Monday, February 25, 2013

Nietzsche - Về Lai lịch của Đạo đức (22)


Về Lai lịch của Đạo đức
(On the Genealogy of Morality
Zur Genealogie der Moral)

Friedrich Nietzsche





Tóm tắt

1.
Trong Ecce Homo, Nietzsche tóm tắt Về Lai lịch của Đạo đức (VLĐ) của mình như sau:

Về Lai lịch của Đạo đức - Một Luận chiến

(a)
Về phần diễn tả, ý định, và nghệ thuật làm ngạc nhiên, ba bài điều tra gồm trong VLĐ này có lẽ vượt quá bình thường, vượt quá cái được chờ đợi hơn tất cả những gì đã từng viết ra. Dionysus, như đã biết, cũng là một gót của đêm-tối.

Mỗi lần một bắt đầu thì bị tính toán để sai lạc: lạnh lùng, khoa học, ngay cả mỉa mai, chủ ý đặt nền trước, chủ ý kềm giữ lại. Dần dần thêm bất an hơn: thỉnh thoảng chớp sáng; nghe từ xa lẩm bẩm những sự thực rất khó chịu – cho đến khi xảy ra kết quả là đạt đến một nhịp đi tàn khốc (tempo feroce), trong đó tất cả mọi thứ bị xô tới phía trước với áp lực khủng khiếp. Cuối cùng, ở trong khoảng-giữa của những bùng nổ tuyệt vời ghê gớm, một sự thật mới trở thành được nhìn thấy rõ ràng, mỗi lần, giữa những đám mây dày.

(b)
Sự thật của bài điều tra thứ nhất là sự ra đời của đạo Kitô: sự ra đời của đạo Kitô từ tinh thần của sự phẫn hận - ressentiment, không phải như người ta có thể đã tưởng, rằng ra đời từ “tinh thần” - một sự phản động từ chính bản chất của nó, một sự phản loạn vĩ đại chống lại sự thống trị của những giá trị cao quí.

Bài điều tra thứ nhì đem cho tâm lý học về lương tâm – vốn nó không phải như người ta có thể đã tưởng – không là “tiếng nói của Gót trong con người”: nó là thiên hướng tàn ác tự nhiên, bản năng của con người quay vào bên trong mình, sau khi nó thôi không còn có thể phóng xả chính nó ra bên ngoài nữa. Sự tàn ác ở đây, lần đầu tiên được phơi bày cho thấy như là tầng lớp cổ xưa nhất và cơ bản nhất của văn hóa, vốn không thể nào có thể chỉ tưởng tượng ra được cho hết.

Wednesday, February 20, 2013

Nietzsche - Về Lai lịch của Đạo đức (21)

 Về Lai lịch của Đạo đức
(On the Genealogy of Morality
Zur Genealogie der Moral)
Friedrich Nietzsche











Luận văn Thứ Ba
Những lý tưởng khổ hạnh có nghĩa là gì?


24.
 – Và bây giờ, xem xét những trường hợp hiếm hơn mà tôi đã nói, những nhà duy-ý cuối cùng mà chúng ta có ngày nay giữa những triết gia và học giả: chúng ta có hay không, có lẽ trong số họ, những đối thủ được-tìm-kiếm chống lại những lý tưởng khổ hạnh, những nhà đối kháng-duy-ý của những lý tưởng vừa kể? Trong thực tế, những “người không tin tưởng” này, (vì đó là những gì họ tất cả đều là) họ tin tưởng chính họ; điều đó xem dường là tàn dư cuối cùng của đức tin của họ, là những đối thủ của lý tưởng này, họ là quá nghiêm trọng trên thực trạng công việc này, mỗi lời nói và từng cử chỉ của họ là quá đam mê: – có phải những gì họ tin tưởng do đó cần phải là sự thật? . . .

Chúng ta “những người hiểu biết” thì tích cực ngờ vực những người tin tưởng thuộc bất kỳ loại nào; ngờ vực của chúng ta dần đã huấn luyện chúng ta đi đến kết luận ngược lại với những gì trước đây đã là kết luận: cụ thể là, để giả định trước, bất cứ nơi nào sức mạnh của một niềm tin trở nên nổi bật, (cũng có) một sự yếu kém nhất định nào đó, ngay gồm cả sự không chắc sẽ xảy ra bằng chứng. Dẫu cho chúng ta không gạt đi chuyện đức tin “mang lại cứu rỗi”: [1] chính xác vì lý do đó chúng ta gạt đi chuyện đức tin chứng minh được bất cứ điều gì, – một đức tin mạnh mẽ nói rằng nó mang lại cứu rỗi là nền đứng vững vàng để nghi ngờ về đối tượng của đức tin của nó, nó không thiết lập sự thật, nó thiết lập một xác suất nhất định nào đó – của sự lừa dối. [2] Giờ đây, vị trí lập trường trong trường hợp này là gì? –

Wednesday, February 13, 2013

Nietzsche - Về Lai lịch của Đạo đức (20)

Về Lai lịch của Đạo đức
(On the Genealogy of Morality
Zur Genealogie der Moral)
Friedrich Nietzsche






Luận văn Thứ Ba
Những lý tưởng khổ hạnh có nghĩa là gì?

21.
Nhìn về phần toàn bộ loại thuốc men này của thày chăn chiên, cái thứ “phạm tội”, mọi lời của phê bình là quá thừa. Rằng một sự quá độ của tình cảm loại như thế do nhà tu khổ hạnh đã kê toa cho những người bệnh của ông ta (dưới những tên gọi thiêng liêng nhất, điều đó chẳng cần phải nói, và tương tự đã được ngâm tẩm với sự thiêng liêng cho mục đích của ông), nó nên trong bất kỳ cách nào đã thực sự từng có chỗ dùng cho bất kỳ người bệnh nào, ai sẽ muốn biện minh cho một tuyên xưng thuộc loại này? Ít nhất chúng ta nên rõ ràng về từ “có chỗ dùng”. Nếu chúng ta muốn ngụ ý rằng một một hệ thống điều trị như thế đã làm con người tốt đẹp hơn lên, tôi sẽ không biện luận: Tôi chỉ đơn thuần nói thêm ‘tốt đẹp hơn lên có nghĩa là những gì với tôi – nó chính xác cùng một nghĩa như bị thuần hóa, bị làm suy yếu, làm mất hứng khởi, chán nản, uốn nắn tỉ mỉ, bảo bọc quá đáng, suy nhược như mất nam tính (vì vậy, gần như tương tự như bị thương ...). Tuy nhiên, nếu nó là chủ yếu là một câu hỏi về người bệnh, người bất mãn, người chán nản trầm cảm, một hệ thống giống như thế này làm cho người bệnh đã ốm đau bị đau ốm hơn trong mọi trường hợp, ngay cả khi nó có làm cho anh ta “tốt hơn”, chỉ cần hỏi những bác sĩ điều trị những người có bệnh điên hoang tưởng, những gì luôn đi kèm với hệ thống áp dụng của những khảo hành hối hận, ăn năn cắn rứt và những quặn thắt của sự chuộc tội. Tương tự như vậy, nghiên cứu lịch sử: ở khắp mọi nơi, nơi nào những nhà tu khổ hạnh đã thắng thế với điều trị lối này cho những người bệnh, sự ốm đau đã tăng sâu và rộng với một tốc độ lớn lao. Trong mỗi trường hợp điều gì đã là ‘kết quả thành công? Một hệ thống thần kinh vỡ vụn được cộng thêm vào tình trạng đau ốm; và điều đó áp dụng trên quy mô lớn nhất và nhỏ nhất, với những cá nhân và với những đám đông.

Friday, February 8, 2013

Nietzsche - Ý dục Quyền lực


Ý dục Quyền lực
(Der Wille zur Macht)

The Will to Power
(Bản thảo sổ tay của Friedrich Nietzsche)







A.
Lời Dẫn nhập của người dịch bản tiếng Việt.


Tôi dịch The Will to Power để giới thiệu những khái niệm chủ yếu và quan trọng trong tư tưởng Nietzsche: lập trường về Hư vô (the Nihilism), lý thuyết về sự Tái phát Vĩnh cửu (the Eternal Recurrence), và về Ý dục Quyền lực (The Will to Power).

Bản dịch tiếng Việt này dựa trên bản tiếng Anh: Friedrich Nietzsche, The Will to Power. Walter Kaufmann và. R. J. Hollingdale dịch. Người biên tập chính là W. Kaufmann. New York: Vintage Books. 1968. [1]

Đây là bản phổ thông nhất cho đến nay trong những bản dịch tiếng Anh – hai giáo sư, triết gia, học giả người Anh (Hollingdale) và Mỹ (gốc Đức) (Kaufmann) – cũng là hai người sau thế chiến thứ II, đã đầu tiên và thành công trong việc giới thiệu Nietzche trở lại với giới triết học Anh Mỹ.

Tuesday, February 5, 2013

Bertrand Russell - Mười điều Giới răn Tự do


Mười điều Giới răn Tự do
(Liberal Decalogue)

Bertrand Russell







Mười điều Giới răn Tự do xuất hiện lần đầu tiên ở cuối bài báo “Trả lời hay nhất cho sự cuồng tín: Chủ nghĩa Tự do”, với phụ đề: “Sự bình tĩnh tìm kiếm sự thật của nó, được xem là nguy hiểm ở nhiều nơi, vẫn là hy vọng của nhân loại”, đăng trên tạp chí The New York Times ngày 16/Dec/1951. In lại trong Tự truyện của Bertrand Russell (The Autobiography of Bertrand Russell), quyển 3, 1944–1967.
Chúng ta thấy cả hai – trí tuệ lẫn văn phong – thâm thúy và sắc bén của Bertrand Russell, ông không bao giờ dè dặt khi trình bày những ý tưởng độc đáo, khác thói thường của ông.