệ phái xung đột nhau. Tất cả những hệ phái nhân bản tin đều rằng kinh nghiệm của con người là nguồn gốc tối thượng của thẩm quyền và ý nghĩa, nhưng chúng giải thích kinh nghiệm của con người theo những cách khác biệt.

Tư tưởng nhân bản chia thành ba nhánh chính. Nhánh chính thống cho rằng mỗi con người là một cá nhân, vốn duy nhất sở hữu một giọng nói bên trong đặc biệt và một chuỗi gồm những kinh nghiệm không-bao-giờ-được-lập-lại. Mỗi con người là một tia sáng đơn độc, nó chiếu sáng thế giới từ một viễn cảnh khác biệt, và nó thêm màu sắc, độ sâu và ý nghĩa cho vũ trụ. Do đó chúng ta nên để cho mỗi cá nhân càng nhiều tự do càng tốt để trải nghiệm thế giới, đi theo tiếng nói bên trong của mỗi người, và thể hiện sự thật từ bên trong của mỗi người. Bất kể trong chính trị, kinh tế, nghệ thuật, ý chí tự do của cá nhân nên có sức nặng rất nhiều hơn so với những quyền lợi của nhà nước hoặc những học thuyết tôn giáo. Những cá nhân càng được hưởng tự do nhiều bao nhiêu, thế giới càng xinh đẹp, phong phú và có ý nghĩa nhiều hơn bấy nhiêu. Do sự nhấn mạnh này vào tự do, nhánh chính thống của tư tưởng nhân bản được gọi là “tư tưởng nhân bản tự do” hoặc đơn giản là “chủ nghĩa tự do”. *[13]

Đó là chính trị tự do vốn tin rằng người bỏ phiếu có những ý kiến cần được chấp nhận và tôn trọng. Nghệ thuật tự do chủ trương rằng cái đẹp nằm trong mắt của người nhìn. Kinh tế tự do cho rằng những khách hàng luôn luôn đúng. Đạo đức tự do khuyên chúng ta rằng nếu điều gì ta thấy tốt đẹp, gây hạnh phúc, chúng ta nên tiến tới và làm điều đó đi. Giáo dục tự do dạy chúng ta hãy tự suy nghĩ cho bản thân chúng ta, vì chúng ta sẽ tìm thấy tất cả những giải đáp bên trong chúng ta.

Trong suốt thế kỷ XIX và XX, khi tư tưởng nhân bản đã đạt được uy tín xã hội và quyền lực chính trị tăng cao, nó đã nảy ra hai nhánh khác biệt: tư tưởng nhân bản xã hội, vốn bao trùm một loạt những phong trào xã hội và cộng sản, và tư tưởng nhân bản tiến hóa, có những người ủng hộ nổi tiếng nhất của nó là đảng Nazis. Cả hai nhánh đã đồng ý với tư tưởng nhân bản tự do rằng kinh nghiệm của con người là nguồn gốc tối hậu của ý nghĩa và thẩm quyền. Không nhánh nào tin vào bất cứ quyền lực siêu việt hay sách luật nào của Gót. Nếu, lấy thí dụ, bạn hỏi Karl Marx có gì là sai với đứa bé mới mười tuổi nhưng làm việc ca mười hai giờ trong những nhà máy đặc khói than, ông sẽ trả lời rằng nó làm cho đứa trẻ cảm thấy cực nhọc, không hài lòng. Chúng ta nên tránh bóc lột, áp bức và đối xử bất bình đẳng không phải vì Gót nói như vậy, nhưng vì chúng làm cho người ta đau khổ.

Tuy nhiên, cả những người theo tư tưởng xã hội và nhân bản tiến hóa chỉ ra rằng sự hiểu biết về kinh nghiệm con người của nhánh tự do là thiếu sót. Những người theo tư tưởng nhân bản tự do nghĩ rằng kinh nghiệm con người là một hiện tượng cá nhân. Nhưng có rất nhiều cá nhân trên thế giới, và họ thường cảm thấy những điều khác biệt, và có những ham muốn trái ngược nhau. Nếu tất cả những thẩm quyền và ý nghĩa đều tuôn ra từ những kinh nghiệm cá nhân, bạn giải quyết những mâu thuẫn giữa những kinh nghiệm khác biệt loại như vậy như thế nào?

Ngày 17/7/2015,  Thủ tướng Germany, bà Angela Merkel đã chạm mặt với một cô gái tuổi teen, người tị nạn Palestine từ Lebanon, gia đình cô muốn lánh nạn ở Germany nhưng phải đối phó với lệnh trục xuất sắp xảy ra. Cô gái, Reem, đã nói với bà Merkel bằng tiếng Germany thông thạo “Thực là rất khó khăn để nhìn xem những người khác có thể vui hưởng đời sống như thế nào, trong khi bản thân bạn lại không thể. Tôi không biết tương lai tôi sẽ đi về đâu”. Merkel đã trả lời rằng “chính trị có thể là cứng rắn” và đã giải thích rằng có hàng trăm ngàn người tị nạn Palestine ở Lebanon, và Germany không thể tiếp nhận tất cả được. Choáng váng trước câu trả lời không phải là không có nghĩa lý này, Reem đã bật khóc. Bà Merkel đã tới gần, vỗ vào lưng cô gái tuyệt vọng như an ủi, nhưng giữ vững lập trường của mình.

Trong cơn bão công luận nổi lên sau đó, nhiều người đã kết án Merkel là vô cảm, không có lòng thương người. Để làm dịu bớt những lời chỉ trích, bà Merkel đã thay đổi đường lối, và Reem và gia đình cô đã được cho tị nạn. Trong những tháng sau, bà Merkel đã mở cửa rộng hơn, chào đón hàng trăm ngàn người tị nạn đến Germany. Nhưng bạn không thể làm vừa lòng tất cả mọi người. Chẳng bao lâu, bà đã bị tấn công mạnh mẽ rằng bà đã lọt hố đa cảm và không giữ được một lập trường cho đủ vững chắc. Vô số những người làm cha mẹ ở Germany đã sợ rằng sự xoay vòng chữ U của bà Merkel có nghĩa là con cái của họ sẽ có một mức sống thấp hơn, và có lẽ sẽ bị một làn sóng thủy triều của sự Islam hoá. Tại sao họ nên đánh liều với sự an bình và thịnh vượng của gia đình của họ cho những người hoàn toàn xa lạ, những người thậm chí có thể không tin vào những giá trị của chủ nghĩa nhân bản tự do? Mọi người đều cảm nhận rất mạnh mẽ về vấn đề này. Làm thế nào để giải quyết những mâu thuẫn giữa những tình cảm của những người tị nạn tuyệt vọng và của những người Germany lo âu? [14]

Những người theo chủ nghĩa tự do vĩnh viễn cảm thấy khổ sở về những mâu thuẫn loại như vậy. Những nỗ lực tốt nhất của Locke, Jefferson, Mill và những đồng nghiệp của họ đã thất bại trong việc cung cấp cho chúng ta một giải pháp nhanh chóng và dễ dàng với những vấn đề hóc búa loại như vậy. Tổ chức những cuộc bầu cử dân chủ sẽ không giúp được gì, vì sau đó câu hỏi sẽ là ai là người sẽ được bỏ phiếu trong những cuộc bầu cử này – chỉ những công dân Germany, hay cũng cả hàng triệu người Asia và Africa, những người muốn di cư vào Germany? Tại sao dành đặc ân với những tình cảm của một nhóm người này thay vì nhóm người khác? Tương tự như vậy, bạn không thể giải quyết cuộc xung đột Arab-Israel bằng cách làm cho 8 triệu công dân Israel và 350 triệu công dân của những quốc gia Arab bỏ phiếu về nó. Vì những lý do hiển nhiên, những người Israel sẽ không cảm thấy phải cam kết với kết quả của một cuộc trưng cầu dân ý  như vậy.

Người ta cảm thấy bị ràng buộc bởi những cuộc bầu cử dân chủ, chỉ khi họ chia sẻ một liên kết cơ bản với hầu hết những cử tri khác. Nếu kinh nghiệm của những cử tri khác là xa lạ với tôi, và nếu tôi tin rằng họ không hiểu được những tình cảm của tôi, và không quan tâm đến những lợi ích sống còn của tôi, sau đó thậm chí nếu tôi có bị thua phiếu với tỷ số 100 chọi 1, tôi tuyệt đối không có lý do gì để chấp nhận phán quyết bầu cử. Những cuộc bầu cử dân chủ thường chỉ làm được việc trong những quần thể dân cư từ trước đã có một số ràng buộc chung, chẳng hạn như chia sẻ cùng những tin tưởng tôn giáo và những huyền thoại dân tộc. Chúng là một phương pháp để giải quyết những bất đồng giữa những người đã đồng ý về những điều cơ bản.

Theo đó, trong nhiều trường hợp, chủ nghĩa tự do đã trộn lẫn với những bản sắc tập thể có tự lâu đời và những tình cảm (thấy trong những) bộ tộc, để hình thành chủ nghĩa dân tộc ngày nay. Ngày nay, nhiều người liên kết chủ nghĩa dân tộc với những lực lượng chống lại chủ nghĩa tự do, nhưng ít nhất trong thế kỷ XIX, chủ nghĩa dân tộc đã đồng hành chặt chẽ với chủ nghĩa tự do. Những người Tự do  tuyên xưng những kinh nghiệm độc đáo của những cá nhân con người. Mỗi con người đều có những tình cảm, thị hiếu và thói tật ứng xử đặc biệt, mà người đó phải được tự do để thể hiện và khám phá, miễn là họ không làm tổn thương bất cứ một ai khác. Tương tự như vậy, những người theo chủ nghĩa dân tộc ở thế kỷ XIX, như Giuseppe Mazzini đã tuyên xưng sự độc đáo của mỗi quốc gia. Họ đã nhấn mạnh rằng nhiều những kinh nghiệm con người là có tính cộng đồng. Bạn không thể nhảy điệu polka chỉ một mình bạn, và bạn không thể tạo ra tiếng mới và bảo tồn tiếng Germany bởi chính bạn. Khi dùng từ ngữ, điệu múa, thức ăn và uống, mỗi quốc gia vun trồng những kinh nghiệm khác biệt trong những thành viên của nó, và phát triển những sự nhạy cảm đặc biệt của riêng nó.

Những người theo chủ nghĩa dân tộc tự do như Mazzini đã tìm cách để bảo vệ những kinh nghiệm quốc gia độc đáo này, để chúng không bị những đế quốc thiếu khoan dung đàn áp và làm tiêu ma, và đã dự kiến ​​một cộng đồng hòa bình của những quốc gia, trong đó mỗi quốc gia đều tự do thể hiện và khám phá những tình cảm cộng đồng của nó, mà không làm tổn thương những nước láng giềng của nó. Đây vẫn là hệ ý thức chính thức của Liên hiệp Europe, mà Hiến pháp năm 2004 của nó nói rằng Europe đang “thống nhất trong đa dạng” và rằng những dân tộc khác biệt của Europe vẫn giữ tự hào về “những bản sắc dân tộc của mình”. Giá trị của sự bảo tồn những kinh nghiệm cộng đồng xã hội độc đáo của dân tộc Germany cũng thậm chí đem cho những người Germany tự do có được khả năng để phản đối việc mở toang những cánh cửa di dân khiến những người nhập cư sẽ như nước lũ tràn ngập Germany.

Dĩ nhiên sự liên minh với chủ nghĩa dân tộc khó mà giải quyết được tất cả những câu hỏi hóc búa, trong khi nó tạo ra một loạt những vấn đề mới. Làm thế nào bạn so sánh giá trị của những kinh nghiệm cộng đồng với những kinh nghiệm cá nhân? Có phải bảo tồn điệu nhảy polka, xúc xích bratwurst và ngôn ngữ Germany biện minh chính đáng cho sự bỏ mặc hàng triệu người tị nạn chịu phơi ra với nghèo đói và thậm chí với cả cái chết? Và điều gì sẽ xảy ra khi những xung đột cơ bản bùng nổ bên trong những quốc gia về những định nghĩa về bản sắc dân tộc của họ, như đã xảy ra ở Germany vào năm 1933, ở USA vào năm 1861, ở Spain vào năm 1936, hoặc ở Egypt vào năm 2011? Trong những trường hợp như thế, tổ chức những cuộc bầu cử dân chủ thì khó có thể là một liều thuốc chữa bá bệnh,  vì những phe phái đối lập đều không có lý do gì để phải tôn trọng những kết quả.

Cuối cùng, khi bạn nhảy điệu polka dân tộc, một bước nhỏ nhưng quan trọng có thể đem bạn từ tin tưởng  rằng đất nước của bạn thì khác biệt với tất cả những quốc gia khác, đến tin tưởng rằng đất nước của bạn thì tốt hơn tất cả. Chủ nghĩa dân tộc tự do thế kỷ XIX  đã đòi hỏi đế quốc Habsburg, và đế quốc Russia của những tsar phải tôn trọng những kinh nghiệm độc đáo của những dân Germany, Italy, Poland và Slovenes. Chủ nghĩa dân tộc cực đoan của thế kỷ XX đã tiến hành những cuộc chiến xâm lược và đã xây những trại tập trung dành cho những người nhảy theo một giai điệu khác biệt.

Chủ nghĩa nhân bản xã hội đã đưa ra giải quyết theo chiều hướng rất khác biệt. Những người theo tư tưởng nhân bản xã hội đổ lỗi cho những người theo tư tưởng nhân bản tự do đã tập trung sự chú ý của chúng ta vào những tình cảm của riêng chính mình, thay vì vào những gì những người khác kinh nghiệm. Đúng, kinh nghiệm của con người là nguồn gốc của tất cả những ý nghĩa, nhưng có hàng tỉ người trên thế giới, và tất cả họ đều có giá trị như tôi có. Trong khi chủ nghĩa tự do quay cái nhìn của tôi vào bên trong, nhấn mạnh vào tính độc đáo của tôi và sự độc đáo của dân tộc tôi,  chủ nghĩa xã hội đòi hỏi tôi phải ngưng lại, đừng quá ám ảnh về chính tôi và những tình cảm của riêng tôi, thay vào đó hãy tập trung vào những gì những người khác đang có cảm xúc, và về những hành động của tôi có ảnh hưởng thế nào đến kinh nghiệm của họ. Hòa bình thế giới sẽ đạt được không bằng tuyên dương, ăn mừng những sự  khác biệt của mỗi quốc gia, nhưng bằng đoàn kết thống nhất tất cả những công nhân của thế giới; và sự hòa đồng xã hội sẽ không thể đạt được bằng cách mỗi người chỉ tự kỷ, ngắm nhìn chính mình, khám phá chiều sâu nội tâm của riêng mình, nhưng đúng hơn là bằng cách mỗi người phải đặt những nhu cầu và kinh nghiệm của người khác ưu tiên trên những ham muốn riêng của chính họ.

Một người  tự do có thể trả lời rằng bằng cách khám phá thế giới nội tâm của chính mình, người ấy phát triển lòng thương người và sự hiểu biết những người khác của mình, nhưng lập luận như vậy sẽ chẳng lay chuyển được gì với Lenin hay Mao. Họ đã có thể giải thích rằng những thăm dò khám phá cá nhân là một thói xấu của giới tư sản được nuông chiều, và khi tôi cố gắng để tiếp xúc với tự thân bên trong tôi, tôi thì hầu như rất dễ rơi vào một cái bẫy này hay một cái bẫy kia của chủ nghĩa tư bản. Quan điểm hiện nay của tôi về chính trị, những gì tôi thích và không thích, và những thú tiêu khiển và những tham vọng của tôi đều không phản ảnh tự ngã đích thực của tôi. Thay vào đó, chúng phản ảnh sự giáo dục và xã hội xung quanh của tôi. Chúng phụ thuộc vào giai cấp của tôi, và được định hình bởi khu phố  và trường học của tôi. Giàu và nghèo như nhau đều bị tẩy não từ khi mới sinh. Những người giàu được dạy để xem khinh những người nghèo, trong khi người nghèo được dạy để xem khinh những lợi ích thực sự của chính họ. Ngay cả tự phản ảnh hay tâm lý trị liệu, dẫu nhiều đến đâu đi nữa, cũng sẽ không giúp được gì, vì những nhà tâm lý trị liệu cũng đang làm việc cho hệ thống tư bản.

Thật vậy, tự phản ảnh thì chỉ có khả năng đẩy tôi xa hơn nữa với sự hiểu biết đích thực về tự thân, vì nó gán quá nhiều công trạng cho những quyết định cá nhân và quá ít công trạng cho những điều kiện xã hội. Nếu tôi giàu có, nhiều xác xuất xảy ra là tôi kết luận rằng đó là vì tôi đã làm được những lựa chọn khôn ngoan. Nếu tôi chịu nghèo đói, đó phải là tôi đã phạm phải một số sai lầm. Nếu tôi bị thất vọng chán nản, một nhà trị liệu tâm lý theo tư tưởng nhân bản tự do có nhiều phần sẽ đổ lỗi cho cha mẹ tôi, và khuyến khích tôi hãy thiết lập một số những mục tiêu mới trong đời sống. Nếu tôi cho rằng có lẽ tôi chán nản thất vọng vì tôi bị những nhà tư bản bóc lột, và do hệ thống xã hội hiện hành tôi không có cơ hội nào để thực hiện được những mục tiêu của tôi, những y sĩ chuyên khoa cũng có thể nói rằng tôi đang phóng chiếu lên ‘những hệ thống xã hội’ những khó khăn bên trong của riêng tôi, và tôi đang phóng chiếu lên ‘những nhà tư bản’ những vấn đề chưa giải quyết được với mẹ tôi.

Theo chủ nghĩa xã hội, thay vì đã dành nhiều năm để nói về mẹ tôi, những cảm xúc của tôi, và những mặc cảm  của tôi, tôi nên hỏi chính mình: Ai nắm giữ những phương tiện sản xuất trong nước tôi? Những hàng xuất cảng và nhập cảng chính của nó là gì? Sự kết nối giữa những nhà chính trị cầm quyền và giới ngân hàng quốc tế là gì? Chỉ bằng sự hiểu biết hệ thống kinh tế-xã hội xung quanh và tính đến những kinh nghiệm của tất cả những người khác, tôi mới có thể thực sự hiểu những gì tôi cảm thấy, và chỉ bằng hành động thông thường chúng ta có thể thay đổi hệ thống. Tuy nhiên, những gì một cá nhân có thể đưa vào tính toán những kinh nghiệm của tất cả mọi con người, và cân nhắc chúng với nhau một cách công bằng?

Đó là tại sao chủ nghĩa xã hội khuyến khích sự tự thăm dò, và ủng hộ việc thành lập những tổ chức tập thể mạnh mẽ – chẳng hạn như những đảng xã hội và những công đoàn – mà mục đích của chúng là để khai mở bí mật của thế giới cho chúng ta. Trong khi đó, trong chính trị tự do cử tri biết tốt nhất, và trong kinh tế tự do khách hàng luôn luôn đúng, chính trị xã hội chủ nghĩa đảng biết tốt nhất, và trong kinh tế xã hội chủ nghĩa công đoàn luôn luôn đúng. Thẩm quyền và ý nghĩa vẫn đến từ kinh nghiệm của con người – cả đảng lẫn công đoàn đều được cấu tạo gồm những con người và làm việc để giảm bớt đau khổ của con người – nhưng những cá nhân phải lắng nghe đảng và công đoàn chứ không phải là những tình cảm cá nhân của họ.

Tư tưởng nhân bản tiến hóa có một giải pháp khác biệt cho vấn đề mâu thuẫn của những kinh nghiệm con người. Bắt rễ chính nó trong cơ sở vững chắc của thuyết tiến hóa Darwin, nó nói rằng mâu thuẫn là một gì đó để hoan nghênh hơn là để than vãn. Mâu thuẫn là chất liệu thô sống của sự đãi lọc tự nhiên, vốn nó đẩy sự tiến hóa đi tới. Một số người chỉ đơn giản là vượt trội hơn những người khác, và khi những kinh nghiệm con người va chạm, những con người đã thích nghi nhất nên vượt đè lên trên mọi người khác. Cùng một lôgích vốn đẩy loài người tiêu diệt những con sói hoang và tàn nhẫn khai thác những con cừu đã thuần hóa cũng uỷ quyền cho những con người vượt trội hơn được áp bức những con người thấp kém hơn. Đó là một điều hay mà những người Europe chinh phục những người Africa và rằng một doanh nhân tinh khôn đẩy kẻ buôn bán gà mờ đến phá sản. Nếu chúng ta theo lôgích tiến hóa này, loài người sẽ dần dần trở nên mạnh mẽ hơn và thích ứng hơn, cuối cùng dẫn đến sự ra đời của những người-vượt-người. Sinh vật tiến hóa đã không ngừng lại với loài Homo sapiens – và vẫn còn một con đường dài để đi. Tuy nhiên, nếu nhân danh nhân quyền hay sự bình đẳng của con người chúng ta thiến hoạn những con người thích nghi nhất, làm họ thành yếu nhược, nó sẽ ngăn cản sự nổi lên của những người-vượt-người, và thậm chí có thể là nguyên nhân của sự thoái hóa và tuyệt chủng của những Homo sapiens.

Ai đích xác là những con người siêu việt này, những người loan báo sự xuất hiện của loài người mới, những người-vượt-người? Họ có thể là toàn bộ chủng tộc, những bộ tộc đặc thù nào đó, hoặc những cá nhân thiên tài xuất chúng. Trong mọi trường hợp, những gì làm cho họ vượt trội là họ có những khả năng tốt hơn, thể hiện trong sự tạo ra những kiến ​​thức mới, kỹ thuật tân tiến hơn, những xã hội thịnh vượng hơn, hay nghệ thuật đẹp hơn. Kinh nghiệm của một Einstein hay một Beethoven thì giá trị rất nhiều hơn so với của một kẻ lười biếng, vô dụng; và là điều lố bịch nếu đối xử với họ như thể họ đều có tài cán công trạng ngang nhau. Tương tự như vậy, nếu một quốc gia đặc biệt nào đó đã liên tục dẫn đầu sự tiến bộ của con người, chúng ta nên thẳng thắn nhìn nhận, và công bằng xem nó là vượt trội hơn những quốc gia khác vốn đóng góp rất ít hoặc không đóng góp gì cả vào  sự tiến hóa của loài người.

Do đó, trái ngược với những nghệ sĩ tự do như Otto hay Dix, tư tưởng nhân bản tiến hóa cho rằng những kinh nghiệm con người về chiến tranh là có giá trị và thậm chí cần thiết. Phim The Third Man [15] diễn ra tại Vienna ngay sau khi Thế chiến II kết thúc. Phản ánh về những cuộc xung đột gần đây, nhân vật Harry Lime nói: “Dù sao chăng nữa, thế cũng không phải là khủng khiếp. . . Ở Italy, trong ba mươi năm dưới đời Borgias, họ có chiến tranh, khủng bố, giết người và đổ máu, nhưng họ đã sản xuất được Michelangelo, Leonardo da Vinci và phong trào Phục hưng. Ở Switzerland họ đã có tình huynh đệ, họ đã có 500 năm của dân chủ và hòa bình, nhưng họ đã sản xuất được gì với thế? Những đồng hồ treo tường với chim cúc cu! Lim đã sai lầm gần như về tất cả những sự kiện của mình – Switzerland có lẽ là góc đẫm máu nhất trong buổi đầu thời hiện nay của Europe (xuất khẩu chính của nó là những lính đánh thuê), và người Germany đã phát minh đồng hồ cúc cu – nhưng sự kiện thì kém quan trọng hơn chính ý tưởng của Lime, cụ thể là kinh nghiệm của chiến tranh đẩy loài người đến những thành tựu mới. Chiến tranh cuối cùng đã cho phép sự chọn lọc tự nhiên được tự do hoàn toàn. Nó triệt tiêu kẻ yếu và thưởng kẻ khốc liệt và kẻ tham vọng. Chiến tranh phơi bày sự thật về đời sống, và đánh thức ý dục cho quyền lực, cho vinh quang và cho chinh phục. Nietzsche tóm gọn nó lên bằng cách nói rằng chiến tranh là ‘trường học của đời sống’ và rằng ‘những gì không giết chết tôi làm cho tôi mạnh mẽ hơn’. [16]

Những ý tưởng tương tự cũng đã được trung úy Henry Jones của quân đội Anh bày tỏ. Ba ngày trước khi chết trong Mặt trận phía Tây trong Thế chiến thứ Nhất, Jones hai mươi mốt tuổi, đã gửi một bức thư cho anh trai mình, mô tả kinh nghiệm của chiến tranh trong những thuật ngữ toả sáng:

Anh có bao giờ suy ngẫm về thực tại, mặc dù sự kinh hoàng của chiến tranh, rằng ít nhất nó là một sự việc lớn lao? Tôi muốn nói rằng trong nó, một người được mang đối mặt với thực tại. Những điên rồ, ích kỷ, hào hoa và nhỏ nhen chung của cuộc hiện sinh thuộc loại thấp hèn (loanh quanh với những lời lãi)  thương mại, đến chín phần mười người ta trên thế giới trong thời bình đều sống, đã được thay thế trong chiến tranh bởi một sự dã man nhưng ít nhất là trung thực và thẳng thắn. Nhìn nó theo cách này: trong thời bình một người chỉ sống cuộc sống nhỏ nhoi của mình, tham gia vào những tầm phào, lo lắng chỉ về tiện nghi dễ chịu của mình, về những chuyện tiền bạc, và tất cả những điều thuộc loại đó – chỉ sống cho bản thân của một người. Nó thật là một đời sống bần tiện! Trong chiến tranh, mặt khác, ngay cả khi anh có bị giết chết, bạn dự vào điều không thể tránh khỏi này trong chỉ một vài năm trong mọi trường hợp, và anh có được sự thỏa mãn của biết rằng mình đã “chết” trong nỗ lực cứu giúp đất nước của bạn. Anh đã, trên thực tế, thực hiện được một lý tưởng, vốn xa đến mức như tôi có thể thấy, anh rất hiếm khi làm được trong đời sống bình thường. Lý do là đời sống bình thường hoạt động trên một cơ sở thương mại và ích kỷ; nếu anh muốn “khôn lớn lên” như người ta vẫn nói, anh không thể giữ những bàn tay anh sạch sẽ mãi mãi.

Cá nhân, tôi thường vui mừng rằng chiến tranh đã đến như ý tôi muốn. Nó đã làm cho tôi nhận ra điều rằng cuộc sống thì nhỏ nhoi chừng nào. Tôi nghĩ rằng chiến tranh đã ban cho tất cả mọi người một cơ hội để “ra khỏi chính mình”, như tôi có thể nói. . . Chắc chắn, nói về bản thân mình, tôi có thể nói rằng trong tất cả đời sống của tôi, tôi chưa bao giờ đã trải qua một niềm vui cuồng nhiệt đến như thế, như việc bắt đầu của một màn trình diễn lớn, giống như tháng Tư vừa qua, một lấy thí dụ. Sự phấn khích trong khoảng nửa giờ cuối cùng hoặc lâu hơn trước khi nó diễn ra, không có gì trên mặt đất này giống được như thế [17]

Trong quyển sách bán chạy Black Hawk Down của ông, nhà báo Mark Bowden nhắc lại trong những thuật ngữ tương tự kinh nghiệm chiến đấu của Shawn Nelson, một người lính USA, ở Mogadishu năm 1993:

Thật khó để diễn tả cảm xúc của anh. . . nó giống như một sự hiển linh. Gần với cái chết, anh đã chưa bao giờ cảm thấy đang sống trọn vẹn như thế. Đã có những nháy mắt trong đời, khi anh cảm được cái chết lướt qua thật nhanh, giống như khi một chiếc xe khác chạy nhanh, chệch hướng quanh một chỗ rẽ gắt, và chỉ thiếu một chút, đã đâm thẳng vào anh. Trong ngày này, anh đã sống với cảm xúc như thế, với hơi thở của cái chết ngay trên khuôn mặt anh. . . khoảnh khắc trước sang khoảnh khắc sau, trong khoảng ba tiếng đồng hộ,  hoặc lâu hơn. . . Chiến đấu đã là. . . một trạng thái của sự tỉnh thức hoàn toàn về tinh thần và thể chất. Trong những giờ phút đó trên đường đi, anh đã không là Shawn Nelson, anh không có kết nối nào với thế giới lớn hơn, không có biên lai phải thanh toán, không có liên hệ xúc cảm, không có gì hết cả. Anh đã chỉ là một con người sống từ một nano này sang nano sau, thở vào một hơi này sau một hơi khác, nhận thức trọn vẹn rằng mỗi hơi thở đều có thể là hơi thở cuối cùng của anh. Anh đã cảm thấy anh sẽ không bao giờ còn là một (như trước).[18]

Adolf Hitler cũng thế, đã được những kinh nghiệm chiến tranh của ông thay đổi và soi sáng. Trong Mein Kampf, ông đã kể lại ngay sau khi đơn vị của ông đạt đến tiền phương, những nhiệt tình ban đầu của những người lính đã chuyển sang sợ hãi như thế nào, mỗi người lính đã phải tiến hành một cuộc chiến tranh nội tâm chống trả với nó không ngừng, căng thẳng tất cả mọi dây thần kinh để tránh bị nó làm choáng ngợp. Hitler nói rằng đến mùa đông năm 1915-1916, ông đã thắng trận chiến bên trong này. “Cuối cùng,” ông viết, “ý chí của tôi là người chủ không thể tranh cãi. . . bây giờ tôi đã bình tĩnh và kiên định. Và điều này là lâu dài. Bây giờ Định mệnh có thể mang lại những thử thách cuối cùng mà không dây thần kinh nào của tôi tan vỡ hay lý trí của tôi thất bại.[19]

Kinh nghiệm của chiến tranh đã tiết lộ với Hitler sự thật về thế giới: đó là một khu rừng hoang điều hành bởi những luật lệ tàn nhẫn, không bao giờ hối hận của chọn lọc tự nhiên. Những ai là người từ chối nhìn nhận sự thật này không thể sống sót. Nếu bạn mong ước thành công, bạn phải không chỉ hiểu những luật lệ của rừng xanh, nhưng cũng phải hân hoan ôm trọn lấy chúng. Cũng nên nhấn mạnh rằng giống như những nghệ sĩ tự do chống chiến tranh, Hitler cũng đã thánh hoá kinh nghiệm của những người lính bình thường. Thật vậy, sự nghiệp chính trị của Hitler là một trong những thí dụ tốt nhất chúng ta đã có về thẩm quyền to lớn theo như kinh nghiệm cá nhân của những người dân thường trong chính trị của thế kỷ XX. Hitler không phải là một sĩ quan cao cấp – trong bốn năm chiến tranh, ông đã không thăng cấp cao hơn bậc hạ sĩ. Ông học chưa xong trung học,, không có kỹ năng chuyên nghiệp và không từng có kinh nghiệm chính trị. Ông không phải là một doanh nhân thành đạt hay một nhà hoạt động công đoàn, ông không có bạn bè hoặc người thân ở những nơi quyền thế, hoặc bất kỳ tiền bạc nào để có thể bàn đến. Lúc đầu, ông thậm chí còn không có quốc tịch Germany. Ông đã là một người di dân không một xu dính túi.

Khi Hitler kêu gọi những cử tri Germany và yêu cầu sự tin tưởng của họ, ông có thể tập hợp chỉ một luận chứng thuận lợi cho mình: những kinh nghiệm của ông trong những chiến hào đã dạy ông những gì bạn không bao giờ có thể được học ở trường đại học, ở tổng hành dinh quân đội, hay ở một bộ của chính phủ. Những người theo ông, và bỏ phiếu cho ông, vì họ đã đồng nhất với ông, và vì họ cũng tin rằng thế giới là một rừng hoang, và rằng những gì không giết chết chúng ta chỉ làm cho chúng ta mạnh hơn.

Ngược lại, trong khi khi chủ nghĩa nhân bản tự do kết hợp với những phiên bản nhẹ hơn của chủ nghĩa dân tộc để bảo vệ những kinh nghiệm độc đáo của mỗi cộng đồng loài người, những người nhân bản tiến hóa như Hitler đã xác định những quốc gia đặc biệt như những động cơ của sự tiến bộ của con người, và đã kết luận rằng những quốc gia này nên dùng gậy đánh gục hoặc thậm chí tiêu diệt bất cứ ai đứng cản đường của họ . Nên nhớ, mặc dù, rằng Hitler và Nazis đại diện chỉ một phiên bản cực đoan của chủ nghĩa nhân bản tiến hóa. Cũng như những gulag của Stalin không tự động vô hiệu hóa mọi ý tưởng và biện luận về chủ nghĩa xã hội, thế nên cũng vậy, những khủng khiếp của chủ nghĩa phát xít Nazis không nên bịt mắt chúng ta đến mù quáng trước bất cứ những cái nhìn sâu xa nào chủ nghĩa nhân bản tiến hóa có thể cung cấp. Chủ nghĩa phát xít Nazis ra đời từ sự ghép đôi của chủ nghĩa nhân bản tiến hóa với những lý thuyết chủng tộc đặc biệt, và những tình cảm dân tộc cực đoan. Không phải tất cả những tư tưởng nhân bản tiến hóa đều là kỳ thị chủng tộc, và không phải tất cả tin tưởng vào tiềm năng của con người đối với sự tiến hoá xa hơn nữa đều nhất thiết kêu gọi sự thiết lập những nhà nước cảnh sát và những trại tập trung.

Auschwitz nên được dùng như là một dấu hiệu báo trước có màu đỏ của máu, hơn là một bức màn đen che giấu tất cả những phần (mở ra xa rộng đến tận) đường chân trời của con người. Tư tưởng nhân bản tiến hóa đã đóng một vai trò quan trọng trong việc định hình văn hóa thời ngày nay, và có nhiều phần xảy ra rằng nó có thể đóng một vai trò ngay cả còn lớn hơn trong sự định hình của thế kỷ XXI.



Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất
(Oct/2016)







[1] the Yellow Brick Road: Con đường lát Gạch Màu vàng: một tiến trình hành động mà một cá nhân nào đó chấp nhận với tin tưởng rằng nó sẽ dẫn đến những điều tốt đẹp. (trong phim The Wizard of Oz, cô bé Dorothy và những người bạn của cô đã đi theo con đường lát gạch màu vàng để đến Thành phố Vĩnh cửu)
* [Công thức dùng dấu nhân vì những thừa số tác động lẫn nhau. Ít nhất, theo như những học giả thời trung cổ, bạn không thể hiểu Sánh Thánh Kitô nếu không hiểu lôgích. Nên, nếu lôgích=0, dù bạn có đọc mọi trang của quyển sách Thánh, con số thành của kiến thức của bạn, tích số vẫn là zero, hiểu biết = 0; Hiểu biết = sách Thánh × 0 = 0. Tương tự như vậy, khi bạn không hiểu được những gì trong mỗi trang của quyển sách Thánh, lôgích của bạn có sắc bén đến đâu, hiểu biết của bạn cũng vẫn là vẫn là zero, Hiểu biết = 0 × Lôgích = 0. Không thể dùng dấu cộng, vì như thế hiểu biết là tổng số, có nghĩa là một ai đó biết rất nhiều lôgích, nhưng không đọc quyển sách Thánh, người ấy vẫn được xem như có kiến thức – trường hợp này, chúng ta không thấy có gì là không đúng, nhưng các học giả trung cổ đã không nghĩ như thế.]
[2] Wilhelm von Humboldt (1767–1835): nhà giáo dục, nhà ngữ văn học, lý thuyết chính trị, chính khách người Germany. Ông đã cải cách hệ thống giáo dục Prussia và là người sáng lập trường đại học Berlin.
[3] [Walter Horace Bruford, The German Tradition of Self-Cultivation: ‘Bildung’ from Humboldt to Thomas Mann (London and New York: Cambridge University Press, 1975), 24, 25.]
[4] Yin và Yang: Ỏ đây, tôi dùng từ phiên âm của bản tiếng Anh, thay vì ‘âm’ và ‘dương’ như chúng ta vẫn dùng (陰 陽) để nhấn mạnh một vài điều. (a) Trong tư tưởng Tàu (không phải triết học, vì Tàu không thực sự có ‘triết học’, triết học, môn học như hiểu là nội dung của từ ‘philosophy’, triết học như một hệ thống như thế (gồm siêu hình và lôgích, vốn Tàu không có) chỉ xuất hiện trong lịch sử con người một lần ở thời cổ Hellas, với những Thales, Protagoras, Socrates, Plato, Aristotle,… và sau đó phát triển ở phương Tây).
(b) Yin và Yang như tác giả nhắc ở đây, là những khái niệm phổ thông trong tư tưởng Tàu, được giải thích là hai sức mạnh, hay năng lực, chúng bổ túc lẫn nhau và tạo thành tất cả mọi khía cạnh và hiện tượng của sự sống. Cũng như nhiều những khái niệm trừu tượng khác trong tư tưởng Tàu, chúng thường là những khái niệm không được định nghĩa rõ ràng, nhưng chỉ được dẫn đến bằng giải thích cho thí dụ để quan sát. Yin là dấu hiệu của (kể những gì là chính, phổ thông): tối/bóng tối/không có ánh mặt trời, đất, nữ/giống cái, tiêu cực/thụ động/tĩnh, và thu hút/lan thấm. Nó hiện diện trong những số chẵn, thung lũng (thế đất trũng) và những giòng nước (sông, suối); Nó được biểu hiện (bằng những hình ảnh, như của): mặt trăng, con hổ, màu vàng, và đường vạch đứt/không liền. Yang được xem là thuộc/trong: sáng/có ánh mặt trời, trời/vòm trời, nam/giống đực, tích cực/hoạt động/động và thâm nhập/xuyên qua. Nó hiện diện trong những số lẻ, núi cao; Nó được biểu hiện (bằng những hình ảnh, như của): mặt trời, con rồng, màu xanh(hay trắng), và đường vạch liền. Cả hai (lưỡng nghi) được cho là đến từ Thái Cực (the Great Ultimate 太極).
[5] Đặc biệt – kỹ thuật ‘dòng chảy nội tâm’ hay ‘độc thoại nội tâm” (stream-of-consciousness technique) trong Ulysses của James Joyes (1882-1941). Kỹ thuật này được đề cao vì cho là nó trình bày được trung thực dòng chảy của suy tưởng, tình cảm, hồi tưởng, và những chuyển đổi trạng thái tâm lý của nhân vật. Ulysses đã được tuyên xưng (và nhiều đồng ý) là “dấu mốc lỗi lạc của văn chương ngày nay”. Một tác phẩm trong đó sự phức tạp của đời người được mô tả với văn phong xuất chúng, của một ngòi bút chưa từng có trước đó, không gì ngang bằng sau này!
[6] [All-Time 100 TV Shows: Survivor’, Time, 6 September 2007, retrieved 12 August 2015, http://time.com/3103831/survivor/..]
[7] Wizard: là người có pháp thuật, thuật sĩ, gần như sorcerer (phù thuỷ), nhưng hiền lành, hay giúp người và thông thái hơn (pháp thuật do học hỏi, trau luyện mà có, không từ bí truyền, thừa tự)
[8] Adventures of Huckleberry Finn tiểu thuyết của Mark Twain,
[9] Erich Maria Remarque, Im Westen Nichts Neues (1929) nguyên văn tiếng Germany, All Quiet on the Western Front là nhan đề bản dịch tiếng England. Tiểu thuyết nói về kinh nghiệm của những người lính Germany trong thế chiến I.
[10] Platoon: Phim về chiến tranh Mỹ-Việt của Oliver Stone (viết và đạo diễn), trong đó, Adagio for Strings của Samuel Barber, motif ngậm ngùi và đau thương, như tiếng những oan khuất không tan trong ký ức của những người lính chiến, tuy sống xót trở về nhưng sẽ bị những gì trong cuộc chiến sai lầm ở xứ sở xa lạ này ám ảnh đến hết đời. Được xem là phim thuộc thể loại chiến tranh hay nhất từ trước đến nay. Platoon là phim đầu tiên trong bộ ba phim về Chiến tranh Việt Nam của Oliver Stone. Hai phim nổi tiếng kia là Born on the Fourth of July (1989) và Heaven & Earth (1993). Platoon dựa trên những hoạt động và những kinh nghiệm của chính Oliver Stone, trong thời gian ông tham dự cuộc chiến (ông tình nguyện nhập ngũ), trong vai một người lính bộ binh, từng hai lần bị thương, và đoạt rất nhiều huy chương cao quí. Stone trực tiếp cầm súng chiến đấu trên chiến trường Vietnam trong giai đoạn có những giao tranh ác liệt nhất (1967-1968).
[11] [Phil Klay, Redeployment (London: Canongate, 2015), 170.]
[12] [Yuval Noah Harari, The Ultimate Experience: Battlefield Revelations and the Making of Modern War Culture, 1450–2000 (Houndmills: Palgrave Macmillan, 2008); Yuval Noah Harari, ‘Armchairs, Coffee and Authority: Eye-witnesses and Flesh-witnesses Speak about War, 1100–2000’, Journal of Military History 74:1 (January 2010), 53–78.]
[13] [* Trong chính trị nước US, chủ nghĩa tự do (liberalism) thường hiểu theo nghĩa chật hẹp hơn nhiều, và xem như phản lại với ‘bảo thủ’ (conservatism). Tuy nhiên, trong nghĩa rộng hơn của thuật ngữ,  hầu hết những người trong khối ‘bảo thủ’ ở US, cũng là những người theo chủ nghĩa tự do cá nhân.”]
[14] [Angela Merkel Attacked over Crying Refugee Girl’, BBC, 17 July 2015, accessed 12 August 2015, http://www.bbc.com/news/world-europe-33555619.]
[15] The Third Man, phim ‘đen’ (film noir) England, 1949 đạo diễn Carol Reed, truyện phim Graham Greene.
[16] Xem những bản dịch của tôi (LDB):   Nietzsche – Buổi Chạng vạng của những Tượng thần  (‘Rút ra từ trường đời về chiến tranh: Những gì không hủy hoại tôi, làm tôi mạnh hơn.’)  và Ý Dục Quyền Lực
[17] [Laurence Housman, War Letters of Fallen Englishmen (Philadelphia: University of Pennsylvania State, 2002), 159.]
[18] [Mark Bowden, Black Hawk Down: The Story of Modern Warfare (New York: New American Library, 2001), 301–2].
[19] [Adolf Hitler, Mein Kampf, trans. Ralph Manheim (Boston: Houghton Mifflin, 1943), 165.]