Sunday, July 27, 2014

Bertrand Russell – Triết học và Chính trị

Triết học và Chính trị
Bertrand Russell










Người Anh được nhìn nhận là khác biệt giữa những quốc gia châu Âu hiện đại, một mặt bởi sự xuất sắc của những triết gia của họ, và mặt khác bởi sự khinh miệt của họ với triết học. Về cả hai phương diện, họ đều cho thấy sự khôn ngoan của họ. Nhưng sự khinh miệt với triết học, nếu phát triển đến điểm ở đó nó trở thành hệ thống, thì tự nó là một triết lý; nó là triết lý ở nước Mỹ, gọi là “thuyết Công cụ” [1] . Tôi sẽ đề nghị rằng triết lý, nếu nó là triết lý xấu, có thể là nguy hiểm, và do đó xứng với mức độ của sự tôn trọng tiêu cực mà chúng ta dành cho sét đánh và loài cọp. Phương diện tích cực nào có thể là từ triết lý “tốt”, tôi sẽ chừa lại ở đây trong ngắn ngủi, như một câu hỏi mở ngỏ.

Sự kết nối của triết học với chính trị, đó là chủ đề của bài giảng của tôi, đã là kém hiển nhiên ở nước Anh hơn những nước lục địa châu Âu. Thuyết triết học Duy nghiệm, nói rộng rãi, thì kết nối với thuyết chính trị Tự do, nhưng Hume đã là một người đảng Bảo thủ; những gì những triết gia gọi là “thuyết Duy ý”, nói tổng quát, có một kết nối tương tự với thuyết bảo thủ, nhưng T. H. Green [2] đã là một người đảng Tự do. Trên lục địa, sự phân biệt là đã nhiều tách bạch hơn, và đã từng có một sự sẵn sàng lớn hơn, để chấp nhận hoặc từ chối, một khối những lý thuyết như một toàn bộ, với không xem xét nghiêm nhặt với từng phần riêng biệt.

Trong hầu hết những nước văn minh ở hầu hết mọi thời, triết học là một vấn đề mà trong đó những người cầm quyền đã có một quan điểm ​​chính thức, và trừ nơi nào chính sách dân chủ tự do giữ ưu thế, điều này vẫn là trường hợp xảy ra. Hội nhà thờ Catô thì liên hệ với triết lý của Aquinas, Chính phủ Sôviết với của Marx. Đảng Nazis ủng hộ chủ thuyết duy ý Đức, dù mức độ trung thành đem cho Kant, Fichte hoặc Hegel tương ứng, đã không được đặt định rõ ràng. Những người Catô, Cộng sản, và Nazis Đức, tất cả đều cho rằng những cái nhìn của họ về chính trị thực tiễn đã buộc chặt với những cái nhìn của họ về lý thuyết triết học. Chủ thuyết tự do dân chủ, trong thành công ban đầu của nó, được liên hệ với triết lý duy nghiệm được Locke khai triển. Tôi muốn xem xét sự liên hệ này của những triết lý với những hệ thống chính trị như nó đã tồn tại trong thực tế, và để thăm dò xem nó là một liên hệ thuận hợp lôgích xa đến đâu, và ngay cả khi không hợp lôgích, nó có một thứ thuộc tính không-thể-tránh về tâm lý xa đến đâu. Chừng nào, dù một trong hai loại liên hệ hiện hữu, triết lý của một người có tầm quan trọng thực tiễn, và một triết lý phổ biến có thể có một liên hệ gần gũi với hạnh phúc hay đau khổ của những phần lớn của nhân loại.

Từ “triết học” là một trong số mà ý nghĩa thì không có cách nào không đổi. Giống như từ “tôn giáo”, nó có một lối hiểu khi được dùng để mô tả những thuộc tính đặc trưng nhất định của những nền văn hóa lịch sử, và một lối hiểu khác, khi được dùng để chỉ một môn học, hoặc một thái độ của trí óc vốn được xem là đáng mong muốn trong thời nay. Triết học, như theo đuổi trong những đại học của thế giới dân chủ phương Tây, ít nhất là trong ý định, là phần của sự theo đuổi kiến thức, nhằm cùng một loại đứng ngoài, khách quan như trong khoa học đã tìm, và không bị giới cầm quyền đòi hỏi phải đi đến những kết luận thuận lợi cho chính phủ. Nhiều giáo sư dạy triết học sẽ phủ nhận, không chỉ với ý định gây ảnh hưởng về chính trị của sinh viên của họ, nhưng cũng cả với quan điểm rằng triết lý nên cấy trồng đức hạnh. Điều này, họ sẽ nói, ít có dính dáng với những triết gia, cũng như với những nhà vật lý hay hóa học. Kiến thức, họ sẽ nói, là mục tiêu duy nhất của giảng dạy đại học; đức hạnh nên để cho cha mẹ, những ông giáo dạy trẻ, và những hội Nhà thờ.

Nhưng cái nhìn này về triết học, mà tôi có nhiều cảm tình, thì mới mẻ, và là khác thường ngay cả trong thế giới hiện đại. Có một cái nhìn hoàn toàn khác biệt, đã chiếm ưu thế từ thời cổ, và với nó, triết lý đã có được sự quan trọng chính trị và xã hội của nó.

Triết học, trong ý nghĩa lịch sử quen dùng này, đã là kết quả từ cố gắng để tạo thành một tổng hợp của khoa học và tôn giáo, hoặc có lẽ chính xác hơn, để hợp chung thành một học thuyết về phần bản chất của vũ trụ và vị trí của con người trong đó, với một đạo đức thực tiễn, cấy trồng những gì được xem là đường lối tốt nhất cho đời sống. Triết lý đã được phân biệt với tôn giáo bởi sự kiện, ít nhất trên danh nghĩa, là nó không gọi đến uy quyền hay truyền thống; nó được phân biệt với khoa học bằng sự kiện là một phần yếu tính của mục đích của nó đã là bảo con người sống thế nào. Những lý thuyết về vũ trụ và đạo đức của nó đã gắn kết với nhau chặt chẽ: đôi khi những động cơ đạo đức đã ảnh hưởng quan điểm của triết gia về phần bản chất của vũ trụ, đôi khi quan điểm của ông về phần bản chất của vũ trụ đã dẫn ông đến kết luận đạo đức. Và với hầu hết những triết gia, những ý kiến ​​về đạo đức liên quan đến những hệ quả chính trị: một số người đề cao chế độ dân chủ, một số người khác đề cao chế độ tập đoàn lãnh đạo; một số người ca ngợi tự do, một số người khác ca ngợi kỷ luật. Hầu như tất cả những loại triết lý đều đã được người Greek phát minh, và những tranh cãi trong thời đại của chúng ta là đã sôi nổi hùng hồn giữa những triết gia thời trước-Socrates.

Vấn đề nền tảng của đạo đức và chính trị là tìm một vài cách của sự dung hòa những nhu cầu của đời sống xã hội với sự cấp thiết của những ham muốn cá nhân. Điều này đã đạt được, trong chừng mực nó đã đạt được, bằng những phương tiện của những sách lược khác nhau. Nơi nào có một chính phủ tồn tại, pháp luật hình sự có thể được dùng để ngăn chặn hành động chống lại xã hội về phần của những ai là người không thuộc về chính phủ, và pháp luật có thể được tôn giáo làm vững mạnh, bất cứ nơi nào tôn giáo dạy rằng bất tuân là nghịch đạo. Nơi nào có một giới thày chăn chiên ảnh hưởng đủ mạnh vào sự thực thi qui luật đạo đức của nó trên những nhà cai trị thế tục, ngay cả những nhà lĩnh đạo, đến một vài mức độ, trở thành đối tượng của pháp luật; có thừa thãi những trường hợp về điều này trong Cựu Ước và trong lịch sử thời Trung cổ. Những nhà vua đã chân thực tin vào chính phủ của Gót trên thế giới, và vào một hệ thống những thưởng và phạt ở đời sau, cảm thấy bản thân họ không toàn năng, và không có khả năng để phạm tội mà không bị trừng phạt. Tình cảm này được nhà vua trong Hamlet diễn tả, khi ông đối chiếu sự không nhân nhượng của công lý của Gót với sự tùng phục của thẩm phán trần gian với quyền lực nhà vua.

Những triết gia, khi họ nắm lấy vấn đề của bảo tồn sự gắn kết xã hội để tìm cách giải quyết, đã tìm những giải pháp rõ ràng ít tuỳ thuộc trên giáo điều hơn của những gì được những tôn giáo chính thức đem cho. Hầu hết triết lý đã là một phản ứng chống lại chủ thuyết hoài nghi; nó đã nổi lên trong những thời đại khi uy quyền đã thôi không đủ để sản xuất tối thiểu tin tưởng cần thiết cho xã hội, thế nên những luận chứng duy lý trên danh nghĩa đã được phát minh để bảo đảm kết quả tương tự. Động cơ này đã dẫn đến một sự không thành thật sâu xa, nhiễm lây hầu hết triết lý, cả thời xưa và ngày nay. Đã từng có một sợ hãi, thường vô thức, rằng suy nghĩ minh bạch sẽ dẫn đến trạng thái hỗn loạn vô chính phủ, và sợ hãi này đã dẫn những triết gia đến trốn lánh trong sương mù của nguỵ biện và tối tăm.

Dĩ nhiên, đã có những trường hợp ngoại lệ; đáng ghi nhận nhất là Protagoras trong cổ đại, và Hume trong hiện đại. Cả hai, như một kết quả của chủ thuyết hoài nghi, đã là bảo thủ về chính trị. Protagoras đã không biết liệu những vị gót có hiện hữu hay không, nhưng ông chủ trương rằng dù trong trường hợp nào đi nữa, họ nên được tôn thờ. Triết học, theo ông, không có gì giáo huấn để giảng dạy, và cho sự tồn tại của đạo đức, chúng ta phải dựa trên sự thiếu-suy-nghĩ của đa số, và sự sẵn sàng của họ để tin vào những gì họ đã được dạy. Do đó, phải đừng làm gì để suy yếu đi sức mạnh phổ thông của truyền thống.

Cùng một loại sự việc, đến một điểm, có thể cũng nói được về Hume. Sau khi giải thích rõ ràng những kết luận hoài nghi của ông, ông thú nhận, vốn chúng không thuộc loại mà người ta có thể sống với được, ông chuyển sang một mảnh nhỏ của khuyên bảo thực tiễn, nếu nghe theo, sẽ ngăn bất kỳ một ai, khỏi đọc ông. “Sự vô tư, không quá cẩn thận và sự vô ý, đừng quá chú ý”, ông nói, “một mình có thể đủ cung cấp cho chúng ta bất kỳ liều thuốc chữa chạy nào. Vì lý do này tôi dựa hoàn toàn vào chúng”. Ông không, trong kết nối này, giải thích những lý do của ông để là một người theo đảng Bảo thủ Anh, nhưng đó là rõ ràng rằng “sự không quá cẩn thận và sự không chú ý”, trong khi chúng có thể dẫn đến lưỡng lự chấp nhận tình trạng hiện có của sự việc, nếu không có giúp đỡ, không thể dẫn một người đến ủng hộ chương trình cải cách này hoặc kia. [3]

Hobbes, mặc dù ít hoài nghi hơn Hume, đã được thuyết phục cũng bằng thế, rằng chính quyền thì không phải là có nguồn gốc thần linh, và được dẫn dắt cũng ngang bằng không kém, bởi con đường của hoài nghi, để ủng hộ chủ thuyết cực kỳ bảo thủ. [4]

Protagoras đã được Plato, và Hume đã được Kant và Hegel “trả lời”. Trong mỗi trường hợp, giới triết học thở phào nhẹ nhõm, và đã kiềm chế khỏi sự xem xét thoả đáng đến rất mực, về sự thuận lý vững chắc trí thức của “trả lời”, vốn trong mỗi trường hợp đã có những hệ quả chính trị cũng như lý thuyết – mặc dù trong trường hợp của “trả lời” với Hume, nó đã không phải là Kant Tự do, nhưng Hegel phản động là người đã khai triển những hệ quả chính trị.

Nhưng những người hoài nghi trước sau triệt để, chẳng hạn như Protagoras và Hume, chưa bao giờ từng có ảnh hưởng, và đã được xử dụng chủ yếu như những ông ngáo ộp, để giới phản động hù hoạ cho khiếp hãi, đẩy người ta vào trong thuyết duy-giáo-điều phản-lý-trí. Những địch thủ thật sự mạnh mẽ mà Plato và Hegel đã phải gắng gỏi chống lại, không phải là những người của chủ thuyết hoài nghi, nhưng của chủ thuyết duy nghiệm, Democritus trong một trường hợp, và Locke trong một trường hợp kia. Trong mỗi trường hợp, chủ thuyết duy nghiệm [5] đã liên kết với sự thực hành dân chủ, và nhiều hoặc ít, với một đạo đức công lợi [6] . Trong mỗi trường hợp, triết lý mới đã thành công trong việc trình bày chính nó như là cao thượng hơn và sâu sắc hơn ý thức phải trái thông thường mà nó thay thế của con người bình dân chân đất. Trong mỗi trường hợp, nhân danh của tất cả những gì cao cả nhất, triết lý làm chính nó thành quán quân cho sự bất công, sự tàn bạo, và sự đối lập với tiến bộ. Trong trường hợp của Hegel, điều này đã, ít hoặc nhiều hơn, đi đến được nhìn nhận; trong trường hợp của Plato, nó vẫn là một gì đó của một nghịch lý, mặc dù nó đã được biện hộ xuất sắc trong một quyển sách gần đây của Tiến sĩ K. R. Popper. [7]

Plato, theo như Diogenes Laertius, đã bày tỏ quan điểm rằng tất cả những sách của Democritus phải đem đốt bỏ. Ước muốn của ông, đến một mức độ, đã được thực hiện, khiến không tác phẩm nào của Democritus còn tồn tại. Plato, trong những Đàm thoại của ông, không bao giờ đề cập đến Democritus; Aristotle đã cho một vài giải thích về học thuyết của Democritus; Epicurus đã thô tục hoá ông; và cuối cùng Lucretius đặt những học thuyết của Epicurus vào những vần thơ. Chỉ Lucretius sống sót, một ngẫu nhiên may mắn. Để tái tạo lại Democritus từ những tranh cãi của Aristotle, và thơ của Lucretius thì không dễ dàng; nó gần như là nếu chúng ta phải xây dựng lại Plato từ sự bác bỏ của Locke về những ý tưởng bẩm sinh và thơ của Vaughan “Tôi thấy vĩnh cửu một đêm kia” [8] .Tuy nhiên, đủ có thể được lấy để giải thích và lên án sự thù hận của Plato.

Democritus chủ yếu nổi tiếng (cùng với Leucippus) như người sáng lập ra thuyết nguyên tử [9], mà ông chủ trương, bất chấp những phản đối của những nhà siêu hình học – những phản đối được những người tiếp thừa của họ lập lại, xuống đến và gồm cả, Descartes và Leibniz. Thuyết nguyên tử của ông, tuy nhiên, chỉ là một phần của triết lý tổng quát của ông. Ông là một nhà duy vật, một nhà theo thuyết tất định, một nhà tư tưởng tự do, một nhà theo thuyết công dụng, là người không thích tất cả những đam mê mạnh mẽ, một người tin vào sự tiến hóa, trong cả thiên văn và sinh học.

Giống những người có những quan điểm ​​tương tự trong thế kỷ thứ mười tám, Democritus là một nhà dân chủ hăng hái. “Nghèo túng trong một chế độ dân chủ”, ông nói, “thì được ưa thích nhiều hơn là với những gì được gọi là thịnh vượng dưới chế độ độc tài, như tự do so với chế độ nô lệ”. Ông là một người đồng thời với Socrates và Protagoras, và là người cùng thành phố với vị sau; ông hưng thịnh mạnh trong những năm đầu của cuộc chiến Peloponnesian, nhưng có thể đã chết trước khi nó kết thúc. Cuộc chiến đó đã cô đọng sự tranh đấu vốn đang diễn ra trên khắp thế giới Hellenic, giữa thể chế dân chủ và thể chế tập đoàn lãnh đạo. Sparta ủng hộ thể chế tập đoàn lãnh đạo; đó cũng đã là của gia đình và bạn hữu của Plato, những người đã như thế cuối cùng trở thành những phản quốc, cộng tác với xâm lược [10]. Sự phản bội của họ gây thành nguyên nhân góp phần vào sự bại trận của Athens. Sau bại trận đó, Plato đã bắt đầu hăng hái làm việc để hát những lời ca ngợi những kẻ chiến thắng, bằng cách xây dựng một Utopia, một thứ xã hội không tưởng, vốn những tính chất đặc biệt của nó đã được hiến pháp Sparta gợi ý. Dẫu thế, tuy nhiên, đã là tài năng nghệ thuật của ông, khiến những người theo chủ thuyết Tự do đã không bao giờ ghi nhận những khuynh hướng phản động của Plato, cho đến khi Lenin và Hitler, những học trò của ông, đã cung cấp cho họ một chú giải phê phán thực hành [11].

Rằng Republic của Plato nên là đáng ngưỡng mộ, về mặt chính trị của nó, bởi những người chừng mực ôn hoà, thì có lẽ là thí dụ đáng kinh ngạc nhất của chữ nghĩa trưởng giả hợm mình tự gán lấy cao sang hơn người, trong tất cả lịch sử. Chúng ta hãy xem xét một vài điểm trong chủ đề độc tài này. Mục đích chính của giáo dục, mà với nó mọi sự việc khác đều phụ thuộc, là để sản xuất sự can đảm trong chiến trận. Đi đến cứu cánh này, sẽ là một sự kiểm duyệt ngặt nghèo của những câu chuyện được những bà mẹ và vú em kể cho trẻ nhỏ; sẽ không có đọc thơ của Homer, bởi người viết thơ thoái hoá đó làm những anh hùng than thở và những gót cười cợt; kịch nghệ thì bị cấm, bởi nó chứa những nhân vật phản diện xấu và những phụ nữ; âm nhạc thì chỉ có những loại nhất định, vốn, trong những thuật ngữ hiện đại sẽ là (những khúc quân hành như) “Rule Britannia” và “The British Grenadiers” [12]. Chính phủ nằm trong tay một tập đoàn lãnh đạo gồm ít người, là những người thực hành thói bịp bợm và gian dối – thủ đoạn quỷ quyệt trong thao túng sự rút thăm cho những mục đích nhằm chọn lựa chỉ con người có nòi tốt bẩm sinh [13], và dối trá tinh vi để thuyết phục dân chúng rằng có sự khác biệt sinh học giữa những những giai cấp thượng lưu và hạ lưu. Cuối cùng, sẽ có sự giết trẻ sơ sinh trên quy mô lớn, khi trẻ em được sinh ra nếu không như một kết quả của chính phủ lừa đảo trong sự rút thăm ngẫu nhiên những phiếu chọn. [14]

Cho dù người ta có hạnh phúc hay không, trong công xã không tưởng này, thì không quan trọng, chúng ta được bảo thế, vì sự xuất sắc nằm trong toàn bộ, không trong những bộ phận. Thành phố của Plato là một bản sao của thành phố vĩnh cửu đã đặt sẵn trên trời cao; may ra trên trời cao, chúng ta sẽ vui hưởng thứ hiện hữu nó đem cho chúng ta, nhưng nếu chúng ta không thích thú với nó ở đây trên mặt đất, mặc xác chúng ta với tồi tệ thêm hơn. [15]

Hệ thống này rút ra được sức mạnh thuyết phục của nó từ hôn nhân giữa thiên kiến quý tộc và “triết lý từ Gót” [16]; không có điều sau, nó rõ ràng là gớm guốc đến nhờn tởm đẩy người ta phải lùi lại. Nói hay kể khéo về sự tốt lành và sự không-thay-đổi làm nó thành có thể làm được việc ru ngủ người nghe vào trong sự ưng thuận học thuyết rằng kẻ khôn ngoan nên nắm quyền cai trị, và rằng mục đích của họ nên là để bảo tồn hiện trạng (status quo), như nhà nước lý tưởng trên trời cao làm thế. Với mỗi người có những tin tưởng chính trị xác quyết mạnh mẽ – và người Greek đã có những đam mê chính trị mãnh liệt đáng ngạc nhiên – điều là hiển nhiên rằng những “tốt lành” nói đó là của đảng của riêng ông, và rằng, nếu họ có thể thiết lập hiến pháp mà họ mong muốn, không thay đổi nào thêm nữa sẽ là cần thiết. Đó là tư tưởng Plato, nhưng bằng che giấu tư tưởng của ông trong một màn sương siêu hình, ông đã cho nó sự xuất hiện khách quan và vô tư, vốn đã đánh lừa thế giới qua những thời đại.

Lý tưởng của sự toàn hảo tĩnh, vốn Plato lấy nguồn từ Parmenides, và thể hiện trong thuyết về những ý tưởng của ông [17] , là một thuyết mà bây giờ được nhìn nhận chung là không áp dụng được cho những vấn đề nhân sinh. Con người là một động vật không nghỉ yên, không hài lòng, không giống con trăn gió khổng lồ, có một bữa ăn ngon mỗi tháng một lần, và rồi ngủ suốt phần thời gian còn lại. Con người, cho hạnh phúc của nó, không chỉ hưởng thụ điều này hay vui thú việc đó, nhưng cần hy vọng, và tất cả những gì – đang làm, đang có, đang là, đang toan tính – và sự thay đổi. Như Hobbes nói: “diễm phúc gồm trong đang thịnh vượng, không phải sau khi đã thịnh vượng”. Giữa những triết gia hiện đại, lý tưởng về hạnh phúc bất tận và bất biến đã được thay thế bằng lý tưởng của sự tiến hóa, trong đó giả định là có một sự tiến bộ trật tự, hướng tới một mục tiêu, mà mục tiêu này thì không bao giờ đạt được hoàn toàn, hoặc trong bất kỳ mức độ nào, đã chưa từng đạt ở thời điểm của bài viết. Sự thay đổi này về triển vọng là phần của sự thay thế của động cho tĩnh, bắt đầu với Galileo, và đã ngày càng tăng ảnh hưởng trên tất cả những suy nghĩ hiện đại, cho dù khoa học hay chính trị.

Thay đổi là một việc, tiến bộ là một việc khác. “Thay đổi” là thuộc khoa học, “tiến bộ” là thuộc đạo đức; thay đổi là không thể nghi ngờ, trong khi tiến độ là một vấn đề của sự bất đồng vẫn tranh cãi. Trước tiên, chúng ta hãy xem xét thay đổi, như nó xuất hiện trong khoa học.

Cho đến thời Galileo, những nhà thiên văn học, theo Aristotle, đã tin rằng tất cả mọi thứ trên vòm trời, cao từ mặt trăng trở lên, thì không thay đổi và không thể hư hỏng. Từ Laplace trở đi, không nhà thiên văn học có uy tín nào còn giữ quan điểm này. Đám hơi-bụi-vũ-trụ (nebulae), sao, và hành tinh, bây giờ chúng ta tin rằng, tất cả đã phát triển dần dần. Một vài ngôi sao, lấy thí dụ, đồng hành của Sirius, đã “chết”; trước đây một thời gian nào đó, chúng đã trải qua một biến cố vĩ đại và khủng khiếp [18] , đã làm suy giảm rất lớn lượng ánh sáng và nhiệt độ tỏa ra từ chúng. Hành tinh của chúng ta, vốn với nó những triết gia có khuynh hướng có một quan tâm địa phương và quá đáng, đã từng là quá nóng để nuôi dưỡng sự sống, và sẽ đến thời là quá lạnh. Sau những niên đại, trong đó quả đất sản xuất những triobites vô hại và những loài bướm, sự tiến hóa tiến triển đến điểm mà tại đó nó tạo ra Neros, Genghis Khans và những (người như) Hitler. Điều này, tuy nhiên, là một ác mộng đương đi qua; đến thời, trái đất sẽ một lần nữa trở thành không có khả năng nuôi dưỡng sự sống, và yên bình sẽ trở lại.

Nhưng tình trạng nhanh chóng thay đổi không mục đích này, vốn là tất cả mà khoa học phải đem cho, đã không làm những triết gia thoả mãn. Họ đã công khai tuyên bố để khám phá một công thức của sự tiến bộ, cho thấy rằng thế giới đã dần dần trở thành, nhiều hơn và nhiều hơn nữa, theo ý thích của họ. Công thức sản xuất cho một triết lý của loại hình này thì đơn giản. Triết gia trước tiên quyết định đâu là những tính năng đặc biệt của thế giới hiện tại cho ông vui sướng, và đâu là những tính năng cho ông đau đớn. Ông sau đó, bằng một lựa chọn cẩn thận giữa những sự kiện, tự thuyết phục mình rằng vũ trụ là đối tượng của một luật tổng quát dẫn đến sự gia tăng của những gì ông thấy dễ chịu, và suy giảm những gì ông thấy khó chịu. Kế tiếp, sau khi đưa vào dựng thành luật của ông về sự tiến bộ, ông quay sang công chúng và nói: “Đó là định mệnh mà thế giới phải phát triển như tôi nói; do đó, những ai là người mong ước ở về phía chiến thắng, và không màng gây một chiến tranh không kết quả chống lại sự không-thể tránh, sẽ nhập phe của tôi”. Những ai là người phản đối ông bị lên án như không triết lý, không khoa học và lỗi thời, trong khi những ai đồng ý với ông, cảm thấy vững tâm về sự chiến thắng, vì vũ trụ đứng về phía của họ. Đồng thời phía chiến thắng, vì những lý do vốn dẫu sao vẫn tối tăm khó hiểu, thì được trình bày như phía của đức hạnh.

Người đầu tiên đã phát triển đầy đủ quan điểm này là Hegel. Triết học của Hegel thì rất lạ lẫm khiến người ta đã không mong đợi ông rồi có khả năng có được những người tỉnh trí để chấp nhận nó, nhưng ông đã có được. Ông đã bắt đầu với quá nhiều tối tăm đến nỗi mọi người nghĩ rằng nó phải là uyên thâm thăm thẳm. Nó có thể hoàn toàn dễ dàng được trình bày và giải thích với chi tiết dễ hiểu rõ ràng trong những lời của một âm tiết, nhưng sau đó sự phi lý của nó trở thành rõ ràng. Những gì sau đây không phải là một tranh vẽ quá lố để nhạo cười, dẫu tất nhiên những người theo Hegel sẽ duy trì rằng nó là một.

Triết học của Hegel, trong khái lược là như sau. Thực tại thực thì không-đổi (bất biến với thời-gian), như trong Parmenides và Plato, nhưng cũng có một thực tại trông thấy, gồm thế giới của hàng-ngày trong không gian và thời gian. Cá tính đặc biệt của thực tại thực có thể chỉ được xác định bởi một mình lôgích, vì có chỉ một loại của thực tại có thể có mà là không tự mâu thuẫn. Đây được gọi là “Ý tưởng Tuyệt đối”. Về điểm này, ông đưa ra định nghĩa sau: “Ý tưởng tuyệt đối. Ý tưởng, như sự thống nhất của Ý tưởng chủ quan và khách quan, là ý niệm của Ý tưởng – một khái niệm mà đối tượng của nó là Ý tưởng loại giống như vậy, và vì nó (nên) khách thể là Ý tưởng – một Khách thể vốn nó ôm trọn tất cả những cá tính đặc biệt trong sự thống nhất của nó”. Tôi ghét để phải làm hỏng sự trong sáng long lanh của câu này bằng bất kỳ một bình luận nào, nhưng trong thực tế, cùng một điều tương tự sẽ được diễn tả bằng cách nói rằng” “Ý tưởng tuyệt đối là tư tưởng thuần tuý suy nghĩ về tư tưởng thuần tuý”. Hegel đã chứng minh với sự hài lòng của ông rằng tất cả Thực tại là tư tưởng, từ đó nó dẫn đến rằng tư tưởng không thể suy nghĩ về bất cứ gì khác ngoài tư tưởng, vì không có gì khác để suy nghĩ về nữa. Một số người có thể tìm thấy điều này tối-đụt một chút; họ có thể nói: “Tôi thích nghĩ về Cape Horn, và Nam Cực, và đỉnh Everest và nebula lớn trong Andromeda; Tôi thích thú suy ngẫm về những niên đại khi trái đất đã đang nguội đi, khi biển còn sôi nóng, và núi lửa phun rồi tắt chỉ giữa ban đêm và ban sáng. Tôi tìm thấy giới luật của ông, rằng tôi nên làm đầy não thức của tôi với những sáng tác giáo huấn công phu của những giáo sư khoe chữ tràng giang đại hải, là ngột ngạt không thể chịu được, và thực sự, nếu đó là ‘kết thúc có hậu’ của ông, tôi không nghĩ rằng nó là đáng bõ công để lội qua tất cả những dài dòng đưa dẫn đến nó”. Và với những lời này, họ sẽ nói lời giã biệt với triết học, và từ đó về sau mãi mãi sống trong hạnh phúc. [19]

Nhưng nếu chúng ta đồng ý với những người này, chúng ta tất đã làm một bất công với Hegel, vốn không xảy ra. Vì Hegel sẽ chỉ ra rằng, trong khi Tuyệt đối, giống như Gót của Aristotle, không bao giờ nghĩ về bất cứ gì nhưng chỉ chính nó, vì nó biết rằng tất cả những gì khác đều là ảo tưởng, nhưng chúng ta, những người bị buộc phải sống trong thế giới hiện tượng, như những nô lệ của tiến trình thời gian, thấy chỉ những bộ phận, và thấp thỏm hiểu chỉ lờ mờ về toàn bộ, trong những khoảnh khắc của thị kiến thần bí, chúng ta, những sản phẩm ảo tưởng của sự ảo tưởng, đã buộc đi đến nghĩ như nếu Cape Horn đã là tự vừa đủ hiện hữu và không đơn thuần chỉ là một ý tưởng trong Não thức của Gót. Khi chúng ta nghĩ chúng ta nghĩ về Cape Horn, những gì xảy ra trong Thực tại là rằng Tuyệt đối thì có nhận biết về một tư tưởng về Cape-Horn. Nó quả thực có một suy nghĩ loại giống như vậy, hay đúng hơn một phương diện loại giống như vậy của một suy tưởng mà nó suy nghĩ, không bị ảnh hưởng của thời gian, và là, và đây là thực tại duy nhất mà thuộc về Cape Horn. Nhưng vì chúng ta không thể đạt đến những tầm cao loại giống như vậy, chúng ta gắng gỏi hết sức mình, đến mức tốt nhất của chúng ta, khi suy nghĩ về nó, trong cách thức địa lý thông thường [20].

Nhưng một ai đó có thể nói, tất cả điều này có liên quan gì đến chính trị? Đầu tiên thoạt nhìn, có lẽ, không có gì là rất nhiều. Với Hegel, tuy nhiên, sự kết nối thì rõ ràng. Nó dẫn đến theo sau từ siêu hình học của ông rằng tự do đúng thực thì gồm trong sự vâng phục với một chính quyền độc đoán, rằng tự do ngôn luận là một xấu ác, rằng chế độ quân chủ tuyệt đối là tốt, rằng nhà nước đế quốc Prussia đã là hiện hữu tốt đẹp nhất đang có ở thời điểm ông viết, rằng chiến tranh thì tốt, và rằng một tổ chức quốc tế để giải quyết những tranh chấp trong hòa bình sẽ là một bất hạnh.

Điều cũng đúng có thể rằng một số giữa những người đọc của tôi có thể không thấy ngay lập tức làm thế nào những hậu quả này lại theo đến, vì vậy tôi hy vọng tôi có thể được tha lỗi vì nói một ít lời về những bước trung gian.

Mặc dù thời gian thì không-thực, những chuỗi của những gì hiện ra vốn chúng dựng lên thành lịch sử có một sự liên hệ lạ lẫm với Thực tại. Hegel đã khám phá ra bản chất của Thực tại bằng một tiến trình thuần tuý lôgích gọi là “biện chứng”, vốn bao gồm sự khám phá những mâu thuẫn trong những ý tưởng trừu tượng và điều chỉnh chúng bằng cách làm chúng bớt trừu tượng. Mỗi một ý tưởng trừu tượng này được hình thành như một giai đoạn trong sự phát triển của “Ý tưởng'”, giai đoạn cuối cùng là “Ý tưởng Tuyệt đối”.

Thế chưa đủ lạ lẫm, vì một vài lý do nào đó mà Hegel đã không bao giờ tiết lộ, tiến trình theo thời gian của lịch sử lập lại sự phát triển lôgích của phép biện chứng. Điều đã có thể nghĩ, vì một hệ thống siêu hình tự nhận là để áp dụng cho tất cả Thực tại, khiến tiến trình thời gian vốn song song với nó sẽ mang tầm vũ trụ, nhưng không một chút nào của điều đó: nó thì hoàn toàn trên mặt đất, giới hạn trong lịch sử đã được ghi chép, và (hết sức không thể tin được như điều này có thể xem ra như thế) với lịch sử mà Hegel, đã xảy ra với ông, là ông biết được. Những quốc gia khác nhau, vào những thời điểm khác nhau, đã thể hiện những giai đoạn của Ý tưởng mà biện chứng đã đạt đến vào những thời điểm đó. Về nước Tàu, Hegel biết chỉ những gì nó đã là, do đó nước Tàu đã minh họa phạm trù của chỉ là mới Hữu thể. Về India, ông chỉ biết được rằng những người theo đạo Phật tin vào Nirvana, do đó India minh họa phạm trù của Không-gì. Người Greece và Rome đã tiến khá xa hơn dọc theo danh sách của những phạm trù, nhưng tất cả những giai đoạn cuối đã được dành lại cho người Đức, là những người, kể từ thời Rome sụp đổ, đã là những người dương cờ đi đầu duy nhất của Ý tưởng, và đến năm 1830, đã gần như thể hiện được Ý tưởng Tuyệt đối.

Với bất cứ ai là người vẫn ấp ủ hy vọng rằng con người, dẫu nhiều hay ít, là một động vật lý trí, sự thành công của mớ hỗn tạp hổ lốn của sự vô nghĩa này phải là đáng kinh ngạc. Trong thời của chính ông, hệ thống của ông đã được chấp nhận bởi hầu như tất cả những người Đức trẻ tuổi có học, mà có lẽ là giải thích được bởi thực tế là nó tâng bốc sự tự cao của người Đức. Nhưng những gì là đáng ngạc nhiên hơn là thành công của nó ở bên ngoài nước Đức. Khi tôi còn trẻ, hầu hết giáo sư triết học trong những đại học Anh và Mỹ đã là những người theo Hegel, do đó, cho đến khi tôi đọc Hegel, tôi đã giả định rằng phải có một vài sự thật trong hệ thống của ông; tôi đã được chữa khỏi sai lầm này, tuy nhiên, do khám phá rằng tất cả mọi điều ông nói về triết lý toán học thì hoàn toàn thẳng tuột rõ ràng chỉ là vô nghĩa. [21]

Lạ lùng gây tò mò nhất của tất cả đã là ảnh hưởng của Hegel trên Marx, người đã tiếp nhận một số tôn chỉ không-thực, huyền ảo nhất của ông, đặc biệt hơn cả là tin tưởng rằng lịch sử phát triển theo một kế hoạch hợp lôgích, và là có quan tâm, như biện chứng thuần lý trừu tượng, để tìm những cách tránh sự tự mâu thuẫn. Trên một phần đất lớn của địa cầu, bạn sẽ bị thanh trừng nếu bạn đặt câu hỏi với tín điều này, và những con người phương Tây nổi tiếng của khoa học, người có cảm tình về mặt chính trị với Russia, cho thấy sự đồng cảm của họ bằng cách sử dụng từ “mâu thuẫn” trong những cách mà không có nhà lôgích học tự trọng nào có thể chấp nhận.

Trong việc truy tìm một kết nối giữa chính trị và siêu hình học của một con người như Hegel, chúng ta phải tự hài lòng với một số những tính chất đặc biệt rất tổng quát của chương trình thực tiễn của ông. Rằng Hegel tôn vinh Prussia là một cái gì đó xảy ra ngẫu nhiên; trong những năm trước đó, ông đã hăng hái ngưỡng mộ Napoleon, và chỉ trở thành một người yêu nước Đức khi ông trở thành một nhân viên của nhà nước Prussia. Ngay cả trong hình thức mới nhất của Triết học về Lịch sử của ông, ông vẫn nhắc nhở đến Alexander, Caesar, Napoleon và như những con người vĩ đại đủ để có quyền tự coi mình là đứng ngoài những nghĩa vụ của luật đạo đức. Những gì triết lý của ông gò ép ông ngưỡng mộ, không phải Đức như chống lại Pháp, nhưng là trật tự, hệ thống, quy định và cường độ những kiểm soát của chính phủ. Sự thần thánh hóa Nhà nước của ông sẽ cũng gây sốc đúng như sự kiện nếu Nhà nước được đề cao đã là chế độ chuyên quyền Napoleon. Theo ý kiến ​​riêng của ông, ông đã biết những gì thế giới cần thiết, mặc dù hầu hết những người khác thì đã không; một chính phủ mạnh có thể buộc con người phải hành động đến mức tốt nhất, vốn chính thể dân chủ sẽ không bao giờ có thể làm được. Heraclitus, vốn Hegel mang ơn vô cùng, nói: “Mỗi con thú được đưa tới đồng cỏ với những cú roi đánh”. Chúng ta, trong mọi trường hợp, hãy làm sao cho chắc chắn rằng những roi đánh; cho dù chúng dẫn đến một đồng cỏ hay không, là một vấn đề có tầm quan trọng nhỏ, – ngoại trừ, dĩ nhiên, với những “con thú”.

Điều rõ ràng là một hệ thống độc đoán, chẳng hạn như của Hegel đã ủng hộ, hay của những học trò của Marx ngày nay, chỉ là biện chính được về mặt lý thuyết, trên một cơ sở của giáo điều không được phép tranh cãi. Nếu bạn biết chắc chắn mục đích của vũ trụ là gì trong liên quan đến đời sống con người, điều gì sẽ xảy ra, và những gì là tốt cho mọi người, ngay cả nếu họ không nghĩ như thế; nếu bạn có thể nói, như Hegel nói, rằng lý thuyết của ông về lịch sử là “một kết quả vốn xảy ra là được biết đến với tôi, vì tôi đã đi qua toàn bộ lĩnh vực” – sau đó bạn sẽ cảm thấy rằng không có mức độ cưỡng ép nào là quá lớn, miễn là nó dẫn đến mục tiêu. [22]

Triết lý duy nhất mà có thể có được một sự biện minh lý thuyết cho nguyên tắc dân chủ, và là phù hợp với hệ thống tổ chức dân chủ trong tính khí não thức của nó, là chủ thuyết Duy nghiệm. Locke, người có thể được xem, nhìn theo hướng của trường hợp là thế giới hiện đại, như người sáng lập của chủ thuyết duy nghiệm, làm rõ ràng cho thấy điều này được kết nối chặt chẽ như thế nào với quan điểm của ông về tự do và khoan dung, và sự phản đối của ông với chế độ quân chủ tuyệt đối. Ông không bao giờ mệt mỏi để nhấn mạnh vào sự không chắc chắn của hầu hết những kiến thức của chúng ta, không với một ý định hoài nghi như Hume, nhưng với mục đích làm con người biết rằng họ có thể bị nhầm lẫn, và rằng họ nên tính đến khả năng này trong tất cả những tiếp xử của họ với những người có ý kiến ​​khác biệt với của riêng họ. Ông đã nhìn thấy những tệ nạn được rèn đắp, bởi vừa từ cả “nhiệt tình” của những giáo phái hội nhà thờ và từ tín điều về quyền thiêng liêng của những nhà vua; với cả hai ông đã phản đối một học thuyết chính trị từng phần và chắp vá, được thử nghiệm tại mỗi thời điểm bằng thành công của nó trong thực tiễn. [23]

Những gì có thể được gọi, theo nghĩa rộng, là lý thuyết Tự do chính trị là một sản phẩm lập lại của thương mại. Thí dụ đầu tiên được biết của nó đã là ở những thành phố của Ionia trong vùng Tiểu Á, sống bằng buôn bán hàng hoá với Egypt và Lydia. Khi Athens, trong thời của Pericles, đã trở thành thương mại, người Athens trở thành (theo chủ thuyết chính trị) Tự do. Sau khi một thời gian dài bị lu mờ, những ý tưởng tự do đã hồi sinh ở những thành phố Lombard của thời Trung Cổ, và chiếm ưu thế ở Ý cho đến khi chúng bị những người Spain dập tắt vào thế kỷ thứ mười sáu. Nhưng người Spain đã thất bại trong việc chiếm lại Holland, hay chinh phục nước Anh, và đó đã là những quốc gia này bảo vệ và bênh vực cho chủ thuyết Tự do, và là những lãnh đạo trong thương mại ở thế kỷ XVII. Trong thời chúng ta, sự lãnh đạo đã chuyển sang nước Mỹ. [24]

Những lý do cho kết nối của thương mại với chủ thuyết Tự do là hiển nhiên. Thương mại mang con người vào tiếp xúc với những tập quán của những cộng đồng dân tộc khác biệt với của riêng họ, và trong khi làm như vậy, phá hủy tư tưởng giáo điều của những người không có dịp du lịch. Sự quan hệ giữa người mua và người bán là một sự thương lượng giữa hai bên, cả hai đều là tự do; đó là có được lợi nhuận cao nhất khi người mua hoặc người bán có khả năng hiểu được điểm đứng nhìn của bên kia. Có, dĩ nhiên, thương mại đế quốc, nơi mà những con người bị buộc phải mua với mũi kiếm sắc dí sẵn trên cổ họng mình; nhưng đây không phải là loại mà tạo ra những triết lý Tự do, vốn phát triển mạnh mẽ nhất ở những thành phố thương mại vốn giàu có nhưng với không nhiều sức mạnh quân sự. Ngày nay, tương tự gần nhất với những thành phố thương mại thời cổ đại và trung cổ, được tìm thấy ở những nước nhỏ như Switzerland, Holland, và Scandinavia.

Tín điều Tự do, trong thực tế, là một của sống-và-sống-tuỳ-ý, của khoan dung và tự do cho đến mức như trật tự công cộng cho phép, của sự ôn hoà điều độ và sự vắng mặt của sự cuồng tín trong những chương trình chính trị. Ngay cả chính thể dân chủ, khi nó trở nên cuồng tín, như nó đã xảy ra giữa những môn đệ của Rousseau trong cuộc Cách mạng Pháp, thôi không còn là Tự do; quả thực vậy, một tin tưởng cuồng tín trong dân chủ làm cho những thể chế dân chủ trở nên không thể có được, như đã xuất hiện ở Anh dưới thời Cromwell, và ở Pháp dưới thời Robespierre. Một người Tự do đích thực không nói “điều này thì đúng”, ông nói: “Tôi nghiêng sang nghĩ rằng trong những hoàn cảnh hiện nay, quan điểm này có lẽ là tốt nhất”. Và nó chỉ là trong ý hướng hạn chế và không-giáo điều này khiến ông sẽ ủng hộ Dân chủ.

Triết lý lý thuyết có gì để nói rằng nó thì liên quan với tính cách hợp lệ; hoặc nếu không thế, của triển vọng Tự do?

Yếu tính của triển vọng Tự do không nằm trong những quan điểm  được chủ trương, nhưng trong cách thức chúng được theo đuổi như thế nào: thay vì được chủ trương một cách giáo điều, chúng được theo đuổi một cách thăm dò​​, ướm định, không dứt khoát; và với một ý thức rằng, ở bất kỳ thời điểm nào, bằng chứng mới có thể dẫn đến việc từ bỏ chúng. Đây là cách thức mà ý kiến ​​được theo đuổi trong khoa học, như trái ngược với cách thức mà chúng được nắm giữ trong gót-học. Những quyết định của Hội đồng Nicaea vẫn có thẩm quyền (cho đến nay), nhưng trong khoa học, những quan điểm ​​ở thế kỷ thứ tư thôi không còn mang một sức nặng nào nữa. Ở Liên Xô những phát ngôn của Marx về duy vật biện chứng đều không bị chất vấn đến nỗi chúng giúp để xác định những quan điểm của những nhà di truyền học về làm thế nào để có được những giống lúa mì tốt nhất [25] , mặc dù ở những nơi khác, nghĩ rằng thí nghiệm là cách đúng để nghiên cứu những vấn đề như vậy. Khoa học thì thực nghiệm, thăm dò ​​, và không giáo điều; tất cả những giáo điều bất di bất dịch thì không-khoa học. Triển vọng khoa học, theo đó, là đối ứng của trí tuệ của những gì, trong lĩnh vực thực tiễn, triển vọng của chủ thuyết Tự do.

Locke, người đầu tiên phát triển trong chi tiết lý thuyết duy nghiệm về tri thức, cũng rao giảng sự khoan dung về tôn giáo, những thể chế đại biểu, và sự giới hạn về quyền lực chính phủ bằng hệ thống của những kiểm tra và những cân bằng. Một ít trong những học thuyết của ông là mới, nhưng ông đã phát triển chúng thành có sức nặng vào đúng thời điểm khi chính phủ Anh đã sẵn sàng để chấp nhận chúng. Như những người khác của năm 1688, ông đã chỉ miễn cưỡng là một kẻ nổi loạn, và ông không thích tình trạng hỗn loạn cũng nhiều như ông không thích chế độ chuyên quyền. Cả trong trí thức và trong những vấn đề thực tiễn, ông đã ủng hộ sự trật tự với không-uy quyền; đây có thể được lấy làm phương châm cho cả khoa học lẫn Chủ thuyết Tự do. Nó phụ thuộc, rõ ràng, trên sự đồng ý cho phép hoặc sự tán thành. Trong thế giới trí thức, nó bao gồm những tiêu chuẩn của chứng cứ, vốn sau thảo luận thoả đáng, sẽ dẫn đến một lượng mức của sự thỏa thuận giữa những người chuyên môn. Trong thế giới thực tiễn, nó gồm sự tùng phục với đa số sau khi tất cả những bên đã có một cơ hội để nêu lên trường hợp của họ. [26]

Trong cả hai phương diện, thời điểm của ông đã là một may mắn. Những bất đồng lớn giữa những hệ thống Ptolemy và Copernicus đã được quyết định, và những vấn đề khoa học có thể thôi không còn được giải quyết bằng một kêu gọi đến Aristotle. Chiến thắng của Newton xem dường như để biện minh cho sự lạc quan khoa học vô biên.

Trong thế giới thực tiễn, một thế kỷ rưỡi của những chiến tranh tôn giáo đã hầu như không tạo nên một bất kỳ thay đổi nào trong cán cân quyền lực giữa những người Phản thệ và những người Catô. Con người của thế kỷ Ánh sáng đã bắt đầu xem bất đồng trong gót-học như một sự phi lý, được Swift vẽ thành tranh cười như trong chiến tranh giữa những người (chủ trương đập) “đầu-Lớn-quả trứng” hay “đầu-Nhỏ-quả trứng” [27]. Những giáo phái Phản thệ cực đoan, bằng cách dựa vào ánh sáng nội tâm, đã làm những gì xưng là sự vén-lên-cho-thấy [28] vào thành một sức mạnh vô trật tự, không tuân phục uy quyền chính phủ. Những chương trình lớn lao khó khăn nhưng lý thú, trong khoa học và thương mại, đã mời những con người đầy sinh lực hoạt động để quay đi khỏi sự tranh luận cẵn cỗi vô sinh, không kết quả. May mắn thay, họ đã nhận sự mời gọi, và kết quả là hai thế kỷ của tiến bộ chưa từng có trong lịch sử. [29]

Bây giờ, chúng ta một lần nữa, lại trong một kỷ nguyên của những cuộc chiến tranh tôn giáo, nhưng bây giờ, một tôn giáo thì được gọi là “hệ tư tưởng” [30] . Tại thời điểm này, nhiều người cảm nhận triết lý Tự do là quá nhu thuần và mẫu mực đến cùn nhụt: cái nhìn trẻ lý tưởng tìm trong đó một gì đó với nhiều miếng cắn hơn, một gì đó trong đó có một trả lời rõ ràng cho tất cả những câu hỏi của họ, vốn nó kêu gọi hoạt động như kiểu đi truyền giáo và cho hy vọng của một nghìn năm đưa lại bởi chinh phục. Trong vắn tắt, chúng ta đã đang lao vào một thời đại hồi phục của thứ tin tưởng tôn giáo. Thật không may, bom nguyên tử là một kẻ tiêu diệt mau lẹ hơn so với lợi phần can dự, và không thể an toàn cho phép một chạy đua quá dài như vây. Chúng ta phải hy vọng rằng một triển vọng hợp lý hơn có thể được thực hiện để dành ưu thế, chỉ thông qua một sự hồi sinh của tính thử nghiệm của chủ thuyết Tự do và tính khoan dung mà thể thế giới của chúng có thể tồn tại.

Lý thuyết về tri thức theo thuyết duy nghiệm mà tôi gắn bó – với một vài dè dặt – thì nằm giữa giáo điều và thuyết hoài nghi. Hầu như với tất cả kiến thức, nó chủ trương, là hoài nghi trong một vài mức độ nào đó, mặc dù sự nghi ngờ, nếu có bất kỳ nào, thì không đáng kể như nhìn theo toán học thuần túy và những sự kiện của nhận thức giác quan có mặt. Sự hoài nghi về những gì chuyển sang tri thức là một vấn đề của mức độ; mới đây, sau khi đọc một quyển sách về cuộc xâm lăng của dân Anglo-Saxon vào đất Anh, bây giờ tôi được thuyết phục về sự hiện hữu của Hengist, nhưng rất nghi ngờ về của Horsa [31] . Thuyết tương đối tổng quát của Einstein thì có thể nói rộng rãi được là đúng, nhưng khi nói đến tính chu vi vũ trụ, chúng ta có thể được tha thứ cho sự mong đợi những điều tra muộn hơn về sau, sẽ đưa ra một kết quả có phần nào khác biệt. Lý thuyết hiện đại về nguyên tử có sự thực thực tiễn, vì nó cho chúng ta khả năng để làm những bom nguyên tử: hệ quả của nó là những gì những nhà theo thuyết công cụ một cách trào phúng là “hài lòng”. Nhưng không phải là không thể xảy ra rằng một vài lý thuyết khá khác biệt, có thể trong tương lai, được tìm thấy để đưa ra một giải thích tốt hơn cho những sự kiện được quan sát. Những lý thuyết khoa học được chấp nhận như những giả thuyết hữu ích, để đề nghị tiếp tục nghiên cứu thêm, và vì có một số yếu tố của sự thật như là kết quả nhờ đó chúng có thể kết hợp những quan sát rời rạc hiện có; nhưng không có người nào thận trọng lại nhìn chúng như toàn hảo, không thay đổi nữa.

Trong lĩnh vực chính trị thực tiễn, thái độ trí tuệ này có những hệ quả quan trọng. Trước hết, không xứng đáng, không có giá trị nào, để gây một xấu ác tương đối nào đó hiện có vì lợi ích của một tốt đẹp tương đối hoài nghi trong tương lai. Nếu gót-học của những thời đại trước đây là hoàn toàn chính xác, nó đã đáng bõ công để khi đốt sống một số người trên cọc dàn hỏa, ngõ hầu để những người sống sót có thể đi lên ở cùng chỗ với Gót, nhưng nếu đã vẫn nghi ngờ không biết những người “rối đạo”đó sẽ xuống hỏa ngục hay không; luận chứng cho sự bức hại thì không thuận hợp lôgích. Nếu điều là chắc chắn rằng mạt thế luận – chung cuộc của lịch sử nhân loại - của Marx là sự thật, và rằng ngay sau khi chủ thuyết tư bản tư nhân đã bị bãi bỏ, tất cả chúng ta về sau sẽ được hạnh phúc mãi mãi, thì sau đó là đúng, để theo đuổi mục tiêu này bằng những chế độ độc tài, những trại tập trung, và những chiến tranh toàn thế giới; nhưng nếu chung cuộc thì còn nghi ngờ, hoặc những phương tiện thì không đảm bảo để đạt được nó, khổ đau hiện tại sẽ trở thành một luận chứng phản bác không thể cưỡng được đối với những phương pháp quyết liệt như vậy. Nếu điều đã là chắc chắn rằng khi không còn người Jews, thế giới sẽ là một thiên đường, đã có thể không có phản đối hợp lôgích với Auschwitz; nhưng nếu nhiều hơn nữa là điều có thể xảy ra rằng thế giới sau những phương pháp như vậy sẽ là một hỏa ngục, chúng ta có thể cho phép sự nhờm tởm từ lòng nhân đạo tự nhiên của chúng ta được thả lỏng, tự do chống lại sự tàn ác.

Để nói với không đi vào chi tiết, do những hệ quả xa vời của những hành động thì không chắc chắn hơn so với những hệ quả ngay lập tức, thường là hiếm chính đáng để bắt đầu bất kỳ một chính sách nào trên nền tảng, mặc dù có hại trong hiện tại, rằng nó sẽ có lợi về lâu dài. Nguyên tắc này, giống như tất cả những nguyên tắc khác được những người theo thuyết duy nghiệm nắm giữ, phải không được nắm giữ tuyệt đối; có những trường hợp, những hệ quả trong tương lai của một chính sách là khá chắc chắn và rất khó chịu, trong khi những hệ quả hiện tại của chính sách kia, mặc dù không dễ chịu, nhưng có thể dễ dàng chịu đựng được. Điều này, được ứng dụng, lấy thí dụ, để tiết kiệm thực phẩm cho mùa đông, đầu tư vốn vào máy móc, và vân vân như vậy. Nhưng ngay cả trong những trường hợp loại giống như vậy, không nên rời mắt khỏi tính không-chắc chắn. Trong một bùng nổ phát triển kinh tế, có nhiều đầu tư mà hóa ra đã không có lợi nhuận, và những nhà kinh tế hiện đại nhận ra rằng thói quen đầu tư thay vì tiêu thụ có thể dễ dàng được thực hiện quá mức.

Thông thường vẫn kêu gọi rằng, trong một chiến tranh giữa những phe theo thuyết Tự do chính trị và những phe theo thuyết cuồng tín chính trị, những phe cuồng tín chắc chắn sẽ chiến thắng, do sự tin tưởng không thể lay chuyển của họ vào sự chính đáng của động cơ của họ. Tin tưởng này khó chết, mặc dù tất cả lịch sử, gồm của vài năm vừa qua, là chống lại nó. Những phe cuồng tín đã thất bại, lập đi lập lại, vì họ đã cố gắng sự không thể được, hoặc vì, ngay cả khi những gì họ nhằm mục đích đã là có thể, họ đã hết sức không khoa học để áp dụng những phương tiện đúng; họ cũng đã thất bại vì họ khuấy động sự thù địch với những người mà họ muốn ép buộc. Trong mọi chiến tranh quan trọng từ năm 1700, phe bên dân chủ hơn đã chiến thắng. Điều này một phần là do dân chủ và chủ thuyết duy nghiệm (trong đó mật thiết liên kết với nhau) không đòi hỏi một sự bóp méo những sự kiện, vì lợi ích của lý thuyết. Russia và Canada, có điều kiện khí hậu tương tự như, cả hai đều quan tâm với việc có được giống lúa mì tốt hơn; mục tiêu này được theo đuổi bằng thực nghiệm ở Canada, ở Russia bằng cách diễn dịch kinh thánh Mác-xít.

Những hệ thống giáo điều không có cơ sở thực nghiệm, chẳng hạn như của gót-học kinh viện, chủ thuyết Mác-xít, và chủ thuyết Phát xít, có sự lợi thế trong sản xuất một sự gắn kết xã hội với mức độ lớn, giữa những môn đồ của chúng. Nhưng chúng có những bất lợi của bao gồm sự đàn áp những thành phần quí giá của dân chúng. Spain đã bị suy tàn bởi việc trục xuất những người Jews và người Moor; Pháp bị tổn thương do sự di cư của người Huguenot sau sự Thu hồi của Sắc lệnh Nantes [32] ; Germany đã có thể là đầu tiên trong lĩnh vực với bom nguyên tử chỉ vì hận thù của Hitler với người Jews. Để lập lại, và hệ thống giáo điều có hai nhược điểm thêm nữa, bao gồm những tin tưởng sai lầm về những vấn đề quan trọng thực tiễn của thực tế, và sự khơi dậy hận thù bạo động hướng tới những người không chia sẻ sự cuồng tín với vấn đề. Vì những lý do khác nhau này, nó không phải là để hy vọng rằng, trong thời gian dài, những quốc gia say sưa với một triết lý giáo điều sẽ có lợi thế hơn những quốc gia có tính khí thực nghiệm hơn. Cũng không phải rằng giáo điều thì cần thiết cho sự gắn kết xã hội khi sự gắn kết xã hội được kêu gọi đến; không quốc gia nào có thể thể hiện nó nhiều hơn nước Anh, như đã cho thấy trong năm 1940.

Chủ thuyết duy nghiệm, sau cùng, thì được ngợi khen không chỉ trên vị trí với sự thật nhiều hơn của nó, nhưng cũng trên những vị trí đạo đức. Giáo điều đòi hỏi thẩm quyền, thay vì đúng hơn suy nghĩ thông minh, như nguồn gốc của ý kiến; nó cần đến sự đàn áp những khác biệt với cùng tôn giáo và sự thù địch với những không cùng tôn giáo; nó đòi hỏi những tín đồ của nó rằng họ nên ngăn cấm lòng tử tế tự nhiên của con người và thế chỗ bằng hận thù với lớp lang hệ thống . Sau khi lý luận thì không được nhìn nhận như một phương tiện để đi đến sự thật, những tín đồ của những giáo điều đối lập không có phương pháp nào khác ngoài chiến tranh, qua những phương tiện đó đạt đến một quyết định. Và chiến tranh, trong thời đại khoa học của chúng ta, có nghĩa là, sớm hay muộn, cái chết phổ quát cho tất cả.

Tôi kết luận rằng, trong thời nay của chúng ta cũng như trong thời của Locke, chủ thuyết Tự do duy nghiệm (vốn không phải là không phù hợp với chủ thuyết Dân chủ Xã hội) là triết lý duy nhất một người có thể chọn lấy, một mặt, đòi hỏi một số bằng chứng khoa học cho những tin tưởng của mình, và mặt khác, mong muốn hạnh phúc cho con người nhiều hơn sự thịnh hành của đảng này hay phái kia, tôn giáo đó hay tín ngưỡng nọ. Thế giới chưa-đâu-vào-đâu và khó khăn của chúng ta cần nhiều những điều khác loại để nó nếu là thoát khỏi thảm họa, và một trong những cần thiết nhất trong số này, trong những quốc gia mà vẫn duy trì những tin tưởng vào chủ thuyếtTự do chính trị, là những tin tưởng này nên hết lòng và sâu xa, không phải chống trả hướng về những chủ thuyết giáo điều của tả phái và của hữu phái, nhưng được thuyết phục vững chắc về giá trị của tự do con người, tự do khoa học và tự kỷ khoan dung lẫn nhau. Vì nếu không có những tin tưởng này, đời sống trên hành tinh của chúng ta, chia rẽ về chính trị nhưng thống nhất về vật lý, sẽ khó có thể tiếp tục được.

Bertrand Russell

Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất
(Jul/2014)

(Cambridge, National Book League, 1947. Sau đó in lại trong Unpopular Essays; London: Allen & Unwin; New York: Simon & Schuster, 1950.)
[Dịch từ: Bertrand Russell, “Philosophy and Politics” (1904), trong The Basic Writings of Bertrand Russell (1903-1959), Phần XI, The Philosopher of Politics, Robert. E. Egner và Lester E Denonn biên tập. London: Routledge, 2009, trang 454-467].




[1] Instrumentalism, thuyết công cụ (Nhật: đạo cụ chủ nghĩa – 道具主義), cũng còn gọi là chủ thuyết kinh nghiệm (experimentalism) do John Dewey đưa ra, chủ trương rằng rằng những gì là quan trọng nhất trong một sự việc hay một ý tưởng là giá trị của nó như một dụng cụ để hành động, và giá trị về sự đúng thực của nó (giá trị chân lý) nằm trong sự hữu dụng của nó. Dewey thích dùng từ Instrumentalism (= ý tưởng như một dụng cụ có công dụng thực tiễn – công cụ) hơn từ đã có sẵn và gần như cùng nghĩa tương tự, pragmatism, thuyết thực dụng.

Những chú thích của Russell trong nguyên bản tiếng Anh được đặt trong ngoặc vuông []
Những chú thích khác – như trên – của người dịch bản tiếng Việt.

[2] Thomas Hill Green (1836-1882): triết gia đi đầu, và nhân vật chính trị quan trọng người Anh. Ông sáng lập trường phái triết học Duy Ý ở nước Anh (British Idealism)

[3] Sau khi tuyên bố hoài nghi nổi tiếng của mình với nguyên lý nhân quả: “my hypothesis, that all our reasonings concerning cause and effect are derived from nothing but custom, and that belief is more properly an act of the sensitive than of the cogitative part of our natures.”
Do đó, một trong những lý do giúp chúng ta hiểu phát biểu nổi tiếng không kém khác của ông, như Russell đã dẫn trên:
“It is impossible, upon any system, to defend either our understanding or our senses; and we but expose them further when we endeavour to justify them in that manner. As the sceptical doubt arises naturally from a profound and intense reflection on those subjects, it always increases the further we carry our reflections… Carelessness and inattention alone can afford us any remedy
[4] Thomas Hobbes (1588–1679), triết gia người Anh. Ông tin rằng hành đông của con người là hoàn toàn thúc đẩy bởi những quan tâm vị kỷ, đáng chú ý nhất là sự sợ hãi cái chết.
[5] Empiricism – phát triển ở nước Anh, trong thế kỷ 17 và 18, nổi bật với John Locke, George Berkeley, và David Hume.
[6] Utilitarianism  Học thuyết chủ trương rằng những hành động (đạo đức/chinh trị) là đúng/phải nếu chúng hữu dụng, hay chúng nhắm đến phúc lợi của đa số. Bentham, Jeremy (1748–1832) là người tiên phong và cổ vũ đầu tiên của học thuyết utilitarianism này, trong Introduction to the Principles of Morals and Legislation (1789) của ông.
[7] [7] Karl Raimund Popper (1902–94), triết gia người Anh; gốc Austria. Trong The Lôgic of Scientific Discovery (1934), ông biện luận rằng những giả thuyết khoa học không bao giờ có thể cuối cùng chứng minh là đúng thực, còn những thí nghiệm được thiết lập, thực sự chỉ là những cố gắng chứng minh chúng là sai. Ông cũng viết The Open Society and Its Enemies (1945), phê phán tất cả những chế độ toàn trị, độc tài, trong đó có Republic của Plato.
[Xã hội mở và những kẻ thù của nó. Luận đề tương tự được duy trì trong Lịch sử triết học phương Tây của tôi].
[8] Henry Vaughan (1621–95), nhà thơ siêu hình và nhà văn tôn giáo, người xứ Wales, nước Anh.
[9] Atomism – thực ra không có nghĩa là lý thuyết về những atoms như trong vật lý, nhưng là một quan điểm thuần lý trong triết học, chủ trương rằng mọi sự vật việc đều được xem như một gì đó có thể thâm nhập được bằng sự phân tích vào thành những thành phần cơ bản độc lập, tách biệt, và đặc thù.
Democritus (khoảng 460–370 TCN), triết gia người Greek. Ông đã khai triển thuyết nguyên tử (atomism) bắt nguồn từ người thày của ông là Leucippus, giải thích hiện tượng tự nhiên theo phương diện của sự xếp đặt và tái xếp đặt những atomos – có nghĩa là không thể cắt nhỏ hơn được nữa – chúng di chuyển trong một chân không.
[10] Nguyên văn “Quislings” – theo tên của đại tá Vidkun Quisling (1887–1945), sĩ quan và nhà ngoại giao Norway, đã cai trị Norway thay mặt cho quân đội Germany, chiếm đóng Norway trong thời gian 1940–45.
[11] [Năm 1920 tôi đã so sánh Nhà nước Liên Xô với Cộng hòa của Plato, với sự phẫn nộ, hai bên bằng nhau, của những người Cộng sản và những người theo thuyết Plato.]
[12] Rule, Britannia! và The British Grenadiers hai bài quân hành ái quốc của quân đội Anh, bài trước có điệp khúc “...Rule, Britannia! rule the waves: Britons never will be slaves.”
[13] Eugenic
[14] Xem thêm Plato – Republic, quyển II, tôi giới thiệu trên blog này
[15] Xem thêm Bertrand Russell – Lịch sử Triết học phương Tây Chương 14. Cõi-Không-tưởng (Utopia) của Plato, tôi giới thiệu trên blog này.
[16] Divine philosophy, chỉ môn học của những hội nhà thờ Ki tô, vẫn dịch ỡm ờ là “thần học”. Nhưng theo định nghĩa “theologia” của chính Augustine of Hippo, (nhà gót học vĩ đại, tiêu biểu, với tác phẩmCity of God) là môn học “lý luận và bàn cãi về Gót”, nên tôi dịch thẳng là “gót học”, vì “thần linh” là chủ đề của môn học, ở đây trong lý thuyết và thực hành, chỉ duy nhất là Gót theo quan điểm và tin tưởng của riêng đạo Kitô, nên gót học là môn giáo khoa để huấn luyện lý thuyết chuyên môn cho các nhà chăn chiên hành nghề trong các hội nhà thờ.
[17] Những chỗ khác, tôi vẫn dịch là Thuyết về những Thể dạng (Theory of Forms)
[18] cataclysm
[19] Georg Wilhelm Friedrich Hegel (1770–1831), triết gia người Đức. Trong Science of Logic (1812–16) Hegel mô tả tiến trình ba giai đoạn của suy luận biện chứng, vốn Marx, sau đó đã dựa trên để đưa ra lý thuyết duy vật biện chứng nổi tiếng của mình. Theo Hegel, tất cả thực tại (tất cả mọi sự-vật-việc) có quan hệ với nhau trong một hệ thống rộng lớn, dĩ nhiên phức tạp, hay trong một toàn bộ, mà ông gọi là “Tuyệt đối”. Tất cả ý thức là phần của Kiến thức Tuyệt đối (Absolute Knowing) [Phenomenology of Spirit]tất cả các khái niệm thuộc về Ý tưởng Tuyệt đối [Science of Logic], tất cả thế giới là Tinh thần Tuyệt đối(Absolute Spirit).
Ý tưởng tuyệt đối, với Hegel, tương đương với chân lý tuyệt đối trong Phenomenology of Mind của ông, và tuyệt đối trong Logic của ông. Nó cũng còn được gọi là Tinh thần tuyệt đối. Đối với Hegel, một ý tưởng không phải là một gì đó não thức trừu tượng hoặc tách biệt với những cụ thể cá biệt, nhưng là một dạng thức phạm trù của Tinh thần. Ý tưởng tuyệt đối là ý tưởng trong và cho chính nó, một thực tại vô hạn và bao gồm tất cả toàn bộ. Nó tồn tại trong một tiến trình tự phát triển và tự hiện thực.
Như thế, chúng ta có thể hiểu – Ý tưởng tuyệt đối của Hegel – là cả hai, vừa là chóp đỉnh (apex) và vừa là nền tảng của hệ thống triết học Hegel. Nó gồm tất cả các giai đoạn/lớp lang của lôgích dẫn đến nó; nó là tiến trình phát triển với tất cả các bước tiến và chuyển đổi của nó. Ý tưởng Tuyệt đối, hoặc “Tinh thần Thế giới”, với Hegel đã đóng cùng một thứ vai trò như một vị gót – “Lịch sử là Ý tưởng tự trang phục với những thể dạng của những sự kiện/biến cố “ (Philosophy of Right, § 346), và Marx đã phải bác bỏ sự cần thiết cho bất kỳ một khái niệm như vậy, (theo tôi Hegel duy ý đến thành pha trộn với duy linh và phần nào duy thần), và chúng ta đều rõ quan điểm của Marx, lịch sử là sản phẩm của con người, không phải là ngược lại hay cách nào khác. Hegel đưa ra “chân lý tuyệt đối” là kiến thức về các Ý tưởng tuyệt đối, là một lý tưởng không thể đạt được, biểu hiện cho toàn Tự nhiên đã phát triển đến điểm ở đó nó là ý thức của chính nó, hoặc các khái niệm về Tự nhiên đã phát triển đến một mức độ cụ thể mà nó đã quay về “trở lại chính nó – tự thân” – một khái niệm hoàn toàn toàn diện, thực tiễn và cụ thể về thế giới.
Ở trên – tôi chắc chắn Russell đọc Hegel trong nguyên văn tiếng Đức, và đã dịch sang tiếng Anh cho chúng ta định nghĩa trên, phê bình này, từ khi ra đời đã có rất nhiều phản bác, dĩ nhiên, nhằm bênh vực Hegel, nhưng không ai phủ nhận rằng đó không phải là định nghĩa của Hegel viết theo tiếng Anh, qua Russell. Tuy nhiên ở những bản dịch khác, chúng ta thấy Hegel định nghĩa Ý tưởng tuyệt đối như – “sự thống nhất của Ý tưởng Lý thuyết và Ý tưởng Thực hành”, và Ý tưởng lý thuyết là Khái niệm (Notion) trọn vẹn, hay khái niệm cụ thể về thế giới hay đối tượng; Ý tưởng thực hành là hoạt động thể hiện khái niệm này (thực hành); sự thống nhất của cả hai có nghĩa “ý thức thực hành” đầy đủ, khi đó, con người hành động phù hợp đúng với bản chất của mình.
Những học giả phân định siêu hình học của Hegel là Mentalistic Monism (– khởi đầu với Parmenides, và điển hình ở Đức là Leibniz, Hegel, và ở Anh là George Berkeley) khác với Materialistic Monism (tiểu biểu là Thomas Hobbes và Bertrand Russell ở Anh). Tuy nhiên, Nhất nguyên của Hegel là một gì đó có chủ đích (bởi Tinh thần) , thành quả của một tiến trình, và không phải là đã giả định có sẵn từ trước ( khác với những triết gia Monism khác, đặc biệt là Russell) – Do đó, xem dường ông không phải chứng minh; thế nên Thực tại của Hegel có tính nhất nguyên, nhưng nó thì không nhất nguyên — vì nó là một thế giới chồng chất đa dạng, thế giới đó nó “thúc đẩy chính nó vượt quá chính nó” hướng tới những “khác biệt trong cá tính” và nhân lên “bội phần trong thống nhất”.
Để hiểu Monism, và những gì của Hegel, không thể không nhắc tới Biện chứng của ông, và dĩ nhiên có nhiều khác biệt với những triết gia khác. Tôi chỉ tóm tắt, trong một ghi chú như ở đây – Với Plato biện chứng trước hết là phương pháp, một phương pháp suy luận (có khi chỉ đánh thức, làm nhớ lại, xem Phaedo) để tìm ra sự thật, qua trình tự gồm những câu hỏi và những bàn luận. Với Kant, biện chứng là khả năng suy luận của lý trí, cho thấy qua sự biểu hiện của lý trí để đi đến những kết luận tổng hợp từ những tiền đề đối lập vững chắc. Với Hegel, biện chứng là lịch sử, biện chứng thúc đẩy sự lần mở và phát triển tất yếu của những khái niệm trong lịch sử.
[20] Cape Horn là tên gọi mũi đất cực Nam của châu Mỹ.
[21] Những giòng trên của Russell khiến không thể không gợi nhắc một mớ hổ lốn khác, gần gũi hơn với chúng ta – có khi đề cao là “đạo học”, có khi tự xưng là triết học, nhưng bản chất, trước sau và ít nhiều, thực sự dạy chỉ một loại khôn ngoan (“đó là khôn cũng chết, dại cũng chết mà biết thì sống”) của loài vật tham sống, của thứ đời sống vẫn cho rằng thành đạt của đời sống biết-sống là được “phước, lộc, thọ”, cho thấy tính chất thực của một quan niệm vẫn ca ngợi là “sống đẹp”, đã nảy nở thuận lợi trong đám đông của những một dân tộc chưa bao giờ đặt những vấn đề mang được ý nghĩa của “khôn ngoan” triết học (– còn tồn tại dai dẳng đến nay ngoài nước Tàu (giữa chúng ta).
Mớ hổ lốn đó, của một dân tộc tự hào có văn minh lâu dài, nhưng cho đến ngày hôm qua vẫn chưa chinh phục được thiên nhiên để giải quyết vấn đề cơm ăn áo mặc thực tiễn, và một dạ dày đói suốt nghìn năm, nên suy nghĩ trước sau nằm sát mặt bát cơm và thửa đất quanh nó, nhưng trong đám chúng ta vẫn có nhiều tiếng ca ngợi về “tư tưởng” (chính trị) của “thánh nhân”, vốn trước sau chỉ đề cao một giống Hán, tự xưng là trung tâm của tất cả, và khinh miệt tất cả. Riêng Confucius, một người quanh quẩn trong hạn hẹp suy tính của loại chính trị thực hành (trị quốc) khốn khổ, thất bại ngay trong thời của mình, và trong “thuật nhi bất tác” của ông, đã sớm khoe khoang tham vọng đế quốc của dân Hán (bình thiên hạ). Những chế độ phong kiến nông dân trong lịch sử kềm hãm tự do, trong đó có tự do tư tưởng của con người, trước sau đã tìm thấy những ứng dụng hữu hiệu của mớ ghi chép tạp nhạp đó, đã khai triển chúng, tôn thành “tứ thư và ngũ kinh”, một thứ thuyết lý phi nhân bản, sách giáo khoa cho các nhà cai trị phong kiến, để phụng sự các cơ chế độc tài của chính trị quân chủ.
Không như Russell chỉ “kinh ngạc” trong trường hợp Hegel, chúng ta phải “kinh hoàng” trước hiện tượng Confucius ở nước ta, giả định rằng chúng ta đều là những người – “vẫn ấp ủ hy vọng rằng con người, dẫu nhiều hay ít, là một động vật lý trí,” và cũng như Russell, với kiến thức toán học, thấy ngay sự sai lầm của Hegel; chúng ta với bất cứ chút ít yêu chuộng hay hiểu biết thi ca, âm nhạc, văn nghệ dẫu ở múc độ nhỏ nhoi khiêm tốn nào, cũng đều “nhờm tởm”, đến lợm giọng, trước những thẩm định về thi ca, lễ nhạc của Confucius và bầy học trò, chỉ biết hát bài “tử viết,...” và không biết gì đến mỹ thuật. Chưa nhắc đến những lời bình trong “kinh” Xuân Thu, tôi vẫn không hiểu – không phải những lời bình, chúng không có gì đến phải gọi là để đáng hiểu – nhưng khó hiểu đến huyền bí khi tự hỏi đâu là lý do khiến đã có những người thế đó cất lời trầm trồ ca ngợi! hay là thói quen của những ai tự xưng là trí thức của chúng ta – khen một gì đó là hay, vì có người như thế đã khen hay, nhưng khi hỏi hay ở chỗ nào – chưa nói hỏi nhũng câu hỏi loại như – thế nào là hay, – thì hoàn toàn không có câu trả lời thoả đáng! Lấy đi Lão Trang, Phật học, nước Tàu chỉ với “Khổng học” của nó, sẽ không có nghệ thuật.
Về tư tưởng, văn hoá và tôn giáo, chúng ta vẫn chỉ là những đứa con, khen mẹ là tự nhiên, nhưng quái đản là không bao giờ nghĩ đến phận mình vốn là những đứa con hoang, ra đời sau những cưỡng hiếp văn hoá, và có lẽ do mặc cảm sâu xa, không dám thú nhận những gì mình có trong tay như gia tài, thực chỉ là những miếng tã rách rưới, những mảnh rơi rớt, những hệ quả không định, tất cả đều hình thành từ những vá víu, nên tiếng ca ngợi, khen tụng nào cất lên đều từ tang thương, nghe đắng cay và ô nhục, vì sau tất cả những xâm lược chính trị, trước từ thực dân phương Bắc, và sau từ phương Tây.
Một thí dụ nhìn quanh thấy ngay, thật thảm hại, giữa chúng ta vẫn còn tìm đọc, phổ biến và dịch “Binh pháp Tôn tử”, binh pháp là những gì, nói vắn tắt, trong cơ bản ít nhiều phải dựa trên tâm lý chiến tranh, nhưng trong trường hợp ở đây là của một dân tộc không từng có ý định học hỏi đúng nghĩa nào về tâm lý học; còn về chiến tranh, dân tộc đông đảo đó chưa bao giờ một lần thắng được quân đội ngoại xâm nào trong lịch sử dài lâu của họ; đặc biệt, trước sau khốn đốn với những dân tộc phương Bắc, “vạn lý trường thành” là một chứng cớ hùng hồn và cụ thể nhất của sự bất lực muốn ngăn chặn những đội quân, đã khinh miệt gọi là “rợ”, những cường địch từ phương Bắc; tôi vẫn không hiểu tâm lý tự đại phi lý nào đẩy những người Tàu đến híp mắt tự hào khoe khoang lớp chiến luỹ phòng ngự, đắp hàng thế kỷ, bằng tay chân (và xác người), vá víu kéo dài từ Đông sang Tây, quả thực có thể gọi là vĩ đại, nếu so sánh với chính những thất bại vĩ đại của chính nó; thành luỹ đó ít nhất đã hai lần không ngăn được ngựa chiến của Nguyên và Thanh. Còn những biên giới khác, trước sau đều bị phá: trước thế chiến thứ Nhất, những cường quốc châu Âu, từ biển vào, đã mỗi phe chiếm xé lấy một mảnh của đất Tàu (HKong, Shanghai, Macau,... vẫn là tên gọi ô nhục của một thời thuộc địa); trước thế chiến thứ hai, Nhật đã lấy Mãn Châu, rồi chiếm đóng mước Tàu. Ngay cả chúng ta, cũng một lần, đời Lý đã đột phá từ phương Nam, sớm dập tắt ý định xâm lược của họ. Thế nên, trong chúng ta, vẫn nô lệ, quên những gì có giá trị của mình, không tìm hiểu tường tận, thí dụ, “Binh Thư Yếu Lược”, tác giả là vị anh hùng phá Nguyên, ba lần chiến thắng Mông cổ, vốn sau khi chiếm nước Tàu, theo vết cũ, muốn lao xuống phương Nam.
[22] Nhắc chúng ta phê bình quen thuộc rằng – không thể “lấy cứu cánh biện minh phương tiện”, và có thể thêm vào, như ý của Russell để phát biểu theo tinh thần của thuyết Duy nghiệm/chính trị Tự do hơn – khi cứu cánh đó trong hoài nghi. Tương tự, phê phán của Russell “một hệ thống độc đoán, chẳng hạn như của Hegel đã ủng hộ, hay của những học trò của Marx ngày nay, chỉ là biện chính được về mặt lý thuyết, trên một cơ sở của giáo điều không được phép tranh cãi.”
Nguyên uỷ của “giáo điều không được tranh cãi” là những giáo điều trong gót-học Kitô, do đó giáo điều Hegel và Marx, bị phê bình là mang tính cách tôn giáo vì giống như chúng, nên không triết học, không khoa học. Hegel không có cơ sở triết học nào để đi đến kết luận của ông rằng “ý tưởng tuyệt đối sẽ theo một tiến trình tự phát triển và tự hiện thực,” sẽ hoàn thành ở cuối đường của lịch sử Thực tại; tương tự Marx cũng không có cơ sở “khoa học” nào để kết luận tiến trình biện chứng “đi lên” của lịch sử theo ông, có cuối đường là xã hội Cộng Sản cho loài người.
Tất cả đều bắt nguồn từ “một sự không thành thật sâu xa, nhiễm lây hầu hết triết lý, cả thời xưa và ngày nay”. Sự không thành thật sâu sa, sự lừa dối đó có thể thấy hiển nhiên trong một tôn giáo lớn; trong khái niệm đặc biệt của nó là “chuộc tội” và “cứu rỗi”, vốn nêu chúng lên phải giả định rất nhiều, ít nhất là tương quan giữa con người và tội lỗi, vốn có thể có nhiều hơn một cách nhìn, nhưng ở đây, đưa ra một cách nhìn đặc biệt, cho rằng (a) con người là có tội lỗi với một Gót, và sau đó dẫn đến (b) tội lỗi loại như thế đó có thể cứu chuộc được, nhưng, lại thêm, và đây là kết luận muốn dẫn đến; (c) chỉ duy nhất qua một nhân vật. Những giả định đó, hết sức chật hẹp và bình thường vượt quá mức độ chấp nhận của phần lớn chúng ta; nhưng đã được đề cao như một đức hạnh, ca ngợi để mong chấp nhận nó như “đức tin”. Thực sự, bản chất của tin tưởng đó là một lừa dối quá dài, từ (a) sang (c) cũng dài bằng từ trần gian có thực này xuống hoả ngục, thiên đàng  tưởng tượng– như Russell vắn tắt, có những người lấy những mong ước, vẽ thành thực rồi vẽ thêm con đường cho là sẽ dẫn đến, và rồi lại tự cho mình độc quyền kiểm soát con đường vốn tưởng tượng đó. Như tác giả nói trên “Công thức sản xuất cho một triết lý của loại hình này thì đơn giản. Triết gia trước tiên quyết định đâu là những tính năng đặc biệt của thế giới hiện tại cho ông vui sướng, và đâu là những tính năng cho ông đau đớn. Ông sau đó, bằng một lựa chọn cẩn thận giữa những sự kiện, tự thuyết phục mình rằng vũ trụ là đối tượng của một luật tổng quát dẫn đến sự gia tăng của những gì ông thấy dễ chịu, và suy giảm những gì ông thấy khó chịu. Kế tiếp, sau khi đưa vào dựng thành luật của ông về sự tiến bộ, ông quay sang công chúng và nói: “Đó là định mệnh mà thế giới phải phát triển như tôi nói”.

[23] John Locke (1632–1704), triết gia người Anh, người được xem như sáng lập trường phái triết học Duy nghiệm (empiricism) và chủ thuyết Tự do chính trị (political liberalism). Trong Two Treatises of Government (1690) ông lập luận rằng uy quyền của những người cai trị có nguồn gốc con người và có giới hạn. Nổi tiếng nhất là Second Treatise on Government (1678), đã gây hứng khởi cho cuộc “Cách mạng Không đổ máu”, hay “Glorious Revolution” ở nước Anh (1678), và là một trong những nền tảng lý thuyết cho Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ (1776) và Hiến pháp nước Mỹ (1787)
Trong An Essay concerning Human Understanding (1690) ông lập luận rằng tất cả kiến thức đều dựa trên kinh nghiệm có nguồn gốc giác quan.
[24] Liberalism: chủ thuyết Tự do chính trị, trong nội dung tư tưởng thiết yếu gồm: (a) ủng hộ những quyền và tự do của cá nhân (b) tự do thương mại, và (c) cải cách ôn hoà về chính trị và xã hội
[25] [Xem The New Genetics in the Soviet Union, của Hudson and Richens. School of Agriculture, Cambridge, 1946.]
[26] Chủ thuyết duy nghiệm của Locke nhấn mạnh trên sự quan trọng của kinh nghiệm của những các giác quan trong việc theo đuổi kiến thức, thay vì dự đoán trực giác hay suy luận diễn dịch. Các học thuyết duy nghiệm đầu tiên được Francis Bacon, triết gia và chính khách Anh đầu thế kỷ 17, giải thích chi tiết, nhưng Locke đã trình bày nó thành hệ thống trong luận văn Essay Concerning Human Understanding (1690). Ông nhìn não thức bẩm sinh con người như tabula rasa, một phiến đá trắng trên đó có in kinh nghiệm sẽ in khắc kiến thức, và không tin vào trực giác hoặc các lý thuyết vuae những khái niệm có bẩm sinh. Locke cũng chủ trương rằng tất cả mọi người được sinh ra đều tốt lành, độc lập, và bình đẳng.
[27] “đầu-Lớn-quả trứng” và “đầu-Nhỏ-quả trứng”: Truyện kể trong Gullivers Travels của Jonathan Swift, về chiến tranh giữa dân Lilliput và dân đảo láng giềng Blefescu. Nguyên nhân chỉ là sự bất đồng ý kiến về việc đập vỏ trứng, đầu lớn hay đầu nhỏ trước, mỗi khi ăn trứng – Khi Gulliver đến thủ đô Mildendo của dân tí hon Lilliput, được cho biết là xung đột giữa hai bên đã xảy ra từ nhiều năm trước và ngày càng trầm trọng, đã đi từ nội loạn đến ngoại xâm. Tất cả bắt đầu khi ông nội của hoàng đế đương thời, khi đó còn chỉ huy nước Lilliput, đã xuống lệnh tất cả dân Lilliput, phải đổi cách ăn trứng: đầu tiên phải đập đầu nhỏ của vỏ trứng trước. Ông đã ban hành quyết định này sau khi chính ông, theo thói quen cũ, đập vỏ một quả trứng, bằng đầu lớn trước, và đã cắt phải ngón tay mình. Nhưng trong dân chúng, có nhiều người phẫn uất với luật mới này, và đã xảy ra đến sáu cuộc nổi loạn phản đối. Nhà vua của dân đảo bên cạnh Blefuscu cũng thúc đẩy những cuộc nổi loạn, và họ đã cho quân nổi dậy Lilliput chạy trốn, “vượt biên” sang nước Blefuscu để “tị nạn”. Mười ngàn người dân xứ Lilliput đã anh dũng chọn cái chết, làm “thánh tử đạo (ăn trứng)”, hơn là mất tự do, cắt đứt với truyền thống, quyết không tuân theo luật mới ép buộc người ta ăn trứng phải đập vỏ đầu nhỏ, không được đập vỏ đầu lớn trước, như trước đây. Nhiều quyển sách đã được viết, tranh cãi, bàn luận về vấn đề “tự do”, “truyền thống”... này. Những quyển sách của phái theo học thuyết “đầu-Lớn-quả trứng” dĩ nhiên đều bị cấm lưu hành trong nước Lilliput. Chính phủ Blefuscu nghiêm khắc lên án chính phủ Lilliput đã chà đạp lên học thuyết tôn giáo của họ, học thuyết Brundrecral, khi ban lệnh đập vỏ trứng của họ ở “đầu-Nhỏ-quả trứng”. Dân Lilliput theo luật mới, cãi rằng học thuyết truyền thống đã ghi “Đó là tất cả những tín đồ chân chính sẽ đập vỏ trứng của họ ở đầu nào thuận tiện cho họ”, và có thể được hiểu như Đầu Nhỏ.
Những người Lilliput lưu vong đã còn được chính phủ Blefuscu giúp đỡ trong việc khởi động chiến tranh để chống lại chính quyền Lilliput đương thời, và cũng được lực lượng nổi dậy bên trong Lilliput hỗ trợ. Chiến tranh dai dẳng giữa hai nước, lúc âm ỉ, lúc sôi nổi, vẫn không dứt, chỉ vì câu hỏi, trước khi ăn trứng – đập vỏ trứng đầu nào trước. Jonathan Swift đã mỉa mai dân tộc Anh của ông, trước đây, một thời là Kitô Rôma, rồi Anh giáo (Big-endian) nhưng nay dù phần đông là Kitô Phản thệ (Little-endian), đều là Kitô (đều ăn trứng, chưa nói là “trứng ung thối” hàng nghìn năm rồi), nhưng vẫn hục hoặc vì những chuyện nhỏ (đầu lớn hay đầu nhỏ của quả trứng).

[28] Revelation: vén lên cho thấy [Latin: revelatio < revelare ‘lay bare’] – bóc/phơi,/bày/mở /vén, một gì đó ngăn/che (như tấm màn, nên đã dịch là mạc khải), cho xem/thấy/rõ tỏ tường. Khái niệm đặc biệt gót học – thông thường hiểu như nói về hiện tượng vẫn nghe/kể thuật lại, một cách sùng kính và không ít nhiều hãnh diện, rằng có một ai đó, xưa hay nay, đã một lần hiếm hoi và may mắn, được Gót “vén lên cho thấy” chân lý (là sự hiện hữu của Gót).
[29] Thế kỷ 18 và 19 ở châu Âu.
[30] Ideology: ý thức hệ. Thời điểm của bài viết này là những năm đầu, sau Thế chiến thứ Hai, chiến tranh lạnh giữa hai khối do Liên xô và Mỹ đứng đầu, đang thành hình – đằng sau những khẩu hiệu Độc tài/Tự do, hay Cộng sản/Dân chủ, là sự tranh chấp về tư tưởng (ý thức hệ) giữa những quốc gia có chính phủ Kitô chống lại những chính phủ không-Kitô, đó là một bên tin-Gót Ki tô (hữu thần) và một bên không-tin-Gót Kitô (vô thần).
[31] Hengist (hay Hengest) và Horsa (hay Hors) là những nhân vật cổ truyền trong huyền thoại nước Anh, theo đó, họ là hai anh em, dân Germanic (Bắc Âu), đã dẫn những đội quân của các bộ tộc Angle, Saxon, và Jutish, chinh phục những lãnh địa đầu tiên trên quần đảo Anh, trong thế kỷ 5 CN. Hengist và Horsa đã sang đất Britain như những lính đánh thuê phục vụ Vortigern, vua của dân Britons. Sự kiện này, theo truyền thống, được công nhận là sự khởi đầu cuộc xâm lược của dân Anglo-Saxon vào quần đảo Anh.
[32] Hugenot là một thiểu số Kitô PhảnThệ ở nước Pháp; dưới thời Louis XIV, bị ngược đãi, khoảng 200,000 người đã di cư sang những nước châu Âu khác có chính quyền, không, hay không-quá-Catô. André Gide (giải Nobel Văn chương 1947) là một người dòng dõi những người Hugenot còn lại ở nước Pháp