Sunday, January 18, 2015

Plato – Meno (3)


MENO 
(Μένων)

Plato 
(Πλάτων, Plátōn, 428/427– 348/347 TCN)









Socrates: Nếu như tôi đã chế ngự bạn, Meno, và không chỉ mình bản thân tôi, chúng ta sẽ không tìm hiểu xem liệu đức hạnh có thể dạy được hay không, trước khi chúng ta tìm hiểu chính đức hạnh là gì đã. Nhưng vì ngay cả bạn không cố gắng để chế ngự chính mình, ngõ hầu bạn có thể có tự do, nhưng bạn cố gắng chế ngự tôi và làm như thế, tôi sẽ đồng ý với bạn – vì tôi có thể làm gì được? Như thế, xem dường, chúng ta phải thăm dò vào trong những phẩm chất của một gì đó vốn bản chất của nó chúng ta vẫn chưa biết. Tuy nhiên, vui lòng nới lỏng sự chế ngự của bạn một chút cho tôi, và đồng ý để tìm hiểu xem không biết nó có thể dạy được hay không, bằng phương tiện của một giả thuyết. Tôi muốn nói lối những nhà hình học thường thực hiện trong những điều tra của họ. Lấy thí dụ, nếu họ được hỏi không biết một diện tích cụ thể có thể vẽ được trong dạng của một tam giác nằm bên trong một hình tròn cho sẵn hay không, một trong số họ có thể nói: “Tôi vẫn chưa biết liệu diện tích đó có thuộc tính như thế không, nhưng tôi nghĩ, vì đã có, tôi có một giả thuyết, nó để dùng cho bài toán, cụ thể là thế này: Nếu diện tích đó là thuộc loại giống như khiến khi một người ứng dụng nó như một hình chữ nhật vào đường thẳng được cho sẵn trong vòng tròn, nó thì thiếu hụt bởi một hình tương tự như chính hình mà nó được ứng dụng, khi đó tôi nghĩ rằng một kết quả trong những kết quả tương ứng lựa chọn được, trong khi những kết quả trái lại khác, nếu nó là không thể cho điều này xảy ra được [1] . Như thế, bằng cách dùng giả thuyết này, tôi sẵn sàng để nói cho bạn biết kết quả là gì về phương diện để vẽ nó trong hình tròn – đó là, không biết điều đó là có thể, hay không có thể, làm được hay không.” [2] Vì vậy, chúng ta cũng hãy nói về đức hạnh, vì chúng ta không biết, hoặc nó hay những phẩm chất mà nó sở hữu là gì, và hãy để chúng ta điều tra xem không biết nó có thể dạy được hay không dạy được, bằng phương tiện của một giả thuyết, và nói điều này: Trong số những sự vật việc hiện hữu trong hồn người, đức hạnh thuộc về loại gì, rằng nó sẽ có thể dạy được hay không? Trước tiên, nếu nó là một loại khác hơn kiến thức, có phải nó có thể dạy dỗ được hay không, hay, như chúng ta đã vừa mới nói, nhớ lại được không? Hãy để nó là có không khác biệt với chúng ta dù chúng ta dùng thật ngữ nào: nó có thể dạy dỗ được không? Hay có phải điều là đơn giản với bất kỳ một ai rằng không thể dạy được người ta bất cứ gì ngoài kiến thức? – Tôi nghĩ vậy.

Saturday, January 10, 2015

Nietzsche – Bên kia Thiện và Ác

Friedrich Nietzsche.
Jenseits von Gut und Böse.
Vorspiel einer Philosophie der Zukunft.

Beyond Good and Evil
Prelude to a Philosophy of the Future






Bên kia Thiện và Ác
Khúc Dạo đầu cho một Triết lý của Ngày mai


Mục Lục
Lời nói đầu
Phần 1    Về thành kiến của những nhà triết học
Phần 2    Tinh thần tự do
Phần 3    Đặc tính con người tôn giáo
Phần 4    Châm ngôn và Tạm-nghỉ-ở-giữa
Phần 5    Về Lịch sử Tự nhiên của Đạo đức
Phần 6    Những học giả chúng ta
Phần 7    Đức hạnh chúng ta
Phần 8    Dân chúng và Tổ quốc
Phần 9    Quí phái là gì?
Từ những đỉnh cao: Khúc cuối













Thay lời tựa

Những tiếng nói trong gió lạnh
trên đồi ngập tuyết trắng
giữa tùng bách trăm năm
vẫn đợi xuân về
“bỏ lại và qua bờ bên kia, qua bờ bên kia đi....”
(có ngày mai nào không bỏ lại ngày qua?)

LDB
(Mùa đông 2014)


Monday, January 5, 2015

Plato – Meno (2)

MENO 
(Μένων)

Plato 
(Πλάτων, Plátōn, 428/427– 348/347 TCN)

(tiếp theo ...)






(81)
Meno: Có phải luận chứng đó, với ông xem dường không vững chắc, Socrates?
Socrates: Không, với tôi.
Meno: Ông có thể cho tôi biết tại sao?
Socrates: Tôi có thể, tôi đã nghe những người khôn ngoan, nam và nữ, nói về những truyền thuyết linh thiêng. . .
Meno: Họ đã nói gì?
Socrates: Những gì, tôi nghĩ rằng, vừa đúng thực và đẹp đẽ.
Meno: Đó là gì, và họ là ai?
Socrates: Những người nói đã là trong số những nhà tu, phái nam và phái nữ, những người có quan tâm với sự có được khả năng để cho một giải thích về những thực hành của họ [1]. Pindar cũng thế, nói về nó, và nhiều những người khác, trong số những nhà thơ đã nhận cảm hứng từ nguồn linh thiêng của chúng ta. Những gì họ nói là thế này; xem liệu bạn có nghĩ rằng họ nói sự thật hay không: Họ nói rằng hồn người thì bất tử; có khi nó đến một kết thúc, mà họ gọi chết, có khi nó được tái sinh, nhưng nó không bao giờ bị hủy diệt, và do đó một người phải sống đời của mình thật sùng tín đạo hạnh nhất đến như có thể được: