Wednesday, November 14, 2012

David Hume - Một Thăm dò về Khả năng Hiểu biết của Con người


Một Thăm dò về Khả năng Hiểu biết của Con người 
David Hume (1711-1776).

An Enquiry Concerning Human Understanding
(1748)

 





1.
Công trình triết học vĩ đại nhất của Hume [1]Trong đó, ông lập luận về sự bấp bênh, không chắc chắn của nguyên lý nhân quả. Những gì chúng ta giả định về tương quan nhân quả không thực sự hiện hữu.

Hume nhận xét rằng trong khi chúng ta có thể cảm nhận được hai sự kiện xem dường xảy ra như nối kết với nhau, nhưng không có cách nào để chúng ta biết được bản chất của sự kết nối đó. Dựa trên quan sát này, Hume lập luận chống lại chính bản thân khái niệm nhân quả, hay nguyên nhân và hậu quả. Chúng ta thường cho rằng một điều này gây ra một điều kia, nhưng cũng có thể cùng xác xuất đúng như thế rằng điều này không gây ra điều kia. Hume tuyên bố rằng nhân quả là một thói quen của con người về sự kết hợp, một tin tưởng thực ra vô căn cứ và vô nghĩa. Tuy nhiên, ông ghi nhận rằng khi chúng ta liên tục quan sát một sự kiện theo sau một sự kiện khác, chúng ta giả định rằng mình đang chứng kiến lý do và tác dụng, xem có vẻ hợp lý với chúng ta. Hume giải thích khuynh hướng đó đến từ một bản năng tin tưởng vào quan hệ nhân quả, bắt nguồn từ những thói quen sinh học của chúng ta, và chúng ta không thể chứng minh hay phản chứng minh được tin tưởng bản năng này. Tuy nhiên, nếu chúng ta nhận hiểu và chấp nhận những giới hạn của chúng ta, chúng ta vẫn có thể sinh hoạt mà không phải từ bỏ những giả định của chúng ta về nguyên nhân và hậu quả. Những tôn giáo Abraham nêu lên rằng thế giới này hoạt động trên nhân quả, và do đó có phải có một Nguyên nhân Đầu tiên, gọi đó là Gót. Trong thế giới quan của Hume, nhân quả là được giả định nhưng cuối cùng không thể biết. Chúng ta không biết nếu có một nguyên nhân đầu tiên hay không, hoặc một chỗ đứng cho Gót trong vũ trụ này hay không.

Tuesday, November 6, 2012

Daisetz T. Suzuki - Luân Hồi


Luân Hồi

Daisetsu Teitaro Suzuki










“Lang thang bao kiếp sống
Ta tìm nhưng chẳng gặp, 
Người xây dựng nhà này,
Khổ thay, phải tái sanh.

Ôi! Người làm nhà kia
Nay ta đã thấy ngươi! 
Ngươi không làm nhà nữa.
Ðòn tay ngươi bị gẫy,
Kèo cột ngươi bị tan
Tâm ta đạt tịch diệt,
Tham ái thảy tiêu vong.”

(Kinh Pháp Cú,  bản HT Thích Minh Châu)


Luân Hồi

Đạo Phật có dạy về luân hồi không? Nếu có, nó hoạt động như thế nào? Hồn của người chết có thực sự luân hồi hay không?

Thường có những câu hỏi loại giống như vậy, và tôi sẽ cố gắng trả lời chúng ngắn gọn ở đây [1].

I.
Khái niệm luân hồi là thế này: Sau khi chết, hồn của người chết di chuyển từ một cơ thể này sang một cơ thể khác, của trời, người, động vật, hoặc thực vật.

Saturday, November 3, 2012

Daisetz T. Suzuki - Đóng đinh trên Giá chữ thập và Giác ngộ dưới gốc Bồđề


Đóng đinh trên Giá chữ thập và Giác ngộ dưới gốc Bồđề


(Crucifixion and Enlightenment)
Daisetsu Teitaro Suzuki [1]






I.
Bất cứ khi nào tôi nhìn thấy một hình tượng Chúa Kitô bị đóng đinh, tôi không thể không nghĩ về khoảng cách nằm sâu giữa đạo Kitô và đạo Phật. Khoảng cách này là biểu tượng của sự phân chia tâm lý tách biệt phương Đông và phương Tây.

Ego [2] cá nhân tự khẳng định mạnh mẽ ở phương Tây. Ở phương Đông không có ego. Cái-ta thì không-hiện hữu, Vì vậy, không có cái-ta bị đóng đinh trên giá gỗ chữ thập.

Chúng ta có thể phân biệt hai chặng(phát triển) của ý tưởng-cái-ta. Thứ nhất là tương đối, tâm lý hoặc theo kinh nghiệm. Thứ nhì là cái-ta siêu nghiệm [3].

Cái-ta kinh nghiệm thì giới hạn. Nó không có hiện hữu tự thân. Dù nó khẳng định thế nào đi nữa về nó, nó không có giá trị tuyệt đối, nó phụ thuộc vào những-gì khác. Đây là không-gì nhiều hơn một cái-ta tương đối và một cái-ta được tâm lý thiết lập. Nó là một cái-ta giả định, nó là đối tượng phải chịu tất cả mọi thứ điều kiện. Vì vậy, nó không có tự do.

Sau đó, điều gì khiến nó cảm thấy tự do như thể nếu nó đã thực sự độc lập và chân chính đáng tin như thế? Do đâu có ảo tưởng này?

Ảo tưởng này xuất phát từ cái-ta siêu nghiệm bị nhìn nhầm lẫn vì nó hoạt động qua cái-ta kinh nghiệm và trú ngụ trong nó. Tại sao cái-ta siêu nghiệm, bị nhìn nhầm lẫn như thế, tự nó phải chịu đựng bị đem nhận là cái-ta-tương đối?