Thursday, November 12, 2015

Plato – Parmenides (2)

Parmenides
(Παρμενίδης)

Plato 
(Πλάτων, Plátōn, 428/427– 348/347 TCN)










Diễn dịch thứ nhì [142b–155e]
(D2) Nếu cái Một là-có, sau đó cái-Một là TD (Phần/Toàn thể, Một/Nhiều, Giới hạn/Vô hạn, Giống/Không giống,Yên nghỉ/chuyển động; Ngang bằng/không ngang bằng, ...) và ngược-với-TD (ngược-với Phần/ngược-với Toàn thể; ngược-với Một/ ngược-với Nhiều; ngược-với giới hạn/ ngược-với-vô hạn; ngược-với giống/ ngược-với không-giống;...) trong tương quan với chính những cái khác

(Dẫn nhập)

 [142b]
“Bạn có muốn trở về với giả thuyết từ bắt đầu, với hy vọng có thể đưa ra ánh sáng một loại kết quả khác, khi chúng ta xem xét lại chi tiết của nó?” – “Tôi thực muốn vậy.” – “Nếu cái một (có), chúng ta đang nói, không phải hay sao, rằng chúng ta phải đồng ý về những hệ quả đưa đến cho nó, bất kể dù chúng xảy ra là những gì?” – “Vâng.” – “Hãy xem xét từ bắt đầu: nếu cái một là, có thể nào nó , nhưng không dự phần vào là-có? [1]” – “Nó không thể.” – “Như thế, cũng sẽ có là-có của cái một, và cái đó thì không cũng là một như cái một. Vì nếu nó đã là (một như cái một), nó đã không thể là là-có của cái một, và cái một cũng không thể dự phần vào nó. Về mặt ngược lại, khi nói rằng cái một , sẽ là giống như khi nói rằng một là một. Nhưng lần này đó thì không là giả thuyết, cụ thể là, những hệ quả phải là những gì, nếu một là một, nhưng nếu một . [2] Không phải vậy sao? “– “Dĩ nhiên.” – “Đó có phải vì “” chỉ định một gì đó khác hơn là “một”? – “Tất yếu.” – “Như thế, bất cứ khi nào một ai đó, để ngắn gọn, nói “một là,” có phải điều này sẽ đơn giản có nghĩa rằng cái một dự phần vào là-có?” – “Chắc chắn rồi”.
 
(Phần và Toàn thể)
“Chúng ta hãy lần nữa nói về những hệ quả sẽ là những gì, nếu một . Hãy xem xét không biết giả thuyết này phải không chỉ định rằng cái một như thế thì loại giống như có những phần.” – “Sao có thể cho thấy thế?” – “Cách này: nếu chúng ta nêu rõ cái “là” của cái một vốn là, và cái “một” của cái vốn nó là một [3], và nếu tính-là-một và là-có [4] thì không cùng là một-như-nhau, nhưng cả hai thuộc về cùng một sự vật việc mà chúng ta đã giả thuyết, cụ thể là, cái một vốn là (có), có phải nó phải không là chính nó, vì nó là một là-có, là một toàn thể, và những phần của toàn thể này có tính-là-một và là-có?” – “Nhất thiết.” – “chúng ta sẽ có gọi mỗi của hai phần này (là) chỉ một phần, hay phần phải được gọi là phần của toàn thể?” – “Của toàn thể.” – “Do đó, dù bất cứ gì là một, thì vừa là cả hai, là một toàn thể và có một phần.” – “Chắc chắn”.

(Giới hạn & không giới hạn: Biện luận 1)
“Bây giờ, thế còn về mỗi của hai phần này của cái một vốn nó là, tính-là-một và là-có? Có bao giờ tính-là-một từng vắng mặt với phần là-có, hay là-có với phần tính-là-một?” – “Đó là không thể.” – “Như thế lần nữa, mỗi một của hai phần đều có tính-là-một và là-có, và phần, đến lượt nó, thì gồm có ít nhất hai phần, và trong cách này, với cùng lý do, luôn luôn bất cứ phần nào lần lượt hiện lên luôn luôn có được hai phần này, vì tính-là-một luôn luôn có là-có, và là-có luôn luôn có tính-là-một. Do đó, vì nó luôn luôn chứng tỏ là hai, nó phải không bao giờ là một.” – “Tuyệt đối” – “Vì vậy, trong cách này, không phải cái một sẽ là vô giới hạn, trong đông đảo rất nhiều?” – “Nó có vẻ là như thế”.

(Giới hạn & không giới hạn: Biện luận 2)
“Nào, hãy tiến thêm xa hơn trong cách sau đây.” – “Cách nào” – “Có phải chúng ta nói rằng cái một dự phần vào là-có, và do đấy (có)?” – “Vâng.” – “Và vì lý do này, cái một vốn đã cho thấy là nhiều.” – “Đúng thế.” – “Và còn về cái một tự thân thì sao, vốn chúng ta nói dự phần vào là-có? Nếu chúng ta nắm bắt nó bởi chính nó trong suy tưởng mà thôi, không với điều mà chúng ta nói nó dự phần vào, có phải nó sẽ xuất hiện là chỉ một, hay có phải chính cùng sự vật việc này sẽ cũng xuất hiện là nhiều?” – “Một, tôi tất nghĩ thế.” – “Hãy xem nào. Có phải là-có của nó phải không là một gì đó và nó tự thân là một gì đó khác biệt, nếu trong thực tế, cái một thì không là là-có, nhưng vì cái một, dự phần vào là-có?” – “Tất yếu.” – “Như thế, nếu là-có là một gì đó, và cái một là một gì đó khác biệt, đó là không phải bởi cách thế là một của nó khiến cái một thì khác biệt với là-có, cũng không phải bởi cách thế là-có của nó khiến là-có thì khác hơn cái một. Ngược lại, chúng là khác biệt với lẫn nhau bởi sự khác biệt và tính là-khác” [5] – “Dĩ nhiên”. –” Và như thế, sự khác biệt thì không cùng là một như sự là-một hay là-có.” – “Hiển nhiên là không”.

“Bây giờ, nếu chúng ta chọn từ chúng, hãy nói, là-có và sự khác biệt, hay là-có và tính có-một, hay tính có-một và sự khác biệt, không phải hay sao là chúng ta trong mỗi lựa chọn, đã chọn một cặp nào đó được gọi chính xác là “cả hai”?” – “Sao thế?” – “Như sau: chúng ta có thể nói “là-có?” – “Chúng ta có thể.” – “Và, lại nữa, chúng ta có thể nói “một?” – “Đó cũng có thể.” – “Như thế, không phải mỗi một của cả hai đã được nhắc đến?” – “Vâng.” – “Thế còn khi tôi nói ‘là-có và tính có-một’ thì sao? Không phải cả hai đã được nhắc đến?” – “Chắc chắn rồi.” – “Và nếu tôi nói ‘là-có và sự khác biệt’, hay ‘sự khác biệt và tính có-một’, và tiếp tục như vậy, – trong mỗi trường hợp không phải là tôi không nói về cả hai sao?” – “Vâng.” – “Có thể nào sự vật việc vốn được gọi là chính xác “cả hai” là cả hai, nhưng không là hai?” – “Chúng không thể.” – “Nếu có hai sự vật việc, là có cách nào cho mỗi thành viên của cặp không là một?” – “Tuyệt không” – “Do đó, vì trong thực tại, mỗi cặp đưa lên với nhau xảy ra là hai, mỗi thành viên sẽ là một.” – “Rõ ràng.” – “Và nếu mỗi trong chúng là một, khi bất cứ một nào được thêm vào bất cứ cặp nào, không phải ba là tổng số chứng minh được?” – “Vâng.” – “Và không phải ba thì lẻ, và hai thì chẵn?” – “Không nghi ngờ gì”.

“Thế còn điều này thì sao? Vì có hai, không phải cũng phải có hai lần, và vì có ba, có ba lần, nếu trong thực tế, hai là hai lần một, và ba là ba lần một?” – “Nhất thiết.” – “Vì có hai và hai lần, không phải là cũng phải có hai lần hai. Và vì có ba và ba lần, không phải là cũng phải có ba lần ba?” – “Không nghi ngờ gì.” – “Và lại nữa: nếu có ba và chúng là hai lần, và nếu có hai và chúng là ba lần, không phải là cũng phải có hai lần ba và ba lần hai” – “Chắc chắn phải có.” – “Do đó, sẽ có chẵn lần chẵn, lẻ lần lẻ, lẻ lần chẵn, và chẵn lần lẻ.” – “Đó là như vậy.” – “Sau đó, nếu là thế, bạn có nghĩ rằng có bất cứ con số nào mà không cần phải là có?” – “Không cách nào tất cả.” – “Do đó, nếu một là, cũng phải có con số.” – “Nhất thiết.” – “Nhưng nếu có con số, sẽ là có nhiều, và một đông đảo không giới hạn của những là-có. Hay không phải con số, vô hạn trong đông đảo, cũng chứng minh có dự phần vào là-có?” – “Nó chắc chắn thế.” – “Vì vậy, nếu tất cả những con số dự phần vào là-có, mỗi phần của con số cũng sẽ dự phần vào nó?” – “Vâng”.

“Vì vậy, có phải là-có đã được phân phối cho tất cả mọi sự vật việc, vốn là nhiều, và có phải nó thì thiếu vắng không từ một nào của những là-có, không từ những nhỏ nhất cũng không từ những lớn nhất? Hay có phải là không hợp lý ngay cả để hỏi câu hỏi đó? Làm thế nào là-có có thể là thiếu vắng từ bất cứ nào của những là-có? ” – “Không cách nào” – “Như thế, là-có thì được cắt nhỏ ra vào thành những là-có của tất cả mọi loại, từ nhỏ nhất đến lớn nhất có thể có được, và có phải sự vật việc được phân chia nhất của tất cả, và những phần của là-có đều là không đếm nổi.” – “Khá là như vậy.” – “Do đó, những phần của nó là đông đảo nhất của những sự vật việc.” – “Đông đảo nhất, thực vậy”.

“Bây giờ, có một bất kỳ nào trong số chúng vốn là phần của là-có, thế nhưng không là một phần?” – “Sao có thể xảy ra điều đó?” – “Tôi hiểu nó, ngược lại, rằng nếu trong thực tế nó , nó phải luôn luôn, miễn chừng nào là nó là, là một vài một sự vật việc, nó không thể là không-gì.” – “Nhất thiết.” – “Vì vậy, tính có-một thì gắn vào mỗi phần của là-có, và không vắng mặt trong một phần nhỏ hơn hoặc lớn hơn, hoặc bất cứ một gì khác.” – “Đúng thế.” – “Như thế, với tư thế là một, không phải là nó, như một toàn thể trọn vẹn, đồng thời cùng một lúc ở nhiều nơi? Hãy nhìn điều này cho cẩn thận.” – “Tôi nhìn, và tôi thấy rằng đó thì không thể.” – “Do đó, khi bị phân chia, nếu trong thực tế không như một toàn thể trọn vẹn; vì chắc chắn nó sẽ có mặt với tất cả những phần của là-có, cùng một lúc chỉ như bị phân chia” – “Vâng.” – “Thêm vào đó, như một sự vật việc bị phân chia, điều chắc chắn phải cũng đông đảo như những phần của nó.” – “Nhất thiết.” – “Vì vậy, chúng ta đã không nói theo sự thật mới vừa đây, khi chúng ta nói rằng là-có đã được phân phối vào trong những phần đông đảo nhất. Nó thì không được phân phối vào trong nhiều những phần hơn sự có-một, nhưng, như nó có vẻ, vào trong những phần bằng với sự có-một, vì là-có không vắng mặt với sự có-một, cũng không phải sự có-một vắng mặt với là-có. Ngược lại, tư thế là hai, chúng đều luôn luôn ngang bằng trong suốt tất cả mọi sự vật việc.” – “Nó xuất hiện tuyệt đối như vậy.” – “Vì vậy, cái một tự thân, cắt nhỏ bởi là-có, thì nhiều và vô giới hạn trong đám rất đông đảo.” – “Rõ ràng.” – “Vì vậy, không chỉ là xảy ra rằng, cái một là-có thì nhiều, nhưng cũng cả cái một tự thân, hoàn toàn phân bối bởi là-có, phải là nhiều.” – “Tuyệt đối.”

“Thêm vào đó, vì những phần là những phần của một toàn thể trọn vẹn, cái một, như là toàn thể, sẽ bị giới hạn. Hay không phải những phần được chứa đựng bởi toàn thể?” – “Nhất thiết.” – “Nhưng chắc chắn rằng gì mà mà chứa đựng sẽ là một giới hạn.” – “Không nghi ngờ gì.” – “Như vậy, cái một vốn , thì chắc chắn vừa là một và nhiều, một toàn thể và những phần, và có giới hạn và vô giới hạn trong đám rất đông đảo” – “Rõ ràng”.
(Hình dạng)
“Như thế, vì trong thực tại nó thì có giới hạn, không phải nó không có những điểm tận cùng?” – “Tất yếu.” – “Và lại nữa: nếu nó là một toàn thể trọn vẹn, không phải là nó sẽ không có một đầu, một giữa và một cuối? Hay có thể nào bất cứ một gì là một toàn thể trọn vẹn nhưng không có ba điều này? Và nếu bất cứ một nào trong chúng là thiếu vắng với một vừa kể đó? Nó có sẽ vẫn được cho phép là một toàn thể trọn vẹn? “– “Nó sẽ không.” – “cái một, như nó có vẻ, quả thực sẽ có một đầu, một cuối và một giữa.” – “Nó sẽ.” – “Nhưng giữa là cách đều từ những những điểm tận cùng, nếu không, nó sẽ không phải là một giữa.” – “Không, nó sẽ không.” – “Vì cái một là giống thế đó, nó sẽ dự phần vào một số hình dạng, như nó có vẻ, hoặc thẳng hoặc tròn, hoặc một số hình dạng pha trộn từ cả hai.” – “Vâng, nó sẽ dự phần vào một hình dạng”.

(Trong chính nó và trong một khác)
“Vì nó là như vậy, không phải nó sẽ vừa trong chính nó và trong một khác?” – “Sao thế?” – “Mỗi một của những phần thì chắc chắn trong toàn thể, và không một nào bên ngoài toàn thể cả.” – “Đúng thế.” – “Và có phải tất cả những phần được chứa bởi toàn thể?” – “Vâng.” – “Thêm vào đó, cái một là tất cả những phần của chính nó, và không nhiều gì hơn hay ít gì hơn tất cả.” – “Không, nó thì không.” – “Cái một thì cũng là cái toàn thể, phải không?” – “Không nghi ngờ gì.” – “Vì vậy, nếu tất cả những phần của nó đều thực sự trong một toàn thể trọn vẹn, và cái một thì vừa là tất cả những phần và vừa là toàn thể chính nó, và tất cả những phần được chứa đựng bởi toàn thể, cái một sẽ được chứa đựng bởi cái một, và thế nên cái một tự thân, khi đó, sẽ là trong chính nó.” – “Rõ ràng”.

“Tuy nhiên, về mặt khác, toàn thể thì không trong những phần, hoặc không trong tất cả hoặc không trong một vài. Vì nếu nó đã trong tất cả, nó sẽ cũng phải là trong một, vì nếu nó không trong một của một vài, nó chắc chắn không thể là trong gì tất cả. Và nếu cái một này thì ở trong chúng tất cả, nhưng toàn thể thì không ở trong nó, làm thế nào toàn thể sẽ vẫn là trong tất cả?” – “Không cách nào.” – “Cũng không phải là nó trong một vài của những phần, vì nếu toàn thể đã là ở trong một vài, cái lớn hơn sẽ là trong cái ít hơn, đó là không thể.” – “Vâng, không thể” – “Nhưng nếu toàn thể không phải là trong một vài, hoặc trong một, hoặc tất cả những phần, phải nó là không ở trong một gì khác biệt, hay là không ở đâu tất cả?” – “Nhất thiết.” –

“Nếu nó đã không ở đâu tất cả, nó sẽ là không-gì, nhưng vì nó là một toàn thể trọn vẹn, và không trong chính nó, nó phải là trong một cái khác. Không phải thế sao?” – “Chắc chắn rồi.” – “Như thế, cái một, trong chừng mực như nó là một toàn thể trọn vẹn, thì trong một cái khác; nhưng trong chừng mực như nó là tất cả những phần, nó thì trong chính nó. Và thế nên cái một phải là trong cả hai, vừa trong chính nó và trong một sự vật việc khác biệt – “Tất yếu.”

(Yên nghỉ & Chuyển động)
“Vì đó là trạng thái tự nhiên của cái một, có phải nó không là cả trong chuyển động và yên nghỉ?” – “Thế là sao?” – “Nó chắc chắn là yên nghỉ, nếu trong thực tế nó là trong chính nó. Vì tư thế ở trong một sự vật việc và không quấy động từ đó, nó sẽ là ở trong cùng một sự vật việc, đó là chính nó – “Vâng, đúng vậy.” – “Và cái gì vốn luôn luôn ở trong cùng một sự vật việc, Dĩ nhiên, phải luôn luôn là yên nghỉ.” – “Chắc chắn rồi.” – “Thế còn điều này thì sao? Có phải cái gì vốn luôn luôn không ở trong một sự vật việc khác biệt, trái lại, là phải không bao giờ ở trong cùng một sự vật việc? Và vì nó thì không bao giờ ở trong cùng một sự vật việc, nó cũng không yên nghỉ? Và vì không yên nghỉ, phải trong chuyển động? “ – “Đúng thế.” – “Do đó, cái một vì nó là chính nó, luôn luôn vừa là trong cả chính nó và trong cả một sự vật việc khác biệt, phải luôn luôn vừa trong chuyển động và trong yên nghỉ.” – “Rõ ràng”.

(Giống cùng & Khác biệt)
 “Thêm vào đó, nó phải là giống như một với chính nó và khác với chính nó, và tương tự như vậy, giống như và khác biệt với những gì khác, nếu trong thực tế, nó có những tính chất như đã nói trên.” – “Thế là sao?” – “Tất cả mọi sự vật việc thì chắc chắn có tương quan với tất cả mọi sự vật việc, như sau: hoặc là nó thì giống như một, hoặc khác biệt; hay, nếu nó thì không giống như một hoặc khác biệt, nó sẽ liên quan như phần với toàn thể, hay như toàn thể với phần.” – “Rõ ràng”.

“Có phải cái một tự thân là phần của chính nó?” – “Không cách nào” – “Như thế, không phải nó có thể là một toàn thể trọn vẹn trong tương quan với chính nó như phần của chính nó, vì sau đó nó sẽ là một phần trong tương quan với chính nó.” – “Không, nó không thể.” – “Nhưng có phải cái một thì khác với một?” – “Không, quả thực.” – “Vì vậy, nó không thể khác biệt với chính nó.” – “Chắc chắn là không.” – “Vì vậy, nếu nó không phải là khác biệt, không toàn thể trọn vẹn cũng không phải là một phần trong tương quan với chính nó, không phải khi đó nó phải cùng là một như tự thân ?” – “Tất yếu”.

“Thế còn điều này? Không phải rằng gì đó vốn là trong một sự vật việc nào đó [6] khác biệt với chính nó – bản thân vốn là trong cùng một sự vật việc như chính nó, – phải là khác biệt với chính nó, nếu trong thực tế nó thì cũng là trong một sự vật việc khác biệt?” – “Nó có vẻ như vậy với tôi.” – “Trong thực tại, cái một đã cho thấy là như vậy, vì nó đồng thời, là vừa trong chính nó và trong một sự vật việc khác biệt.” – “Vâng, nó đã.” – “Vì vậy, trong cách này, cái một, như nó có vẻ, sẽ khác biệt với chính nó.” – “Nó có vẻ như thế”.

“Bây giờ, nếu bất cứ sự vật việc gì là khác biệt với một gì đó, không phải là nó sẽ khác biệt với một gì đó (khác) vốn khác khác biệt với một gì đó?” – “Tất yếu.” – “Không phải tất cả những sự vật việc vốn không phải là cái-không-một khác biệt với cái-một, và cái-một (khác) với những cái-không-một sự vật việc?” – “Không nghi ngờ gì.” – “Vì vậy cái một sẽ là khác biệt với những cái-khác.” – “Khác biệt”.

“Hãy xem xét điều này: không phải sự giống-như-một tự thân và sự khác biệt là đối nghịch với nhau?” – “Không phải ngờ.” – “Sau đó, sẽ có bao giờ sự giống-như-một thoả mãn để là trong sự khác biệt, hoặc sự khác biệt trong sự giống-như-một?” – “Sẽ không.” – “Vì vậy, nếu khác biệt thì không bao giờ là trong giống như một, không có là-có vốn sự khác biệt thì ở trong nó trong bất cứ thời gian nào, vì nếu nó đã ở trong bất cứ gì trong bất cứ thời gian nào, trong thời gian đó sự khác biệt tất sẽ trong sự giống-như-một . Không phải vậy sao?” – “Đúng thế.” – “Nhưng bởi vì nó không bao giờ là một như nhau, sự khác biệt sẽ không bao giờ trong bất cứ là-có nào.” – “Đúng.” – “Vì vậy, sự khác biệt tất sẽ không trong những sự vật việc không-một, hay trong cái một.” – “Vâng, ông hoàn toàn đúng.” – “Vì vậy, không phải do sự khác biệt sẽ khiến cái một là khác biệt với từ những sự vật việc không-một, hay chúng khác biệt với nó.” – “Không, nó sẽ không”. –

“Cũng không phải hay sao bởi tự thân chúng khiến chúng khác biệt với lẫn nhau, nếu chúng không dự phần vào sự khác biệt.” – “Rõ ràng không.” – “Nhưng nếu chúng không khác biệt bởi chính chúng, hay bởi sự khác biệt, không phải trên thực tế chúng sẽ hoàn toàn né tránh tư cách khác biệt với lẫn nhau?” – “Chúng sẽ.” – “Nhưng chẳng phải hay sao là những sự vật việc không-một không dự phần vào cái-một, nếu không chúng sẽ không là cái không-một [7], nhưng bằng cách nào đó là cái một.” – “Đúng.” – “Vì vậy, những sự vật việc không-một cũng không thể là một số lượng, vì trong trường hợp đó, cũng thế, chúng sẽ không là cái không-một tuyệt đối, vì chúng ít nhất sẽ có số lượng” – “Vâng, ông hoàn toàn đúng.” – “Và lại nữa: có phải những sự vật việc không-một là những phần của cái một? Hay những sự vật việc không-một, trong trường hợp đó, cũng thế, sẽ dự phần vào cái – một?” – “Chúng sẽ.” – “Vì vậy, nếu nó trong mọi cách là một, và chúng trong mọi cách là không-một, cái một sẽ không là một phần của những sự vật việc không-một, cũng chẳng phải là một toàn thể với chúng như những phần, và, đến lượt, những sự vật việc không-một sẽ hoặc không là những phần của một, cũng không là những toàn thể trong quan hệ với cái một như phần.” – “Không, chúng sẽ không.” – “Nhưng trong thực tại, chúng ta đã nói rằng những sự vật việc vốn không là những phần, cũng không là những toàn thể, cũng không khác biệt với lẫn nhau sẽ là cũng là một giống lẫn như nhau.” – “Vâng, chúng ta đã nói.” – “Vì vậy, có phải chúng ta sẽ nói rằng cái một, vì nó thì liên hệ như thế với những sự vật việc không-một, thì cùng là một giống như chúng là?” – “Hãy nói như vậy.” – “Do đó, cái một, như nó có vẻ, thì vừa là khác biệt với những cái khác và chính nó, và cũng giống như một với những cái khác và chính nó.” – “Nó chắc chắn xem có vẻ theo lối đó, khi nhìn theo lập luận của chúng ta”.

(Giống & Không giống)
“Khi đó, sẽ không phải cái một thì cũng vừa giống và không giống chính nó và những cái khác?” – “Có lẽ” – “Bằng mọi mức độ, vì nó được cho thấy là khác biệt với những cái khác, những cái khác chắc chắn cũng sẽ khác biệt với nó.” – “Là chắc chắn.” – “Không phải là nó sẽ khác biệt với những cái khác đúng như chúng là khác biệt với nó, và không hơn cũng không kém?” – “Vâng, sao không?” – “Như thế, nếu không nhiều hơn cũng không ít hơn, trong mức độ như thế” – “Vâng.” – “Theo đó, trong chừng mực như nó có thuộc tính của cách thế khác biệt với những cái khác và chúng, tương tự như vậy, có thuộc tính là khác biệt với nó, trong lối này cái một sẽ có một thuộc tính giống như một như những cái khác, và chúng sẽ có một một thuộc tính giống như một như nó.” – “Ý ông là gì?”

“Như sau: không phải là bạn áp dụng với một gì đó mỗi tên gọi bạn đem dùng?” – “Tôi có.” – “Bây giờ, bạn có thể dùng cùng tên gọi, hoặc nhiều hơn một lần hoặc một lần?” – “Tôi có thể.” – “Vì vậy, nếu bạn dùng nó một lần, có phải bạn gọi sự vật việc đó bằng tên gọi mà nó có tên gọi, nhưng không phải là sự vật việc đó, nếu bạn sử dụng nó nhiều lần? Hay cho dù bạn nói ra cùng tên gọi một lần, hoặc nhiều lần, bạn có hầu như tất yếu luôn luôn cũng nói về cùng sự vật việc?” – “Là chắc chắn” – “Bây giờ, “'khác biệt” trong đặc thù là một tên gọi cho một sự vật việc gì đó, phải không?” – “Là chắc chắn.” – “Vì vậy, khi bạn thốt nó thành lời, cho dù một lần hay nhiều lần, bạn không áp dụng nó vào một sự vật việc khác, hay gọi tên một gì đó khác hơn là sự vật việc vốn có tên gọi của nó là.” – “Tất yếu,” – “Bất cứ khi nào chúng ta nói “những cái khác thì khác biệt với cái một”, và “cái một thì khác biệt với những cái khác”, mặc dù chúng ta dùng “khác biệt” hai lần, chúng ta không áp dụng nó với một bản chất khác, nhưng luôn luôn với bản chất vốn có tên của nó là,” – “Dĩ nhiên.” – “Như thế, trong chừng mực cái một thì khác biệt với những cái khác, và những cái khác với cái một, trên cơ bản nó có thuộc tính tự thân sự khác biệt, cái một sẽ có một thuộc tính không khác, nhưng cũng giống là một như những cái khác. Và rằng gì mà có một thuộc tính cùng là một thì chắc chắn giống nhau, có phải không?” – “Vâng,” – “Thật vậy, trong chừng mực cái một có thuộc tính là khác biệt với những cái khác, nhờ vào tự thân thuộc tính đó, nó sẽ là hoàn toàn giống như chúng tất cả, vì nó thì hoàn toàn khác biệt với chúng tất cả,” – “Có vẻ thế”.

“Tuy nhiên, về mặt khác, sự giống như thì đối nghịch với sự không giống.” – “Vâng.” – “Không phải là sự khác biệt thì cũng đối nghịch với sự giống-như-một?” – “Điều đó cũng thế.” – “Nhưng điều này cũng đã được cho thấy nữa: rằng cái một thì giống như một với những cái khác.” – “Vâng, điều đó đã.” – “Và cách thế giống như một với những cái khác là thuộc tính đối nghịch với tư thế khác biệt với những cái khác.” – “Chắc chắn rồi.” – “Trong chừng mực như cái một thì khác biệt, nó đã được cho thấy là giống như.”– “Vâng.” – “Vì vậy, trong chừng mực nó là như nhau, nó sẽ là không giống như, nhờ vào thuộc tính đối nghịch với gì đó vốn làm cho nó giống. Và chắc chắn là sự khác biệt đã làm cho nó giống?” – “Vâng.” – “Vì vậy, sự giống như một sẽ làm cho nó không giống như, nếu không nó sẽ không là đối nghịch với sự khác biệt.” – “Xem dường thế.” – “Do đó, cái một sẽ là giống và không giống những cái khác – trong chừng mực như nó là khác biệt, giống như, và trong chừng mực như nó là giống như một, không giống như.” – “Vâng, nó cũng thừa nhận lập luận này nữa, như nó có vẻ”.

“Nó cũng thừa nhận điều sau đây.” – “Điều gì vậy?” – “Trong chừng mực như nó có thuộc tính giống như một, nó có một thuộc tính vốn không phải là của một loại khác, và nếu nó có một thuộc tính vốn không phải là của một loại khác, nó thì không là không-giống, và nếu không-giống, nó thì giống-như. Nhưng trong chừng mực nó có một thuộc tính khác, nó có một thuộc tính vốn là của những loại khác; Và nếu nó có một thuộc tính vốn là của những loại khác, nó không giống như.” – “Đó là sự thật.” – “Do đó, vì cái một thì giống như một với những cái khác, và vì nó thì khác biệt, trên cả hai nền tảng và một trong hai, nó sẽ vừa giống và không giống những cái khác” – “Chắc chắn rồi”.

(Tiếp xúc, không Tiếp xúc)
“Như thế, trong cùng một cách, nó cũng sẽ là giống và không giống chính nó. Vì trong thực tại, nó đã cho thấy là vừa khác biệt với chính nó và giống như một như chính nó, trên cả hai nền tảng và một trong hai, không phải là nó sẽ được cho thấy là vừa giống và không giống chính nó? ” – “Tất yếu”.

“Và còn điều này thì sao? Hãy xem xét câu hỏi liệu cái một có chạm hay không chạm vào chính nó và những cái khác.” – “Hay lắm” – “Chắc chắn cái một đã được cho thấy là trong chính nó như một toàn thể trọn vẹn.” – “Đúng thế.” – “Không phải cái một cũng trong những cái khác?” – “Vâng.” – “Sau đó, trong chừng mực nó là ở trong những cái khác, nó sẽ chạm vào những cái khác, nhưng trong chừng mực nó là trong chính nó, nó sẽ bị giữ không chạm vào những cái khác, và với tư thế trong chính nó, sẽ chạm vào chính nó.” – “Rõ ràng,” – “Như thế, cái một sẽ chạm vào chính nó và những cái khác.” – “Nó sẽ”.

“Và lại nữa, bằng cách này: không phải tất cả mọi sự vật việc vốn chạm vào một gì đó thì nằm bên cạnh gì đó mà nó mà nó chạm vào, chiếm vị trí ngay bên cạnh với chỗ vốn những gì nó chạm vào đã chiếm đóng?” – “Tất yếu.” – “Vì vậy, cũng thế, cái một, nếu nó thì chạm vào chính nó, phải nằm trực tiếp ngay bên cạnh với chính nó, chiếm một vị trí ngay bên cạnh với chỗ tự thân nó là.” – “Vâng, nó phải.” – “Bây giờ nếu cái một đã là hai, nó đã có thể làm điều đó, và thành ra là đồng thời ở hai nơi, nhưng không pahir là nó sẽ từ chối chừng nào nó là một?” – “Vâng, ông hoàn toàn đúng.” – “Như thế, cùng một sự tất yếu phải giữ cái một cho nó không là hai, cũng giữ nó khỏi chạm vào chính nó.” – “Cùng một điều”.

“Nhưng nó cũng sẽ không chạm vào những cái khác nữa.” – “Tại sao?” – “Bởi vì, chúng ta nói, rằng gì mà chạm, trong khi là tách biệt, phải là bên cạnh gì mà nó chạm vào, và ở đó phải không có sự vật việc thứ ba giữa chúng.” – “Đúng vậy.” – “Như thế, phải có ít nhất hai sự vật việc, nếu như để có tiếp xúc.” – “Phải có.” – “Nhưng nếu với hai món, một món thứ ba đặt thêm vào theo một hàng, chính chúng sẽ là ba, hai chúng tiếp xúc nhau.” – “Vâng.” – “Và như thế, bất cứ khi nào một món được thêm vào, một tiếp xúc cũng được thêm vào, và dẫn đến điều là số những tiếp xúc thì luôn luôn là một ít hơn so với số lượng đông đảo của những món. Vì nhìn theo liên quan đến số lượng thì lớn hơn số những tiếp xúc, mỗi số lượng sau vượt quá tất cả những tiếp xúc của chúng, bằng một số lượng tương đương với mức qua đó hai món đầu tiên vượt quá số tiếp xúc của chúng, vì từ đó về sau, một món được thêm vào số lượng, đồng thời, và một tiếp xúc thêm vào số những tiếp xúc.” – “Đúng thế.” – “Vì vậy, dù cho số lượng những sự vật việc nhiều đến bao nhiêu, những tiếp xúc luôn luôn ít hơn chúng, bởi một (đơn vị).” – “Đúng vậy.” – “Nhưng nếu chỉ có một, và không phải là hai, không thể có được tiếp xúc.” – “Hiển nhiên là không” – “Chắc chắn những sự vật việc khác hơn là một, chúng ta nói, không phải là một, và không dự phần vào nó, nếu trong thực tế chúng là cái khác.” – “Không, chúng không.” – “Vì vậy, số lượng không phải là ở những cái khác, nếu cái một thì không trong chúng.” – “Hiển nhiên là không” – “Vì vậy, những cái khác là không phải một, và cũng không là hai, chúng cũng không có một tên gọi của bất cứ số lượng nào khác.” – “Không” – “Như thế, cái một đơn độc là một, và cũng không thể có hai.” – “Rõ ràng là không.” – “Vì vậy, không có tiếp xúc, vì không có hai món.” – “Không có.” – “Vì vậy, cái một không chạm vào những cái khác, và những cái khác cũng không vào cái một, vì trong thực tại không có tiếp xúc.” – “Vâng, ông hoàn toàn đúng.” – “Như vậy, nói tóm lại, cái một vừa chạm và không chạm vào những cái khác, và chính nó.” – “Nó có vẻ như thế”.

(Ngang bằng & không ngang bằng)
“Có phải sau đó nó vừa ngang bằng và không ngang bằng với chính nó và những cái khác?” – “Vậy là sao?” – “Nếu cái một đã là to hơn hay nhỏ hơn so với những cái khác, hoặc đến phiên những cái khác, chúng to hơn hay nhỏ hơn so với nó, chúng tất sẽ không có cách nào to hơn hay nhỏ hơn so với mỗi một lẫn nhau, bởi cái một với tư thế là cái một, và những cái khác với tư thế khác hơn là cái một – đó là, bởi là-có riêng của chúng – có phải chúng sẽ thế không? Nhưng nếu mỗi chúng có tính ngang bằng [8], thêm vào là-có riêng của chúng, chúng sẽ là ngang bằng với lẫn nhau. Và nếu những cái khác có sự to rộng [9] và cái một có sự nhỏ hẹp, hoặc ngược lại, bất cứ thể dạng nào có sự to rộng kèm theo sẽ lớn hơn, và bất cứ thể dạng nào có sự nhỏ hẹp kèm theo sẽ nhỏ hơn?” – “Tất yếu”

“Khi đó, không phải là có hai thể dạng, to rộng và nhỏ hẹp? Để chắc chắn, nếu đã không có, chúng đã không thể là đối nghịch với lẫn nhau và không thể xảy ra trong những sự vật việc vốn có.” – “Không. Sao chúng có thể?” – “Vì vậy, nếu sự nhỏ hẹp xảy ra trong cái một, nó sẽ là một trong hai: trong toàn thể của nó hay trong phần của nó” – “Nhất thiết.” – “Thế, nếu như nó đã xảy ra trong toàn thể? Không phải là nó sẽ trong cái một, hoặc là bằng cách căng dãn ngang bằng xuốt toàn thể của nó, hay bằng chứa dựng nó?” – “Hoàn toàn rõ ràng.” – “Sẽ không phải sự nhỏ hẹp, khi đó, nếu nó đã ở trong cái một, ngang bằng suốt trước sau, là bằng với nó, nhưng nếu nó (như thể dạng) chứa đựng cái một, thì lớn hơn?” – “Không nghi ngờ gì.” – “Như thế, có thể nào sự nhỏ bé thì ngang bằng hay lớn hơn một vài sự vật việc việc, và làm những công việc của sự lớn rộng và ngang bằng, nhưng không riêng của nó?” – “Nó không thể.” – “Vì vậy, sự nhỏ bé không thể là trong cái một như một toàn thể trọn vẹn, nhưng nếu trong thực tế nó là trong cái một, nó sẽ là trong một phần”– “Vâng” – “Nhưng, lại nữa, không phải trong tất cả những phần. Nếu không, nó sẽ làm chính xác cùng việc tương tự như nó đã làm trong tương quan với toàn thể: nó sẽ là bằng với, hoặc lớn hơn so với bất cứ phần của sự vật việc gì vốn nó ở trong” – “Nhất thiết.” – '“Do đó, sự nhỏ bé sẽ không bao giờ có ở bất cứ là-có nào, vì nó không xảy ra trong một phần, cũng không trong một toàn thể trọn vẹn. Cũng sẽ chẳng có sự vật việc gì là nhỏ hẹp, ngoại trừ tự thân sự nhỏ hẹp” –” Có vẻ như không”.

“Vì vậy, sự lớn rộng cũng sẽ chẳng là trong cái một. Vì nếu nó đã, một cái gì đó khác, ngoài tự thân sự lớn rộng, sẽ là lớn rộng hơn một sự gì đó, cụ thể là, vốn gì đó mà sự lớn rộng thì ở trong, – và cái đó cũng thế, mặc dù có đó cho nó không là sự vật việc nhỏ, vốn nó phải vượt quá, nếu trong thực tế nó thì lớn rộng. Nhưng điều này thì không thể có được, vì sự nhỏ hẹp thì không ở đâu trong bất cứ sự vật việc gì.” – “Đúng”.

“Nhưng sự lớn rộng của chính nó thì không lớn hơn bất cứ sự vật việc gì khác ngoài sự nhỏ bé của chính nó, cũng không phải sự nhỏ bé thì nhỏ hơn không với bất cứ sự vật việc gì khác ngoài sự lớn rộng của chính nó.” – “Không, chúng không phải.” – “Vì vậy, những cái khác đều không lớn hơn cái một, chúng cũng không nhỏ hơn, vì chúng đã không có sự lớn rộng cũng không có sự nhỏ bé. Cũng không ngay cả chính hai sự này – sự lớn rộng và sự nhỏ bé – đã có, trong tương quan với cái một trong, quyền năng của vượt quá và và bị vượt quá; chúng có nó, đúng hơn là, trong quan hệ với lẫn nhau, Cái một cũng không thể, đến lượt nó, là lớn hơn hoặc nhỏ hơn so với hai sự này, hay với những cái khác, vì nó không có sự lớn rộng cũng không có sự nhỏ bé.” – “Nó chắc chắn xem dường không.” – “Vì vậy, nếu cái một thì lớn hơn hay nhỏ hơn những cái khác, nó phải không vượt quá chúng, cũng không bị chúng vượt quá?” – “Nhất thiết.” – “Bây giờ, nó là khá tất yếu rằng một cái gì đó mà không vượt quá cũng không bị vượt quá, là ngang bằng y hệt, và nếu y hệt ngang bằng, là ngang bằng.” – “Không nghi ngờ gì nữa”.

“Thêm vào đó, cái một sẽ cũng tự nó là như vậy trong quan hệ với chính nó: không có sự lớn rộng cũng không có sự nhỏ bé trong chính nó, nó sẽ không bị vượt quá cũng không tự vượt quá, nhưng ngang bằng y hệt, sẽ là ngang bằng với chính nó.” – “Dĩ nhiên.” – “Vì vậy cái một sẽ là ngang bằng chính nó và những cái khác.” – “Rõ ràng”.

“Tuy nhiên, vì nó thì trong chính nó, nó cũng sẽ là xung quanh nó ở bên ngoài, và như một chứa đựng, nó sẽ lớn hơn chính nó, nhưng như được chứa đựng, nó sẽ là nhỏ hơn. Và như thế, cái một sẽ lớn hơn và nhỏ hơn chính nó” – “ Vâng, nó sẽ là”.

“Cũng không phải là tất yếu hay sao, rằng có thể là không có gì ngoài một và những cái khác?” – “Không nghi ngờ gì nữa.” – “Nhưng chắc chắn những gì là (có) phải luôn luôn có một nơi nào đó.” – “Vâng.” – “Sau đó sẽ không phải rằng gì đó mà trong một gì đó lớn hơn là trong trong một gì đó lớn hơn vì một gì đó nhỏ hơn? Vì với không có cách nào khác khiến một gì đó có thể trong một gì đó khác?” – “Không, không có.” – “Vì không có gì khác ngoài những cái khác và cái một, và vì chúng phải ở trong một gì đó, không phải là chúng trong thực tại phải ở trong nhau – những cái khác trong cái một, và cái một trong những cái khác – hay khác nữa, là không đâu cả?” – Rõ ràng.” – “Như thế, một mặt, vì cái một trong những cái khác những cái khác sẽ là lớn hơn cái một, vì chúng chứa đựng nó, và cái một sẽ nhỏ hơn những cái khác, vì nó được chứa đựng. Mặt khác, vì những cái khác là trong cái một, bởi cùng một lý luận, cái một sẽ lớn hơn những cái khác, và chúng nhỏ hơn nó.” – “Như thế, xem có vẻ.” – “Do đó, cái một thì vừa bằng, và lớn hơn, và nhỏ hơn, chính nó và những cái khác.” – “Rõ ràng”.

“Và nếu trong thực tế nó là lớn hơn, và nhỏ hơn, và ngang bằng, nó sẽ thuộc những đo lường ngang bằng, và nhiều hơn và nhỏ hơn, với chính nó và những cái khác, và vì thuộc những đo lường, cũng thuộc những phần.” – “Không nghi ngờ gì.” – “Như thế, vì nó có những đo lường ngang bằng, và nhiều hơn, và nhỏ hơn, với chính nó và những cái khác trong số lượng, và tương ứng, bằng với chính nó và những cái khác” – “Vậy là sao?” – “Nó chắc chắn sẽ là nhiều những đo lường hơn so với những sự vật việc nó lớn hơn, và cũng có nhiều phần như những đo lường, và tương tự như vậy nó sẽ là có những đo lường ít hơn và những phần so với những sự vật việc nó nhỏ kém hơn, và tương ứng (như thế) với những sự vật việc vốn nó là ngang bằng.” – “Đúng thế.” – “Khi đó, vì nó lớn hơn và nhỏ hơn, và bằng, với chính nó, nó sẽ không có những đo lường nhiều hơn, và ít hơn, và bằng, với chính nó? Và bởi vì thuộc những đo lường, cũng thuộc những phần?” – “Không nghi ngờ gì.” – “Vì vậy, vì nó là thuộc những phần bằng với chính nó, nó sẽ là bằng chính nó trong số đông đảo, nhưng vì nó của những phần nhiều hơn và ít hơn, nó sẽ là nhiều hơn và ít hơn so với chính nó về số lượng.” – “Rõ ràng.” – “Bây giờ sẽ không phải là cái một có liên quan trong cùng một cách với những cái khác? Vì nó trông có vẻ lớn hơn so với chúng, cũng phải là nhiều hơn chúng trong số lượng; và vì nó trông nhỏ hơn, ít hơn, và vì nó xuất hiện ngang bằng trong sự lớn rộng, nó cũng phải ngang bằng với những cái khác trong số đông đảo.” – “Nhất thiết.” – “Như vậy, đến phiên, vì nó có vẻ như, cái một sẽ ngang bằng, và nhiều hơn và ít hơn, với chính nó và những cái khác về số lượng.” – “Nó sẽ”.
(Già hơn, Trẻ hơn & Bằng Tuổi)
“Có phải cái một cũng dự phần vào thời gian? Và, khi dự phần vào thời gian, có phải nó là, và có phải nó quả thành ra vừa trẻ hơn và già hơn, và cũng vừa không trẻ hơn cũng không già hơn, chính nó và những cái khác?” – “Vậy là sao?” – “Nếu trong thực tế, cái một là-có, chắc chắn là-có thuộc về nó.” – “Vâng.” – “Nhưng có phải đơn giản là dự phần vào là-có với thời gian hiện tại, cũng đúng như đã có là sự thông đồng mật thiết cùng với là-có chung với thời gian đã qua, và đến lượt, sẽ có là sự thông đồng mật thiết cùng với là-có chung với thời gian tương lai?” – “Vâng, đúng vậy.” – “Vì vậy, cái một dự phần vào thời gian, nếu trong thực tế, nó dự phần vào là-có.” – “Chắc chắn”.

“(Dự phần) Với thời gian đi tới?” – “Vâng.” – “Vì vậy, cái một luôn luôn trở thành già hơn chính nó, nếu trong thực tế nó đi về phía trước cùng bước với thời gian.” – “Nhất thiết.” – “Có phải chúng ta nhớ lại rằng cái già hơn trở thành già hơn một gì đó vốn trở thành trẻ hơn?” – “Có, chúng ta nhớ.” – “Như thế, vì cái một trở thành già hơn chính nó, không phải là nó sẽ trở thành già hơn một tự thân (nào đó) vốn trở thành trẻ hơn?” – “Tất yếu” – “Thế nên, quả thực là nó trở thành vừa trẻ hơn và già hơn chính nó” – “Vâng”.

“Nhưng nó thì già hơn, có phải không, bất cứ khi nào, khi trở thành, nó thì ở thời gian bây giờ, là giữa đã làsẽ là? Vì như khi nó tiến đi từ quá khứ đến tương lai, nó chắc chắn nó sẽ không nhảy qua thời bây giờ.” – “Không, nó sẽ không” – “Không phải là nó ngừng trở thành già hơn khi nó gặp thời bây giờ? Nó không trở thành, nhưng khi đó nó đã là già hơn rồi, không phải thế sao? Vì nếu nó đi về phía trước, nó có thể không bao giờ bị thời bây giờ nắm bắt. Một gì đi về phía trước thì có thể nắm lấy cả thời bây giờ và thời sau này – buông thả thời bây giờ và đạt đến thời sau này, trong khi đi đến giữa cả hai, thời sau này và thời bây giờ,” – “Đúng” – “Nhưng nếu không có gì vốn đi đến để thành có thể tránh né thời bây giờ, bất cứ khi nào một gì (có) ở thời điểm này, nó luôn luôn dừng lại sự đi-đến-trở-thành của nó, và khi đó là bất cứ gì vốn nó có thể trở thành,” – “Rõ ràng” – “Như thế cái một cũng vậy: bất cứ khi nào nó trở thành già , nó gặp thời bây giờ, nó ngừng sự đi-đến-trở-thành của nó, và khi đó là già hơn.” – “Dĩ nhiên” – “ Như thế, nó cũng là già hơn chính gì đó nó đã đang đi đến trở thành già hơn – và không phải là nó đi đến trở thành già hơn chính nó?” – “ Vâng,” – “Và cái già hơn thì già hơn một cái trẻ hơn?” – “Đúng thế,” – “Khi đó, cái một thì cũng trẻ hơn chính nó, bất cứ khi nào, trong sự đi-đến-trở-thành già hơn hơn cúa nó, nó gặp thời bây giờ.” – “Tất yếu.” – “Tuy nhiên, thời bây giờ thì luôn luôn hiện diện với cái một trong suốt là-có của nó; vì cái một thì luôn bây là bây giờ, bất cứ khi nào nó là (có)” – “Không nghi ngờ gì nữa.” – “Do đó, cái một luôn luôn vừa là (có) và trở thành già hơn, và trẻ hơn so với chính nó.” – “Nó có vẻ như thế”.

“Có phải nó, hay có phải nó trở thành (là-có) cho nhiều thời gian hơn chính nó hay một thời gian ngang bằng?” – “Một ngang bằng.” – “Nhưng nếu nó trở thành, hay để cho một thời gian ngang bằng, có phải nó thì cùng tuổi?” – “Không nghi ngờ gì.” – “Và rằng gì mà cùng tuổi thì không phải là già hơn cũng không trẻ hơn.” – “Không, không phải.” – “Như thế cái một, vì nó có trở thành, và là cho một thời gian bằng chính nó, nó không phải trở thành trẻ hơn hoặc già hơn chính nó.” – “Tôi nghĩ rằng không”.

“Và lại nữa: thế còn về những cái khác?” – “Tôi không thể nói.” – “Nhiều đến mức này, chắc chắn, bạn có thể nói: những sự vật việc khác hơn cái một, nếu trong thực tế, chúng là những sự vật việc khác biệt, và không là một sự vật việc khác biệt, là nhiều hơn một. Một sự vật việc khác biệt sẽ là một, nhưng những sự vật việc khác biệt sẽ là nhiều hơn một. Và sẽ có vô số đông đảo.” – “Vâng, chúng sẽ.” – “Và, là một đám đông, chúng sẽ dự phần vào một số lớn lượng lớn hơn một.” – “Không nghi ngờ gì.” – “Bây giờ, chúng ta có sẽ nói trong kết nối với số lượng vốn những sự vật việc là nhiều hơn, hay những sự vật việc vốn ít hơn, trở thành và đã đến để là, sớm hơn trước đó?” – “Những sự vật việc vốn ít hơn.” – “Như thế, cái ít nhất đầu tiên; và đây là cái một. Không phải thế sao?” – “Vâng.” – “Vì vậy, tất cả những sự vật việc vốn có số lượng, cái một đã phải là cái đầu tiên Và những cái khác cũng vậy, tất cả đều có số lượng, nếu trong thực tế, chúng là những cái khác và không phải (chỉ) một cái khác – “Vâng, chúng thế”. – “Nhưng gì vốn đã trở thành đầu tiên, theo tôi hiểu, nó đã đi đến sớm hơn, và những cái khác muộn hơn, và những gì đã đến muộn hơn sau đó là trẻ hơn so với những gì đã đến sớm hơn. Như vậy những cái khác sẽ trẻ hơn cái một, và cái một già hơn hơn chúng.” – “Vâng, chúng sẽ”.

“Thế còn về điều sau đây? Có thể nào cái một trở thành là có trong một cách trái với bản chất của nó, hay điều đó thì không thể được?” – “Không thể được.” – “Tuy nhiên, cái một đã cho thấy những phần, và nếu những phần, một đầu, một cuối, và một giữa” – “Vâng.” – “Tốt, trong trường hợp của tất cả những sự vật việc – cái một chính nó và mỗi những cái khác – không phải đầu trở thành đầu tiên, và sau đầu là tất cả những cái khác cho đến cái cuối” – “Là chắc chắn.” – “Thêm vào đó, chúng ta sẽ nói rằng tất cả những cái khác này là những phần của một vài một toàn thể, nhưng rằng chính nó đã trở thành là một và toàn thể, đồng thời cùng một khi đến cái cuối” – “Vâng, chúng ta sẽ” – “Một cuối, tôi hiểu nó, đi đến sau cùng, và cái một tự nhiên trở thành là, đồng thời cùng một khi như nó. Và như thế, nếu trong thực tế, cái một tự nó phải không trở thành là trái với bản chất, nó sẽ tự nhiên trở thành là trễ hơn những cái khác, vì nó đã đi đến để thành là có, đồng thời cùng lúc như cái cuối.” – “Rõ ràng.” – “Do đó, cái một thì trẻ hơn so với những cái khác, và những cái khác thì già hơn nó.” – “Điều đó, lần lượt, xuất hiện với tôi là như vậy”.

“Nhưng lại nữa: không phải hay sao rằng một đầu, hoặc bất cứ phần nào khác của một, hay của bất cứ sự vật việc gì khác, nếu trong thực tế nó là một phần và không là những phần, phải là một, vì nó là một phần?” – “Nhất thiết.” – “Theo đó, cái một sẽ trở thành là có đồng thời với phần đầu tiên vốn trở thành là có, và đồng thời với phần thứ hai, và nó thì vắng mặt với không một nào của những cái khác vốn trở thành là có; bất kể những gì được thêm vào những gì – cho đến, tận lúc tới phần cuối cùng, nó trở thành là một toàn thể, sau khi đã vắng mặt với sự đi-đến-trở-thành, không của cái giữa, cũng không của cái đầu tiên, hay của cái cuối cùng, cũng không của bất cứ phần nào khác.” – “Đúng vậy.” – “Như thế, cái một thì cùng tuổi với tất cả những cái khác. Và như vậy, trừ khi cái một chính nó thì tự nhiên trái với bản chất, nó đã có thể đi đến trở thành không sớm hơn, cũng không muộn hơn những cái khác, nhưng đồng thời. Và theo như lập luận này, cái một sẽ là không già hơn, cũng không trẻ hơn những cái khác, cũng không phải những cái khác già hơn hoặc trẻ hơn nó. Tuy nhiên, theo lập luận trước đây của chúng ta, nó đã vừa già hơn và trẻ hơn chúng, và tương tự như vậy, chúng đã vừa già hơn và trẻ hơn nó.” – “Dĩ nhiên”.

“Đó là như thế nào nó , và đã đi đến để thành là (có). Nhưng thế còn về sự đi đến trở thành của nó, vừa già hơn và trẻ hơn, và cũng không già hơn cũng không trẻ hơn, so với những cái khác, và chúng so với nó? Có phải là trường hợp với đi đến trở thành cũng đúng như nó là với là-có, hay nó thì khác?” – “Tôi không thể nói.” – “Nhưng tôi có thể nói nhiều đến mức này, ít nhất là: nếu một gì đó thực sự là già hơn một một gì đó khác, nó đã không thể trở thành là có, vẫn già hơn bằng mọt số lượng lớn hơn sự khác biệt ban đầu trong tuổi tác. Cũng không, quay sang đến lượt, có thể cái trẻ hơn đi đến vẫn còn trẻ hơn. Vì những ngang bằng cộng với những không ngang bằng, cuối cùng hay bất cứ gì khác tất cả, luôn luôn làm cho chúng khác biệt bằng một khoản bằng với vốn chúng khác biệt ban đầu.” – “Không nghi ngờ gì.” – “Vì vậy, những gì là già hơn hoặc trẻ hơn đã không bao giờ có thể trở thành già hơn hoặc trẻ hơn so với những gì là già hơn hoặc trẻ hơn, nếu trong thực tế, chúng luôn luôn khác biệt về tuổi tác bới một lượng ngang bằng. Trái lại, một gì là và đã trở thành già hơn, và một gì đó trẻ hơn, nhưng chúng không đi đến để thành như vậy.” – “Đúng vậy.” – “Như thế, cũng vậy với cái một, vì nó thì già hơn hay trẻ hơn, không bao giờ trở thành già hơn hoặc trẻ hơn so với những cái khác vốn già hơn hoặc trẻ hơn nó.” – “Vâng, ông hoàn toàn đúng”.

“Nhưng xem xét liệu nó có trở thành già hơn và trẻ hơn trong lối này.” – “Trong lối nào?” – “Trong lối vốn cái một được cho thấy là già hơn những cái khác và chúng già hơn hơn nó” – “Đó là gì?” – “Khi cái một thì già hơn hơn những cái khác, nó chắc chắn đã trở thành hiện hữu trong thời gian nhiều hơn so với chúng.” – “Vâng.” – “Trở ngược lại và xem xét: nếu chúng ta cộng thêm một thời gian ngang bằng với thời gian nhiều hơn và ít hơn, có phải cái nhiều hơn sẽ khác biệt với cái ít hơn bằng một tỷ lệ [10] ngang bằng hay nhỏ hơn?” – “Một tỷ lệ nhỏ hơn.” – “Như thế, sự khác biệt của cái một về tuổi, trong quan hệ với những cái khác, trong tương lai sẽ không đúng như gì đã là đầu tiên. Ngược lại, bằng cách nhận thêm được một số thời gian tăng lên, bằng với những cái khác, nó sẽ khác với chúng về tuổi, luôn luôn kém hơn nó đã là trước đó, có phải vậy không?” – “Vâng,” –”Sẽ không phải hay sao rằng gì mà khác với bất cứ một gì về tuổi, kém hơn trước đó, trở thành ra là trẻ hơn so với trước đây trong tương quan với những sự vật việc nó đã già hơn trước đó?” – “Trẻ hơn” – “Và nếu cái một trở thành trẻ hơn, không phải là những cái khác, đến phiên, chúng trở thành là già hơn so với trước đó, trong tương quan với nó?” – “Chắc chắn rồi.” – “Như thế, cái gì là trẻ hơn trở thành già hơn trong tương quan với cái gì đã đi đến sớm hơn và là già hơn, nhưng nó không bao giờ là già hơn. Ngược lại, nó luôn luôn trở thành già hơn sự vật việc gì đó. Đối với những cái già hơn tiến tới cái trẻ hơn, trong khi cái trẻ hơn tiến về cái già hơn. Và, trong cùng một cách, cái già hơn, đến lượt nó, trở thành trẻ hơn so với cái trẻ hơn. Đối với cả hai, bằng cách đi về phía đối lập của chúng, trở thành đối nghịch của nhau, cái trẻ hơn trở thành già hơn cái già hơn, và cái già hơn thành trẻ hơn cái trẻ hơn. Nhưng chúng không thể đi đến để thành là (có) như vậy. Vì nếu chúng trở thành (là-có), chúng sẽ thôi không còn trở thành (là-có), nhưng sẽ là (có) như vậy. Nhưng vì điều là chúng trở thành già hơn và trẻ hơn so với chúng lẫn nhau. Cái một trở thành trẻ hơn những cái khác, vì nó đã được cho thấy là già hơn, và đã trở thành (là-có) sớm hơn, trong khi những cái khác trở thành già hơn cái một, vì chúng đã trở thành (là-có) muộn hơn.

“Và bởi cùng lập luận tương tự, những cái khác, cũng trở thành trẻ hơn trong tương quan với cái một, vì trong thực tại, chúng đã được cho thấy là già hơn so với nó, và đã trở thành (là-có) trước đó.” – “Vâng, nó xuất hiện như vậy”.

(Kết luận)
“Vậy thì, trong chừng mực không có gì trở thành già hơn hoặc trẻ hơn một sự vật việc khác, do chúng luôn luôn khác biệt với lẫn nhau, bằng một số lượng ngang bằng, cái một sẽ không trở thành già hơn hoặc trẻ hơn so với những cái khác, và chúng sẽ không trở thành già hơn hoặc trẻ hơn so với nó. Nhưng trong chừng mực khi những sự vật việc vốn trở thành sớm hơn, phải khác với những sự vật việc vốn trở thành muộn hơn, bởi một tỷ lệ vốn luôn luôn khác biệt, và ngược lại, bằng cách này chúng phải trở thành già hơn và trẻ hơn với lẫn nhau – cả những cái khác hơn với cái một, và cái một hơn với những cái khác.” – “Dĩ nhiên.” – “Tổng hợp tất cả điều này, cái một tự thân vừa là , và trở thành già hơn và trẻ hơn so với chính nó và những cái khác, và nó cũng không là có, hay chẳng trở thành già hơn hay trẻ hơn chính nó, hay những cái khác.” – “Đúng thế”

“Và vì cái một dự phần vào thời gian và vào sự đi đến trở thành là già hơn và trẻ hơn, có phải là nó cũng phải không dự phần vào thời gian quá khứ, tương lai, và hiện tại – nếu trong thực tế nó dự phần vào thời gian?” – “Nhất thiết.” – “Do đó, cái một là, đang là và sẽ là, và đã trở thành, và đang trở thành, và sẽ trở thành”– “Là chắc chắn.” – “Và một gì đó có thể thuộc về nó, và là của nó, trong quá khứ, hiện tại và tương lai.” – “Chắc chắn rồi.” – “Và thực sự sẽ có hiểu biết và ý kiến, và nhận thức về nó, nếu trong thực tế, ngay cả bây giờ chúng ta đang tham dự vào tất cả những hoạt động liên quan đến nó.” – “Ông nói đúng.” – “Và một tên gọi, và một giải thích thuộc về nó, và nó được đặt tên và được nói về. Và tất cả những sự vật việc như thế trong tương quan với những cái khác cũng tương quan với cái một”– “Đó chính xác là như vậy”.



Phụ đính (như hệ luận) cho hai Diễn dịch đầu [155e–157b]

(Là-có và sự không-là-có trong Thời gian)
[155 e]
“Thế nhưng, chúng ta hãy nói về nó, một lần thứ ba. Nếu cái một thì như chúng ta đã mô tả nó – cả cách thế vừa là một và nhiều, vừa không một cũng không nhiều, và dự phần vào thời gian – phải nó không, vì nó là một, đôi khi dự phần vào là-có, và đến lượt, vì nó là không, đôi khi không dự phần vào là-có?” – “Tất yếu,” – “Khi nó dự phần, có thể nào nó ở thời điểm đó không dự phần, hay dự phần khi nó không (dự phần)?” – “Nó không thể.” – “Vì vậy, nó dự phần ở một thời, và không dự phần ở một thời khác, vì chỉ trong cách này, nó có thể cả hai, vừa dự phần và không dự phần với cùng sự vật việc” –” Đúng thế,” –

(Trở thành và Mất đi)
“Không phải là, sau đó, có một thời gian xác định khi nó nhận được một phần chia của là-có, và khi nó rời bỏ điều đó? Hay làm thế nào nó có ở một thời, và ở một thời khác không có, cùng một sự vật việc, nếu nó không bao giờ nhận lấy, và buông bỏ nó?” – “Không có cách nào.”

“Không phải là trong thực tại, bạn gọi khi nhận một phần của là-có là ‘trở-thành-là-có’?” [11] – “Tôi có.” – “Và khi buông bỏ khỏi là-có là “ngưng-trở-thành-là-có?” [12]– “Hoàn toàn chắc chắn.” – “Quả thực, cái một, như nó có vẻ, khi nó nhận lấy và buông bỏ là-có, trở thành là-có, và ngưng trở thành là-có.” – “Nhất thiết.” –

(Tư cách Trở thành và Mất đi)
“Và vì nó là một và nhiều, và đi đến trở thành là có, và ngưng trở thành là có, không phải là-có nhiều của nó ngưng thôi không là, bất cứ khi nào nó trở thành là một, và không phải là-có chỉ một của nó ngưng thôi không là, bất cứ khi nào nó trở thành là nhiều?” – “Chắc chắn rồi.” – “Bất cứ khi nào nó trở thành là một và nhiều, phải nó không tách rời và kết hợp?” – “Nó chắc chắn phải” – “Thêm vào đó, bất cứ khi nào nó đến thành là giống và không giống, có phải nó phải không được làm thành giống và không giống?” – “Vâng.” – “Và bất cứ khi nào nó trở thành lớn hơn, và ít hơn, và ngang bằng, có phải nó phải không tăng và giảm, và làm thành ngang bằng” – “Đúng thế”.

(Tức thì)
[156c]
“Và bất cứ khi nào, sau khi trong chuyển động, nó đi đến một ngưng nghỉ, và bất cứ khi nào, sau khi ngưng nghỉ, nó thay đổi để chuyển động, chắc hẳn là, nó phải tự nó không mất thời gian nào tất cả.” – “Vậy là sao?” – “Nó sẽ không có khả năng để trải qua cách thế trước đó yên nghỉ, và sau đó trong chuyển động, hoặc trước đó trong chuyển động và sau đó yên nghỉ mà không thay đổi.” – “Hiển nhiên là không” – “Thế nhưng, không có thời gian vốn trong đó một gì đó có thể, đồng thời, không trong chuyển động hay chẳng trong yên nghỉ” – “Vâng, ông hoàn toàn đúng.” – “Nhưng chắc chắn nó cũng không đổi với không qua tiến trình của thay đổi.” – “Hầu như không.” – “Như thế, khi nào nó thay đổi? Vì nó không thay đổi trong khi nó thì yên nghỉ hoặc trong chuyển động, hoặc không khi nó thì trong thời gian?” – “Vâng, ông hoàn toàn đúng”.[13]

“Có không, khi đó, điều lạ lùng này, trong đó nó có thể là, đúng khi nó thay đổi?” – “Điều gì lạ lùng?” – “Sự tức thì. Tức thì dường như để biểu thị một gì đó loại như vậy khiến sự thay đổi xảy ra từ nó đến mỗi hai trạng thái. Để cho một sự vật việc không thay đổi từ yên nghỉ trong khi yên nghỉ tiếp tục, hoặc từ chuyển động trong khi chuyển động tiếp tục Thay vào đó, sinh vật kì lạ này, cái tức thì, ẩn nấp giữa chuyển động và yên nghỉ – với không trong thời gian nào tất cả – và tới nó và từ nó, sự vật việc chuyển động thay đổi đến yên nghỉ, và sự vật việc yên nghỉ thay đổi đến chuyển động.” – “Có vẻ như vậy”. –

(Không vì cả hai)
“Và cái một, nếu trong thực tế nó vừa yên nghỉ và chuyển động, có thể thay đổi sang mỗi trạng thái – vì chỉ theo cách này nó có thể làm được cả hai. Nhưng trong thay đổi, nó thay đổi trong một tức thì, và khi nó thay đổi, nó sẽ hoàn toàn không mất thì giờ chút nào, và đúng khi đó, nó sẽ không là trong chuyển động cũng không yên nghỉ,” – “Không, nó sẽ không”.

[157 a]
“Có phải nó cũng như thế với những thay đổi khác nữa? Bất cứ khi nào cái một thay đổi từ là-có đến ngưng-trở-thành-là-có, hay từ không-là-có đến trở-thành-là-có’ không phải là nó khi đó giữa những trạng thái nhất định của chuyển động và yên nghỉ? Và khi đó nó không là-có, cũng không không-là-có, và cũng không đi đến trở thành, cũng không thôi ngưng trở thành?” – “Nó có vẻ như vậy, dẫu mức nào.” –”Quả thưc, theo cùng lập luận, khi nó đi từ một đến nhiều, và từ nhiều đến một, nó không phải là một cũng không là nhiều, và không tách rời và cũng không kết hợp Và khi nó đi từ giống đến không giống, và không giống đến giống, nó thì không phải là giống cũng không phải không giống, cũng không phải là nó được làm cho giống hay không giống.

Và khi nó đi từ nhỏ đến lớn và đến ngang bằng, và tương tự ngược lại, nó thì không nhỏ cũng không lớn, cũng không ngang bằng; và nó cũng sẽ không tăng lên, hay giảm đi hay làm thành ngang bằng.” – “Nó xem dường không.” – “Cái một, nếu nó có, có thể trải qua tất cả những điều đó.” – “Không nghi ngờ gì”.



Diễn dịch Thứ Ba [157b–159b]
(D3) Nếu cái Một là-có, sau đó những cái-Khác là TD và ngược-với-TD trong tương quan với cái Một

“Có phải chúng ta phải không xem xét những gì sẽ là thích hợp cho những cái khác phải trải qua, nếu một là-có?” – “Chúng ta phải.” – “Có phải chúng ta sau đó, sẽ nói những thuộc tính gì khác hơn cái một phải có, nếu một là-có?” – “Chúng ta hãy làm.” – “Vậy nên, vì trong thực tại, chúng đều khác hơn cái một, những cái khác không là cái một. Vì nếu chúng đã, chúng sẽ không là khác hơn ngoài cái một,” – “Đúng thế.”

“Và tuy thế, những cái khác thì không tuyệt đối ngăn không cho có cái một, nhưng cách nào đó dự phần vào nó.” – “Trong cách nào?” – “Trong những sự vật việc đó vốn khác hơn cái một đều chắc chắn khác, vì chúng có những phần, vì nếu chúng không có những phần, chúng sẽ cùng nhau cả thảy là một.” – “Đúng thế.” – “Và những phần, chúng ta nói, là những phần của gì đó là một toàn thể.” – “Vâng, chúng ta có nói.” – “Tuy nhiên, toàn thể của gì vốn những phần là những phần phải là một sự vật việc được tạo hợp bởi nhiều, vì mỗi của những phần phải là phần, không của nhiều, nhưng của một toàn thể.” – “Sao lại thế?” – Vì nếu một gì đã là phần của nhiều, trong đó nó tự thân là, nó sẽ, Dĩ nhiên, là vửa phần của chính nó, vốn là không thể được, và của mỗi một của những cái, nếu trong thực tế nó là phần của tất cả của chúng. Vì nếu nó không là phần của một, nó sẽ là phần của những cái khác, trừ cái một đó, và như thế nó sẽ không là phần của mỗi một. Và nếu nó không là phần của mỗi một, nó sẽ không là phần của bất cứ một nhiều nào. Nhưng nếu một gì đó là phần của không-nào, nó không thể là một phần, hay bất cứ sự vật việc gì khác tất cả, của tất cả những sự vật việc đó vốn nó không là phần của bất cứ một nào.” – “Nó xem dường chắc chắn như vậy.” – “Vì vậy, phần sẽ không là phần của nhiều những sự vật việc hay tất cả, nhưng của một vài một đặc tính, và của một vài một sự vật việc, vốn chúng ta gọi là “toàn thể”, vì nó đã trở thành là một sự vật việc trọn vẹn được tạo hợp của tất cả. Đây là gì vốn phần sẽ là phần của.” – “Tuyệt đối” – “Vì vậy, nếu những cái khác có những phần, chúng cũng sẽ dự phần vào một vài một toàn thể.” – “Chắc chắn rồi.” – “Vì vậy, những sự vật việc khác hơn cái một phải là một toàn thể trọn vẹn với những phần.” – “Tất yếu”.

[158a]
“Thêm vào đó, cùng giải thích này cũng áp dụng cho mỗi phần, vì cũng thế, nó cũng phải dự phần vào cái một. Vì nếu mỗi chúng là một phần, ‘mỗi’, Dĩ nhiên, có nghĩa rằng nó là một sự vật việc, tách ra với những cái khác và là-có bởi chính nó, nếu trong thực tế nó có là mỗi một” – “Đúng thế,” – “Nhưng rõ ràng nó sẽ dự phần vào cái một, trong khi là một gì đó khác hơn một. Nếu không, nó sẽ không dự phần, nhưng chính nó sẽ là một. Nhưng như nó là (có), điều chắc chắn là không thể nào cho bất cứ sự vật việc gì ngoại trừ chính cái một là một.” – “Không thể nào”.

“Nhưng cả toàn thể và phần phải dự phần vào cái một, vì toàn thể sẽ là một sự vật việc vốn những phần là phần của nó, và lần lượt đến phiên mỗi sự vật việc vốn là phần của một toàn thể sẽ là một phần của toàn thể.” – “Đúng vậy”– “Vâng, sau đó, sẽ không phải là những sự vật việc vốn dự phần vào cái một dự phần vào nó, trong khi là khác biệt với nó.” – “Không ngờ gì” – “Và những sự vật việc khác biệt với cái một sẽ chắc chắn là nhiều, vì nếu những những sự vật việc khác hơn là cái một đã không phải một cũng không là nhiều hơn một, chúng sẽ là không-gì,” –“Vâng, ông hoàn toàn đúng”.

“Vì cả sự vật việc vốn dự phần vào sự là-một của một phần và những sự vật việc vốn dự phần vào sự là-một của một toàn thể trọn vẹn là nhiều hơn một, không phải những sự vật việc đó phải chính chúng có được một phần chia của cái một trong thực tế là nhiều đông đảo trong không giới hạn?” – “Vậy là sao?” – “Chúng ta hãy quan sát điều sau đây: không phải rằng trường hợp xảy ra là, tại thời điểm khi chúng nhận được một phần của cái một, chúng nhận được một phần, trong khi không phải là một và không dự phần vào cái một?” – “Hoàn toàn rõ ràng.” – “Trong khi là nhiều đông đảo, khi đó, sự là-một thì không có mặt trong đó?” – “Chắc chắn, đám đông đảo” – “Bây giờ, nếu chúng ta phải sẵn sàng trừ đi, trong suy nghĩ, số ít nhất chúng ta có thể trèu đi từ đám đông đảo, không phải cái mà được trừ, cũng vậy, là một số đông đảo và không phải một, nếu trong thực tế nó không dự phần vào cái một? “ – “Nhất thiết.” – “Vì vậy, luôn luôn, như chúng ta xem xét bản chất của nó trong cách này, tự nó bởi chính nó, khác biệt với thể dạng, không phải là cũng nhiều của nó như chúng ta đã từng nhìn thấy là nhiều đông đảo trong không giới hạn?” – “Tuyệt đối”.

“Thêm vào đó, bất cứ khi nào mỗi phần trở thành một phần, những phần sau đó có một giới hạn trong quan hệ với nhau và trong quan hệ với toàn thể, và toàn thể có một giới hạn trong tương quan với những phần.” – “Hầu như vậy.” – “Tương ứng theo đó, điều dẫn đến cho những sự vật việc khác hơn cái một rằng từ cái một và tự thân chúng đạt được đồng cảm tương thông với lẫn nhau, như nó có vẻ, một gì đó khác biệt trở thành trong chúng, trong đó có thể có được một giới hạn cho chúng trong quan hệ với nhau, nhưng bản chất riêng của chúng, bởi tự thân chúng, có thể có được sự đông đảo trong không giới hạn” – “Rõ ràng.” – “Bằng cách này, quả thực, mọi sự vật việc khác hơn là cái một, đã nhận là cả hai như những toàn thể và phần bởi phần, cả vừa không giới hạn và dự phần vào một giới hạn.” – “Chắc chắn rồi”.

“Vâng, không phải là chúng vừa giống và không giống lẫn nhau và tự thân chúng?” – “Trong cách nào?” – “Một mặt, đến chừng nào chúng đều là không giới hạn bởi bản chất riêng của chúng, chúng sẽ theo cách này có một thuộc tính (là) sự cùng như nhau.” – “Chắc chắn rồi.” – “Thêm vào đó, đến chừng nào chúng đều dự phần vào một giới hạn, theo cách này, cũng thế, chúng sẽ tất cả đều có một thuộc tính (là) sự cùng như nhau.” – “Không nghi ngờ gì.” – “Mặt khác, chừng nào chúng đều vừa giới hạn và không giới hạn, chúng có những thuộc tính này, vốn chúng là đối ngịch với nhau.” – “Vâng.” – “Và những thuộc tính đối nghịch sẽ là như không giống như có thể.” – “Là chắc chắn.” – “Vì vậy, nhìn về phương diện của một trong hai thuộc tính, chúng sẽ là giống như với chính chúng và với lẫn nhau, nhưng nhìn về phương diện của cả hai thuộc tính, chúng sẽ hoàn đối nghịch, và không giống như với chính chúng và với lẫn nhau.” – “Có vẻ như vậy.” – “Thế nên, những cái khác sẽ là cả hai, vừa giống và vừa không giống như với chính chúng và với lẫn nhau.” – “Đúng thế”.

“Và quả thực, chúng ta sẽ không có thêm lo lắng nữa trong việc tìm kiếm những sự vật việc khác hơn so với cái một, chúng đều vừa giống giống như một vừa khác biệt với lẫn nhau, vừa chuyển động và yên nghỉ, và có tất cả những thuộc tính đối nghịch, vì trong thực tại, chúng đã được cho thấy có những điều chúng ta đã nhắc đến này.” – “Ông nói đúng”.



Diễn dịch Thứ Tư [159b–160b]
(D4) Nếu cái Một là-có, sau đó những cái-Khác không là TD và không ngược-với-TD trong tương quan với chính những cái khác


“Vâng, sau đó, giả sử bây giờ chúng ta chấp nhận những kết quả này như hiển nhiên, và lại xem xét lần nữa, nếu một là-có: Có phải những cái khác hơn cái một cũng không thế, hay chỉ thế?” – “Dĩ nhiên.” – “Chúng ta hãy cùng nói từ bắt đầu, những sự vật việc khác hơn cái một phải có những thuộc tính gì, nếu một là-có.” – “Vâng, chúng ta hãy.” – “Cái một phải tách biệt với những cái khác, và những cái khác tách biệt với cái một, phải không?” – “Tại sao?” – “Vì chắc chắn không có một gì khác nào như một thêm vào chúng vốn vừa khác hơn cái một và khác hơn những cái khác; vì tất cả những sự vật việc vừa được nhắc đến, cái một và những cái khác được nhắc đến chỉ một lần” – “Vâng, tất cả những sự vật việc.” – “Vì vậy, không có thêm sự vật việc, khác biệt với chúng, trong đó cái một và những cái khác có thể là cùng một sự vật việc,” – “Không, không có,” – “Như thế, cái một và những cái khác thì không bao giờ trong cùng một sự vật việc,” – “Nó xem dường không” – “Vì vậy, chúng là tách biệt?” – “Vâng”.

“Thêm vào đó, chúng ta nói rằng những gì thực sự là một không có những phần.” – “Hiển nhiên là không” – “Vì vậy, cái một có thể không là trong những cái khác như một toàn thể, những phần của nó cũng không thể là trong chúng, nếu nó thì tách biệt với những cái khác và không có những phần.” – “Hiển nhiên là không” – “Vì vậy, những cái khác có thể không có cách nào dự phần vào cái một, nếu chúng dự phần hoặc không bằng cách nhận một vài phần của nó, hoặc không bằng cách nhận nó như một toàn thể.” – “Có vẻ như không.” – “Không có cách nào, sau đó, là những cái khác là một, chúng cũng không có bất kỳ tính có-chỉ-một nào trong chúng.” – “Vâng, ông hoàn toàn đúng”.

“Vì vậy, những cái khác đều cũng không là nhiều; vì mỗi trong số chúng sẽ là một phần của một toàn thể, nếu chúng đã là nhiều. Nhưng như nó là, những sự vật việc khác hơn cái một đều không là một, cũng không là nhiều, và cũng không là toàn thể, cũng không là những phần, vì chúng không có cách nào dự phần vào cái một.” – “Đúng thế.” – “Do đó, những cái khác đều chính chúng không là hai hay ba, cũng không phải là hai hay ba trong chúng, nếu trong thực tế, chúng hoàn toàn bị từ chối không cho có cái một.” – “Đúng thế”.

“Vì vậy, những cái khác không phải chính chúng là giống và không giống như cái một, và sự giống như và sự không giống như đều không trong chúng. Vì nếu chính chúng đã là giống và không giống, hoặc đã có sự giống như và không giống như trong chúng, những sự vật việc khác hơn cái một sẽ chắc chắn có trong chính chúng hai thể dạng đối nghịch với nhau.” – “Rõ ràng.” – “Nhưng điều đã là không thể được, cho những sự vật việc vốn không thể dự phần, ngay cả với cái một, để dự phần vào bất kỳ hai nào.” – “Không thể được.” – “Vì vậy, những cái khác đều hoặc là giống, hoặc không giống như, cũng không phải cả hai. Nếu chúng đã là giống hay không giống như, chúng sẽ dự phần vào một của hai thể dạng, và nếu chúng đã là cả hai, chúng sẽ dự phần vào hai thể dạng đối nghịch. Nhưng những tùy chọn thay thế này đã được cho thấy là không thể được.” – “Đúng vậy”.

“Vì vậy, chúng là không giống như một, cũng không khác biệt, không trong chuyển động cũng không yên nghỉ, không đi đến trở thành, cũng không ngừng trở thành (là-có), không lớn hơn, cũng không nhỏ hơn, và cũng không ngang bằng. Chúng cũng không có bất cứ thuộc tính nào khác loại giống như vậy. Vì nếu cái một chịu nhận có bất cứ thuộc tính nào giống như vậy, chúng sẽ dự phần vào một, và hai, và ba, và lẻ và chẵn, vào đó vốn đã cho thấy chúng không thể dự phần, vì chúng trong mọi cách hoàn toàn bị từ chối không cho có cái một.” – “Rất đúng”.

“Thế nên, nếu một là có, cái một là tất cả mọi sự vật việc, và ngay cả là không một, cả trong tương quan với chính nó, và tương tự như vậy, trong tương quan với những cái khác”. [14] “Hoàn toàn đúng vậy”.




Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất

[1] Being: là-có (trước đây vẫn dịch, không phân biệt, là hữu thể) – một gì đó có là một là-có, quen gọi chung, hết sức không rõ ràng là “hữu thể”, nhưng như thế quá rộng, đến hàm hồ. Ở đây, tôi muốn nhắc rằng khi dùng từ này, Parmenides bàn đến một gì đó nó “là,” một gì đó là một sự vật việc có đó, trong thấy, nghĩ đến được, nói ra được, thường dưới dạng như: A thế này hay B không là thế kia, như thế A hay B là một là-có.
Dòng lý luận, suy tưởng của Parmenides có thể hiểu như sau: Thay đổi (như Heraclitus nhấn mạnh) đưa dẫn đến thành gì đó có, gọi chung là là-có (hữu thể, hay tồn tại, being: một gì đó nó là, là-có). Nếu gì đó trở thành gì đó có, gì đó có trở thành ra từ một gì đó vốn đã có từ trước đó. Vậy, trước đó nó đã là gì? Chỉ có hai trường hợp có thể xảy ra, làm nên vấn đề của Parmenides:
  1. Một gì đó có trước đã đi đến, thay đổi thành một là-có này (hữu thể đến từ hữu thể)
  2. Hay, không gì có trước đó đã thành một là-có này (hữu thể đến từ phi-hữu thể)
Nếu (1) đúng, có đến từ có, trong trường hợp này – không có sự thay đổi, không có chuyển biến. trước sau vẫn là một là-có.
Nếu (2) đúng, có đến theo sau không-có, trong trường hợp này không có gì trở thành ra. Vậy, nếu không gì có trở thành một gì đó là-có, có nghĩa là không có gì hiểu như thay đổi. Thế giới là một toàn bộ trọn vẹn, một là-có (nên tôi không gọi là nhất thể, chúng ta không rõ Parmenides hiểu “thể” như chúng ta không, chỉ biết ông nói về một gì đó là, có, tồn tại; và nếu chỉ có một, thì không có số đếm, “nhất”, “nhì”...)
Toàn bộ trọn vẹn này – tôi gọi trong bài là cái Một, nó là một gì đó không phân chia, không có những phần, không tiếp xúc với gì khác (vì thế giới tất cả là chỉ mình nó), không trong không ngoài; không trước không sau, không chuyển động, không thay đổi (không có không gian – hiểu như trong ngoài; không có thời gian hiểu như trước-sau).
Thế giới của Parmenides, có-Một như thế, hoàn toàn đối nghịch với có-Nhiều của Heraclitus; có-Một nên không trôi chảy, chuyển biến, thay đổi, như có-Nhiều (Plurality và Unity (hay multitude và oneness)). Chủ trương có-Một của Parmenides, rõ ràng trong Zeno, học trò trực tiếp của ông; chủ trương rằng tất cả là Một, Không gì trở-thành, không gì ngoài là-có. Không thể có Thay đổi, Không thể có Chuyển động, chúng tất cả không gì khác hơn nhưng chỉ là những ảo tưởng của thế giới hiện tượng. Những đối tượng với những hình dạng vật chất trong thực tại như chúng ta nhận biết bằng giác quan, chúng đều không-thực. Nỗ lực của Zeno là chứng minh cho Parmenides, bằng những minh họa rằng bất cứ ai tuyên bố có nhiều những đối tượng (có-Nhiều) đều sẽ dẫn đến mâu thuẫn. Những chứng minh này được biết là những nghịch lý nổi tiếng của Zeno.
[2] [“if unity is one,” “if one is one.”]
[3] In this way: If being is predicated of the one which exists and unity is predicated of being which is one, and being and the one are not the same, but belong to the existent one of our hypothesis, must not the existent one be a whole of which the one and being are parts?”
Nếu là-có là thuộc tính của cái một vốn nó là-có và đơn nhất là thuộc tính của là-có vốn là một, và là-có và cái một, chúng không là một như nhau, nhưng thuộc vào cái một là-có của giả thuyết của chúng ta, không phải cái một là-có phải không là một toàn thể trọn vẹn, thuộc về nó cái một và là-có là những phần?
[4] Oneness: tính-là-một (nhất thể): tính chất toàn thể, là một, không phân chia, không có phần, đồng nhất. Parmenide đang bàn đến một gì đó – trước sau không có phần, không phân chia, không bao gồm, duy nhất và độc nhất trọn vẹn.
[5] Other-ness: tính là-khác (biệt), one-ness: tính là-một (đồng nhất)
[6] [“in something different,” is a locative and particularly refers to place where. Smyth, Greek Grammar, Cambridge, Mass., 1959, p. 342.] Có thể hiểu sự vật việc nào đó= chỗ nào đó.
Bản Fowler, Cambridge dịch: “which is in another place than itself”, tôi theo bản này.
[7] the not one
[8] equality: tính/sự ngang bằng
[9] largeness: tính/sự to rộng / smallness: tính/sự nhỏ hẹp
[10] [hay phần, như vẫn dịch ở những chỗ khác]
[11] trở thành có (dự phần vào một là-có= trở-thành hiện-hữu)
[12] không trở thành có (không dự phần vào một là-có = không là-có)
[13] [nếu cái một là (có), khi đó có một khoảnh khắc ngoài thời gian (gọi là “tức thì”) trong khoảnh khắc đó cái một đổi từ là TD (có những đặc tính x,y, z ...) sang ngược-F (có những đặc tính -x, -y, -z,...)]
[14] [Có thể hiểu/dịch cách khác, chấp nhận một sự sửa đổi có thể được ở (160) 3b: “Thế nên, nếu một là có, cái một là tất cả mọi sự vật việc, và không là ngay cả một, vừa trong tương quan với chính nó, và trong tương quan với những cái khác, và tương tự như vậy đối với những cái khác”. Với sửa chữa này, câu văn mô tả nội dung của tất cả bốn diễn dịch, thay vì chỉ có hai diễn dịch đầu tiên.]