Wednesday, April 17, 2013

Nietzsche – Buổi Chạng vạng của những Tượng thần (02)


Buổi Chạng vạng của những Tượng thần
Friedrich Nietzsche

(Twilight of the Idols)
Götzen-Dämmerungoder, Wie man mit dem Hammer philosophirt (1888)





“LÝ TRÍ” TRONG TRIẾT HỌC

1
Bạn hỏi tôi, trong những triết gia những nét nào của họ, thực sự là đặc tính khí chất nhất? Lấy thí dụ, sự thiếu vắng về ý hướng lịch sử của họ, sự oán ghét của họ về chính ý tưởng của sự đương-trở-thành, chủ nghĩa ướp xác kiểu Aicập [1] của họ. Họ nghĩ rằng họ biểu hiện sự tôn trọng của họ đối với một đối tượng khi họ hủy-sử -tính của nó, nhìn từ quan điểm vĩnh cửu [2]  – khi họ chuyển nó vào trong một xác ướp. Tất cả những triết gia đó nghiên cứu đã hàng ngàn năm là những xác-ướp-khái niệm, không có gì có-thực đã thoát khỏi nắm bắt của họ mà còn sống. Khi những ông chúa chuyên sùng bái những khái niệm này đi đến tôn thờ một gì đó, họ giết nó và nhồi xác nó, họ đe dọa sự sống của tất cả mọi thứ họ thờ phượng. Cái chết, thay đổi, tuổi già, cũng như sinh sản và tăng trưởng, là những phản đối của não thức của họ, thậm chí những phủ nhận, bác bỏ. Bất cứ gì đã là hữu thể không trở-thành, bất cứ gì trở-thành không là hữu thể. Bây giờ tất cả họ đều tin, ngay cả một cách tuyệt vọng, vào những gì là hữu thể. Nhưng bởi vì họ không bao giờ nắm bắt được nó, họ tìm kiếm lý do tại sao nó bị giữ ở ngoài, khỏi họ. “Phải có chỉ đơn thuần là những xuất hiện dạng ngoài, phải có một vài lừa dối ngăn cản chúng ta không nhận thức được gì là hữu thể, (vậy) kẻ lừa dối (trốn) ở chỗ nào?”.


“Chúng ta đã kiếm thấy hắn”, họ kêu lớn ngất ngây; “đó là những giác quan! Những giác quan này, chúng là quá chừng quá đỗi vô đạo đức trong những cách khác nữa, lừa dối chúng ta về hướng thế giớithực. Đạo đức: hãy để chúng ta giải phóng mình khỏi sự lừa dối của những giác quan, của sự-đương-trở-thành, của lịch sử, của những gian dối, lịch sử thì không là gì, nhưng chỉ là niềm tin vào những giác quan, niềm tin vào những gian dối. Đạo đức: hãy để chúng ta nói Không với tất cả những ai  là người có lòng tin vào những giác quan, nói với tất cả phần còn lại của loài người, chúng tất cả là “đám hỗn tạp”. Chúng ta hãy là những triết gia! Chúng ta hãy là những xác ướp. Chúng ta hãy đại diện thuyết độc thần đơn điệu [3] bằng cách chấp nhận sự biểu hiện của một người đào mộ! Và trên tất cả, bỏ quách thân xác đi, cái ý tưởng chết khô khốn khổ này về những giác quan, bị tất cả những ngụy biện của lôgích làm méo hình mất dạng không còn hình thù, bị bác bỏ, thậm chí không thể được, mặc dù là điều đủ trâng tráo để hành xử như thể nó đã là thực!”.

2
Với sự tôn kính cao nhất, tôi chừa ra tên của Heraclitus . Khi đám còn lại của dân triết học bác bỏ lời khai của những giác quan, vì chúng cho thấy sự đa dạng và sự thay đổi, ông bác bỏ lời khai của chúng vì chúng đã cho thấy những sự-vật, như chúng có sự thường hằng và thống nhất. Heraclitus cũng đã bất công với những giác quan. Chúng không nói dối trong cách những triết gia Eleatics [4]  đã tin, cũng không như cách Heraclitus đã tin [5]  – chúng không nói dối gì hết tất cả. Những gì chúng ta làm nên từ lời khai của chúng, chỉ mình điều đó đưa vào giới thiệu những nói dối, lấy thí dụ, nói dối về sự thống nhất, nói dối về sự đối tượng hóa, chức năng sự vật [6], về thực thể, về sự thường hằng. “Lý trí” là nguyên nhân của sự xuyên tạc, bóp méo của chúng ta về lời khai của những giác quan. Trong phạm vi những giác quan cho thấy đương-trở-thành, qua-mất-đi, và thay đổi, chúng không nói dối. Nhưng Heraclitus sẽ vẫn vĩnh viễn là đúng với khẳng định của ông rằng thực thể là một hư cấu trống rỗng. Thế giới “hiển hiện” là thế giới độc nhất: thế giới “chân thực” thì đơn thuần chỉ là đã cộng vào thêm một nói dối.

3
Và tuyệt vời xiết bao những dụng cụ của sự quan sát chúng ta có trong những giác quan của chúng ta! Cái mũi này, lấy thí dụ, với nó không có một triết gia nào đã từng nói đến với tôn kính và biết ơn, thực sự là dụng cụ tinh tế nhất cho đến nay có trong quyền sử dụng của chúng ta, nó có khả năng nhận biết những khác biệt tối thiểu của chuyển động mà thậm chí một kính spectroscope không thể nhận biết. Ngày nay chúng ta có khoa học đúng y đến mức độ mà chúng ta đã quyết định chấp nhận lời khai của những giác quan – đến mức độ mà chúng ta mài dũa cho sắc nhọn hơn nữa, trang bị chúng, và đã học được để suy nghĩ thông qua chúng. Những gì còn lại là sẩy thai và chưa-là-khoa học. Nói cách khác – siêu hình học, thần học, tâm lý học, tri thức học – hoặc khoa học hình thức, một học thuyết của những dấu hiệu, như lôgích và lôgích ứng dụng được gọi là toán học. Chúng, không có dính líu gì với thực tại tất cả, thậm chí còn không là một vấn đề – chúng là cũng hoàn toàn xa vời với câu hỏi không biết liệu một quy ước về những dấu hiệu giống như lôgích có bất kỳ giá trị nào hay không.

4
Đặc tính khí chất kia của những triết gia khác thì cũng nguy hiểm không kém, nó gồm trong sự lẫn lộn cuối cùng với đầu tiên. Họ đặt những gì đi đến sau cùng, – thật bất hạnh!  Bởi vì nó không nên xảy ra chút nào tất cả, cụ thể là, là “những khái niệm tối cao”, có nghĩa là những khái niệm tổng quát nhất, trống rỗng nhất, chút khói cuối cùng của thực tại bốc hơi, như sự khởi đầu,  sự khởi đầu. Điều này, một lần nữa, là không gì khác ngoài, nhưng là cách thể hiện sự tôn kính của họ: cái cao hơn có thể không phát triển từ cái thấp hơn, có thể đã không phát triển gì hết tất cả. Đạo đức: bất cứ điều gì ở thứ hạng đầu tiên phải là causa sui [7].  Có xuất xứ ra từ một gì khác thì bị xem như một phản đối, một câu hỏi nghi ngờ về giá trị. Tất cả những giá trị cao nhất là đứng hàng nhất, tất cả những khái niệm cao nhất, chúng thành cái Vô điều kiện, cái Tốt, cái Thực, cái Toàn hảo  –  tất cả những điều này không thể đã-trở-thành và do đó phải có nguyên nhân tự thân. Tất cả những điều này, thêm nữa, không thể là không giống nhau hay mâu thuẫn với nhau. Như thế, họ đi đến khái niệm kỳ diệu của họ, “Gót”. Như thế cái cuối cùng nhất, mỏng nhất, và trống rỗng nhất được đặt lên trước tiên, như là cái nguyên nhân, như là hữu thể chân thực nhất [8]. Tại sao loài người đã phải coi trọng những thần trí bệnh tật của những kẻ dệt-lưới-nhện ốm đau? Họ đã phải trả giá thật đắt cho điều đó!

5
Đến cuối cùng sau quá dài, chúng ta hãy đặt tương phản những cách thức rất khác biệt trong đó chúng ta nhận thức được vấn đề của sai lầm và xuất hiện dạng ngoài. (Tôi nói “chúng ta” chỉ vì lịch sự). Trước đây, sửa đổi, thay đổi, bất kỳ đương-trở-thành nào tất cả, đã được nhận như bằng chứng của sự đơn thuần xuất hiện dạng ngoài, như một dấu hiệu chỉ định rằng phải có một gì đó nó dẫn chúng ta lạc lối. Ngày nay, đảo ngược lại, đích xác phạm vi như định kiến ​​của lý trí buộc chúng ta thừa nhận sự thống nhất, bản sắc, vĩnh cửu, thực thể, nguyên nhân, chức năng sự vật, hữu thể, chúng ta nhìn thấy chính mình bằng cách nào đó bị vướng mắc vào sai lầm, bị buộc phải sai lầm. Vì vậy, trên cơ sở của sự khảo sát nghiêm ngặt, chúng ta quá chắc chắn rằng đây là chỗ có sai lầm nằm ở trong.

Trong trường hợp này, đó là không gì khác biệt hơn như với sự chuyển động biểu kiến của mặt trời: ở đó mắt chúng ta là người bào chữa mãi mãi không đổi cho sự sai lầm; ở đây nó là ngôn ngữ của chúng ta. Trong nguồn gốc của nó, ngôn ngữ thuộc về thời đại của những hình thức của tâm lý học thô thiển nhất. Chúng ta bước vào một vương quốc của chiều hướng hành động gắn bó quá đáng đến vô lý với đối tượng [9] , khi chúng ta gọi đến trước ý thức, những những giả định có-từ-trước, cơ bản của siêu hình học về ngôn ngữ, nói bằng lời đơn giản, những đoán chừng sẵn-trước cơ bản của lý trí. Ở khắp nơi, nó nhìn thấy một kẻ hành động và sự hành động, nó tin tưởng vào ý dục như là nguyên nhân, nó tin tưởng vào ego, vào ego như là hữu thể, vào ego như là thực thể, và nó phóng chiếu tin tưởng ego-thực thể này lên tất cả mọi sự-vật-việc – duy chỉ theo cách đó mà nó quả thực đầu tiên sáng tạo ra khái niệm về “sự-vật-việc”. Khắp mọi nơi “hữu thể” được ý nghĩ phóng chiếu, đẩy xuống bên dưới, như là nguyên nhân; khái niệm về hữu thể theo đến sau, và là một phái sinh, một đạo hàm, của khái niệm về ego. Ban đầu, có thảm họa lớn đó của một sai lầm mà ý dục là một gì đó có hiệu quả, rằng ý dục là một năng lực. Ngày nay chúng ta biết rằng nó chỉ là một từ. [10]

Về sau muộn hơn nhiều, trong một thế giới, lúc ấy đó đã thấu hiểu nhiều hơn trong cả hàng nghìn đường lối, những triết gia, hết sức ngạc nhiên, đã trở nên ý thức về tính chắc chắn, tính chắc chắn chủ quan, trong sự luận giải của chúng ta về những hạng-loại của lý trí: họ đã kết luận rằng những phạm trù này không thể có nguồn gốc từ bất cứ gì thường nghiệm – bởi vì tất cả những gì thường nghiệm đều rõ ràng mâu thuẫn với chúng. Thế nên, sau đó, chúng đã đến từ đâu?

Và ở Ấnđộ, cũng như ở Hylạp, đã thực hiện cùng một sai lầm: “Chúng ta một lần đã phải có nhà ở trong một thế giới cao hơn (thay vì ở một thế giới thấp, thấp hơn rất nhiều, vốn thế có chăng mới là sự thật), chúng ta phải đã từng là siêu phàm, vì chúng ta có lý trí!”. Quả thực, không gì đã từng có một sức mạnh ngây thơ chất phác hơn nữa của sự thuyết phục so với sai lầm liên quan hữu thể, như nó đã được, lấy thí dụ, những triết gia Eleatics đưa vào một công thức. Sau rốt tất cả, mỗi chữ và mỗi câu chúng ta nói ra, nói lên đều đứng trong ủng hộ cho nó. Ngay cả những đối thủ của phái Eleatics vẫn ngã gục trước sự quyến rũ của khái niệm của hữu thể của họ: hãy kể Democritus, trong số những người khác, khi ông phát minh ra (khía niệm) atom của ông. “Lý trí” trong ngôn ngữ – Ôi, nó thật là một bà già giả trá biết chừng nào! Tôi sợ rằng chúng ta không loại bỏ được Gót, vì chúng ta vẫn có vững tin vào luật lệ ngôn ngữ.

6
Bạn sẽ hài lòng biết rằng tôi đang nén chặt lại một cái nhìn sâu sắc mới lạ và chủ yếu vào thành bốn luận đề. Cách đó, tôi làm dễ dàng để giúp mọi người hiểu nó và cách đó tôi thách thức một ai có thể chống nó.

Mệnh đề thứ nhất: những lý do mà từ chúng, thế giới “này” đã được mô tả như là “biểu kiến” là chính những lý do mà trong đó chỉ ra thực tại của nó; bất kỳ loại thực tại nào khác là tuyệt đối không thể chứng minh được.

Mệnh đề thứ nhì: Những tiêu chuẩn đã được ban cho “hữu thể thực” của sự vật là những tiêu chuẩn của phi-hữu thể, của không-gì, “thế giới thực” đã được xây dựng ra từ mâu thuẫn với thế giới thực: quả thực là một thế giới biểu kiến bên ngoài, cho đến mức như nó chỉ đơn thuần là một ảo ảnh của quang học-đạo đức.

Mệnh đề thứ ba: Để phát minh ra những ngụ ngôn về một thế giới “khác” hơn thế giới này là không có ý nghĩa gì hết tất cả, trừ khi một bản năng của vu khống, gièm pha, và nghi ngờ chống lại đời sống đã đạt được thế nắm tay trên trong chúng ta: trong trường hợp đó, chúng ta trả thù chính chúng ta, chống lại đời sống với một ảo cảnh về một đời sống “khác”, một đời sống “tốt hơn”.

Mệnh đề thứ tư: Bất kỳ phân biệt nào giữa một thế giới “thực” và một thế giới “biểu kiến”, ngoại hiện – cho dù là trong cách thức đạo Kitô hoặc theo cách thức của Kant (đến sau cùng, Kant là một tên Kitô lén lút ám muội) – chỉ là một gợi ý của sự suy đồi, một triệu chứng của sự sa sút của cuộc sống. Sự kiện rằng những nghệ sĩ có biệt nhãn với dạng ngoài, biểu kiến hơn với thực tại, thì không chống đối lại mện đề này.  Vì “dạng ngoài” trong trường hợp này, có nghĩa là thực tại lại một lần nữa, chỉ bằng cách lựa chọn, củng cố, và sửa chữa. Những nghệ sĩ của bi kịch thì không phải là kẻ bi quan: chàng chính là một trong những người nói-Có với tất cả mọi thứ dù có câu hỏi nghi ngờ, thậm chí cả với sự khủng khiếp, chàng là môt tín đồ của Dionysus, là một Dionysian. [11]


 
“THẾ GIỚI THỰC” CUỐI CÙNG ĐÃ TRỞ THÀNH MỘT NGỤ NGÔN NHƯ THẾ NÀO

Lịch sử của một Sai Lầm

1. Thế giới thực – có thể đạt được với người khôn ngoan, ngoan đạo, đức hạnh, – ông sống trong đó, ông ta là nó.
(Hình thức lâu đời nhất của ý tưởng, tương đối mạch lạc hợp lý, đơn giản, và thuyết phục. Diễn giải lê thê dài dòng của mệnh đề “Ta, Plato, sự thật.”)

2. Thế giới thực – không thể đạt được lúc này, bây giờ; nhưng được hứa hẹn với người khôn ngoan, ngoan đạo, đức hạnh (“với kẻ có tội người biết ăn năn”).
(Tiến độ từ ý tưởng: nó trở nên mánh khóe hơn, tinh vi tế nhị hơn, bớt phần có thể hiểu được hơn, –    trở thành phụ nữ, nó trở thành người Kitô.)

3. Thế giới thực – không thể đạt được, không thể chứng minh được, không hứa hẹn được, nhưng chính suy tưởng về nó là một an ủi, một bổn phận, một mệnh lệnh.
(Ở nền tảng là mặt trời cũ, nhưng nhìn qua sương mù và thuyết hoài nghi. Ý tưởng đã trở nên khó nắm bắt, nhợt nhạt, có tính Bắc Âu, có tính người Konigsberg [12].)

4. Thế giới thực – không thể đạt được? Dù với bất cứ mức nào, không thể đạt được. Và vì không thể đạt được, cũng không-biết. Hệ quả là không an ủi, không cứu chuộc, cũng chẳng bắt buộc; sao chúng ta có thể có bổn phận với một gì đó không rõ?
(Buổi sáng xám xịt. Ngáp dài đầu tiên của lý trí.  Canh gà gáy sáng của chủ nghĩa thực chứng [13])

5. Thế giới “thực” – một ý tưởng mà nó là thôi không còn dùng vào việc gì nữa, ngay cả cũng không là một bổn phận,    bây giờ là một ý tưởng đã thành vô dụng, thừa thãi không cần thiết; do đó, một ý tưởng bị bác bỏ: chúng ta hãy xóa sạch nó đi!
(Ngày sáng; ăn sáng, trở lại với cảm thức tốt lành [14] và sự vui tươi; Plato đỏ mặt trong bối rối xấu hổ; Cảnh nhốn nháo hỗn loạn [15] của của tất cả những tinh thần tự do)

6. Thế giới thực thì đã qua mất rồi – Thế giới nào còn lại đây? Một thế giới ảo tưởng, có lẽ chăng? …  Nhưng thôi rồi! Không! Chúng ta đã xóa bỏ thế giới ảo tưởng cùng với thế giới thực!

(Giữ Trưa, khoảnh khắc của bóng ngắn nhất; kết thúc của những sai lầm dài nhất, cao điểm của loài người; BẮT ĐẦU Zarathustra [16].)


ĐẠO ĐỨC NHƯ SỰ PHẢN-TỰ NHIÊN

1
Tất cả những đam mê có một giai đoạn khi chúng chỉ đơn thuần là tai họa, khi chúng kéo nạn nhân của chúng xuống với sức nặng của ngu xuẩn –


Lê Dọn Bàn tạm dịch  – bản nháp thứ nhất 




[1] Egypticism
[2] sub specie aeterni
[3] Từ ghép của Nietzsche: monotono-theism – khái niệm độc thần đơn điệu buồn nản, tẻ nhạt (đạo Juada, Kitô) – không giàu có sinh động như đa thần (thí dụ Hylạp, Ấn giáo) – khái niệm này là khái niệm lạc hậu, không phải tiến bộ như vẫn tưởng – và theo Freud, người ta đem Gót ra “hoạn” để Gót thôi không còn có sinh dục, không sinh sản như mảnh đất cằn cỗi, không trồng trọt gì được nữa.
[4] Trường phái của Parnemides, người phủ nhận hiện thực của thực tại thay đổi
[5] Heraclitus  – Heraclitus of Ephesus (Ἡράκλειτος ὁ Ἐφέσιος — Hērákleitos ho Ephésios; c. 535–c. 475 TCN ) triết gia HyLạp, thời trước-Socrate, sinh quán thành Ephesus, xứ Ionia, vùng HyLạp trên bờ biển Tiểu Á (nay gần thành phố Kusadasi, Turkey)
Heraclitus đã đưa ra một lý thuyết đặc thù, ông phát biểu bằng ngôn ngữ sấm truyền. Ông nổi tiếng về các lý thuyết: Tất cả luôn luôn thay đổi (universal flux), sự Hợp nhất những đối lập (unity of opposites), và Lửa là vật chất cơ bản, xem như yếu tố nguyên thuỷ của thế giới .
Xem thêm Bertrand Russell – Lịch sử Triết học phương Tây, bản tạm dịch của tôi.
[6]  thinghood
[7] Latin trong nguyên văn “causa sui”: Tự-làm-nguyên nhân cho chính mình. Nguyên nhân tự tại. Một gì đó là nguyên nhân cho chính nó – thí dụ khái niệm Gót.  Gót là nguyên nhân của Gót! Nietzsche mỉa mai điều vô lý và mâu thuẫn này là sản phẩm của những đầu óc bệnh hoạn và những kẻ sống trong bóng tối, yếu đuối, đau ốm.
[8] Latin trong nguyên văn “ens realissimum
[9] fetishism: ở đây chỉ có nghĩa là một chiều hướng hành động theo đó con người còn kém hiểu biết và tự chủ đã có một sự gắn bó quá đáng đến vô lý với đối tượng quanh mình.
[10] Đọc thêm Nietzsche – Về Thực và Dối (Über Wahrheit und Lüge im außermoralischen Sinne) bản tôi tạm dịch trên blog này.

“Vậy thì, sự thật là gì? Một đạo quân di động của những ẩn dụ, những hoán dụ và những nhân cách hóa: vắn tắt, một tổng số của những quan hệ con người vốn đã từng được làm thêm sâu đậm, chuyển đổi và tô điểm thêm đẹp, một cách thơ ca và tu từ hoa mỹ, và sau lâu dài sử dụng, chúng xem dường với một dân tộc là đã cố định, tiêu chuẩn và ràng buộc. Những sự thật là những ảo tưởng mà chúng ta đã quên là những ảo tưởng  – chúng là những ẩn dụ vốn đã trở thành mòn nhẵn không dùng được nữa và bị vắt ép kiệt hết sức gợi dục cảm, những đồng tiền đã mất hình đắp nổi của chúng, và bây giờ được xem như miếng kim loại, và thôi không như những đồng tiền.”

Nếu tôi không giữ từ ego, và cho ego = tự ngã, và cho ý dục (will) = ái dục; chúng ta có một lý thuyết rất Phật học. Ái dục đã tạo nên tự ngã và tự ngã đã nhìn hiện tượng thành những thực thể, đưa đến nhận thức sai lầm về nhân quả. Nguyên văn – đoạn có lẽ quan trọng nhất trong tập sách này:

[Die Sprache gehört ihrer Entstehung nach in die Zeit der rudimentärsten Form von Psychologie: wir kommen in ein grobes Fetischwesen hinein, wenn wir uns die Grundvoraussetzungen der Sprach-Metaphysik, auf deutsch: der Vernunft, zum Bewusstsein bringen. Das sieht überall Thäter und Thun: das glaubt an Willen als Ursache überhaupt; das glaubt an’s „Ich“, an’s Ich als Sein, an’s Ich als Substanz und projicirt den Glauben an die Ich-Substanz auf alle Dinge — es schafft erst damit den Begriff „Ding“… Das Sein wird überall als Ursache hineingedacht, untergeschoben; aus der Conception „Ich“ folgt erst, als abgeleitet, der Begriff „Sein”… ]

Tạm dịch – đơn giản bằng tiếng Việt:
[Ngôn ngữ có phần của sự phát triển của nó theo thời gian thuộc hình thức thô sơ nhất của tâm lý học: chúng ta đi vào một bản chất tôn sùng đối-vật thô sơ, nếu chúng ta nhìn vào những yêu cầu cơ bản của siêu hình học về ngôn ngữ, nói đơn giản bằng tiếng Đức, mang đến cho lý trí (Vernunft), cho ý thức. Điều này nhìn thấy khắp mọi nơi có tác nhân và tác động. Thế nên trong tổng quát tin vào ý dục (Willen) như nguyên nhân, tin vào một “cái ta” (Ich) của một người, tin vào “cái ta” như hữu thể (Ich als Sein), tin vào tự ngã như thực thể (Ich als Substanz), và phóng chiếu niềm tin tự ngã-thực thể (Ich-Substanz) đó trên mọi sự-vật-việc  – nó sáng tạo ra khái niệm “sự-vật-việc” (Dinge) ... Hữu thể (Das Sein) ở khắp nơi thành ra được nghĩ là nguyên nhân, gán ép vào, chỉ đến sau đó, “hữu thể” đã rút ra từ khái niệm “cái ta” (Ich)]
[11] Tính Apollo (Apollonian) và tính Dionysus (Dionysian) là những thuật ngữ của Nietzsche sử dụng trong The Birth of Tragedy để chỉ hai nguyên lý, theo ông là cốt lõi của văn hóa Hylạp. Apollonian, tương ứng với nguyên lý cá nhân hóa (principium individuationis) là cơ sở của tất cả những phân biệt đến từ phân tích. Tất cả điều gì nếu là phần của cá nhân độc đáo của con người hay của một sự vật là có tính chất Apollo trong nhân vật, tất cả các loại hình thức, hoặc cấu trúc là có tính Apollo, vì hình thức dùng để xác định hoặc cá nhân hóa những gì được nó cấu thành, do đó trong nghệ thuật, tác phẩm điêu khắc là có tính Apollo nhất, vì nó hoàn toàn dựa trên hình thức để mang đến mỹ cảm. Suy nghĩ hợp lý trí cũng là Apollonian vì nó được cấu trúc và đem cho phân tích về khác biệt.

Tính Dionysus, có thể xem tương ứng với khái niệm ý dục, trực tiếp đối nghịch với Apollonian. Say rượu và như-điên-dại  là Dionysian vì nó phá vỡ nhân cách cá nhân của một con người, tất cả những hình thức của nhiệt tình và mê đắm, ngất ngây, trạng thái xuất thần, thi tứ dạt dào là Dionysian, vì trong trạng thái như vậy con người từ bỏ cá tính của mình, phá vỡ những rào cản nội tâm,  và dìm mình chìm vào trong một tổng thể lớn hơn: Âm nhạc là có tính Dionysian nhất trong nghệ thuật, vì nó kêu gọi trực tiếp đến bản năng, cảm xúc buông thả,  xúc cảm hỗn loạn của con người, nhưng không với lý trí, không với dạng thức lý luận

Nietzsche cho rằng cả hai sức mạnh trên đều hiện diện trong những bi kịch Hylạp, và bi kịch thực sự chỉ có thể được sáng tạo bằng biểu hiện sự căng thẳng giữa chúng. Ông dùng ApollonianDionysian để gọi tên hai năng lực này; vì Apollo, là gót mặt trời, tượng trưng cho ánh sáng, rõ ràng, lý trí và hình thức, trong khi Dionysus, là gót rượu, đại diện cho đam mê, say đắm, phi hình thức, phá khuôn khổ, cho ngất ngây, buông thả.
[12] Konigsberg: thành phố bắc Âu, trên biển Baltic; trước thuộc Đức, nay thuộc Nga, nơi Kant sống,
[13] Positivism
[14] Tiếng Pháp trong nguyên văn: “bon sens”
[15] Latin trong nguyên văn “pandemonium”
[16] Latin trong nguyên văn “INCIPIT Zarathustra” – INCIPIT chỉ có nghĩa là bắt đầu, nhưng vẫn  tính cách kinh điển, nghiêm trọng, linh thiêng.