Monday, September 17, 2012

Nietzsche - Về Lai lịch của Đạo đức (11)


Về Lai lịch của Đạo đức
(On the Genealogy of Morality
Zur Genealogie der Moral)
Friedrich Nietzsche










“Có tội”, “Lương tâm Cắn Rứt”,  và những Vấn đề liên quan

13.
   Trở về với chủ đề của chúng ta, cụ thể là sự trừng phạt, chúng ta phải phân biệt giữa hai phương diện của nó: một mặt là tính cố định lâu bền tương đối của nó, tập quán, hành động, “tấn tuồng”, một trình tự nghiêm nhặt nào đó nhất định của những thủ tục, mặt kia là tính tuôn chảy thay đổi của nó, ý nghĩa [Sinn] của nó, mục đích và kỳ vọng, chúng được kết nối với sự thực hiện những thủ tục loại giống như thế. Và ở đây, không phải nói thêm nhiều, tôi giả định, bằng loại suy [1], ứng theo với điểm chính yếu của phương pháp lịch sử vừa mới phát triển, rằng chính thủ tục tự nó sẽ là một gì đó cổ hơn, với năm tháng bắt đầu trước khi có sử dụng nó như sự trừng phạt, rằng điều sau này đã  chỉ được gài vào và diễn giải vào trong thủ tục (vốn đã hiện hữu một thời gian dài, mặc dù nó đã được nghĩ đến trong một cách khác biệt), nói ngắn gọn, rằng vấn đề thì không hiểu theo cách những nhà viết lai lịch của đạo đức và pháp lý ngây thơ của chúng ta đã giả định cho đến bây giờ, những người tất cả đều nghĩ rằng thủ tục tiến hành như được phát minh cho mục đích của sự trừng phạt, cũng giống y như người ta quen nghĩ rằng bàn tay đã được phát minh cho mục đích để nắm bắt.


Về phần yếu tố kia trong sự trừng phạt, yếu tố tuôn chảy thay đổi, “ý nghĩa” của nó, khái niệm “trừng phạt”, ở giai đoạn rất muộn của văn hóa (lấy thí dụ, ở châu Âu ngày nay), trình bày không chỉ một ý nghĩa, nhưng một toàn bộ tổng hợp của “những ý nghĩa” [Sinnen]: nói tổng quát, lịch sử của sự trừng phạt cho đến nay là lịch sử của sự sử dụng của nó cho nhiều những mục đích đa tạp, cuối cùng kết tinh [2] vào thành một thứ của thống nhất, vốn sau đó khó giải thể trở lại về những yếu tố của nó, khó để phân tích, điều này phải được nhấn mạnh, và hoàn toàn không-thể-định-nghĩa được. (Ngày nay, là không thể nào có thể nói cho chính xác tại sao thực sự người ta bị trừng phạt: tất cả những khái niệm trong đó toàn bộ tiến trình thì tập trung cô đọng mang tính cách ký hiệu, nó thách thức định nghĩa; chỉ có một-gì đã không có lịch sử là có thể được định nghĩa). Tuy nhiên, vào một giai đoạn trước đó sớm hơn, tổng hợp đề này của “những ý nghĩa”, hiện ra có vẻ dễ dàng hơn nhiều để tháo mở và chuyển đổi, chúng ta có thể vẫn hiểu được, trong tất cả mỗi trường hợp, những yếu tố của sự tổng hợp đã chuyển hóa trị [3] và đổi thứ tự như thế nào, trong khi chúng diễn ra khiến bây giờ như vầy, sau đó yếu tố đó nổi bật và chiếm ưu thế, với thiệt hại cho những yếu tố khác, quả thật vậy, trong một số hoàn cảnh, một yếu tố (lấy thí dụ, mục đích nhắm đến răn đe, làm nhụt chí, cản trở) xem dường như  thắng vượt tất cả đám còn lại.

Ít nhất, để đem cho một ấn tượng về “ý nghĩa” của trừng phạt – thì không chắc chắn, chậm trễ đến sau, và ngẫu nhiên tình cờ như thế nào, và cũng một và cùng một thủ tục – lại có thể được sử dụng, giải thích và thích ứng như thế nào - cho những dự án trong cơ bản là khác biệt nhau: bạn có ở đây một công thức vốn nó tự gợi ra với tôi, trên cơ sở của tài liệu tương đối hạn chế và ngẫu nhiên. Trừng phạt như là một phương tiện để cho sự vô hại chi phối, của ngăn chặn đừng bị tổn hại hơn nữa,. Trừng phạt như thanh toán nợ cho những chủ nợ trong bất kỳ hình thức nào (ngay cả một sự bồi thường xúc cảm). Trừng phạt như một phương tiện cô lập một xáo trộn của sự cân bằng, để ngăn chặn sự xáo trộn đừng lan truyền thêm nữa. Trừng phạt như một phương tiện gây xúc động dựng sợ hãi của những người ấn định và thực hiện trừng phạt. Trừng phạt là một loại phản lại để quân bằng với những đặc quyền mà tội phạm đã được vui hưởng cho đến tận bây giờ (lấy thí dụ, bằng cách sử dụng anh ta như một nô lệ trong những hầm mỏ). Trừng phạt như một sự nhổ rễ của những yếu tố thoái hóa (đôi khi toàn bộ một chi nhánh, như trong luật pháp nước Tàu: theo đó nó trở thành một phương tiện giữ cho chủng tộc thuần khiết, hoặc duy trì một mẫu người cho xã hội [4] ). Trừng phạt như một lễ hội, trong hình thức xúc phạm và nhạo báng một kẻ thù, một khi anh ta cuối cùng đã bị chinh phục. Trừng phạt như một giúp trí nhớ, hoặc cho người chịu trừng phạt – thế nên được gọi là “cải tạo”, hoặc cho những ai là người trông coi để nó được thực hiện hoàn tất. Trừng phạt như sự thanh toán một lệ phí được quy định bởi quyền lực vốn nó bảo vệ kẻ làm sai trái khỏi sự quá đáng của trả thù. Trừng phạt như một thỏa hiệp với trạng thái tự nhiên của sự trả thù, cho đến chừng nào điều sau vẫn còn được nuôi dưỡng, và được những gia tộc mạnh hơn tuyên xưng như một đặc quyền. Trừng phạt như một sự tuyên chiến và một biện pháp chiến tranh chống lại một kẻ thù của pháp luật, của hòa bình, của trật tự, của thẩm quyền, những ai bị đánh lại vì nguy hiểm với đời sống của cộng đồng, vì trong thất hứa, đã vi phạm hợp đồng trên đó cộng đồng được thành lập, như một kẻ nổi loạn, một kẻ phản bội, và kẻ đập vỡ hòa bình, với tất cả phương tiện mà chiến tranh có thể cung cấp. –   


14.
Danh sách này chắc chắn không đầy đủ, trừng phạt có thể rõ ràng được nhìn thấy giàu có chất đầy những hữu ích thuộc tất cả mọi loại. Điều này tất cả lại đem biện minh hơn nữa cho chúng ta để suy diễn một lợi ích đã giả định vốn kể như đặc trưng nhất của nó trong nhận thức phổ biến, – niềm tin vào sự trừng phạt, vốn ngày nay nó lung lay vì nhiều lý do, nó được hỗ trợ mạnh nhất trong chính điều này. Trừng phạt được giả định là có giá trị của khơi dậy tình cảm tội lỗi trong bên phạm tội; trong nó, người ta tìm khí cụ [5] thực sự của sự phản xạ tinh thần vốn chúng ta gọi là “lương tâm cắn rứt”, hay “sự nhói đau trong lương tâm”. Nhưng khi làm điều này, người ta đã làm trái với thực tại và tâm lý,  như nó là, ngay cả trong ngày nay: và rất nhiều hơn thế nữa trong thời kỳ lịch sử dài nhất của loài người, thời tiền sử của nó!

Nhói đau thực sự của lương tâm, cho chính xác là giữa những tội phạm và những người bị kết án, là một gì đó cực kỳ hiếm hoi, những nhà tù và những phòng giam không phải là những vườn ươm, ở đó loại quặn đau gặm nhấm này lựa chọn để phát triển mạnh: – về điều này, tất cả những người quan sát có ý thức đều đồng ý, trong nhiều trường hợp miễn cưỡng đi đến một kết luận như vậy, và ngược lại với khuynh hướng cá nhân của họ. Trong tổng quát, trừng phạt làm con người chai đá hơn và lạnh lẽo hơn, nó kết đọng, nó mài sắc tình cảm của sự xa lạ với người khác, nó làm mạnh thêm sự đề kháng. Nếu như nó thực xảy ra rằng sức sống của một người bị bẻ gãy, dẫn đến sự kiệt sức khốn khổ và sự tự hạ phẩm giá của hắn,  và một hậu quả của loại này thì chắc chắn kém xây dựng hơn so với tác dụng trung bình của trừng phạt: như được đặc trưng bởi một sự trang nghiêm buồn rầu ủ ê, khô khan.

Nếu chúng ta suy nghĩ chỉ về những thế kỷ đó, trước khi có lịch sử của loài người, chúng ta có thể  yên ổn kết luận rằng sự tiến hóa của một tình về cảm tội lỗi đã bị trì trệ mạnh mẽ nhất qua sự trừng phạt, – dù ở bất kỳ mức độ nào, về phần những nạn nhân của những biện pháp nguyên thủy đã thực hành với họ. Chúng ta cũng phải không đánh giá coi thường mức độ mà với nó chỉ đơn thuần cảnh tượng của những thủ tục hành xử pháp luật cũng ngăn chặn chính con người tội phạm khỏi sự thử nghiệm hành động của anh ta, phương thức ứng xử của anh ta, như sai lầm bị khiển trách giống như vậy: vì của anh ta nhìn thấy cùng một loại hành động được thực hành trong dịch vụ của công lý và được phê duyệt, chấp thuận, được thực hành với  một lương tâm tốt: như do thám, lừa bịp, hối lộ, đặt bẫy, toàn bộ những kỹ năng phức tạp và quỷ quyệt của người cảnh sát và công tố viên, và còn thêm những cướp bóc, bạo động, vu khống, bỏ tù, tra tấn và giết người, đều hoàn hảo nhất, được đem thực hiện mà ngay cả không có lấy một cảm xúc như một cái cớ, tất cả những thực hành vốn chúng thể hiện trong những loại khác biệt của sự trừng phạt, – không một nào  trong số chúng được những thẩm phán của anh ta nhìn như là một hành vi hư hỏng suy đồi và đáng bị lên án giống như vậy, nhưng chỉ trong một số những phương diện và những ứng dụng nào đó.

‘Lương tâm cắn rứt “, giống cây kỳ lạ nhất và đáng chú ý thú vị nhất trong những thảo mộc trần thế của chúng ta, đã không phát triển trên đất này, – Trong thực tế, hầu hết mọi lần,  nó đã không nhập vào ý thức của những người là người đã phán xét và đã trừng phạt, rằng họ đã đương xử lý với một “bên có lỗi”. Thay vào đó, nó đã là một câu hỏi về một ai nào đó là người đã gây tác hại, một mảnh vô trách nhiệm của số phận. Bản thân anh ta, con người nhận sự  trừng phạt, vốn nó lại rơi xuống một lần nữa, giống như một mảnh của số phận, không hề cảm thấy “đau bên trong” vượt quá những gì anh ta sẽ cảm thấy nếu như một gì không không lường trước đã bất ngờ xảy ra, một thiên tai khủng khiếp, một tảng đá rơi xuống anh ta và nghiền nát anh ta,  kháng cự là vô ích, ở đấy.  


15.
Spinoza đã trở thành ý thức được về điều này trong một cách khiến ông cho thấy màu sắc thực sự của ông (với sự bực mình cho những nhà phê bình ông, những người cố gắng để hiểu sai ông một cách có hệ thống về điểm này, Kuno Fischer, [6] lấy thí dụ), một buổi chiều, khi lục lọi giữa ai là người nào biết những những kỷ niệm gì, ông chuyển sự chú ý của ông sang câu hỏi về những gì thực sự vẫn còn giữ lại trong  ông, chính ông, của cái  morsus conscientiae [7] nổi tiếng – ông là người đã đánh tuột hạng cái tốt và cái ác xuống hàng thuộc lĩnh vực của trí tưởng tượng của con người, và đã giận dữ bảo vệ danh dự Gót “tự do” của ông, chống lại những kẻ báng bổ Gót, những người khẳng định rằng Gót tác động tất cả mọi thứ để đạt đến một vài thiện lành [8] (“nhưng điều đó sẽ  có nghĩa là Gót là đối tượng của số phận và thực sự sẽ là cái vĩ đại nhất của tất cả những phi lý”-) [9]. Với Spinoza, thế giới đã trở lại với trạng thái của ngây thơ vô tội, trong đó nó đã đặt nằm trước khi có sự sáng chế ra lương tâm cắn rứt: vậy sau đó, những gì đã trở thành lương tâm cắn rứt: (morsus conscientiae)?

“Cái đối nghịch của sự hân hoan” [10] cuối cùng ông nói với chính ông, -“một sự buồn bã đi kèm bởi ý niệm về một biến cố quá khứ vốn nó hóa ra trái ngược với kỳ vọng”  Eth iii, Propos. xviii Schol. i ii. Trong hàng nghìn năm, những người làm điều sai trái bị trừng phạt nắm bắt, đã cảm thấy không có gì khác biệt hơn Spinoza, nhìn về “hành vi phạm tội” của họ: “một gì đó sai lầm đã xảy ra ở đây”, không phải là “đáng lẽ tôi phải không nên làm điều đó”, – họ nộp mình với sự trừng phạt như bạn nộp mình với bệnh tật, hay bất hạnh, hay cái chết, với sự dũng cảm đó, với tai ương định mệnh không nổi loạn đó, vốn vẫn đem lại cho những người Nga, lấy thí dụ, một lợi thế hơn những người phương Tây chúng ta, trong cách họ đối xử với đời sống.

Trong những ngày đó, nếu như đã có bất kỳ những phê bình chỉ trích nào với chủ ý hành động, nó đến từ sự thông minh, vốn nó thực hành sự phê bình: chúng ta chắc chắn phải tìm kiếm tác dụng thực sự của trừng phạt chủ yếu trong sự mài dũa trí thông minh, trong sự kéo dài trí nhớ, trong một ý chí muốn là thận trọng hơn, ít sẵn lòng tin tưởng hơn, để đi đến nhận lấy những sự việc không cởi mở, nhưng khôn ngoan hơn, từ giờ trở đi, trong sự nhìn nhận rằng người ta, sau đó một lần và cho tất cả, là quá yếu đuối trong nhiều sự việc, trong một thứ thuộc sự cải thiện về sự tự đánh giá. Những gì phần lớn có thể đạt được bằng sự trừng phạt, với con người hoặc con thú, là sự gia tăng sợ hãi, là sự làm mãnh liệt hơn của trí thông minh, sự nắm vững làm chủ những ham muốn: trừng phạt thuần hóa con người theo cách này, nhưng không làm cho hắn  “tốt hơn”, – chúng ta sẽ hợp lý nhiều hơn khi khẳng định điều ngược lại. (“Anh có thể học hỏi từ những sai lầm của anh” như người ta vẫn nói, nhưng những gì anh học được cũng làm anh thành xấu xa. May mắn thay, thường thường nó chỉ đủ làm cho anh thành ngu ngốc.)


16.
Đến điểm này, tôi không còn có thể tránh không đưa ra một biểu lộ đầu tiên, sơ bộ về lý thuyết của riêng tôi về nguồn gốc của “lương tâm cắn rứt”: nó không phải là dễ dàng để có được một điều trần cho giả thuyết này, và nó cần phải được cân nhắc, nhìn ngắm, và gác lại để suy nghĩ cho đến sáng mai. Tôi nhìn lương tâm cắn rứt như một căn bệnh hiểm nghèo,  con người đã bị buộc phải quị ngã trước áp lực cơ bản nhất của tất cả những thay đổi mà anh trải nghiệm, –  rằng thay đổi, bằng cách đó anh ta  cuối cùng đã thấy chính mình bị giam cầm trong phạm vi của xã hội và hòa bình. Nó phải đã là không có gì khác biệt với những loài nửa người nửa thú này, đã vui vẻ thích ứng với sự  hoang dã, chiến tranh, đời sống lang thang và phiêu lưu, hơn là với những loài động vật sông trong biển, khi chúng bị buộc phải hoặc là trở thành động vật sống trên cạn hoặc là chịu mai một đi, - khi một lần đi, tất cả bản năng bị mất giá trị và “bị đình chỉ”. Bây giờ họ đã phải bước đi trên bàn chân của họ và “chuyên chở chính mình”, trong khi họ đã được nước chuyên chở cho đến khi đó: a sự nặng nề khủng khiếp đè xuống trên họ. Họ cảm thấy họ vụng về khi thực hiện nhiệm vụ đơn giản nhất, họ không còn có bất bỳ hướng dẫn quen thuộc nào của họ nữa cho thế giới mới, chưa biết này, những xung lực bản năng điều chỉnh đó vốn đã ngẫu nhiên dẫn họ đến an toàn – những con vật khốn khổ đó đã bị giảm lược xuống chỉ còn trông cậy vào suy nghĩ, tính toán, suy luận, và kết nối nguyên nhân với hiệu quả, đó là, dựa vào “ý thức” của họ, vốn là cơ quan nghèo nàn nhất và dễ bị lầm lỗi nhất! Tôi không nghĩ rằng đã từng có được một tình cảm khổ sở giống dường vậy trên mặt đất, một khó chịu bực bội trĩu nặng giống như vậy, –  và trong khi đó, những bản năng cũ đã không đột nhiên ngừng, thôi không những đòi hỏi của chúng! Nhưng nó là khó khăn và hiếm khi có thể chịu thua với chúng: chúng chủ yếu là phải tìm kiếm những thỏa mãn mới và như nó đã xảy ra là chìm ẩn trong ngấm ngầm .

Tất cả những bản năng không được phóng xả ra bên ngoài, chúng chuyển vào bên trong – đây là những gì tôi gọi là sự nội tâm hóa, chủ quan hóa [11] của con người: bây giờ ở đó, với nó, tiến hóa, phát triển sau này trong con người, sẽ là được gọi là ‘linh hồn’ của hắn. Toàn bộ thế giới bên trong, ban đầu kéo dài mỏng dính như căng ngang giữa hai lớp da, đã được mở rộng, và chính nó tự mở rộng, và đã đạt được chiều sâu, chiều rộng và chiều cao,  theo tỷ lệ tương ứng với mức độ những bản năng con người đã bị ngăn chặn không được phóng xả ra bên ngoài. Những đê ngăn, những tường thành khủng khiếp đó, với chúng những tổ chức của nhà nước tự bảo vệ chống lại những bản năng của của tự do – những trừng phạt là một thí dụ chính yếu về những tường thành ngăn chặn thuộc loại này  – đã có kết quả là tất cả những bản năng hoang dã, tự do, lưu động con người đã quay ngược trở lại, chống lại chính con người. Sự thù địch, tàn ác, vui thích của truy lùng, đánh phá, thay đổi và hủy hoại –  tất cả những điều này là tập trung chống lại ai là người có những bản năng như vậy: đó là nguồn gốc của “lương tâm cắn rứt”.

Thiếu những kẻ thù và những chướng ngại bên ngoài, và bị cưỡng đẩy vào trong sự chật hẹp áp chế,  và sự phải thuận hợp với phong tục, con người thiếu kiên nhẫn tự xé vụn nó thành mảnh rời, tự bức hại nó, cắn gặm bản thân mình, không cho chính mình an bình và lạm dụng hành hạ chính mình, con vật này con thú đã vật vã đập mình trầy da chảy máu trên chấn song chuống nhốt của mình, và kẻ được giả định là “thuần hóa”; con người, đầy trống rỗng và bị xé nát với sự  nhớ nhà của chốn sa mạc, đã phải tự tạo ra từ bên trong chính nó,  một chuyến phiêu lưu, một phòng tra khảo, một chốn không an toàn và hoang dã nguy hiểm – kẻ ngốc này, tên tù nhân này bị ăn mòn thiêu rụi bởi khao khát ham muốn và tuyệt vọng không cứu chữa được, đã trở thành kẻ phát minh của “lương tâm cắn rứt”.  Tuy nhiên, với nó, căn bệnh tồi tệ nhất và âm ỉ quỉ quyệt nhất đã được đem vào, một căn bệnh mà với nó, loài người đã chưa từng hồi phục được; bệnh tật của con người với con người, với chính mình: như một kết quả của một hành vi vi ép buộc phải bẻ gãy với quá khứ động vật của mình, đồng thời một bước nhảy vọt và rơi vào tình huống và những điều kiện mới, của hiện sinh, một tuyên chiến chống lại tất cả những bản năng cũ, mà cho đến khi đó, sức mạnh của hắn, vui thú của hắn và tính chất dữ dội ghê gớm của hắn  đã được dựa trên chúng.

Chúng ta ngay lập tức hãy cùng thêm rằng, về mặt khác, viễn tượng của một linh hồn con vật chuyển sang chống lại chính nó, nhận một phần chống lại chính nó, là một gì đó quá mới mẻ, sâu sắc, chưa từng nghe thấy, khó hiểu, mâu thuẫn và cực kỳ quan trọng  (Zukunftsvolles) trên trái đất [12], mà toàn bộ cá tính của thế giới đã thay đổi một cách cơ bản. Thật vậy, một khán giả thần linh siêu phàm đã là cần thiết để thưởng ngoạn cảnh tượng vốn sau đó đã bắt đầu, nhưng cuối cùng của nó thì vẫn chưa trong tầm nhìn, –  một cảnh tượng quá tinh tế, quá tuyệt vời, quá nghịch lý để có thể được phép diễn ra một cách vô nghĩa nếu không được quan sát trên một hành tinh nào đó lố bịch buồn cười! Kể từ thời gian đó, con người đã được bao gồm trong hầu hết những cái ném xúc xắc bất ngờ và thú vị của “đứa con vĩ đại” của Heraclitus, gọi Hắn là  Zeus hay số phận [13],– hắn khấy gợi sự chú ý quan tâm, căng thẳng, hy vọng, gần như chắc chắn cho chính hắn ta, như thể qua hắn ta, một gì đó đã được công bố, đã được chuẩn bị, như thể con người không phải là một cứu cánh, nhưng chỉ là một con đường đi, một chương hồi (trong câu chuyện), một cây cầu, một hứa hẹn lớn lao. . .  


17.
Giả định đầu tiên trong lý thuyết của tôi về nguồn gốc của lương tâm cắn rứt là sự thay đổi đã không dần dần và không tự nguyện, và đã không đại diện cho sự thích ứng của cơ cấu hữu cơ vào những hoàn cảnh mới, nhưng là bẻ gãy, một nhảy vọt, một ép buộc, một số phận không thể tránh rằng không có gì có thể ngăn ngừa thoát khỏi, vốn nó đôi khi xảy ra không có đấu tranh, thậm chí không cả ressentiment. Một giả định thứ hai, tuy nhiên, là sự hình thành của một quần thể dân cư, vốn nó cho đến giờ vẫn không bị  kiềm chế và không hình dạng, vào thành một hình thức cố định, như đã xảy ra ngay từ đầu với một hành vi bạo động, chỉ có thể kết luận được với những hành vi bạo động, – dẫn đến hậu quả là “nhà nước” xưa nhất  nổi lên như là một chế độ độc tài khủng khiếp, như là một bộ máy đàn áp và tàn nhẫn, và đã tiếp tục làm việc cho đến khi nguyên liệu thô phác của người ta và nửa-người-nửa-thú đã cuối cùng không chỉ nhào thành bột và làm cho tuân thủ, nhưng được thành hình dạng.

Tôi đã dùng từ “nhà nước”: nó là hiển nhiên ai là người có nghĩa chỉ đến bằng điều này – một số bầy đàn của giống thú săn mồi lông vàng, một chủng tộc của chủ nhân và kẻ chinh phục, nó được tổ chức trên một cơ sở quan hệ chiến tranh , và với sức mạnh để tổ chức, không ngần ngại đặt móng vuốt khủng khiếp của nó trên một đám đông dân chúng, vốn mặc dù có thể rất lớn hơn về số lượng, nhưng vẫn còn chưa thành hình dạng và và chuyển dịch dao động. Bằng cách này, “nhà nước” đã bắt đầu trên trái đất: Tôi nghĩ rằng tôi đã miễn trừ với tưởng tượng vốn nó đã bắt đầu với một “hợp đồng”. Bất cứ ai là người có thể chỉ huy, bất cứ ai là một “người chủ” bởi bản tính tự nhiên, bất cứ ai xem dường xuất hiện bạo động trong hành động và cử chỉ – ông ta sẽ đếm xỉa gì đến với những hợp đồng! Những sinh vật loại như thế không có thể tính toán nhận biết được, họ đến như số phận, không nguyên nhân, không lý lẽ, không quan tâm hay không phải mượn cớ, họ xuất hiện giống như sấm sét xuất hiện, quá khủng khiếp, đột ngột, thuyết phục và “khác không giống”,  thậm chí bị căm ghét. Những gì họ làm là để tạo ra và in dấu những khuôn thức theo bản năng, họ là những nghệ sĩ không tự nguyện, vô thức, có được đó: – chỗ nào họ xuất hiện, chẳng lâu sẽ  phát sinh một gì đó mới, một cấu trúc của sự thống trị [Herrschafts-Gebilde] vốn nó sống, trong đó có những bộ phận và những chức năng được tách biệt và liên hệ lẫn nhau, trong đó không có chỗ cho tuyệt đối bất cứ gì mà trước tiên không thu nhận có “ý nghĩa” nhìn theo với cả toàn bộ. Họ không biết những gì là tội lỗi, trách nhiệm, quan tâm cân nhắc, đây là những người bẩm sinh là những người tổ chức, họ được cai trị bởi sự ích kỷ bên trong khủng khiếp đó của kẻ nghệ sĩ , vốn nó có một vẻ mặt trơ tráo dày dạn và tự thấy bản thân mình được khẳng định với tất cả vĩnh cửu bởi ‘công trình’, giống như người mẹ trong đứa con của bà. Họ không phải là những kẻ bên trong họ lương tâm cắn rứt phát triển, đó là điều hiển nhiên – nhưng nó sẽ không phát triển nếu không có họ, sự tăng trưởng xấu xí này sẽ không có, nếu một lượng tự do khổng lồ đã không bị đẩy ra khỏi thế giới, hoặc ít nhất là đẩy đi khỏi tầm mắt nhìn, và đồng thời, làm thành ngấm ngầm bởi áp lực của những cú giáng búa rìu của họ và bạo động của những nghệ sĩ. Bản năng về tự do này, bị thúc ép phải thành âm ỉ ngấm ngầm – chúng ta đã thấy như thế nào rồi – bản năng tự do này đã ép đẩy trở lại, đã trấn áp, đã bị giam giữ bên trong chính nó, và cuối cùng có khả năng phóng xả và tháo cũi mở chuồng cho chính nó, chỉ chống lại chính nó, đó là và duy một mình điều đó, là lương tâm cắn rứt  trong những khởi đầu của nó.


18.
Chúng ta phải thận trọng khi suy nghĩ một cách khinh miệt về toàn bộ hiện tượng này, vì nó thừa hưởng di truyền xấu xí và đau đớn.


Lê Dọn Bàn tạm dịch - bản nháp thứ nhất 

(Aug/2012)





[1] Per analogiam, (Latin) – bằng loại suy.
[2] [Cf. Stendhal, De l’amour, chs 11ff.]
[3] valence
[4] giết thân tộc thuộc ba họ của người bị kết tội – tru di tam tộc.
[5] Latin trong nguyên văn: instrumentum
[6] [Cf. Geschichte der neueren Philosophie của ông (Heidelberg, 1865), 1.2. ] Kuno Fischer (1824-1907) giáo sư Heidelberg, nổi tiếng với lịch sử triết học hiện đại – gồm 10 tập chuyên khảo về những riét gia chọn lọc. Một tập dành riêng viết về Spinoza.
[7] [‘bite of conscience’. Cf. Spinoza, Ethics III, Definitions XVI, XVII, XXVI. ]
[8] Latin trong nguyên văn - sub ratione boni  - [‘to attain some good’. ]
[9] [Spinoza, Ethics Proposition II scholium 2.]
[10] Latin trong nguyên văn - gaudium, [‘gladness’.]   - hân hoan, vui vẻ.
[11] Verinnerlichung – xem Freud khai triển về sau.
[12] bản của Kaufmann – “mang thai, cưu mang với một tương lai mà cuộc diện của thế giới bị sửa đổi trong yếu tính”
[13] Heraclitus, Fragment 52.