Sunday, August 21, 2016

Plato – Protagoras (3)

Protagoras
(Πρωταγόρας)

Plato (Πλάτων, Plátōn, 428/427– 348/347 TCN)







[320d]
“Đã có một thời, khi những vị gót thì có, nhưng những loài chịu sống chết thì không. Lúc đến thời gian cho sự khởi nguyên đã ấn định của chúng, những vị gót đã đúc khuôn chúng bên trong trái đất, trộn cùng với nhau đất và lửa, và những hợp chất khác nhau của đất và lửa. Khi họ đã sẵn sàng để đưa chúng ra ánh sáng, những vị gót giao cho Prometheus và Epimetheus [1] phụ trách việc thêm thắt trang điểm cho chúng, và gán cho mỗi loài những quyền hạn và những khả năng phù hợp của nó.

“Epimetheus đã xin Prometheus cho riêng mình đặc quyền gán những khả năng. “Khi tôi đã hoàn thành việc phân phát,” ông nói, “anh có thể kiểm soát lại.” Prometheus đã đồng ý, và Epimetheus bắt đầu phân phát những khả năng. 

“Với một số, ông gán cho sức mạnh nhưng không với sự nhanh nhẹn; những loài yếu hơn được ông làm cho thành nhanh. Một số được ông vũ trang; những số khác ông bỏ vũ khí lại không cho, nhưng đã nghĩ ra cho chúng một số những phương cách khác để chúng bảo vệ lấy bản thân. Ông đền bù sức vóc nhỏ bằng cách phát cho cánh bay, hay một môi trường sống ngầm dưới lòng đất. Sức vóc tự nó đã là một biện pháp tự vệ với những loài ông làm cho chúng lớn. Và tiếp tục như thế theo hàng ngũ, cân bằng sự phân phát của ông, làm những điều chỉnh, và giữ những biện pháp phòng ngừa chống lại sự tuyệt chủng có thể xảy ra cho bất kỳ một loài nào. 

“Sau khi cung cấp cho chúng với những phòng ngự chống lại sự hủy diệt lẫn nhau, ông nghĩ ra cho chúng sự che chở chống lại thời tiết. Ông mặc cho chúng những da dày có lông mịn và da thuộc đã khô cứng có khả năng tránh được những cơn bão mùa đông, chống nóng hiệu quả, và cũng phục vụ như giường tự nhiên, làm sẵn, khi họ đi ngủ. Ông cũng phủ chân chúng, một số với móng cứng, số khác với những lớp đệm bằng da khô không máu. Sau đó, ông đã cung cấp cho chúng những hình thức dinh dưỡng khác nhau, lá cỏ cho một số, trái chín trên cây cho một số khác, lại còn rễ cây cho vẫn còn một số khác nữa. Và đã có một số, ông đã cho sự tiêu hoá những loài động vật khác, như thức ăn để sống đối với chúng. Với một số, ông đã cho khả năng để sinh sản mỗi lần một ít; với những số khác, bị tàn phá bởi số kể trước, ông đã chúng khả năng để sinh sản mỗi lần rất nhiều con cái, và như thế đã bảo đảm sự tồn tại cho loài của chúng.

“Nhưng Epimetheus không phải đã là rất khôn ngoan, ông lơ đãng đã dùng hết tất cả những quyền hạn và khả năng vào những động vật không biết suy nghĩ ; để chỉ còn lại với ông loài người hoàn toàn không được trang bị. Trong khi ông đang lúng túng không biết làm gì phải bây giờ, Prometheus đã đến để kiểm soát việc phân phát và đã thấy rằng trong khi những loài động vật khác được cung cấp đầy đủ với tất cả mọi thứ, loài người thì trần trụi, không móng cứng, không (da dày, lông ấm) bao bọc, và không vũ khí, và đó cũng đã là ngày tất cả mọi loài, gồm cả những con người, đã được dự dịnh để thoát lên khỏi lòng đất, vào trong ánh sáng. Đó là lúc ấy, trong tuyệt vọng để tìm một số phương tiện cho sự sống còn của loài người, Prometheus đã lấy trộm trí tuệ khôn ngoan từ Hephaestus và Athena trong những nghệ thuật thực dụng, cùng với lửa (nếu không có nó, loại trí tuệ này thì thực sự vô dụng) và đã đem giao thẳng chúng cho loài người. Sự khôn ngoan loài người đã có được là để giữ lấy sự sống còn; khôn ngoan để sống với nhau trong xã hội, khôn ngoan chính trị, không phải nó được đem cho, vì điều đó đã là trong sự nắm giữ của Zeus. Prometheus đã thôi không còn được tự do ra vào chốn thành cao, chỗ ở của Zeus, và bên cạnh đó, những quân canh thì rất khủng khiếp. Nhưng Prometheus đã lẻn vào ngôi nhà của Athena và Hephaestus có chung, trong đó họ thực hành nghệ thuật của họ, và ông đã đánh cắp từ Hephaestus nghệ thuật của lửa [2], và của Athena nghệ thuật của bà, và ông đem chúng xuống cho thẳng loài người. Và đó là từ nguồn gốc này đã ra đời những nguồn lực vốn cần thiết cho con người để sống còn. Sau đó, câu chuyện kể tiếp, Prometheus đã bị buộc vào tội ăn trộm, tất cả với lý do đã đến từ Epimetheus. 

“Đó là vì loài người đã có một phần chia của sự ban phát thần linh [3] khiến duy chỉ có họ, giữa những loài động vật, đã tôn thờ những vị gót, vốn với những vị này họ đã có một thứ quan hệ họ hàng, và đã dựng những bàn thờ và hình ảnh thiêng liêng. Chẳng bao lâu, họ phát âm tiếng nói và những lời nói rõ ràng, và họ đã phát minh ra nhà ở, quần áo, giày dép, và chăn mền, và được nuôi dưỡng bằng những thực phẩm từ trái đất. Đã được trang bị như thế, con người lúc đầu đã sống rải rác, trong cô lập; đã chưa có những thành phố. Họ đã bị những loài thú hoang tiêu diệt, vì họ đã yếu đuối hơn trong mọi mặt, và mặc dù kỹ thuật của họ thì đã đủ để kiếm được thức ăn, nhưng vẫn còn kém cỏi khi đi đến việc chiến đấu chống lại những loài thú hoang. Đây là vì họ đã còn chưa nắm được nghệ thuật của chính trị, trong đó có nghệ thuật chiến tranh là một phần của nó. Họ quả đã có cố gắng để hợp đoàn với nhau và sống sót bới sự lập ra những thành phố. Kết quả khi họ đã làm như vậy đã khiến họ gây sai trái với lẫn nhau, vì họ đã không nắm được nghệ thuật của chính trị, và như thế, họ đã phân tán và lại để bị tiêu diệt. Zeus đã sợ rằng toàn bộ giống người chúng ta rồi có thể bị xóa sạch, vì vậy ông đã gửi Hermes mang công lý và một ý thức tự thẹn về phải trái [4] đến cho con người, như thế khiến sẽ có trật tự bên trong những thành phố, và những ràng buộc của tình bạn để đoàn kết họ. Hermes [5] đã hỏi Zeus ông nên phân phát ý thức tự thẹn về phải trái và công bằng cho con người như thế nào. ‘Tôi có nên phân phát chúng như những nghệ thuật khác hay không? Đây là cách những nghệ thuật khác đã được phân phát: một người thực hành nghệ thuật của y khoa đủ để cho nhiều những người bình thường; và cứ như thế với những người thực hành nghệ thuật khác. Tôi có nên thiết lập công lý và ý thức tự thẹn với con người theo cách này, hay phân phát nó cho tất cả?” “Cho tất cả,” Zeus nói, “và hãy để tất cả mọi người đều có một phần chia. Vì những thành phố sẽ không bao giờ trở thành là-có, nếu chỉ một số ít người có được những nghệ thuật này, như trường hợp của những nghệ thuật khác. Và hãy thiết lập luật này như đã đến từ ta: Tội chết cho ai là kẻ không thể nhận phần của sự tự thẹn và công lý, vì kẻ ấy là một người mang bệnh dịch hiểm nghèo đến thành phố”.

“Và đó là như thế, Socrates, khiến khi những người Athens (và cũng cả những người khác nữa) đang tranh luận về sự xuất sắc trong kiến trúc, hay phẩm tính thích đáng cho bất kỳ nghề nghiệp chuyên môn đặc biệt nào khác, họ nghĩ rằng chỉ có một ít những cá nhân có quyền để cố vấn cho họ, và họ không chấp nhận khuyên bảo từ bất cứ ai ngoài những số ít được tuyển chọn này. Chính bạn đã nói rõ điểm này, và với lý do hiển nhiên, tôi có thể thêm vào. Nhưng khi tranh luận liên quan đến sự xuất sắc trong chính trị, vốn phải tiến hành hoàn toàn từ công lý và chừng mực điều độ [6], họ chấp nhận khuyên bảo từ bất cứ ai, và với lý do hiển nhiên, vì họ nghĩ rằng đức tính đặc biệt này, chính trị hay đức tính công dân, thì được tất cả đều chia sẻ, hoặc tất sẽ không có một bất kỳ thành phố nào. Đây phải là sự giải thích cho điều đó, Socrates.

“Và như vậy, bạn sẽ không nghĩ rằng bạn đã bị lừa dối, hãy xem xét điều này như thêm bằng chứng cho tin tưởng phổ quát rằng tất cả mọi người đều có một phần chia của công lý và phần còn lại của đức tính công dân. Trong những nghệ thuật khác, như bạn đã nói, nếu một người nào đó tuyên bố mình là một người chơi sáo hay hoặc là bất cứ gì, nhưng lại không phải, mọi người cười nhạo người ấy, hay tức giận với người ấy, và gia đình của người ấy can thiệp và khiển trách người ấy như thể người ấy bị điên. Nhưng khi nói đến công lý hay bất kỳ đạo đức xã hội nào khác, ngay cả nếu họ biết một người nào đó thì không công chính, nếu người đó công khai thú nhận sự thật về mình, họ sẽ gọi sự trung thực này là điên rồ, trong khi ở những trường hợp trước đó họ đã có thể gọi đó nó một ý thức đứng đắn về qui ước xã hội thông thường [7]. Họ sẽ nói rằng tất cả mọi người phải tự nhận là công chính, cho dù họ có là thế hay không, và rằng nó là sự điên rồ nếu không giả vờ để nhận mình là công chính, vì một người phải có một vài dấu vết của nó, hay không phải là con người.

“Đây, sau đó, là điểm đầu tiên của tôi: Điều là hợp lý để thừa nhận mọi người như một cố vấn về sự xuất sắc này, trên nền tảng rằng mọi người đều có một vài phần chia của nó. Tiếp theo, tôi sẽ cố gắng để cho thấy rằng người ta không coi sự xuất sắc này như tự nhiên hay được tự tạo-ra, nhưng như một gì đó đã dạy và đã phát triển kỹ lưỡng trong những ai vốn nó đã phát triển trong họ.

“Trong trường hợp của những xấu ác vốn mọi người mọi nơi đều phổ thông xem như những tai ương do thiên nhiên hay không may, không ai bao giờ từng nổi giận với bất kỳ một ai đã chịu khốn khổ vì thế, hay lại mắng mỏ, răn bảo, trừng phạt, hay cố gắng để sửa sai họ. Chúng ta chỉ đơn giản là thương hại họ. Không ai với đầu óc lành mạnh của mình sẽ cố gắng để làm bất cứ gì loại giống điều này với một ai là người xấu xí, lấy thí dụ, hay gầy gò hay yếu đuối. Lý do là, tôi giả định, rằng họ biết rằng những điều này xảy ra với người ta như một quá trình tự nhiên hay do tình cờ, cả những khuyết tật bất hạnh này và những đối nghịch của chúng. Nhưng trong trường hợp của những điều tốt đẹp vốn tích luỹ vào con người qua thực hành và huấn luyện và giảng dạy, nếu một ai đó không có được những tốt đẹp này, nhưng lại có những tệ hại tương ứng của chúng, người ấy thấy chính mình là đối tượng của tức giận, trừng phạt, và khiển trách. Trong số những tệ hại này là sự bất công, không kính tín, và trong tổng quát là tất cả những gì vốn trái ngược với sự xuất sắc công dân [8]. Những tội phạm trong lĩnh vực này luôn được đáp ứng với sự tức giận và khiển trách, và lý do thì rõ ràng rằng sự xuất sắc này thì được xem như một gì đó đã có được qua sự thực hành và giảng dạy. Chìa khoá, Socrates, đưa đến ý nghĩa thực sự của sự trừng phạt nằm trong sự kiện rằng con người xem sự xuất sắc là một gì đó có được qua sự huấn luyện. Vì không ai trừng phạt một người làm điều sai trái với suy xét lý do của sự kiện đơn giản rằng người ấy đã làm sai, trừ khi một người thì thực hành sự báo thù vô nghĩa của một con thú. Trừng phạt hợp lý thì không là sự trả thù cho một sai lầm (đã làm) trong quá khứ – vì người ta không thể chuộc gỡ, hồi phục lại được những gì đã làm rồi – nhưng là được gắn buộc với một cái nhìn về tương lai, để ngăn ngừa cả người làm sai và bất cứ ai đã thấy người ấy bị trừng phạt, khỏi việc lập lại tội phạm. Thái độ hướng tới hình phạt như sự răn đe này có ý ngầm rằng sự xuất sắc thì đã được học, và đây là thái độ của tất cả những ai là người tìm kiếm sự bồi thường trong công cộng hay trong riêng tư. Tất cả những con người tìm kiếm sự trừng phạt và sự bồi thường từ những ai là người họ nghĩ đã làm điều sai trái với họ, và những người Athens, những công dân cùng thành phố với bạn, đặc biệt làm như thế. Bởi vậy, theo lập luận của tôi, những người Athens là trong số những người nghĩ rằng sự xuất sắc thì được thu nhận và được giảng dạy. Vì vậy, đó là với lý do chính đáng khiến những đồng bào của bạn chấp nhận lời khuyên của một người thợ giày, hay một người thợ rèn trong những vấn đề chính trị. Và họ thực có nghĩ rằng sự xuất sắc thì tiếp nhận được và giảng dạy được. Nó hiện ra với tôi rằng cả hai mệnh đề này đã được chứng minh đầy đủ, Socrates.

“Bây giờ, đến khó khăn còn lại của bạn, vấn đề bạn nêu lên về những người tốt đẹp, dạy dỗ con cái họ tất cả những gì có thể dạy được, và làm chúng thành khôn ngoan trong những môn học này, nhưng không làm chúng thành tốt lành hơn bất cứ ai khác, trong sự xuất sắc cá biệt vốn trong đó bản thân họ vượt trội. Về vấn đề này, Socrates, tôi sẽ bỏ kể chuyện để dùng lập luận. Hãy xem xét điều này: Có phải là có, hay không là có một sự việc vốn tất cả những công dân phải có nó, để cho có được một thành phố? Giải pháp cho vấn đề của bạn nằm ở đây nhưng không đâu khác. Vì nếu một sự việc như vậy là có, và sự việc có một này thì không phải là nghệ thuật của người thợ mộc, thợ rèn, hay người thợ gốm, nhưng là công lý, và sự chừng mực điều độ, và lòng kính tín – những gì tôi có thể gọi gộp chung vào là sự xuất sắc của một con người, và nếu đây là sự việc mà tất cả mọi người nên dự phần vào, và với nó mỗi người nên hành động bất cứ khi nào người ấy muốn học bất cứ gì hay làm bất cứ gì, nhưng không nên hành động với không có nó, và nếu chúng ta nên ra lệnh bảo phải nên, và trừng phạt những người không dự phần vào nó, nam, nữ, và trẻ em, cho đến khi sự trừng phạt họ làm cho họ tốt hơn, và nên xử phạt lưu đày khỏi những thành phố chúng ta, hay xử tử bất cứ ai không đáp ứng với sự trừng phạt và mệnh lệnh; nếu đây là trường hợp xảy ra, nếu giống thế đó là bản chất của sự việc này, và những người xuất sắc trao cho những đứa con của họ một sự giáo dục về tất cả mọi sự vật việc, nhưng lại trừ sự việc này, khi đó chúng ta phải lấy làm hết sức ngạc nhiên trước cách cư xử kỳ lạ đến chừng nào của những con người xuất sắc của chúng ta. Vì chúng ta đã được cho thấy rằng họ xem điều này như có thể dạy được, cả trong đời sống cá nhân và cộng đồng. Vì nó là một gì đó vốn có thể được giảng dạy và nuôi dưỡng, có phải là có thể rằng họ có những con cái của họ được dạy tất cả mọi điều trong đó không có hình phạt tử hình vì không hiểu nó, nhưng khi con cái của họ phải đối mặt với án tử hình hay lưu đày nếu chúng thất bại trong việc học sự xuất sắc và được vun trồng trong nó – và không chỉ cái chết mà thôi nhưng cả tịch thu tài sản, và thực tế mà nói, thảm họa cho toàn thể gia đình – bạn có nghĩ rằng có phải họ không dạy cho chúng điều này, hay họ đem cho chúng tất cả sự chú ý có thể có được? Chúng ta phải nghĩ rằng họ làm thế, Socrates.

“Bắt đầu từ khi chúng là những đứa trẻ nhỏ và tiếp tục cho đến chừng nào chúng sống, họ dạy chúng và sửa chữa uốn nắn chúng. Ngay sau khi một đứa trẻ hiểu được những gì nói với nó, bà bú nuôi, người mẹ đẻ, thày dạy riêng trong nhà, và tự thân chính người cha quyết tâm cho anh ta để thành tốt lành, xuất sắc như anh ta có thể thành được, nắm lấy mỗi hành động và lời nói để dạy anh, và cho anh thấy rằng đây là công chính, đó là không công bằng, điều này là cao quý, điều kia là xấu xí, đây là kính tín, kia là không kính tín, anh nên làm điều này, anh không nên làm điều kia. Nếu anh tuân nguyện, tốt; nếu không, họ uốn anh ta cho đến thẳng, như thể anh là một khúc gỗ đã bị cong hay xoắn, với những đe dọa và đòn roi. Sau chuyện này, họ gửi anh ta đến trường và nói với thày dạy của anh chú ý đến hành vi tốt của anh hơn là những bài học ngữ pháp hay âm nhạc của anh ta. Những thày giáo chú ý đến những điều này, và khi những trẻ em đã học được những chữ cái của chúng, và bắt đầu hiểu được chữ viết cũng như ngôn ngữ nói, chúng được trao cho những tác phẩm của những nhà thơ hay đem về đọc tại bàn học của chúng, và phải học chúng thuộc lòng, những tác phẩm có chứa rất nhiều những hô hào, nhiều đoạn mô tả dùng những lời tán tụng, về những người sự xuất sắc của thời xưa, như thế khiến đứa trẻ có được cảm hứng để bắt chước họ, và trở thành như họ. Tiếp tục tương tự như thế, những thày dạy nhạc cũng vun trồng trong những học trò trẻ tuổi của họ một ý thức về đạo đức đoan trang, tề chỉnh theo lễ nghi phép tắc, và kiềm chế, giữ chừng mực, không quá đáng, [9] và khi chúng học chơi đàn lyre, chúng được dạy những tác phẩm của nhũng nhà thơ lại còn hay hơn, những nhà thơ (viết lời cho những ca khúc) trữ tình và (viết lời cho những ca khúc) hợp xướng [10]. Những thày giáo sắp xếp những bài nhạc đã được soạn, và rèn luyện như khoan như dùi những nhịp điệu và âm giai vào hồn người của những đứa trẻ, khiến chúng trở thành khoan nhã hơn, lời ăn tiếng nói và những động tác của chúng trở nên nhịp nhàng hơn và hài hòa hơn. Vì tất cả đời sống của con người đòi hỏi một mức độ cao của nhịp điệu và sự hài hòa. Thêm vào tất cả việc này, họ còn gửi con cái họ đến một huấn luyện viên thể dục để chúng có thể có những cơ thể vững chắc khoẻ mạnh trong sự phụng sự cho những não thức bây giờ được trang bị xứng đáng, và sẽ không bị buộc phải hèn nhát trong chiến tranh, hay những hoạt động khác vì những yếu kém thể xác.

“Đây là những gì những người có khả năng nhất, tức là, những người giàu có nhất, đều làm. Những con trai của họ bắt đầu đến trường ở tuổi sớm nhất và rời trường ở tuổi muộn nhất. Và khi họ rời khỏi trường học, đến lượt thành phố buộc họ phải học luật pháp và để lấy chúng làm khuôn mẫu cho đời sống, mô hình đời sống của họ theo chúng. Họ không hành động theo như ý thích của họ được. Một tương tự có thể được rút ra từ sự thực hành của những thày dạy viết chữ, những người dùng một cây bút vẽ phác những chữ mờ nét trong vở bài tập cho những học trò lớp vỡ lòng của họ, và cho chúng đồ lại trên những chữ mẫu họ đã vẽ. Trong cùng một cách, thành phố đã soạn ra luật pháp vốn những nhà làm luật lớn đã phát minh trong quá khứ và buộc luật pháp phải cai trị và được cai trị bởi luật pháp. Thành phố trừng phạt bất cứ ai đi xa hơn những luật lệ này, và từ dành riêng cho hình phạt này trong thành phố của các bạn và những thành phố khác, vì nó là một hành động điều chỉnh về pháp lý, là “sửa chữa”.[11]

“Khi có rất nhiều chăm sóc và chú trọng như thế về đạo đức, Socrates, cả trong (sinh hoạt) công cộng và cá nhân, có phải bạn vẫn còn bối rối khó hiểu về việc liệu sự xuất sắc (trong đó có đức hạnh) có thể dạy dỗ được hay không? Nếu như nó lại không thể dạy dỗ được sẽ là xảy ra chuyện kỳ lạ.

“Tại sao, sau đó, có phải nhiều những đứa con của những người cha sự xuất sắc nhưng không bao giờ trở nên bằng được bất kỳ gì cả? Tôi muốn bạn cũng hiểu điều này nữa, và trong thực tế nó không có gì là lạ lùng to tát, nếu những gì tôi vừa nói là đúng thực về sự xuất sắc là một gì đó trong nó không ai có thể là một người đứng ngoài, nếu để có được một thành phố. Vì nếu những gì tôi nói là đúng thực – và không gì có thể là đúng thực hơn: Lấy bất kỳ một theo đuổi hay nghiên cứu nào khác, và suy ngẫm về nó. Giả định, lấy thí dụ, có thể là không có thành phố, trừ khi chúng ta đều tất cả là những người chơi sáo, mỗi người với khả năng giỏi nhất của mình, và tất cả mọi người đều dạy mọi người khác nghệ thuật này, trong công cộng và trong riêng tư, và khiển trách những người chơi vụng, và làm tất cả điều này không dè dặt thương tiếc, cũng giống đúng như bây giờ không ai ghen tị hay che giấu chuyên môn của mình trong những gì là công chính và hợp pháp như khi người ấy thực hành khả năng chuyên môn khác của mình. Vì nó là để cho lợi thế cộng đồng của chúng ta rằng mỗi chúng ta có được công lý và đạo đức, và vì vậy tất cả chúng ta đều vui vẻ nói và dạy cho nhau những gì là công chính và hợp pháp. Tốt, nếu chúng ta tất cả có cùng một hăm hở và hào sảng như nhau trong việc giảng dạy lẫn nhau thuật thổi sáo, bạn có nghĩ, Socrates, rằng những đứa con của những người thổi sáo giỏi sẽ có nhiều khả năng là những người thổi sáo hay hơn những đứa con của những người thổi sáo kém? Tôi hoàn toàn không nghĩ như vậy. Khi xảy ra một đứa con tự nhiên có khuynh hướng về chơi sáo, anh ta sẽ tiến bộ, và trở nên nổi tiếng; nếu không thế, anh ta sẽ vẫn trong bóng tối. Trong nhiều trường hợp, con trai của một người chơi sáo hay sẽ quay ra thành một người người chơi sáo dở, và con trai của một một người người chơi sáo dở sẽ quay ra là một người chơi sáo hay. Nhưng như những người chơi sáo, họ tất cả sẽ quay ra là có khả năng khi so với những người bình thường là những ai không từng bao giờ học thổi sáo. Tương tự như vậy, trong trường hợp đang có, bạn phải xem bất kỳ người nào hiện ra với bạn là con người bất công nhất từng được nuôi dạy trong một xã hội loài người sống dưới luật pháp như một con người công chính, nếu người ấy phải đứng so sánh với người không có giáo dục và toà án và áp lực liên tục để vun trồng sự xuất sắc, nhưng đã là một loại những người hoang dã, như nhà viết kịch Pherecrates [12] đã đem lên sân khấu trong lễ hội Lenaean năm ngoái [13]. Chắc chắn rằng nếu bạn tìm thấy chính mình trong số những người như vậy, như những người thù ghét con người trong số đám đông đồng diễn hợp xướng của vở kịch đó, bạn sẽ rất tươi tỉnh vui mừng để gặp gỡ trò chuyện với những người giống như loại của Eurybatus và Phrynondas [14], và hết sức tiếc nhớ sự đồi bại của những người ở đây. Vì như điều xảy ra, Socrates, bạn tác động vào những tình cảm bén nhạy tinh tế, vì tất cả mọi người ở đây là một thày dạy về sự xuất sắc, cho đến khả năng tốt nhất của mỗi người, và bạn không thể nhìn thấy được lấy một người duy nhất. Bạn tốt hơn cũng có thể tìm một thày dạy tiếng Greek; bạn cũng sẽ chẳng tìm thấy dù chỉ lấy được một của những người đó. Bạn cũng sẽ chẳng thành công được bất kỳ gì hơn nếu bạn hỏi ai là người có thể dạy những đứa con của những người thợ thủ công của chúng ta về chính nghệ thuật mà chúng dĩ nhiên đã học từ những người cha của chúng, cho đến mức những người cha của chúng vốn đã có trình độ giỏi giang, và những bạn bè của chúng trong (cùng) ngành nghề. Sẽ là điều khó khăn để tạo ra một ai đó là người có thể tiếp tục sự giáo dục cho chúng, trong khi đó sẽ là điều dễ dàng để tìm một người thày dạy cho người hoàn toàn không kỹ năng. Đó là cũng như với sự xuất sắc và mọi sự vật việc khác. Nếu có một ai đó là người có ít nhất một chút tiến bộ trong sự xuất sắc hơn bản thân chúng ta, người ấy là người để được nâng niu quí trọng.

“Tôi coi bản thân mình là một người như vậy, duy nhất có đủ điều kiện khả năng để giúp đỡ những người khác trở thành cao quý và tốt lành, và xứng đáng với tiền công mà tôi đòi, và ngay cả nhiều hơn, quá nhiều như thế, đến nỗi ngay cả những học trò của tôi đồng ý. Đây là lý do tại sao tôi tính tiền theo như hệ thống sau đây: một học sinh trả trọn giá tiền chỉ khi anh ta mong ước làm vậy; nếu không thế, theo cách khác, anh ta vào một ngôi đền, nói ra, dưới sự chứng giám của thần linh, anh ta nghĩ những bài học của tôi đáng giá bao nhiêu, và trả theo số tiền đó.

“Đó, bạn có nó đây, Socrates, câu chuyện huyền thoại của tôi và luận chứng của tôi rằng sự xuất sắc thì có thể dạy được, và rằng những người Athens coi nó là như vậy, và rằng điều là không phải tự hỏi rằng tại sao những đứa con không ra gì lại được sinh ra từ những người cha xuất sắc và những đứa con xuất sắc từ người cha không ra gì, vì ngay cả những con trai của Polyclitus, cùng lứa tuổi như Paralus và Xanthippus ở đây, đều không là gì nếu so với người cha của chúng, và điều này cũng đúng đối với những người con trai của những người chuyên môn khác. Nhưng là không công bằng để đã buộc tội hai người này; với họ vẫn còn có hy vọng, vì họ đều còn trẻ”.

[328d]
Protagoras kết thúc biểu diễn điêu luyện của ông ở đây và đã ngưng nói.


Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất


[1] Hai gót khổng lồ (titan) anh em.
[2] Ephaestus (huyền thoại Hellas): là vị gót của những thợ rèn, thợ chuyên môn, thợ làm những nghề bằng tay, thợ đắp nặn tượng, thợ sắt, thợ luyện kim loại, lửa, và núi lửa.
[3] [tức là, của những nghệ thuật vốn ban đầu chỉ được chia và giao cho những vị gót.]
[4] Sense of shame: ở đây hiểu là một sự hiểu biết những ứng xử và tôn trọng những qui luật đạo đức, tất cả đã được thành hình và chấp nhận trong cộng đồng. Cảm thấy tự hổ thẹn khi không theo được những qui luật như thế.
[5] Hermes: gót bảo trợ của mục đồng, lữ hành, thương nhân, diễn giả, văn chương, thể thao và cũng của những kẻ ăn trộm, và được biết với sự tinh quái và khôn ngoan của ông. Ông là sứ giả của Zeus, cha ông; và cũng là người hướng dẫn những người chết sang thế giới bên kia.
[6] temperance
[7] decency
[8] civic virtue: dịch tạm là sự xuất sắc công dân, những phẩm hạnh nhìn theo phương diện chính trị, là những tính chất mỗi cá nhân nên có để đóng vai một công dân tốt trong thành phố Hellas. Đơn giản, từ việc đóng thuế, hay nhập ngũ, hoặc tham dự lễ những lễ hội tôn giáo, ...đến tham dự tích cực trong những hội đồng đại biểu lớn nhỏ các loại để điều hành thành phố, và đóng góp vào sự phát triển và duy trì những giá trị và chính sách dân chủ của thành phố.
[9] moral decency and restraint
[10] Cả hai thể thơ, lyric và choral đều có đàn lyre (đàn dây, hình chữ U, hình ảnh cổ nhất cho thấy lyra có 7 dây) phụ hoạ. [Từ lyric là gốc của lyric (từ French ‘lyrique’ hay Latin ‘lyricus’, gốc từ Greek ‘lurikos’, từ ‘lura’ ‘đàn lyre.’]
[11] correction
[12] Pherecrates (c.437 TCN), inventive and highly esteemed Greek poet of the Old Comedy.
[13] [A dramatic festival, chiefly for comedies, held about the end of January.]
[14] Hai nhân vật lịch sử, ai cũng biết là những điển hình của sự độc ác xấu xa.