Saturday, March 29, 2014

Richard Dawkins – Huyễn Tưởng Gót (25)


Huyễn Tưởng Gót
Richard Dawkins


(The God Delusion)

(tiếp theo ...)











Chương 10

Một khoảng trống rất cần thiết?

Điều gì có thể lay động hồn người hơn khi chăm chăm nhìn qua một kính thiên văn dày 100-inch đến tận một biển sao xa thẳm, khi cầm chặt trên tay người một hóa thạch tuổi đã 100 triệu năm, hoặc một công cụ bằng đá đã 500.000 năm, khi đứng trước vực thẳm không cùng của không gian và thời gian, đó là Grand Canyon, hoặc khi nghe một nhà khoa học là người đã nhìn đắm đuối trên khuôn mặt buổi sáng tạo của vũ trụ và không chớp mắt. Đó là khoa học thiêng liêng và sâu xa. (Michael Shermer)


Một khoảng trống rất cần thiết?

“Quyển sách này lấp đầy một khoảng trống rất cần thiết”. Nói đùa vui nhưng nên chuyện vì chúng ta đồng thời hiểu được hai nghĩa đối nghịch. Ngẫu nhiên, tôi nghĩ rằng nó là một sự nghĩ vội nhanh trí, nhưng tôi ngạc nhiên tìm thấy rằng nó thực sự đã được những nhà xuất bản xử dụng, với tất cả hồn nhiên không ý bỡn cợt. Xem ở – http: //www.kcl.ac.uk/kis/schools/hums/french/pgr/tqr.html – cho một quyển sách “ lấp đầy một khoảng trống rất cần thiết trong văn chương hiện có về phong trào hậu-cấu trúc”. Nó có vẻ thích hợp hấp dẫn rằng quyển sách này, phải thú nhận thừa thãi không cần thiết, là tất cả về Michel Foucault, Roland Barthes, Julia Kristeva và những biểu tượng khác của giới chữ nghĩa tiếng Pháp thời thượng [1].

Có phải tôn giáo lấp đầy một khoảng trống rất cần thiết? Người ta thường nói rằng có một khoảng trống có dạng-Gót trong não, vốn nó cần được lấp đầy: chúng ta có một nhu cầu tâm lý với Gót – người bạn, người cha, người anh lớn, người giải tội, người tin cẩn tâm sự, tất cả đều tưởng tượng – và nhu cầu phải được thỏa mãn, dù Gót thực sự có hiện hữu hay không. Nhưng có phải hay không rằng chính Gót có thể làm ngổn ngang chật chội một khoảng trống mà chúng ta tốt hơn nên lấp đầy với một gì đó khác? Khoa học, có lẽ? Nghệ thuật? Tình thân ái giữa con người? Chủ nghĩa nhân bản? Tình yêu với chính đời sống này trong thế giới thực tại này, không gửi gắm niềm tin vào đời sống nào khác bên kia nấm mồ? Một tình yêu với thiên nhiên, hoặc những gì nhà côn trùng học tên tuổi E.O. Wilson đã gọi là một cảm kích từ sự nhận hiểu giá trị của đời sống và thế giới sống thực – Biophilia? [2]

Trước sau, tôn giáo đã từng được cho là làm đầy bốn vai trò chính trong đời sống con người: giải thích, khuyến cáo, an ủi và gây cảm hứng. Trong lịch sử, tôn giáo đã có khát khao để giải thích sự hiện hữu của chính chúng ta riêng và bản chất của vũ trụ mà trong đó chúng ta tìm thấy mình. Trong vai trò này, hiện nay khoa học đã hoàn toàn thế chỗ, và tôi đã giải quyết nó trong Chương 4. Bằng khuyến cáo, tôi có ý nói đến sự hướng dẫn đạo đức về cách thức chúng ta phải cư xử ra sao, và tôi đã bàn luận trong Chương 6 và 7. Cho đến giờ, tôi vẫn chưa công bằng với vai trò an ủigây cảm hứng, và chương cuối này sẽ ngắn gọn bàn về chúng. Như một dẫn nhập sơ khởi về bản thân sự an ủi, tôi muốn bắt đầu với hiện tượng tâm lý của tuổi thơ ấu về “người bạn tưởng tượng”, mà tôi tin rằng có sự giống nhau mật thiết với tín ngưỡng tôn giáo.