Sunday, August 4, 2013

Richard Dawkins - Huyễn Tưởng Gót (03)


Huyễn Tưởng Gót
Richard Dawkins

(The God Delusion)







Chương 2  (tiếp theo)

Sự nghèo nàn của thuyết không thể biết

Con người tráng kiện của phong trào “Kitô Bắp thịt” [1] khi dài dòng “lên lớp” chúng tôi từ bục giảng của nhà nguyện trong trường học ngày xưa của tôi, đã thú nhận một cái nhìn thầm lén với những người không-tin-có-gót. Ít nhất những người này đã can đảm trong những xác quyết lạc hướng của họ. Điều mà nhà thuyết giáo này không thể chịu đựng nổi là những người theo thuyết không thể biết [2]: ủy mị sướt mướt, mềm như núm vú, nhạt như nước trà loãng, lóng ngóng như cỏ dại, những kẻ trung lập nhợt nhạt, ngồi trên hàng dậu phân ranh hai đối nghịch. Ông đã có phần đúng, nhưng với toàn bộ lý lẽ sai lầm. Trong cùng một mạch suy diễn, theo như Quentin de la Bedoyère, nhà sử học Catô Ross Hugh Williamson đã “tôn trọng những người dốc một lòng có tin tưởng tôn giáo (tin-có-gót), và cũng cả những người dốc một lòng không-tin-có-gót. Ông đã dành sự khinh miệt của ông cho những xoàng xĩnh thiếu xương mềm như bún vữa, là những người bật qua bay lại phành phạch giữa hai đối nghịch. [3]

Không có gì sai với tư cách theo thuyết không thể biết, trong những trường hợp ở đó chúng ta thiếu bằng chứng cách này hay cách khác. Nó là tư thế hợp lý. Carl Sagan đã tự hào là theo thuyết không thể biết, khi có người hỏi ông – liệu có sự sống ở nơi nào khác trong vũ trụ hay không. Khi ông từ chối, không buộc một quyết đoán cho mình, người đối thoại đã ép ông cho một “trực giác từ ruột gan”, và ông đã trả lời một câu bất hủ: “Nhưng tôi cố gắng để không suy nghĩ với ruột gan của tôi. Thực ra, đó là chuyện bình thường để dành phán đoán cho đến khi có bằng chứng được đưa vào” [4]. Câu hỏi về có hay không sự sống ở ngoài trái đất này thì mở ngỏ. Những biện luận vững vàng có thể được thiết lập cả hai lối, và chúng ta thiếu bằng chứng để làm hơn ngoài việc tô đậm xác suất xảy ra lối này hay lối kia. Thuyết không thể biết, thuộc một loại giống thế, là một lập trường thích hợp cho nhiều những vấn đề khoa học, chẳng hạn như đâu là nguyên nhân của sự tuyệt chủng ở cuối kỷ Permian [5], sự tuyệt chủng hàng loạt lớn nhất trong lịch sử dựa trên những hóa thạch. Có thể là một khối đá vũ trụ đã va vào trái đất, giống như một khối đá vũ trụ khác, vốn có xác xuất đã xảy ra nhiều hơn, dựa trên bằng chứng có hiện nay, là nguyên nhân sự tuyệt chủng muộn hơn sau này của loài dinosaurs [6]. Nhưng nó cũng có thể đã do bất kỳ một nguyên nhân nào đó trong nhiều những nguyên nhân khác loại, hoặc là một kết hợp của chúng. Thuyết không thể biết về những nguyên nhân của cả hai sự tuyệt chủng hàng loạt này là hợp lý. Thế còn về vấn đề Gót thì sao? chúng ta có nên là không-thể-biết về ông ta hay không? Nhiều người đã nói chắc chắn là nên, thường với một vẻ của sự quả quyết vốn nghiêng về hướng của phản đối quá nhiều. Họ có đúng không?

Tôi sẽ bắt đầu bằng phân biệt hai loại của thuyết không thể biết. TAP [7], hay Thuyết không thể biết Tạm thời trong Thực hành, là sự trung lập chính đáng, nơi thực sự có một trả lời rõ ràng, cách này hay cách kia, nhưng cho đến nay chúng ta thiếu bằng chứng để đạt đến nó (hoặc không hiểu rõ bằng chứng, hoặc chưa có thời giờ để đọc bằng chứng, vv.) TAP sẽ là một lập trường hợp lý đối với sự tuyệt chủng cuối kỷ Permian. Có một sự thật ở đâu đó ngoài kia, và một ngày nào đó chúng ta hy vọng sẽ biết nó, dù hiện nay chúng ta không biết.

Nhưng cũng có một loại ngồi trên hàng dậu phân ranh, loại trung lập sâu xa không thể tránh được, mà tôi sẽ gọi là PAP [8] (thuyết Không thể biết Vĩnh viễn trong Nguyên tắc). Sự kiện là từ-ghép-những-chữ-gốc [9] như một từ ngữ được vị thày giảng ở trường học cũ là đã dùng [10], thì (hầu như hoàn toàn) ngẫu nhiên. Kiểu thức PAP của thuyết không thể biết là thích hợp cho những câu hỏi mà có thể không bao giờ trả lời được, bất kể dù chúng ta có thu thập được bao nhiêu chứng cứ đi nữa, vì chính ý tưởng về bằng chứng đã là không thể áp dụng được. Vấn đề hiện hữu trên một mặt phẳng khác biệt, hay trong một chiều khác biệt, vượt ra ngoài những khu vực nơi bằng chứng có thể vươn tới. Một thí dụ có thể là câu hỏi triết học quen thuộc vẫn trích dẫn, câu hỏi liệu bạn thấy màu đỏ như tôi thấy hay không. Có thể màu đỏ của bạn là màu xanh lá cây của tôi, hoặc một gì đó hoàn toàn khác với bất kỳ màu sắc nào tôi có thể tưởng tượng. Những triết gia dẫn câu hỏi này như một câu hỏi có thể không bao giờ trả lời được, bất kể bằng chứng mới dù là gì một ngày có thể trở thành sẵn sàng. Và một vài nhà khoa học và những trí thức khác đã chịu thuyết phục – quá hăm hở, theo quan điểm của tôi – rằng câu hỏi về sự hiện hữu của Gót thuộc vào thể loại PAP vĩnh viễn không thể đạt đến được. Từ điều này, như chúng ta sẽ thấy, họ thường tạo những diễn dịch phi-lôgích rằng giả thuyết về sự hiện hữu của Gót, và giả thuyết về sự không hiện hữu của Gót, có chính xác cùng một xác suất là-đúng ngang bằng nhau. Quan điểm tôi sẽ bảo vệ thì rất khác biệt: thuyết không thể biết về sự hiện hữu của Gót thuộc vững chắc trong loại tạm thời, hay thể loại TAP. Hoặc là ông hiện hữu, hoặc là ông không hiện hữu. Nó là một câu hỏi khoa học; một ngày nào đó rồi chúng ta có thể biết câu trả lời, và trong khi chờ đợi, chúng ta có thể nói một gì đó khá vững về xác suất.

Trong lịch sử của những ý tưởng, có những thí dụ về những câu hỏi trả lời được, nhưng vốn trước đó đã phán xét là mãi mãi nằm ngoài tầm với của khoa học. Năm 1835, triết gia nổi tiếng người Pháp Auguste Comte đã viết về những vì sao: “Chúng ta sẽ không bao giờ có khả năng để nghiên cứu, dù bằng bất kỳ phương pháp nào, thành phần hóa học, hoặc cấu trúc khoáng chất của chúng”. Thế nhưng, ngay cả trước khi Comte viết những lời này, Fraunhofer đã bắt đầu dùng máy đo quang phổ của ông để phân tích thành phần hóa học của mặt trời. Ngày nay, những nhà nghiên cứu quang phổ hàng ngày làm thuyết không thể biết của Comte ngượng ngùng với những phân-tích-từ-xa của họ về thành phần hóa học chính xác của những vì sao ngay cả rất xa.[11] Dẫu chỗ đứng chính xác của thuyết không thể biết của Comte về thiên văn là gì đi nữa, câu chuyện như một cảnh cáo thận trọng này, ít nhất gợi ý, rằng chúng ta nên do dự trước khi tuyên bố quá to tiếng về chân lý vĩnh cửu của thuyết không thể biết. Tuy nhiên, khi nói đến Gót, một số rất nhiều những triết gia và những nhà khoa học đã rất niềm nở để làm như thế, bắt đầu với người phát minh của chính từ ngữ, T. H. Huxley.[12]

Huxley giải thích sự ghép chữ của mình đương khi đáp ứng với một tấn công cá nhân vốn nó đã gây nên. hiệu trưởng của trường đại học King’s College ở London, Mục sư Tiến sĩ Wace, đã trút khinh miệt xuống “thuyết không thể biết hèn nhát” của Huxley:

Ông có thể thích gọi chính ông là một người theo thuyết không thể biết, nhưng tên gọi thật sự của ông là một tên gọi cũ hơn – ông ấy là người “vô đạo bất trung”; đó là nói rằng, một kẻ vô tín ngưỡng. không tin vảo to đạo của Abraham [13]. Từ vô-tín ngưỡng, có lẽ, mang một nghĩa khó chịu. Có lẽ, nó đúng là nên như thế. Nó là, và phải nên là, một điều khó chịu cho một người để phải nói thẳng không úp mở rằng ông không tin vào Jesus Christ.

Huxley đã không phải là người để cho hành động khiêu khích loại như thế được ông bỏ qua, và trả lời của ông, năm 1889, đã cũng gay gắt mạnh mẽ như chúng ta nên mong đợi (Mặc dù không bao giờ xa rời khỏi tập quán đẹp đẽ thận trọng: như con chó bun của Darwin, răng của ông đã được sự mỉa mai thời Victoria tao nhã mài cho sắc bén). Cuối cùng, sau khi giáng cho Tiến sĩ Wace trận đòn đâu vào đây đích đáng của mình và vùi chôn những tàn dư, Huxley quay về với từ ngữ “không thể biết”, và đã giải thích nó đã xảy ra lần đầu tiên với ông như thế nào. Những người khác, ông ghi chú,

đã khá chắc chắn rằng họ đã đạt được một “kiến thức bí truyền” nhất định nào đó – ít hay nhiều thành công, đã giải quyết vấn đề về hiện hữu (của Gót); trong khi tôi đã hoàn toàn chắc chắn rằng tôi đã không, và đã có tin tưởng chắc chắnkhá mạnh mẽ là vấn đề thì không thể có giải đáp. Và, với Hume và Kant đứng về phía tôi, tôi không thể nghĩ bản thân mình là táo bạo tự phụ khi tôi bị ý kiến đó giữ chặt ... Vì vậy, tôi đã băn khoăn suy nghĩ, và đã phát minh ra điều tôi hình thành trong đầu là tên gọi mô tả thích hợp cho sự “không thể biết”.

Sau đó, trong bài diễn văn của mình, Huxley đã giải thích tiếp rằng người của thuyết không thể biết không có tín ngưỡng, ngay cả không có tín ngưỡng do đã có rồi bỏ đi.
                                                                                          
Thuyết không thể biết, trên thực tế, không phải là một tín ngưỡng, nhưng là một phương pháp, yếu tính của nó nằm trong việc áp dụng nghiêm ngặt chỉ một nguyên tắc duy nhất.. .. Một cách chủ động, nguyên tắc có thể được phát biểu: Trong những vấn đề về tri thức, đi theo lý trí của bạn xa đến mức như nó sẽ dẫn bạn tới, mà không màng đến bất kỳ cân nhắc nào khác. Và một cách thụ động: Trong những vấn đề về tri thức, đừng giả vờ làm ra vẻ rằng những kết luận thì chắc chắn chúng vốn không chứng minh được, hay không thể chứng minh được. Rằng tôi xem như là lòng tin vào sự không thể biết, trong đó nếu một người giữ toàn bộ trọn vẹn và thuần khiết không vết nhơ, ông sẽ không phải xấu hổ khi nhìn thẳng vào mặt vũ trụ, bất kỳ là tương lai có thể dành chờ sẵn cho ông ta.

Với một nhà khoa học đây là những những lời cao quý, và người ta không phê bình H. T. Huxley dễ dàng. Nhưng Huxley, trong sự tập trung của ông trên tính tuyệt đối không thể của chứng minh hay bác bỏ Gót, xem dường đã bỏ qua màu sắc đậm nhạt (nặng nhẹ) của xác suất. Sự kiện là chúng ta – có thể chứng minh được, và cũng có thể không chứng minh được – sự hiện hữu của một điều gì đó, không đặt sự hiện hữu và không hiện hữu trên cùng một cơ sở ngang nhau. Tôi không nghĩ rằng Huxley sẽ không đồng ý, và tôi ngờ rằng khi ông bên ngoài làm như thế, ông đã bẻ cong lại về đằng sau để nhường nhịn chịu thừa nhận một điểm, vì ích lợi của sự đảm bảo cho một điểm khác. Tất cả chúng ta, thỉnh thoảng đều đã làm điều này.

Ngược lại với Huxley, tôi sẽ đề nghị rằng sự hiện hữu của Gót là một giả thuyết khoa học giống như bất kỳ giả thuyết nào khác. Ngay cả nếu khó khăn để thử nghiệm trong thực tế, nó thuộc trong cùng một ngăn riêng của TAP hay thuyết không thể biết tạm thời, như những tranh cãi về sự tuyệt chủng kỷ Permi và kỷ Cretaceous [14]. Sự hiện hữu hay không hiện hữu của Gót là một sự kiện khoa học về vũ trụ, có thể khám phá được trên nguyên tắc nếu không trong thực hành. Nếu như ông đã hiện hữu và đã chọn tiết lộ cho thấy, chính Gót có thể xác nhận, làm cho không bác lại được những Luận chứng, ầm ĩ và dứt khoát rõ ràng, trong lợi thế của mình. Và ngay cả nếu sự hiện hữu của Gót thì không bao giờ chứng minh được hoặc bác bỏ được với chắc chắn cách này hay cách khác, chứng cứ có thể có sẵn và sự lý luận có thể đưa đến một ước tính về xác suất nhiều hơn 50 phần trăm.

Chúng ta hãy cùng, nghiêm trang, sau đó, một cách nhiêm trang, lấy ý tưởng về một quang phổ của những xác suất, và đặt những phán đoán của con người về sự hiện hữu của Gót dọc theo nó, giữa hai cực của sự chắc chắn đối nghịch. Quang phổ thì liên tục, nhưng nó có thể được tiêu biểu tương ứng bằng bảy cột mốc sau đây dọc theo đường đi.

  1. Người mạnh mẽ tin-có-gót. Xác suất về Gót là 100 phần trăm. Trong những lời của C. G. Jung, “Tôi không tin, tôi biết.”
  2. Xác suất rất cao nhưng chưa đến 100 phần trăm. Trên thực tế là người tin-có-gót. “Tôi không thể biết chắc chắn, nhưng tôi tin tưởng mạnh mẽ vào Gót, và tôi sống đời tôi trên giả định rằng ông ta có đấy”.
  3. Cao hơn 50 phần trăm, nhưng không phải là rất cao. Về mặt kỹ thuật là không-thể-biết nhưng nghiêng về phía thuyết tin-có-gót. “Tôi không chắc chắn lắm, nhưng tôi nghiêng sang tin tưởng vào Gót ”.
  4. Đúng 50 phần trăm. Hoàn toàn khách quan không thể biết. “sự hiện hữu và không hiện hữu của Gót thì đều có thể xảy ra với cùng một xác xuất ngang nhau”.
  5. Thấp hơn 50 phần trăm, nhưng không phải là rất thấp. Về mặt kỹ thuật là không thể biết nhưng nghiêng về phía thuyết không-tin-có-gót. “Tôi không biết Gót có hiện hữu hay không, nhưng tôi nghiêng sang phía hoài nghi”.
  6. Xác suất rất thấp, gần đến, nhưng vẫn chưa đến số không. Trên thực tế là người không-tin-có-gót. “Tôi không thể biết chắc chắn, nhưng tôi nghĩ rằng Gót thì rất khó mà có xảy ra, và tôi sống đời tôi trên giả định rằng ông không có”.
  7. Người mạnh mẽ không-tin-có-gót. “Tôi biết không có Gót, với cùng một đoan quyết như Jung “biết” là có một (gót)”.

Tôi sẽ lấy làm ngạc nhiên nếu gặp nhiều người ở nhóm 7, nhưng tôi gồm nó vào cho đối xứng với nhóm 1, vốn có đông người. Đó là trong bản chất của lòng tin mà người ta có khả năng, như Jung, để giữ một tin tưởng dù không có lý do thỏa đáng để làm như thế (Jung cũng đã tin rằng những quyển sách cá biệt nào đó trong tủ sách của ông tự nhiên phát nổ với một tiếng lớn)[15]. Người không-tin-có-gót không có lòng tin tôn giáo, và chỉ mình lý trí mà thôi không thể đẩy người ta đến được sự hoàn toàn tin tưởng chắc chắn rằng bất cứ một gì đó rõ ràng nhất định là không hiện hữu. Do đó, nhóm 7 trong thực tế dĩ nhiên là có trống vắng hơn nhóm 1 đối nghịch của nó; vốn trong nhóm 1 có nhiều người đặt hết lòng. Tôi kể chính tôi trong nhóm 6, nhưng hướng đến nhóm 7. Tôi là một người theo thuyết không thể biết, chỉ trong mức độ mà tôi không thể biết về những tiên nữ tí hon ở đáy vườn hoa.

Quang phổ của những xác suất ứng dụng tốt được với TAP (Thuyết không thể biết Tạm thời trong Thực hành). Có điều cám dỗ ngoài mặt là đặt PAP (thuyết Không thể biết Vĩnh viễn trong Nguyên tắc) ở giữa của quang phổ, với xác suất 50 phần trăm về sự hiện hữu của Gót, nhưng điều này thì không là chính xác. Những người không thể biết PAP quả quyết rằng chúng ta không thể nói bất cứ điều gì, cách này hay cách khác, về vấn đề không biết liệu Gót có hay không hiện hữu. Câu hỏi này, với những người PAP không thể biết, là trong nguyên tắc không thể trả lời được, và họ nên nghiêm nhặt từ chối để đặt mình ở bất cứ đâu trên quang phổ của những xác suất. Sự kiện là – tôi không thể biết liệu màu đỏ của bạn có giống như màu xanh lá cây của tôi hay không – không làm thành xác suất 50 phần trăm. Mệnh đề phát biểu đưa ra thì quá vô nghĩa để được xứng đáng với một xác suất. Tuy nhiên, đó là một sai lầm phổ biến, mà chúng ta sẽ lại gặp lần nữa, để làm bước nhảy vọt từ tiền đề rằng những câu hỏi về sự hiện hữu của Gót là là trong nguyên tắc không thể trả lời được đến kết luận rằng sự hiện hữu của Gót và sự không hiện hữu của Gót là đều có thể xảy ra, có cùng một xác xuất bằng nhau.

Một cách khác để thể hiện sai lầm đó là trong thuật ngữ “gánh nặng của bằng chứng” [16] (trách nhiệm đưa ra bằng chứng), và trong hình thức này được Bertrand Russell chứng minh cho thấy rõ một cách thích thú bằng dụ ngôn một ấm trà trên trời.[17]

Nhiều tín đồ tôn giáo thuần thành nói cứ như phận sự của những người hoài nghi là phải đưa ra phản chứng các giáo điều thay vì chính các nhà chủ trương giáo điều phải chứng minh các giáo điều này cho đúng. Dĩ nhiên, đây là một sai lầm. Nếu như tôi đưa ra giả thuyết là giữa trái đất và sao Hỏa (Mars) có một cái bình trà bằng sứ, quay quanh mặt trời, theo một quĩ đạo hình ellipse, không ai có thể bác bỏ sự xác quyết của tôi, nếu như tôi cẩn thận thêm vào rằng cái bình trà này rất nhỏ, những viễn vọng kính dẫu mạnh mẽ nhất của chúng ta cũng không thể tìm được nó. Nhưng nếu như tôi cứ tiếp tục nói như thế, trong khi giả thuyết của tôi dẫu không thể phủ bác, không thể nào tự đắc nói rằng lý trí con người không ngờ vực nó. Đáng cho tôi bị xem đúng là nói ba láp. Tuy nhiên, nếu như sự hiện hữu của cái bình trà đã được xác nhận trong các quyển sách cổ, lại được dạy như chân lý thiêng liêng mỗi Chủ nhật, và cho ngấm giọt vào tâm trí trẻ con ở nhà trường, ai chậm chạp trong sự tin vào hiện hữu của bình trà là dấu hiệu của tánh tình lập dị và đủ để kẻ ngờ vực này được nhà tâm lý chuyên môn chú ý, trong một thời đã khai sáng nay, hay sự chú ý của phán quan tòa dị giáo trong một thời trước đây. [18]

Chúng ta sẽ không phí thời giờ nói như vậy vì không ai, cho đến nay như tôi biết, phụng thờ cái ấm trà [19]; nhưng nếu bị ép, chúng ta sẽ không ngần ngại tuyên bố tin tưởng mạnh mẽ của chúng ta rằng tuyệt đối chắc chắn không có ấm trà nào bay trong quỹ đạo không gian. Tuy nhiên, cho nghiêm nhặt, tất cả chúng ta phải nên là những người không thể biết về ấm trà. Trong thực tế, chúng ta chuyển xa khỏi thuyết không thể biết, hướng tới thành những người không-tin-có-ấm trà.

Một người bạn, là người đã được nuôi dạy thành một người Dothái, vẫn giữ lễ Sa-bát và những phong tục Dothái khác, đến từ lòng trung thành với di sản của mình, tự mô tả ông là theo thuyết không thể biết về những “cô tiên đổi răng lấy quà” [20]. Ông coi Gót như là không có thể xảy ra, không nhiều hơn so với những cô tiên đổi răng lấy quà. Bạn không thể bác bỏ một nào trong hai giả thuyết, và cả hai đều không thể xảy ra bằng nhau. Ông là một người không-tin-có-gót chính xác cùng một mức độ mà ông là một người không-tin-có-thần-tiên. Và là người không-thể-biết về cả hai, trong cùng phạm vi nhỏ như vậy.

Ấm trà của Russell, dĩ nhiên, là đứng đại diện cho một lượng vô hạn gồm những sự-vật-việc mà sự hiện hữu có thể mường tượng được và không thể bị bác bỏ. Nhà luật sư nổi tiếng người Mỹ Clarence Darrow đã nói, “Tôi không tin vào Gót như tôi không tin vào Mẹ Ngỗng” [21]. Nhà báo Andrew Mueller thì có ý kiến rằng cam kết buộc mình vào một tôn giáo bất kỳ đặc biệt nào “là không nhiều hoặc ít quái gở hơn hơn so với việc lựa chọn để tin rằng thế giới là hình thoi, chuyển dịch qua vũ trụ trong những gọng kìm của hai con tôm hùm khổng lồ màu xanh lá cây, gọi là và Esmerelda Keith”. [22] Một yêu chuộng triết học là con ngựa-một-sừng vô hình, không thể trông thấy được, không thể sờ thấy được, không thể nghe thấy được [23], hàng năm, trẻ em vẫn phản chứng minh, vẫn cố gắng thử bác bỏ nó ở Trại hè Quest [24]. Một đấng-gót phổ phổ biến trên Internet hiện nay – Và cũng không thể chứng minh là không-có như Yahweh hoặc như bất kỳ một-gì nào khác – là Quái Vật Mì Spaghetti Bay (Flying Spaghetti Monster), [25] là kẻ, nhiều người tuyên bố là đã chạm vào họ với với phụ tùng “rối như những sợi mì cuốn” [26]. Tôi rất vui mừng thấy rằng sách Phúc Âm của Quái Vật Mì Spaghetti Bay đã được xuất bản, rất được hoan nghênh [27]. Tôi đã không tự mình có đọc, nhưng ai là người cần đọc một tin mừng khi bạn chỉ biết nó là sự thật? Nhân đây, chuyện đã phải xảy ra đã xảy ra – Một sự ly khai tôn giáo lớn đã xảy ra rồi, kết quả là Hội Nhà thở Cải cách của “đạo” tin có Quái Vật Mì Spaghetti Bay đã ra đời.[28]

Điểm nêu lên của tất cả những thí dụ “quá xá” rộng mở này là rằng chúng đều không thể chứng minh là không-đúng, thế nhưng không ai nghĩ rằng giả thuyết về sự hiện hữu của chúng là ngang bằng trên cùng một cơ sở ngay cả với những giả thuyết về sự không hiện hữu của chúng. Điểm nêu lên của Russell là trách nhiệm chứng minh, gáng nặng đưa ra bằng chứng, thuộc về những người tin tưởng, không phải về những người không tin tưởng. Điểm liên quan của tôi là là tỷ lệ đánh cá nghiêng về thuận cho phía ấm trà (quái vật spaghetti / Esmerelda và Keith / ngựa một sừng,... vv) đều không ngang bằng với tỷ lệ đánh cá về chống lại chúng.

Sự thật là ấm trà bay trên quỹ đạo và những cô tiên đổi răng lấy quà đều không thể chứng minh là không-có được, thì bất kỳ một người nào có đầu óc hợp lý phải chăng đều không cảm thấy chúng thuộc về những loại sự kiện có thể giải quyết, phân định được bất kỳ tranh luận thú vị nào. Không ai trong chúng ta cảm thấy một bổn phận phải bác bỏ bất kỳ nào trong hàng triệu những sự vật việc phóng đại xa vời mà một óc tưởng tượng màu mỡ hoặc khôi hài có thể mơ tưởng lên. Tôi thấy nó là một chiến thuật thú vị, khi được hỏi liệu tôi có phải là một người không-tin-có-gót hay không, bằng cách chỉ ra rằng người hỏi cũng là một người không-tin-có-gót, khi đối chiếu hướng nhìn với những Zeus, Apollo, Amon Ra, Mithras, Baal, Thor, Wotan, Con bê Vàng và Quái Vật Mì Spaghetti Bay. Tôi chỉ đi xa hơn với một gót nữa. [29]

Tất cả chúng ta đều cảm thấy mình được hưởng quyền để bày tỏ chủ nghĩa hoài nghi cực đoan của sự không tin hoàn toàn, một cách thẳng thắn trực tiếp, không phải úp mở, – ngoại trừ là trường hợp của (các chuyện về) ngựa một sừng, cô tiên đổi răng lấy quà, và những vị gót của Hylạp, Lamã, Egypt và dân Viking, là những thứ mà ngày nay không cần phải bận tâm nữa. Tuy nhiên, trong trường hợp của Gót của đám con cái Abraham, cần phải có một bận tâm, vì có một tỷ lệ đáng kể gồm những người mà chúng ta cùng chia xẻ hành tinh này, họ thực sự tin tưởng mạnh mẽ vào sự hiện hữu của ông ta. Ấm trà của Russell cho thấy rằng sự có mặt khắp nơi của tin tưởng vào Gót, khi so với tin tưởng vào ấm trà trên trời, không trút được gánh nặng của bằng chứng trong lôgíchh, mặc dù có thể xem ra thay đổi nó như một vấn đề chính trị thực tiễn. Điều rằng bạn không thể chứng minh sự không hiện hữu của Gót thì được chấp nhận và tầm thường, nếu chỉ trong ý hướng là chúng ta có thể không bao giờ hoàn toàn chứng minh sự không-hiện hữu của bất cứ điều gì. Điều quan trọng thì không phải liệu Gót là không-chứng-minh-là-không-được (ông ta thì không); nhưng liệu sự hiện hữu của ông là có thể chứng minh được-là-có hay không. Đó là một vấn đề khác. Một vài điều không-chứng-minh-được thì đã cân nhắc theo lẽ thông thường là chúng ít có cơ hội xảy ra hơn so với một số điều cũng không-chứng-minh-được khác. Và chắc chắn không có lý nào để xem Gót như là tránh không đem vào xem xét trong quang phổ gồm những xác suất. Và chắc chắn không có lý do để giả định rằng, chỉ vì Gót có thể là một trong hai: không chứng minh được và cũng không bác bỏ được, nên xác suất về sự hiện hữu của ông là 50 phần trăm. Nhưng ngược lại, như chúng ta sẽ thấy sau đây.


NOMA

Đúng hệt như Thomas Huxley đã uốn người ngược ra sau để giả vờ ngoài mặt ủng hộ thuyết không thể biết khách quan hoàn toàn, ngay ở giữa quang phổ có bảy nấc của tôi, những người-tin-có-gót cũng làm cùng một điều nhưng từ chiều hướng khác, và do một lý do tương đương. 



Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất 
(Jul/2013)






[1] Muscular Christianity: Phong trào Kitô Bắp thịt: tực hành và quan điểm của nhưng người Kitô, tin rằng một trong những bổn phận tôn giáo của họ là phải giữ thân thể cường tránng mạnh mẽ, phong trào này đặc biệt phổ biến trong thời nữ hoàng Victoria nước Anh, thời thơ ấu của tác giả.
[2] agnosticism: Triết học tôn giáo (từ gốc Hylạp : a (không) + gnostikos (người là kẻ biết)). Một từ T. H. Huxley đã dùng đầu tiên để chỉ một lập trường không tin Gót hiện hữu, cũng không tin Gót không hiện hữu, và phủ nhận rằng chúng ta có thể có bất kỳ kiến thức nào về bản chất của Gót. Như thế thuyết không thể biết tương phản với cả thuyết tin-có-gót, vốn chủ trương chúng ta có thể biết được sự hiện hữu và bản chất của Gót, và với thuyết không-tin-có-gót, vốn phủ nhận sự hiện hữu của Gót. Những người theo thuyết không thể biết, như Kant và Hume, biện luận rằng lý trí con người có những giới hạn di truyền và không thể vượt qua. Do đó chúng ta không thể biện chứng bất kỳ một tuyên xưng nào để ủng hộ cả hai lý thuyết tin và không tin về gót, và nên ngưng những phán đoán của chúng ta về những vấn đề này.
Quan điểm của thuyết không thể biết đã tồn tại qua nhiều thời đại, nhưng nó trở nên quan trọng trong những tranh luận liên quan đến khoa học và niềm tin tôn giáo, ở thế kỷ XIX. Ngày nay, thuyết không thể biết thuyết cũng được sử dụng với nghĩa tổng quát hơn, để chỉ sự đình chỉ phán đoán về sự thật hay sai lầm của những tuyên bố đi xa hơn những gì chúng ta có khả năng phán đoán hoặc kinh nghiệm thông thường.
Xem thêm giải thích của Russell – Thế nào là một người theo thuyết Không-thể-biết?
[3] [Quentin de la Bedoyere, Catholic Herald, 3 Feb. 2006.]
[4] [Carl Sagan, 'The burden of skepticism', Skeptical Inquirer 12, Fal 1987.]
[5] Kỷ Permian kéo dài khoảng 290 đến khoảng 245 triệu năm trước đây. Khí hậu rất nóng và khô ở nhiều nơi trên thế giới; trong giai đoạn này có sự tuyệt chủng của nhiều loài động vật biển, và sự gia tăng của loài bò sát. Kỷ Jurassic kéo dài khoảng 208 đến khoảng 146 triệu năm trước đây.
[6] dinosaur: (dinosaur): Năm 1841, Sir Richard Owen đã ghép hai từ Hylạp = deinos + sauros = dinosaur; để chỉ giống lizard lớn kinh khủng. Nhưng ngày nay ‘dinosaur’ được nhìn nhận là một loài hay giống mới (species). Mặc dù từ dinosaur có nghĩa là ‘con cắc kè kinh khủng’ (không phải long/rồng), tên gọi này cũng có phần sai lạc, vì dinosaur không phải là những con cắc kè. Đúng hơn chúng thuộc một nhóm riêng thuộc loài bò sát (reptiles).
[7] Temporary Agnosticism in Practice: thuyết không thể biết Tạm thời trong Thực hành
[8] Permanent Agnosticism in Principle: thuyết Không thể biết Vĩnh viễn trong Nguyên tắc
[9] acronym: từ-ghép-những-chữ-gốc: a word that is formed by combining some parts (usually the first letters) of some other terms. Thí dụ, modem là acronym, ghép từ: modulator/demodulator. Trong ngôn ngữ ngày thường, acronym cũng dùng để chỉ sự viết tắt chỉ dùng chữ đầu (initialisms), which are combinations of letters representing a longer phrase. Thí dụ, CRT is an initialism for cathode ray tube. The difference is that an acronym is pronounced as if it were a word rather than just a series of individual letters. ((e.g., radar = ra(dio) d(etection) a(nd) r(anging), laser = light amplification by stimulated emission of radiation, on the pattern of maser).
[10] “mushy pap”
[11] [I discussed this case in Dawkins (1998).]
[12] [T. H. Huxley, 'Agnosticism' (1889), repr. in Huxley (1931). Toàn bộ văn bản về thuyết không-thể-biết có thể tìm được ở đây:
http:// www. infidels. org/library/historical/thomas_huxley/ huxley_wace/part_02.html.]
[13] Infidel – tiếng gọi miệt thị của những người đạo Kitô, đạo Islam, với những ai bỏ đao, đứng ngoài, không tin theo tôn giáo của đám đông, không “trung thành” với tôn giáo của xã hội của họ.
[14] kỷ Cretaceous kéo dài khoảng 146 đến 65 triệu năm trước đây. Khí hậu ấm áp, và mực nước biển tăng. Thực vật có hoa đầu tiên xuất hiện, và sự thống trị của loài  dinosaur vẫn tiếp tục mặc dù chúng tuyệt chủng khá đột ngột vào cuối kỷ này.
[15] Jung, C.G. Memories, Dreams, Reflections. Ed. Aniela Jaffe'; trans. Richard and Clara Winston. Rev. ed. (pbk.) N.Y.: Vintage Books, 1989. The story is on pp. 155-156
Câu chuyện, trong tóm tắt là: Jung và Sigmund Freud đang ở trong một căn phòng khi Jung bắt đầu cảm thấy một cảm giác tâm sinh lý kỳ lạ. Sau đó, Jung và Freud nghe thấy một tiếng “bốp” to trong một tủ sách. Sau tiếng ồn đầu tiên, Jung cảm thấy mạnh mẽ rằng sẽ có một tiếng nổ “bốp” thứ hai, và đã nói như vậy. Sau đó, có một tiếng nổ thứ hai. Cảm giác của Jung rằng có sẽ là một tiếng nổ thứ hai là điều có vẻ ma quái về chuyện xảy ra này. Ở đây, có thể nói – Jung tin vào “linh tính”, linh tính bảo ông sẽ có tiếng nổ thứ hai, không chứng cớ gì cả, nhưng tiếng nổ thứ hai trong tủ sách đã xảy ra! Dù thế, chúng ta phải trở lại với điểm Dawkins đang bàn – với xác xuất, có bao nhiêu phần trăm những linh tính là đúng?
Thêm nữa,những gì chúng ta gọi là linh tính, trực giác, những câu hỏi bí hiểm không lối thoát, sau một đêm ngủ yên, sáng hôm sau, đột nhiên thấy “lời đáp rõ như ban ngày”,... là có dự phần những hoạt động của vô thức. Có thể kinh nghiệm từ vô thức, đã cho Jung linh tính trên, vì những trang sách cũ, bị nóng, nổ thường đã không xảy ra một mình, ... trong vắn tắt của một phụ chú, tôi chỉ muốn nói những suy nghĩ vội vàng, về những người tin không bằng chứng như Jung, vấn đề phải đào sâu hơn, không đơn giản như Dawkins nhìn, chỉ một khía cạnh, dù vậy nhìn trong tổng quát là đúng, tin tưởng không chứng cớ, thường thường, hay không thể nói, chắc chắn là không thể không sai lầm.
[16] “Burden of proof” – trách nhiệm đưa ra bằng chứng. Những người tin có ma, nếu muốn mọi người tin theo minhg, họ phải đưa ra bằng chứng rằng có ma; tương tự, những người tin có gót, có linh hồn, có hỏa ngục, ....) phải đưa ra bằng chứng nêu muốn người khác tin theo!
[17] [Russell, 'Is there a God?' (1952), repr. in Russell (1997b).
[18] Xem bản tôi tạm dịch Bertrand Russell – Có Gót Hay Không? trên blog này.
[19] [* Có lẽ tôi đã nói quá sớm. Báo Independent on Sunday, Ngày 05 tháng 6 năm 2005 đã đăng mục sau đây: “Những giới chức Malaysia cho biết giáo phái tôn giáo xây ấm thiêng, có kích thước của một ngôi nhà, đã xem thường những quy hoạch xây dựng.” Cũng xem thêm BBC News tại:
http://news.bbc.co.Uk/2/hi/asia-pacific/4692039.stm. ]
[20] “tooth fairy”: cô tiên đổi răng lấy quà: trẻ em tin có một cô tiên sẽ cho quà, thường là một đồng tiền. Khi có răng sữa bị gãy, lúc đi ngủ, hãy đặt dưới gối, sáng dậy tỉnh giấc, sẽ nhặt được đồng tiền nằm dưới gối, chỗ đã để chiếc răng gãy.
[21] Mother Goose: Mẹ Ngỗng: Nhân vật tưởng tượng xem như là tác giả tưởng tượng của những truyện cổ tích, những bài đồng dao trẻ con vô danh. Mẹ Ngỗng rất phổ thông ở nước Anh, các tập truyện với nhân vật có biệt danh này xuất bản lần đầu những năm 1760 ở London,. Thường được vẽ như một người đàn bà nhà quê, đứng tuổi, đội mũ cao, quàng khăn san, có khi đeo kính lão trễ xuống mũi.
[22] [Andrew Mueller, 'An argument with Sir Iqbal', Independent on Sunday, 2 April 2006, Sunday Review section, 12-16.]
[23] unicorn : Ngựa một sừng: một con vật huyền thoại, có dạng giống con ngựa, nhưng chỉ có một sừng dài, mọc thẳng như chiếc thương nhọn, từ trán.
[24] [* Trại Quest đã đem tổ chức trại hè của nước Mỹ vào trong một hướng đáng ngưỡng mộ hoàn toàn. Không giống như những trại hè khác đi theo tính cách tinh thần của một tôn giáo hoặc tổ chức hướng đạo, Trại Quest, được Edwin và Helen Kagin thành lập ở Kentucky, do những người thưo chủ nghĩa nhân bản thế tục điều hành, và những trẻ em được khuyến khích để suy nghĩ với hoài nghi cho chính mình, trong khi có một thời gian vui chơi với tất cả những hoạt động thông thường ngoài trời.(Www.camp-quest.org). Những trại hè khác với cùng một đặc tính tương tự như bây giờ đã mọc lên ở Tennessee, Minnesota, Ohio, Michigan và Canada.]
[25] Giáo Hội của Quái Vật Mì Spaghetti Bay -The Flying Spaghetti Monster (FSM) – xuất hiện ở Mỹ vào năm 2005 như một phản đối chống lại việc giảng dạy thuyết sáng tạo song song với thuyết tiến hóa Darwin trong các lớp khoa học ở những trường công lập, bắt đầu ở Kansas. Sự vặn vẹo trào phúng thành phong trào tôn giáo, tự xem chính nó cũng là một tôn giáo, để diễu cợt những phi lý trong những tôn giáo có tổ chức (điển hình là đạo Kitô ở Mỹ) kể từ đó đã thu hút tín đồ từ khắp nơi trên thế giới. Những thành viên, là những người tự gọi mình là “Pastafarians”, nửa giả nửa thật, nói rằng họ tin có một mì ống vô hình là người ngoài hành tinh đã sáng tạo ra vũ trụ này, sau một đêm uống rượu say lúy túy. Họ cũng tin rằng “thiên đường có núi lửa phun ra rượu bia đúng như như mắt có thể nhìn thấy”, và những hải tặc là “những bậc thánh”.
Những tín đồ của hội nhà thờ Quái Vật Mì Spaghetti Bay này cũng phát triển theo luật tự nhiên và tiến hóa, phân thành nhiều giáo phái (Pastafarian Sects), tạm kể một vài giáo phái phổ thông như: Macaronicism, The Talfredoban, Tomato Pirates, Reformed Pastafarianism, Radical Church of the Rightfully Vengeful Tortellini,...
Khi họp nhà thờ, họ ê a bản kinh tín điều như sau:
“Our spaghetti
Who art in the colander
Hallowed be thy sauce
Thy serving come
Thy strands be wrung
On forks as they are on spoons
Give us this day our daily meatball
And forgive us our starchiness
As we forgive those who are starchy against us
And lead us not into Kraft parmessan
But deliver us from Chef Boy-Ar-Dee
For thine is the garlic
And the onion and the bay leaves
For ever and ever.
R'Amen”
tạm dịch lấy ý:
Đấng mì ống spaghetti của chúng tôi
Cha trong rổ có đục lỗ
Thần linh là Nước sốt Cha
Cha được nước Chúa
Phục vụ Chúa đến
Sợi Cha đã thể được cuốn ép
Trên nĩa cũng như đang trên thìa
Cho chúng tôi đến ngày nay có thịt viên trong bữa hàng ngày của chúng tôi
Và tha thứ cho sự dính bột trắng của chúng tôi
Như chúng tôi tha thứ cho những người ném bột trắng chống lại chúng tôi
Và dẫn dắt chúng tôi đừng tới phó mát parmessan chế biến sẵn của hiệu Kraft
Nhưng cứu chúng tôi thoát khỏi đầu bếp Boy-Ar-Dee, kẻ bán mì khô đóng hộp
Vì Người là tỏi nồng
Và hành tây hăng và lá “ngò-bay” thơm
Đời đời.
R'Amen ...”

Tôn giáo này đến nay vẫn phát triển mạnh: Ngày2/ tháng 8/2013, vừa qua; tôi đọc tin một tín đồ (Pastafarian) ở Cộng hòa Czech đã đòi quyền bình đẳng tôn giáo; và đươc chấp thuận chụp ảnh làm thẻ ID với mũ đội theo trang phục tôn giáo của người theo đạo thờ Quái Vật Mì Spaghetti Bay. Xem thêm ở đây:
http://www.nydailynews.com/news/world/pastafarian-allowed-wear-sieve-head-id-photo-article-1.1415677
[26] [New York Times, 29 Aug. 2005. See also Henderson (2006).]
[27] [Henderson (2006).]
[28] [http://www.lulu.com/content/267888.]
[29] Ai cũng đều là người không-tin-có-gót cả, chỉ đơn giản là người ta không tin gót này nhưng tin gót kia mà thôi; tác giả muốn nói, ông không khác gì những người Kitô; họ cũng đều là vô thần, họ đã không tin rất nhiều gót (của Hylạp, bắc Âu, Islam, ...); riêng ông, ông chỉ bước xa hơn một bước, là không tin thêm một gót nữa (Gót Abraham, hay gót-con Jesus), chẳng qua gót này là gót cuối cùng trong xã hội phương Tây, nên cuối cùng thành người không-tin-có-gót nào.
Trên quang phổ xác xuất về Gót – ông cũng như chúng ta – là “Người mạnh mẽ không-tin-có-gót.” nào cả. Những người Viêt Kitô, sau khi phủ nhận tất cả những thần linh khác trước đây đã có của dân tộc họ, họ tự tin Gót Abraham nhập cảng từ Is-ra-el mới là gót thật – dĩ nhiên thật, hay giả, cao hay thấp, hoàn toàn chỉ là do lòng tin, nghiã là không chứng cớ!
Ai có thể quả quyết những gì mình tin thì đúng hơn những gì những người khác tin, và ai có thể chắc chắn nói rằng những gì mình tin là thực – Nietzsche đã trả lời – bạn hãy thử đi một vòng qua nhà thương điên, sẽ thấy ngay tin tưởng của con người, dù mạnh đến đâu, đều không vì thế mà thành sự thực!
(“A casual stroll through the lunatic asylum shows that faith does not prove anything” – Đi dạo một vòng bình thường qua một nhà thương điên, sẽ cho thấy rằng lòng tin tôn giáo (đức tin) không chứng minh được bất cứ gì.)