Wednesday, October 31, 2012

T.S. Eliot - Burnt Norton


Burnt Norton
T.S. Eliot

(Four Quartets) 




Khu Nhà Cháy Burton


I.
Thời hiện tại và thời đã qua
Cả hai có lẽ đều có mặt trong thời sắp đến
Và thời tương lai đã chứa đựng trong thời quá khứ
Nếu tất cả thời gian thì vĩnh viễn hiện tại
Tất cả thời gian thì không thể cứu chuộc.

Những gì đã có-thể là một điều trừu tượng
Vẫn còn lại là một điều có-thể mãi mãi
Chỉ trong một thế giới của ức đoán.

Những gì đã có thể và những gì đã từng
Trỏ tới một cuối cùng, vốn luôn luôn là hiện tại.

Tiếng chân bước vang trong hồi ức
Xuống nẻo đường chúng ta đã không đi
Về khung cửa chúng ta đã không bao giờ mở
Vào trong vườn-hoa-hồng. Những lời tôi vang
như thế, trong não thức bạn.
Nhưng để làm gì
Quấy động bụi đóng trong một bát đựng những cánh hoa hồng
Tôi không biết.

Saturday, October 27, 2012

T.S. Eliot – Bản Tình ca của J. Alfred Prufrock



Bản Tình ca của J. Alfred Prufrock
The Love Song of J. Alfred Prufrock (1917)
T.S. Eliot








“Nếu tôi đã nghĩ rằng trả lời của tôi là với một người có lẽ sẽ quay lại trần gian, lửa này đương cháy sẽ ngưng ngay, không may động.
Nhưng vì chưa một ai từng sống sót trở về từ sâu thẳm này, nếu những gì tôi nghe là đúng, nên tôi trả lời, không sợ tiếng xấu.” [1]


Vậy chúng ta hãy đi thôi, bạn và tôi,
Khi chiều tối giăng ngang trời
Như một người bệnh ngấm thuốc mê trên bàn mổ;
Chúng ta hãy đi, qua những phố đã nửa hoang vắng đó
Những ẩn trốn thì thầm
Của những đêm không ngủ trong những khách sạn một-đêm rẻ tiền
Và những hiệu ăn sàn rắc mạt cưa, với vỏ sò ngổn ngang: [2]
Những con phố theo chân như một biện luận tẻ ngắt
Của ý định xảo trá
Để dẫn bạn đến một câu hỏi lớn khó cưỡng....
Ồ, đừng hỏi, “Chuyện gì thế?”
Chúng ta hãy đi và cùng đến thăm.

Trong phòng những phụ nữ đến và đi
bàn những chuyện Michelangelo [3].

Wednesday, October 24, 2012

Nietzsche - Về Lai lịch của Đạo đức (15)


Về Lai lịch của Đạo đức
(On the Genealogy of Morality
Zur Genealogie der Moral)
Friedrich Nietzsche





Luận văn Thứ Ba
Những lý tưởng khổ hạnh có nghĩa là gì?


6.
Schopenhauer xử dụng diễn giải của Kant về vấn đề thẩm mỹ, – mặc dù ông chắc chắn đã không nhìn nó với mắt nhìn của Kant. Kant đã có ý ​​đem một tôn vinh cho nghệ thuật khi ông chọn riêng ra từ những phẩm tính của cái đẹp những gì tạo dựng thành hào quang của kiến ​​thức: tính phi cá nhân, không nhắm vào ai [1] và tính phổ quát. Dù đúng dù sai, liệu điều này cơ bản đã là một sai lầm hay không, ở đây không là những gì tôi đang giải quyết; tất cả tôi muốn nhấn mạnh là Kant, giống tất cả những triết gia, chỉ xem xét nghệ thuật và cái đẹp từ vị trí của “người thưởng ngoạn”, thay vì nhìn vấn đề thẩm mỹ qua những kinh nghiệm của nhà nghệ sĩ (người sáng tạo), thế nên đã sơ xuất đem chính con người “thưởng ngoạn” này  vào trong khái niệm ‘xinh đẹp”. Tôi chỉ ao ước con người “thưởng ngoạn” này từng được những triết gia về cái đẹp biết cho đủ tường tận! – Tôi muốn nói là như một sự kiện và kinh nghiệm hết sức riêng tư, như là một kho cung cấp những kinh nghiệm cá nhân, những khao khát, những bất ngờ và những thích thú sâu đậm trong lĩnh vực của cái đẹp! Nhưng như tôi sợ, trường hợp xảy ra đã là luôn luôn ngược lại: và thế nên chúng ta nhận được những định nghĩa từ họ, ngay khởi đầu, sự vắng mặt của kinh nghiệm nhạy cảm cá nhân đã lù lù vào ngồi dưới dạng một con sâu béo đẫy của sai lầm cơ bản, như trong định nghĩa nổi tiếng đó của Kant về sự xinh đẹp. Kant nói: “Một gì đó là xinh đẹp nếu nó đem cho niềm vui mà không thích thú quan tâm[2] Không thích thú quan tâm! So sánh định nghĩa này với một đinh nghĩa khác đưa ra từ một “khán giả” và nghệ sĩ đích thực – Stendhal, người một lần gọi sự xinh đẹp là một hứa hẹn về hạnh phúc [3].  Ở đây, dù tỷ lệ nào, điều mà duy mình Kant làm nổi bật trong những nội dung thẩm mỹ: tính không quan tâm [4], thì bị phủ nhận và loại bỏ. Ai đúng, Kant hay Stendhal? –


Friday, October 19, 2012

Emily Dickinson - Thiên đàng thật quá xa Não thức


Thiên đàng thật quá xa Não thức
Emily Dickinson

Heaven is so far of the Mind
(370)






Thiên đàng thật quá xa Não thức
Nên nếu não thức đã tan rã 
Chốn – của nó – theo Kiến trúc sư vẽ
Không thể lại chứng minh được –

Nó bao la – như Khả năng chúng ta –
Xinh đẹp –  như ý tưởng chúng ta –
Với Người có hội đủ ao ước
Nó chẳng đâu xa hơn, là Đây –

Emily Elizabeth Dickinson
Lê Dọn Bàn đọc và tạm dịch 
(Oct/2012)