Friday, September 20, 2013

Richard Dawkins - Huyễn Tưởng Gót (07)



Huyễn Tưởng Gót
Richard Dawkins
(The God Delusion)
(tiếp theo ...)







Chương 3

Những luận chứng cho hiện hữu của Gót 

(tiếp theo)



Luận chứng từ kinh Thánh


Vẫn còn có một số người là những người bị bằng chứng đưa ra từ kinh Thánh làm họ tin vào Gót. Một luận chứng phổ thông, được những người khác gán cho C. S. Lewis (người đáng lẽ phải biết hơn thế), phát biểu rằng, vì Jesus tuyên bố mình là Con Gót, ông phải đã là: hoặc đúng, hoặc không thì là kẻ điên, hay một kẻ nói dối: “Điên, Điêu-ngoa, hoặc Cứu thế”. Hay, mộc mạc với điệp âm đầu (trong tiếng Anh - Lunatic, Liar or Lord), “Điên dại, Láo Khoét hay Chúa [1]. Chứng cớ lịch sử để nói rằng Jesus đã tuyên xưng mình có bất kỳ một loại nào của trạng thái thần linh thì rất ít ỏi, đến tối thiểu. Nhưng ngay cả nếu bằng chứng đã là tốt, ba-chọn-một đem cho như trên sẽ là thiếu sót lố bịch. Một khả năng thứ tư, gần như quá hiển nhiên để cần nhắc đến, đó là Jesus đã bị nhận lầm một cách chân thực. Khối người bị nhận lầm. Trong trường hợp nào đi nữa, như tôi đã nói, không có bằng chứng lịch sử tốt đẹp nào rằng ông từng bao giờ đã nghĩ chính mình là thần linh.

Sự kiện rằng dăm ba điều gì đó nếu được viết xuống thì là thuyết phục để người ta thôi quen đặt những câu hỏi như: “Ai đã viết nó, và khi nào?” “Làm thế nào họ đã biết những gì để viết?” “Có phải họ, trong thời của họ, thực sự nói chúng với nghĩa như những gì chúng ta, trong thời của chúng ta, hiểu chúng là nói thế có nghĩa thế?” “Họ có phải đã là những người quan sát ghi chép không thiên kiến, hay họ đã xắp xếp bàn luận việc này hay điều kia tất cả với chủ đích theo lớp lang, khiến những văn bản của họ bị nhuốm màu?”. Kể từ thế kỷ XIX, những học giả trong giới chuyên học gót đã thực hiện một trường hợp bào chữa đông đảo lấn át, là những tập sách trong Tân Ước kể chuyện đời Jesus thì trong không là những ghi chép thuật kể đáng tin cậy về những gì đã xảy ra trong lịch sử của thế giới thực tại. Tất cả đã được viết lâu sau cái chết của Jesus, và cũng sau những thư từ của Paul, trong đó hầu như không đề cập gì đến những sự kiện vẫn gán buộc vào đời Jesus. Tất cả sau đó đã được chép đi và sao lại, qua nhiều thế hệ của “những người thì thầm tiếng Tàu” [2] khác nhau (xem Chương 5) bởi những người chuyên nghề ghi chép thư tịch có thể sai lầm, là những người, trong mọi trường hợp, đã có những kế hoạch ngấm ngầm cho chính tôn giáo họ.

Một thí dụ tốt về màu sắc của chương trình bàn luận tôn giáo là toàn bộ truyền thuyết gây cảm động của chuyện Jesus ra đời ở Bethlehem, sau chuyện vua Herod thảm sát những trẻ vô tội. Khi những sách phúc âm đã được ghi chép, nhiều năm sau cái chết của Jesus, không ai biết nơi ông đã được sinh ra. Nhưng một lời tiên tri trong Cựu Ước (Micah 5:2) đã dẫn người Dothái đến hy vọng rằng Đấng Cứu Thế chờ đợi đã lâu, sẽ được sinh ra tại Bethlehem. Dưới ánh sáng của lời tiên tri này, phúc âm của John đặc biệt có nhận xét cụ thể rằng những người theo Jesus đã rất ngạc nhiên rằng ông đã không sinh ra tại Bethlehem: “Những người khác nói, Đây là Christ. Nhưng một vài người nói, có phải Christ sẽ sinh ra từ xứ Galilee? Không phải là sách thánh đã nói, rằng Christ sinh ra từ hạt giống của David, và trong thị trấn Bethlehem, nơi David đã ở?” [3]

Matthew và Luke giải quyết vấn đề này lối khác, bằng cách quyết định rằng sau cùng Jesus phải đã được sinh ra tại Bethlehem. Nhưng họ đã mang ông tới đó bằng những con đường khác nhau. Matthew đã cho cả Mary và Joseph cứ ở trong thành Bethlehem dài theo chuyện kể, chỉ di chuyển đến Nazareth lâu sau khi đã sinh Jesus, trên đường của họ trốn từ Egypt về, là nơi họ chạy thoát khỏi vua Hê-rốt và vụ tàn sát những trẻ vô tội. Luke, ngược lại, ghi nhận rằng Mary và Joseph đã vẫn sống ở Nazareth từ trước khi Jesus được sinh ra. Vậy làm thế nào để có thể đem gia đình này tới Bethlehem vào thời điểm quan trọng, để nó diễn ra đúng theo những lời đã tiên tri? Luke nói rằng, trong thời khi Cyrenius (Quirinius) đã là thống đốc Syria, Hoàng đế LaMã Augustus đã ban nghị định quy định một cuộc điều tra dân số cho những mục đích của việc đánh thuế, và tất cả mọi người đã phải đi về “thành riêng của mình”. Joseph là “thuộc gia tộc và dòng dõi của David”, và do đó ông đã phải đi về “thành phố của David, vốn được gọi là Bethlehem”. Điều đó xem có vẻ giống như một giải pháp tốt. Ngoại trừ về mặt lịch sử thì đó là hoàn toàn vô lý, như A. N. Wilson trong Jesus, và Robin Lane Fox trong The Unauthorized Version (trong số những phiên bản khác) đã chỉ ra [4]. David, nếu ông này thực sự hiện hữu, sống gần một nghìn năm trước khi có Mary và Joseph. Làm gì có lý do trời ơi đất hỡi nào khiến những người Lamã lại yêu cầu Joseph trở về thành phố nơi tổ tiên ông đã sống từ một nghìn năm trước đó? Nó giống như là yêu cầu tôi để trở về, nói cho cụ thể, Ashby-de-la-Zouch vì là bản quán của tôi trên một bảng điều tra dân số, nếu như đã xảy ra rằng tôi có thể truy dõi dấu tích tổ tiên của tôi, quay trở lại tận thời của Seigneur de Dakeyne, người đã vượt eo biển sang (nước Anh) với William the Conqueror và đã định cư ở đó.

Hơn nữa, Luke làm hỏng năm tháng của ông vì đã thiếu cẩn thận, hớ hênh đề cập đến những sự kiện mà những sử gia có khả năng kiểm tra một cách độc lập. Thực sự đã có một điều tra dân số dưới thời Thống đốc Quirinius – một điều tra dân số địa phương, không phải một sắc lệnh của hoàng đế Augustus cho toàn đế quốc như một tổng thể – nhưng nó đã xảy ra quá trễ: trong năm 6 CN, rất lâu sau cái chết của vua Herod. Lane Fox kết luận rằng “Câu chuyện của Luke là không thể nào có được trong lịch sử, và nội bộ câu chuyện cũng không mạch lạc”, nhưng ông đồng cảm với tình cảnh khó khăn của Luke và khao khát của Luke muốn ghi chép sao cho đúng với những lời tiên tri của Micah.

Trong tờ Free Inquiry, số báo tháng 12/2004, Tom Flynn, chủ bút của tạp chí xuất sắc đó, đã kết tập một bộ sưu tầm gồm những bài báo tài liệu về những mâu thuẫn và những lỗ hổng trong câu chuyện Giáng sinh vẫn được yêu thích. Flynn tự liệt kê nhiều mâu thuẫn giữa Matthew và Luke, chỉ có hai nhà truyền giáo này trong số tất cả, là những người có nói về chuyện ra đời của Jesus. [5] Robert Gillooly cho thấy như thế nào – tất cả những đặc điểm yếu tính nổi bật của truyền thuyết Jesus, bao gồm ngôi sao ở phía đông, trinh nữ sinh đẻ, sự sùng kính của những vị vua với một hài nhi, những phép lạ, vụ hành quyết, sự sống lại và sự bay lên trời, đều đã được vay mượn – tất cả mỗi chuyện, đầu đến cuối của chúng – là từ những tôn giáo khác đã có mặt trong vùng Cận Đông, và Địa Trung Hải. Flynn cho rằng mong muốn của Matthew để viết cho đúng với lời tiên tri của về một vị cứu thế (dòng dõi từ David, sinh tại Bethlehem) vì lợi ích của những độc giả Dothái, đã đi ngược lại đến đâm thẳng va vào đầu mong muốn kia của Luke là thích ứng đạo Kitô cho những dân ngoài Dothái, và vì thế đã nhấn những nút sôi động nóng bỏng quen thuộc ngoài Kitô-Juda, của những tín ngưỡng cổ Hylạp (sinh nở đồng trinh, sùng mộ của những nhà vua, vv.) Những mâu thuẫn hệ quả là sáng lòa rõ ràng, nhưng trước sau đều bị những người Kitô làm ngơ, bỏ qua.

Người Kitô hiểu biết tinh tế không cần George Gershwin để thuyết phục họ rằng “Những điều mà bạn có trách nhiệm / Để đọc trong kinh Thánh / Nó không nhất thiết phải như vậy”. Nhưng có nhiều người Kitô thiếu hiểu biết kém tinh tế ngoài kia là những người nghĩ rằng nó hoàn toàn nhất thiết phải như vậy – là người quả thực đón nhận kinh Thánh rất nghiêm trọng, thực sự nhìn nó là một ghi chép phân minh rõ ràng và chính xác của lịch sử, và do đó như bằng chứng chống đỡ những tin tưởng tôn giáo của họ. Có phải những người này không bao giờ mở ra đọc chính quyển sách mà họ tin là sự thật ghi trên chữ viết? Tại sao họ không nhận thấy những mâu thuẫn sáng đến lòa mắt? Nếu một người chỉ bằng vào lời ghi chữ chép sẽ không lo lắng hay sao về sự kiện là Matthew truy tầm gốc tích của Joseph ngươc đến vua David qua 28 thế hệ ở giữa, trong khi Luke có đến những 41 thế hệ? Tệ hơn nữa, hầu như không có sự chồng khớp trong những tên trên hai danh sách! Trong trường hợp nào đi nữa, nếu Jesus thực sự sinh ra từ một trinh nữ, tổ tiên của Joseph thành chuyện không còn liên quan gì nữa, và không thể đem dùng để bảo là làm theo, thay mặt Jesus, những lời tiên tri trong Cựu Ước rằng Mesiah phải là hậu duệ của David. [6]

Học giả chuyên nghiên cứu kinh thánh người Mỹ Bart Ehrman, trong một quyển sách có phụ đề là Câu chuyện đằng sau người đã thay đổi Tân Ước và Tại sao, mở rộng sự không chắc chắn khổng lồ như sương mù phủ trên văn bản Tân Ước[7]. Trong phần giới thiệu quyển sách, Giáo sư Ehrman cảm động vẽ đồ biểu của hành trình giáo dục cá nhân của ông, đi từ nhiệt thành tin-kinh thánh lối chính thống đến hoài nghi suy tưởng, một hành trình từ buổi bình minh của ông khi nhận ra những sai lầm lớn lao của những thánh thư. Đáng kể, như ông đã lên cao dần trong hệ thống phân cấp của những trường đại học Mỹ, từ “Viện kinh Thánh Moody” tít dưới đáy, qua Wheaton College (cao hơn một chút về quy mô, nhưng vẫn còn trường của Billy Graham) đến Princeton đứng hàng đầu thế giới, ông đã trong mỗi bước bị báo trước rằng ông sẽ gặp khó khăn nếu muốn duy trì đạo Kitô lối chính thống của mình khi đối mặt với lý thuyết tiến bộ nguy hiểm. Điều đó đã được chứng minh như thế, và chúng ta, độc giả của ông, là những người được hưởng lợi. Khác tập sách phá đổ thần tượng mới mẻ khác của phê bình kinh thánh là The Unauthorised Version: Truth and Fiction in the Bible của Robin Lane Fox, đã nhắc tới, và The Secular Bible: Why Nonbelievers Must Take Religion Seriously của Jacques Berlinerblau. [8]

Cả bốn tập sách phúc âm đã làm vào thành kinh điển chính thức là đã được chọn lựa tùy tiện nhiều hay ít, trên một mẫu danh sách lớn hơn gồm ít nhất một tá, gồm những sách phúc âm của Thomas, Peter, Nicodemus, Philip, Bartholomew và Mary Magdalen [9]. Đó là những sách phúc âm bổ sung đã được Thomas Jefferson đề cập đến trong thư gửi cho cháu trai của ông:

Tôi quên không ghi nhận, khi nói đến Tân Ước, rằng anh nên đọc tất cả những lịch sử của Christ, và cũng như của những tập sách mà một hội đồng những nhà chăn chiên đã quyết định cho chúng ta, là những sách của những nhà truyền giáo giả mạo, cũng như những tập mà họ gọi là những sách cảu những nhà truyền giáo. Vì những sách giả-truyền giáo này bên ngoài cũng ra vẻ là đã từ linh cảm tôn giáo, cũng nhiều như những tập sách khác, và anh là người sẽ phán đoán những tuyên xưng của chúng với lý luận của riêng anh, chứ không bởi những lý luận của những hội đồng những nhà chăn chiên này.

Những sách phúc âm đã không thành, đã bị bỏ qua bởi những những nhà chăn chiên đó, có lẽ vì chúng gồm những câu chuyện mà thậm chí còn gây đáng ngờ lúng túng xấu hổ hơn so với những câu chuyện trong bốn phúc âm kinh điển. Sách phúc âm của Thomas, thí dụ, có rất nhiều giai thoại về đứa bé Jesus đã lạm dụng sức mạnh kỳ diệu của mình theo cách của một cô tiên tí hon tinh nghịch, ranh mãnh quỉ quái biến những bạn cùng chơi của mình vào thành con dê, hoặc biến bùn thành những con chim sẻ, hoặc giúp cha mình một tay trong nghề thợ mộc bằng cách kỳ diệu kéo dài một miếng gỗ. [10] Điều được nói là không ai sẽ tin những chuyện phép lạ thô lỗ như kể trong phúc âm của Thomas dẫu thế nào đi nữa. Nhưng cũng không có hơn và cũng không có kém lý do để tin bốn sách phúc âm kinh điển. Tất cả đều có tư cách của những truyền thuyết, vì thực tế đáng ngờ không rõ ràng như những chuyện kể về vua Arthur và những những Hiệp sĩ trong hội Bàn tròn. [11]

Hầu hết những gì trong bốn tập sách phúc âm kinh điển chia xẻ đều xuất phát từ một nguồn phổ biến chung, hoặc là phúc âm của Mark, hoặc tác phẩm đã bị mất nhưng từ đó Mark là hậu duệ sớm nhất còn hiện hữu. Không người nào biết bốn nhà viết phúc âm đã là ai, nhưng cá nhân những tác giả này hầu như chắc chắn không bao giờ đã tận mặt gặp gỡ Jesus. Phần lớn những gì họ viết đã không trong ý hướng của một cố gắng trung thực với lịch sử, nhưng đã chỉ là chuyển rượu cũ sang bình mới, hâm nóng hay xào nấu lại Cựu Ước, vì những những nhà sản xuất sách phúc âm đã sẵn sùng mộ, sốt sắng tin rằng cuộc đời Jesus phải là một thực hiện những lời tiên tri trong Cựu Ước. Thậm chí có thể đắp dựng một một nghiên cứu lịch sử, nghiêm chỉnh và quan trọng, mặc dù không được ủng hộ rộng rãi, là Jesus tất cả tuyệt đã không bao giờ từng sống thực, như đã được giáo sư G. A. Wells của Đại học London thực hiện, kể trong số những người khác, trong một vài tập sách, gồm Có phải Jesus đã hiện hữu? [12]

Mặc dù Jesus có lẽ đã hiện hữu, những học giả nghiên cứu kinh thánh có uy tín nói chung không nhìn Tân Ước (và rõ ràng không phải là Cựu Ước) như là một ghi chép đáng tin cậy về những gì thực sự xảy ra trong lịch sử, và tôi sẽ không xem kinh Thánh như bằng chứng thêm nữa cho bất kỳ loại gót nào cả. Trong những lời nhìn xa trông rộng của Thomas Jefferson, viết với người tiền nhiệm của ông, John Adams, “Rồi sẽ đến ngày s khi những bí ẩn dòng dõi của Jesus, có Đấng Tối Cao như là cha của ông, trong tử cung của một trinh nữ, sẽ được xếp loại cùng với những truyền thuyết nói rằng dòng dõi của Minerva là trong bộ óc của Jupiter.”

Tiểu thuyết The Da Vinci Code của Dan Brown, và bộ phim dựng từ nó, là kích động gây tranh cãi lớn trong giới nhà thờ. Người Kitô được khuyến khích tẩy chay phim này và dàn hàng làm rảo cản trước những rạp cinema chiếu nó. Nó quả thực được dựng lập nên từ đầu đến cuối: đặt để, làm thành tiểu thuyết. Theo chiều hướng đó, nó thì đích xác giống hệt như những sách phúc âm. Sự khác biệt duy nhất giữa The Da Vinci Code và những sách phúc âm là những sách phúc âm là những tiểu thuyết cổ xưa, trong khi The Da Vinci Code là tiểu thuyết hiện đại.


Luận chứng từ những nhà khoa học sùng đạo Kitô được ngưỡng mộ

Số đông bao la của những người trí thức nổi tiếng không tin vào đạo Kitô, nhưng họ giấu đi sự kiện đó trước công chúng, vì họ sợ mất đi những thu nhập của họ.
Bertrand Russell

“Newton đã là một người sùng đạo. Bạn là ai mà tự đặt mình vượt cao hơn cả Newton, Galileo, Kepler, vv. vv và vv? Nếu Gót đã là đủ hay đủ tốt với những người giống như họ, vậy hãy chỉ thử hỏi bạn nghĩ mình là ai đây?” Chẳng những không làm được nhiều khác biệt vào một luận chứng thuộc loại đã sẵn tệ hại như vậy, một vài người trong phe bào chữa chống trả cho đạo Kitô thậm chí cộng tên của Darwin, vào những người, theo tin đồn dai dẳng cố chấp, nhưng đã được chứng minh sai lầm, về một sự “cải hối” trên giường hấp hối, cứ thỉnh thoảng lại nghe nhắc đến như ngửi phải một mùi khẳm thối [13], mãi từ khi chúng bắt đầu vì một “Phu nhân Hope” [14] cố tình nào đó, là người người đã dở dói xoắn thành một sợi tơ cảm động rằng Darwin nằm dựa trên gối dưới ánh đèn đêm, lần giở trang Tân Ước, và thú tội rằng thuyết tiến hóa là sai lầm tất cả. Trong phần này, tôi sẽ tập trung hầu hết vào những nhà khoa học, – từ những lý do mà có lẽ không quá khó để tưởng tượng, – vì những người nhanh chóng lôi ra những tên của những cá nhân được xã hội ngưỡng mộ như những gương mẫu cho sùng mộ tôn giáo, rất thường chọn những nhà khoa học.

Newton quả thực đã tuyên bố là một người sùng đạo. Cũng đã như thế với hầu hết mọi người, cho đến – tôi nghĩ là có ý nghĩa quan trọng đáng kể – thế kỷ XIX, khi áp lực xã hội và hình pháp đã ít hơn, so với trong những thế kỷ trước, để tự nhận theo tôn giáo nào, và có nhiều hỗ trợ khoa học hơn để từ bỏ nó. Đã từng có những trường hợp ngoại lệ, dĩ nhiên, cả hai chiều. Ngay cả trước Darwin, không phải tất cả ai ai cũng là một người có lòng tin tôn giáo, như James Haught cho thấy trong 2000 Years of Disbelief: Famous People with the Courage to Doubt [15]. Và một vài nhà khoa học lỗi lạc đã vẫn tiếp tục giữ tin tưởng tôn giáo sau Darwin. Chúng ta không có lý do để nghi ngờ sự chân thực của Michael Faraday như là một người Kitô, ngay cả trong thời gian sau khi ông đã phải biết đến công trình của Darwin. Ông là người thuộc giáo phái Sandemanian, là những người đã tin (quá khứ, vì họ bây giờ hầu như đã không còn) vào một giải thích theo nghĩa đen của kinh Thánh, tuân theo nghi lễ rửa chân cho những thành viên mới được giới thiệu, và rút thăm để xác định ý định của Gót. Faraday đã trở thành một “Ông Cả” năm 1860, một năm sau The Origin of Species được phát hành, và ông đã chết như một tín đồ Sandemanian năm 1867 [16]. Nhà khoa học thực nghiệm có lý thuyết tương ứng với Faraday, James Clerk Maxwell, cũng là một người Kitô mộ đạo. Cũng giống thế, là một trụ cột khác của vật lý nước Anh thế kỷ XIX, William Thomson, Lord Kelvin, người đã cố gắng để chứng minh rằng sự tiến hóa sinh vật đã bị loại trừ vì thiếu thời gian. Đó là sự định niên đại đã sai lầm của nhà động lực nhiệt học lớn, khi thừa nhận mặt trời là thuộc một vài loại dầu đốt, nhiên liệu sẽ phải cháy cạn trong hàng chục triệu năm, chứ không phải hàng nghìn triệu năm. Rõ ràng là không thể mong đợi Kelvin biết về năng lượng của nhân atom được. Thật hài lòng, tại cuộc họp năm 1903 của Hiệp hội Khoa học Anh, đã rơi vào “hiệp sĩ” George Darwin, con trai thứ của Charles Darwin, để binh vực chính đáng cho người cha không có tước hiệp sĩ của mình bằng cách gọi đến khám phá radium của hai ông bà Curies, và thách thức làm bẽ mặt những ước tính trước đó của huân tước Kelvin vẫn còn sống.

Những nhà khoa học lớn là người tự xưng có tín ngưỡng tôn giáo trở nên khó tìm hơn suốt thế kỷ hai mươi, nhưng họ không phải là đặc biệt hiếm hoi.Tôi ngờ rằng hầu hết những người gần đây hơn có tín ngưỡng tôn giáo chỉ trong ý nghĩa theo lối Einstein, vốn tôi đã biện luận trong Chương 1, là một sự dùng sai của từ này. Tuy nhiên, có một vài mẫu thí dụ đích thực của những nhà khoa học giỏi là những người có lòng tin tôn giáo chân thành theo ý nghĩa trọn vẹn truyền thống. Trong số những nhà khoa học hiện nay ở Anh, vẫn cũng ba tên tuổi thường đột ngột nổi lên đó đây với sự quen thuộc dễ mến của những thành viên cao cấp, làm chủ-chung một công ty gồm những luật sư thấy trong tiểu thuyết Dickens: Peacocke, Stannard và Polkinghorne. Cả ba người, đều hoặc đoạt giải Templeton, hoặc trong ban ủy viên quản trị của tổ chức Templeton [17]. Sau những cuộc thảo luận thân thiện với tất cả ba người, trước công chúng lẫn riêng tư cá nhân, tôi vẫn còn bối rối, tin tưởng của họ vào một nhà làm luật vũ trụ thuộc dăm loại nào đó thì cũng không nhiều khó hiểu cho lắm, nhưng tin tưởng của họ vào những chi tiết của đạo Kitô: sự sống lại, sự tha thứ tội lỗi và tất cả mớ bòng bong đó, thì thực khó hiểu hơn nhiều.

Có một vài thí dụ tương ứng ở nước Mỹ, lấy Francis Collins làm thí dụ, đứng đầu quản lý hành chính chi nhánh ở Mỹ của Dự án chính thức bộ-Gene Con-người[18]. Nhưng, như ở Anh, họ nổi bật vì sự hiếm có của họ và là một đề tài của sự khó hiểu đến buồn cười với đồng nghiệp của họ trong cộng đồng học giới. Năm 1996, trong khuôn viên Clare tại trường đại học cũ của ông ở Cambridge, tôi phỏng vấn bạn tôi Jim Watson, người sáng lập thiên tài của Dự án bộ gene con người, cho một phim tài liệu truyền hình đài BBC mà tôi đương làm về Gregor Mendel, nhà sáng lập thiên tài của chính khoa di truyền học. Mendel, dĩ nhiên, là một người có tôn giáo, một thày dòng Augustine, nhưng đó đã là thế kỷ 19, khi trở thành một thày dòng là cách dễ nhất cho Mendel trẻ tuổi theo đuổi khoa học của mình. Đối với ông, đó đã là tương đương với một khoản tiền trợ cấp nghiên cứu (ngày nay). Tôi hỏi Watson không biết ông có biết nhiều nhà khoa học sùng mộ tôn giáo ngày nay hay không. Ông trả lời: “Hầu như không có ai cả. Thỉnh thoảng tôi gặp họ, và tôi bị một chút lúng túng ngượng ngùng [cười] vì, ông biết đấy, tôi không thể tin lại có bất cứ một ai đi chấp nhận sự thật qua sự vén-lên-cho-thấy” [19].

Francis Crick, người đồng sáng lập của Watson trong toàn bộ cuộc cách mạng di truyền phân tử, đã từ chức tước vị nghiên cứu danh dự [20] của ông tại Churchill College, Cambridge, vì quyết định xây một nhà nguyện trong khuôn viên nhà trường (theo lệnh đòi của một người cho nhà trường tiền). Trong phỏng vấn của tôi với Watson tại Clare, Tôi giãi bày lương tâm với ông để xin ý kiến rằng, không giống như ông và Crick, một vài người thấy không có xung đột giữa khoa học và tôn giáo, vì họ tuyên bố khoa học là về sự vật làm việc ra sao và tôn giáo là về tất cả là để làm gì. Watson đã vặn lại: “Vâng, tôi không nghĩ rằng chúng ta là để cho bất cứ gì. Chúng ta chỉ là những sản phẩm của sự tiến hóa. Bạn có thể nói, ‘Lạ chửa, đời sống của bạn phải là khá thảm đạm nếu bạn không nghĩ rằng có một mục đích’. Nhưng tôi đoán trước sắp có một bữa ăn trưa ngon.” Quả thực thế, chúng tôi đã có một bữa ăn trưa ngon.

Những cố gắng của những người chống trả biện bác cho đạo Kitô để tìm những nhà khoa học hiện đại thực sự lỗi lạc là người sùng mộ tôn giáo, có một không khí của tuyệt vọng, tạo ra âm thanh không thể nhầm lẫn được khi vét cạo đến những đáy thùng cạn rỗng. Trang web duy nhất tôi có thể tìm thấy, khai một danh sách “Những người Kitô trúng giải Nobel khoa học”, đã đưa ra được sáu, trong tổng số vài trăm những nhà khoa học đoạt giải Nobel. Trong số sáu này, lại đâm ra có bốn hoàn toàn không là những người trúng giải Nobel gì hết tất cả; và ít nhất có một người, với hiểu biết chắc chắn của tôi, là một người không tin tưởng, người này chỉ đi nhà thờ hoàn toàn vì những lý do xã giao. Một nghiên cứu có hệ thống hơn của Benjamin Beit-Hallahmi “thấy rằng trong số những người đoạt giải Nobel khoa học, cũng như trong văn học, đã có một mức độ đáng kể về phi-tín-ngưỡng, không-mộ-đạo, so với những cộng đồng dân số họ đã đến từ đó”. [21]

Một nghiên cứu của Larson và Witham, trên tạp chí hàng đầu Nature trong năm 1998, đã cho thấy những nhà khoa học Mỹ được đồng nghiệp của họ xem là đủ xuất chúng để bầu họ vào Viện Hàn lâm Quốc gia Khoa học [22] (tương đương với tư cách Hội viên của Hội Hoàng gia nước Anh) chỉ có khoảng 7 phần trăm tin vào một Gót có tính người [23]. Đa số ưu thắng áp đảo này của những người không-tin-có-gót là gần như đối ngược chính xác với hình ảnh về diện mạo bên ngoài của dân chúng Mỹ nói chung, trong đó có hơn 90 phần trăm là những người tin tưởng vào một vài loại hữu thể siêu nhiên. Con số đếm những nhà khoa học kém nổi tiếng hơn, không được chọn vào viện Hàn lâm Quốc gia, là vào khoảng ở giữa. Cũng như với thống kê của mẫu dân số lỗi lạc hơn, số những tín đồ tôn giáo là thiểu số, nhưng là một thiểu số ít sâu đậm hơn, chỉ có vào khoảng 40 phần trăm. Đó là hoàn toàn như tôi đã mong đợi, rằng những nhà khoa học người Mỹ thì nói chung ít tín mộ tôn giáo hơn công chúng Mỹ, và rằng những nhà khoa học lỗi lạc nhất là ít tôn giáo nhất so với tất cả. Những gì đáng chú ý là sự đối cực giữa sùng mộ tôn giáo của rộng rãi dân chúng Mỹ và lập trường không-tin-có-gót của giới trí thức.[24] Điều hơi buồn cười là trạm-web [25] hàng đầu của những người tin theo thuyết sáng tạo, “Những trả lời trong sách Sáng thế”, dẫn nghiên cứu Larson và Witham, không phải để lấy bằng chứng rằng có thể có một gì đó sai trái với tôn giáo, nhưng như một vũ khí trong chiến tranh nội bộ của họ, chống những đối thủ ngang ngửa thuộc cùng giới những nhà biện hộ cho đạo Kitô, là những người cho rằng thuyết tiến hóa thì tương hợp với đạo Kitô. Dưới đầu đề “Viện Hàn lâm Quốc gia Khoa học là không-tin-Gót từ gốc” [26]. “Những trả lời trong sách Sáng thế” đã hài lòng trích dẫn đoạn kết luận trong thư của Larson và Witham gửi ban biên tập tạp chí Nature:

Khi chúng tôi đang biên soạn những tìm tòi của chúng tôi, NAS [Viện Hàn lâm Quốc gia Khoa học] đã cho ra một tập sách nhỏ khuyến khích giảng dạy sự tiến hóa sinh vật trong những trường công lập, một nguồn của những va chạm đương tiếp diễn giữa cộng đồng khoa học và một vài cộng đồng Kitô bảo thủ ở nước Mỹ. Tập sách nhỏ này đảm bảo với người đọc, “Không biết liệu Gót có hiện hữu hay không là một câu hỏi mà khoa học đứng trung lập”. Chủ tịch Bruce Alberts của NAS nói: “Có nhiều những thành viên lỗi lạc của học viện này, là những người rất sùng đạo, những người tin vào tiến hóa sinh vật, nhiều người trong số họ là những nhà sinh vật học”. Nhưng khảo sát của chúng tôi lại đưa đến ý kiến khác.

Alberts, người ta cảm thấy, đã ôm lấy “NOMA” vì những lý do tôi đã thảo luận trong “Trường phái Neville Chamberlain của những nhà theo thuyết tiến hóa” (xem Chương 2). “Những trả lời trong sách Sáng thế” có một chương trình tiến hành rất khác biệt.

Viện Hàn lâm Quốc gia Khoa học Mỹ có tương đương của nó ở nước Anh (và những quốc gia trong khối thịnh vượng chung, gồm Canada, Úc, New Zealand, India, Pakistan, châu Phi tiếng Anh, v.v...) là Hội Hoàng gia [27]. Khi quyển sách này lên khuôn in, hai đồng nghiệp của tôi, R. Elisabeth Cornwell và Michael Stirrat, đang viết tường trình so sánh của họ, nhưng kỹ hơn, nghiên cứu về những quan điểm tôn giáo của những hội viên của hội Hoàng gia (FRS). Kết luận của hai tác giả, sau này sẽ được công bố đầy đủ, nhưng họ vui lòng cho phép tôi trích dẫn kết quả sơ bộ ở đây. Họ dùng một kỹ thuật tiêu chuẩn cho việc cân lượng quan điểm, Loại Likert bảy điểm cân lượng. Tất cả 1.074 hội viên của Hiệp hội Hoàng gia, những người có địa chỉ email (phần lớn đa số) đã đều được được hỏi ý kiến, và khoảng 23 phần trăm đã trả lời (một con số lớn trong loại nghiên cứu này). Họ nhận được những mệnh đề khác nhau, thí dụ: “Tôi tin vào một Gót có tính người, đó là một ai có quan tâm với những cá nhân, nghe và đáp ứng những cầu nguyện, bận tâm với tội lỗi và phạm tội, và đưa ra phán quyết”. Đối với mỗi mệnh đề như vậy, họ được mời chọn một con số, từ 1 (bất đồng mạnh mẽ) đến 7 (đồng ý mạnh mẽ). Có một chút khó khăn hơn để so sánh trực tiếp những kết quả này với nghiên cứu của Larson và Witham (nói trên, ở Mỹ), vì Larson và Witham đem cho những hội viên hàn lâm của họ chỉ có ba điểm cân lượng, không phải bảy điểm cân lượng, nhưng khuynh hướng chung là như nhau. Đa số ưu thắng áp đảo của những FRS, giống như Đa số ưu thắng áp đảo của những hội viên hàn lâm Mỹ, là những người không-tin-có-gót. Chỉ có 3,3 phần trăm những hội viên Viện Hoàng gia đồng ý mạnh mẽ với tuyên bố rằng một vị Gót có tính người hiện hữu (nghĩa là đã chọn 7 về cân lượng), trong khi 78,8 phần trăm mạnh mẽ không đồng ý (tức là chọn 1 về cân lượng). Nếu bạn định nghĩa “những người tin tưởng” là những người đã chọn 6 hoặc 7, và nếu bạn định nghĩa “người không tin” là những người đã chọn 1 hoặc 2, có một con số khổng lồ 213 người không tin và chỉ có 12 người có lòng tin. Giống như Larson và Witham, và cũng như Beit-Hallahmi và Argyle đã ghi nhận, Cornwell và Stirrat đã thấy có một khuynh hướng nhỏ nhưng có ý nghĩa quan trọng là những nhà sinh học lại thậm chí là những nhà khoa học không-tin-có-gót còn nhiều hơn những nhà vật lý học. Về chi tiết, và tất cả phần còn lại của những kết luận của họ rất thú vị đáng chú ý, hãy tìm đọc thêm khảo luận của họ khi nó được xuất bản.[28]

Tiếp tục từ những nhà khoa học ưu tú của viện Hàn lâm Quốc gia (Mỹ) và Hiệp Hội Hoàng gia (Anh), phải chăng có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy, trong dân số rộng rãi nói chung, cơ hội thường xảy ra là những người không-tin-có-gót sẽ tìm được giữa những người có học thức hơn và thông minh trí thức hơn? Có nhiều nghiên cứu đã được công bố về quan hệ thống kê giữa tín ngưỡng và trình độ học vấn, hay tín ngưỡng và IQ (tỉ số thông minh). Michael Shermer, trong How We Believe: The Search for God in an Age of Science [29], mô tả một khảo sát lớn trên những người Mỹ được chọn ngẫu nhiên, đã được ông và đồng nghiệp Frank Sulloway tiến hành. Trong số nhiều điều từ những kết quả thú vị của họ là sự khám phá rằng tín mộ tôn giáo là thực sự có quan hệ song hành nhưng tiêu cực với giáo dục (những người có học vấn càng cao, càng ít hơn cơ hội xảy ra là có sùng mộ tôn giáo). Sùng mộ tôn giáo cũng có quan hệ song hành tiêu cực với sự quan tâm về khoa học và (mạnh mẽ) với chủ nghĩa tự do trong chính trị. Không có điều nào trong số này là đáng ngạc nhiên, cũng không ngạc nhiên với một thực tế rằng có một mối tương quan tích cực giữa sùng mộ tôn giáo (của một người) và sùng mộ tôn giáo của cha mẹ (người ấy). Những nhà xã hội học nghiên cứu trẻ em Anh, đã tìm thấy rằng chỉ có khoảng một trong mười hai em, tách ra khỏi những tin tưởng tôn giáo của cha mẹ.

Như bạn có thể mong đợi, những nhà nghiên cứu khác nhau đo lường sự việc trong những cách khác nhau, do đó, khó so sánh những nghiên cứu khác nhau. Phân tích-meta là kỹ thuật phân tích dựa trên tổng hợp của những kết quả phân tích khác [30], theo đó một nhà điều tra sẽ xem xét tất cả những văn bản nghiên cứu đã được công bố về một chủ đề, và đếm số lượng những văn bản đã cùng có kết luận về một điều, so với số có kết luận về những gì khác. Về chủ đề của tôn giáo và chỉ số thông minh IQ, phân tích-meta duy nhất tôi được biết là của Paul Bell, đã công bố trong tạp chí Mensa, trong năm 2002 (Mensa là một hội của những cá nhân có một chỉ số IQ cao, và không ngạc nhiên, tạp chí của họ gồm những bài viết về một sự việc kéo họ lại cùng với nhau) [31]. Bell kết luận: “Trong số 43 nghiên cứu được thực hiện kể từ năm 1927 về quan hệ giữa tin tưởng tôn giáo và trí thông minh và / hoặc trình độ giáo dục của một người, chỉ trừ bốn, còn tất cả đều tìm thấy một kết nối đảo ngược. Đó là, thông minh hoặc trình độ học vấn giáo dục của một người càng cao hơn bao nhiêu, càng ít hơn bấy nhiêu để có thể xảy ra là (người ấy) sẽ có sùng mộ tôn giáo hay nắm giữ một “tin tưởng” tôn giáo thuộc bất kỳ loại nào”.

Một phân tích-meta là hầu như chắc chắn sẽ ít cụ thể hơn bất kỳ một trong những nghiên cứu nào đã đóng phần tạo thành nó. Điều sẽ là tốt đẹp để có nhiều những nghiên cứu hơn theo cùng chiều hướng này, cũng như nhiều nghiên cứu hơn về những thành viên của những tổ chức, cơ quan trí thức ưu tú chẳng hạn như những học viện quốc gia khác, và những người nhận những giải thưởng và huy chương quan trọng như Nobel, Crafoord, Fields, Kyoto, Cosmos [32] và những giải thưởng khác. Tôi hy vọng rằng trong ấn bản tương lai của quyển sách này sẽ bao gồm những dữ liệu đó. Một kết luận hợp lý từ những nghiên cứu hiện tại là những nhà chống trả bào chữa cho tôn giáo có thể là nên khôn ngoan hãy giữ im lặng hơn là họ thường quen làm về đề tài của những vai trò gương mẫu đáng ngưỡng mộ, ít nhất là nơi nào có liên quan đến những nhà khoa học.

Đánh Cuộc của Pascal

Nhà toán học lớn người Pháp Blaise Pascal đã tính toán rằng, dù những bất thường có thể dài đến đâu khi đánh cuộc về hiện hữu của Gót, thậm chí vẫn có một bất đối xứng lớn hơn trong sự trừng phạt vì đoán sai. Tốt hơn bạn nên tin vào Gót, vì nếu bạn đúng, bạn sẵn sàng để dành được hạnh phúc vĩnh cửu, và nếu bạn sai, nó sẽ không gây nên bất kỳ một khác biệt nào cả. Nhưng về mặt kia, nếu bạn không tin vào Gót, và nếu quay ra là bạn bị sai, bạn chịu sự trừng phạt vĩnh cửu (đày hỏa ngục), trong khi nếu bạn là đúng nó không làm thành khác biệt. Nhìn chỉ bên ngoài thôi, đã hiển nhiên là quyết định thì không phải nghĩ ngợi. Hãy tin vào Gót.

Tuy nhiên, có một gì đó bất thường đặc biệt về biện luận này. Tin tưởng không phải là một gì đó bạn có thể quyết định để làm theo như một vấn đề về nguyên tắc. Ít nhất, nó không phải là một gì đó mà tôi có thể quyết định để làm như một hành động của ý chí. Tôi có thể quyết định đi nhà thờ, và tôi có thể quyết định đọc thuộc tín điều Nicene, và tôi có thể quyết định thề trên một chồng kinh Thánh rằng tôi tin vào từng lời trong chúng. Nhưng không một nào trong số đó có thể làm cho tôi thực sự tin tưởng nó nếu tôi không tin tưởng. Đánh cuộc của Pascal có thể chỉ mãi mãi là một luận chứng cho sự giả vờ tin vào Gót. Và Gót mà bạn tuyên bố tin vào, ông này tốt hơn đừng thuộc loại toàn trí, hay ông nhìn xuyên được thấu qua sự giả dối. Ý tưởng lố bịch rằng tin tưởng một gì đó là điều bạn có thể quyết định để làm thì bị Douglas Adams chế giễu một cách thú vị trong Dirk Gently's Holistic Detective Agency [33], trong đó chúng ta gặp thày chăn chiên robot chạy bằng điện (robotic Electric Monk), một dụng cụ tiết kiệm sức lao động mà bạn mua “để làm những tin tưởng của bạn cho bạn”. Mô hình thượng hạng đắt tiền được quảng cáo là “có khả năng tin tưởng những điều mà ở Salt Lake City không tin chúng”. [34]

Nhưng tại sao, dù trường hợp nào đi nữa, có phải chúng ta quá sẵn sàng chấp nhận ý tưởng rằng một điều bạn phải làm nếu bạn muốn làm vui lòng Gót là tin tưởng vào ông? Điều quá đặc biệt về tin tưởng là gì vậy? Không phải đúng là có nhiều xác xuất có thể xảy ra rằng Gót sẽ ban thưởng lòng nhân ái, hay sự độ lượng, hoặc tính khiêm nhường? Hoặc sự chân thực? Điều gì xảy ra nếu Gót là một nhà khoa học, người nhìn sự thành thực tìm kiếm sự thật như đức hạnh tối cao? Thật vậy, không phải rằng nhà thiết kế của vũ trụ phải là một nhà khoa học hay sao? Người ta đã hỏi Bertrand Russell rằng ông sẽ nói gì nếu như ông chết và thấy mình đối chất với Gót đòi biết tại sao Russell đã không tin vào ông ta. “Không đủ bằng chứng, Gót ơi, không đủ bằng chứng”, đó là câu trả lời (tôi gần như phải nói là bất hủ) của Russell. Sẽ không phải là Gót sẽ kính trọng Russell vì sự hoài nghi can đảm của ông (đó là không kể đến, hãy bỏ ra ngoài, lập trường hòa bình dũng cảm của ông đã đẩy ông vào tù thời chiến tranh thế giới thứ nhất) hơn rất nhiều so với Gót sẽ kính trọng Pascal vì sự hèn nhát đặt cuộc, so đo hơn thiệt tránh rủi ro hay sao? Và trong khi chúng ta không thể biết Gót sẽ nhảy sang phía nào, chúng ta không cần phải biết ngõ hầu để bác bỏ Đánh Cuộc của Pascal. Chúng ta đang nói về một đánh cá, đặt cuộc, hãy nhớ lại, và Pascal đã không tuyên bố rằng đánh cá của ông đã được điều gì thuận lợi, nhưng rất có thể dài những khác lạ, đầy bất thường. Bạn có đánh cá vào sự đánh giá của Gót trên tin tưởng giả dối (hay thậm chí tin tưởng trung thực chăng nữa) sẽ thắng sự hoài nghi chân thực?

Sau đó lại nữa, giả sử gót là người bạn phải đối mặt khi bạn chết hóa ra là Baal, và giả sử Baal thì cũng ghen tị đúng hệt như như đối thủ cũ của ông là Yahweh, người được kể là hết sức ganh tị. Không phải có lẽ là Pascal tốt hơn nên đánh cá trên sự không có gót nào tất cả, hơn là trên một gót đoán sai? Thật vậy, không phải chỉ bằng vào con số có thể có của những vị gót nam và gót nữ, trên số đông đảo những gót đó, một người có thể đánh cá, là đủ đánh bại toàn bộ lôgích của Pascal hay sao? Pascal có lẽ là nói đùa khi ông đưa ra đánh cuộc của mình, cũng giống như tôi đang nói đùa khi tôi gạt bỏ nó. Nhưng tôi đã gặp nhiều người, thí dụ trong phần câu hỏi sau một bài giảng, vẫn có những người nghiêm trang đưa ra Đánh Cuộc của Pascal như một Luận chứng thắng lợi cho tin tưởng vào Gót, vì vậy đã là điều thuận hợp để nói về nó ngắn gọn ở đây.

Cuối cùng, có thể được hay không, để biện luận cho một loại của phản-đánh cuộc của Pascal? Giả sử chúng ta cứ tạm cho rằng quả thực có đấy một vài cơ may nhỏ rằng Gót hiện hữu. Dẫu có thế đi nữa, có thể nói rằng bạn sẽ sống một đời sống trọn vẹn hơn, tốt hơn, nếu bạn đánh cuộc ông ta không hiện hữu, hơn là nếu bạn đánh cuộc ông ta hiện hữu, và do đó không phung phí thời giờ của bạn vào chuyện thờ phụng ông, hy sinh cho ông ta, đánh nhau và chết cho ông ta, v.v... Tôi sẽ không theo đuổi câu hỏi ở đây, nhưng độc giả có thể thích, hãy giữ nó trong trí khi chúng ta đi đến những chương sau về những hậu quả ác độc có thể tuôn ra từ tin tưởng và thực hành tuân thủ tôn giáo.

Những Luận chứng dùng định lý xác xuất của Bayes

Tôi nghĩ trường hợp lạ lẫm nhất toan tính với hiện hữu của Gót tôi đã từng thấy là luận chứng dựa trên đính lý về xác xuất của Bayes, gần đây Stephen Unwin đã đưa ra trong Xác suất về Gót [35]. Tôi đã do dự trước khi bao gồm luận chứng này, nó vừa yếu hơn và vừa không cổ điển, ít thần thánh hơn những luận chứng khác. Tuy nhiên, quyển sách của Unwin, khi xuất bản năm 2003, đã nhận được sự chú ý đáng kể của báo chí, và nó thực đem lại cơ hội để mang vài mối giải thích vào cùng với nhau. Tôi có vài cảm tình với những ý định của ông, như đã lập luận trong Chương 2, tôi tin sự hiện hữu của Gót như một giả thuyết khoa học, ít nhất trên nguyên tắc, thì có thể điều tra tìm hiểu được. Thêm nữa, cố gắng quá lý tưởng đến không thực tế của Unwin để đặt một con số trên xác suất thì đúng là buồn cười thú vị.

Tựa đề phụ của quyển sách, Một phép tính đơn giản mà chứng minh chân lý cuối cùng, có tất cả những dấu chứng xác nhận phẩm chất của một thêm vào về sau của nhà xuất bản, vì sự tự tin tự phụ như vậy không tìm thấy được trong văn bản của Unwin. Quyển sách thì tốt hơn được xem là một hướng dẫn kiểu “Làm thế nào”, một thứ thuộc loại Định lý của Bayes cho những Cả đẫn [36], vì dùng hiện hữu của Gót như một trường hợp nghiên cứu bán khôi hài. Unwin cũng đã có thể khéo dùng một kẻ giết người giả tưởng như trường hợp thí nghiệm của mình để chứng minh định lý Bayes. Nhà thám tử tập hợp bằng chứng dẫn đặt thành đâu ra đó. Những dấu tay trên súng lục trỏ về bà Peacock. Định lượng sự ngờ vực đó bằng cách vỗ lên một con số về sự có thể xảy ra được về phần bà ta. Tuy nhiên, Giáo sư Plum đã có một động cơ để bẫy hại ngầm bà Peacock. Giảm bớt sự ngờ vực bà Peacock bằng một con số có giá trị tương ứng. Phương pháp khoa học điều tra cho tòa án đưa ra một con số 70 phần trăm có thể xảy ra là súng lục đã bắn chính xác từ một khoảng cách xa (nạn nhân), điều này biện luận cho một thủ phạm có huấn luyện quân sự. Định lượng sự ngờ vực tăng cao của chúng ta với Đại tá Mustard. Thày chăn chiên phản thệ Green thành ra là người có động cơ xem ra thuận lý nhất trong vụ giết người [37]. Tăng lên ước định số lượng của chúng ta về sự thể đã có thể xảy ra với thày Green. Nhưng sợi tóc vàng dài còn vướng trên áo khoác nạn nhân chỉ có thể thuộc về cô Scarlet.. . và vv... Một hỗn hợp của những có-thể-xảy-ra đã được phán định chủ quan nhiều hơn hay ít hơn khuấy trộn trong não thức của thám tử, kéo ông ta về những hướng khác nhau. Định lý Bayes thì giả định là để giúp nhà thám tử đi đến một kết luận. Nó là một bộ máy toán học để kết hợp nhiều những có thể xảy ra đã được ước tính, và đưa lên một phán quyết cuối cùng, vốn mang tính ước đoán định lượng của riêng nó về sự thể có thể xảy ra. Nhưng dĩ nhiên ước tính cuối cùng đó chỉ có thể tốt ngang bằng với những con số ban đầu đã đem vào (phương trình). Những con số này thường thường đã phán định chủ quan, với tất cả những hoài nghi từ đó trôi theo vào không thể tránh được. Nguyên tắc GIGO (rác vào thì rác ra [38]) thì áp dụng được ở đây – và trong trường hợp thí dụ Gót của Unwin, “áp dụng được” là một từ quá nhẹ.

Unwin là một chuyên viên tham vấn ngành quản lý nguy hiểm và rủi ro có thể xảy ra cho các tổ chức, công ty [39], là người mang đuốc chạy dẫn đầu cho sự suy luận dùng định lý Bayes, như phản lại những phương pháp thống kê đối nghịch cạnh tranh. Unwin minh họa định lý Bayes bằng cách quyết định nhận thử thách, không phải một vụ giết người, nhưng một trường hợp thử nghiệm lớn nhất của tất cả, là sự hiện hữu của Gót. Chương trình được bắt đầu với sự bất định hoàn toàn, vốn ông chọn để định lượng bằng cách chỉ định sự hiện hữu và không hiện hữu của Gót, mỗi bên khởi đầu với xác xuất có thể xảy ra là 50 phần trăm. Sau đó, ông liệt kê sáu sự kiện chúng có thể ảnh hưởng trên vấn đề, ông đặt một trọng số trên mỗi sự kiện, đưa sáu con số vào trong bộ máy của định lý Bayes, và thử xem bật ra con số (thành) nào. Điều rắc rối là (để nhắc lại) sáu trọng số đều không phải là những số lượng đã được đo lường mà đơn giản chỉ là những phán định cá nhân của Stephen Unwin được biến thành những con số, cho tiện ích của bài toán thực tập. Sáu sự kiện là:

  1. Chúng ta có một cảm thức về sự tốt lành.
  2. Người ta làm những điều ác (Hitler, Stalin, Saddam Hussein).
  3. Thiên nhiên làm những điều ác (động đất, sóng thần, bão).
  4. Có thể có những phép lạ nhỏ (tôi đánh mất những chìa khóa của tôi và lại tìm được chúng).
  5. Có thể có những phép lạ lớn (Jesus có thể đã sống lại sau khi chết).
  6. Người ta có những kinh nghiệm tôn giáo.

Cho những gì nó bõ công đáng giá (không có gì, theo ý kiến của tôi), ở cuối của một cuộc chạy đua kiểu Bayes, chuông kêu điinh-đoong, trong đó Gót trồi lên trước trong cuộc đánh cá, sau đó tụt xuống tít đằng sau, sau đó bám đường ông lại lên đến 50 phần trăm, là mức từ đó ông đã bắt đầu, cuối cùng gót đến mức kết thúc, trong dự toán của Unwin, thích thú với một xác xuất 67 phần trăm có thể xảy ra hiện hữu. Unwin sau đó lại quyết định rằng tuyên án 67 phần trăm của phương trình Bayes là không đủ cao, thế nên ông một hành động kỳ dị là thổi phồng nó lên đến 95 phần trăm, bằng cách tiêm thêm cho nó một mũi khẩn cấp của “lòng tin”. Nghe giống như một trò đùa, nhưng đó thực sự là ông tiến hành thế nào. Tôi ước là tôi có thể nói ông biện minh nó thế nào, nhưng thực sự không có gì để nói. Tôi đã gặp loại xuẩn lý này ở nơi khác, khi tôi đã thách thức những nhà khoa học sùng đạo, nhưng mặt khác thông minh, hãy biện minh cho tin tưởng của họ, trước sự thừa nhận của họ là không có bằng chứng: “Tôi thú nhận rằng không có bằng chứng nào cả. Có một lý do là tại sao nó được gọi là lòng tin” (câu cuối cùng này thốt lên với tin tưởng gần như sự xác quyết hung hăng, và không có một chút ẩn ý nào của xin lỗi hay sự tự vệ phòng thủ).

Ngạc nhiên, trong danh sách của Unwin gồm sáu phát biểu không có luận chứng thiết kế, cũng không gồm một bất kỳ năm “bằng chứng” nào của Aquinas, cũng chẳng có một bất kỳ những dạng khác nhau nào của luận chứng bản thể. Ông không thuận, không muốn dây dưa gì với chúng: chúng thậm chí không góp thêm được một cái búng tay lay động nhỏ vào con số ước lượng của ông về sự có thể có của Gót. Ông thảo luận về chúng, như là một nhà thống kê giỏi, và thải hồi chúng vì chúng trống rỗng. Tôi nghĩ điều này là công trạng đáng khen của ông, mặc dù lý do gạt bỏ luận chứng thiết kế của ông là khác với của tôi. Tuy nhiên, luận chứng mà ông chấp nhận qua cửa Bayes của ông, xem ra như với tôi, cũng yếu như thế. Đó là chỉ để nói rằng những trọng số nhiều xác xuất chủ quan đó, nếu tôi có gán cho chúng sẽ là khác với của ông, và dù sao đi nữa, có ai quan tâm về những đánh giá chủ quan hay không? Ông nghĩ rằng sự kiện mà chúng ta có một cảm thức về đúng và sai, đem đếm (thành số) nghiêng thuận lợi mạnh mẽ về phần Gót, trong khi trái lại, tôi không thấy rằng nó sẽ thực sự chuyển dịch (vị trí) Gót, không trong cả hai hướng, từ mức mong đợi khởi đầu của ông. Chương 6 và 7 sẽ cho thấy rằng không có trường hợp (nghiên cứu) tốt nào làm được cho sự sở hữu một cảm thức về đúng và sai của chúng ta có bất kỳ kết nối rõ ràng nào với sự hiện hữu của một thần linh siêu nhiên. Cũng như trong trường hợp khả năng cảm nhận giá trị của chúng ta khi thưởng thức một bài tứ tấu khúc của Beethoven, hay cảm nhận giá trị của chúng ta về sự tốt lành (Dù không nhất thiết phải có sự xui khiến chúng ta làm theo nó) sẽ là cách nó là như vậy, với một Gót, hay không với một Gót.

Mặt khác, Unwin nghĩ rằng sự hiện hữu của cái ác, đặc biệt những thiên tai như động đất và sóng thần, được kể là mạnh mẽ chống lại sự có thể có của Gót. Ở đây, phán đoán của Unwin thì ngược với của tôi, nhưng ông đi theo cùng hướng với nhiều những nhà gót học áy náy bất an. “Theodicy” (cãi lấy đúng cho Gót) [40] giữ cho những nhà gót học phải mất ngủ. The Oxford Companion to Philosophy đáng tin cậy, cho vấn đề của cái ác, quen gọi là Luận chứng Tà Ác, là “phản đối có sức mạnh nhất với thuyết tin-có-gót truyền thống”. Nhưng nó là một luận chứng chỉ chống lại sự hiện hữu của một Gót tốt lành. Sự tốt lành thì không là phần của định nghĩa của Giả thuyết Gót, đơn thuần chỉ là một thêm vào đáng mong ước.

Phải thừa nhận, những người thuộc một khuynh hướng gót học thường kinh niên không có khả năng để phân biệt được những gì là đúng thực với những gì họ có thích là đúng thực. Tuy nhiên, với một người có tin tưởng tôn giáo tinh tế hơn về một vài loại thông minh siêu nhiên, sẽ là trò trẻ con dễ dàng để vượt qua vấn nạn tà ác. Chỉ đơn giản đưa lên một gót kinh tởm xấu xa – giống như gót là kẻ hành hạ trừng phạt trên mỗi trang sách Cựu Ước. Hoặc, nếu bạn không thích điều đó, phát minh một gót ác riêng biệt, gọi ông ta là Satan, và đổ lỗi mọi điều xấu ác trên thế giới cho trận chiến vũ trụ của Satan chống lại gót tốt. Hoặc – một giải pháp tinh tế hơn nhiều – đưa lên một gót với những điều vĩ đại để làm hơn là quá bận tâm với những thảm họa của loài người. Hoặc một vị gót là kẻ tuy không thờ ơ với đau khổ, nhưng coi nó như giá phải trả cho “ý chí tự do” trong một vũ trụ trật tự, hợp pháp. Có thể thấy những nhà gót học đã tin tưởng hết lòng vào tất cả những lối giải thích được làm cho hợp lý, thuận lôgích này.

Vì những lý do này, nếu tôi làm lại bài toán xác xuất theo định lý Bayes của Unwin, không phải luận chứng tà ác, cũng không phải những cân nhắc đạo đức nói chung sẽ chuyển dịch tôi, cách này hay cách khác, xa khỏi giả thuyết trống, không nghiêng về bên nào (50 phần trăm – có/không – bắt đầu của Unwin). Nhưng tôi không muốn biện luận ý tưởng, dù trong trường hợp nào đi nữa, vì tôi không thể có phấn khích nào về những quan điểm cá nhân, cho dù là của Unwin hay của chính tôi.

Có một luận chứng mạnh mẽ hơn rất nhiều, mà không tù thuộc trên phán đoán chủ quan, và nó là luận chứng từ xác xuất không chắc xảy ra. Nó thực sự quả có chuyên chở chúng ta đột nhiên xa khỏi thuyết không thể biết (với) 50 phần trăm (ở giữa), thật xa về phía cực đoan của thuyết tin-có-gót trong quan điểm của những người tin-có-gót, thật xa về phía cực đoan của thuyết không-tin-có-gót trong quan điểm của tôi. Tôi đã đề cập về nó nhiều lần rồi. Toàn bộ luận chứng quay về câu hỏi quen thuộc: “Ai tạo ra Gót?” mà hầu hết những người có suy nghĩ khám phá cho chính họ. Một Gót là nhà thiết kế vũ trụ không thể dùng được để giải thích sự phức tạp có tổ chức, vì bất kỳ một Gót có khả năng thiết kế bất cứ điều gì sẽ phải là phức tạp đến mức đủ để khả năng của riêng chính ông đòi hỏi có cùng một loại giải thích. Gót trình bày một chuỗi vô hạn chạy giật lùi, mà trong đó ông không thể giúp chúng ta thoát ra. Lập luận này, như tôi sẽ cho thấy trong chương kế tiếp, chứng minh rằng Gót, mặc dù về mặt kỹ thuật không thể phản chứng minh, nhưng thực sự là rất không thể nào có thể xảy ra.


Chương 4
Tại sao hầu như chắc chắn là không có Gót 


Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất 
(Jul/2013)


[1] Lunatic, Liar or Lord .
[2] Luận chứng Phòng nói tiếng Tàu: Năm 1980, John Searle giới thiệu một luận chứng ngắn và được thảo luận rộng rãi nhằm cho thấy kết luận rằng không thể nào những máy computơ có để hiểu ngôn ngữ hay suy nghĩ được. Searle (1999) tóm tắt luận chứng Phòng nói tiếng Tàu như sau:
Hãy tưởng tượng một người chỉ biết nói tiếng mẹ đẻ là tiếng Anh, không biết tiếng Tàu, bị nhốt trong một căn phòng đầy các hộp đựng những ký hiệu tiếng Tàu (một cơ sở dữ liệu – data base) cùng với một cuốn sách hướng dẫn cách sửa đổi, xếp đặt những ký hiệu (progam – chương trình). Hãy tưởng tượng rằng có người bên ngoài phòng gửi vào trong các ký hiệu tiếng Tàu khác, mà người trong phòng không biết, là những câu hỏi bằng tiếng Tàu (đầu vào – input). Và tưởng tượng rằng bằng cách làm theo các hướng dẫn trong chương trình, người đàn ông trong căn phòng có thể đưa ra những ký hiệu tiếng Tàu, trong đó có những câu trả lời chính xác cho câu hỏi (đầu ra – output). Chương trình cho phép người trong phòng làm thành công được thí nghiệm Turing về sự hiểu biết tiếng Tàu, nhưng ông thực sự không hiểu một từ nào của tiếng Tàu.
Searle nói tiếp, "Mục đích của luận chứng là thế này: nếu người đàn ông trong phòng không hiểu tiếng Tàu trên cơ sở thực hiện các chương trình thích hợp để hiểu tiếng Tàu, sau đó cũng không có bất kỳ máy tính máy computơ nào khác chỉ trên cơ sở đó hiểu được, vì không có máy computơ, khả năng máy tính computơ, có được bất cứ điều gì mà người đàn ông không có”.
Luận chứng Phòng nói tiếng Tàu dẫn trên rất nổi tiếng – và nội dung chủ yếu là vấn đề thông minh nhân tạo của computơ – nhưng ở đây Dawkins dùng với nghĩa khác – những người sao chép, có khi máy móc, chẳng hiểu gì, hay biết gì, về nội dung những gì mình sao chép.

[3] bản dịch của kinh Thánh Vietnam (1932):
John 7:40-43 – “Trong đoàn dân có nhiều người nghe những lời đó, thì nói: Người nầy thật là đấng tiên tri. Người khác thì nói: Ấy là Đấng Christ. Người khác nữa lại nói: Đấng Christ há từ Ga-li-lê mà đến sao? Kinh Thánh há chẳng nói rằng Đấng Christ phải ra từ dòng dõi vua Đa-vít sao? Vậy, dân chúng cãi lẽ nhau về Ngài”.
[4] A. N. Wilson trong Jesus, và Robin Lane Fox trong The Unauthorized Version (Phiên bản Trái Phép).
[5] [Tom Flynn, 'Matthew vs. Luke', Free Inquiry 25: 1, 2004, 34-45; Robert Gillooly, 'Shedding light on the light of the world', Free Inquiry 25: 1, 2004, 27-30.]
[6] Nếu Jesus là con Josepth, và Josepth là dòng dõi David, vậy có thể nói Jesus ra đời như lời tiên tri về Mesiah –và như thế Jesus có thể là vị cứu thể dân Dothái đã từng nói tới.
Nhưng nếu mẹ Jesus là Mary vẫn còn là trinh nữ khi sinh ông, vậy Josepth chỉ là cha hờ – vậy ông không có máu mủ gì với Josepth, không một liên hệ dòng dõi nào với vua Dothái David, vậy ông hiển nhiên không thể có cơ hội là vị cứu thể của dân Dothái.
Nhưng những người Kitô muốn có được cả hai tính chất thiêng liêng, dù chúng mâu thuẫn nhau, vì chúng đến từ hai gốc truyền thuyết khác nhau, một Dothái và một ngoài Dothái. Điều này người Kitô cũng không chịu nhìn nhận vì sự kiện kinh Thánh có nguồn gốc hỗn tạp như vậy sẽ giảm giá trị nội dung tôn giáo của họ, phần nào làm nó mất tính chất thiêng liêng, nó không là quyển sách “thánh” nữa.
[7] [* Tôi cung cấp phụ đề, vì tôi tự tin đó là tất cả. Nhan đề chính của ấn bản tôi có của quyển sách, do Continuum London, là Lời của Ai đây? Whose Word Is It? Tôi không thể tìm thấy gì trong ấn bản này để nói nó có phải cùng là quyển sách do nhà xb Harper, San Francisco ở Mỹ công bố hay không, mà tôi chưa được đọc, có Nhan đề chính là Misquoting Jesus. Tôi đoán chúng là cùng một quyển sách, nhưng tại sao những nhà xuất bản làm những chuyện loại này như vậy? ]
Bart D. Ehrman, Misquoting Jesus: The Story Behind Who Changed the Bible and Why (San Francisco: Harper SanFrancisco, 2005)
[8] Robin Lane Fox. The Unauthorised Version: Truth and Fiction in the Bible. London: Viking, 1991.
Jacques Berlinerblau. The Secular Bible: Why Nonbelievers Must Take Religion Seriously. Cambridge University Press, 2005.
A. N. Wilson. Jesus: A Life. London: W. W. Norton & Company, 2004
[9] [Erhman (2006). See also Ehrman (2003a, b).]
[10] [* A.N. Wilson, trong tiểu sử Jesus của ông, đặt nghi ngờ về câu chuyện có phải Joseph đã là một người thợ mộc gì hết tất cả hay không. Từ tekton tiếng Hylạp quả thực có nghĩa là thợ mộc, nhưng nó đã được dịch từ chữ Aramaic naggar, mà có thể có nghĩa là nghệ nhân hoặc người có học. Đây là một trong nhiều phiên dịch sai đã dựng lập, nhưng trêu chọc kinh Thánh, nổi tiếng nhất là sự phiên dịch sai tiếng Hebrew trong chương Isaiah cho một phụ nữ trẻ (almah) vào trong tiếng Hylạp thành một trinh nữ (parthenos). Một sai lầm dễ dàng xảy ra (hãy nghĩ những từ tiếng Anh như “maid” và “maiden” (“người hầu gái, hay người con gái” và “thời con gái”) để xem nó có thể đã xảy ra như thế nào), điều này từ một dịch giả đã trượ, đã được linh động đưa lên cao và làm sống daayh, và gây ra toàn bộ Huyền thoại lố bịch rằng mẹ của Jesus là một trinh nữ! Ibn Warraq đã chêu chọc cười dỡn khi lập luận rằng trong những lời hứa nổi tiếng của bảy mươi hai trinh nữ đem cho mỗi thanh niên Islam chết vì đạo, “trinh nữ” là một sự phiên dịch sai của “những nho khô trắng trong suốt rõ ràng như pha lê”. Bây giờ, nếu nghĩa chỉ có vậy, và nếu nó đã được biết đến rộng rãi hơn, có bao nhiêu nạn nhân vô tội của những nhiệm vụ liều chết tự tử đã có thể có cơ được cứu? (Ibn Warraq, “Trinh nữ ? trinh gì??”, Free Inquiry 26: 1, năm 2006, 45-6).]
[11] The Infancy Gospel of ThomasPhúc Âm Thời Jesus thơ ấu của Thomas là một truyện kể về thân thế Jesus, tác giả vô danh, nhưng được gọi là “Thomas người Israel”; để phân biệt với Thomas khác của The Gospel of Thomas.
Đây là một bộ sưu tập có từ thế kỉ thứ 2 CN, gồm những câu chuyện về Jesus khi còn là một đứa trẻ tuổi từ 5 đến 12. Phúc Âm Thời Jesus thơ ấu của Thomas được gọi là “ngụy kinh”, vì hội nhà thờ Kitô không chấp nhận, không xếp vào hàng kinh điển chính thức, không dùng như tài liệu học tập và giảng dạy. Nhìn vào nội dung tập sách này sẽ thấy lý do hiển nhiên tại sao nó không được hội nhà thờ chọn lựa. Nhưng cũng như những văn bản được tuyển chọn (Matthew, Mark, Luke, và John), ... đều trên phán đoán chủ quan về giá trị nội dung theo phương diện tuyên truyền, hoàn toàn không trên giá trị lịch sử, vì chúng đều có giá trị lịch sử xấp xỉ như nhau, đều là những truyền thuyết, nhiều hư hơn thực.
Phúc Âm Thời Jesus thơ ấu rất phổ thông, đã vẫn được truyền tụng rộng rãi, và qua nhiều thế kỷ. Đến nay vẫn tìm thấy những phiên bản của những văn bản còn tồn tại trong tiếng Hylạp, tiếng Latin, tiếng Syria, Slave, Gruzia, Ethiopia, và tiếng Ả Rập. Tôi trình bày bản dịch theo một bản tổng hợp, trên những tìm tòi mới nhất, của giáo sư Tony Burke, York Univeristy, Toronto (2009).

Các việc làm vĩ đại thời Trẻ em của Chúa và Đấng Cứu thế Kitô chúng ta
(The Great Childhood Deeds of our Lord and Saviour Jesus Christ)

1.
Khi đứa bé trai Jesus năm tuổi, nó chơi tại một khúc cạn của dòng sông hẹp nước chảy mạnh. Và nó đã tụ nước động vào thành những vũng, và làm chúng thành trong suốt và thật sạch, nó ra lệnh cho nước chỉ bằng cách đọc từng chữ những lời nó nói mà thôi, và không bằng những phương tiện của một hành động nào.
Sau đó, lấy đất sét mềm từ bùn, bé Jesus đã nặn mười hai con chim sẻ. Đã nhằm ngày Sa-bát, khi nó làm những điều này, và có nhiều trẻ con khác với nó. Và có một người Dothái, thấy đứa bé Jesus với những trẻ khác làm những chuyện này, đã đi đến cha nó là Joseph, và vu cáo đứa bé Jesus, nói rằng, trong ngày Sa-bát, nó đã nghịch bùn, và làm mười hai con chim sẻ, đó là không đúng luật Dothái. Joseph đến và mắng Jesus rằng: “Tại sao mày lại làm những việc này vào ngày Sa-bát?”. Nhưng Jesus vỗ tay, ra lệnh cho những con chim với một tiếng la lớn trước mặt mọi người, và nói: “Đi, hãy bay đi, và nhớ ta, những con vật sống”. Và những con chim sẻ, vỗ cánh bay ​​đi, kêu quang quác. Khi người Pharisiêu thấy điều này, ông ta đã rất ngạc nhiên và kể chuyện ấy cho tất cả bạn bè của mình.

2.
Và đứa con trai của Annas, nhà luật học và gót học Dothái đã cùng Joseph theo đến. Và lấy một nhánh liễu, nó phá hỏng những vũng nước, và làm cho nước bé Jesus đã hứng được chảy thoát đi. Và nó làm cạn hết nước tụ trong vũng. Và Jesus, thấy những gì đã xảy ra, nói với nó, “thân quả mày (sẽ bị trụi) không gốc, và cành nhánh mày sẽ bị khô kiệt như một cành cây bị một cơn gió mạnh làm cháy khô”. Và ngay lập tức đứa bé đó bị héo khô mà chết.

3.
Khi đứa bé trai Jesus từ đó đang đi với cha nó là Joseph, một đứa bé chạy xô vào vai nó. Và Jesus nói với nó: “ Mày sẽ thôi đi đường của chúng ta”. Và lập tức, đứa bé chết. Ngay sau đó, thấy đứa bé đã chết, mọi người khóc lớn và nói: “Đứa trẻ này đã sinh ra từ đâu mà lời nó nói thành một hành động?”. Khi họ thấy những gì đã xảy ra, cha mẹ của đứa bé bị chết đổ lỗi cho Joseph, nói, “Vì ông có đứa con trai này, ông không thể sống trong làng này với chúng tôi. Nếu ông muốn ở đây, phải dạy nó làm điều lành và không nguyền điều ác độc”.

4.
Và Joseph nói với Jesus “Tại sao mày lại nguyền những điều như thế? Họ khổ sở và ghét chúng ta”. Và đứa bé nói với Joseph, “Nếu những lời của Cha tôi đã không là khôn ngoan, ông sẽ không biết dạy con cái thế nào”. Và đứa bé lại nói thêm, “Nếu đây đã là những con cái của buồng cưới tân hôn (giữa Gót và người? – “bridal chamber”), họ sẽ không hứng chịu lời nguyền. Những người này sẽ hứng chịu sự trừng phạt của họ”. Ngay lập tức, những người buộc tội Jesus bị mù mắt. Nhưng Joseph trở nên giận dữ, nắm tai Jesus kéo mạnh. Và Jesus nói với ông: “Tìm tôi và thấy tôi, với ông là đã đủ, (nhưng). Ông đã hành động một cách ngu dại” .

5.
Một người thày giáo tên là Zacchaeus, khi ấy đang đứng, nghe Jesus nói những điều này với cha nó, và ông nói, “Ồ đứa bé trai xấu xa !” Ông nói với Joseph, “Nào, dắt nó lại đây, người anh em, để đứa bé có thể học cách yêu những trẻ cùng tuổi của nó, làm vinh dự cha mẹ và thờ kính những trưởng thượng, để nó có thể có được một ước muốn sống giữa đám trẻ em, và đến phiên nó cũng dạy lại chúng, để đền đáp”. Nhưng Joseph nói với người thày giáo, “Ai mà có thể kiềm chế đứa trẻ này và dạy dỗ nó? Đừng có (lầm) mà xem nó như một (con trẻ) trái chứng, người anh em”.

Và đứa bé trai Jesus đã trả lời và nói với người thày giáo, “Những lời mà ông đã nói, tôi là xa lạ đối với chúng. Vì tôi là bên ngoài ông, nhưng tôi ở bên trong ông với lý do của tồn tại trong sự toàn hảo nội dung này. Nhưng ông, một con người của Luật, không biết Luật”. Và đứa bé nói với Joseph, “Khi ông sinh ra đời, tôi đã tồn tại và tôi đã đứng bên cạnh ông, Cha ơi, như thế để ông có thể được tôi dạy cho một giáo lý mà không ai khác biết và cũng không ai có khả năng giảng dạy. Và như như một (con trẻ) trái chứng ông đã nói, ông sẽ chịu đựng nó, mà nó là của ông. Vì khi tôi hết sức phấn khởi, tôi sẽ dẹp bỏ sang một bên bất cứ hỗn hợp nào mà tôi có của chủng tộc ông. Vì ông không biết ông từ đâu đến; Chỉ mình tôi thực sự biết khi nào ông được sinh ra, và thời gian bao lâu ông ở lại đây”.

Và những người đứng ở đấy rất ngạc nhiên và kêu lên lớn tiếng và nói với ông, “Ồ, Thật là một kỳ diệu mới lạ và không thể tin nổi! Những lời như thế chúng ta đã chưa từng bao giờ biết, không từ những thày tu, cũng không phải từ các nhà luật học và gót học Dothái, cũng không từ những người Pharisiêu. Đứa bé này từ đâu đến, đứa bé mới năm tuổi và nói những điều như vậy? Chưa từng bao giờ chúng ta thấy một điều như vậy”.
Đứa bé trả lời họ và nói:” Tại sao các người lại kinh ngạc đến thế? Hơn nữa, tại sao các ngươi không tin là đúng sự thật những điều tôi đã nói với các ngươi? Khi các người được sinh ra, và cha của các người, và cha của cha các người, tôi biết chính xác, là người đã được tạo ra từ trước thế giới này”.
Và tất cả những người nghe thế, đã không nói nên lời, thôi không còn có thể nói chuyện với đứa bé. Đến gần họ, đứa bé bỏ về và nói: “Tôi đã chơi với các ngươi vì tôi biết các ngươi ngạc nhiên vì những chuyện lặt vặt và với kẻ khôn ngoan các ngươi là bé nhỏ”.

Bây giờ, khi họ xem có vẻ được thoải mái vì sự an ủi của đứa bé, người thày giáo nói với cha nó, “Nào, hãy đem nó đến trường học và tôi sẽ dạy cho nó tốt hơn”. Và người hiệu trưởng, tâng bốc đứa bé, đã đưa nó vào lớp học. Nhưng Jesus im lặng. Và Zacchaeus đã viết bảng chữ cái cho đứa bé, và bắt đầu dạy các chữ cái. Và ông đã thường lập lại những chữ cái cho nó. Nhưng đứa bé không trả lời ông. Trở thành phát cáu, người thày giáo đánh vào đầu nó. Và đứa bé trở nên giận dữ và nói với ông ta, “cái đe thợ rèn, khi bị đập, dạy cho bất cứ ai là kẻ đập nó, chứ không phải là cái đe được giảng dạy. Tôi biết các chữ cái mà ông đang dạy chính xác còn hơn và hay hơn cả ông. Với tôi, những điều này giống như một tiếng cồng ồn ào hoặc một tiếng tiếng chũm choẹ lanh canh, chúng không trình bày âm thanh, cũng không sự vinh quang, cũng không sức mạnh của hiểu biết”.

Khi đứa bé trai đã nguôi tức giận của nó, nó tự nói một mình tất cả các chữ cái từ alpha đến omega với nhiều thận trọng và rõ ràng. Nhìn thẳng vào thày giáo, nó nói, “ Không biết alpha theo như bản chất của nó, làm sao ông có thể dạy một beta khác? Kẻ đạo đức giả ! Nếu ông có biết, trước tiên hãy dạy tôi alpha và sau đó tôi sẽ tin ông nói về beta”.

Trong khi nhiều người đã nghe, đứa bé nói với thày giáo, “Nghe này, thày giáo, và hiểu lấy trật tự của yếu tố đầu tiên. Hãy chú ý kỹ lưỡng ở chỗ này, xem nó có những nét sắc, và vết phảy ở giữa mà ông nhìn thấy như thế nào nó chỉ hướng, vượt qua, gặp nhau, đi ra ngoài, kéo qua bên, nâng cao, múa trong hợp xướng, [ một từ không chắc chắn là từ gì], trong nhịp ba, quanh hai góc, thuộc cùng một dạng, cùng một độ dày, thuộc cùng một gia đình, làm tăng lên, cân đối, cùng đo bằng nhau, cùng chiều dài – đây là những nét của alpha”.

6
Và sau khi người thày giáo nghe một mô tả giống như thế và những nét viết như thế, của chữ cái đầu tiên mà Jesus đã trình bày, ông cảm thấy choáng váng về sự giảng dạy như vậy và sự chống trả của đứa bé. Và người thày giáo nói, “Khốn nạn cho tôi vì tôi đã mang xấu hổ trút xuống chính mình”.
“Hãy đem đứa bé này xa khỏi tôi, người anh em. Đứa bé này đơn giản là không thuộc Trái đất này, nó thậm chí có thể chế ngự được lửa. Có lẽ đứa bé này đã hiện hữu trước khi có nạn lụt của Noah. Loại tử cung nào đã hoài thai nó? Loại người mẹ nào đã nuôi dạy nó ? Tôi không biết. Khốn nạn cho tôi, người anh em ! Nó làm tôi sững sờ đến u mê. Tôi không thể nghĩ theo trong đầu tôi nữa. Tôi đã tự mình đánh lừa mình, bất mãn gấp ba. Tôi đã nghĩ rằng có được một học trò nhưng tôi đã tìm thấy được một bậc thầy. “Tôi phải bị quăng ra ngoài cho chết, hoặc trốn chạy khỏi làng này vì lý do là đứa bé này. Vì tôi không còn mặt mũi nào nhìn thấy tất cả mọi người, vì tôi là một người già nhưng đã bị một đứa bé rất nhỏ đánh bại. Nhưng tôi có thể nói gì hoặc cho ai biết gì về những nét của yếu tố đầu tiên mà nó đã đề nghị với tôi ? Thực sự, các bạn ơi, tôi không biết. Vì tôi không hiểu từ đầu đến cuối. “ Đứa trẻ này là một gì đó vĩ đại, hoặc một gót hoặc một người trời, hay gì-gì đó, tôi có thể nói thế – Tôi không biết”.

7
Đứa bé Jesus cười và nói, “ Bây giờ hãy để những cây cằn cỗi có quả, và những người mù nhìn thấy quả của sự phán xét”. Và ngay lập tức, tất cả những người đã ngã xuống dưới nguyền rủa của nó đã được khôi phục. Và từ đó trở đi, không một ai dám làm cho đứa bé này tức giận.

8
Và lại lần nữa, nhiều ngày sau, Jesus đang chơi với những đứa trẻ khác trên một mái nhà nào đó của một phòng trên lầu. Và một trong những đứa trẻ bị ngã và chết. Những đứa trẻ khác, nhìn thấy điều này, bỏ đi về nhà của chúng. Và chúng để lại có một mình Jesus. Cha mẹ của đứa trẻ chết đến buộc tội Jesus, nói, “Mày đánh ngã con ta”. Nhưng Jesus nói: “Tôi không có đánh ngã nó”
Và trong khi họ đang điên cuồng và la hét, Jesus từ mái nhà xuống và đứng cạnh xác đứa bé và kêu lên lớn tiếng nói, “Zeno, Zeno – vì đấy là tên đứa bé – dậy đi và nói có phải ta đánh ngã mày xuống không”. Đứa đứng dậy và nói: “ Không, Chúa ơi”. Khi họ nhìn thấy, họ rất ngạc nhiên và cha mẹ của đứa trẻ đã ca ngợi Gót vì những kỳ diệu này .

9
Và đứa bé Jesus được khoảng sáu tuổi, và Mary là mẹ nó, sai nó đi lấy đầy một một bình nước. Nhưng có một đám đông lớn tại bể nước, và bình nước nó cầm bị xô đẩy và vỡ. Sau đó, Jesus trải ra chiếc áo choàng mà nó đang mặc, thấm nước đầy nó và mang về đưa cho mẹ của mình. Và mẹ nó đã rất ngạc nhiên và giữ kín trong lòng tất cả những gì bà đã thấy .

10
Và tại thời gian Giuse gieo hạt giống, đứa bé Jesus cũng gieo một đấu hạt giống. Và cha nó thu thập được 100 đấu lớn (từ một đấu đó), và ông ấy đã đem nó cho người nghèo và trẻ em mồ côi.

11
Và khi nó khoảng tám tuổi. Và khi cha của nó, một người thợ mộc, làm cày và ách, ông đã nhận được một chiếc giường từ một người đàn ông giàu có nào đó để ông có thể làm cho nó cực kỳ lớn và vừa vặn. Vì một khúc gỗ cần thiết thì lại ngắn hơn và ông ta đã không có một thước đo, Joseph thì thất vọng, không biết phải làm gì. Đứa bé đến bên cha nó, và nói: “ Đặt hai khúc gỗ xuống và xếp chúng cho bằng từ phía ông đứng”.
Joseph đã làm đúng như Jesus đã nói với ông ta. Và đứa bé đứng ở đầu kia và nắm lấy khúc gỗ ngắn và kéo nó cho dài. Và nó đã làm cho nó bằng với những khúc gỗ khác. Và nó nói với cha rằng, “Đừng có tuyệt vọng, nhưng hãy cứ làm những gì ông muốn”. Joseph ôm và hôn nó, nói, “Phúc cho tôi vì Gót ban cho tôi đứa bé trai này”.

12
Joseph thấy sự khôn ngoan và hiểu biết của nó và mong nó không nên không biết những chữ cái. Vì vậy, ông đem nó lại với một người thầy giáo khác. Và thầy giáo nói, “Đọc, alpha”.
Nhưng đứa bé nói: “Trước tiên cho tôi biết beta là gì và tôi sẽ cho ông biết những gì là alpha”. “Trở nên phát cáu, người thày đánh nó. Và Jesus bị nguyền rủa ông ta và người thày giáo bị ngã chết.
Và đứa bé trở về nhà với cha mẹ. Và Joseph gọi mẹ nó và ra lệnh cho bà, “Đừng để nó ra khỏi nhà để những người làm cho nó tức giận có thể không bị chết”.

13
Và vài ngày sau đó, lại một người thày giáo khác nói với Joseph, cha của nó, “Nào, người anh em, hãy dắt nó lại tôi, tôi đem nó vào lớp học, nói ngọt ngào tán tỉnh nó, có thể có thể dạy những chữ cái cho nó”.
Và khi đến trường học, nó thấy một cuốn sách nằm trên bục giảng. Và cầm sách, nó đã không đọc những gì viết trong đó, nhưng mở miệng, nó trích dẫn những lời đáng sợ cho đến nỗi người thày giáo ngồi đối diện lắng nghe tất cả mọi lời, và khuyến khích nó để nó có thể nói nhiều hơn, và đám đông đứng đó rất ngạc nhiên trước những lời thần thánh của nó. Joseph vội vàng chạy đến trường, ngờ rằng người thày giáo này đã thôi không còn không có kinh nghiệm và rằng ông này có thể đã phải chết chăng. Nhưng người thày giáo nói với Joseph, “Bạn đã không cho tôi mọt học trò, nhưng một bậc thày”. Và Joseph nắm lấy đứa bé trai và dẫn nó về nhà.

14 Joseph bảo James vào rừng để kiếm lượm củi. Jesus cũng đã đi cùng với nó. Và trong khi chúng đang nhặt cành cây làm củi, một con rắn đáng sợ cắn vào tay James.
Và khi James nằm dài trên đất và chờ chết, đứa bé Jesus chạy đến James, và không làm gì nhưng thổi vào vết cắn và ngay lập tức vết cắn được chữa lành. Và con rắn đã bị giết chết.

15
Và khi Jesus lên mười hai, như thông lệ, cha mẹ của em bé đã đi Jerusalem trong hội của lễ Vượt Qua. Nhưng khi họ bắt đầu quay trở về, Jesus đã ở lại Jerusalem. Cha mẹ em không biết, đinh ninh là nó đi lẫn trong đám đi đường.
Họ đi đường ước được một ngày, và họ tìm nó trong các thân nhân và bạn bè của họ. Khi không tìm thấy dứa bé, họ quay lại Jerusalem để tìm kiếm nó. Sau ba ngày họ tìm thấy nó trong đền thờ đang ngồi giữa các thầy giáo, lắng nghe họ và hỏi họ những câu hỏi. Và những người nghe đứa bé rất ngạc nhiên vì làm thế nào nó lại đặt những câu hỏi với những người lớn tuổi, và giải thích những điểm chính của luật, và các câu đố, và các dụ ngôn của những nhà tiên tri.
Và mẹ nó nói với nó: “Con ơi, tại sao con làm thế này với chúng ta? Hãy nhìn xem, chúng ta đã tìm con trong hết sức lo âu và thất vọng”. Jesus nói với họ:” Tại sao ông bà tìm kiếm tôi ? Ông bà không biết rằng tôi phải ở trong nhà của Cha tôi hay sao?”.

Và các thày Dothái và những người Pharisêu nói với Mary, “Bà có phải là mẹ của đứa trẻ này không? “ Và bà ấy nói, “ Tôi là mẹ”, và họ nói với bà ấy, “ Phúc cho bà, bởi vì Chúa Gót đã ban phước cho quả lành trong tử cung bà, vì sự khôn ngoan hiện diện của vinh quang và đức hạnh như vậy, chúng tôi chưa bao giờ từng nhìn thấy hay nghe được”.
Và Jesus đã đứng lên từ đó, và theo mẹ và vâng lời cha mẹ. Và bà ấy đã trân trọng tất cả những điều này, suy đi nghĩ lại trong lòng. Và Jesus đã tăng lên khôn ngoan và trong năm tháng và trong ân sủng trước Gót và loài người. Mà với người là vinh quang mãi mãi, Amen.
[12] Wells, G. A. Did Jesus Exist? London: Prometheus Books, 1975.
[13] [* Ngay cả tôi cũng đã được “vinh dự” bởi những lời tiên tri về chuyện “phút chót theo đạo” trên giường hấp hối. Thật vậy, chúng cứ tái diễn với quy luật đơn điệu (xem thí dụ: Steer 2003), mỗi lặp lại đi theo sau màn sương tươi mới của đám mây huyễn tưởng rằng nó là dí dỏm, và là chuyện đầu tiên. Tôi có lẽ nên dùng biện pháp phòng ngừa của việc đặt một máy thu âm trước để bảo vệ danh tiếng của tôi sau khi chết. Vợ tôi, Lalla Ward, nói thêm, “Tại sao lại lộn xộn quanh giường hấp hối? Nếu anh định bán đứng mình, sao không làm điều đó trong thời gian còn tốt để giành thắng giải thưởng Templeton, và đổ lỗi cho tuổi già lú lẫn”]
[14] “Lady Hope”: tên thật là Elizabeth Reid Cotton, chồng là Sir James Hope, nên gọi là “Phu nhân Hope”. (ở nước Anh, người có chồng mang tước hiệp sĩ (sir), vợ được gọi là “phu nhân” (lady)), Bà trắng trợn, đi xa sang tận Mỹ, để phao đồn chuyện bịa đặt, đại ý có thư từ và có lần đến thăm Darwin thấy ông đọc kinh Thánh và tỏ ý hối hận đã chối bỏ thuyết Tiến hóa của mình.
Tài liệu gia đình cho thấy không có thư từ nào của Darwin với bà, và trong thời Darwin đau bệnh, bà không trong số khách thăm viếng. Con trai và con gái Darwin đều sau đó lên tiếng đính chính, phản đối, và Lady Hope nín tiếng không trả lời. Trước sau, với lý do thương mại và cầu danh, bà đã dựng nên chuyện, không ai tin, nhưng những đám nhà thờ ghét sợ Darwin đã vẫn dùng câu chuyện này để tuyên truyền rằng “Thấy không, ngay cả Darwin cũng phải nhận là thuyết của mình sai với kinh Thánh và cuối cùng phải tự chối bỏ!”)
[15] 2000 năm của không-tin: Những người nổi tiếng có Can đảm để Nghi ngờ
[16] Michael Faraday (1791 – 1867): Nhà vật lý và hóa học người Anh đã có nhiều thí nghiệm đóng góp vào sự hiểu biết của kho học về điện từ trường (electromagnetism).
Glasites hay Sandemanians là những người theo một giáo phái Phản thệ truyền thống nhỏ do John Glas (1695-1713) và con rể của ông này là Robert Sandeman (1718-71) thành lập ở Scotland khoảng năm 1730.
[17] Templeton Foundation: Tổ chức Templeton do John Templeton thành lập năm1987. Sir John Marks Templeton (1912 – 2008) là một người Anh sinh ở Mỹ, nhà đầu tư thị trường chứng khoán, nhà kinh doanh và nhà hảo tâm thiện nguyện.
Giải Templeton (Templeton Prize) phát hàng năm, bắt đầu từ 1972, cho những nhân vật còn sống, theo hội đồng phát giải của Tổ chức Templeton là đã “có cống hiến đặc biệt khác thường với sự khẳng định chiều của đời sống tâm linh, hoặc qua viễn kiến sâu sắc, qua khám phá, hay qua công trình thực tiễn”. Cho đến 2001, giải thưởng có tên là “Giải Templeton cho Tiến bộ trong Tôn giáo”, và 2002-2008, đổi tên là “Giải Templeton cho Tiến bộ trong Khảo cứu hay Khám phá về những thực tại Tinh thần”. Tiền phát thưởng rất lớn, khoảng hơn 1 triệu bảng Anh.
Trong danh sánh những người nhận giải có: Desmond Tutu, bà Teresa, Dalai Lama, nhưng cũng có Billy Graham, Solzhenitsyn, và Nikkyō Niwano, người sáng lập và chủ tịch đầu tiên của tổ chức đạo Phật, Risshō Kōsei Kai.
[18] The Human Genome Project
[* Không nên nhầm lẫn với những dự án không chính thức bộ gene người, do đó rực rỡ (Và phi tôn giáo) “Buccaneer” của khoa học, Craig Venter. ]
[19] mạc khải: vén, kéo tấm màn che, cho thấy sự thật.
[20] Năm 1960, Crick đã nhận chức hội viên nghiên cứu danh dự ở Churchill College, Cambridge, với điều kiện là trường college mới này sẽ không có nhà nguyện Kitô. Sau đó, theo yêu cầu của một ân nhân tài trợ lớn khác, nhà trường đã cho xây một nhà nguyện. Winston Churchill đã viết thư cho Crick giải thích không sinh viên nào phải vào nhà nguyện, nếu họ không muốn, nên không nên thành ván đề; nhưng trong thư trả lời ngày 12/Oct/1961, Crick phản đối và còn kèm theo ngân phiếu 10 ghinê, nói rằng nếu như thế, đây là tiền ông cho nhà trường để nên bắt đầu xây thêm một nhà thổ chứa gái điếm (cho tương xứng với nhà nguyện Kitô).
[21] [Beit-Hallahmi and Argyle (1997).]
[22] US National Academy of Sciences (NAS): is an honorific society of distinguished scholars engaged in scientific and engineering research, dedicated to the furtherance of science and technology and to their use for the general welfare.. The institution that was founded in 1863 by President Abraham Lincoln eventually expanded to include the National Research Council, the National Academy of Engineering, and the Institute of Medicine. Collectively, the four organizations are known as the National Academies.
[23] [E. J. Larson and L. Witham, 'Leading scientists still reject God', Nature 394, 1998, 313.]
[24] [http://www.leaderu.com/ftissues/ft9610/reeves.html gives a particularly interesting analysis of historical trends in American religious opinion by Thomas C. Reeves, Professor of History at the University of Wisconsin, based on Reeves (1996).]
[25] tôi tạm dùng theo nghĩa:
website = trạm web (gồm nhóm những trang web)
webpage = trang web
home page = trang gốc
trạm web có trang gốc và gồm một nhóm những trang web
[26] [http://www.answersingenesis.org/docs/3506.asp.]
[27] The Royal Society of London for Improving Natural Knowledge, known as the Royal Society, is a learned society for science, and is possibly the oldest such society still in existence. Founded in November 1660, it was granted a Royal Charter by King Charles II as the "Royal Society of London". The Society acts as the UK's Academy of Sciences.
[28] [R. Elisabeth Cornwell and Michael Stirrat, manuscript in preparation, 2006.]
[29] Michael Shermer. How We Believe: The Search for God in an Age of Science. New York: W. H. Freeman and Co., 2000 Chúng ta tin tưởng như thế nào: Sự truy tìm Gót trong một thời đại khoa học.
[30] meta analysis
[31] [P. Bell, 'Would you believe it?’ Mensa Magazine, Feb. 2002, 12-13.]
[32] Nobel: Giải thưởng quốc tế nổi tiếng nhất, phát hàng năm cho những cá nhân lỗi lạc trong các ngành Vật lý, Hóa học, Văn chương, Hòa bình, Sinh lý hay Y học, và Kinh tế. Giám khảo là Hội đồng Nobel của viện Hàn lâm Sweden thuộc Viện hàn lâm Khoa học Hoàng gia Sweden, và Hội đồng Nobel Norway (cho giải Hòa bình). Giải thưởng bắt đầu từ năm 1901 trên quĩ tài trợ do A. Nobel, một nhà kỹ nghệ người Sweden, thiết lập.
Crafoord: Giải thưởng quốc tế hàng của viện Hàn Lâm Khoa học Hoàng gia Sweden, bắt đầu từ 1982, như bổ túc cho giải Nobel, trao cho các môn: Thiên văn học, Toán học, Địa chất và Sinh học, với nhấn mạnh đặc biệt về Sinh thái học, và bệnh viêm khớp (bệnh của người lập quĩ tài trợ, Holger Crafoord, một nhà kỹ nghệ người Sweden, trong những năm cuối đời).
Fields: Giải thưởng quốc tế cao nhất về Toán học, tương đương với giải Nobel (vốn không có giải Toán học) của Hội nghị quốc tế những nhà toán học tại Toronto, bắt đầu từ năm 1924. Sau đó Liên hội quốc tế toán học trao giải bốn năm một lần. Giải thưởng mang tên người lập quĩ tài trợ là nhà toán học J. C. Fields, người Canada.
The Kyoto Prize: Giải thưởng quốc tế hàng năm của Nhật, tương đương với giải Nobel, bắt đầu từ 1984 do tổ chức Inamori thành lập. Giải thưởng này là một trong những giải thưởng quốc tế uy tín nhất cho sự nghiệp một đời thành tựu trong nghệ thuật và khoa học.
Cosmos: Giải thưởng quốc tế hàng năm của Nhật, bắt đầu từ năm 1993, sau hội chợ quốc tế Osaka năm 1990, Japan. Nhằm duy trì tinh thần của “Sự Cộng sinh hòa hợp giữa Thiên nhiên và Con người”.
[33] Douglas Adams. Dirk Gently's Holistic Detective Agency (1987)
[34] trung tâm của giáo phái Mormon nước Mỹ.
[35] Stephen D. Unwin. The Probability of God: A Simple Calculation That Proves the Ultimate Truth. New York: Random House, 2004
Unwin là một nhà vật lý lý thuyết chuyên về QG (quantum gravity) và làm việc như một tùy viên Anh tại Bộ Năng lượng Mỹ. Hiện nay, ông là chủ tịch của công ty tư vấn riêng của ông, Công ty Unwin, chuyên sử dụng toán xác suất để tiến hành phân tích rủi ro bất ngờ và quản lý rủi ro bất ngờ cho những công ty khách hàng lớn khác nhau, có trong danh sách nổi tiếng Fortune 100, và những cơ quan quản lý quốc tế.
Trong quyển sách trên của ông, Unwin biện luận rằng phương trình toán của Thomas Bayes có thể dùng để tính được xác xuất “có/không” của câu hỏi Gót hiện hữu hay không. Ông không tuyên bố rằng phương pháp này của ông sẽ cho một xác xuất tuyệt đối mà mọi người sẽ đồng ý, nhưng nói rằng nó đem cho một phương thức mới mẻ, có hệ thống, trong đó xếp đặt những ý tưởng của con người theo mức độ nặng nhẹ, gắn trọng lượng vào mỗi tin tưởng, và vào sự không chắc chắn, để đi đến xác định những tác động tổng hợp của nó – trả lời câu hỏi sự hiện hữu của Gót sẽ có một xác xuất nào.
Unwin sử dụng phép tính xác suất Bayes, một phương pháp thống kê do R Thomas Bayes đưa ra từ đầu thế kỷ 18. Unwin bắt đầu với một xác suất 50 phần trăm rằng Gót hiện hữu (cho rằng 50-50 đại diện cho “sự thiếu hiểu biết tối đa”), sau đó áp dụng một sửa đổi của định lý Bayes. Unwin kết luận: “Khả năng mà Gót hiện hữu là 67%”. Nhưng sau đó ông lưu ý rằng “con số này có một yếu tố chủ quan vì nó phản ánh đánh giá của tôi về bằng chứng”. Unwin muốn nói đến những ước tính của ông qua những con số “D”, những giá trị mà ông xử dụng để có được ước tính của ông, đây là những hằng số đưa vào phương trình và giá trị của chúng dĩ nhiên là rất chủ quan, nên có nhiều tranh cãi với phương pháp của Unwin, bắt đầu ngay với những con số “D” này.
Thomas Bayes (1701 – 1761) là một nhà toán học và cũng là một thày chăn chiên đạo Thệ phản dòng Presbyterian, người Anh. Ngày nay ông nổi tiếng vì một định lý mang tên ông: Định lý Bayes. Bayes đưa ra để giải quyết bài toán “xác suất nghịch đảo” (inverse probability), được ông trình bày trong tiểu luận “An Essay towards solving a Problem in the Doctrine of Chances” đọc trước Hàn lâm viện Anh (Hội Hoàng gia) năm 1763.
Trong những thập kỷ đầu của thế kỷ thứ mười tám, nhiều bài toán liên quan đến xác suất của một số sự kiện nhất định, nếu biết những điều kiện đặc biêt của nó, đã có thể giải được. Thí dụ, đưa ra một con số của những viên bi màu trắng và đen trong một chiếc bình, xác xuất lấy ra được một viên bi màu trắng (hay đen) là gì? Sau đó, chú ý nhanh chóng chuyển sang đảo ngược của bài toán đó: nếu biết số những lần màu trắng và đen được rút ra, chúng ta có thể nói gì về số lượng những bi trắng và đen trong bình ? Đây thường được gọi là bài toán về “xác suất nghịch đảo”. Tiểu luận của Bayes đưa ra giải pháp của ông cho một bài toán tương tự.

Bayes and Bayesianism: Bayesian probability is the name given to several related interpretations of probability, which have in common the notion of probability as something like a partial belief, rather than a frequency. This allows the application of probability to all sorts of propositions rather than just ones that come with a reference class. "Bayesian" has been used in this sense since about 1950. Since its rebirth in the 1950s, advancements in computing technology have allowed scientists from many disciplines to pair traditional Bayesian statistics with random walk techniques. The use of the Bayes theorem has been extended in science and in other fields.
Bayes himself might not have embraced the broad interpretation now called Bayesian. It is difficult to assess Bayes's philosophical views on probability, since his essay does not go into questions of interpretation. There Bayes defines probability as follows (Definition 5).
The probability of any event is the ratio between the value at which an expectation depending on the happening of the event ought to be computed, and the value of the thing expected upon its happening
In modern utility theory, expected utility can (with qualifications, because buying risk for small amounts or buying security for big amounts also happen) be taken as the probability of an event times the payoff received in case of that event. Rearranging that to solve for the probability, Bayes's definition results. As Stigler points out,this is a subjective definition, and does not require repeated events; however, it does require that the event in question be observable, for otherwise it could never be said to have "happened". Stigler argues that Bayes intended his results in a more limited way than modern Bayesians; given Bayes's definition of probability, his result concerning the parameter of a binomial distribution makes sense only to the extent that one can bet on its observable consequences.
[36] Bayes’ Theorem for DummiesFor Dummies (Cho những kẻ Cả Đẫn) là một tủ sách xuất bản hàng loạt, có mục đích phổ biến kiến thức khá chuyên môn nhưng ngày nay được xem là cần thiết, cho những độc giả không trong giới chuyên môn, về mọi loại chủ đề khác nhau. Tủ sách rất thành công về phương diện thương mại trong thị trường xuất bản Anh ngữ.
[37] [Thày chăn chiên đạo thệ phản Green là tên nhân vật trong những ấn bản của Cluedo bán ở Anh (là gốc của trò chơi), Australia, New Zealand, India và tất cả những vùng nói tiếng Anh khác, ngoại trừ khu vực Bắc Mỹ, nơi nhà chăn chiên này đột nhiên trở thành “ông Green”. Tất cả chuyện này là gì đây?]
[38] Garbage In, Garbage Out: rác vào thì rác ra (trong cômputơ)
[39] risk management
[40] Theodicy: luận thuyết bào chữa Gót tốt lành và công chính mặc dù thực tại thiên tai, khổ đau trên thế giới. (Tàu dịch: thần nghĩa luận神义论; hay thần chánh luận 神正论). Các nhà chuyên học về Gót định nghĩa là “sự bào chữa, chứng minh tính chất chính đáng của sự lo xa bảo bọc của gót đối mặt với sự hiện hữu của cái ác”. Tôi dịch là gót chính luận cho đúng nội dung này, với nghĩa nói cho đẹp chữ là biện luận cho sự công chính của gót, nhưng rõ nghĩa, đúng hơn là sự cãi lấy đúng cho Gót.
Tại sao bất hạnh xảy ra cho những người thiện lành? Tại sao một đứa bé vô tội chết vỡ óc, trong tai nạn ô tô, nhưng người tài xế say rượu kia lại không hề hấn gì? Tầm mức lớn hơn – những nạn nhân vô tội trong chiến tranh nhân loại – phụ nữ, trẻ em, già lão,.. đã chịu thảm tử, thương tật. Những nạn nhân của động đất, núi lửa, sóng thần, bão lụt, hỏa hoạn. Tại sao?
Những vấn nạn không thể đáp này là trọng tâm môn học theodicy trong môn học chuyên về Gót của đạo Kitô; tên gọi theodicy do Leibnitz đặt ra. Không phải chỉ là suy luận loại như “Tại sao xấu ác lại xảy ra với, x, y z hay là tôi?”. Nhưng nó đưa đến những câu hỏi triết học về bản chất của một Gót theo những tôn giáo Abraham vẫn xác định và mô tả. Gót là ai? Ông ta ra sao? (Who or what is God?) Nếu Gót toàn thiện sao lại để những xấu ác xảy ra? Hay Ông không ngăn ngừa nổi? Hai đặc tính toàn năng và toàn thiện mâu thuẫn nhau trước thực tại của thế giới nhân văn và tự nhiên.
Về phần nhân văn – nếu quay đổ lại cho đặc tính ý chí tự do (free will) của con người, giả định như vậy, những hành động tàn ác của nhân loại có nằm trong tiên liệu của Gót không? Nếu có, sao lại không ngăn? Nếu không? Vậy không là toàn trí.
Và còn những Tà Ác (evil)? Phải chăng có một Tà Ác mặt đối mặt chống lại Gót, hay Tà Ác chỉ là sự vắng mặt của Gót? Nhìn cách nào đi nữa, Gót không toàn khắp (omnipresent), nghĩa là không có đồng thời khắp mọi nơi. Vì nếu Tà Ác là sự vắng mặt của Thiện lành, và Gót là toàn thiện lành, phải có một thời không – trong ấy là không-Gót.

Cứ như thế, những câu hỏi bất tận, tốn không biết bao nhiêu giấy mực và cả xương máu về một Gót của những tôn giáo độc thần Abraham. Lý do, của tất cả những loanh quanh đó, là khái niệm Gót vốn chỉ đơn giản là sản phẩm của con người trong một thời mông muội nhưng vẫn được một tập đoàn ký sinh trùng cố giữ lại, bằng mọi cách khéo léo cấy trồng vào não thức của những con người yếu đuối, biến họ thành những nô lệ tinh thần (con người sáng tạo ra Gót, không phải Gót sáng tạo ra con người) và như Dawkins đang chứng minh ở đây – Gót là một huyễn tưởng, không có sức mạnh nào cả, sức mạnh tàn hại thế gian đến từ những phủ thủy đeo mặt nạ vẽ hình Gót, hô phong hoán vũ gọi tên Gót (bằng từ Latin)! Hãy nhìn lại dao kiếm đẫm máu người trong tay những phù thủy mới là dao kiếm thật, dao kiếm trong tay những “thiên thần” chỉ bằng gỗ, hay sắt, đá trên thân tượng, đứng bất động, không hề giết được ai!

Dawkins đi xa hơn – theo ông không nên nêu lên luận chứng về tà ác, và chúng ta không cần đến nó để chứng minh Gót không thực, vì những tiền giả định của nó. Khi chúng ta đứng trước một nạn nhân, hỏi -Tại sao một đứa bé vô tội chết vỡ óc, trong tai nạn ô tô, nhưng người tài xế say rượu kia lại không hề hấn gì? tại sao? – Chúng ta đã giả định có một kẻ nào đó đứng sau tất cả, đã giật dây này kéo dây kia, gây ra thảm cảnh – (như chúng ta vẫn hỏi “cao xanh kia có hay?”) – một giả định nữa là kẻ đó một người biết làm, có thể làm điều tốt, hay vẫn làm điều tốt, nhưng trong trường hợp này đã không làm! Nghĩa là, rước sau, đó là một kẻ tốt lành, lương thiện, thương người.

Nghĩ lại xem, thực sự trước sau, không có ai “làm” cả, có thể có rất nhiều dây kéo mối buộc, nhiều bàn đạp chỗ này, thắng chỗ kia, nhưng không chỉ có một, và không có chủ ý nào ở sau chúng (không có Gót, chỉ là một huyễn tưởng) và nếu tạm cho có Gót như những người mê tín vẫn tin cho đến nay quanh chúng ta – Gót đó, theo nguyên bản truyền thuyết, cũng đã biết thực sự không là một kẻ toàn thiện gì cả, trái lại Gót Abraham của đạo Kitô như kể trong Cựu Ước là một kẻ hết sức bất nhân, tàn ác kinh khủng, giết người như ngóe, nháy mắt, không chút động tâm, chần chừ : “Gót của Cựu Ước có thể được cho là nhân vật cực kỳ khó chịu, gây tai giáng họa bất hạnh, ứng xử không thân thiện, bất cần, và thô lỗ nhất trong tất cả mọi truyện giả tưởng: kẻ ghen tuông và tự hào về điều đó, một quái vật tính tình đồng bóng, thất thường luôn muốn dành quyền kiểm soát, hiềm thù không hề biết tha thứ, nhỏ nhen, bất công, kẻ tẩy rửa sắc tộc khát máu; kẻ ghét phụ nữ, kẻ ghét đồng tính luyến ái, kẻ kỳ thị chủng tộc, kẻ giết trẻ con, kẻ diệt chủng, kẻ giết con ruột, kẻ độc hại như bệnh dịch, kẻ thích làm lớn, hoang tưởng tự đại, kẻ bạo dâm, cuồng dâm, ác dâm, thông dâm và loạn dâm, kẻ ác độc thất thường lại hay bắt nạt”. (Xem chương I)

Một Gót như thế, nên mới có những nhà gót học chuyên ngành “theodicy”, cãi lấy đúng cho Gót – bào chữa cho Gót, đặc biệt “con tạo đành hanh này” đã bị đưa ra tòa công luận, từ thời cổ đại Hylạp, với Luận chứng Tà ác cổ điển của Epicurus, nhưng trong câu hỏi của ông đã tiềm ẩn những giả định:
– có gót
– Gót đó tốt lành
– Nên “tại sao Gót đó” không những chỉ tạo ra, nhưng lại tiếp tục để những tà ác sống mãi ???
và như thế luận chứng này đã dựa trên giả định có hiện hữu của Gót. Khi hỏi tại sao không may bất hạnh xảy ra cho người tốt – là đã công nhận có một gì đó sắp xếp định đoạt số phận con người, nắm dây kéo nhợ chuyển đổi những biến cố nhân văn và thiên nhiên, và lại còn cho là kẻ nắm dây kéo nhợ đó có bản chất tốt lành!
Quá nhiều với một khái niệm tưởng tượng – quá nhiều với một huyễn tưởng.