Sunday, April 24, 2011

Christopher Hitchens - Đạo Kitô là một Hệ thống vô Đạo đức

Đạo Kitô là một Hệ thống vô Đạo đức 
Christopher Hitchens



(Christianity is an Immoral System)






Lời người dịch: Christopher Hitchens là một tác giả vô thần thời danh, đặc biệt với quyến sách bán chạy God Is Not Great: How Religion Poisons Everything. Trong rất nhiều điều về ông, có thể kể ông là biên tập viên của tạp chí Vanity Fair và là giáo sư thỉnh giảng của trường New School. Một số tác phẩm khác của ông, Thomas Jefferson: Author of America, The Missionary Position: Mother Teresa in Theory and Practice, Thomas Paine's “Rights of Man,Letters To a Young Contrarian, and Why Orwell Matters.

Ông xuất hiện rất thường xuyên trên những phương tiện truyền thông hiện đại (TV, Internet), và đã có nhiều những cuộc tranh luận trước công chúng nổi tiếng, có đông đảo người tìm theo dõi, trong đó ông trình bày quan điểm có thể gọi là vô thần, đặc biệt là hết sức cực đoan với các tôn giáo Kitô, Islam; nhưng sắc bén và có những cơ sở vững vàng; nên tạo ảnh hưởng hâm mộ rất lớn rộng. Thế nên ông được chọn, với sự ngạc nhiên thích thú của chính ông, trong số 5 người dẫn đầu của danh sách “100 nhân vật được xem là trí thức đối với công chúng” của hai tạp chí Foreign Policy (Mỹ) và  Prospect (Anh).

Trong bài nói chuyện này  - Ông mời chúng ta nhìn vào một nguyên tắc đã tách biệt đạo Kitô, đó là ý tưởng về một thế giới sa ngã và ý tưởng nối theo là về sự chuộc tội dựa trên niềm tin.

Theo ông, thế giới sa ngã là một tự gán buộc – nhục mạ con người, và sự chuộc tội là một giả thiết phi lý, vô đạo đức – một người có thể chịu phạt thay cho một người khác – nhưng không thể lấy đi trách nhiệm đạo đức của người khác được. Tin như thế là vô đạo đức, không thực sự ngăn ngừa, nhưng gián tiếp khuyến khích con người thành vô đạo đức.

Và tất cả - đế thoát khỏi thế giới sa ngã - không bằng nỗ lực cá nhân, nhưng chỉ bằng niềm tin - và chỉ dựa trên niềm tin – là ấu trĩ trẻ con, vô lý và vô giá trị.

Tuesday, April 19, 2011

Tân Ước và Phụ nữ: Gái điếm hay đồng trinh

Tân Ước và Phụ nữ: Gái điếm hay đồng trinh


(Religion lies about women)
Paula Kirby









Lời người dịch:  Câu hỏi đạo Kitô đối với phụ nữ ra sao? Không ai có thể trả lời với thẩm quyền hơn một cây bút phụ nữ cựu tín đồ, bà  Paula Kirby vừa lên tiếng trong blog tôn giáo của tờ Washington Post, tuần qua. Khi mới đọc thoáng, bài báo đem tôi trở lại với giọng nói phẫn nộ, bộc trực và lối đi thẳng vào sự việc; không kiêng dè và xa gần rào đón trước sau, như thường thấy trong các tác giả thế kỷ trước.  Nội dung không có gì là mới, chúng vẫn đã nằm trong quyển sách thánh đó từ gần hai nghìn năm nay rồi – nhưng cách nói là mới. Nó là tiếng dậm chân, vung tay, hô hào của những người đã lùi lại đến bờ vực của cam chịu nhẫn nhục, không thể còn lùi thêm xa hơn được nữa trước sự nói láo thâm độc và đồi bại của các tôn giáo Abraham về phụ nữ.


Friday, April 15, 2011

Gót và Thiên tai

Gót và Thiên tai

(God and Disaster)
A. C. Greyling








Người dịch - Nhân thảm họa động đất tại  nước Nhật, cả thế giới đương ngưỡng phục thái độ của dân tộc này trước thiên tai, thái độ đó xuất phát từ một nền văn minh có cơ sở văn hóa tôn giáo cao thượng và vô thần.  Nên nhắc lại Luận chứng về Tà ác (The Problem of Evil) với những người vẫn tin vào một Gót của Abraham.

Thursday, April 14, 2011

Gót – ai đó, cái gì vậy ?


Gót – ai đó, cái gì vậy ?
(The Empty Name Of God)

A. C. Grayling








Những gì mà những tín đồ tôn giáo định nói trong từ “gót” chẳng có một nghĩa nào với tôi ngoài một mớ bòng bong những khái niệm rời rạc, không đâu vào đâu, vốn một ai trong dân gian khi dùng từ này, tùy lúc tùy nơi, mỗi người tự chọn lấy một subset (tập hợp con) thuận tiện nhất cho mình.

Nhưng từ đó đem đến não thức một hiện tượng nhân tạo của các tôn giáo, có tổng giá trị những tác động của chúng về ảnh hưởng đến nhân loại trong suốt lịch sử dòng dã, với một biên độ đáng kể, là vô hiệu, là tiêu cực. Nó phải là như vậy vì nó chỉ là sự tin tưởng vào giả dối và sai lầm, và vì sự phi lý như  chúng ta đã thấy biểu hiện trong cách ăn ở, những hành vi ứng xử của các tín đồ và những hội nhà thờ của họ, vì chúng là những hậu quả có tiền đề dựa trên ý tưởng rằng có hiện hữu những quyền năng siêu nhiên, đã tạo nên thế giới rất bất toàn này, và có một “ai” đó hết sức quan tâm đến chúng ta, từng li từng tí cho đến cả những chuyện phòng the chăn gối trong buồng tắt đèn khóa kín, và cả những gì như chúng ta nên ăn và không nên ăn vào những ngày nào đó nhất định, hoặc phải mặc ra sao, mặt trùm hay đầu phủ thế nào, ...và những chuyện như vậy, như vậy. Nhưng lại còn tồi tệ hơn là sự sai lầm: đó là nó luôn luôn thái quá, không bao giờ ngưng nghỉ áp bức và bóp méo những gì liên quan đến bản chất con người, và trước sau chỉ đem chia rẽ đến những cộng đồng nhân loại.

Tuesday, April 12, 2011

Bertrand Russell - Lịch sử Triết học phương Tây (24)

Bertrand Russell
Lịch sử Triết học phương Tây



Quyển Một – Triết học Cổ thời
Phần III.  Triết học cổ thời sau Aristotle





Chương 27 - Những triết gia theo Epicurus

Hai trường phái mới và lớn thuộc thời kỳ Hylạp, những nhà Stoics và những người theo Epicurus, đã cùng thời với nhau khi thành lập. Những vị sáng lập của họ, Zeno và Epicurus, đã ra đời vào khoảng đồng thời, và đã định cư ở Athens trước sau trong vòng một vài năm, như những người đứng đầu trường phái, theo thứ tự đã kể, của họ. Do đó, xem xét ai đầu tiên chỉ là vấn đề sở thích. Tôi sẽ bắt đầu với những triết gia theo Epicurus, bởi vì học thuyết của họ đã được người sáng lập ổn định một lần rồi tất cả không đổi, trong khi chủ nghĩa Stoicism đã có một phát triển lâu dài, kéo xa mãi đến tận hoàng đế Marcus Aurelius, chết vào năm 180 CN.

Người đáng tin cậy chính về đời của Epicurus là Diogenes Laertius, người đã sống vào thế kỷ thứ ba CN. Tuy nhiên, có hai khó khăn: thứ nhất, Diogenes Laertius là người tự sẵn sàng để chấp nhận những huyền thoại có ít hoặc không có giá trị lịch sử nào; thứ hai, một phần của tập Đời Sống của ông bao gồm trong tường thuật những cáo buộc tai tiếng của những nhà Stoics chống lại Epicurus, và nó không phải luôn luôn rõ ràng không biết ông tự mình khẳng định một cái gì đó, hoặc chỉ đơn thuần là nói đến một vu cáo phỉ báng. Những vụ tai tiếng những nhà Stoics gây ra là những sự kiện về họ, để mà nhớ khi đạo đức cao cả của họ được đem ca ngợi, nhưng chúng không phải là những sự kiện về Epicurus. Lấy thí dụ, có một truyền thuyết rằng mẹ của ông là một nữ tu kiêm lang băm, về phần đó, Diogenes nói:

Friday, April 1, 2011

Bertrand Russell - Chủ nghĩa Duy vật Biện chứng

Chủ nghĩa Duy vật Biện chứng
(Dialectical Materialism)


Bertrand Russell








Chủ nghĩa Duy vật Biện chứng

Những đóng góp của Marx và Engels về lý thuyết đã gồm hai lớp:  lý thuyết giá trị thặng dư của Marx, và lý thuyết chung của cả hai về sự phát triển lịch sử, được gọi là “chủ nghĩa duy vật biện chứng”. Đầu tiên chúng ta sẽ xem xét lý thuyết kể sau, vốn dường như với tôi vừa đúng thực nhiều hơn, và vừa quan trọng hơn so với lý thuyết kể trước.