Ý dục Quyền lực
(Der Wille zur Macht)
The Will to Power
(Bản thảo sổ tay của Friedrich Nietzsche)
A.
Lời Dẫn nhập của người dịch bản tiếng Việt.
Tôi dịch The Will
to Power để giới thiệu những khái niệm chủ yếu và quan trọng trong tư tưởng
Nietzsche: lập trường về Hư vô (the
Nihilism), lý thuyết về sự Tái phát Vĩnh cửu (the Eternal Recurrence),
và về Ý dục Quyền lực (The Will to Power).
Bản
dịch tiếng Việt này dựa trên bản tiếng Anh: Friedrich Nietzsche, The Will to
Power. Walter Kaufmann và. R. J. Hollingdale dịch. Người biên tập chính là
W. Kaufmann. New York: Vintage Books. 1968. [1]
Đây là bản phổ thông nhất cho đến nay trong những bản dịch tiếng Anh –
hai giáo sư, triết gia, học giả người Anh (Hollingdale) và Mỹ (gốc Đức)
(Kaufmann) – cũng là hai người sau thế chiến thứ II, đã đầu tiên và thành công
trong việc giới thiệu Nietzche trở lại với giới triết học Anh Mỹ.
Ý dục Quyền lực là khái niệm chủ
yếu trong triết lý của Nietzsche, nó gắn chặt với khái niệm “sự sống”, với những
quan điểm về đời sống của ông. Thí dụ, trong Bên kia Thiện và Ác (§13),
ông viết: “Một sinh vật, trên tất cả, muốn phóng xả sức mạnh của
nó: sự sống chính nó là Ý dục Quyền lực”. Sang Về Lai lịch của Đạo đức (Luận văn III §7), ông viết rõ hơn: “Mọi con vật, ...
theo bản năng bẩm sinh phấn đấu cho một sự tối ưu của những điều
kiện thuận lợi, trong đó có thể phóng thích hoàn toàn sức mạnh của nó và đạt được
tối đa cảm giác-sức mạnh cho nó”. Mỗi dạng thức của sự sống (không chỉ con người,
các sinh vật, nhưng cả xã hội, thời đại, giai cấp) đều có một cấu thành đặc biệt,
với những bản năng của nó trong đó chứa những sức mạnh khác biệt, như thế khiến
trong những điều kiện thuận lợi nào đó, một dạng thức của sự sống nào đó sẽ phát
triển được quyền lực, chiếm được ưu thắng. Lịch sử là lịch sử của những dạng thức
của sự sống, qua chúng, những luân lý khác biệt, những giá trị đạo đức, những cơ
cấu xã hội, tổ chức nhân văn và sinh hoạt văn hóa đều là những thể hiện của ý dục
quyền lực. Cũng không thể không nhắc đến “Will” trong The World as Will and
Representation (Thế giới như Ý dục và Hiện tượng biểu hiện) của Schopenhauer mà
Nietzsche đã tự nhận đã chịu ảnh hưởng sâu đậm, “Will” của Schopenhauer là một
thôi thúc không mục đích, không chủ ý, và không duy lý; nằm ở nền tảng của
những xung lực bản năng chúng ta, và trong nền tảng của tất cả hữu thể, nghĩa là
Ý dục. Dĩ nhiên, Ý dục của Nietzsche phải có khác với của Schopenhauer. Zarathustra nói cho chúng ta biết: “Chỉ chỗ
nào nơi đó có sự sống thì nơi đó cũng có ý dục: không phải ý dục với sự
sống, nhưng, – thế nên ta dạy ngươi, – ý dục với quyền lực” ( Zarathustra đã nói như thế – Về sự tự vượt thắng). Đằng sau
hoặc bên dưới tất cả những đam mê, tuy nhiên, là những xung lực và bản năng tâm
sinh lý cơ bản, và đằng sau chúng là Ý dục
quyền lực làm nên những đặc điểm biểu thị và động cơ thúc đẩy tất cả mọi sự-vật-việc.
Ý dục quyền lực, theo Zarathustra, là
một ý dục để vượt thắng đối lập, nhưng mục tiêu cuối cùng của nó là tự-thắng, tư-vượt trong ý nghĩa rằng nó
liên tục nhằm tới mục đích để trở thành nhiều
hơn, mạnh hơn những gi nó đương có, đương là. Điều này không chỉ đơn thuần
áp dụng cho mỗi cá nhân con người, nhưng cho những dân tộc, những quốc gia, và
mọi thứ khác ở tất cả những cấp độ và hình thức của kết hợp hay tổ chức.
Nếu chúng ta đồng ý với lý thuyết thuyết phục của Nietzche, mỗi chúng ta cũng thế – cũng đều là, hay có “dục” – trong ta, những gì đến từ sự sống của mình và của người được lấy hay đoạt, và phô bày như một sức mạnh – tạm hiểu như thế ở đây, lúc khởi đầu – là Ý dục Quyền lực của Nietzche. Mặc dù cho đến nay, vẫn chưa hoàn toàn có đồng thuận ý kiến trong giới học giả để đi đến một định nghĩa chặt chẽ cho ý dục quyền lực. Nhưng nhìn từ trên cao tránh đừng vội đi vào chi tiết, để có một khái quát, qua những gì đã viết, Nietzche nói với chúng ta về Ý Dục hơn là Ý Chí. Dĩ nhiên là cũng có rất nhiều ý chí, nhưng nằm trong, hay là phần biểu hiện của ý dục nền tảng hơn và cơ bản lớn rộng hơn. Mong muốn, khao khát - ý dục - lúc nào, ở đâu cũng vẫn có đấy cùng với sự sống, ý chí đến muộn hơn, thuần hóa hơn, vì có tính cách thành tựu hơn. – Dục chứ không phải Chí. Tôi phải tạm nói thế vì điều này cần phải nói từ đầu. Và cũng để khi nhìn quanh, bây giờ và ở đây, trước hay sau, trong những chốn nhân gian nào khác, chúng ta sẽ tìm thấy Ý dục Quyền lực – sáng lên trong bóng tối, (và tối chìm dưới ánh sáng) như tất cả những dục hay tham ái khác, nhất là khi nó ở ngoài mình, khác với mình.
Nếu chúng ta đồng ý với lý thuyết thuyết phục của Nietzche, mỗi chúng ta cũng thế – cũng đều là, hay có “dục” – trong ta, những gì đến từ sự sống của mình và của người được lấy hay đoạt, và phô bày như một sức mạnh – tạm hiểu như thế ở đây, lúc khởi đầu – là Ý dục Quyền lực của Nietzche. Mặc dù cho đến nay, vẫn chưa hoàn toàn có đồng thuận ý kiến trong giới học giả để đi đến một định nghĩa chặt chẽ cho ý dục quyền lực. Nhưng nhìn từ trên cao tránh đừng vội đi vào chi tiết, để có một khái quát, qua những gì đã viết, Nietzche nói với chúng ta về Ý Dục hơn là Ý Chí. Dĩ nhiên là cũng có rất nhiều ý chí, nhưng nằm trong, hay là phần biểu hiện của ý dục nền tảng hơn và cơ bản lớn rộng hơn. Mong muốn, khao khát - ý dục - lúc nào, ở đâu cũng vẫn có đấy cùng với sự sống, ý chí đến muộn hơn, thuần hóa hơn, vì có tính cách thành tựu hơn. – Dục chứ không phải Chí. Tôi phải tạm nói thế vì điều này cần phải nói từ đầu. Và cũng để khi nhìn quanh, bây giờ và ở đây, trước hay sau, trong những chốn nhân gian nào khác, chúng ta sẽ tìm thấy Ý dục Quyền lực – sáng lên trong bóng tối, (và tối chìm dưới ánh sáng) như tất cả những dục hay tham ái khác, nhất là khi nó ở ngoài mình, khác với mình.
Đó là hình ảnh, một
đêm đầu xuân, tuyết mới vừa tan, bắt đầu nghe tiếng nước róc rách, bắt đầu thấy
sắc vàng phớt xanh ở đầu ngọn liễu; đột nhiên và bất ngờ trên đường về muộn, chúng
ta gặp một bầy chó sói đói xuốt mùa đông, nay vừa xuống núi – những
đôi mắt sáng rực chằm chằm, nung nấu bất động, soi chiếu đến đâu cắt xé đến
đấy; chúng chặn hết lối, nhất định sẽ không muốn rời ta, những con mắt săn thịt,
khát mồi, tìm sống, long lanh cháy lạnh buốt xương người đối diện trong đêm
tối, chúng chứa đựng rất nhiều những gì gần gũi lắm với Ý dục Quyền
lực, và Ý dục Quyền lực trong
ta cũng bật dậy. Tùy cá tính, người đối diện sẽ quyết liệt mọi cách, gom góp
mọi khôn khéo, thu vét hết những sức mạnh của bắp thịt, nhanh nhẹn của mắt nhìn;
và tùy tình huống sẽ xông tới, hay trốn chạy với sức mạnh ý chí; lấy thêm sức
mạnh từ chiếm một chỗ dựa, dành một thế đứng; vơ một cành khô làm gậy, châm lửa
đốt đuốc, ... những hành động đột biến, bất ngờ khi đem dùng, hay tìm thêm sức
mạnh, không phải như thoát từ ý chí, từ toan tính sẵn trước, ...để chống lại sức
mạnh hoang dã của bầy đàn, để mở một đường sống cho chính mình, chúng ta thường
chỉ ý thức được hành động của mình sau hành động.
Trong khi tranh đấu, nghĩa là thể hiện sự sống, sự sống là luôn luôn có mâu thuẫn,
xung đột với những gì không phải là mình; thúc đẩy sự sống là một-gì đó thèm khát,
một ý dục, và ý dục đó muốn sức mạnh, muốn quyền lực, để sống-còn, rồi sống tham
hay sống hùng, sống mạnh. Tất cả, chúng ta sẽ nhận ra rõ hơn trong những
giòng viết vội dưới đây của Nietzche, chúng là những ghi chú tản mạn, những
ý tưởng còn thai nghén, chúng được thu nhặt từ những sổ tay và đến với người đọc
sau khi người viết đã chết.
Chúng ta hãy đọc, và suy tưởng
cùng Nietzche.
Feb/2013
Lê Dọn Bàn
B.
Lời Giới thiệu của Walter
Kaufmann – người dịch bản tiếng Anh.
1
Ý dục Quyền lực là một quyển sách
rất nổi tiếng và thích thú đáng chú ý, nhưng tầm vóc và sự nổi tiếng của nó là
hai sự việc rất khác nhau. Thật vậy, bản chất và nội dung của quyển sách thì
rất ít được biết đến, không bằng sự quen thuộc rộng rãi từ nhan đề của nó. Một
cách nào đó, điều này là kỳ lạ trái khoáy, vì quyển sách đã được trích dẫn và
thảo luận rất rộng rãi, nhưng trong lịch sử của những ý tưởng, người ta không
ngừng tìm thấy rằng Hegel vẫn đã đúng khi ông viết trong lời nói đầu của quyển
sách đầu tiên của ông: “Những gì là nổi tiếng thì không tất yếu là đã được hiểu
chỉ thuần vì nó nổi tiếng.”
Hai quan điểm sai lầm về Ý
dục Quyền lực lần lượt đã có thời của chúng. Quan điểm thứ nhất đã được
Elisabeth Forster-Nietzsche, người em gái của triết gia tuyên truyền, khi bà
đầu tiên cho xuất bản quyển sách sau khi ông đã chết: trong một thời gian dài,
nó đã được chủ trương rộng rãi như đại diện cho thành tựu hệ thống ở mức tột
đỉnh của Nietzsche, nếu muốn có được những quan điểm sau cùng của ông, người ta
phải quay sang nó. Alfred Baumler bắt đầu những phụ đính của ông với ấn bản
một-quyển của công trình này (Taschenausgabe
của Kroner tập 78, 1930) [2]:
“Ý dục Quyền lực là kiệt tác triết
học vĩ đại của Nietzsche. Tất cả những kết quả cơ bản của suy nghĩ của ông được
mang lại với nhau trong quyển sách này. Ác cảm của tác giả đối với những người
hệ thống hóa phải đừng ngăn chúng ta (ở đây) gọi công trình này là một hệ
thống”. Baumler là một kẻ vô danh trong triết học, nhưng những ấn bản những tác
phẩm của Nietzsche mà ông đã viết thêm phụ đính của mình là thuận tiện nhất và
ít tốn tiền nhất, và được đọc rất rộng rãi. Là một người của đảng Nazi Đức,
Baumler được gọi về Berlin làm giáo sư triết học sau khi Hitler lên nắm quyền.
Những ý tưởng của ông về Nietzsche đã được không chỉ số lượng lớn người nước
Đức mà cả nhiều người dù gièm pha Nietzsche ở ngoài nước Đức, cũng đều chấp
nhận. Ernest Newman, ví dụ, thú nhận trong tập thứ tư của Đời của Richard Wagner của ông (1946) rằng giải thích của ông về
Nietzsche chủ yếu dựa vào “bản tóm lược bậc thầy của Baumler về tư tưởng của
Nietzsche, Nietzsche, Der Philosoph und
Politiker” (p.335) [3].
Sau Thế chiến thứ II, quan điểm này về Ý dục Quyền lực đã mất uy tín cùng đảng Nazi Đức, và trong quá trình, chính cả quyển sách nữa, cũng bị mất uy tín
theo. Luận điểm nòng cốt của quan điểm mới là Ý dục Quyền lực thì không đáng đọc chút nào tất cả. Người đã xây
dựng nhiều hơn cả so với bất cứ ai khác cho huyền thoại mới này là Karl
Schlechta, người cho in những tác phẩm của Nietzsche trong ba tập sách giấy
mỏng (Werke in drei Biinden, 1954-1956), đã tạo ra một gì đó quấy động có tính giật gân quốc tế
– đặc biệt tập thứ ba với cách đối xử khác thường với The Will to Power của nó, và bài bạt cuối sách “Phụ đính triết học”
dài dòng của nó.” Một đoạn văn từ bài phụ đính này làm rõ ràng những gì đang bị
đe dọa: “The Will to Power không chứa
đựng gì mới, không gì có thể làm ngạc nhiên bất cứ ai là người đã biết về tất
cả những gì Nietzsche đã xuất bản
hoặc đã dự định xuất bản” (trang 1, 403).
Đây là một quan điểm không đứng vững được
của Baumler: quyển sách chứa đựng một lượng lớn gồm những gì đã không tìm thấy
có gần gũi song song trong những công trình đã hoàn tất của Nietzsche; ví dụ,
không có nghĩa là chỉ những phần này, phần lớn những tài liệu về chủ nghĩa hư
vô trong Quyển I, một vài những suy nghiệm về tri thức luận trong Quyển III, và
những nỗ lực trong những chứng minh cho học thuyết về sự tái phát vĩnh cửu [4]
của cùng những sự kiện – và hàng số lớn đếm được của những tạo dựng triết lý
tuyệt vời. Nhưng quan điểm đã trình bày của Schlechta ít quan trọng hơn nhiều
so với những gì ông đã làm nên với The Will to Power, và những vấn đề càng
thêm phức tạp hơn bởi sự kiện rằng những gì ông đã làm, và những gì ông đã nói
rằng ông đã làm, là hai sự việc khác nhau.
Ông đã bỏ mất đi sự sắp xếp có hệ thống của
những bản in cũ hơn, và bỏ nhan đề The
Will to Power, và cung cấp những tài liệu trong tập sách thứ ba của ông
dưới nhan đề “Aus dem Nachlass der
Achtzigerjahre”, có nghĩa là: “Từ tài liệu bản thảo chưa xuất bản của thập
niên tám mươi”. Và ông tuyên bố rằng sự sắp xếp của ông là trung thành với
những bản thảo và với thứ tự thời gian (manuskriptgetreu-chronologisch,
p. 1393), mặc dù trong thực tế, cả hai đều là không phải như thế.
Ở đây, câu hỏi này không thể tránh được,
bởi vì sẽ là phi học thuật và ngoan cố để lại đưa ra sự sắp xếp hệ thống cũ
trong bản dịch này, nếu một sắp xếp tài liệu có giá trị cao hơn nhiều đã được
thực hiện và có sẵn ròi vào năm 1956. Nhưng sắp xếp của Schlechta là hoàn toàn
vô nghĩa, và thực sự chỉ có thể giải thích như là một phản ứng quá đáng chống lại quan điểm
Baumler: nó đại diện cho một nỗ lực để làm The
Will to Power tất cả, chỉ trừ thành không thể đọc được.
Giả sử, trước hết tất cả, nếu sắp xếp của
Schlechta đã trung thành theo những bản thảo, ngay cả nếu có như thế, sau đó nó
cũng không thể tuyên bố là đã theo trình tự thời gian. Vì chính Schlechta,
trong phụ chú, đã nhân đó ghi chú (trang 1396), rằng Nietzsche có thói quen sử
dụng đi xử dụng lại những sổ tay cũ, những quyển nào vẫn còn chỗ trống, chưa
hoàn toàn viết đầy, ông có thói quen, lúc ấy viết từ trước ra sau, rồi lại từ
sau ra trước; và đôi khi ông viết chêm, vào những trang bên mặt mà thôi, và
những khi khác, lại chêm, chỉ những trang bên trái mà thôi. Và Erich Podach
tuyên bố trong Blick Ein Notizbiicher của
Nietzsche (“A Glance into Nietzsche's Notebooks”, 1963) rằng: “Nietzsche, như một quy luật, đã dùng sổ tay của mình từ sau
ra trước” (tr.8). Như thế rõ ràng, nếu một sắp xếp thực sự trung thành với thứ
tự xuất hiện trong bản thảo viết tay, sẽ không là một sự sắp xếp nào tất cả,
nhưng chỉ đơn giản hỗn loạn và hầu như không thể đọc hiểu được – theo nghĩ đen
(của “không thể đọc”).
Hơn nữa, Podach cho thấy trong cùng một
quyển sách (trang 202-206) rằng Schlechta đã không luôn luôn tuân theo bản thảo
(xem ghi chú của tôi về những đoạn 2 và 124 dưới đây). Ngay cả dù chỉ đơn thuần
tham khảo ý kiến của bản
thảo, Schlechta cũng đã chẳng buồn làm; thay vào đó ông sử dụng những văn bản
đã in trước đây của những ấn bản phổ thông; ông thậm chí cũng không có chủ định
để tham khảo khoảng hơn 20 trang của những ghi chú ở cuối những ấn
bản năm 1911, ở đó có một số lượng lớn những sai lệch với bản thảo đã được ghi
nhận.
Ngay cả nếu cứ cho là khi đem những ghi
nhận về sai lệch này vào trong ghi chép của bản dịch hiện nay thì về triết lý
có phần nên hơn so với ấn bản của Schlechta, nó có vẻ kỳ lạ rằng sự sắp xếp hệ
thống cũ đã lần nữa lại được tuân theo ở đây. Có hai lý do cho điều này. Thứ nhất, do tất cả những khuyết điểm
của nó, sự sắp xếp này có hữu dụng là người đọc dễ dàng tìm thấy vị trí những
đoạn văn, và đọc thẳng qua xuốt rất nhiều ghi chú bàn luận về nghệ thuật, hay
tôn giáo hay lý thuyết về nhận thức. Miễn là người ta ý thức rằng mình đương đọc lan man những ghi
chú và không phải là một công trình được viết một cách cẩn thận thành hệ thống,
những lợi điểm của sắp xếp như vậy có nhiều sức nặng hơn những bất lợi. Nhưng
có phải là đó là điều sẽ không thể làm được để cải thiện sự sắp xếp hệ thống?
Điều này đem chúng ta đến lý do thứ hai
để đi theo những ấn bản cũ: có gì đó hết sức sai lạc với những bản dịch học
thuật mà nếu chúng không dựa trên, không tương ứng với, và không thể dễ dàng
kiểm chứng lại với bất kỳ nguyên bản nào. Bản dịch này sẽ hữu ích cho những học
giả, và những nhà phê bình, nhà triết học và sử học, những giáo sư và sinh
viên, nó có thể được trích dẫn, và cũng có thể tìm thấy trong nó những đoạn văn
được những người khác trích dẫn, và nó sẽ là dễ dàng để so sánh văn bản với
những ấn bản tiếng Đức đã sẵn có.
2
Câu hỏi vẫn còn chờ câu trả lời: bản chất
của tác phẩm lạ thường này là gì? Câu trả lời thì rõ ràng đơn giản: nó cung cấp
một tuyển chọn từ những quyển sổ tay của Nietzsche ghi chép trong từ năm 1883
đến năm 1888. Những ghi chú này đã không định sẽ xuất bản dưới hình thức này,
và sự sắp xếp và đánh số là không phải của Nietzsche. Nhìn chung, quyển sách
này thì không so sánh được với những công trình đã hoàn thành và trau chuốt của
Nietzsche, và chúng ta sẽ không phục dịch được gì cho ông, nếu chúng ta vụng về
chấp vá sự khác biệt giữa những ghi chú vội vàng này và những cách ngôn của ông
vốn thường lóng lánh sáng như ngọc. Bề ngoài chúng có thể trông giống nhau, và
đánh số những ghi chú có đóng góp phần tạo nên mặt ngoài này, nhưng trong cả
phong cách lẫn nội dung, có sự khác biệt đáng kể.
Để nhắc nhở người đọc về sự khác biệt, thời
điểm phỏng chừng khi soạn thảo được cung cấp trong những dấu ngoặc đơn sau mỗi
số đánh ở mỗi ghi chú, và mọi cố gắng đã được thực hiện để giữ lại cá tính văn
phong của bản gốc. Sự cám dỗ muốn làm cho câu văn thành trọn vẹn, muốn tỉa gọt
những chấm câu, và muốn biến những ghi-vội-xuống vào thành những câu văn ngắn
hàm xúc, câu thơ cô đọng lôi cuốn, đều đã được lấy ý chí ra để cưỡng lại [5].
Và trong những ghi chú của tôi, tôi đã gọi chú ý đến những đoạn trong những tập
sách cuối của Nietzsche, trong đó một số những ghi chú đã được đưa vào sử dụng,
đôi khi gần như đem vào thẳng, nhưng thường với một uốn bẻ thú vị và có lẽ bất
ngờ. Và trong một số ghi chú, tôi cung cấp những tài liệu để tham khảo ngược về
những đoạn khác, trong đó Nietzsche đã lèo lái theo một phương thức khác.
Nếu như trong một thế hệ trước, nhiều độc
giả có thể cảm thấy rằng nếu quyển sách này đã không đem mang cho hệ thống tư
tưởng sau cùng của Nietzsche, chắc chắn nó có thể được bỏ qua. Nhưng ngày nay,
mọi người đã trở thành quen thuộc với việc đọc những sổ tay của Gide, Kafka,
Camus, tạm kể làm ví dụ, không cần phải dùng chúng vào bất cứ gì, nhưng chỉ đọc
nhận những gì chúng là, nên không có sự cần thiết để phải hạ thấp giá trị những
ghi chú của Nietzsche bởi vì chúng chỉ là là những ghi chú. Dĩ nhiên, lý do mà ông
đã không dùng một số chúng trong những tác phẩm sau này của ông, mặc dù ông đã
có thể bao gồm rất nhiều những ghi chú này khá dễ dàng trong một chương gồm
những cách ngôn trong Twilight of the
Idols, đã là vì nhiều trong số chúng đã không hoàn toàn làm ông hài lòng.
Cho dù ông sử dụng, hoặc không sử dụng chúng, những ghi chú này rõ ràng không
đại diện cho quan điểm sau cùng của ông: trong năm hoạt động cuối cùng của ông,
năm 1888, ông hoàn thành năm quyển sách, trong thời gian hai năm liền trước,
thêm hai quyển nữa. Như thế, chúng ta rõ ràng không cần phải quay sang những
ghi chú của ông để tìm những gì ông thực sự suy nghĩ ở thời gian sau cùng
(trước khi ông bị mất trí) . Nhưng nó là hấp dẫn để nhìn, như nó là, vào bên
trong “cơ xưởng làm việc”của một nhà tư tưởng lớn; và những ghi cúa của
Nietzsche không phải sợ không dám so sánh với những ghi chú của những cây bút
lớn khác. Nhưng ngược lại.
3
Có thể trình bày thu ngắn về lịch sử của
văn bản. Nietzsche tự mình đã có ý dự định một quyển sách dưới nhan đề The Will to Power. Sổ tay của ông có một
số rất nhiều lược ghi sơ khởi cho nhan đề của tác phẩm này và những tác phẩm
được dự định khác, và một
vài những phác thảo cho quyển sách này đưa ra: “Cố gắng về một Đánh giá lại cho Tất cả những Giá trị” như một nhan
đề phụ. Sau đó, Nietzsche đã cân nhắc
viết một quyển sách phần nào có bản chất hơi khác (ít những cách ngôn tách
biệt, nhiều phần liên tục) dưới nhan đề Sự
Đánh giá lại của tất cả những Giá trị; và trong một thời gian ông đã thai
nghén tác phẩm The Antichrist, viết
trong mùa thu năm 1888, như quyển đầu tiên trong số bốn quyển định gồm trong Sự Đánh giá lại của tất cả những Giá trị.
Năm 1901, một năm sau khi Nietzsche chết,
người em gái của ông – Therese Elisabeth Alexandra Förster-Nietzsche [6]
– cho xuất bản The Will to Power, đây
là phiên bản đầu tiên của bà – trong tập 15 của ấn bản của bà, gồm những công
trình thu tập của Nietzsche, trong đó sắp xếp 483 ghi chú dưới những đề mục.
Năm 1904, bà đã thêm 200 trang những ghi chú “từ The Will to Power” vào tập cuối của tiểu sử Nietzsche do bà viết,
để giúp nó bán chạy. Và đến năm 1906, một ấn bản khác nữa gồm những tác phẩm
thu tập được, đã cung cấp một phiên bản mới của The Will to Power trong hai tập sách: những tài liệu mới đã được
trộn lẫn với tài liệu cũ, và tổng số những ghi chú giờ đã lên đến 1, 067. Trong
ấn bản của Grossoktav được gọi là Werke
của Nietzsche, cùng những 1, 067 ghi chú này xuất hiện trong tập 15, và 16,
và trong tập 16 (1911) cũng có một phụ lục trong đó gồm những “cách-ngôn và những
đoạn-khác-chút-ít không chắc chắn”, đánh số từ 1068 đến 1.079; “những kế hoạch,
bố trí, dự thảo” (trang 413-67); một tái bút phụ đính (trang 471-80); một danh
sách cung cấp những con số của những sổ tay, trong đó mỗi của ghi chú và những
dự thảo đã được tìm thấy; và những ghi chú chỉ ra những sai lệch nhỏ từ những
bản thảo. Tôi đã sử dụng rất nhiều những ghi chú này trong những trang (dịch
của tôi) tiếp sau đây, đôi khi trích dẫn tập sách trong đó chúng được tìm thấy
như “1911” [7]. Vì những ghi chú này đã không được cho
in lại trong những phiên bản có phần vượt trội hơn của Musarion – Werke của Nietzsche, trong đó The Will to Power gồm trong những tập 18
và 19. Những tài liệu khác đã thấy trong năm 1911 cũng được cung cấp trong ấn
bản đó nữa, ngoại trừ danh sách những sổ tay được thay thế bằng một danh sách
đem cho ngày tháng soạn thảo phỏng chừng của mỗi 1,067 ghi chú. Ngày tháng
(trong bản dịch của tôi) trong những trang sau – trong dấu ngoặc đơn, cạnh ngay
sau mỗi số đánh cho mỗi ghi chú, là lấy từ danh sách đó.
Bản in tiện lợi nhất của công trình có lẽ
là bản in chỉ-một-tập, trong ấn bản Taschen
của Kroner, tập 78, xuất bản năm 1930, với phụ đính của Alfred Baumler (đã thảo
luận ở trên). Kroner đã thấy vừa vặn khi in lại những ấn bản Nietzsche này, hoàn
tất với những phụ đính của Baumler. Tuy nhiên khi duyệt lại kỹ lưỡng, đã thấy
xuất hiện một số những thay đổi trong những ghi chú của Baumler về The Will to Power; mặc dù điều này không
được giải thích ở bất cứ đâu. Ấn bản này không chứa đựng tài liệu phụ đính nào
cho nghiên cứu hàn lâm.
Năm 1940, Friedrich Wtirzbach cho xuất bản
những ghi chú của The Will to Power,
theo sắp xếp lại của riêng ông, dưới nhan đề “Di sản của Friedrich Nietzsche: Cố gắng ở một giải thích mới cho
tất cả những điều đã xảy ra và một đánh giá lại tất cả những giá trị, từ những
tài liệu bản thảo chưa được xuất bản và được sắp xếp theo với những dự định của
Nietzsche” [8].
Tuyên bố rằng những ghi chú này, chứ không phải là những tác phẩm mà Nietzsche
đã hoàn thành, mới đại diện cho di sản của ông là không có gì có thể biện hộ
được, cũng như lời huênh hoang rằng sắp xếp này – cũng như bất kỳ sắp xếp nào
khác – có thể tuyên xưng là thuận hợp theo như những dự định riêng của Nietzsche, đều là không đứng vững.
Khối lượng lớn những tài liệu của Wtirzbach đã được lấy từ The Will to Power, nhưng ông cũng bao gồm một số những ghi chú khác
(tất cả trong số chúng, trước đó được công bố trong ấn bản Grossoktav và ấn bản
Musarion), và ông đã hợp nhất những ghi chú của tất cả những thời kỳ, từ 1870
đến 1888. Trong những trang 683-97, ông cung cấp ngày tháng, nhưng không nơi
nào ông chỉ ra những con số đánh những ghi chú trong phiên bản tiêu chuẩn của The Will to Power. Phiên bản này đã được
dịch sang tiếng Pháp, nhưng đã không giành được sự chấp nhận ở Đức, hay giữa
những học giả ở những nơi khác.
Những gì cần nói về sự sắp xếp tiêu chuẩn
đã được tuân theo trong bản dịch hiện tại, tôi đã nói trong Nietzsche của tôi [9]
vào năm 1950: “Để sắp xếp những tài liệu, bà Frau Forster-Nietzsche đã chọn một
bản nháp có bốn dòng của người anh bà để lại, và đã phân phối những ghi chú
dưới bốn nhóm đề mục của bản nháp này. Chính Nietzsche (trước đó) đã loại bỏ
bản nháp này, và có hàng tá những bản nháp khác sau đó, tất cả vào khoảng 25
bản trong số đó; nhưng không có bản nào trong những bản về sau lại ngắn gọn hơn
bản này, trong đó liệt kê chỉ những tiêu đề của bốn phần được dự thảo, và do đó
đã cho người biên tập được tự do nhiều nhất đến mức có thể có được trong việc
sắp xếp. (Đó cũng là dự thảo duy nhất vốn đã đề nghị “Zucht und Züchtung” – Kỷ luật và Gầy giống – như nhan đề của phần
IV, và bà Frau Forster-Nietzsche có thể đã bị thu hút bởi những từ ngữ này, mặc
dù người anh của bà, như chúng ta sẽ thấy, đã không xem “gầy giống” như là một
chức năng của chủng tộc). Nỗ lực riêng của Nietzsche định phân phối một số ghi
chép của mình giữa bốn phần của một kế hoạch về sau muộn hơn và chi tiết hơn,
đã bị bỏ rơi, như sự kiện Nietzsche đã từ bỏ toàn bộ dự án của The Will to Power năm 1888 .... Hơn nữa,
The Antichrist, dù khiêu khích đến
đâu, vẫn đại diện cho một khảo cứu trước sau nhất trí và bền vững hơn so với
bất kỳ quyển sách nào khác của Nietzsche, và như thế gợi ý rằng công trình
chính yếu của nó tạo thành phần I [hoặc ít nhất trong một thời gian đã dự định để tạo thành Phần
I), đã không có ý để bao gồm mê cung đó của những quan sát không mạch lạc đó,
dẫu nếu vô cùng thú vị, vốn kể từ đó đã được trình bày như là thành tựu cao
nhất đáng tôn vinh của ông. Trong khi ông có ý định sử dụng một số vật liệu
này, rõ ràng ông đã định đúc uốn nó vào một toàn bộ mạch lạc và liên tục; và
cách thức mà ông sử dụng những ghi chép của mình, trong những quyển sách đã
hoàn tất khác của ông, cho thấy rõ ràng rằng nhiều ghi chú có thể rối sẽ được
đem cho một ý nghĩa hoàn toàn mới và bất ngờ.
“Việc xuất bản The Will to Power như tác phẩm cuối cùng và có hệ thống của
Nietzsche đã làm nhòe mất sự phân
biệt giữa những tác phẩm và những ghi chú của ông, và đã tạo ấn tượng sai lầm
rằng những cách ngôn trong những sách của ông là thuộc cùng một loại với những
ghi chú vội vàng rời rạc này. Kể từ đó, The
Will to Power, thay vì không phải những Gotzen-Dammerung
(Twilight of Idols), Antichrist, và Ecce Homo, đã được tìm kiếm mong tìm quan điểm sau cùng của
Nietzsche; và những ai là người tìm thấy nó không mạch lạc khác lạ, đã được đưa
đến kết luận rằng cũng một điều (không mạch lạc) phải đúng là làm lý do tương
tự nhưng mạnh mẽ hơn cho sự phô diễn chứng bệnh của ông.
“Hai hình thức phổ biến nhất của huyền
thoại về Nietzsche như thế có thể truy gốc ngược về người em gái của ông. Trong
phương cách vừa trình bày, bà đã vô tình đặt nền tảng cho huyền thoại rằng tư
tưởng của Nietzsche là không mạch lạc đến không cứu chữa, hàm hồ không rõ, và
tự mâu thuẫn; Và bằng cách đem giải thích của bà về công trình của người anh
vào với di sản của người chồng quá cố [10]
[một người bài-Do Thái nổi bật có tư tưởng đã bị Nietzsche chỉ trích nhiều
lần], bà đã dọn đường cho tin tưởng rằng Nietzsche đã là là một người có tư
tưởng tiền-Nazi “(Prologue, phần I).
Bốn năm sau, vào năm 1954, khi tôi xuất bản
The Portable Nietzsche và giới thiệu
bốn công trình hoàn tất cũng như những tuyển chọn từ những quyển sách khác,
những ghi chú và những thư tín của Nietzsche,, tất cả được sắp xếp theo thứ tự
thời gian, tôi đã cho gồm một vài ghi chú lấy từ The Will to Power, dưới những nhan đề chẳng hạn như “NOTES (1887)”
với chú thích ghi: “đã xuất bản như là phần của The Will to Power do người thừa kế bản quyền của Nietzsche”.
Ấn bản của Schlechta năm 1956 như thế đã
không đòi hỏi tôi phải thay đổi suy nghĩ của tôi về The Will to Power. Nhưng nó có vẻ kỳ lạ là nhìn dưới ánh sáng của
ước tính của riêng tôi về The Will to
Power, tôi đã quyết định nên đồng ý để đem xuất bản một bản dịch. Câu trả
lời rất đơn giản.
Những tác phẩm cuối của Nietzsche phải được
làm cho có đấy sẵn sàng (với độc giả tiếng Anh) trước hết tất cả. Hướng tới mục
tiêu đó, tôi đã thực hiện những bản dịch hoàn toàn mới của Zarathustra
đã nói như thế, Trong Buổi chạngvạng của những thần tượng, Phản-kitô,
và Nietzsche chống Wagner (tất cả
trong The Portable Nietzsche), và gần
đây hơn, Vượt quá Thiện và Ác (với
lời bình luận, 1966), Sự Khai sinh của Bi
kịch và Trường hợp của Wagner (với lời bình luận, 1967), và Ecce Homo (1967). Và tôi đã hợp tác để
dịch một bản dịch mới của Về Lai lịch của
Đạo đức (1967). Bắt đầu với Zarathustra,
sau đó tất cả những tác phẩm muộn hơn về sau của Nietzsche sẽ thành sẵn sàng
với người đọc trong những bản dịch mới. Ở điểm đó, The Will to Power cũng sẽ nên là tiếp cận được, cho những người không
thể đọc những ghi chú này trong bản gốc tiếng Đức.
Để chắc chắn yên tâm, cũng đã có một bản
dịch cũ, của Anthony M. Ludovici – trong Friedrich
Nietzsche Toàn tập, người biên tập bộ sách này là Tiến sĩ Oscar Levy. Xuất
bản lần đầu vào năm 1914, hai tập của The
Will to Power là được “dịch giả của chúng duyệt đổi lại mới” cho ấn bản năm
1924, và tái bản mà không sửa đổi thêm nữa trong năm 1964. Tiến sĩ Levy có lẽ
khá đúng khi trong một ghi chú phần tự ngôn, ông gọi là Ludovici là “có thiên
khiếu và tận tâm nhất trong những cộng tác viên của tôi”, nhưng đáng tiếc, điều
này không có nghĩa rằng bản dịch của Ludovici là gần đúng tin cậy được. Ngay cả
trong ấn bản đã sửa đổi, nhan đề của phần 12, ví dụ, đề cập đến “Những giá trị
toàn cầu” thay vì phải là “những giá trị vũ trụ.” [11].
Chúng ta hãy cùng nói rằng Ludovici không phải là một triết gia, và đã để xảy
ra như thế. Nó sẽ là vô nghĩa chẳng đi đến đâu nếu nhân lên những ghi chép của
người biên tập để lập một liệt kê những sai xót dịch thuật của ông. Nhưng miễn
là chúng ta sẽ không bao giờ sử dụng những ghi chú của ông nữa, có thể cho phép
thêm một ví dụ nữa. Phần 86 bắt đầu: “Henrik Ibsen của bạn đã trở nên rất rõ
ràng với tôi.” Rõ ràng khi nhầm lẫn “deutlich”
(rõ ràng) và “deutsch”, Ludovici đã
dịch thành thế này: “Theo ý tôi, Henrik Ibsen đã trở nên rất là Đức”! [12]
4.
Trên mặt nổi, Nietzsche xem chừng có vẻ dễ
đọc, ít nhất là khi so với những triết gia khác. Tuy nhiên, trong thực tế, văn
phong của ông đặt ra những khó khăn khác thường, và bất cứ ai đã nhọc công đem
so sánh hầu hết những bản dịch hiện có với bản gốc, phải nhận ra sai lỡ, đánh
hụt mất ý nghĩa của Nietzsche, chuyện đó dễ dàng làm sao; không chỉ đơn thuần
đó đây thưa thớt, nhưng trong phần này sang phần khác. Không khó để tìm ra những lý do .
Nietzsche yêu sự ngắn gọn cho tới mức của
những tĩnh lược, bỏ lửng với những dấu chấm lửng và thường đính kèm sức nặng
đặc biệt khác thường vào những sắc thái của những từ ông đã buông chúng xuống
giấy. Nếu không thính tai nghe được những ý nghĩa tinh tế, tài tình của thứ
tiếng Đức rực rỡ sáng lấp lánh của ông, người ta buộc là phải hiểu lầm ông.
Nietzsche là nhà viết văn xuôi tài hoa vĩ đại nhất của tiếng Đức, và ngôn ngữ
của ông là một sảng khoái (cho người đọc) luôn luôn ở mọi nơi, giống như của
một nhà thơ –thực tất cả còn hơn thế, nhưng chỉ của những nhà thơ lớn nhất.
Đồng thời, Nietzsche giải quyết những câu
hỏi triết học phức tạp, đặc biệt là nhưng không chỉ trong The Will to Power, và ai là người thiếu một cảm xúc cho thi ca,
hoặc một số kiến thức về những vấn đề này và những thuật ngữ của
chúng, thì chắc chắn gặp thất bại trong khi cố gắng đào sâu tìm hiểu Nietzsche,
câu này sang câu khác, như một dịch giả bắt buộc phải như thế.
Tuy nhiên, những bài viết của Nietzsche có
một lôi cuốn mà trong hầu hết những triết gia khác – và tất cả những triết gia Đức khác – đều thiếu. Người ta quay sang ông
để có những lời dí dỏm nổi bật, và những phát biểu sáng chói lỗi lạc, họ ghi
nhớ những câu văn được lấy ra khỏi ngữ cảnh, quả đúng vậy, ông thì thường được
đọc những câu, đoạn trích ra khỏi toàn bộ chương, tập nhiều hơn – tùy tiện bình
thường, bất cẩn vô ý, như thể những chi tiết quanh khác là không quan trọng.
Nếu người ta quay sang những bản dịch – dù là những bản đã cũ như Toàn Tập hoặc những dịch bản phổ thông
bìa mềm gần đây với vẻ hiện đại phô trương của chúng – người ta thường rơi
xuống thành nạn nhân của những dịch giả là những người đã đọc Nietzsche theo
cách đó.
Thêm vào với tất cả những điều này,
Nietzsche viết như một “người châu Âu tốt” (từ ghép của ông), ông nói bóng nói
gió, ám chỉ tự do đến văn học và lịch sử của Hy Lạp và La Mã, của Pháp, Ý,
Latin và Đức, và ông dùng những câu trong tiếng nước ngoài, khi chúng có những
màu sắc mà có thể dễ dàng bị mất khi dịch sang tiếng Đức. Nếu chúng ta chỉ đơn
giản đem dịch tất cả những câu, thuật ngữ như thế sang tiếng Anh, không chỉ
những sắc thái tinh tế trong ý nghĩa sẽ mất, nhưng vô cùng quan trọng hơn –
chúng ta mất đi một gì đó của hương vị châu Âu. Nếu chúng ta lại đơn giản cứ để
lại chúng tất cả trong tiếng Ý, Pháp, Latin… như trong bản gốc, hầu hết những
sinh viên sẽ vấp vào chúng như va vào gốc cây cứng, vì thế tôi đã cung cấp bản
dịch tiếng Anh ở ghi chú cuối trang, và cáo lỗi với những người (có thể hiểu)
không cần đến chúng. Thỉnh thoảng, không cung cấp Anh ngữ tương đương, vì xem
thấy ý nghĩa đã quá hiển nhiên, thường là vì những từ đó gần giống, hay giống
như trong tiếng Anh.
Tương tự như vậy, một số tên người đã nhắc
bàn đến, đã được xác định rõ trong những ghi chú. Trong tất cả những vấn đề như
vậy, những thỏa hiệp dường như không thể tránh khỏi: xác định tất cả sẽ không
thể là không quá đáng, nhưng nếu không xác định ai cả, có thể để cho ngay cả
một số học giả phải bối rối, và không thể nào có thể trả lời mọi nhu cầu của
sinh viên mà không đồng thời khiến một số người khác thấy là quá thừa thãi,
không cần thiết.
Cũng cùng một cân nhắc đã được áp dụng cho
tất cả những ghi chú khác. Liệt kê tất cả những đoạn song song ở mọi điểm sẽ
làm dày quá những ghi chú biên tập vượt ngoài tất cả lý do: sau tất cả, có
nhiều những bảng tra index cho những
tác phẩm của Nietzsche đã thu tập (3 index
khác nhau đều của Richard Oehler – cho ấn bản Grossoktav, ấn bản Musarion, và
ấn bản Taschen của Kroner – và một
index của Karl Schlechta cho phiên bản của ông, cũng như một indices tiếng Anh
cho The Collected Works [13]),
và những bản dịch gần đây của tôi cung cấp bản tra cho từng tác phẩm. Hơn nữa,
những bảng dẫn tài liệu tham khảo mở rộng (cross reference) và bảng tra index luôn luôn làm hại cùng với làm
lợi, đặc biệt là trong trường hợp của Nietzsche: không gì có thể thay thế cho việc đọc thẳng từ đầu đến cuối những tác
phẩm chính yếu của ông, cho sự chú ý đến chuyển dịch, thay đổi trong tư
tưởng của ông, và cho những bối cảnh (lịch sử, văn hóa, triết học) trong đó ông
đã nói đến những điều khác nhau. Nhưng nếu không có những đoạn đã được trích
dẫn trong đó Nietzsche đưa vào sử dụng những ghi chú mà sau đó người em gái ông
đã đem xuất bản sau khi ông qua đời trong The
Will to Power, những trang sau đây sẽ là dẫn đến lầm lẫn, ngộ nhận; như tất
cả những ấn bản trước đây, tiếng Anh và Đức.
Như thế, bản dịch này cung cấp một lượng
lớn những tài liệu đã không tìm thấy được trong bất kỳ một ấn bản tiếng Đức
nào, mặc dù nó mang nợ rất lớn với ban biên tập của ấn bản Grossoktav, và một
ít với ấn bản Musarion. Nó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho một sự hiểu biết tốt
đẹp hơn về Nietzsche, về thế kỷ XIX, và cũng có thể về một số những vấn đề mà
ông đối đầu giải quyết – và do đó cả của thế kỷ XX nữa.
5
Ngay cả trong phần giới thiệu này,
Nietzsche nên có tiếng nói cuối cùng. Vì vậy, tôi sẽ kết luận bằng cách trích
dẫn một bản thảo của ông cho một lời nói đầu – không có trong bất kỳ ấn bản nào
trước đây của The Will to Power,
nhưng đã tìm thấy trong ấn bản toàn tập của Musarion (tập XIV, trang 373 f.):
Mùa Thu, Năm
1885
Ý dục Quyền lực
Một quyển sách
để suy nghĩ, không-gì khác: nó thuộc về những người mà suy nghĩ là một niềm
vui, không-gì khác
Rằng nó được
viết bằng tiếng Đức là không đúng lúc, để ít nhất nói rằng: Tôi ước tôi đã viết
nó bằng tiếng Pháp, như thế để nó có thể không xuất hiện như là một xác nhận
cho nguyện vọng của Đế quốc Đức.
Những người Đức
ngày nay đã thôi, không là những nhà tư tưởng nữa: một-gì-đó khác đã làm họ vui
thích và gây ấn tượng cho họ.
Ý dục quyền lực
như là một nguyên lý có thể hiểu đối với họ.
Đó là chính xác
trong số những người Đức hôm nay mà mọi người ít suy nghĩ hơn so với bất cứ nơi
nào khác. Nhưng ai mà biết được? Trong hai thế hệ, người ta sẽ không còn đòi
hỏi sự hy sinh liên quan đến bất kỳ sự lãng phí toàn quốc nào về quyền lực và
trong sự trở thành ngu ngốc.
(Trước đây tôi
đã ước – phải chi tôi không viết Zarathustra của tôi bằng tiếng Đức).
Friedrich Nietzsche
(1844-1900)
Walter Kaufmann (1921 – 1980) [14]
Bản in đầu tiên, năm 1901, trong tập XV của Nietzsche Toàn Tập (đó là tên gọi ấn bản
Grossoktav).
Bìa sách như sau:
NACHGELASSENE WERKE.
Der Wille zur Macht.
Versuch einer Umwerthung aller Werthe.
(Studien und Fragmente.)
Von
Friedrich Nietzsche.
LEIPZIG
Druck und Verlag von C. G. Naumann
1901.
[Những
tác phẩm của Nietzsche chưa được xuất bản. Ý dục Quyền lực. Nỗ lực trong
một Đánh giá lại cho Tất cả Giá trị (Những nghiên cứu và Những Mảnh rời.) tác
giả Friedrich Nietzsche]
Ý dục Quyền lực
LỜI NÓI ĐẦU
(Tháng 11/1887– tháng 3/1888)
1
Thuộc về những gì lớn lao, người ta phải hoặc im lặng, hoặc
nói với sự lớn lao. Với sự lớn lao – đó có nghĩa là cứ ngờ và hãy hỏi đừng nể
nang, và với trong sáng không mặc cảm.
2
Những gì tôi bàn bạc là lịch sử của hai thế kỷ kế tiếp. Tôi
mô tả những gì đương đi đến, những gì thôi không thể sẽ đến khác đi nữa: sự ra đời của chủ nghĩa hư vô. Lịch sử
này ngay cả bây giờ có thể đem bàn, vì chính nó tất phải đương hoạt động giờ
này ở đây. Tương lai này lên tiếng, ngay cả lúc này, trong hàng trăm dấu hiệu,
định mệnh này loan báo chính nó khắp nơi; vì nhạc điệu của tương lai này tất cả
mọi tai đều vểnh lên nghe, ngay cả giờ đây. Đến nay, đã được một thời gian,
toàn bộ văn hóa châu Âu chúng ta đang chuyển động như hướng đến một thảm họa,
với một căng thẳng tra tấn, đương lớn dần từ chục năm này sang chục năm sau:
không ngừng, mãnh liệt, cắm đầu cắm cổ, giống như một giòng sông mà nó muốn
tuôn nhanh cho đến cuối, mà nó thôi không còn phản chiếu, mà nó sợ phản chiếu.
3
Người lên tiếng ở đây, ngược lại, đã không làm gì cho đến nay
nhưng chỉ ngẫm nghĩ: là một triết gia và trong đơn độc do bản năng, là người đã
tìm thấy lợi thế của mình trong đứng sang một bên và đứng ngoài, trong kiên
nhẫn, trong trì hoãn, trong khi đứng ở đằng sau; như một tinh thần táo bạo và
thử nghiệm vốn đánh mất lối của mình đã một lần trong mọi mê cung của tương
lai, như một tinh thần người-nhìn-chim-bay đoán tương lai [15], là người nhìn ngược về đằng sau khi nhắc nhở những gì sẽ xảy đến đằng trước, như
người đầu tiên hoàn toàn theo chủ thuyết hư vô của châu Âu, tuy nhiên, dẫu cho
giờ đây, là người đã sống qua trọn toàn bộ chủ nghĩa hư vô, đến cuối cùng, để
nó lại đằng sau, bên ngoài mình.
4
Vì một người không nên vướng sai lầm về ý nghĩa của tên gọi
quyển sách mà (nó là) phúc âm này của tương lai muốn mang tên. “Ý dục với Quyền Lực: một cố gắng
đánh-giá-lại tất cả những giá trị” – trong sự lập nên công thức này, lại tìm
được sự diễn tả cho một phản-vận-động, nhìn về cả nguyên tắc lẫn công việc, một
phong trào không lâu trong tương lai sẽ chiếm chỗ của chủ nghĩa hư vô hoàn toàn
này – nhưng giả định trước về nó, một cách lôgích và tâm lý, và chắc chắn chỉ
có thể xảy đến sau và ngoài nó. Vì tại sao sao sự ra đời của chủ nghĩa hư vô
trở nên cần thiết? Bởi vì những giá
trị chúng ta đã có cho đến nay, như thế đã rút ra tác hành cuối cùng của chúng,
vì chủ nghĩa hư vô đại diện cho kết luận hợp lôgích cuối cùng của những giá trị
lớn lao và những lý tưởng của chúng ta – vì chúng ta phải trải nghiệm qua chủ
nghĩa hư vô trước khi chúng ta có thể tìm ra đâu là giá trị mà những “giá trị”
này đã thực có – Chúng ta đôi khi, cần phải có những giá trị mới.
Friedrich Nietzsche (1844-1900)
Quyển Một
Chủ nghĩa Hư vô châu Âu
1 (1885-1886)
1 (1885-1886)
Về một Đại cương
1. Chủ nghĩa hư vô đứng ngoài cửa: kẻ bí ẩn này, khác thường nhất trong tất cả đám khách lạ, đến từ đâu? Điểm khởi hành: là một sai lầm để nhìn “cùng quẫn lo âu xã hội” hoặc “thoái hóa tâm sinh lý”, hoặc tệ hơn, hư hoại mục nát, như là nguyên nhân của chủ nghĩa hư vô. Thời của chúng ta là thời tử tế đúng mực và nhân ái nhất. Gieo neo cùng quẫn đau buồn, cho dù của linh hồn, cơ thể, hoặc trí tuệ, không thể tự chính nó đưa đến việc sinh ra chủ nghĩa hư vô (tức là, sự cự tuyệt tận gốc rễ về giá trị, ý nghĩa, và mong muốn). Đau khổ cùng quẫn như vậy luôn luôn cho phép một loạt những giải thích khác loại. Thay vào đó đúng hơn: nó là trong một giải thích đặc thù, một giải thích của đạo đức Kitô, mà chủ nghĩa hư vô có gốc rễ.
1. Chủ nghĩa hư vô đứng ngoài cửa: kẻ bí ẩn này, khác thường nhất trong tất cả đám khách lạ, đến từ đâu? Điểm khởi hành: là một sai lầm để nhìn “cùng quẫn lo âu xã hội” hoặc “thoái hóa tâm sinh lý”, hoặc tệ hơn, hư hoại mục nát, như là nguyên nhân của chủ nghĩa hư vô. Thời của chúng ta là thời tử tế đúng mực và nhân ái nhất. Gieo neo cùng quẫn đau buồn, cho dù của linh hồn, cơ thể, hoặc trí tuệ, không thể tự chính nó đưa đến việc sinh ra chủ nghĩa hư vô (tức là, sự cự tuyệt tận gốc rễ về giá trị, ý nghĩa, và mong muốn). Đau khổ cùng quẫn như vậy luôn luôn cho phép một loạt những giải thích khác loại. Thay vào đó đúng hơn: nó là trong một giải thích đặc thù, một giải thích của đạo đức Kitô, mà chủ nghĩa hư vô có gốc rễ.
2. Sự cuối đường, tận cùng, sự chấm dứt của đạo Kitô [16]
– dưới tay của chính nền đạo đức của
riêng nó (vốn – đạo đức này – không thể bị thay thế được), vốn – đến lượt nó
quay sang chống lại Gót Kitô (ý nghĩa của sự trung thực, đã được đạo Kitô phát
triển hết sức, đã làm nhờm tởm đến ói mửa, nôn ọe vì sự dối trá và sự điêu ngoa
xuyên tạc của tất cả những diễn dịch của đạo Kitô về thế giới và về lịch sử; đã
phản ứng bật lại từ “Gót là sự
thật” đi đến lòng tin tôn giáo cuồng tín “Tất cả thì sai lầm”;
(một) đạo Phật của hành động – ).
3. Chủ nghĩa hoài nghi nhìn về đạo đức là những gì là quyết
định. Sự chấm dứt của việc diễn dịch đạo đức về thế giới, vốn nó thôi không còn
có bất kỳ ngăn phạt nào sau khi nó đã cố gắng chạy trốn vào trong một vài loại
bên-kia, dẫn đến chủ nghĩa hư vô. “Tất cả mọi thứ thiếu nghĩa lý” (sự không
đứng vững của một giải thích về thế giới, dù trên đó một số lượng khủng khiếp
của năng lực đã từng lãng phí, đánh thức sự nghi ngờ rằng tất cả
những giải thích về thế giới là sai). Khuynh hướng mang tính đạo Phật, khao
khát với Hư-Không. (đạo Phật Ấn Độ thì không
phải là đỉnh cao của sự phát triển hoàn toàn đạo đức; chủ nghĩa hư vô của nó do
đó có đầy những tính đạo đức mà chưa vượt qua: sự sống (hiện hữu) như sự trừng
phạt, hiện sinh được phân tích để hiểu như là lầm lạc, lầm lạc như vậy như một
hình phạt – một đánh giá đạo đức.) Những nỗ lực triết học để vượt qua “Gót đạo
đức” (Hegel, chủ nghĩa phiếm thần). Vượt qua những lý tưởng phổ biến: nhà hiền
triết, vị thánh, nhà thơ. Sự đối kháng của “đúng” và “đẹp” và “tốt”.
4. Chống lại “sự vô nghĩa” về một mặt, chống lại những phán
đoán giá trị đạo đức về một mặt khác: đến mức độ nào, tất cả khoa học và triết
học cho đến nay đã bị những phán đoán đạo đức ảnh hưởng đến chúng? và không
phải điều này sẽ thu tóm về cho chúng ta sự thù nghịch khoa học? Hoặc một tâm
lý phản-khoa-học? Phê phán lý thuyết của Spinoza. Những tàn dư của những phán
đoán giá trị từ đạo Kitô được tìm thấy ở khắp mọi nơi trong những hệ thống chủ
nghĩa xã hội và chủ nghĩa thực chứng. Vẫn còn thiếu một phê bình về đạo đức Kitô.
5. Những hệ quả mang tính hư vô của ngành khoa học tự nhiên
hiện đại (cùng với những nỗ lực của nó để thoát vào trong một vài loại
bên-kia). Kỹ nghệ của theo đuổi của nó cuối cùng dẫn đến sự tự tan rã, sự đối
lập, một não thức phản khoa học. Kể từ Copernicus, con người đã vẫn lăn tròn từ
trung tâm về phía X [17].
6. Những hệ quả mang tính hư vô trong những cách của sự suy
nghĩ trong chính trị và kinh tế, nơi tất cả những “nguyên tắc” trong thực tế là
phường chèo đóng kịch: không khí tầm thường, sự cùng khổ, tính bất lương,
.vv... Chủ nghĩa dân tộc. Chủ nghĩa vô chính phủ, vv... Sự trừng phạt. Cái lớp cứu chuộc
và con người đang thiếu – những kẻ phán tội trước mặt Gót[18].
7. Những hệ quả mang tính hư vô của khoa nghiên cứu về viết
sử [19],
và của những “nhà sử học thực tiễn”, có nghĩa là, những nhà theo chủ nghĩa lãng
mạn. Vị trí của nghệ thuật: vị trí của nó trong thế giới hiện đại tuyệt đối
thiếu xót về tính độc đáo. Nó suy tàn vào trong mờ tối. Thái độ quán quân bị gán buộc của
Goethe.
8. Nghệ thuật và sự chuẩn bị cho chủ nghĩa hư vô: chủ nghĩa
lãng mạn (đoạn kết Nibelungen của
Wagner) [20]
I. CHỦ NGHĨA HƯ VÔ
2 (Mùa Xuân –Thu 1887)
Chủ nghĩa hư vô có nghĩa là gì? Đó là những giá trị cao nhất phá giá chính bản thân chúng. Mục đích
nhắm tới thì thiếu, hỏi “tại sao?” tìm không có trả lời. [21]
3 (Mùa Xuân –Thu 1887)
Chủ nghĩa hư vô triệt để từ gốc rễ là sự đoan quyết
của một sự tuyệt đối không thể giữ vững được của hiện sinh khi nó đi đến những
giá trị người ta nhìn nhận là cao nhất, cộng với sự nhận thức rằng chúng ta
thiếu lẽ phải chính đáng tối thiểu để đưa ra cơ sở thừa nhận một vượt-quá-sang-bên-kia
hoặc một trong-tự-thân của những sự vật mà chúng có thể là “thần linh” hoặc
hiện thân của đạo đức.
Sự
nhận thức này là một hệ quả của sự vun trồng của “tính chân thực” – như vậy,
chính nó là một hệ quả của đức tin trong đạo đức.
Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất
(Feb/2013)
(còn tiếp ...)
[1]
Những chú thích trong bản tiếng Anh của Kaufmann sẽ giữ trong ngoặc vuông [..],
những chú thích khác là của tôi.
[2]
[Nghĩa đen, ấn bản bỏ túi của Kroner: một tùng thư những sách in có bìa cứng,
nhưng giá không đắt, gồm những sách có liên quan với khảo cứu học thuật.]
[3]
[“Triết gia và chính khách”[sic] xuất bản năm 1931]
[4]
the eternal recurrence: sự tái phát vĩnh cửu — hay, cho rõ ý nghĩa
hơn, sự xảy ra không ngừng, mãi mãi những lần nữa, của cùng-một (sự vật việc) (the eternal recurrence of the same)— là ý tưởng rằng tất cả những gì đã
từng xảy ra hay sẽ xảy ra (bao gồm cả đời sống của riêng mỗi người) đã xảy ra rồi,
nhiều lần bất tận, và sẽ xảy ra nhiều lần bất tận nữa, mà không có một thay đổi
nào trong chi tiết dù nhỏ nhặt đến đâu.
[5] [Nietzsche thường
dùng ba hay bốn dấu chấm như dấu chấm câu; để chỉ rằng một dòng tư tưởng thì
vẫn còn dở dang chưa nói hết, chưa đến kết luận. Bởi vì trong tiếng Anh, cách
viết này lại thường dùng rất phổ thông để chỉ những cố ý bỏ xót, nên những dấu
gạch ngang (hai dấu gách ngang nếu như có rất nhiều dấu chấm chấm) đã được dùng
thay trong bản dịch này để tránh hiểu lầm.
Và cũng không phải tất cả những đặc biệt đến lập dị của Nietzsche
đã đều được giữ lại, thí dụ như thói quen của ông, thích dùng dấu gạch ngang
trước những dấu chấm câu khác. Cũng vậy, nhiều khi tôi phải thay giòng sang câu
dù trong bản tiếng Đức vẫn tiếp tục không xuống giòng.]
[6] Elisabeth Förster-Nietzsche (1846-1935) – em gái, nhỏ hơn Nietzsche
hai tuổi.
[7] [Where
departures from the MSS are indicated in the editorial notes in the following
pages and no authority is cited, the information is derived from 1911.]
[8]
[Das Vermiichtnis Friedrich Nietzsches:
Versuch einer neuen Auslegung alles Geschehens und einer Umwertung aller Werle,
aus dem Nachlass und nach den Intentionen Nietzsche's geordnet, Verlag
Anton Pustet, Salzburg and Leipzig 1940.]
[9] Walter Kaufmann, 1950, Nietzsche:
Philosopher, Psychologist, Antichrist. Princeton: Princeton University
Press.
[10] Bernhard
Förster là chồng của Elizabeth Förster-Nietzsche. Sau khi Nietzsche bị bệnh
thần kinh năm 1889, Elizabeth đã cùng bà mẹ của Nietzsche là những người
chăm sóc Nietzsche ở Weimar, đến khi người mẹ mất, Elizabeth thành người bảo hộ
duy nhất; nên sau khi Nietzsche mất (1900) bà dành và giữ bản quyền tất cả
những bản thảo của ông, rồi đổi tên ngôi nhà của gia đình thành Thư khố
Nietzsche (Nietzsche-Archiv). Một mặt, bà từ chối không mở cửa thư khố này cho
công chúng xem đọc những tài liệu của người anh, lúc này đã thành nổi tiếng của
mình, một mặt bà nhanh chóng, không ngại ngần bắt tay vào việc tùy tiện sửa đổi
những bản thảo, dù thiếu hiểu biết sâu rộng về triết học của người anh mình.
Elizabeth bắt đầu thêm, cả cắt xén, và thay đổi những đoạn văn trong tác
phẩm của Nietzche để xoay chiều triết lý của ông theo với với tư tưởng chính
trị của mình, và của người chồng bà là Bernhard
Förster, đã mất từ năm 1889; một người có tư tưởng cực hữu, bài-Dothái nổi tiếng.
Bà
tiếp tục trở thành một người ủng hộ nổi bật của Adolf Hitler, đã giả mạo những
công trình và thư tín người anh, với chủ đích có hệ thống, - như kể những câu
chuyện không thực về Nietzsche, viết những thư tín giả mạo nhân danh người anh,
và những chuyện loại tương tự như vậy -. Để tất cả có vẻ rằng Nietzsche đã là một
nhà tư tưởng phái hữu như mình. Bà đã tạo ra một huyền thoại tai hại nhất:
Nietzsche như là nhà đỡ đầu của chủ nghĩa phát xít, như người đã có tư tưởng
Nazi, trước cả khi đảng Nazi chính thức ra đời. Thế nên đảng Nazi Đức đã sử
dụng lựa chọn những tác phẩm của Nietzsche để củng cố ý thức hệ của họ và đã
cho xây một bảo tàng ở Weimar để kỷ niệm và tán dương Nietzsche, mặc dù không
chắc chính Hitler đã đọc nhiều, nếu có, được một tác phẩm nào trong những tác
phẩm của Nietzsche.
[12] Chú thích
của người dịch bản tiếng Việt ( LBD):
Để thêm với nhận xét của Kaufmann, đến nay đã hơn nửa thế kỷ qua, nhưng vẫn
không lỗi thời – Đây là một thí dụ khác, từ một học giả châu Âu hiện đại – tôi
chọn đưa ra để (a) phụ họa cho Kaufmann, làm minh họa tiểu biểu cho một sự kiện
phổ thông, vẫn có ngay cả trong giới giáo sư học giả, triết gia – dịch sai,
hiểu nhầm, rồi giảng giải phê bình Nietzsche không đâu vào đâu (nói về mình hơn
là về Nietzsche, như trường hợp Gilles Deleuze trong thí dụ này) – và (b) thêm
một vài chi tiết mới về lịch sử văn bản của The Will to Power, tuy
Kaufmann nhắc ở trên, nhưng quá ngắn và đến nay đã cũ:
“Trong tác phẩm nổi
tiếng của mình, Nietzsche et la Philosphie (Nietzsche và Triết học),
Gilles Deleuze viết:
Một trong những văn
bản quan trọng nhất, trong đó Nietzsche đã viết để giải thích những gì ông đã
hiểu như Ý dục Quyền lực là đoạn sau: “Khái niệm chiến thắng “sức mạnh”,
qua phương tiện của nó những nhà vật lý của chúng ta đã tạo ra Gót và thế giới,
vẫn còn cần để được hoàn tất: một ý chí nội tâm (nhấn mạnh của
Deleuze) phải được qui gán với nó, vốn tôi mệnh danh nó là “ý dục quyền lực”. Ý
dục quyền lực thì như thế được gán với sức mạnh, nhưng trong một lối rất đặc
biệt: nó vừa là một phụ thêm vào sức mạnh và vừa là một-gì-đó bên trong của
nó”. (2)
Diễn giải này thì dựa
trên một và chỉ một mảnh xuất bản sau khi chết của Nietzsche mà Deleuze đã tìm
thấy trong The Will to Power. Nhưng Will to Power nào? Ai cũng đã biết
rằng Nietzsche đã chưa bao giờ từng xuất bản một tác phẩm có tên gọi là The
Will to Power, và những tác phẩm những người khác đã cho xuất bản dưới nhan
đề này đều là tùy tiện và những tài liệu sưu tập được xào nấu tệ hại từ những
ghi chú tìm thấy sau khi tác giả đã mất trong những thời kỳ khác nhau, như đã
được Mazzino Montinari cho thấy rõ (3). Hơn nữa, chứng minh hay nhất rằng The
Will to Power không hề hiện hữu là sự kiện rằng nó hiện hữu quá nhiều. Thực
vậy, chúng ta biết có ít nhất 5 phiên bản của quyển sách này, mỗi phiên bản đều
không giống với phiên bản khác. Ngay cả như The Will to Power không hiện
hữu, nó vẫn bán rất chạy, một sự kiện mà những nhà xuất bản không hề quên, nên
họ thường xuyên vẫn quảng cáo và đều đặn bán những ấn bản khác nhau của một
quyển sách quả quyết đó chính là The Will to Power. Có năm ấn bản chính
là:
– 1901, Der Wille
zur Macht. Versuch einer Umwerthung aller Werthe; (Studien und Fragmente),
Leipzig, Naumann, những biên tập là P. Gast và anh em Ernst và August
Horneffer, với lời tựa của Elisabeth Förster-Nietzsche, gồm 483 những được gọi
là “cách ngôn” (“aphorisms”) vốn thực ra là những ghi chú thuộc nhiều loại khác
nhau.
– 1906, Der Wille
zur Macht. Versuch einer Umwerthung aller Werthe. Aus dem Nachlaß 1884– 1888,
những biên tập là E. Föster-Nietzsche và P. Gast, lần này với 1067 “aphorisms.”
Khi bản in này tái bản 1911 trong Großoktavausgabe, Otto Weiss đã thêm
một phụ đính gồm sưu tập những tài liệu dành cho sự nghiên cứu bản văn,
(critical apparatus), nó đã làm cho sáng sủa dễ hiểu tính chất tùy tiện thất
thường của sưu tập. Ấn bản này, trong một thời gian lâu dài đã được xem là
phiên bản “kinh điển” của The Will to Power”, và đã được những nhà diễn
dịch Nietzsche có y tín và nổi tiếng nhất xử dụng (gồm Karl Jaspers, Karl
Löwith, Martin Heidegger, Eugen Fink, Charles Andler, và Walter Kaufmann). Ấn
bản này được dịch sanh tiếng Anh năm 1912 và tiếng Ý năm 1927, nhưng chưa
bao giờ sang tiếng Pháp. Bản tiếng Đức đã được cho in lại, như là ấn bản
Musarion năm 1922, nhưng từ năm 1930 về sau, dưới sự phụ trách của Alfred
Bäumler, phần phụ đính gồm những tài liệu dành cho nghiên cứu nói trên đã bị bỏ
không giữ lại nữa.
– 1917, Der Wille
zur Macht. Eine Auslegung alles Geschehens biên tập là Max Brahn, Leipzig,
Kröner, gồm 696 “aphorisms; in lại năm 1921 trong bộ Klassiker-Ausgabe.
– 1930, Der Wille
zur Macht, Leipzig, Kröner, biên tập là August Messer, gồm 491 “aphorisms”.
– 1935, La Volonté
de puissance, Paris, Gallimard, biên tập là Friedrich Würzbach, gồm 2397
“aphorisms.” Ấn bản này tự xưng là “bản đầy đủ trọn-bộ duy nhất bằng tiếng
Pháp,” nhưng thực ra nó còn xa mới được gọi là đầy đủ, trọn bộ; dù cho đến mức
rằng nó chứa đến những 2397 “aphorisms,” gấp đôi số lượng những câu cách ngôn
trong bản kinh điển tiếng Đức. Bản này sau đó được đem in lại ở Đức, năm 1940
dưới tên Das Vermächtnis Friedrich Nietzsches. Versuch einer neuen Auslegung
allen Geschehens und einer Umwertung aller Werte, Salzburg / Leipzig,
Pustet. Sưu tập này lại được xuất bản năm 1969 và 1977, ở nước Đức, lấy nhan đề
Umwertung aller Werte.
Và như thế, trong
lịch sử của những giả mạo này, chúng ta thấy không những chỉ cùng một tên gọi
được dùng cho những sưu tập hoàn toàn khác nhau, nhưng cũng còn những tên gọi
hoàn toàn khác nhau lại vẫn đem dùng cho cùng một sưu tập!
Không chỉ The Will
to Power là một quyển Nietzsche đã chưa bao giờ từng viết, nhưng trong
những phiên bản khác nhau của nó đều hoành hành những sửa đổi làm sai lạc văn
bản. Trong thực tế, không có lấy được một của những gì gọi là những cách ngôn
trong The Will to Power mà thoát khỏi những quyết định biên tập tùy tiện
hay những lầm lẫn trong sao chép. Thứ tự xuất hiện tiếp nối của những mảnh văn
trong những bản thảo thì hầu như không bao giờ được tôn trọng và những người
biên tập đôi khi đã đem xuất bản ngay cả những đoạn văn lấy từ những tác giả
khác (Tolstoy, lấy thí dụ) chẳng hạn, như là những văn bản của chính Nietzsche,
mà thực ra Nietzsche đã chỉ đơn giản đem chép vào sổ tay của mình.
Deleuze, giống như số
lớn những triết gia Pháp, đã dùng ấn bản quá-toàn-bộ (thừa thãi) của Würzbach,
trong đó ông đã tìm thấy ghi chú có chứa đựng thành ngữ “vouloir interne”
(ý chi bên trong, nội tâm). Nhưng nếu chúng ta tìm tới bản văn tương ứng trong
bản in tiếng Đức, chúng ta tìm thấy rằng “vouloir interne” là dịch từ “innere
Wille”. Nhưng vấn đề ở đây là nếu chúng ta xem xét bản thảo, chúng ta thấy
rằng Nietzsche đã không viết “innere Wille”, nhưng đúng hơn là “innere
Welt” (Welt = thế giới – xem chú thích 4). Những gì Nietzsche đã
thực sự viết không hề chống đỡ cho tuyên bố của Deleuze rằng ý dục quyền lực là
“nó vừa là một phụ thêm vào sức mạnh và vừa là một-gì-đó bên trong của
nó”.” Toàn bộ diễn dịch của Deleuze về khái niệm ý dục quyền lực đã tan thành hơi,
bay mất: nó đã mất nền tảng văn bản của nó và thôi không còn hiện hữu đó nữa cho
sự nghiên cứu học thuật. (5)
Kể từ những năm 1960,
ấn bản Colli-Montinari đã đem cho những người đọc và những người dịch Nietzsche
một văn bản cơ bản vững chắc và đã đổi mới sự nghiên cứu Nietzsche, và cuối
cùng đã xóa đi ý niệm rằng có một quyển sách của ông gọi là The Will to
Power (ít nhất cho những ai là người thường không quan tâm đến những chuyện
giả mạo, ngay cả những thực tại lịch sử có ý nghĩa quan trọng). Điều này tuy
nhiên không có nghĩa là những sinh viên học hỏi Nietzsche bây giờ có thể an
toàn bỏ qua những bản gốc viết tay chưa in. Ngay cả những nhà ngữ văn thận
trọng nhất cũng vẫn có thể sai lầm, và chỉ duy nhất là nghiên cứu văn bản gốc
mới đem được những sai lầm này ra ánh sáng. Chúng ta có một thí dụ đã sẵn trên:
trong khi chép đoạn văn đã gây hứng khởi Deleuze, những người biên tập ấn bản
Colli-Montinari đã in đúng cụm từ “innere Welt”, những ở một điểm khác của cùng ghi chú
Colli-Montinari đã in lầm “khái niệm chiến thắng ‘sức mạnh’, bằng phương tiện
của nó những nhà vật lý chúng ta đã sáng tạo ra Gót và thế giới (Gott
und die Welt geschaffen haben)”, trong khi thực sự Nietzsche đã viết: “khái
niệm chiến thắng “sức mạnh”, bằng phương tiện của nó những nhà vật lý chúng ta đã
tống khi đi, không cần đến Gót” [Gott aus der Welt geschafft haben ] (6)”.
Chú thích của chú
thích trên:
1.
http://www.item.ens.fr/diorio.
2. Deleuze,
Gilles. Nietzsche and Philosophy, European Perspectives. New York:
Columbia Univ. Press, 1983.
3. Montinari,
Mazzino. “La volonté de puissance” n’existe pas. Translated by Patricia
Farazzi and Michel Valensi. Edited by Paolo D’Iorio. Paris: Éditions de
l’Éclat, 1996. Xem online ở đây: http://www.lyber–
eclat.net/lyber/montinari/volonte.html. Bằng tiếng Anh, xem Montinari, Mazzino.
Reading Nietzsche. Translated by Greg Whitlock, International Nietzsche
Studies. Urbana: University of Illinois Press, 2003.
4. Deleuze
trích dẫn tài liệu sưu tập của Würzbach, book II, § 309, đã được xuất bản với
phiên bản có sửa chữa của Colli và Montinari, như mảnh văn 36 [31] từ June-July1885;
văn bản viết tay lấy từ sổ tay W I 4, p. 26 của Nietzsche. Ấn bản tùy tiện và
giả tạo của Würzbach đã được nxb Gallimard in lại trong loại-sách bìa mỏng, và
sau 2005, có thể tìm thấy dễ dàng trên kệ hàng bán sách.
5. Tôi cũng đã biện
luận ở một chỗ khác – cho thấy một kết hợp những sai lầm trong sao chép và dịch
thuật, cũng đã đánh đổ những cơ sở của một trong những tập sách cột trụ của
Deleuze, trong đó Deleuze có những diễn dịch (sai lầm) về sự tái phát vĩnh
cửu, xem D’Iorio, Paolo. “Nietzsche et l’éternel retour. Genèse et
interprétation.” trong Nietzsche. Cahiers de l’Herne, 361-89. Paris:
l’Herne, 2000.
LDọnBàn: Trích từ:
Paolo D’Iorio, Nietzsche on New Paths. The HyperNietzsche Project and
Open Scholarship on the Web) – Paolo D’Iorio là người biên tập Nietzsche
Toàn tập 1967 – nay dùng để thành lập thư viện điện tử Nietzsche –
tôi dùng như bản gốc mỗi khi tham khảo những công trình của Nietzsche: http://www.nietzschesource.org/documentation/en/home.html
Friedrich Nietzsche, Digital
critical edition of the complete works and letters, based on the critical
text by G. Colli and M. Montinari, Berlin/New York, de Gruyter 1967-, edited by
Paolo D’Iorio
[13]
[Tất cả 5 (bảng tra index) đều không đầy
đủ, ngay cả chỉ nhìn về phương
diện thuật ngữ, và đã bỏ qua một vài những đoạn chủ yếu của những thuật ngữ đã
nêu lên trong danh sánh bảng tra.]
[14] Walter
Arnold Kaufmann (1921–1980) là một giáo sư, học giả, dịch giả và cũng là triết
gia, nhà thơ, người Mỹ gốc Đức. Ông viết khá nhiều và rộng rãi – về triết học
tôn giáo, triết học lịch sử, mỹ học và triết học đạo đức, đặc biệt và đáng chú
ý về chủ nghĩa hiện sinh, chủ nghĩa vô thần, về đạo Kitô và đạo Juda.
Sinh
ở Đức, sang Mỹ năm 18 tuổi, học triết học và tôn giáo, có tham dự thế chiến II
trong quân đội Mỹ. Sau khi chiến tranh chấm dứt, ông quay lại Harward và hoàn
thành luận án tiến sĩ triết học ở đây chỉ trong hai năm (về Nietzsche: Nietzsche’s
Theory of Values, Harvard, 1947); Sau đó trong 30 năm, ông dạy triết học
tại đại học Princeton cho đến lúc mất.
Đến nay, ông nổi tiếng nhất
như một học giả và dịch giả lỗi lạc chuyên về Nietzsche trong giới Anh ngữ.
[15]
soothsayer-bird: loài chim augurs cổ
thời Lamã, chỉ những người đoán tương lai bằng cách xem đường bay của loài chim
này.
[16]
Đây là cách nói đặc biệt của Nietzsche – một gì đó đã đi hết con đường
của nó, nó không còn lý do để tồn tại nữa – mới đây, chúng vẫn gặp lại trong nhan đề 2
quyển sách nổi tiếng trong hai lĩnh vực khác nhau: “the end of faith”
và “the end of history” – hai tác
giả Sam Harris và Francis Fukuyama, đều mô phỏng cách nói này của Nietzsche.
[17]
Xem, Về Lai lịch của Đạo đức, (On the
Genealogy of Morality) luận văn thứ ba, tiểu đoạn 25; bản dịch LDBan
[18]
justifiers: (thần học) declare or
make righteous in the sight of God.
[19]
historiography
[20]
Der Ring des Nibelungen (The Ring of
the Nibelung) của Richard Wagner (1813–83). Gồm bốn opera – vở cuối là Götterdämmerung (Twilight of the Gods) –
Nietzche đã nhái tên để đặt cho một tác phẩm của ông Götzen-Dämmerung (Twilight of the Idols) – “Götze” trong tiếng Đức
vừa có nghĩa là “thần tượng” vừa có nghĩa là gót giả, không thực – “ngụy gót”.
[21]
“Nihilism: the goal is lacking; ‘why?’ finds no answer”; và “the highest values devalue
themselves.”: Đây là định nghĩa chính thức của Nietzsche về những gì ông goi là
“chủ nghĩa hư vô” – đúng hơn “tính chất hư vô”, “sự hư vô” – vì thực sự không
có một chủ nghĩa hay một lý thuyết được hình thành, nhưng có một trạng thái,
một hiện tượng, trong đó – không biết tại sao, không biết để nhằm mục đích nào,
cứu cánh gì – nhưng những giá trị bị xụp đổ, tất cả những giá trị tự chúng phá
giá – thôi không có giá trị nữa. Chúng ta thấy những hậu quả hay tác động của
nó:
-
“Nothing is true; everything is
allowed”; Không gì là phải, là đúng nữa, tất cả mọi điều đều được phép.
-
“everything that happens is
meaningless” (sinnlos); Tất cả mọi sự
vật việc xảy ra đều không có nghĩa lý
-
“existence (Dasein) has no meaning (Sinn)”;
sự sống, sự hiện hữu không có ý nghĩa (sống để làm gì?)