Friday, September 20, 2013

Richard Dawkins - Huyễn Tưởng Gót (07)



Huyễn Tưởng Gót
Richard Dawkins
(The God Delusion)
(tiếp theo ...)







Chương 3

Những luận chứng cho hiện hữu của Gót 

(tiếp theo)



Luận chứng từ kinh Thánh


Vẫn còn có một số người là những người bị bằng chứng đưa ra từ kinh Thánh làm họ tin vào Gót. Một luận chứng phổ thông, được những người khác gán cho C. S. Lewis (người đáng lẽ phải biết hơn thế), phát biểu rằng, vì Jesus tuyên bố mình là Con Gót, ông phải đã là: hoặc đúng, hoặc không thì là kẻ điên, hay một kẻ nói dối: “Điên, Điêu-ngoa, hoặc Cứu thế”. Hay, mộc mạc với điệp âm đầu (trong tiếng Anh - Lunatic, Liar or Lord), “Điên dại, Láo Khoét hay Chúa [1]. Chứng cớ lịch sử để nói rằng Jesus đã tuyên xưng mình có bất kỳ một loại nào của trạng thái thần linh thì rất ít ỏi, đến tối thiểu. Nhưng ngay cả nếu bằng chứng đã là tốt, ba-chọn-một đem cho như trên sẽ là thiếu sót lố bịch. Một khả năng thứ tư, gần như quá hiển nhiên để cần nhắc đến, đó là Jesus đã bị nhận lầm một cách chân thực. Khối người bị nhận lầm. Trong trường hợp nào đi nữa, như tôi đã nói, không có bằng chứng lịch sử tốt đẹp nào rằng ông từng bao giờ đã nghĩ chính mình là thần linh.

Thursday, September 19, 2013

Richard Dawkins - Huyễn Tưởng Gót (06)


Huyễn Tưởng Gót
Richard Dawkins
(The God Delusion)








Chương 3
Những luận chứng cho hiện hữu của Gót


Một ghế giáo sư dạy môn học về Gót không nên có chỗ trong cơ chế của chúng ta. 
THOMAS JEFFERSON 


Những biện luận chứng minh cho hiện hữu của Gót đã được những người chuyên học về gót – những nhà gót học – ghi thành hệ thống điển luật từ hàng thế kỷ, và được những người khác chuyền thêm vào, gồm cả những hiểu sai lầm là từ “nhận thức phổ thông” đem lại.


Những “bằng chứng” của Thomas Aquinas

Năm “bằng chứng” Thomas Aquinas [1] đã xác quyết ở thế kỷ mười ba không chứng minh được bất cứ gì, và dễ dàng – dù tôi do dự để nói thế, trước danh tiếng của ông – bóc trần để phơi bày chúng rỗng tuếch. Ba luận chứng đầu chỉ là những cách nói khác nhau về cùng một điều, và chúng có thể gộp chung lại để cùng xem xét với nhau. Tất cả bao gồm một chuỗi thoái lùi vô tận (infinite regress) – trả lời một câu hỏi này lại đưa lên một câu hỏi khác, trước khi đến câu hỏi đó, và cứ như thế tiếp tục mãi mãi không dứt [2].

1. Khởi động Bất động. Không gì chuyển động mà không có một khởi động đằng sau nó. Điều này dẫn chúng ta đến một thoái lùi, từ đó độc nhất thoát ra là Gót. Một gì đó đã phải làm chuyển động đầu tiên, và một-gì-đó như thế chúng ta gọi là Gót.

2. Nguyên nhân không có nguyên nhân. Không gì thì gây ra bởi tự nó. Tất cả mỗi hiệu quả đều có một nguyên nhân trước đó, và một lần nữa chúng ta bị đẩy trở lại vào sự thoái lui. Điều này phải được chấm dứt bằng một nguyên nhân đầu tiên, mà chúng ta gọi là Gót.

3. Luận chứng Vũ trụ. Đã phải có một thời gian khi ấy chưa có những sự-vật vật chất. Nhưng bây giờ, có những sự-vật vật chất, nên phải có một gì đó không-vật chất để mang chúng vào thành có, và một-gì-đó như thế chúng ta gọi là Gót. [3]

Saturday, September 14, 2013

Lý Đông A – Bồđề & Sương mai


Lý Đông A   – Bồđề   & Sương mai


(LDB đọc lại  LDA)








Bồđề   & Sương mai
Lê Dọn Bàn

A. 
Bồđề : Anuttara-samyak-sambodhi
[阿耨多羅三藐三菩提・無上正等正覚Anậuđala Tammiểu Tambồđề Vôthượng Chánhđẳng Chánhgiác]

1.
Với huệ trí, chúng ta có thể đạt đến Bồđề, nếu hiểu như người biết và điều nhận biết thành một, đó là trạng thái vẫn mơ ước không còn chủ thể và đối tượng, hay ít nhất nhận thức không nhìn trong chiều hướng phân biệt nữa – khi ấy, huệ trí đạt đến và trở nên là một với chân  lý giải thoát, và con người được giải thoát đồng nhất với sự giải thoát, nghĩa là thôi không còn con người trước đó nữa, vì trước sau con người chỉ là hiện thể mê lầm trong phân biệt hạn hẹp của thời và không gian – khi đi đến và rũ sạch hết tất cả, đó là cảnh trí Bồđề.

Cảnh trí Bồđề vẫn ở trong Thế gian. Chúng ta vẫn sống giữa Dương gian và Âm gian; Thế gian là Ma giới, cũng là Phật giới, Bồđề là cuối đường của hành trình giải thoát từ Ma giới sang Phật giới. Thế gian khi ấy là Dương gian, vầng dương đứng lại, mãi mãi chói sáng Chính ngọ, đó là lý tưởng của cửa nào cũng Ngọ môn, nhà nào cũng điện Thái hòa, kiếp sống nào cũng hết trầm luân.